1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH THPT ĐOẠN VĂN

32 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 709,5 KB

Nội dung

CHUYÊN đề TIẾNG ANH THPT

Trang 1

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

I Khái niệm và nhận thức chung

1 Khái niệm đoạn văn (paragraph)

Theo từ điển Oxford advanced learner's dictionary thì: “Paragraph is a section

of a piece of writing, usually consisting of several sentences dealing with a single

subject The first sentence of a paragraph starts on a new line”; Còn theo Wikipedia thì

“A paragraph is a self-contained unit of a discourse in writing dealing with a

particular point or idea A paragraph consists of one or more sentences Though not required by the syntax of any language, paragraphs are usually an expected part of formal writing, used to organize longer prose”.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì một đoạn văn (a paragraph) là một nhóm

các câu có liên quan đến nhau về một chủ đề nào đó Các câu phải có mối liên hệ chặt

chẽ với nhau và chủ đề chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để gắn kết các câu với nhau

Ví dụ: Đề bài yêu cầu HS viết một đoạn văn về công việc em muốn làm sau khi

học xong (write a paragraph about the kind of job you would like to do after you finish your education) Từ đề bài, HS cần xác định các em sẽ phải lựa chọn một nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, tránh lan man sang chủ đề nào khác nếu không thì đoạn văn có thể bị

xa đề, lạc đề Chẳng hạn với đề này nếu HS nào có ý định kể về việc học hành khó khăn, vất vả thế nào, hay nói về nhiều hoài bão, ước mơ của bản thân (ngoài chuyện nghề nghiệp ra) thì sẽ bị coi là lạc đề

2 Bố cục một đoạn văn trong tiếng Anh

Bố cục của một đoạn văn có ba phần chính: câu chủ đề (topic sentence), các câu hỗ trợ (supporting sentences/content), và câu kết luận (concluding sentence/closing sentence).

a Câu chủ đề (topic sentence): Đây là câu đầu tiên của đoạn và cho người đọc biết

chủ đề của đoạn cũng như thông báo cho người đọc biết người viết sẽ viết gì về chủ đề

đó Trong câu chủ đề có 2 phần chính: phần chủ đề (topic) và ý tưởng chủ đạo

(controlling idea) Phần ý tưởng chủ đạo chính là phần giới hạn nội dung của đoạn, cho người đọc biết rằng đoạn văn chỉ nói đến những khía cạnh nào đó của chủ đề thôi chứ không phải những khía cạnh khác Ví dụ: với đề bài vừa nêu trên thì câu chủ đề có thể là: Sau khi học xong em muốn trở thành giáo viên tiểu học vì một vài lí do (After

finishing my education, I want to become a teacher at a primary school for several reasons) Câu chủ đề này thông báo cho người đọc biết chủ đề của đoạn văn mà người

Trang 2

viết sẽ viết là về nghề nghiệp sau khi em học xong cũng như lý giải các lí do lựa chọn

nghề nghiệp đó

b Các câu hỗ trợ (supporting sentences): Các câu này nằm sau câu chủ đề và dùng

để giải thích thêm cho câu chủ đề hoặc đưa ra các ví dụ minh hoạ Mời tham khảo mẫu sau vấn với đề bài nêu trên:

The first reason for my choice of job is the inspiration derived from my own teachers

at my primary school They were as kind-hearted and dedicated as my parents, which contributed to rendering my experience at school significantly more enjoyable and meaningful They also taught me numerous wonderful things about various subject matters and set shining examples to me through their human dignity Next, my love for children can be an explanation for this intention of mine Working with children, who are incredibly innocent and adorable, may probably help me forget all the worries and troubles that I might encounter in my daily life Finally, it is sharing knowledge that is what I pursue as a teacher I always cherish the ambition of passing on what I acquire toothers and give them a hand in broadening their horizons of knowledge, which might be

of considerable significance for their pursuit of success in the future

(Lí do đầu tiên cho việc lựa chọn làm nghề giáo viên của em chính là nguồn cảm hứng được khơi dậy bởi chính những giáo viên của tôi ở tiểu học Các thầy cô tốt bụng và tận tuỵ như cha mẹ em, điều mà góp phần khiến cho trải nghiệm của em ở trường học vui và ý nghĩa hơn nhiều Các thầy cô còn dạy cho em muôn vàn những điều kì thú về những chủ đề khác nhau và là những tấm gương sáng ngời về nhân phẩm Tiếp đến, tình yêu trẻ cũng là một lý do giải thích cho ý định làm giáo viên của em Làm việc với những đứa trẻ vô cùng ngây thơ và đáng yêu có thể giúp em quên đi những muộn phiền

và rắc rối em có thể gặp phải trong cuộc sống thường nhật Cuối cùng chia sẻ kiến thức là điều em muốn thực hiện/theo đuổi khi làm giáo viên Em luôn khát khao được chia sẻ kiến thức của bản thân cho người khác và giúp họ mở rộng chân trời kiến thức, điều mà có thể có ý nghĩa lớn lao trong việc theo đuổi thành công của họ trong tương lai).

c Câu kết luận (concluding/closing sentence): Đây là câu cuối cùng trong đoạn Câu

này có thể diễn đạt lại câu chủ đề bằng từ ngữ hoặc cấu trúc câu khác hoặc cũng có thể diễn đạt lại các ý chính đã trình bày trong các câu hỗ trợ

Ví dụ: In general, I want to work as a teacher at a primary school in the future because

of my being inspired by my primary-school teachers, my affection for children, and my

aspiration of sharing my knowledge with other people (Tóm lại, em muốn trở thành một giáo viên tiểu học trong tương lai vì em được khơi nguồn cảm hứng bởi các giáo

Trang 3

viên tiểu học của mình, vì em yêu trẻ và vì em muốn được chia sẻ kiến thức với mọi người)

Ngoài ra chúng ta cũng có thể đặt một tiêu đề (title) cho đoạn văn của mình (không bắt buộc) Tiêu đề cho người đọc biết chủ đề của bài viết và thường không cần phải là một câu hoàn chỉnh mà chỉ cần là một hoặc vài từ Ví dụ với đề bài trên chúng ta có thể đặt tiêu đề: “My future job”

Như vậy về bố cục có thể thấy một đoạn văn dứt khoát phải có đủ 3 phần: Câu chủ đề (duy nhất 1 câu), các câu nội dung (nhiều câu) và câu kết (cũng duy nhất 1 câu), tất cả các câu đó phải được đặt trong một liên kết hợp lí, thống nhất và tuyệt đối không xuống dòng giữa chừng

3 Phân loại

Trong các sách, tài liệu cũng như từ điển đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau,

cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy cho học trò thì căn cứ vào các kiến thức phổ thôngcủa SGK để chia ra 3 loại sau đây:

-Loại 1: đoạn văn phân tích (analyzing)

Đây là dạng rất phổ biến trong chương trình phổ thông, dạng này đơn giản là yêu cầu người viết nêu ra, kê ra, kể ra những khía cạnh, những vấn đề theo đòi hỏi của đề bài Thông thường người viết vẫn cần sự tư duy, suy xét để có thể nêu ra những điều hợp lí nhất, điển hình nhất, tuy vậy đòi hỏi này không cao, cũng không cần người viết phải đề cập đáng kể đến quan điểm hay cách nhìn nhận cá nhân

Ví dụ: Write a paragraph about measures for protecting endangered animals (Task 2 – Unit 10: Endangered Species – SGK Tiếng Anh 12 trang 113)

Hoặc một số trường hợp khác như: Write a paragraph about the benefits of learning English/ of using bicycles/ of watching TV…

- Loại 2: Đoạn văn mô tả (Describing)

Loại này cũng khá phổ biến với học sinh phổ thông, nó đòi hỏi người viết phải thực hiện việc mô tả về các khía cạnh, các mặt hoặc các giai đoạn theo trình tự của một đối tượng, một chủ thể cho trước trong đề bài

Trong SGK THPT chúng ta bắt gặp dạng này rất nhiều như mô tả 1 bộ phim (describe a film/movie) – Tiếng Anh 10, mô tả về một người bạn (describe your friend) – Tiếng Anh 11, mô tả một cuốn sách/câu chuyện đã đọc (describe a book) – Tiếng Anh12…

Trang 4

- Loại 3: Đoạn văn nghị luận mang tính tranh luận, bàn luận (argumentative)

Loại này ít phổ biến trong chương trình giáo khoa, dạng này thường đưa ra một nhận định, một phát biểu và yêu cầu người viết đánh giá, cho nhận xét về điều đó trên

cơ sở quan điểm, cách nhìn nhận cá nhân

Đây là dạng bài khó nhất đối với HS, nó có sự kết hợp của 2 dạng bài trên cộng với cách thể hiện tư duy hiểu biết xã hội, sự dẫn dắt, cách thể hiện luận điểm, tư tưởng

cá nhân của học sinh

Ví dụ bài 15 – SGK Tiếng Anh 12 có nêu ra phát biểu “Married women should not go to work” và yêu cầu HS thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình, mặc dù yêu cầu này được đưa ra ở 1 tiết Speaking, nhưng nó hoàn toàn có thể được biến đổi sang yêu cầu của một bài Writing

- Cách phân loại ở trên thực tế mang tính cá nhân, nhất là giữa loại 1 và loại 2 không hoàn toàn có giới hạn rõ ràng, với một vài đề thi cụ thể thì có thể hiểu theo loại nào cũng chấp nhận được Tuy nhiên cách phân loại trên giúp giáo viên dễ chia ra để hướngdẫn học sinh thiết kế dàn ý (outline) mà tôi sẽ trình bày ở phần sau

4 Những yêu cầu cơ bản của một đoạn văn tốt

Thông thường một đoạn văn viết bằng tiếng Anh có độ dài dao động trong

khoảng 80 đến 150 từ (words), tuy nhiên trong đề thi minh họa cũng như đề thi chính thức môn Tiếng Anh năm 2015 thì Bộ GD-ĐT đã nêu cụ thể số từ được yêu cầu là 140 từ với số điểm dành cho nó là 1.5 điểm

Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT được thể hiện trong đáp án của đề thi minh họa năm 2015 thì một đoạn văn tốt được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí chính sau đây:

- Bố cục (0.4đ): câu đề dẫn chủ đề mạch lạc; bố cục hợp lí, rõ ràng phù hợp với yêu cầu

của đề bài; bố cục uyển chuyển từ mở bài đến kết luận

- Phát triển ý (0.25đ): phát triển ý có trình tự logic; có dẫn chứng, ví dụ để bảo vệ ý

kiến của mình

- Sử dụng ngôn từ (0.3đ): sử dụng ngôn từ phù hợp nội dung; đúng văn phong, thể loại;

dùng từ nối các ý cho bài viết uyển chuyển

- Nội dung (0.3đ): đủ thuyết phục người đọc; đủ dẫn chứng, ví dụ, lập luận; số từ không

nhiều hơn hoặc ít hơn so với quy định 5%

- Ngữ pháp, dấu câu và chính tả (0.25đ): sử dụng đúng dấu câu; viết đúng chính tả; sử

dụng đúng thời/thì, cấu trúc ngữ pháp

Trang 5

Như vậy có thể thấy để có một đoạn văn hay, dành được số điểm cao là không hềđơn giản.

5 Thực trạng của học sinh tại đơn vị nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, học sinh lớp 12 tại THPT Bình Sơn có những đặc thù khá riêng biệt so với các trường khác về năng lực ngoại ngữ nói chung và năng lực viết nói riêng Quá trình giảng dạy và tiếp xúc với học trò cho tôi thấy mặt bằng chung trình

độ tiếng Anh của các trò còn rất nhiều hạn chế, nhiều điểm bất cập về kiến thức cơ bản,

hệ thống kĩ năng chung cũng như phương pháp học tập, có thể thẳng thắn thừa nhận một thực tế là trình độ tiếng Anh của học trò vùng ngược này thuộc vùng trũng so với các khu vực vùng xuôi Điều này do xuất phát điểm của các trò là khá thấp, chúng thiếunền tảng, sự chăm lo về ngoại ngữ từ những năm cấp 1, cấp 2; điều kiện giao lưu, tiếp xúc về ngoại ngữ còn hết sức hạn chế Chính vì thế, để có thể hoàn thành được những yêu cầu theo sách giáo khoa đã là một thành công lớn đối với họ Khi giảng dạy ở các lớp cơ bản, chúng tôi thường chỉ dám đặt ra mục tiêu khiêm tốn là học trò có thể nắm được kiến thức cơ bản bởi vì chúng tôi vừa cố gắng hoàn thành được bài theo phân phốichương trình, vừa kết hợp củng cố, ôn lại kiến thức cũ cho HS – điều này tốn khá nhiều thời gian, công sức

Đổi lại, học trò vùng quê này cũng có được những ưu thế nhất định là biết vâng lời, hiếu học

II Những yêu cầu, đòi hỏi để thực hiện việc viết đoạn văn

Để thực hiện tốt việc dạy và học viết đoạn văn Tiếng Anh theo mô hình kì thi THPT QG đòi hỏi khá nhiều điều ở cả người dạy và người học

1 Đòi hỏi từ phía giáo viên

Giáo viên đương nhiên giữ một vai trò chủ chốt quyết định thành công của quá trình này bởi đó là người hướng dẫn, vạch đường chỉ lối, đồng thời quản lí, giám sát quá trình tiến hành và kiểm tra đánh giá kết quả Nói một cách cụ thể thì theo tôi người giáo viên cần đảm bảo một số mặt sau đây:

- Có kiến thức chắc chắn về kĩ năng viết nói chung và viết đoạn văn nói riêng Điều nàythể hiện ở sự hiểu biết của giáo viên về kĩ năng này, khả năng vận dụng thực tiễn một cách hiệu quả, bên cạnh đó là sự am hiểu về kiến thức văn hóa xã hội, nhất là văn hóa Anh - Mỹ, khả năng tư duy theo phong cách viết trong tiếng Anh

Trang 6

- Có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, khả năng truyền thụ dễ hiểu, đơn giản, biết vận dụng nhiều cách tiếp cận khi truyền đạt kiến thức cho học trò, nhất là khả năng quản lí, kiểm soát hoạt động học tập của học sinh.

- Tích cực trong việc viết mẫu, làm mẫu về bài viết, dẫn dắt học trò phương pháp tư duy Đặc biệt phải kể đến khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả của học trò sau khi giao việc Thông thường quá trình này người giáo viên phải đầu tư khá nhiều thời gian khi phải đọc từng câu, từng bài viết của từng học trò, rồi chỉnh sửa, giải thích, nhận xét… Nhìn chung khi dạy viết, một trong những đòi hỏi ở mặt này ở giáo viên là sự kiên trì, kiên trì để đọc hết bài của học trò, kiên trì để tiếp tục quá trình chứ không buông xuôi khi thấy trò quá chậm tiến bộ

2 Đòi hỏi từ phía học sinh

Viết một đoạn văn theo hình thức tự luận được cho là dạng bài giúp đánh giá rất toàn diện trình độ, khả năng của người học, và do đó có thể thấy để làm tốt dạng này đòi hỏi ở học sinh khá nhiều điều:

- Về ngữ pháp: học sinh cần có kiến thức nền về ngữ pháp tương đối đầy đủ, thông

thuộc các chủ đề cơ bản về ngữ pháp như các thì, câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề liên hệ, giới từ, mạo từ, liên từ, một số cấu trúc ngữ pháp, mệnh đề phổ biến… Trong trường hợp đối tượng học sinh mất gốc, chưa nắm được các kiến thức ngữ pháp cơ bản thì sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc vừa dạy kiến thức mới về kĩ năng viết vừa củng

cố kiến thức ngữ pháp

- Về từ vựng: học sinh cần có vốn từ vựng nhất định về các chủ đề phổ thông, sự hiểu

biết về từ loại, cấu tạo từ, cấu tạo câu cơ bản Lượng từ vựng này sẽ như một nguồn vốnđể học sinh có thể sử dụng trong quá trình họ viết, tất nhiên số lượng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng học sinh, đối với học sinh biết quá ít từ vựng thì khó khăn sẽ nhân lên gấp nhiều lần

- Về hiểu biết xã hội và kĩ năng:

Một học sinh viết tốt cần có sự hiểu biết xã hội tốt, thậm chí có thể gọi là vốn sống Các kiến thức xã hội này giúp học sinh biết định hướng đúng khi viết, biết tạo nguồn thông tin cần thiết để làm tư liệu cho bài viết Bên cạnh đó học sinh sẽ biết thể hiện tư duy độc lập, thái độ chuẩn mực, tôn trọng các giá trị văn hóa, pháp luật, tôn trọng cộng đồng khi đưa thông tin vào bài viết Ví dụ trong chương trình tiếng Anh 12

có bài yêu cầu học sinh đề xuất/ gợi ý các phương án khả thi để bảo vệ các loài (động thực vật) đang gặp nguy hiểm (nguy cơ tuyệt chủng), đương nhiên họ sẽ phải vận dụng

sự hiểu biết cá nhân để có thể đưa ra các ý tưởng hợp lí và khả thi như: cần ban hành luật để bảo vệ động thực vật; tẩy chay các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang

Trang 7

dã; tuyên truyền, tạo công ăn việc làm cho những người có đời sống lệ thuộc vào các sản vật từ rừng…

Bên cạnh đó, học sinh cần có chút ít vốn kĩ năng cho việc viết để câu văn mang đúng phong cách, tránh tình trạng câu văn “khòng kheo” theo kiểu “Việt hóa” bởi nó được suy ra bằng cách dịch “word by word” từ tiếng Việt

III Hướng dẫn các bước tiền đề cho việc viết đoạn văn

Khi hướng dẫn kĩ năng viết đoạn văn cho học trò, giáo viên cần dành một lượng thời gian nhất định để giúp học sinh ôn tập và luyện tập với các bước tiền đề chứ khôngnên đi vào hướng dẫn viết đoạn ngay Thời lượng này dài hay ngắn tùy thuộc vào mặt bằng chung của học trò ở mức nào, với tôi thông thường dành khoảng một phần ba thời lượng hạng định cho phần này

1 Luyện tập với viết câu:

Hướng dẫn, quản lí học sinh thực hiện việc viết câu, xây dựng câu theo một số

mô hình chuẩn bị sẵn, mức độ từ câu đơn đến câu phức, dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để học trò được tự do thay đổi câu mẫu, tự do nêu ý tưởng, càng phong phú càng tốt Tôi giới thiệu sau đây một vài mô hình câu theo tài liệu của P.GS Lê Văn Canh – Trường ĐH NN mà chúng tôi đã được tập huấn trong thời gian qua:

ACTIVITY 1: PRACTICE WITH CONDITIONAL SENTENCES:

Form for type 3:

If + had (not) done +would (not) have done

• Write two sentences about things you wish had turned out differently, and two sentences about things you are pleased about.

• Examples:

If I hadn’t failed my exams, I would have gone to university.

If I hadn’t gone to that party, I wouldn’t have met my old friend.

ACTIVITY 2: PRACTICE WITH (DON’T) LIKE and BECAUSE

*Ask students to write a sentence saying what their opinion is a bout a certain topic:Form: I like/ don’t like ……… because ………

Examples:

Trang 8

I like spring because it is cool/ I don’t like summer because it is hot

> Now, change the underlined words into others

> And then, change the subjects, too.

* Look at the following information about Carlos’ likes (√) and dislikes (X) and read the sentences which follow

• Carlos Music: hip hop (√) , classical music (X)

Sport: football (√), tennis (√)Entertainment: films (√), clubs (√)Food: spicy food (√), raw fish (X)

He likes hip hop but he doesn’t like classical music

He likes football and tennis

He likes watching films and going out to clubs

He likes spicy food but he doesn’t like raw fish

Now write similar sentences saying what music, sport, entertainment, and food

you like and dislike Use and and but

ACTIVITY 3: DICTATING SENTENCE COMPLETION

My favourite time of the day is ……

• The one thing I would most like to learn is how to …

• The best film I have ever seen is ……

• One of the most exciting things that has ever happened to me is ………

ACTIVITY 4: SIMILES

My friend is like an ice-cream

He can be very cold

He can be melting easily

And he can cool down your anxiety

>Now write other sentences like:

Trang 9

Our teacher is like ……

ACTIVITY 5: “CLONING” LANGUAGE

An extreme example of this is taking a sentence and altering one word each time, takingnotice of any grammatical changes needed, to produce many more sentences:

The cat sat on the mat.

The cat sat on the dustbin.

The cat sat on your dustbin.

The cat ate in your dustbin.

The dog ate in your dustbin.

My dog ate in your dustbin

ACTIVITY 6: “I AM” PATTERN

I am (two special characteristics you have)

I wonder (something you are curious about)

I see (an imaginary sight)

I want (an actual desire)

I am (the first line of the poem repeated)

I am a stranger who leaves myself.

I wonder if there is a place I can fit.

I hear the scream of my mind.

I see an ocean in red.

I want to cry.

I am a stranger who leaves myself

ACTIVITY 7: CONTROLLED CONPOSITION: INCOMPLETE LETTER

Use the form below You may add more sentences if you wish Use correct punctuation and capitalization

Dear ……….,

Trang 10

I am happy to ……… My name is ……… I live in …… Would you like ……? Wecan ……….

I am … years old I am … My eyes are …., and my hair is … My hobbies are

……

My city is … The weather is … The winters are … Do you have any … ? Do you have any … ? Are you … ? Are you … ? Please write and tell me about yourself.Sincerely,

ACTIVITY 8: GIVING OPINION

Complete the forms below according to your point of view:

Form 1: I can’t buy (a/an)……… because I don’t have enough ………

> Now change the verb “buy” into others (e.g: sleep/play/go.etc.)

> And change the subject “I” into others

Form 2: My idea job in the future is to become a/an ……… , working as a/an

……… can be exciting because I can ………

> Now change “job” into place/world… and complete the rest of the sentence

Form 3: The friend whom I admire the most is …………., he/she is a/an… , he/she lives in …………

> Now change the word “friend” into teacher/woman/person/athlete/singer… and complete the rest of the sentence

2 Luyện tập với phát triển ý tưởng

Thực chất đây vừa là dạng luyện tập giúp học sinh củng cố từ vựng, tập xây dựngcâu, vừa giúp học sinh chuẩn bị các tư liệu cần thiết để đưa vào bài viết (tư liệu cho dàn

ý – outline)

ACTIVITY 1: PICTURE DESCRIPTION

Trang 11

Make six sentences that describe the picture above.

Word bank: floating, iceberg, ocean, penguin

Describe the picture, using There is/ There are….

ACTIVITY 2: CREATING WRITING: ALPHABET POEMS

Trang 12

• Every line must start with the letter

• The whole poem must be related to the key word.

Afternoons of heat and playfulness

Charm of summer, anger of the storm

Home, and the hills of sand

Yes! It’s holiday

ACTIVITY 3: TWO-LINED POEMS

Tell the class that they are going to write a poem It will have only two lines, and each line has just two words The first line will start with “Hello”, the second with

“Goodbye” Give students two examples:

Trang 13

ACTIVITY 4: FIVE SENSES PATTERN

Line 1: what colour an emotion or idea is

Line 2: what the emotion tastes like

Line 3: what the emotion sounds like

Line 4: What the emotion smells like

Line 5: what the emotion looks like

Line 6: what emotion makes you feel like

Example:

Fall is red and yellow

It tastes like chicken soup

It sounds like wind through the trees

And smells like warm wood smoke

It looks like what you see

When you get you new glasses

It makes you feel energetic

ACTIVITY 5: A HERO PATTERN

Line 1: A person you admire

Line 2: Three words to describe the person

Line 3: Place, group, or activity identified with the person

Trang 14

Line 4: Three action words (-ing words) for the person

Line 5: When or where the actions takes place

Line 6: Thoughts or feelings about the person

ACTIVITY 6: A CHAIN STORY

Ask students to choose one kind of story they like (e.g narrative, love, detective,

horror, etc.) One student writes the first sentence of the story Others take turn to

complete the story with each continuing the story with his/her own sentence

Example:

Last summer, I spent my holiday in Hawaii.

ACTIVITY 7: ERROR CORRECTION

The paragraph below has 5 errors Find the errors Rewrite the paragraph and correct the errors

My favourite place is my grandmother’s house I started visit my grandmother on the weekends when I was younger Last weekend, we play games and go hiking!

Although my grandmother is 82 years old, but she is very fun and active My

grandmother at all does not act like an old woman I always have fun when I visit her house, and that is why my grandmother’s house is my favourite place.

ACTIVITY 8: KINDS OF…

Fill in the blanks

Kinds/Types of Books: comic, example: Doreamon; ………

Kinds/Types of films or movie: cartoon, example: Tom and Jerry; …………

Kinds/Types of climate: ………

Kinds/Types of parties: ………

Kinds/Types of sports: ………

Kinds/Types of music: ………

Trang 15

ACTIVITY 9: OPPOSITION

Good or bad? Some people think mobile phones are good, others think they are bad,

give some reasons:

Mobile phones are good Mobile phones are bad

- Mobile phones help us to contact

-

-Advantages and disadvantages of bicycles

Trang 16

-

-ACTIVITY 10: ORDER

What you do everyday

Get up > wash face > brush teeth > have breakfast > ……… > go to bed (add

at least 20 more actions)

What you did last Tet holiday:

Cleaned/Decorated the house > went to the market > bought peach blossom and

……… > finished the holiday, went back to school (add as much actions as possible)What you did at your last birthday party:………

TIỂU KẾT: Các hoạt động trên có khá nhiều tác dụng trong việc giúp học sinh ôn lại một số kiến thức ngữ pháp, một số từ vựng cần thiết, đồng thời trang bị sẵn

những ý tưởng mà họ có thể sử dụng trong các bài biết được yêu cầu ở giai đoạn sau.

IV Hướng dẫn học sinh tiến hành viết

1 Hướng dẫn nhận định đề bài

Việc nhận định đề bài là quan trọng hàng đầu, quyết định thành bại của bài viết, vì thế đây là công việc không thể chủ quan Đối với việc này chúng ta cần hướng cho

HS đọc đề để xác định những điều cơ bản là:

- Đoạn văn được yêu cầu thuộc loại nào: phân tích, mô tả hay tranh luận?

- Thời điểm nào được đề cập đến từ đó để xác định thì cho bài viết được chính xác: hiệntại đơn, quá khứ hay hỗn hợp…

- Đối tượng nào được đề cập chính: là người, là vật hay việc? số ít hay số nhiều, tương đương với đại từ nào trong Tiếng Anh

- Chủ đề của bài viết thuộc lĩnh vực nào: Thông thường 1 đoạn văn được yêu cầu trong

đề thi THPT QG sẽ thuộc một trong các lĩnh vực phổ thông có trong chương trình như chủ đề gia đình, nhà trường (học tập), văn hóa xã hội (sự đa dạng về văn hóa), nghề nghiệp, thể thao, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, sách, vai trò của phụ nữ… Việc xác định chủ đề này giúp học sinh dễ định hướng tư tưởng để chuẩn bị hệ thống thông tin, líluận làm tư liệu cho bài viết

- Một điểm lưu ý nữa đối với học sinh là quy mô và phạm vi được đề cập đến theo yêu cầu của đề bài, họ cần đọc kĩ đề để tư duy chính xác quy mô, phạm vi này: quy mô lĩnh

Ngày đăng: 22/09/2016, 07:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w