1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

t] liệu LS 1

3 277 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Hai mặt của tấm bia thứ nhất - Ảnh: Trương Quang Nam Hiện những đoạn lũy cuối cùng đang bị xâm hại, các tấm bia đá bị đổ bể, nứt gãy thật thảm trạng mà không nhận được sự quan tâm nào từ cơ quan chức năng. Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử đối với hệ thống Lũy Đào Duy Từ (còn gọi là Lũy Thầy) tại thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với nhiều giá trị to lớn. Theo hồ sơ lưu tại Ban Quản lý di tích - danh thắng tỉnh Quảng Bình, Lũy Đào Duy Từ là một hệ thống thành lũy bằng đất, đá được hình thành trong thời gian 3 năm (1630-1634) với tổng chiều dài gần 34 km trong cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn cách đây gần 4 thế kỷ, gồm có các lũy: Lũy Trường Dục, Lũy Trấn Ninh (Lũy Đầu Mâu) và Lũy Trường Sa. Lũy do Đào Duy Từ - một nhân vật lịch sử được nhân dân đương thời kính trọng tôn bằng thầy - thiết kế, chỉ huy xây dựng nên còn có tên gọi Lũy Thầy. Đây là hệ thống thành lũy phòng thủ chiến lược của Đàng Trong nhằm ngăn chặn cuộc tiến công của xứ Đàng Ngoài. Sử sách ghi lại nơi đây là chiến trường đẫm máu của hai đội quân Trịnh - Nguyễn giằng co, giành giật quyết liệt trong thời gian dài gần 50 năm của cuộc nội chiến và gắn liền với các sự kiện lịch sử nối tiếp. MẬU THÂN 1968 Ở SÀI GÒN 02/04/2008 Chấp hành Nghị quyết 14 của Trung ương Đảng ngày 25.10.1967, Trung ương cục miền Nam ra Nghị quyết về tiến hành Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn - Gia Định làm trọng điểm, hướng tiến công chủ yếu là Sài Gòn. Nghị quyết này còn được gọi là Nghị quyết Quang Trung. Chiến dịch Xuân Mậu Thân ở Sài Gòn - Gia Định kéo dài gần 5 tháng gồm 2 đợt tiến công: đợt 1 từ 31.1.1968 đến 28.2.1968, đợt 2 từ 5.5.1968 đến 18.6.1968. Trong chiến dịch này, riêng ở khu vực nội thành, ta đã sử dụng từ 15 đến 22 tiểu đoàn bộ binh cùng các đơn vị đặc công, biệt động và lực lượng vũ trang địa phương gồm quận huyện, ban ngành, đoàn thể, kết hợp với các lực lượng chính trị và binh vận. Vào đợt 1, giờ G, ngày N trên toàn miền được quy định là 00 giờ đến 2 giờ sáng mùng 2 Tết theo lịch cũ. Các tư lệnh quân khu, các chỉ huy, các cụm biệt động đã được phổ biến 48 giờ trước giờ G. Một việc đáng tiếc là do đổi lịch nên ở miền Bắc, Khu 5 và Tây Nguyên nổ súng trước, theo lịch cũ, B2 (tức miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn - Gia Định) nhận được lệnh hoãn, nổ súng đúng lịch mới. Kế hoạch của ta là: biệt động bất ngờ đánh chiếm mục tiêu và giữ trong khoảng 1 giờ chờ các tiểu đoàn mũi nhọn và lực lượng thanh niên xung kích hoặc lực lượng địch binh biến đến hỗ trợ tăng cường và giữ mục tiêu luôn. Theo hợp đồng, "giờ G" được báo hiệu bằng những loạt pháo ĐKB bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất và bộ Chỉ huy MACV, vị trí của tướng Óet-mo-len (Westmoreland), nhưng đã không thực hiện được. Cập nhật ( 02/04/2008 ) Đọc tiếp . TẤN CÔNG ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN 31/03/2008 Tết Mậu Thân 1968, lực lượng tấn công Đài phát thanh Sài Gòn gồm 12 chiến sĩ đội 4 biệt động do Nguyễn Văn Tăng, cụm trưởng cụm 3-4-5, phụ trách chung, Năm Lộc trực tiếp chỉ huy. Vũ khí được ém tại nhà vợ chồng đồng chí Trần Phú Cương (Năm Mộc), Trần Thị Út số 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận I (tiệm may Quốc Anh), xuất phát tại đấy là một tổ đi bộ, 2 tổ đi xe (1 xe Toyota và 1 honda) lúc 2 giờ 59 phút. Vừa tiếp cận mục tiêu, mới bước xuống xe, địch đã nổ súng, đồng chí Trần Phú Cương bị thương nặng, trước khi tắt thở, đồng chí động viên đồng đội tiến lên. Sau 3 phút chiến đấu, ta đã làm chủ Đài phát thanh. Ý định của ta là dập tiếng nói của địch, đồng thời dùng phương tiện của địch vừa chiếm được phát đi tiếng nói của cách mạng động viên tinh thần, sĩ khí của quân dân thành phố và toàn miền Nam tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thế nhưng sau khi chiếm, kỹ thuật viên của ta đã bị địch ngăn chặn không đến được, kỹ thuật viên của địch thì đã bỏ chạy, nên kế hoạch không thực hiện được. Trong khi đó, trực thăng của địch đã xuất hiện và kêu gọi đầu hàng (!), 15 phút sau từ hướng Đa Kao, một đoàn xe thiết giáp địch lao tới. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến sáng. Đội 4 đánh thiệt hại 1 đại đội lính dù, 1 trung đội an ninh thủ đô ngụy. Nhưng nhiều cán bộ chiến sĩ lần lượt hy sinh. Không có lực lượng mũi nhọn Phân khu 5 và lực lượng thiết giáp địch làm binh biến đến tiếp cứu như hiệp đồng. Các chiến sĩ biệt động trước lúc hy sinh dùng 20 kg thuốc nổ phá hủy hệ thống máy móc của đài. TẤN CÔNG PHỦ TỔNG THỐNG NGỤY 31/03/2008 Tết Mậu Thân 68 - 15 chiến sĩ đội 5 (có 1 nữ) do Trương Hoàng Thanh chỉ huy nhận lệnh tiến công "Phủ tổng thống" (giờ G, ngày N trên toàn miền được quy định là 00 giờ đến 2 giờ ngày 31/1/1968 (đêm mùng 1 sáng mùng 2 Tết). Lúc 1 giờ 30 phút sáng, từ số nhà 280/70 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), lực lượng xuất phát với 3 xe hơi nhỏ và một honda (có 1 xe hơi chứa chất nổ để phá hủy mục tiêu). Gần đến Dinh Độc Lập ở phía đường Nguyễn Du, lính gác địch phát hiện bắt dừng lại. Đoàn xe cứ tiến, chúng la lên báo động. Các chiến sĩ đi trên xe đầu tiên nổ súng diệt mấy tên này và dùng bộc phá để phá cổng cho xe chứa chất nổ lao vào, tiếc rằng bộc phá không nổ do trục trặc kỹ thuật. Tuy vậy, tổ đột phá đã lọt vào được bên trong. Địch bắn xối xả, 2 chiến sĩ hy sinh, số còn lại phải tạm lui, hai bị thương. Địch từ các phía bên trong ập tới bịt kín các cổng. Các tổ xung kích buộc phải triển khai đội hình chiến đấu trên đường Nguyễn Du. Từ phía Đông xuất hiện 1 toán 7 tên Mỹ, theo sau có 7 xe Jeep chở đầy lính đang lao tới. Các chiến sĩ dùng B40 bắn cháy cả hai xe và dùng AK quét sạch đám chạy bộ. Ngay sau đó trên đường Thủ Khoa Huân lại xuất hiện 1 xe Jeep chở lính cũng đang lao tới. Đợi chúng đến thật gần, chiến sĩ ta liên tiếp đánh 5 lựu đạn, diệt tất cả địch trên xe. Như vậy, sau 30 phút, đội 5 diệt 3 xe Jeep và khoảng 20 tên địch. Địch kéo đến mỗi lúc một đông, có cả xe bọc thép. Thêm một số chiến sĩ hy sinh. Đã 3 giờ sáng, không thấy tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn và thanh niên, sinh viên kéo đến tiếp sức như kế hoạch. Đến 4 giờ sáng thêm đội trưởng Trương Hoàng Thanh hy sinh. Gần sáng điểm lại còn 8 người, anh em rút vào số nhà 56 Thủ Khoa Huân và tổ chức cố thủ trên lầu 3. Đói, mệt, giữa vòng vây giặc, 8 chiến sĩ ngoan cường, chiến đấu suốt cả ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức mồng 2 Tết (trong HÌNH ẢNH LỊCH SỬ ĐANG XEM TRANG Chúng ta có 6 khách trực tuyến LƯỢT TRUY CẬP Visitors Counter 1.0.2 đó có nữ y tá Chín Nghĩa). Quân ngụy dùng thang cứu hỏa leo lên lầu. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tháo súng, vứt bỏ, lại dùng gạch đá, gỗ chặn địch. Đồng chí Lê Tấn Quốc (Bảy Rau muống), với khẩu AK làm nhiệm vụ chốt chặn ở cầu thang đã anh dũng hy sinh. Mờ sáng hôm sau, 7 chiến sĩ còn lại lên sân thượng chuyển qua ngôi nhà kế tiếp và tiếp tục di chuyển. Đến ngôi nhà 108 đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), tất cả rơi vào tay giặc. (Liệt sĩ Lê Tấn Quốc được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang). (Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến 45 - 75 - NXB TPHCM 1994) < Trước Tiếp > [ Quay lại ] . tiến công: đợt 1 từ 31. 1 .19 68 đến 28.2 .19 68, đợt 2 từ 5.5 .19 68 đến 18 .6 .19 68. Trong chiến dịch này, riêng ở khu vực nội thành, ta đã sử dụng từ 15 đến 22 tiểu. trên toàn miền được quy định là 00 giờ đến 2 giờ ngày 31/ 1 /19 68 (đêm mùng 1 sáng mùng 2 Tết). Lúc 1 giờ 30 phút sáng, từ số nhà 280/70 Trần Quý Cáp (nay

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:28

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w