CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN 1.1 Đặc điểm của quá trình sản xuất và phân phối điện năng Năng lượng điện là dạng năng lượng phổ biến do nó có thể truyền tải với hiệu suấ
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
1.1 Đặc điểm của quá trình sản xuất và phân phối điện năng
Năng lượng điện là dạng năng lượng phổ biến do nó có thể truyền tải với hiệu suất cao và chi phí hợp lý Ngoài ra, do dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác (nhiệt, cơ, hóa) nên điện năng được sử dụng khắp mọi nơi từ sản xuất đến tiêu dùng
Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có một số đặc điểm chủ yếu sau :
Điện năng sản xuất ra, nói chung, không tích trữ được (trừ một số trường hợp cá biệt với công suất nhỏ như pin , accu ) Do đó tại mọi thời điểm phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện sản xuất và tiêu thụ, có kể đến tổn thất do truyền tải
Các quá trình điện cơ trong hệ thống điện xảy ra rất nhanh, đòi hỏi phải sử dụng rộng rãi các thiết bị tự động trong công tác vận hành, điều độ hệ thống điện nhằm đảm bảo hệ thống làm việc tin cậy và kinh tế
Công nghiệp điện lực là một trong những động lực của nhiều ngành kinh tế quốc dân Sản lượng điện hàng năm thể hiện mức độ phát triển kinh tế của đất nước
Việc sản xuất, truyền tải và cung cấp điện năng luôn luôn được thực hiện theo một kế hoạch chung trong khuôn khổ hệ thống điện
Điện năng được sản xuất chủ yếu dưới dạng điện xoay chiều với tần số 60Hz (tại Mỹ và Canada) hay 50Hz (tại Châu Aâu và các nước khác)
Nhìn chung, hệ thống cung cấp điện bao gồm các khâu : phát điện, truyền tải, phân phối và cung cấp để đưa điện từ nơi sản xuất đến các hộ tiêu thụ và sử dụng điện (hình 1.1)
Để truyền tải điện năng đi xa với tổn thấp điện áp và điện năng thấp thường sử dụng điện cao áp xoay chiều (đến 230kV) và siêu cao (trên 230kV)
Để truyền tải điện năng với khoảng cách rất lớn ( trên 500km), nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, điện áp một chiều siêu cao được sử dụng Trường hợp này phải sử dụng các bộ biến đổi
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp điện
1 Nhà máy phát điện
2 Đường dây truyền tải
3 Trạm biến áp tăng áp
4 Xí nghiệp công nghiệp
5 Trạm biến áp giảm áp
6 Đường dây phân phối
7 Cáp ngầm
8 Hộ tiêu thụ
9 Đường dây trên không
Trang 2AC/DC ở đầu và cuối đường dây Truyền tải bằng điện một chiều có ưu điểm là đường dây một chiều không có điện kháng và có khả năng truyền tải môt lượng công suất lớn hơn khi sử dụng dây có cùng tiết diện so với truyền tải bằng điện xoay chiều Truyền tải bằng điện DC đặc biệt hiệu quả khi cần kết nối các hệ thống điện lớn ở cách xa nhau Nhược điểm chính của truyền tải bằng điện một chiều là gây ra các hài bậc cao và cần phải lọc và bù công suất phản kháng với số lượng lớn ở hai đầu đường dây
Mạng liên kết làm cho việc sản xuất và truyền tải điện trở nên kinh tế và tin cậy hơn do năng lượng điện có thể truyền tải nhanh chóng từ vùng này sang vùng khác
1.2 Hệ thống điện hiện đại
Hệ thống điện ngày nay là một mạng lưới liên kết phức tạp (hình 1.2) và có thể chia ra làm 4 phần:
Nhà máy điện
Mạng truyền tải - truyền tải phụ
Mạng phân phối
Phụ tải điện
Nhà máy nhiệt điện
Nhà máy thủy điện
Nhà máy điện nguyên tử
Tải công suất rất lớn
Trạm đóng ngắt
Tải công suất lớn Trạm cao
Nhà máy phát Tuốc bin khí Năng lượng gió Năng lượng thủy triều Năng lượng địa nhiệt
Tải trung bình
Mạng truyền tải 115kV – 765kV
Mạng truyền tải phụ 69kV – 138kV
Mạng phân phối 4kV – 34.5kV
Trạm phân phối
Trạm phân phối
Trạm phân phối
Hình 1.2 S ơ đồ nguyên lý các thành phần của hệ thống
Trang 31.2.1 Nhà máy điện
1.2.1.1 Máy phát và nhà máy điện
Máy phát là một trong các thành phần chủ yếu của hệ thống điện và thường là máy phát điện đồng bộ xoay chiều 3 pha Các hệ thống ngày nay sử dụng máy phát điện xoay chiều với các bộ kích từ quay ( các bộ kích từ không có chổi góp) Hệ thống kích từ máy phát giúp cho điện áp máy phát không đổi và điều khiển công suất phản kháng Các máy phát điện xoay chiều có thể phát công suất lớn điện áp cao (đến 30kV) và công suất đơn vị máy phát có thể thay đổi từ 50MW đến 1500MW
Tùy theo dạng nguồn năng lượng sơ cấp mà có các loại nhà máy điện khác nhau:
a Nhà máy nhiệt điện
Đây là một dạng nguồn điện kinh điển, đến nay vẫn còn chiếm tỉ lệ quan trọng trong tổng công suất nguồn nói chung
Nguyên lý quá trình sản xuất điện năng trong nhà máy nhiệt điện được trình bày như hình 1.3 Nhiên liệu (than đá, dầu) được đốt cháy trong buồng khí đốt nhằm đun sôi nước ở nồi hơi Hơi nước từ nồi hơi với nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 500 C và 40 ata) được dẫn đến làm quay các cánh tuốc bin với tốc độ tương đối cao (từ 1800v/p đến 3600v/p) Trục của tuốc bin gắn với trục máy phát điện, rôto của máy phát loại này thường là loại cực ẩn hai cực cho loại 3600v/p và 4 cực cho loại 1800v/p Khi máy phát điện quay sẽ cảm ứng sinh ra điện Nước qua tuốc bin sẽ ngưng tụ ở bình ngưng cùng với nước bổ sung được bơm nước đưa trở về nồi hơi
Nhà máy nhiệt điện có những đặc điểm sau :
Thường được xây dựng gần nguồn nhiên liệu và nguồn nước
Tính linh hoạt trong vận hành kém, khởi động và tăng phụ tải chậm
Hiệu suất thấp ( = 30-40 %)
Khối lượng nhiên liệu sử dụng lớn, khói thải và ô nhiễm môi trường
b Nhà máy thủy điện
Nhà máy thủy điện dùng năng lượng dòng chảy của nước làm quay tuốc bin nước để chạy máy phát điện (hình 1.4) Tuốc bin nước vận hành ở áp suất thấp và tốc độ thấp Máy phát của chúng thường là loại cực lồi có nhiều cực Công suất P (MW) của nhà máy thủy điện phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: lưu lượng nước Q (m3 / s) và chiều cao hiệu dụng của cột nước H (m)
Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện
2 Hệ thống nghiền nát 14 Bơm nước
3 Buồng than cám 15 Bộ phận khử khí
4 Hệ thống nồi hơi 16 Lọc nước
7 Bộ phận tái hâm nước 19 Bình ngưng tụ
8 Bộ phận hâm nước 20 Van khoá
9 Bộ phân hâm nóng 21 Bơm nước
Trang 4P 9,81 Q H {MW}
Nhà máy thủy điện có các đặc điểm sau:
Xây dựng gần nguồn nước nên thường xa phụ tải
Vốn đầu tư xây lắp ban đầu lớn, chủ yếu thuộc về các công trình như đập chắn , hồ chứa …
Thời gian xây dựng kéo dài
Chi phí sản xuất điện năng thấp
Thời gian khởi động máy ngắn
Hiệu suất cao ( = 80-90 %)
Tuổi thọ cao
Vào mùa nước lũ, có khả năng không khai thác hết nguồn thủy năng và phải xả qua đập tràn một lượng nước lớn dư thừa do điện năng chỉ có thể sản xuất theo yêu cầu của phụ tải Để có thể tận dụng nguồn năng lượng này cần xây dựng loại nhà máy thủy điện tích năng (hình 1.5) Vào mùa nước lũ khi khả năng phát điện của hệ thống điện dư thừa, máy phát điện của nhà máy thủy điện tích năng đóng vai trò như một máy bơm, bơm nước lên hồ chứa nước và vào mùa nước kiệt nước lại xả nước từ hồ chứa nước qua hệ thống đường ống làm quay máy phát điện, phát điện hoà vào hệ thống
Hình 1.5 Nhà máy thủy điện tích năng
2 Ống dẫn nước chính 7 Ống bơm nước
4 Máy biến áp 9 Hồ chứa nước
3 Tấm chắn 8 Hộp kín dạng tròn
5 Tuốc bin nước
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý nhà máy thủy điện
Trang 5c Nhà máy tuốc bin khí
Nhà máy tuốc bin khí sử dụng năng lượng sơ cấp là khí đốt thiên nhiên Khí này được dẫn trực tiếp đến nhà máy thông qua hệ thống đường ống và khi khoảng cách truyền tải lớn, khí đốt thiên nhiên được hoá lỏng ở nhiệt độ –197oF Ngày nay, các nhà máy tuốc bin khí thường sử dụng sơ đồ chu kỳ kết hợp với hiệu suất lên đến 60% Chu kỳ kết hợp bao gồm chu kỳ tuốc bin – gas ( chu kỳ Brayton) và chu kỳ tuốc bin hơi ( chu kỳ Rankine) Đầu tiên khí được đốt cháy và làm quay tuốc bin – gas, sau đó khí được đốt nóng này được thu hồi và đi vào lò hơi, gia nhiệt nước nhằm cung cấp hơi áp suất cao để làm quay tuốc bin hơi (hình 1.6)
Nhà máy tuốc bin khí có các đặc điểm sau:
Thời gian xây dựng ngắn ( khoảng 2 năm)
Chi phí sản xuất điện năng thấp
Thời gian khởi động máy ngắn
Hiệu suất cao ( = 80-90 %)
Ít gây ô nhiễm môi trường
d Nhà máy điện diesel
Nhà máy điện diesel sử dụng năng lượng sơ cấp là các động cơ diesel Các tổ máy phát diesel có công suất đơn vị không lớn ( từ hàng trăm KVA đến vài MVA) và thường dùng làm nguồn dự phòng cho các tải bình thường sử dụng điện từ mạng địa phương hay cung cấp điện cho các phụ tải công suất nhỏ ở những nơi chưa có mạng lưới địa phương Nhà máy điện diesel có các đặc điểm chính như sau:
Gọn nhỏ, linh hoạt, tính cơ động cao
Thời gian khởi động ngắn
Giá thành điện năng cao
Công suất phát vừa và nhỏ
e Các nhà máy điện năng lượng sạch
Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi trường được nhấn mạnh, các nguồn năng lượng khác đã được xem xét và đưa vào sử dụng như các nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng điạ nhiệt, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng sinh học Năng lượng được sử dụng và phát triển mạnh trong tương lai gần là năng lượng nguyên tử
Hình 1.6 Sơ đồ nguyên lý nhà máy tuốc bin khí loại chu kỳ kết hợp
2 Tuốc bin -gas 8 Tuốc bin hơi
3 Máy phát điện 9 Máy phát điện
6 Lò hơi
Trang 6 Nhà máy điện nguyên tử
Nhà máy điện nguyên tử sản xuất điện năng từ nhiệt năng do phản ứng hạt nhân sinh ra Nhiên liệu hạt nhân có khả năng tạo nhiệt năng rất cao, thường sử dụng ở những nơi khan hiếm nhiên liệu hay khó vận chuyển nhiên liệu tới
Ở nhà máy điện nguyên tử, nhiệt năng thu được trong quá trình phân hủy hạt nhân của các chất Uranium, Plutonium,Thorium… trong lò phản ứng, dùng để đun nóng nước Nước bốc hơi lên và tiếp tục làm quay tuốc bin như trong trường hợp nhà máy nhiệt điện Lò phản ứng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy điện nguyên tử là lò phản ứng nước nhẹ (lò phản ứng nước áp lực hoá, lò phản ứng nước sôi) do dễ điều khiển và trong một số trường hợp có thể sử dụng uranium thiên nhiên
Hình 1.7 trình bày sơ đồ nguyên lý của nhà máy điện nguyên tử loại lò phản ứng nước áp lực hoá Nguyên liệu được sử dụng trong trường hợp này là oxyt uranium (U02) ở dạng quặng, tuơng thích với thiết bị làm lạnh bằng nước Quặng nhiên liệu được chứa trong các thanh nhiên liệu mạ zircaloy Nhiều thanh nhiên liệu được phân bố trên các lưới hình vuông tạo thành một tổ hợp nhiên liệu Hàng trăm tổ hợp như vậy tạo thành lõi phản ứng Lõi phản ứng chứa trong bình phản ứng chịu áp lực cao bằng thép, có bề dầy từ 8 đến 10 inch
Hình 1.8 trình bày sơ đồ nguyên lý của nhà máy điện nguyên tử loại lò phản ứng nước sôi Vòng kín thứ nhất gồm bộ phận phóng xạ Nhiệt lượng sinh ra do phản ứng hạt nhân được truyền cho nước Nước bốc hơi lên và tiếp tục làm quay tuabin như ở nhà máy nhiệt điện
Công suất một tổ máy phát nhà máy điện nguyên tử sẽ đạt đến 500, 800 và 1200MW
Hình 1.8 Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện nguyên tử loại lò phản ứng nước sôi
1 Buồng phản ứng 6 Ống dẫn hơi chính
2 Vỏ bảo vệ 7 Bơm cấp nước
3 Lõi phản ứng 8 Tuốc bin máy phát
4 Thanh điều khiển 9 Bình ngưng
1 Cấu trúc bảo vệ 7 Ống hơi
2 Bình phản ứng 8 Tuốc bin
3 Lò phản ứng 9 Bơm cấp
4 Thanh điều khiển 10 Nước ngưng
Hình 1.7 Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện nguyên tử loại lò phản ứng nước áp lực
Trang 7Nhà máy điện nguyên tử có các đặc điểm sau:
Có thể xây dựng gần trung tâm phụ tải
Vốn đầu tư xây lắp ban đầu lớn và thời gian xây dựng kéo dài
Chi phí sản xuất điện năng thấp nên thường làm việc ở đáy đồ thị phụ tải
Thời gian sử dụng công suất cực đại lớn khoảng 7000giờ/năm hay cao hơn
Nhà máy năng lượng mặt trời
Nhà máy năng lượng mặt trời thường có hai loại như sau:
Nhà máy pin quang điện: nhà máy loại này sử dụng các pin quang điện, dưới hai
dạng tinh thể silicon hay phim mỏng để biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời ra điện năng, với hiệu suất hiện nay khoảng 30% và trong tương lai có thể đạt đến 40% Các tấm pin quang điện được chế tạo để có thể sản xuất ra năng lượng điện DC từ vài watt đến
100 watt Để có công suất lớn hơn cần tổ hợp các tấm pin quang điện này Các thành phần chính của nhà máy năng lượng mặt trời bao gồm: các tấm pin quang điện, bộ điều khiển nạp ắc qui, ắc qui, bộ nghịch lưu hay thiết bị điều khiển công suất (đối với tải xoay chiều), thiết bị đóng cắt, bảo vệ, mạch tiếp đất và dây nối Chi phí sản suất điện năng vào khoảng 0.2 đến 0.4 UDS/kWh, tùy thuộc vào chi phí lắp đặt, mật độ và thời gian có ánh sáng mặt trời tại khu vực Nguồn điện loại này khoảng hàng trăm kW và thường được cung cấp cho các phụ tải như: máy bơm, thiết bị chiếu sáng, thiết bị viễn thông, thiết bị điện gia dụng,…
Nhà máy nhiệt mặt trời: nhà máy loại này vận hành theo kiểu chu kỳ năng lượng
nhiệt, thông qua việc sử dụng hệ thống gương hội tụ parabol (với nhiệt độ có thể đạt đến mức từ 150oC đến 800oC) hay một dãy gương hội tụ ( hellostats, với nhiệt độ có thể đạt đến mức từ 250oC đến 1500oC) nhằm tập trung ánh sáng mặt trời Hệ thống gương này là phần đắt nhất trong chi phí xây dựng và thường chiếm khoảng 4050% chi phí tổng Nhà máy sử dụng gương parabol thường có công suất từ 5kW đến 25kW còn nhà máy sử dụng gương hellostats thường có công suất từ 100kW đến 100MW
Nhà máy năng lượng mặt trời có các đặc điểm như sau:
Sử dụng nguồn năng lượng không cạn kiệt
Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý nhà máy pin quang điện
Trang 8 Chi phí phát điện thấp và đặc biệt hiệu quả ở các vùng mà việc kéo các lưới điện quốc gia quá đắt
Độ tin cậy vận hành cao
Chi phí bảo trì ít
Không gây ô nhiễm môi trường
Nhà máy năng lượng gió
Sử dụng năng lượng gió thường được chú ý ở các nơi có mật độ năng lượng gió cao (khoảng
320 – 400W/m2 trở lên) và vận tốc gió trung bình ( khoảng 5.8m/s) Thành phần chính của nhà máy phát điện sử dụng năng lượng gió bao gồm: chong chóng quay, hộp biến tốc,máy phát điện, hệ thống ắc qui và tháp Ngày nay, các trạm phát điện sử dụng năng lượng gió có công suất từ 5MW đến 50MW (làng máy phát) với giá thành sản xuất điện năng vào khoảng 0.05USD/kWh và có khả năng giảm xuống mức 0.04USD/kWh trong năm 2000 Hiệu suất của các tuốc bin gió hiện đại đạt đến trên 40% Khuynh hướng phát triển năng lượng gió trong tương lai tập trung vào các hướng nghiên cứu như sau:
Hiểu biết tốt hơn về nguồn năng lượng gió, về khí động học
Tối ưu hoá cấu trúc tuốc bin nhằm đạt hiệu suất cao hơn
Nâng cao chất lượng điều khiển
Triển khai các mô hình lý thuyết và mô hình máy tính phục vụ tính toán và thiết kế Năng lượng gió được chú ý sử dụng tại các vùng ven biển, vùng đồi núi Hiện có trên 16.000 tuốc bin gió đã được lắp đặt tại bang California – USA với tổng công suất đặt khoảng 1700MW Hệ thống này phát năng lượng điện hàng năm đạt mức 3 tỷ kWh và theo dự báo đến năm 2010, tại Mỹ, khoảng 2% năng lượng điện được cung cấp từ gió
Nhà máy năng lượng thủy triều
Nhà máy năng lượng thủy triều được xây dựng tại các nơi có sự chênh lệch lớn về độ cao của thủy triều lên và xuống Bằng cách xây các đập ngăn cách ở các ngõ vào ra của thủy triều có thể lợi dụng sự lên xuống cũa thủy triều để làm quay tuốc bin thủy lực và đến năm 1997 đã xuất hiện loại tuốc bin thủy lực có thể hoạt động theo cả hai chiều Tuốc bin này kéo một máy phát điện, từ đó năng lượng thủy triều biến thành năng lượng điện Nhà máy năng lượng thủy triều La Rance được xây dựng đầu tiên tại Pháp vào năm 1966 Cho đến nay theo đánh giá của các chuyên gia thì chỉ có khoảng 2% năng lượng thủy triều ( khoảng 60GW) trên thế giới là có thể được dùng để phát điện
Hình 1.10 Nguyên lý nhà máy năng lượng thủy triều Hình 1.11 Nhà máy năng lượng thủy triều
Trang 9Nhà máy năng lượng thủy triều có các đặc điểm như sau:
Tuổi thọ cao
Chi phí phát điện thấp
Chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì thấp
Không gây ô nhiễm môi trường
Nhà máy năng lượng địa nhiệt
Nhà máy năng lượng địa nhiệt sử dụng sức nóng của lòng đất để gia nhiệt làm nước bốc hơi Hơi nước với áp suất cao làm quay tuốc bin hơi nước Tuốc bin này kéo một máy phát điện, từ đó năng lượng địa nhiệt biến thành năng lượng điện Có hai loại nhà máy năng lượng địa nhiệt: loại chu kỳ kép (hình 1.12) và loại phun hơi (hình 1.13) Nước nóng địa nhiệt có nhiệt độ vào khoảng
350oF và áp suất khoảng 16.000psi
f Tỷ lệ thành phần các nhà máy trong cơ cấu phát điện
Việc sử dụng các dạng năng lượng khác nhau trong cơ cấu sản xuất điện năng tùy thuộc vào tình hình tài nguyên và đường lối phát triển năng lượng của mỗi nước
Theo số liệu năm 1998, tại Mỹ, tổng công suất đặt vào khoảng 760.000MW, trong đó nhiệt điện chiếm 63%, điện nguyên tử chiếm 14%, thủy điện chiếm 12%, tuốc bin khí chiếm 8%, động
cơ đốt trong chiếm 0.65% và các loại khác chiếm 2.35% Tổâng sản lượng hàng năm vào khoảng 3.550 tỷ kWh
Hình 1.13 Sơ đồ nguyên lý nhà máy địa nhiệt loại phun hơi
7 Tháp làm lạnh 14 Nước xuống
Hình 1.12 Sơ đồ nguyên lý nhà máy địa nhiệt loại chu kỳ kép
8 Không khí & hơi nước
Trang 10Hiện nay, trên thế giới 79% tổng sản lượng điện năng sản xuất ra là do các nhà máy nhiệt điện, 7% là do các nhà máy thủy điện và 14% là do các nhà máy điện khác, trong đó điện nguyên tử chiếm tỷ lệ lớn
Tại trạm điện một vài máy phát vận hành song song với lưới năng lượng để cung cấp tổng công suất cần thiết Chúng được nối vào một điểm chung gọi là thanh góp
1.2.1.2 Máy biến áp
Một phần quan trọng khác của hệ thống điện là máy biến áp Nó chuyển năng lượng với hiệu quả rất cao từ mức điện áp này sang mức điện áp khác Năng lượng phiá thứ cấp gần như bằng năng lượng phiá sơ cấp, nếu bỏ qua phần tổn hao trong máy biến áp Việc nâng cao điện áp truyền tải cho phép giảm tổn thất điện năng trên đường dây và cho phép tải năng luợng đi xa Các yêu cầu về cách điện và các vấn đề thiết kế thực tế khác đã giới hạn điện áp máy phát ở giá trị thấp, thường đến 30kV Do đó, việc sử dụng các máy biến áp tăng áp là phổ biến trong việc truyền tải năng lượng Ở cuối đường dây truyền tải, nơi nhận, các máy biến áp giảm áp được sử dụng để giảm điện áp xuống mức phù hợp với mạng phân phối hay hộ tiêu thụ
1.2.2 Mạng truyền tải và truyền tải phụ
Mục đích của mạng truyền tải trên không là truyền tải năng lượng từ các nhà máy phát ở các nơi khác nhau đến mạng phân phối Mạng phân phối là nơi cuối cùng cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ Các đường dây truyền tải cũng nối kết các hệ thống điện lân cận Điều này không những cho phép điều phối kinh tế năng lượng giữa các vùng trong quá trình vận hành bình thường mà còn cho phép chuyển tải năng lượng giữa các vùng trong điều kiện sự cố
Mạng truyền tải có điện áp dây trên 60kV và được tiêu chuẩn hoá là 69kV, 115kV, 138kV, 161kV, 230kV, 345kV, 500kV và 765kV (tiêu chuẩn ANSI) Điện áp truyền tải trên 230kV thường được coi là siêu cao áp
Đường dây truyền tải điện áp cao kết thúc bằng các trạm cao áp (trạm nhận, trạm sơ cấp) Nhiệm vụ của một vài trạm là đóng cắt mạch vào hệ thống và chúng được coi là trạm đóng cắt Tại trạm sơ cấp, điện áp được giảm từ cấp cao đến giá trị phù hợp hơn với phần kế tiếp của hành trình đến tải Các hộ phụ tải có công suất rất lớn có thể được cung cấp từ hệ thống truyền tải Một phần của mạng truyền tải, phần nối trạm cao áp với các máy biến áp của trạm phân phối, được gọi là mạng truyền tải phụ Ở đây không có ranh giới rõ ràng giữa mạng truyền tải và truyền tải phụ Trong thực tế mạng truyền tải phụ có điện áp từ 69kV đến 138kV Một vài hộ tiêu thụ có công suất lớn được cung cấp từ mạng truyền tải phụ Tụ điện và cuộn kháng được lắp đặt phổ biến ở các trạm để điều áp đường dây truyền tải
Loại khác 14%
Thủy điện 7%
Nhiệt điện 79%
Hình 1.15 Tỷ trọng phát điện của thế giới năm 1998
Loại khác 3%
Tuốc bin khí 8%
Nguyên tử
14%
Thủy điện
12%
Nhiệt điện 63%
Hình 1.14 Tỷ trọng phát điện tại Mỹ năm 1998