Thuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt NamThuật Ngữ lịch sử việt Nam
Trang 1Thuật ngữ lịch sử Việt Nam
A
AN TOÀN KHU
1 – Khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “đi ̣a lợi, nhân hòa”, nhất là có cơ sở quần chúng cách ma ̣ng vững chắc, đảm bảo an toàn cho cán bộ và
cơ quan lãnh đa ̣o cách ma ̣ng hoa ̣t động thuâ ̣n lợi
2 – Khu vực được hı̀nh thành trong thời kı̀ cách ma ̣ng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) Có loa ̣i an toàn khu (ATK) củ Trung ương và ATK của đi ̣a phương (tı̉nh, huyê ̣n) Trong thời kı̀ cách ma ̣ng tháng Tám 1945, ATK được xây dựng cả ở Hà Nội và các thành phố, thi ̣ xã để bảo vê ̣ các cơ quan lãnh đa ̣o, phát triển lực lượng, tiến tới khởi nghı̃a vũ trang giành chı́nh quyền Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), ATK được xây dựng sâu trong căn cứ đi ̣a Viê ̣t Bắc (ATK Trung ương) và ở nhiều vùng kháng chiến (ATK đi ̣a phương) ATK không chı̉ là nơi bảo vê ̣ cơ quan lãnh đa ̣o, lực lượng cách ma ̣ng, kháng chiến mà còn là nơi thực hiê ̣n các chủ truong chı́nh sách của Đảng và Nhà nước
ÂN XÁ
Giảm án hoă ̣c tha tội cho pha ̣m nhân đàng chi ̣u án, trước kı̀ ha ̣n và đã cải ta ̣o tốt hay có thành tı́ch khi ở tra ̣i Được tiến hành thường vào các di ̣p lễ lớn, do người đứng đầu Nhà nước ra lê ̣nh
B
BÁ QUYỀN LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG
Quyền lãnh đa ̣o cao nhất và duy nhất của một giai cấp, một chı́nh đảng đối với phong trào cách ma ̣ng
Trong thời đa ̣i mới (từ sau Cách ma ̣ng xã hội chủ nghı̃a tháng Mười Nga), ở Viê ̣t Nam, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đa ̣o cách ma ̣ng thắng lợi Đảng cộng sản Viê ̣t Nam (từ 10 – 1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) vừa ra đời (2 – 1930) đã đươc nhân dân, li ̣ch sử giao cho bá quyền lãnh đa ̣o cách ma ̣ng, đưa cách ma ̣ng Viê ̣t Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và mãi mãi được li ̣ch sử, dân tộc giao cho sứ mê ̣nh này để lãnh đa ̣o nhân dân xâ dựng đất nước độc lâ ̣p, giàu ma ̣nh, văn minh theo con đường xã hội chủ nghı̃a đã được lựa chọn
BÃI CÔNG
Việc tạm ngừng một bộ phận hay toàn bộ côn việc sản xuất mang tính chất tập thể của công nhân, viên chức chống các chủ nhà máy, hầm mỏ, đồn điền nhằm đòi hỏi hoặc phản đối một việc gì Bãi công là một hình thức đấu tranh của công nhân chống giai cấp tư sản về mặt kinh tế và tiến tới đấu tranh chính trị
BÃI KHÓA
Hình thức đấu tranh của học sinh, sinh viên, giáo viên, tạm ngừng việc học tập, giảng dạy có tính chất tập thể đẻ đói hoi chính quyền, hiệu trưởng thực hiện một số yêu cấu về việc học tập, sinh hoạt hoặc phản đối việc gì: cuộc bãi khóa của học sinh, sinh viên Hà Nội để tang Trần Văn Ơn (1 – 1950)
BÃI THỊ
Hình thức đấu tranh của nhân dân, của những người buôn bán, tạm bỏ chợ hay đóng của hiệu để đòi hỏi hoặc phản đối việc gì của chính quyền thống trị, như tăng thuế, cưỡng đoạt: Cuộc bãi thị của tiểu thương chợ Đồng xuân (Hà Nội) năm 1950 đòi thực dân Pháp bỏ thuế thương vụ, giảm thuế chỗ ngồi
BAN LÃNH ĐẠO HẢI NGOẠI (của Đảng Cộng sản Đông Dương)
Bộ phận lãnh đâọ của đảng thành lập ở nước ngoài (năm 1934 ở Ma Cao) để liên hệ với tổ chức trong nước, nhằm củng cố lực lượng, phát triển, khôi phục, lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân, đào tạo cán bộ, thống nhất về tư tưởng và hành động của Đảng
BẢN XỨ (người)
1 – Người có nguồn gốc sinh sống lâu đời trên một vùng nào đó (dân bản địa)
2 – Tên bọn đế quốc thực dân dùng để chỉ người dân thuộc địa (có ý miệt thị): Công chức bản xứ
BẠO ĐỘNG
Dùng sức mạnh vũ trang nhằm lật đổ, thay thế những người thống trị, hoặc để chống lại lực lượng tiến bộ: Cuộc bạo động của những người nô lệ
Trang 2và dân nghèo Ai Cập vào giữa thế kỉ XVIII TCN An Lộc Sơn, Tiết độ sứ thời Đường Minh Hoàng (giữa thế kỉ VIII) ở Trung Quốc, âm mưu bạo động cướp ngôi nhà Đường “Cuộc bạo động của Việt Nam Quốc dân Đảng (2 – 1930) nổ ra quá sớm nên khó thành công “Nguyễn Ái Quốc)
BẠO LỰC
Sức mạnh đấu tranh về quân sự, chính trị…của một giai cấp, một tập đoàn này đối với giai cấp, tập đoàn khác nhằm giành chính quyền, đàn áp hoặc lật đổ chính quyền Có bạo lực cách mạng, bạo lực phản cách mạng: “Bạo lực là con đẻ của lịch sử” (Ph Ăngghen)
BẠO LỰC CÁCH MẠNG
Sức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng: Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp (chính trị, quân sự) rất to lớn Đó là công cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng Dùng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng
BẮC BỘ PHỦ
Ngôi nhà nguyên là Phủ Thống sứ Bắc Kì thời Pháp thuộc, sau thì Nhật đảo chính Pháp là Phủ Khâm sai, bị các lực lượng cách mạng tấn công và chiếm giữ Sau cách mạng tháng Tám là nơi sống và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và có tên là Bắc Bộ phủ Nay là Nhà khách chính phủ BẮC KÌ
Tên gọi miền bắc nước ta (từ Ninh Bình trở ra) thời thuộc Pháp, đặt dưới chế độ bảo hộ, tách ra, chia rẽ với Trung Kì và Nam Kì, hàm ý nghĩa chính trị,phân chia đất nước thành các phần riêng biệt
C
CÁCH LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH (chính sách)
Chính sách tổ chức lại bộ máy hành chính làng xã của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam được thực hiện từ 1904 đến 1944, thông qua một
số văn bản (Réoganistration Communale) Như nghị định Thống sứ Bắc Kì, 12-8-1921; các nghị định toàn quyền Đông Dương, 22-1927 và 5-1-1944…Thực hiện chính sách cải lương hương chính, lập ra hương ước mới, mục đích của thực dân Pháp nhằm gạt bỏ chính quyền làng xã truyền thống của chế độ phong kiến Việt Nam, lập ra chính quyền làng xã mới của chúng, để trực tiếp đưa bàn tay thống trị, bóc lột đến tận nông thôn
CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN
Cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ Sau khi cách mạng thành công ,giai cấp tư sản lập chế độ cộng hòa, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản giành độc lập và phát triển Trong cách mạng dân chủ tư sản, đồng bào quần chúng nhân dân (công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn
mà giai cấp tư sản đặt ra cho mình
CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚI
Cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng 1905 ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ
Cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân
CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN
Cách mạng dân tộc dân chủ mang tính chất nhân dân sâu sắc nhằm đánh đổ thực dân, phong kiến, xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ rồi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Cuộc cách mạng nhân dân Việt Nam tiến hành từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch
Hồ Chí Minh, là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Cách mạng này kết thúc vào nắm 1975, khi cả nước được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất và cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa
CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền, nhà nước vô sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa Cách mạng 18–3-1871 ở Pari là một cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới
Trang 3CĂN CỨ
Nơi được chọn làm cơ sở tiến hành hoạt động: căn cứ quân sự
CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG
Khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi nhân hòa”, “tiến khả dĩ công thoái khả dĩ thủ”, có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và vũ trang) để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ tinh thần, chính trị cách mạng và kháng chiến Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây dựng
cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền cách mạng, từng bước xây dựng kinh tế, xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng
Căn cứ địa cách mạng hình thành từ trong cách mạng tháng Tám 1945 (căn cứ địa cách mạng) và tiếp tục hình thành trong kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 – 1954), kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam (1954 – 1975) (Căn cứ địa kháng chiến) Căn cứ địa Việt Nam không chỉ xây dựng ở rừng núi mà cả ở vùng đồng bằng trên toàn quốc, đó là các vùng Việt Bắc, Thanh – Nghệ - Tĩnh, Liên khu V, Đồng tháp Mười, rừng U Minh…, trong đó Việt Bắc là căn cứ địa chính của cả nước (trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp)
CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG
Đường lối chung và cơ bản về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, về phương thức đấu tranh, về tổ chức sắp xếp lực lượng, về phân định bạn, thù trong toàn bộ cuộc cách mạng và trong từng giai đoạn cách mạng: Chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa
CHÍNH CƯƠNG
Đường lối chính trị cơ bản của một đảng, trong đó nêu rõ mục tiêu chính trị, trình bày nhiệm vụ và yêu cầu chính trị quan trọng nhất, hình thức và phương pháp hoạt động
CHÍNH ĐẢNG
Tổ chức chính trị của một giai cấp, gồm những người tiêu biểu nhất, có ý thức sâu sắc nhất về quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp đó
CHÍNH PHỦ BÙ NHÌN
Một chính phủ do bọn xâm lược, đô hộ dựng lên để làm tay sai cho chúng, đó là chính phủ bán nước, bị nhân dân lên án, đấu tranh lật đổ cùng với việc đánh đuổi bọn xâm lược
CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
Chính phủ được thành lập trong thời gian trước khi thành lập chính phủ chính thức theo Hiến pháp: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (6 – 6 – 1969)
CHÍNH SÁCH NGU DÂN
Chính sách làm cho nhân dân ngu dốt, không được học hành Một trong những biện pháp thâm độc mà bọn thực dân đế quốc dùng để thống trị nhân dân các nước thuộc địa, cùng với sự bóc lột dã man và đàn áp tàn tệ Trong một số bài viết, đặc biệt chương IX “chings sách ngu dân”, trong tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), Hồ Chí Minh đã tố cáo thực dân Pháp thi hành việc kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
Hệ thống tư tưởng đề cao đặc điểm và quyền lợi dân tộc mình, tách rời các dân tộc khác, thậm chí hạ thấp, coi thường các dân tộc khác Chủ nghĩa dân tộc là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, trái với chủ nghĩa quốc tế, vô sản
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Chủ nghĩa Mác – Lênin tiếp thu và phát triển trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm lí luận khoa học về đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng lao động bị áp bức bóc lột, chống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tiến lên cộng sản chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam CHỦ NGHĨA TAM DÂN
Học thuyết Tôn Trung Sơn, dùng làm cương lĩnh cho quốc dân Đảng Trung Quốc Nội dung chủ yếu là “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”
Trang 4“Chủ nghĩa tam dân mới” là chủ nghĩa tam dân được giải thích lại trong thời kì Quốc – Cộng hợp tác ở Trung Quốc (1924) Chủ nghĩa tam dân mới
về nguyên tắc cơ bản giống với cương lĩnh thời kì cách mạng dân chủ tư sản của Đảng Cộng sản Trung Quốc: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, đánh đổ quân phiệt, xây dựng nước cộng hòa dân chủ
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CẢI LƯƠNG
Lập trường, tư tưởng của những người có tinh thần dân tộc, nhưng không chủ trương dùng bạo lực chống đế quốc giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc một cách triệt để Họ chỉ chủ trương dùng biện pháp ôn hòa (viết báo, gửi kiến nghị, đơn thỉnh cầu…) yêu cầu thực dân đế quốc thực hiện một số cải cách, tự do, dân chủ, theo yêu cầu, quyền lợi của họ khi thực dân đế quốc nhượng bộ cho họ một số quyền lợi kinh tế, chính trị nào
đó, lập tức họ thỏa hiệp, hợp tác với chúng, phản bội quyền lợi của quốc gia, dân tộc Hoạt động của Đảng Lập hiến ở Nam Kì (1923 – 1925) thể hiện tổ chức này có lập trường, quan điểm của chủ nghĩa quốc gia cải lương
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập: quan hệ xã hội giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với trí thức là đoàn kết, liên minh, hợp tác trên tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, không còn chế độ người bóc lột người, nhân dân lao động được ấm no, tự do, hạnh phúc
CHỦ TỊCH NƯỚC
Người đứng đầu nhà nước theo hiến pháp một số nước xã hội chủ nghĩa Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước giải quyết các vấn đề đối nội, đối ngoại: Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa (1945 – 1969)
CỨU QUỐC QUÂN
Tên gọi chung các trung đội du kích thoát ly để kháng chiến chống thực dân Pháp sau khởi nghĩa Bắc Sơn Cứu quốc quân có nhiệm vụ chiến đấu chống khủng bố, phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng và bảo vệ căn cứ địa
D
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (chế độ)
Một hình thức chính quyền cách mạng xây dựng trên cơ sở Nhà nước thuộc về nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước dân chủ nhân dân xuất hiện ở Đông Âu
DÂN CHỦ TƯ SẢN
Nền dân chủ do giai cấp tư sản thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi của tư sản là chủ yếu
DU KÍCH
(quân) Một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân địa phương tổ chức, vừa sản xuất, vừa bảo vệ trị an và chiến đấu khi giặc ngoại xâm đến địa phương
(chiến thuật) Một phương thức chiến đấu có những đặc trưng như đánh nhỏ, đánh liên tuc, đánh bất ngờ… dựa vào lực lượng nhân dân địa phương, nhằm làm hao mòn lực lượng địch
Đ
ĐẠI HỘI TUA
Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, họp tại thành phố Tua (Pháp) từ ngày 25 đến 30 – 12 – 1920 Đại hội đã quyết định gia nhập Quốc tế Cộng sản và lập ra Đảng Cộng sản Pháp
Nguyễn Ái Quốc, đảng viên đảng Xã hội Pháp, tham gia Đại hội với tư cách đại biểu Đông Dương Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
ĐẢO CHÍNH
Lật đổ lẫn nhau giữa các nhóm, các tập đoàn thống trị, tiến hành bằng bạo lực của mình, hoặc dựa vào bệnh nước ngoài để nắm lấy chính quyền: Nhật đảo chính Pháp ngày 9 – 3 – 1945 Tính chất và xu hướng chính trị của đảo chính có thể tiến bộ hay phản động tùy mục đích của lực lượng làm đảo chính
H
Trang 5HỆ THỐNG VERSEILLE – WASHINGTON
Hệ thống tổ chức và phân chia lại thế giới giữa các nước đế quốc thắng trận và các nước đế quốc bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), dựa trên nền tảng những hòa ước đã kí ở Hội nghị hòa bình Pari 1919 – 1920 và những hiệp ước đã kí ở Hội nghị Washington 1921 –
1922 Hệ thống này mang tính chất đế quốc chủ nghĩa; nó đem lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước Anh, Pháp, Mỹ, xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nhiều quốc gia, dân tộc, gây nên những mâu thuẩn sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc Đến năm 1936, những khuôn khổ căn bản của
hệ thống này đã bị các nước Đức, Italia, Nhật Bản phá vỡ, tiến tới gây chiến tranh phân chia lại thế giới
HỘI
Tổ chúc của một số người theo đuổi mục đích: Việt Nam độc lập đồng minh Hội
Tổ chức họp mặt đông đảo nhân dân để làm lễ và vui chơi nhân ngày kỉ niệm nào đó: Hội làng, Hội đền Hùng
Kì thi được triều đình tổ chức ở kinh
K
KHỞI NGHĨA
Hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên cầm vũ khí nhằm đánh đổ kẻ thù của mình để thiết lập một chế độ tốt đẹp hơn: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), Khởi nghĩa Nam Kì (1940)
KHỞI NGHĨA TỪNG PHẦN
Cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng nổ ra ở từng vùng, theo đường lối, kế hoach chung, giành chính quyền và thiết lập chính quyền cách mạng ở địa phương, kết hợp với chiến tranh du kích cục bộ phát triển thành Tổng khởi nghĩa trong cả nước Trong thời kì vận động chuẩn bị Cách mạng tháng Tám 1945, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5 – 1941), đặc biệt sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945) và tiến tới tổng nghĩa tháng Tám 1945 Phong trào Đồng khởi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng là những cuộc khởi nghĩa từng phần
KHU DU KÍCH
Khu vực dân cư được giải phóng trong vùng địch tạm chiếm Ở đây, chính quyền của địch bị lật đổ, lực lượng vũ trang của chúng đã bị tiêu diệt, rút chạy, các tổ chức phản động tan rã; chính quyền cách mạng được thành lập (có thể hoạt động công khai hay nữa công khai tùy tình hình, tương quan so sánh lực lượng) Khu du kích là nơi quyền quản lí đất đai, tổ chức xã hội, về cơ bản thuộc về lực lượng cách mạng, là cơ sở cho chiến tranh du kích, quấy rối, tiêu hao sinh lực địch Vì vậy, kẻ địch thường đánh phá ác liệt, để tiêu diệt khu du kích; nhân dân ta thì ra sức bảo vệ, củng
cố khu du kích, làm điểm xuất phát cho các cuộc tiến công giành thắng lợi hoàn toàn
L
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
Văn bản nêu những nguyên tắc cơ bản có tính chất cương lĩnh trong hoạt động của một Đảng Luận cương tháng 4 (1917) của V.I Lênin Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930)
M
MẶT TRẬN
1 – Nơi xảy ra chiến sự
2 – Lĩnh vực đấu tranh: mặt trận ngoại giao, mặt trận văn hóa
3 – Tổ chức tập họp nhiều lực lượng chính trị, xã hội cùng phấn đấu cho mục tiêu chung: Mặt trận Việt Minh
N
NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI
Bộ máy tổ chức chính trị do cách mạng vô sản thành lập nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, khác với Nhà nước trước đó, vì nó không phải là công cụ áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị Nhà nước kiểu mới đầu tiên trong lịch sử là công
xã Pari 1871
Trang 6PHÁT XÍT (chủ nghĩa)
Hình thức chuyên chính của bon tư sản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng Chủ nghĩa phát xít xuất hiện trước hết ở Italia, Đức, Nhật,… Bị phá sản qua chiến tranh thế giới thứ hai Ngày nay, ở phương Tây, một số người vẫn mưu toan thực hiện chủ nghĩa phát xít mới
PHONG TRÀO
Hoạt động chính trị, kinh tế hay văn hóa, tập họp và lôi cuốn nhiều người hướng theo một mục tiêu nhất định: phong trào cách mạng, phong trào lao động sản xuất, phong trào bình dân học vụ
PHƠRĂNG (Phơ -răng)
Tên đồng tiền của nước Pháp
Q
QUÂN PHIỆT
1 – Chính sách phản động của các nước đế quốc trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược
2 – Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân đội để nắm quyền binh, kìm kẹp, đàn áp nhân dân và các phe đối lập chống lại chúng: Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
S
SÁCH LƯỢC
1 – (cách mạng) Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng
2 – (quân sự) Bộ phận quan trọng của chiến lược quân sự, nghiên cứu những vấn đề cụ thể và cách đánh, kế hoach chuẩn bị tác chiến
SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA
Bản luận cương do V.I Lênin viết và trình bày tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế cộng sản họp từ 19 – 7 đến 7 – 8 – 1920 tại Matxcơva Luận cương của V.I Lênin đã nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đối với cách mạng thế giới; đồng thời V.I Lênin còn giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và thế giới Luận cương trên đây của V.I Lênin đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc và Người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Đó là con đường cách mạng vô sản
T
THOÁI TRÀO CÁCH MẠNG
Thời gian phong trào đấu tranh cách mạng giảm sút do bị khủng bố, đàn áp hay bị phản bội: Thoái trào cách mạng 1932 – 1935 ở Việt Nam THỜI CƠ
Thời gian, điều kiện và hoàn cảnh chủ quan, khách quan thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” (Hồ Chí Minh)
TỐI HẬU THƯ
Thư gửi lần cuối cùng nêu những yêu cầu, điều kiện bắt buộc đối phương phải theo, nếu không sẽ bị tiến công ngay
TỐI HUỆ QUỐC
1 - Quyền của một nước được hưởng những ưu tiên về kinh tế, ngoại thương, ngoại giao…có lợi cho mình: Bọn đế quốc lần lượt bắt nhà Thanh phải nhận cho chúng được có hưởng quyền tối huệ quốc
2 - Nước được nước khác cho hưởng những ưu đãi nhất định về kinh tế, như giảm hay miễn thuế quan
Trang 7TỜ-RỐT-KIT
1 - Hệ tư tưởng của những người theo Tơrôtxki (Nga, 1879 – 1940) Trào lưu chính trị do Tơrốtxki đề xướng
2 – Những người theo phái Tơrôtxki
THẤT ĐIỀU THƯ
Năm 1922, vua Khải Định được thực dân Pháp đưa sang dự cuộc “triển lãm thuộc địa” tại Mácxây (Pháp) Nhân dịp này, Phan Châu Trinh đã viết “thất điều thư”, bức thư kể 7 tội đáng chém của Khải Định, gồm: 1 – Tôn bậy quyền vua; 2 – Thưởng phạt không đúng; 3 – Thích quỳ lạy; 4 –
Ăn tiêu xa xỉ; 5 – Ăn mặc lố lăng; 6 – Ăn chơi vô độ; 7 – Đi Pháp với mục đích không minh bạch Bức thư khích lệ tinh thần yêu nước chống đế quốc và phong kiến tay sai của nhân dân ta; đồng thời làm giảm uy thế của Khải Định
X
XÔ VIẾT (có nghĩa là Ủy ban)
Tổ chức tự quản ra đời trong phong trào cách mạng 1905 – 190 ở Nga Đó là tổ chức chính quyền cách mạng, tiền thân của Nhà nước Liên Xô sau này
V
VÔ SẢN HÓA
1 Quá trình chủ nghĩa tư bản phát triển, làm cho nhiều nông dân, địa chủ,… phá sản và trở thành vô sản
2 Chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tiến thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương) đã đưa các hội viên, cán bộ của Hội hoạt động và tự rèn luyện trong các hầm mỏ, đồn điền, nhà máy…trong những năm 1928 – 1929