CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍCH HỢP CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI .... Thực trạng và đề xuất tích hợp biến đổi
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội theo Chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học, Khóa 19 (2011-2013)
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương là người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi vì đã cung cấp cho tôi các tài liệu và số liệu trong quá trình thực hiện luận văn Ngoài ra, tôi xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi vô cùng biết ơn về sự quan tâm của gia đình vì đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và công tác
Cuối cùng, tôi xin trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của tất cả những người đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Mai
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 9
1.1 Khái niệm tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu 9
1.2 Sự cần thiết của tích hợp biến đổi khí hậu Error! Bookmark not defined 1.3 Thực trạng tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt NamError! Bookmark not defined 1.4 Lợi ích và khó khăn khi thực hiện tích hợp biến đổi khí hậuError! Bookmark not defined 1.4.1 Lợi ích Error! Bookmark not defined 1.4.2 Khó khăn Error! Bookmark not defined 1.5 Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi Error! Bookmark not defined 1.5.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Error! Bookmark not defined 1.5.2 Các nguồn tài nguyên Error! Bookmark not defined 1.5.3 Hiện trạng môi trường Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TÍCH HỢP BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI Error! Bookmark not defined 2.3 Khái quát các quy trình tích hợp BĐKH Error! Bookmark not defined 2.4 Quy trình tích hợp BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍCH HỢP CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI 36
3.1 Biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi trong những năm gần đâyError! Bookmark not defined.
3.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng NgãiError! Bookmark not defined.
3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Quảng NgãiError! Bookmark not defined.
Trang 43.2.1 Tác động của gia tăng ngập lụt đến môi trườngError! Bookmark not defined.
3.2.2 Tác động của suy giảm dòng chảy kiệt Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Tác động của gia tăng nhiệt độ Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Tác động đến lâm nghiệp và đa dạng sinh học Error! Bookmark not defined.
3.2.4.1 Tác động đến lâm nghiệp Error! Bookmark not defined.
3.2.4.2 Tác động đến đa dạng sinh học Error! Bookmark not defined.
3.3 Thực trạng và đề xuất tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Quảng Ngãi Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Tổng quan về các chính sách bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng NgãiError! Bookmark not defined 3.3.2 Thực trạng tích hợp biến đổi khí hậu vào các kế hoạch bảo vệ môi
trường Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Đề xuất tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ngãi Error! Bookmark not defined.5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tích hợp chính sách theo chiều ngang và chiều dọc 4 Hình 1.2 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi 11 Hình 2.1 Các bước của quy trình tích hợp các vấn đề BĐKH vào Kế hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Quảng Ngãi Error! Bookmark not defined
Hình 3.1 Bão số 9 (KETSANA) đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 40 Hình 3.2 Bản đồ ảnh hưởng của ngập lụt tới các khu khai thác khoáng sản 49 Hình 3.3 Dòng chảy mùa cạn tại một số trạm theo các kịch bản 50
Trang 6DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các quy trình tích hợp BĐKH Error! Bookmark not defined
Bảng 2.2 Ma trận xác định danh mục các biện pháp thích ứng cho các lĩnh vực thuộc tài nguyên môi trường 32 Bảng 3.1 Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) nhiê ̣t đô ̣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 36 Bảng 3.2 Xu thế biến đổi nhiệt độ tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi 36 Bảng 3.3 Xu thế biến đổi nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi 37 Bảng 3.4 Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) lượng mưa tại Quảng Ngãi 37 Bảng 3.5 Xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa mùa tại một số trạm điển hình tại tỉnh Quảng Ngãi 37 Bảng 3.6 Danh sách các hiểm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 38 Bảng 3.7 Tần suất số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực triếp đến Quảng Ngãi: 39 Bảng 3.8 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm, mùa (OC) trong các thập kỷ so với thời kỳ 1980-1999 theo các kịch bản phát thải 45 Bảng 3.9 Mức thay đổi lượng mưa năm, mùa (%) trong các thập kỷ so với thời kỳ
1980 -1999 theo các kịch bản phát thải 46 Bảng 3.10 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 47 Bảng 3.11 Danh sách các khu mỏ khai thác khoáng sản bị tác động do ngập lụt 49 Bảng 3.12 Tình hình tích hợp BĐKH vào các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi 65 Bảng 3.13 Tích hợp BĐKH vào Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020 66 Bảng 3.14 Đề xuất tích hợp BĐKH vào Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 69 Bảng 3.15 Đề xuất tích hợp BĐKH vào Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 70
Trang 7DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
KHKTTVBĐKH Khoa học khí tượng thủy văn biến đổi khí hậu
TTDBTT Trung tâm dự báo thiên tai
CARE Cooperative for American Remittances to Europe
Tổ chức nhân đạo và phát triển quốc tế NTP-RCC National Target Program to Respond to Climate Change
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH OECD Organisation for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường
UNDP United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc USAID United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đang làm cho thiên tai ở Việt Nam trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng về tần suất xuất hiện, cường độ và mức
độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan Quảng Ngãi là một trong những tỉnh nằm trọn trong khu vực hứng chịu nhiều thiên tai nhất của Việt Nam, nơi được nhận định là một trong những ổ bão lớn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Hàng năm Quảng Ngãi phải đón nhận nhiều cơn bão đổ bộ và đối mặt với nhiều loại hình thiên tai và những diễn biến bất thường khác của thời tiết Các loại hình thiên tai ở Quảng Ngãi chủ yếu bao gồm bão, lũ, tố, lốc, dông hạn hán và ngập úng
Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu và sự gia tăng của thiên tai đã gây ra nhiều tác động đến các loại tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, đất, không khí, khoáng sản…), lâm nghiệp và đa dạng sinh học Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường Để chủ động nâng cao khả năng thích ứng, cần lồng ghép BĐKH vào các nhiệm vụ bảo vệ môi trường liên quan đến các loại tài nguyên, lâm nghiệp và đa dạng sinh học Bên cạnh
đó, cũng cần lồng ghép các hoạt động giảm nhẹ vào các lĩnh vực như quản lý, xử lý chất thải Thực trạng rà soát nội dung các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho thấy hầu như các kế hoạch, đề án đều tích hợp BĐKH còn sơ lược Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này nhằm đề xuất các nội dung tích hợp BĐKH vào các kế hoạch bảo vệ môi trường đã được ban hành
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất được các giải pháp ứng phó (ưu tiên thích ứng) với biến đổi khí hậu
và lồng ghép vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi;
Trang 9 Tổng hợp các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi và rà soát thực trạng tích hợp BĐKH vào các văn bản trên;
Đề xuất giải pháp thích ứng BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan tới tích hợp BĐKH, nghiên cứu phương pháp tích hợp các giải pháp ứng phó (ưu tiên thích ứng) BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi, góp phần tăng sức chống chịu trước tác động của BĐKH đồng thời góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường của quốc gia đến năm 2020
Đối tượng nghiên cứu:
- Vấn đề biến đổi khí hậu;
- Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi;
Phạm vi nghiên cứu: thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam;
Lĩnh vực: biến đổi khí hậu;
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Tích hợp BĐKH là gì? Quy trình tích hợp BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào?
- Tác động của BĐKH đến môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi
và đề xuất các biện pháp thích ứng?
- Thực trạng tích hợp BĐKH vào các kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi như thế nào?
- Cần tăng cường tính hiệu quả của việc tích hợp các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ vào các kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi như thế nào?
5 Bố cục Luận văn
Chương 1: Tổng quan về tích hợp biến đổi khí hậu
Chương 2: Quy trình tích hợp BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Biến đổi khí hậu và tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1 Khái niệm tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
Định nghĩa „tích hợp các vấn đề BĐKH‟ được rút ra từ định nghĩa về “tích
hợp chính sách” (policy integration) của Underdal (1980) và định nghĩa về “tích hợp chính sách môi trường” (environmental policy integration) của Laffty và
Hovden (2003) bằng cách thay từ ‘môi trường’ bằng từ ‘khí hậu’ Theo cách này,
định nghĩa của „tích hợp các vấn đề BĐKH‟ có thể diễn giải như sau [6]:
Đưa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bước của quá trình hoạch định chính sách của tất cả các ngành;
Tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong khi tiến hành đánh giá và xây dựng chính sách tổng thể, do đó, sẽ làm giảm mâu thuẫn giữa các chính sách liên quan đến BĐKH và các chính sách khác
Như vậy, tích hợp BĐKH vào Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH là một phương pháp tiếp cận nhằm xây dựng được các chính sách liên quan đến BĐKH và các biện pháp ứng phó với BĐKH thông qua quá trình tích hợp các chính sách và biện pháp này trong các kế hoạch phát triển KT-XH các cấp nhằm đảm bảo ổn định trong các hoạt động đầu tư và giảm tính dễ bị tổn thương của các lĩnh vực KT-XH do tác động của BĐKH Tích hợp vấn đề BĐKH do đó có thể đảm bảo rằng các chương trình phát triển chính sách không làm tăng rủi ro trước những thay đổi về khí hậu ở hiện tại và tương lai Tích hợp các chính sách BĐKH bao gồm theo chiều ngang và theo chiều dọc thông qua một loạt các cấp quản lý Các chiều
tích hợp được thể hiện trong Error! Reference source not found [16]
Tích hợp chính sách theo chiều ngang: là đưa mục tiêu BĐKH vào các chính sách công của chính phủ [17,18] Các chiến lược ứng phó với BĐKH, việc chuẩn bị và phê duyệt các quy định mới và ngân sách nhà nước hàng năm có liên quan đến BĐKH đều được coi là tích hợp chính sách theo chiều ngang
Tích hợp chính sách theo chiều dọc: là đưa nội dung BĐKH vào chính sách ngành, ví dụ như năng lượng Hoạt động tích hợp có thể xảy ra trong quá trình ra quyết định và xây dựng các chiến lược phát triển cho ngành ở cấp Bộ và trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động ở các cấp dưới Bộ [17,18] Tuy
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) (2008), Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu, Hà Nội
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) (2009), Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội
3 Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) (2012), Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội
4 Nghị định của Chính phủ số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
5 Nghị định của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
6 Trần Thục (2009), Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,
7 Trần Thục (2010), Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Bài giảng cho Chương trình sau đại học của Đại học Liên hợp quốc, Tokyo
8 UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
9 UBND tỉnh Quảng Ngãi (2013), Quyết định số 1473/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi từ nay đến năm 2015,
10 UBND tỉnh Quảng Ngãi (2013), Quyết định số 2707/KH-UBND ngày 19/7/2013
về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014
11 UBND tỉnh Quảng Ngãi (2013), Quyết định số 303/QĐ-UBND về phê duyệt Đề
án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Trang 1212.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) (2010), Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng, Báo cáo tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, Hà Nội
13.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) (2011), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá Tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các biện pháp thích ứng, Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội 14.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
Tiếng Anh
15 Aert, JCJH., Van Asselt, H Van, Bakker, SJA., Bayangos, V., Beers, C.van., Berk, MM., Biermann, F., F., Bouwer, LM., Bree, L.van, Conick, HC, de, Dorland, K., Egging, R., den Elzen, MGJ., Nabuurs, GL., Oostvoorn, Fvan,
Veraart, J., Verhagen, A (2004), Beyond Climate: Options for Broadening Climate Policy
16 Ahmad, I.H (2009), Climate Policy Integration: Towards Operationalization, DESA Working Paper No.73
17 Beck, S., Kuhlicke, C., Gorg, C (2009), Climate Policy Integration, Coherence, and Governance in Germany, Department Okonomie und Stdt – und
Umweltsoziologie
18 EEA (2005), Environmental Policy Integration in Europe: State of play and an evaluation framework, EEA Technical report, European Environment Agency,
Copenhagen
19 GIZ (2011), Integrating Climate Change Adaptation into Development Cooperation: A practice-Oriented Training Based on the OECD Policy Guidance, Eschborn, Germancy
20 Hanh H.H Dang, Axel Michaelowa, Dao D.Tuan (2003), Synergy of adaptation and mitigation strategies in the context of sustainable development: the case of Vietnam, 2-15
21 Hustable, J and Yen, N.Y (2009), Mainstreaming Climate Change Adaptation:
A Practitioner’s Handbook, CARE International Vietnam