BAI 4

3 330 0
BAI 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 11 Ngày soạn: 6/6/2013 Tiết: 4 Tuần: 2 Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: − Nêu được các khái niệm: nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu, các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng. − Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. − Trình bày cơ chế điều tiết độ mở, đóng của khí khổng. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. − Liệt kê các nguồn gốc cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được. − Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người. 2. Kỹ năng − Biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ. − Hoạt động theo nhóm. − Tư duy lôgic. II. Phương tiện dạy học: − Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. − Các hình vẽ SGK. III. Phương pháp giảng dạy: − Trực quan, hỏi đáp, thảo luận. IV. Lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). 3. Kiểm tra bài cũ: Hỏi câu trang 19. - Vì sao nói thoát hơi nước vừa là “hiểm hoạ” vừa “tất yếu” ? 4. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Yêu cầu học sinh nêu lại những nội dung những bài đã học trước đó. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem cây hấp thụ và vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó để làm gì ? Ta vào… Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Yêu cầu HS đọc kĩ phần I, từ đó liệt kê các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? - Vì sao các nguyên tố này được coi là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ? (Trong thực tế trong cây có tới 74 nguyên tố hoá học, nhưng chỉ có 17 nguyên tố thiết yếu có ở mọi cây). - Các nguyên tố thiết yếu được ra làm mấy nhóm ? (Ngoài ra người ta còn chia ra thêm một nhóm nữa là: siêu vi lượng: I, As, Au, Hg….) - Yêu cầu HS quan sát H 4.1, từ đó rút ra kết luận gì ? - Yêu cầu HS quan sát bảng 4 và nêu tóm tắt vai trò của các ion khoáng ? (Để học sinh thấy rõ hơn về vai trò của các nguyên tố đó GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2). - Tại sao cây thiếu Mg thì lá có màu sắc như vậy ? - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó được cung cấp từ đâu ? - HS nghiên cứu phần I và trả lời : - Có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. - Chia làm 2 nhóm: + Nguyên tố đại lượng. + Nguyên tố vi lượng. - Thiếu N là một trong nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa kém phát triển (chậu ở giữa); Thiếu tất cả các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu (trồng trong nước cất) cây lúa sinh trưởng rất kém. - HS quan sát bảng 4, thảo luận và trả lời. - Vì Mg tham gia vào cấu trúc của lục lạp. I. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây : Gồm có 17 nguyên tố : - Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu: + Là nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thay thế được bởi bất kì các nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. - Chia làm 2 nhóm: + Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây : (HS lập bảng 4 và ghi vào vở) - Các nguyên tố đại lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào. - Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được của hầu hết các enzim (xúc tác). III. Nguồn cung cấp các dinh dưỡng khoáng cho cây : - Tuy nhiên trong đất tồn tại các dạng khoáng nào ? - Vậy muốn cây sử dụng được các dạng khoáng không hoà tan thì phải có quá trình gì ? (Quá trình chuyển hoá đó nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, VSV). - Trong nông nghiệp người nông dân thường là gì để tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá diễn ra thuận lời, nhanh ? * Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên ta phải bón phân hợp lý ? - Vậy bón phân như thế nào là hợp lí ? -Điều gì xảy ra khi ta bón phân không hợp lí ? (Yêu cầu HS qua sát hình 4.3 để thấy được việc bón phân hợp lí có lợi gì). - Trong đất tồn tại 2 dạng khoáng: dạng hoà tan (cây hấp thụ được) và dạng không hoà tan được (cây không hấp thụ được. - Chuyển hoá dạng khoáng không tan  dễ tan. - Làm cỏ, sục bùn, phá váng khi đất bị ngập nước, bón vôi cho đất bị chua…. - Vi sinh vật phân giải cạn bả hữu cơ. - Tuỳ loại cây, đất, đặc điểm sinh lí, sinh hoá. - Không đủ liều thì cây không cho năng suất cao nhất. - Thừa dẫn đến lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến lí tính của đất, VSV, động vật. 1. Đất là nguồn chủ yếu. 2. Phân bón cho cây trồng : - Lượng phân bón hợp lí. + Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. + Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. + Hệ số sử dụng phân bón: lươngphân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón. - Thời kì bón phân. - Cách bón phân. - Loại phân bón. 5. Củng cố: - Tại sao phải trồng cây xanh quanh khu đô thị, sân trường ? - Đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT. . Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 11 Ngày soạn: 6/6/2013 Tiết: 4 Tuần: 2 Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi. lượng: I, As, Au, Hg….) - Yêu cầu HS quan sát H 4. 1, từ đó rút ra kết luận gì ? - Yêu cầu HS quan sát bảng 4 và nêu tóm tắt vai trò của các ion khoáng ?

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan