1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tiểu luận QLMT: Ô nhiễm môi trường làng nghề

31 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 742,14 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ BẢN ĐỒ 3 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4 3. Phương pháp nghiên cứu 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 I. LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 5 1.1 Khái niệm làng nghề 5 1.2 Vai trò của các làng nghề truyền thống 6 1.3 Ô nhiễm môi trường làng nghề 8 1.3.1 Ô nhiễm không khí. 8 1.3.2 Ô nhiễm nguồn nước mặt 9 1.3.3 Ô nhiễm chất thải rắn ...11 1.4 Tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư....14 II. Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ BÁT TRÀNG 16 2.1 Làng nghề Bát Tràng 16 2.1.1 Vị trí điạ lý............................................................................................16 2.1.2 Mấy nét về làng gốm Bát Tràng xưa và nay......................................16 2.2 Ô nhiễm làng nghề Bát Tràng ...19 2.2.1 Ô nhiễm đất...................................................................................20 2.2.2 Ô nhiễm không khí.......................................................................22 2.2.3 Ô nhiễm nguồn nước....................................................................25 2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn..........................................................................26 2.3 Tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư ....27 2.4 Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề Bát Tràng. 28 KẾT LUẬN 31

Trang 1

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Đề tài: Đặc trưng và hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam

DANH SÁCH NHÓM 11

1. Chu Thị Lan Anh

2. Nguyễn Thị Thùy Linh

3. Đỗ Tường Minh

4. Dương Đăng Quang

5. Nguyễn Văn Quý

6. Lê Minh Sơn

7. Nguyễn Thị Thu Thảo

Trang 2

MỤC LỤC2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU , HÌNH VÀ BẢN ĐỒ

PHẦN 1: MỞ ĐẦU - Đặt vấn đề

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

1 Khái niệm làng nghề

2 Vai trò của các làng nghề truyền thống

3 Đặc trưng của các làng nghề ở Việt Nam

3.1 Phân bố làng nghề trong cả nước

3.2 Tình hình sản xuất của các làng nghề

3.3 Một số thách thức chủ yếu đối với các làng nghề hiện nay

II Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

1 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam

2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

2.1 Hiện trạng môi trường nước

2.2 Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn.

2.3 Hiện trạng môi trường khí

3 Một số ví dụ các làng nghề tại Việt Nam bị ô nhiễm

4 Tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế

- xã hội.

III, Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

1 Quản lý môi trường làng nghề còn nhiều bất cập

2 Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

PHẦN 3: KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ BẢN ĐỒ

Trang 3

Các bảng biểu, hình và bản đồ Trang

Bảng 1 Đặc trưng ô nhiễm sản xuất của 1 số loại hình làng nghề 11 Bảng 2 Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề

Bảng 9 Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế kim loại 29

PHẦN 1: MỞ ĐẦU – Đặt vấn đê

Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn, việc làm cho lượng lớn lao động nông thôn Đồng thời, nhờ có sự đầu tư, mở rộng quy mô và nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, các sản phẩm làng nghề không những phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn, đóng góp cho GDP của đất nước

Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môitrường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm

trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề

Trang 4

Từ đó, đặt ra một vấn đề lớn cho các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, làm sao tìm ra phương án tối ưu để quản lý và bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống của Việt Nam.

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I, TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

1 Khái niệm làng nghê

Làng nghề đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu về trước, cũng đã từng có rất nhiều kháiniệm khác nhau về làng nghề, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất mà được “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hoá Vậy “làng nghề” rốt cuộc

là gì?

_ Khái niệm “làng”: “làng” là một phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ

thời đại này sang thời đại khác

+ Chính quyền phong kiến trung ương, gọi là triều đình, chính quyền địa phương có tỉnh (hoặc châu), dưới tỉnh có phủ và huyện, dưới huyện có các làng

+ Từ năm 1945, khi nước ta giành độc lập, theo hiến pháp 1946, 1959, 1980

và đặc biệt là Hiến pháp 1992 đã qui định rõ hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã Dưới xã tổ chức thành các thôn/ xóm/ bản hoặc phường và “khái niệm”làng để chỉ địa danh của một cụm dân cư gồm nhiều thôn/ xóm/ bản hợp thành

_ Khái niệm “nghê”: “nghê” là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm

của địa phương đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấp nhận Chẳng hạn quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong và ngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ…và Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề” Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất

tiểu thủ công nghiệp ở địa phương nào đó được gọi là “nghê” khi nào tạo ra được một

Trang 5

khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu.

_ Khái niệm “làng nghê”:

Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện

+ Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;

+ Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhậpcủa làng

Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông” [Đặng Kim Chi, 2005].

2 Vai trò của các làng nghê truyên thống

Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân và phát triển du lịch Các vai trò chính của làng nghề như sau:

- Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn: nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề mà hạ tầng kỹ thuật như hệ thống

đường giao thông, đường điện, hệ thống thông tin liên lạc, nước sạch và các cơ sở hạ tầngkhác ở khu vực nông thôn được xây dựng và phát triển Cở sở hạ tầng kỹ thuật phát triển

đã góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Việt nam, góp phần nâng cao cuộc sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân Nhìn chung ở các làng nghề thì cơ sở

hạ tầng kỹ thuật phát triển tương đối đầy đủ và đồng bộ

- Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn:

sự phát triển của các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực làng nghề

Ở các làng nghề, người dân tham gia sản xuất nghề thủ công nhưng vẫn sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định Nhờ có sự phát triển của các làng nghề mà cơ cấu kinh tếcủa nhiều địa phương đã có sự chuyển dich đáng kể, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ đạt từ 60 – 80% trong khi đó tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn chiếm 20 – 40%

Trang 6

Các làng nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo vì nó trực tiếpgiải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho ngườidân và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Các làng nghề tạo ra một khối lượng lớn công việc góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân nông thôn Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2008 thì các làng nghề thu hút tới 11 triệu lao động, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng lao động trong tuổi của khu vực nông thôn năm 2005 là 80%

Mức thu nhập bình quân của người lao động ngành nghề cũng cao hơn từ 3 – 4 lần so vớithu nhập của người lao động thuần nông Tỷ lệ hộ nghèo trung bình trong số hộ sản xuất

thủ công nghiệp là 3,7% thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước là 10,4% (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2004).

- Các làng nghề truyền thống tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch: ở nước ta có rất

nhiều các làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời Các làng nghề này không chỉ có thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý mà nó còn có sức hút đặc biệt về bản sắc văn hóa, lịch sử phát triển…vì vậy các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển du lich rất lớn

Làng nghề truyền thống ở nước ta có thể được xem như một dạng tài nguyên du lich nhânvăn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch làng nghề, nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây

sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người mạnh mẽ và sâu rộng nhất Khi văn hóa được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về không gian, địa lý sẽ không còn

ý nghĩa, lợi ích kinh tế, văn hóa, và vị thế của địa phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội

(TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch).

3 Đặc trưng của các làng nghê ở Việt Nam

3.1 Phân bố làng nghê trong cả nước

Trang 7

Hiện trạng phân bố các làng nghê nước ta

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2008

-Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề hiện Việt Nam đang có khoảng 2.790 làng nghề, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với khoảng 1,35 triệu lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nông nhàn

-Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%, tập trung tại Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ Kim ngạch xuất khẩu của khu vực làng nghề không ngừng tăng, từ 273,7 triệu USD (Năm 2000) lên 900 triệu USD (năm 2009)

Trang 8

3.2 Tình hình sản xuất của các làng nghê

-Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ.hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương Tuy nhiên cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm nhưng không nhiều

-Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm

-Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số

đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân

-Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị

sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước các sản phẩm đều là sựkết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật cùng là đồ gốm

sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ bát tràng (hà nội), thổ hà (bắc ninh), đông triều (quảng ninh) Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc

-Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ

và nhỏ hẹp Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương.ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu

3.3 Một số thách thức chủ yếu đối với các làng nghê hiện nay

a. Nguyên nhân chủ quan

Trang 9

• Các làng nghề còn phát triểu theo kiểu tự phát, mang tính phong trào, thiếu quyhoạch, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu, trang thiết bị máy móc

cũ kỹ, chắp vá không đảm bảo an tòan và các tiêu chuẩn về kỹ thuật, trình độ laođộng còn yếu kém chủ yếu là lao động thủ công

• Sức cạnh tranh kém do không có sự đầu tư và chiến lược xây dựng và phát triểnthương hiệu cho mình, đồng thời do khâu sản xuất không đảm bảo các quy định về

an toàn, vệ sinh dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp Đầu ra của sản phẩm phần lớn

là thị trường nhỏ hẹp , mang tính địa phương

• Hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của các slàng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả Đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trọ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin thị trường… Nhằm giải quyết tình trạngnày thì việc quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp thu được hiệu quả đáng kể Tuy nhiên, hiện nay việc quy hoạch các làng nghề còn hạn chế về số lượng do thiếu sự đồng bộ, công tác quản

lý còn chồng chéo, phân định chưa rõ ràng giữa trách nhiệm của Bộ Công thương

và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

b. Nguyên nhân khách quan

• Nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt cũng góp phần không nhỏ vào khó khăn trong pháttriển mở rộng quy mô sản xuất của làng nghề

• Cuối cùng, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới các làng nghề lại càng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề hơn do tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ, thị trường tiêu thụ bị bó hẹp lại, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn…

II Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghê ở Việt Nam

a. Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí tại các làng nghề chủ yếu là do đốt các nhiên liệu hóa thạch

và sự bay hơi các hóa chất trong dây chuyền sản xuất Ô nhiễm không khí xảy ra tại các làng nghề khác nhau theo từng nhóm ngành sản xuất

• Ô nhiễm bụi: : diễn ra khá phổ biến tại các làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế Đối với các

Trang 10

làng nghề tái chế lượng bụi phát sinh có chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng và vật liệu độc hại.

• Ô nhiễm mùi: diễn ra tại làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, Mùi chủ yếu được phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ bởi các loại vi sinh vật, tạo ra các loại khí gây mùi hôi tanh, hôi thối như: SO2, NO2, NH3, H2S và CH4

• Ngoài ra đối với các làng nghề ươm tơ, dệt lụa, thuộc da, các làng nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ thì ô nhiễm môi trường không khí chỉ diễn

ra cục bộ ở một số nơi

b. Ô nhiễm nguồn nước mặt

Chủ yếu là do tác động của các loại nước thải làng nghề không được xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra môi trường Ô nhiễm nước mặt làng nghề phụ thuộc vào đặc điểm của nước thải từ các hoạt động sản xuất làng nghề

• Ô nhiễm các chất hữu cơ: chủ yếu diễn ra tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Nguyên nhân chính là do nước thải của các làng nghề này có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, nhất là tinh bột từ sắn và dong giềng

• Ô nhiễm các chất vô cơ: diễn ra tại các làng nghề dệt nhuộm, tái chế giấy

do tạo ra nước thải có chứa hàm lượng cặn lớn Tại các làng nghề tái chế, trong nước thải của khâu mạ và tái chế kim loại có chứa hàm lượng kim loại năng độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần

c. Ô nhiễm chất thải rắn

Hiện nay hầu hết các loại chất thải rắn tại các làng nghề vẫn chưa được thu

gom, xử lý mà xả thẳng vào môi trường

• Đối với các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: các loại chất thải rắn thường giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học gây ra những mùi xu uế, khó chịu Bên cạnh đó do nhóm làng nghề này có nhu cầu sử dụng than lớn nên lượng xỉ than thải ra từ các làng nghề này cũng rất lớn

• Đối với các làng nghề tái chế phế liệu: chất thải rắn thường có thành phần rất phức tạp và khó phân hủy Ví dụ với các làng nghề tái chế kim loại thì chất thải rắn bao gồm: bavia, bụi kim loại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1 – 7 tấn/năm

• Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da chất thải rắn thường là bụi bông, bã kén từ ươm tơ, vải vụn, xỉ than, bao bì, thùng đựng hóa chất, da vụn, da tự nhiên, cao su, chất dẻo trong các loại chất thải rắn này thì có rất nhiều loại có các thành phần rất khó phân hủy

Trang 11

Nhìn chung vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề là do các loại khí thải, nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý đã xả thẳng vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước nghiêm trọng cho các địa phương.

2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghê

Bảng 1 Đặc trưng ô nhiễm sản xuất của 1 số loại hình làng nghê

2.1 Hiện trạng môi trường nước

Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào

công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia cầm, gia súc, dệt, nhuộm,… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả ra khối lượng lớn nước thải

Bảng2 Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghê chế biến

lương thực, thực phẩm

Nguồn: Viện KH&CNMT, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2005

Trang 12

Làng nghê Sản phẩm

(Tấn/năm)

COD (Tấn/năm)

BOD 5

(Tấn /năm)

SS (Tấn/năm)

Điển hình là “Thành Phố Hà Nội, sau khi mở rộng có 255 làng nghề, với 6 loại hình sản xuất khác nhau Trong đó có 59 làng nghề dệt, nhuộm đồ da chiếm 23%, 43 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 16,9%, 135 làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 53% Hàng ngày nước thải hoàn toàn chưa được xử lý đã góp phần làm môi trường

nước mặt song Nhuệ, sông Đáy trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn.” [Sở Công Thương

TP Hà Nội, tháng 9/2008]

_ Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Khối lượng nước

thải sản xuất lớn với thải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao và đặc biệt là lượng

Coliform trong nước rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Trang 13

Bảng 3 Hàm lượng Coliform trong nước thải ở 1 số làng nghê sản xuất lương thực,

thực phẩm (MPN-100ml)

_ Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất có độ màu cao, chứa nhiều hóa chất Dệt nhuộm là ngành nghề có nhu cầu hóa chất rất lớn (Thuốc nhuộm các loại, xút, axit) Khoảng 85-90% lượng hóa chất này hòa tan trong nước thải Do đó, nước thải dệt nhuộm chứa nhiều hóa chất, có độ màu rất cao và hầu hết không được xử lý trướckhi xả thải vào môi trường

_ Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hóa chất độc hại

+Tái chế kim loại: tạo ra lượng lớn các kim loại nặng, dầu mỡ công nghiệp, quá trình

mạ bạc thì tạo ra các muối Hg, Xianua… rất độc hại

+Tái chế giấy: Nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm

khoảng 50% tổng lượng thải và chứa nhiều hóa chất độc hại khác như xút, axit,…

2.2 Hiện trạng rác thải rắn

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường

Trang 14

Nước và rác thải từ sản xuất tại các làng nghê xâm lấn cả khu dân cư

“Khối lượng chất thải rắn của 255 làng nghề thuộc TP Hà Nội lên tới 207,3/ngày chưa

tính chất thải rắn chăn nuôi gia súc, gia cầm” [Sở Công Thương TP Hà Nội,2008]

_ Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi: chất thải rắn giàu chất hữu

cơ dễ bị phân hủy sinh học gây ra những mùi hôi thối, khó chịu

Bảng 4 Nhu cầu nhiên liệu và tải lượng xỉ của 1 số làng nghê chế biến lương thực,

thực phẩm

Đơn vị: tấn/năm

Ngoài ra các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm còn tạo ra 1 lượng thải bã lớn, không qua xử lý ra môi trường Điển hình là làng nghề Dương Liễu với lượng thải bã

Trang 15

hàng năm lên tới 105.768 tấn bã thải, gây tắc nghẽn hệ thống thu gom và ô nhiễm nguồn nước tại đó.

_ Các làng nghề tái chế phế liệu: Các thành phần chất thải rắn chủ yếu là tái chế kim loại (bavia, rỉ sắt, ), tái chế giấy (nhãn mác, bột giấy, ) đặc biệt là chúng có thành phần phức tạp và không dễ bị phân hủy

_ Các làng nghề dệt, nhuộm: Các chất thải rắn của các làng nghề này có thành phần khó phân hủy và không thể chon lấp :vải vụn, da vụn… với lượng thải 2-5 tấn/ngày gây mất

mỹ quan và ô nhiễm môi trường

2.3 Hiện trạng môi trường khí

Đối với không khí tại các làng nghề, nguồn gây ô nhiễm điển hình nhất là từ các chấthữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải bị phân hủy yếm khí tạo ra các mùihôi nồng nặc, khó chịu Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, CH4, NH3 Ngoài ra, cáclàng nghề này cũng sử dụng một lượng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than,củi) cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm (mạch nha, tráng miến, bún…) thải vào khôngkhí các chất như CO, CO2, SO2, NO2… Do khí thải được phát tán nên hầu hết các chỉ tiêunày tại các làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, song vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏecủa người dân trong khu vực và các vùng lân cận

Ngày đăng: 25/09/2016, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w