Điện PLC Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty cổ phần Xây lắp và Ứng dụng công nghệ

42 603 2
Điện PLC  Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Công ty cổ phần Xây lắp và Ứng dụng  công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu ..................................................................................... 2 Chương I: Giới thiệu về công ty .................................................. 3 Chương II: Nhiệm vụ thực tập .................................................... 5 Chương III: Báo cáo phần công việc thực tế .............................. 7 Phần I: Lắp đặt Trạm biến áp ................................................. 7 I, Giới thiệu chung ......................................................... 7 II, Bản vẽ thiết kế Trạm biến áp ................................... 8 III, Liệt kê thiết bị lắp đặt ............................................. 14 IV, Giới thiệu một số thiết bị chính ............................. 15 Phần II: Cải tạo và mở rộng nhà máy nước cẩm thượng .... 18 A. Giới thiệu về công nghệ rửa lọc của nhà máy .............. 18 I. Chế độ làm việc của các bể lọc ................................... 18 II. Quy trình vận hành của cụm bể mới ....................... 19 II.1. Vận hành tự động: ........................................ 19 II.2. Vận hành bằng tay: ....................................... 21 B. Hệ thống cung cấp điện của các bể lọc: ......................... 23 C. Sơ đồ điều khiển chế độ rửa ........................................... 24 D. Thiết bị điều khiển khả trình SIMATIC S7 200 ......... 29 I. Giới thiệu PLC S7200 .............................................. 29 II. Vấn đề ứng dụng PLC trong công trình ............... 32 Lời k ết ............................................................................................

BÔ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA ĐIỆN _*** _ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TỰ ĐỘNG HOÁ Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Xây lắp và Ứng dụng công nghệ Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Duy Khang Sinh viên thực tập : Phan Thanh Thịnh Mã số sinh viên : 0147040183 Lớp : Liên thông CĐ-ĐH Đ2-K1 Khoá học : 2007-2009 Hà Nội, tháng 07 năm 2009 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang MỤC LỤC Lời nói đầu 2 Chương I: Giới thiệu về công ty 3 Chương II: Nhiệm vụ thực tập 5 Chương III: Báo cáo phần công việc thực tế 7 Phần I: Lắp đặt Trạm biến áp 7 I, Giới thiệu chung 7 II, Bản vẽ thiết kế Trạm biến áp 8 III, Liệt kê thiết bị lắp đặt 14 IV, Giới thiệu một số thiết bị chính 15 Phần II: Cải tạo và mở rộng nhà máy nước cẩm thượng 18 A Giới thiệu về công nghệ rửa lọc của nhà máy 18 I Chế độ làm việc của các bể lọc 18 II Quy trình vận hành của cụm bể mới 19 II.1 Vận hành tự động: 19 II.2 Vận hành bằng tay: 21 B Hệ thống cung cấp điện của các bể lọc: 23 C Sơ đồ điều khiển chế độ rửa 24 D Thiết bị điều khiển khả trình SIMATIC S7 200 29 I Giới thiệu PLC S7200 29 II Vấn đề ứng dụng PLC trong công trình 32 Lời k ết 41 Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 2/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi sinh viên, là bước đệm quan trọng trước khi mỗi sinh viên chuẩn bị sắp tốt nghiệp Chúng em - những sinh viên của trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội luôn ý thức rõ được điều đó Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện điều kiện hết sức thuận lợi của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Điện và bộ môn TĐH trong sáu tuần thực tập tốt nghiệp qua chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế ữu ích cho bản thân Theo sự sắp xếp của bộ môn, em đã được Thầy giáo HoàngDuy Khang trực tiếp hướng dẫn thực tập tốt nghiệp Theo sự giới thiệu của thầy, nhóm em gồm bốn thành viên đã thực tập tại “Công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ” tại Hà Nội Trong sáu tuần thực tập tại công ty, nhóm em đã được Ban Giám Đốc cùng các anh chị kỹ sư trong tạo điều kiện giúp đỡ và giao một số nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu cũng như trực tiếp thực hiện các công trình do Công ty đảm nhiệm Trong bản báo cáo thực tập này em xin trình bày khái quát lại quá trình thực tập em tại công ty Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô cũng như các anh chị kỹ sư trong công ty nhưng chắc chắn trong quá trình thực hiện em sẽ có những thiếu sót Em rất mong các thầy cô góp ý để em có thể hiểu rõ hơn Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Điện, bộ môn Tự Động Hóa, và đặc biệt là Thầy giáo Hoàng Duy Khang - người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2009 Sinh viên Phan Thanh Thịnh Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 3/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY Được sự giới thiệu của Thầy giáo Hoàng Duy Khang, trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua nhóm em đã được bố trí về thực tập tại “Công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ” Sau đây là một vài nét về công ty nơi em đã thực tập: 1 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Tên giao dịch: TECHNOLOGY APPLICATIONS AND CONTRUCTION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: COTA., JSC 2 Địa chỉ trụ sở chính: Số 38/307, phố Bùi Xương Trạch, phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội 3 Ngành, nghề kinh doanh: - Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi, thông tin, đường dây và trạm biến áp đến 35KV (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) ; - Lắp đặt và chỉ thi công các hệ thống điều khiển tự động cho các thiết bị công nghiệp và dây chuyền sản xuất; - Lắp đặt và thi công các hệ thống cơ điện, điện lạnh, điều hòa thông gió, thang máy, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý môi trường cho các công trình; - Chế tạo, sản xuất, lắp ráp và mua bán kết cấu thép, máy móc, thiết bị trong ngành xây dựng, cơ khí, thủy lợi, điện, điện tử, tự động hóa và cấp thoát nước; - Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng; - Sản xuất và lắp ráp các thiết bị vật tư bưu chính viễn thong, điện, điện tử và tin học; - Sản xuất và mua bán phần mềm tin học; - Sản xuất và mua bán trang thiết bị văn phòng và thiết bị giảng dạy; - Hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ mới, hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ; - Môi giới và xúc tiến thương mại; - Buôn bán và môi giới bất động sản; - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; - Xuất nhập khẩu tất cả các sản phẩm, hàng hóa Công ty sản xuất và kinh doanh Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 4/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang 4 Ban Giám Đốc Ban giám đốc gồm có 3 thành viên, nhưng người trực tiếp chỉ đạo và phụ trách chúng em là anh Vũ Văn Dũng - hiện là giám đốc điều hành tại công ty, bên cạnh đó là những anh chi kĩ sư trong công ty cũng giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu 5 Cơ cấu tổ chức: héi ®ång qu¶n trÞ ban gi¸m ®èc c«ng ty phßng hµnh chÝnh tæ chøc phßng kinh doanh phßng dù ¸n vµ hîp t¸c phßng tµi chÝnh kÕ to¸n phßng thiÕt bÞ vËt t­ phßng kÕ ho¹ch kü thuËt Phßng x©y l¾p c«ng tr×nh phßng maketing CHƯƠNG 2 : NHIỆM VỤ THỰC TẬP Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 5/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang I Thời gian thực tập Trong thời gian thực tập, Ban giám đốc công ty đã sắp xếp lịch làm việc của chúng em tại trụ sở công ty là 8 tiếng một ngày Buổi sáng từ 7h30’ đến 11h30’; buổi chiều từ 13h30’ đến 17h30’ Chấm công cho tất cả các buổi đi làm, khi nghỉ phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của người quản lý Ban giám đốc và các anh chị nhân viên trong công ty đã hết sức giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt thời gian thực tập II.Các nhiệm vụ được giao Ban giám đốc đã giao hai nhiệm vụ cơ bản cho nhóm chúng em là: Nghiên cứu tài liệu và tham gia vào các công trình đang thi công của Công ty 1, Nghiên cứu tài liệu : Theo sự sắp xếp của ban giám đốc, nhóm em được giao nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu về một số công trình như: Thi công lắp đặt hệ thống điện, điều hoà trung tâm sử dụng công nghệ biến tần tại toàn nhà SEEN, khu công nghiệp Từ Liêm - Hà Nội Cung cấp lắp đặt hệ thống cảnh báo Alarm cho Công ty HONDA Việt Nam - Khu công nghiệp Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội Đây là 2 trong rất nhiều công trình đã được công ty thi công Ngoài ra chúng em còn được nghiên cứu các tài liệu về các công trình đang thi công như: Lắp đặt trạm biến áp hợp bộ (kios) 500kVA-22/0.4kV, tại Công ty Nam Dược - Khu Công nghiệp Hoà Xá Nam Định Xây ựng và cải tạo mới cho hệ thống cấp nước tự động 20.000.000m3/ng tại Nhà máy nước Hải Dương Với các tài liệu của các công trình đã và đang thực hiện này thực sự đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về các kiến thức đã được học tại trường từ đó có thể giúp chúng em tự tin hơn trong việc làm báo cáo thực tập này và chuẩn bị cho làm đò án tốt nghiệp sắp tới cũng như cho quá trình xin việc sau khi ra trường 2, Làm thực tế: Ngoài những ngày làm việc tại phòng làm việc mà công ty sắp xếp cho chúng em, chúng em cũng được bố trí tham gia thực hiện 2 công trình đang thực hiện của công ty đó là: Thi công trạm biến áp hợp bộ 500kVA22/0.4kV cho Công ty Nam Dược - Khu công nghiệp Hà Xá - Nam Định Cải tạo và mở rộng xí nghiệp nước Cẩm Thượng - Hải Dương Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 6/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang CHƯƠNG 3: BÁO CÁO PHẦN CÔNG VIỆC THỰC TẾ Phần I: Lắp đặt trạm biến áp hợp bộ 500kVA-222/0.4kV I, Giới thiệu chung: Trạm biến hợp bộ hay còn gọi là trạm KIOS có kết cấu kín, compact, được chế tạo sử dụng ngoài trời (outdoor) để phân phối điện an toàn, độ tin cậy cao, mỹ quan đặc biệt là có tính kinh tế cao do tiết kiệm tiết diện và không gian lắp đặt Trạm kiosk đặc biệt phù hợp cho sử dụng với hệ thống phân phối điện thành thị, cho các khu công nghiệp, đô thị mới, khu dân cư, các phụ tải công trình công cộng, toà nhà thương mại, công nghiệp, xây dựng, giao thông Đồng thời, do kết cấu trạm kín, nên tuổi thọ thiết bị cao dưới các điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta - Trạm Kiosk có đế thép liền có công suất máy biến áp phân phối đến 2000kVA là loại thông dụng, sử dụng cho tất cả các nhu cầu, vị trí lắp đặt, cung cấp điện cho các phụ tải công nghiệp, thương mại cũng như mạng lưới điện đô thị Trạm có đế thép liền nên vận chuyển và lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng - Trạm Kiosk có đế bằng bê tông được chế tạo với dung lượng máy biến áp phân phối vừa và nhỏ, đến 1000kVA nhằm giảm chiều cao trạm do đặt ngầm phần bệ bê tông dưới mặt đất, phù hợp vị trí cao ráo không bị ngập lụt - Trạm Kiosk loại nhà di động được chế tạo với dung lượng máy biến áp phân phối lớn, từ 2000kVA trở lên, với nhiều lộ vào/ra trung và hạ thế nhằm phục vụ cấp điện cho các phụ tải đặc biệt lớn Trạm này sử dụng đế thép, bê tông hay vật liệu khác -Tuy công trình này thuộc về lĩnh vực hệ thống điện không phải là lĩnh vực chủ chốt học tập của chúng em Nhưng qua các công việc cụ thể thì em cũng đã hiểu hơn về lĩnh vực hệ thống điện Từ các công việc đơn giản như đi dây, sử dụng kìm kẹp đầu cốt, tháo lắp bulong… đến các công việc chuyên môn như tính toán tiết diện thanh cái, đọc bản vẽ sơ đồ một sợi, sơ đồ bố trí thiết bị, kích thướng và mặt bằng lắp đặt cho trạm hợp bộ, tìm hiểu thiết bị đóng cắt trung thế, hạ thế, thiết bị đo lường và máy biến áp… Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 7/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Một số hình ảnh về trạm kios: Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 8/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang II, Bản vẽ thiết kế: Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 9/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 10/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang BT TD 3dsr O20 O21 rm1 rm1 1s6 1s16 1wsr 3doel 3Th Th 1f3 rm1 rm1 3r2 3r3 1k32 1k31 3r1 1k31 1woel 1k32 3r2 3r2 3r3 3r3 1H4 3r1 1H24 1h14 1v3 sù cè van 1v3 ®ãng van 1v3 më sÊy van 1v3 van 1v3 ®ãng van 1v3 më ®ãng van 1v3 më van 1v3 Sù Cè 1V3 3r1 VAN §IÒU CHØNH TèC §é LäC Các van V1+V2 do có cùng nhiệm vụ là đóng mở dẫn nước vào bể lọc rửa do đó ngoài các nút ấn đóng cắt, các tiếp điểm riêng biệt thì các tín hiệu đèn báo, đèn sự cố các tiếp điểm duy trì của 2 van trên chung nhau Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 28/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp U1 GVHD: Hoàng Duy Khang U1 U1 U1 U1 U1 U1 U1 U1 U1 U1 BT TD 1Th 2Th 1wsr 1r1 1r3 2r2 1k12 1k11 1k22 2r1 1k11 1k12 2woel 1r2 1r3 2r2 2r3 1r1 2r1 1k21 1k21 1k22 1r2 1r3 2r2 2r3 1H3 1H23 1H13 2r1 ®ãng van 1v1 më van 1v1 Sù Cè 1V2 1r1 Sù Cè 1V1 2wsr 2r3 van 1v1 më 1f2 1r2 ®ãng van 1v2 1f1 Th 1woel rm1 më van 1v2 Th rm1 1v1,1v2 sù cè rm1 1v1&1v2 ®ãng rm1 1k12 1k22 1v1&1v2 më 2doel 1s15 1k11 1k21 sÊy van 1v2 1doel 1s5 van 1v2 ®ãng O2 van 1v2 më O1 sÊy van 1v1 2dsr van 1v1 ®ãng 1dsr VAN PHAI PHAI N¦íC v1+v2 Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 29/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang D Thiết bị điều khiển khả trình SIMATIC S7 200 I Giới thiệu PLC S7200 PLC viết tắt của Programmable Logic Control, là thiết bị điều khiển logic lập trình được hay khả trình, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình Thông thường các nhà sản xuất chia PLC ra làm 3 loại tùy theo khả năng xử lý các bài toán điều khiển của nó: PLC loại nhỏ (Micro PLC) có số lượng đầu vào/ra nhỏ, bộ nhớ nhỏ, khả năng mở rộng kém, chương trình chủ yếu được viết bằng LAD (Ladder Logic) Các PLC này chủ yếu được sử dụng cho các máy móc, thiết bị đơn lẻ PLC loại vừa (Mini PLC), PLC lớn (Power PLC) có thể quản lý số đầu vào/ra lớn hơn, bộ nhớ nhiều hơn, khả năng mở rộng cao, các module vào ra có thể bố trí trên nhiều Rack, có khả năng kết nối với các mạng công nghiệp tốt, có thể phát triển chương trình cho các PLC này sử dụng ngôn ngữ bậc cao Các Mini PLC sử dụng cho các máy móc thiết bị phức tạp hơn và các hệ thống điều khiển Các Power PLC chủ yếu sử dụng trong các hệ thống điều khiển lớn hay các hệ thống điều khiển phân tán ` SIMATIC S7 200 của SIEMENS(CHLB ĐỨC) là thiết bị logic khả trình loại nhỏ vì nó chỉ có thể quản lý một số lượng đầu vào/ra ít, bộ nhớ chương trình và dữ liệu nhỏ, chỉ có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình cấp thấp như STL (Statement List- Phương pháp liệt kê lệnh), LAD (Ladder Logic- Phương pháp hình thang), FBD (Funtion Block Diagrams- Phương pháp khối chứcv năng) Tuy nhiên, PLC S7-200 lại được tích hợp sẵn các tính năng phong phú, do vậy nó có khả năng đáp ứng được các yêu khác nhau của máy móc, thiết bị công nghiệp Dưới đây là một số phân tích về các chức năng của S7-200 và khả năng ứng dụng của nó Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 30/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Dòng PLC SIMATIC S7-200 rất phong phú, riêng CPU có đến 10 loại khác nhau được phân biệt bởi tính năng nội tại và loại nguồn cung cấp và đầu vào ra Trong đó chỉ có loại CPU 221 không thể mở rộng thêm mô đun, còn các loại khác như CPU 222, CPU224, CPU 224XP, CPU 226 đều có thể mở rộng thêm mô đun, nâng số đầu vào ra đến 248 đối với CPU 226 S7-200 có từ 6 đầu vào/4 đầu ra số (CPU221) đến 24 đầu vào/16 đầu ra số (CPU226) Về hình thức bên ngoài, sự khác nhau của các loại CPU này nhận biết nhờ số đầu vào/ra và nguồn cung cấp Nếu các ứng dụng yêu cầu thêm số đầu vào ta có thể mở rộng số đầu vào/ra nhờ các module mở rộng Các đầu vào của S7-200 sử dụng mức 24 VDC - PNP rất thích hợp cho việc kết nối với các cảm biến vị trí từ hay quang học PLC cũng có đầu cấp nguồn 24 VDC cho các đầu vào, có bảo vệ quá dòng Đầu ra có hai sự lựa chọn: đầu ra transistor cho ra điện áp DC phù hợp với các ứng dụng như hút van 24 VDC chiều công suất nhỏ, relay trung gian , đặc biệt là đầu ra kiểu này có thể sử dụng để phát ra xung cho chức năng PTO hay PWM CPU của PLC S7200 Chức năng chính của PLC là để điều khiển Logic, điều khiển tuần tự, liên động Trong bộ lệnh của S7-200 có đầy đủ các lệnh bit Logic, so sánh, bộ đếm, dịch/quay các thanh ghi, timer cho phép lập trình cho các ứng dụng điều khiển Logic một cách dễ dàng Đặc biệt nó có các lệnh phát hiện ra các sườn xung cho phép xử lý thời điểm chuyển trạng thái của tín hiệu Nếu cần xử lý các thời điểm chuyển trạng thái nhanh hơn ta có thể sử dụng ngắt Bên trong S7-200 có tích hợp một đồng hồ thời gian thực Ta có thể sử dụng nó cho các ứng dụng điều khiển thời gian dài hay các ứng dụng mà việc điều khiển phụ thuộc vào thời gian trong ngày (như điều khiển đèn giao thông) hay có thể theo mùa trong năm (đèn chiếu sáng) Cùng với các tính năng chuẩn của PLC là điều khiển logic, đếm và định thời gian SIMATIC S7-200 có khả năng điều khiển theo ngắt rất mạnh Tốc độ CPU đã được nâng cao đến mức 0.22 micro s / lệnh số Với hàm PID tự chỉnh tham số, SIMATIC S7-200 trở nên vô cùng hấp dẫn với các ứng Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 31/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang dụng điều khiển vòng kín đơn giản mà không cần thêm một bộ điều khiển tương tự hỗ trợ Các hàm đo tốc độ cao, điều khiển vị trí với động cơ bước, đo tín hiệu trực tiếp từ Loadcell Kết nối với biến tần thông qua giao thức USS là tính năng rất đặc biệt được nhiều nhà chế tạo máy ưa chuộng Khả năng kết nối mô đem và truyền tin theo giao thức Modbus biến SIMATIC S7-200 thành một RTU thông minh S7-200 có cả các lệnh toán học cho số nguyên và số thực Số thực có các lệnh cộng, trừ, nhân, chia, tăng, giảm cho số nguyên thường và số nguyên 4 byte Số thực có các lệnh cộng, trừ, nhân, chia, sin, cos, tan, ln, exp và đặc biệt là lệnh PID cho điều khiển vòng kín Các lệnh trên đủ để xử lý các số liệu trong các ứng dụng điều khiển đơn giản, tuy nhiên để thực hiện chúng tốn khá nhiều thời gian của PLC Lệnh PID sử dụng để điều khiển vòng kín cho các đầu vào/ra tương tự, ra PWM và các dữ liệu khác Do thời gian thực hiện lệnh PID lâu cho nên S7-200 chỉ có khả năng thực hiện vài vòng kín với thời gian lấy mẫu từ vài ms đến vài trăm ms thoả mãn cho các ứng dụng biến thiên chậm (điều khiển nhiệt độ ) Nếu ta đặt thời gian lấy mẫu nhỏ hay thực hiện nhiều vòng kín có thể dẫn đến quá tải PLC và làm PLC bị lỗi Để đơn giản cho việc lập trình điều khiển vòng kín, MicroWin có công cụ cho phép người dùng khai báo dễ dàng Ngoài các bộ đếm bằng phần mềm thực hiên theo chu kỳ quét của chương trình, S7-200 có các bộ đếm bằng phần cứng (HSC-High speed counter) Có tối đa 6 bộ HSC trong S7-200, ta có thể lập trình nó theo 1 trong 13 chế độ khác nhau để đếm thuận/nghịch hay bộ đếm hai pha (dùng cho Encoder) với các đầu vào điều khiển Tần số cao nhất mà các bộ đếm này có thể đếm được là 30 kHz với xung 1 pha và 20 kHz với xung hai pha Các bộ đếm này cho phép S7-200 có thể kêt nối với các máy phát tốc xung để đo tốc độ động cơ, hay với Encoder để đo tốc độ và chiều quay cũng như đo khoảng di chuyển trong các máy gia công cơ khí Như đã nói ở trên, S7-200 có hai đầu ra xung tại Q0.0 và Q0.1 mà nó có thể sử dụng để phát ra Pulse Train Output (PTO) hay Pulse Width Modulation (PWM) Với chức năng PWM ta có thể dùng nó để điều khiển điện áp ra với các ứng dụng có công suất lớn bằng các thay đổi tỉ lệ giữa thời gian bật (Ton) và thời gian tắt (Toff) Độ phân giải của thời gian này là 1ms Nó sử dụng cho điều khiển tốc độ động cơ một chiều hay điều khiển nhiệt độ Với chức năng PTO ta có thể lập trình để đầu ra bắn ra một số xung vuông với tần số nào đó Các xung này có thể chia ra thành nhiều đoạn với tần số có thể tăng dần hay giảm dần Nó thích hợp cho các ứng dụng như là điều khiển động cơ bước chẳng hạn Về cổng truyền thông, S7-200 có tích hợp sẵn một hay hai cổng thông tin sử dụng chuẩn RS-485 dùng để lập trình hay kết nối với HMI Các cổng này có thể làm việc ở chế độ PPI (Point to Point Interface), MPI (Mulipoint Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 32/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Interface) hay chế độ Free Port Ở chế độ PPI hay MPI cho phép S7-200 có thể kết nối với máy lập trình để truyền/nạp chương trình hay sử dụng các tiện ích khác Nó cũng cho phép các PLC kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu hay kết nối với các màn hiển thị khác (TD200, OP3, OP7 ) Một số S7-200 có tích hợp sẵn cổng Profibus hay sử dụng một module mở rộng Nó cho phép S7-200 có thể tham gia vào mạng Profibus như là một Slave thông minh Ở chế độ Free port người dùng có thể tự do định nghĩa và lập trình cổng thông tin cho ứng dụng của mình để có thể kết nối S7-200 với vi điều khiển, máy tính hay các thiết bị khác (bar code, printer ) Ta cũng có thể dùng tiện ích có sẵn trong MicroWin để khai báo cho S7-200 thực hiện giao thức USS để kết nối với các biến tần của SIEMENS hay giao thức ModBus Từ các phân tích về khả năng ứng dụng của PLC S7-200 trong thực tế trên chúng ta thấy, SIMATIC S7-200 tuy là một PLC cỡ nhỏ nhưng nó có nhiều tính năng mạnh, chức năng phong phú đa dạng thỏa mãn được các yêu cầu khác nhau cho việc điều khiển trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau II Vấn đề ứng dụng PLC trong công trình Với những yêu cầu công nghệ như trên, trong quá trình rửa lọc tự động ta sẽ sử dụng bộ PLC S7200 là đủ đáp ứng xét cả về phương diện kỹ thuật cũng như bài toán kinh tế Như chúng ta thấy trên hình là bộ PLC của một bàn điều khiển một Do CPU của PLC là CPU 224 XP chỉ có 14 đầu vào/10 đầu ra mà thực tế công trình yêu cầu 25 đầu vào/19 đầu ra đồng thời cảm biến đo mức nước yêu cầu thêm 1 module Analog nên ta phải sử dụng thêm các module Do đó bộ PLC bao gồm các thành phần: • CPU: 224 XP AC/DC/RLY • MODULE: EM223,DC/RLY • ANALOG MODULT: EM235 - A14-AGI*12BIT Sơ đồ đấu dây PLC 25 đầu vào gồm I.01: tín hiệu vào xác định 2 van phai nước thô V1 và V2 đã mở hoàn toàn thông qua hai tiếp điểm của hai rơle trung gian 1R2 và 2R2 I.02: tín hiệu vào xác định 2 van phai nước thô V1 và V2 đã đóng hoàn toàn thông qua hai tiếp điểm của hai rơle trung gian 1R3 và 2R3 I.03: tín hiệu vào xác định van điều chỉnh tốc độ lọc V3 đã mở hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 3R2 I.04: tín hiệu vào xác định van điều chỉnh tốc độ lọc V3 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 3R3 Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 33/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang I.05: tín hiệu vào xác định van dẫn nước rửa lọc số 1 V4 đã mở hoàn toàn thông qua hai tiếp điểm của rơle trung gian 4R2 I.06: tín hiệu vào xác định van dẫn nước rửa lọc số 1 V4 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 4R3 I.07: tín hiệu vào xác định van dẫn nước rửa lọc số 2 V5 đã mở hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 5R2 I.08: tín hiệu vào xác định van dẫn nước rửa lọc số 2 V5 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 5R3 I.09: tín hiệu vào xác định van dẫn gió V6 đã mở hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 6R2 I.10: tín hiệu vào xác định van dẫn gió V6 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 6R3 I.11: tín hiệu vào xác định van xả nước lọc rửa V7 đã mở hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 7R2 I.12: tín hiệu vào xác định van xả nước lọc rửa V7 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 7R3 I.13: tín hiệu vào xác định van xả nước lọc đầu V9 đã mở hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 9R2 I.14: tín hiệu vào xác định van xả nước lọc đầu V9 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 9R3 I.15: tín hiệu vào xác định có sự cố tổng hợp xảy ra trên tất cả các van I.16: tín hiệu vào xác định có bơm rửa chạy thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 10R2 I.17: tín hiệu vào xác định có bơm rửa có sự cố thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 10R3 I.18: tín hiệu vào xác định có máy gió chạy thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 11R2 I.19: tín hiệu vào xác định có sự cố máy gió thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 11R3 I.20: tín hiệu vào xác định việc thực hiện quá trình rửa thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 1Rsr I.21: tín hiệu vào xác định chạy chế độ rửa bể tự động thông qua tiếp điểm của rơle 1Ra I.22: tín hiệu vào xác định việc tắt còi báo sự cố I.23: tín hiệu vào xác định thực hiện việc phục hồi quá trình lọc rửa tự động khi đã khắc phục xong sự cố( rửa lại từ đầu tự động) I.24: tín hiệu vào xác định van xả khí V8 đã mở hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 8R2 I.25: tín hiệu vào xác định van xả khí V8 đã đóng hoàn toàn thông qua tiếp điểm của rơle trung gian 8R3 A+ và A- là hai tín hiệu vào của senser đo mức nước trong bể Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 34/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang 19 tín hiệu ra bao gồm: Q.01: tín hiệu ra thục hiện mở 2 van phai nước thô V1 và V2 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm1(Rơle chế độ ) Q.02: tín hiệu ra thực hiện đóng 2 van phai nước thô V1 và V2 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm1 Q.03: tín hiệu ra thực hiện việc mở van điều chỉnh tốc độ lọc V3 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm1 Q.04: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van điều chỉnh tốc độ lọc V3 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm1 Q.05: tín hiệu ra thực hiện việc mở van dẫn nước rửa lọc số 1 V4 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm2 Q.06: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van dẫn nước rửa lọc số 1 V4 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm2 Q.07: tín hiệu ra thực hiện việc mở van dẫn nước rửa lọc số 2 V5 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm2 Q.08: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van dẫn nước rửa lọc số 2 V5 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm2 Q.09: tín hiệu ra thực hiện việc mở van dẫn gió V6 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm3 Q.10: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van dẫn gió V6 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm3 Q.11: tín hiệu ra thực hiện việc mở van xả nước lọc rửa V7 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm3 Q.12: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van xả nước lọc rửa V7 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm3 Q.13: tín hiệu ra thực hiện việc mở van xả nước lọc đầu V9 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm4 Q.14: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van xả nước lọc đầu V9 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm4 Q.15: tín hiệu ra thực hiện việc chạy bơm rửa qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm4 Q.16: tín hiệu ra thực hiện việc chạy máy gió thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm4 Q.17: tín hiệu ra thực hiện việc dừng bơm rửa Q.18: tín hiệu ra thực hiện việc phát cuông báo khi có sự cố trong hệ thống Q.19: tín hiệu ra thực hiện việc mở đèn báo bể lọc đầy sáng Q.20: tín hiệu ra thực hiện việc mở van xả khí V8 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm5 Q.21: tín hiệu ra thực hiện việc đóng van xả khí V8 thông qua tiếp điểm thường đóng của rơle Rm5 Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 35/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Do phần mềm lập trình cho PLC S7200 của công trình công ty không trực tiếp viết mà thuê một công ty chuyên về PLC viết do đó trong báo cáo này em chi xin trình bày chương trình cho S7200 đơn giản được viết băng phần mềm Step7 Micro Win32 đáp ứng chu kỳ Rửa bể lọc tự động do nhóm em viết dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 36/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 37/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 38/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 39/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 40/41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Hoàng Duy Khang LỜI KẾT Sau hơn một tháng thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Hoàng Duy Khang cũng như các anh chị kỹ sư ở công ty em đã giúp hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp Qua đợt thực tập này, thực sự em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu Đó thực sự là những kinh nghiệm thực tế hết sức hữu ích đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp như em Đối với em, trong 6 tuần qua được sống và làm việc trong một môi trường làm việc thực tế, được làm việc như những kỹ sư mới ra trường - phải tuân thủ theo những qui định của công ty em thấy mình đã tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm quí báu cũng như có cái nhìn thực tế hơn về công việc của mình trong tương lai Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn nhà trường, các thày cô giáo trong khoa Điện và bộ môn Tự động hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Hoàng Duy Khang đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo em hoàn thành tốt đợt thực tập này Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Thịnh Lớp CĐ-ĐH Điện 2– K1 41/41

Ngày đăng: 22/09/2016, 23:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan