1.2 Môi trường nuôi cấy:- Ba loại công thức thường dùng cho cả môi trường chọn lọc và không chọn lọc là: +Môi trường lỏng Middlebrook 7H12 +Môi trường trứng Lowenstein-Jensen +Môi trường
Trang 1TRỰC KHUẨN LAO
(Mycobacterium tuberculosis)
Trang 2Mở đầu
tìm ra năm 1882, cho nên nó được mang tên ông Bacille de Koch (BK)
Trang 31.Đặc điểm sinh học
1.1 Hình dạng :
- Vi khuẩn lao hình trực, thân mảnh 2 đầu nhọn
- Kích thước 3-5µm
- Không di động, không có lông, không nha bào
- Hiếu khí tuyệt đối
- Nhuộm bằng phương pháp Ziehl- Neelsen bắt màu đỏ
- Các vi khuẩn này thường đứng riêng lẻ một mình hay xếp thành đám lớn rất khó phân biệt từng con vi khuẩn
Trang 51.2 Môi trường nuôi cấy:
- Ba loại công thức thường dùng cho cả môi trường chọn lọc và không chọn lọc là:
+Môi trường lỏng Middlebrook 7H12
+Môi trường trứng Lowenstein-Jensen
+Môi trường thạch bán tổng hợp
1.3 Đặc điểm tăng trưởng
- Mycobacteria là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, lấy năng lượng từ phản ứng oxy hóa các phức hợp
Carbon đơn giản
- C02 có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn.
- Thời gian nhân đôi của vi khuẩn rất dài, từ 15 đến 22 giờ, so với các vi khuẩn thường khác từ 20 đến
30 phút
- Do đó các mẫu cấy vi khuẩn lao phải ủ khoảng 6 tới 8 tuần
Trang 61.4 Sức đề kháng
- Vi khuẩn có sức đề kháng tương đối mạnh với các nhân tố lý hoá học
-Ở bệnh phẩm đờm tồn tại nhiều ngày, nếu ở nơi tối ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn sống và còn độc lực
-Ở nhiệt độ 42°C: Vi khuẩn ngừng phát triển nếu ở nhiệt độ 80°C/10 phút: vi khuẩn bị chết
-Cồn 90°С tồn tại được 3 phút, acid phenic 5% sau 1 phút bị tiêu diệt
-Vi khuẩn kháng với nhiều loại thuốc chống lao và ngày càng tăng lên
1.5 Cấu tạo hóa học
- Thành phần lipid chiếm 40% trọng lượng khô của tế bào, nhiều lipid liên kết chặt chẽ với vách tế bào làm vi khuẩn có tính kháng acid, kỵ nước và tăng trưởng dồn cục
- Yếu tố tạo thừng: vi khuẩn lao có khuynh hướng tạo sợi dài, song song, xoắn vào nhau liên quan đến độc tính của vi khuẩn
- Protein: tế bào Mycobacteria chứa nhiều protein.Các protein này kích thích sự sinh ra nhiều kháng thể khác nhau
Trang 72 Khả năng gây bệnh
-Vi khuẩn lao xâm nhập qua cơ thể chủ yếu qua đường ho hấp và tiêu hóa.
-Đường hô hấp là đường lây nhiễm thường xuyên
và quan trọng nhất (lao phổi chiếm 90% tổng số lao).
-Đường tiêu hóa gây lao ruột…
-Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi bằng đường máu Trong thực tế con đưòng truyền bệnh này lại càng hiếm gặp Như vậy con đưòng truyền bệnh quan trọng nhất với bệnh lao là đưòng hô hấp.
Trang 8- Bệnh lao phổi khi ho (hoặc hắc hơi) bắn ra các hạt rất nhỏ lơ lửng trong không khí, phân tán xung quanh người bệnh, người lành hít phải các hạt này khi thở có thể bị bệnh
- Các hạt lơ lững trong không khí có kích thước lớn bị lọc lại
và lắng đọng ở bề mặt niêm mạc mũi, miệng hầu, chỉ
những hạt nhỏ có kích thước 1 – 5 nm mang vi khuẩn
được hít vào tận phế nang
- Các mô của phế nang bị vi khuẩn xâm nhập tạo ra ổ vi
khuẩn đầu tiên. Từ đây vi khuẩn được gieo rắt đến hạch
Lympho trong vùng rồi đến các mô khác
Trang 93 Miễn dịch và dị ứng
3.1 Hiện tượng Koch(Hiện tượng dị ứng lao)
-Vi khuẩn lao được tiêm dưới da vào đùi phải của chuột lang. 10 đến 14 ngày sau một sần tạo thành ở chỗ tiêm. Sần phát triển thành loét dai dẵng
Hạch lympho vùng lân cận sưng lên và bả đậu hóa.Ở động vật bị nhiễm lao trước, chỗ tiêm phát triển thành 1 vùng cứng trong 1-2 ngày rồi hoại tử thành vết loét nhẹ,nông,lành rất nhanh.Sự nhiễm khuẩn lần 2 không tạo ra hạch lao, không xâm lấn các hạch lân cận và do đó con vật có thể chống lại liều vi khuẩn lao được tiêm lần 2. Đó là hiện tượng Koch
3.2 phản ứng Turberculin
-Phản ứng tuberculin là một loại test nội bì để đánh giá miễn địch lao. Bản chất của nó là một phản ứng quá mẫn muộn
- Tiêm 0,1ml tuberculin PPD chứa 5 đơn vị tuberculin (5 TU) vào trong da ở mặt trước cẳng tay. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu tại nơi tiêm xuất hiện nốt cứng đỏ với đường kính từ 10mm trở lên là phản ứng dương tính, tức là cơ thể đã có miễn dịch với vi khuẩn lao
Trang 103.3 Đáp ứng miễn dịch của cơ thể
- Đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao do Lympho T và đại thực bào thực hiện thông qua
Lymphokin.
Khi cơ thể tiếp xúc với BK thì cơ thể sinh ra LT và LDTH, lần thứ 2 tiếp xúc với BK thì các Lympho bào này phản ứng và sinh yếu tố hoà tan (Lymphokin).
3.4 Miễn dịch chủ động
- Được điều chế từ một chủng lao bò giảm độc bằng cách cấy truyền nhiều lần (230 lần trong
13 năm) ở môi trường chứa mật bò và glycerin. Vaccine này tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao nhưng tính miễn dịch không hoàn toàn, ở người nó giảm số người mắc bệnh lao và tỷ lệ tử vong
Trang 114 Dịch tễ học
-Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp,tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, da niêm
- Yếu tố thuận lợi : gần nguồn nhiễm,nới đông dân, tù túng
- Yếu tố liên quan bệnh: suy dinh dưỡng ,nhiễm khuẩn, nghiện rượu,mệt mỏi kéo dài…
5 Chuẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm thông thường là đờm.
- Nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen trực tiếp hoặc sau khi thuần nhất.
- Phân lập vi khuẩn: dù kết quả nhuộm thế nào cũng cần nuôi cấy vi khuẩn vì nuôi cấy nhạy hơn nhuộm. Hơn nữa đặc tính
khuẩn lạc còn cho phép phân biệt vi khuẩn lao với những vi khuẩn kháng axit không gây bệnh và Mycobacteirum không xếp
hạng. Ngoài ra vi khuẩn phân lập được sử dụng để làm kháng sinh đồ.
- Tiêm truyền súc vật: một phần bệnh phẩm có thể tiêm dưới da vào chuột lang. Thử nghiệm tuberculin sau 3 - 4 tuần và mổ xác sau 6 tuần để tìm thương tổn điển hình và vi khuẩn lao. Vi khuẩn kháng INH không gây bệnh ở chuột lang nhưng phát triển tốt
ở môi trường nuôi cấy.
Trang 12-Điều trị triệt để nguồn lây:
+Cần chú ý phối hợp đầy đủ thuốc, thời gian điều trị và phải phối hợp ít nhất 3 loại. Phải đảm bảo đủ thời gian, đủ liều lượng và thường xuyên kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc cũng như diễn biến bệnh. +Tiêm phòng lao bằng vacxin BCG
+Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hệ thống miễn dịch, không hút thuốc lá, không khạc nhổ bữa bãi, giữ gìn vệ sinh nơi ở xung quanh sạch sẽ thoáng mát
6.Phòng bệnh và trị bệnh:
6.1 Phòng bệnh
Trang 136.2 Điều trị
Chương trình phòng chống lao Việt Nam quy định 5 thuốc chống lao thiết yếu là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E).
Phác đồ điều trị lao:
Điều trị bệnh nhân lao mới: Công thức: 2SHRZ/6HE:
• Sử dụng 4 loại thuốc Streptomycin(S), Isoniaazid(H), Rifampicin (R), Pyrazinamiad(Z) hàng ngày trong 2 tháng đầu, 6 tháng tiếp theo sử dụng 2 loại thuốc là Isoniazid và Ethambutol(E)
• Chỉ đinh : Tất cả các trường hợp lao mới, hoặc đã điều trị < 1 tháng
Phác đồ điều trị lại: Công thức 2 SHRZE/1HRZE/5H3R3E3
• Sử dụng 5 loại thuốc Streptomycin, Isoniazid , Rifampicin , Pyzazinazid, Ethambutol lien tục trong 2 tháng đầu, tháng thứ 3 sử dụng liên tục H,R,Z,E hàng ngày, 5 tháng tiếp theo dùng 3 lần/ tuần với 3 loại R,H,E
• Chỉ định: Dùng trong trường hợp thất bại hay tái phát của công thức điều trị lao mới
Đối với trẻ em : Công thức 2RHZ/4RH
• Dùng 3 thuốc R,H,Z hàng ngày trong vòng 2 tháng đầu, 4 tháng tiếp theo với 2 loại H và R
• Chỉ định: Tất cả các trường hợp lao trẻ em. Đối với thể nặng như lao kê , lao xương khớp lao màng não thì có thể bổ sung SM trong 2 tháng đầu