1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mô hình Hành chính công truyền thống và đánh giá ưu nhược điểm của nó. Việt Nam đang áp dụng mô hình hành chính nào? Tại sao lại áp dụng mô hình đó

10 10,7K 217

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 25,16 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUHành chính nhà nước là một dạng của quản lí nhà nước, được hiểu là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành ch

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

I Mô hình hành chính công truyền

thống

2

1 Đặc điểm mô hình hành chính công

truyền thống

2

2 Ưu – nhược điểm của nền hành

chính công

3

II Mô hình hành chính của Việt Nam

hiện nay

3 Kết luận

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hành chính nhà nước là một dạng của quản lí nhà nước, được hiểu là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lí xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Khi nghiên cứu nền hành chính của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bên cạnh việc tìm hiểu về các yếu tố như bản chất, vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động… thì

mô hình hành chính là một trong những nội dung cơ bản và được nhiều nhà khoa học, nhà quản lí chú trọng

Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình hành chính khác nhau, song các mô hình tiêu biểu, phổ biến và được nhiều quốc gia áp dụng nhất là mô hình hành chính công truyền thống và mô hình quản lí công mới

Mô hình quản lí công truyền thống được xây dựng dựa trên cơ sở lí thuyết về mối quan hệ giữa chính trị và hành chính của T.W.Wilson nguyên tắc thiết lập bộ máy quan liêu của Max Weber và các nguyên tắc quản lí theo khoa học của F.W Taylor Đây được coi là mô hình hành chính lâu đời nhất và lí thuyết quản lí khu vực thành công nhất Đó cũng là lí do tại sao tôi chọn mô hình này làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 3

I Mô hình hành chính công truyền thống

1 Đặc điểm mô hình hành chính công truyền thống

Mô hình hành chính công truyền thống bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:

_Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống dưới, mang tính ổn định và bền vững

Tính chặt chẽ và thông suốt của hệ thống thứ bậc được thể hiện ở cách tổ chức bộ máy nhà nước theo hình tháp, mỗi cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm soát của cơ quan cấp trên liền kề nó

Bộ máy hành chính của Việt Nam là ví dụ điển hình nhất về bộ máy nhà nước theo

mô hình hình tháp Ở Việt Nam, hình thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đến địa phương bao gồm các Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan trực thuộc Các cơ quan ở địa phương phải chịu

sự quản lý và kiểm tra của các cơ quan Trung ương

_Quản lí nhà nước bằng xã hội, luật lệ và thực hiện các chính sách do các nhà chính trị ban hành Các quyết định được viết chính thức bằng văn bản và áp dụng một cách nhất quán

_Viên chức nhà nước làm việc mang tính chuyên nghiệp và phi chính trị

Các hoạt động trong nền hành chính Nhà nước có nội dung phức tạp, đa dạng nên

nó đòi hỏi rất cao đến các kiến thức xã hội và chuyên môn của các nhà hành chính

Vì vậy tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý phải trở thành một tiêu chuẩn cơ bản của công chức Chính điều này đã góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp trong cách thức làm việc của công chức

Ngoài ra tính chuyên nghiệp trong hoạt động của công chức nhà nước còn thể hiện qua tinh thần trách nhiệm – dám nhận sai và sửa sai, sự chuyên tâm với công việc trên cơ sở hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao bằng sự tận tâm tận lực, tinh thần tự giác và yêu nghề Tinh thần kỉ luật cao và tác phong công nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp của đội ngũ công chứ viên chức nhà nước

Tính phi chính trị hay còn gọi là tính trung lập về chính trị của công chức Đặc điểm này thể hiện ở việc cán bộ, công chức được đề bạt giữ một chức vụ, vị trí nhất định tùy theo năng lực của người đó cao hay thấp Trong quá trình làm việc, công chức viên chức nhà nước sẽ hoàn thành công việc và nhiệm vụ đươc giao đúng với chức vụ của mình mà không dựa trên cơ sở ủng hộ đảng phái hay tổ chức nào

Trang 4

Các tổ chức không những phải tuân theo các quy định chung của pháp luật và nhà nước mà còn cần có những quy định nội bộ riêng biệt nhằm phù hợp với tính chất, đặc trưng của từng tổ chức đó nhằm nâng cao tính kỉ luật chặt chẽ

_Quá trình thực hiện công việc khách quan, công bằng, không thiên vị

Đây là đặc điểm thể hiện rõ nét tính vô nhân xưng của công chức Tính vô nhân xưng có nghĩa là công chức, viên chức làm việc không đem tình cảm cá nhân vào việc giải quyết cũng như quản lí nhà nước

2 Ưu nhược điểm của mô hình hành chính công truyền thống

a Ưu điểm

Với những đặc điểm trên, mô hình hành chính công đảm bảo cho nền hành chính

có hiệu lực cao với thủ tục làm việc chặt chẽ, chính xác, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của yếu tố đầu vào

Việc quản lí nhà nước dựa trên cơ sở là pháp luật và các chính sách do các nhà chính trị ban hành nên mô hình này tạo được sự tin cậy rất lớn đối với nhân dân Tạo cơ hội đối xử công bằng với mọi công dân trong xã hội

Do có cấu trúc thứ bậc và mức chuyên môn hóa sâu sắc cùng sự kiểm soát tốt đầu vào và các bước của quy trình nên nó cho phép các công chức hoạt động trong một hành lang pháp lí hẹp và ít tạo nên rủi ro, tùy tiện và sai sót của các quyết định hành chính là rất thấp

b Nhược điểm

Mô hình hành chính công chứa đựng trong lòng nhược điểm:

Bộ máy hình tháp nhiều nấc nhiều tầng làm tăng mức độ quan liêu của bộ máy Các hoạt động trong hệ thống hành chính diễn ra chậm chạp và cứng nhắc do phải tuân thủ quy trình, thủ tục chặt chẽ, đồng thời dẫn tới suy giảm tính sáng tạo và phát triển

Chưa kiểm soát được hiệu quả của hoạt động (yếu tố đầu ra) – một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nền hành chính hiện đại

II Mô hình hành chính của Việt Nam hiện nay

Hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình hành chính công truyền thống và có

sự tiếp thu, dần ứng dụng những điểm phù hợp của quản lí công mới Sở dĩ Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình này là do:

Trang 5

Thứ nhất, mô hình hành chính công truyền thống đã được áp dụng lâu dài ở nước ta, gắn với các thời kì phát triển của đất nước Hơn nữa việc cải cách bộ máy hành chính lại hết sức khó khăn do sự phức tạp của nó Vì vậy, chúng ta đang mắc phải tâm lí “ngại thay đổi”

Thứ hai, Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để áp dụng mô hình quản lí công mới Việc áp dụng mô hình tiến bộ này đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, cụ thể:

_Các nước phát triển với quản lí hành chính lâu đời, với hệ thống pháp luật ổn định, đầy đủ, trình độ kinh tế - xã hội và tương ứng với nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của đại bộ phận người dân đã đạt tới mức cao khiến cho các giải pháp cải cách hành chính được áp dụng sẽ khác với Việt Nam

Ở Việt Nam còn thiếu một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh Điều đó đòi hỏi việc đầu tiên Việt Nam cần phải làm là xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thể chế các hoạt động quản lí các hoạt động hành chính thay vì việc triển khai thực hiện phi quy chế hóa như ở các nước phát triển

_Nền hành chính Việt Nam là nền hành chính truyền thống, mang nặng tư tưởng quan liêu, bao cấp trong nhiều năm, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp, tâm lí ngại thay đổi của đại bộ phận cán bộ, công chức rất lớn Mô hình quản lí công mới đòi hỏi phải xác định lại vị trí, vai trò của nhà nước theo hướn thu gọn và giảm bớt quy mô của nhà nước, xây dựng “nhà nước nhỏ” trong một xã hội lớn Đến nay chúng ta vẫn rất khó khăn để xác định lại vị trí, vai trò của nhà nước _Tư nhân hoá cung cấp dịch vụ công là một trong nhưng nội dung quan trọng của mô hình quản lí công mới chỉ có thể áp dụng từng bước và theo một cách không trọn vẹn ở Việt Nam Nguyên nhân chủ yếu là sự yếu kém của khu vực kinh

tế Việc xã hội hóa từng phần các dịch vụ công nhằm thu hút tối đa các nguồn lực trong xã hội trong sự giám sát quản lí của nhà nước vẫn là một phương án khả thi ở Việt Nam hiện nay

_Nhận thức của người dân về các quyền tự do, dân chủ cưa dầy đủ, chưa phát huy ý thức làm chủ của công dân trong đời sống xã hội, nhất là nhận thức về vấn

đề bầu cử, ý thức tham gia, xây dựng chính sách và thực hiện quyền kiểm tra giám sát các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức

_Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là năng lực lãnh đạo, quản lí va các kiến thức về pháp luật, kinh tế, tin học Điều này cản trở rất nhiều khi thực hiện chủ trương phân cấp của

TW cho chính quyền địa phương

Thứ ba, việc cải cách hành chính là một lộ trình lâu dài, do vậy cần phải có

Trang 6

Hiện nay, Việt Nam hiện nay đang tiến hành vận dụng, học tập những điểm phù hợp của mô hình quản lí công mới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam:

Một là, phi quy chế hóa, loại bỏ những hàng rào cần thiết

Theo cách tiếp cận quản lý công, nền hành chính hiện đại không đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống quy chế nghiêm ngặt, cứng nhắc mà thay vào đó là những cơ chế mềm dẻo, linh hoạt, thích nghi với những biến đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội Đây chính là việc phi quy chế hoá các thể chế pháp luật, thủ tục hành chính đã trở nên rườm rà, phức tạp, khó áp dụng

Công khai quy trình giải quyết công việc và áp dụng cơ chế “một cửa” là một trong những biện pháp nhằm đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với công dân, tổ chức; tạo sự liên thông giữa các cơ quan chức năng trong phối hợp công tác, xử lý công việc nhanh chóng, rõ trách nhiệm từng khâu; giúp cơ cấu lại tổ chức bộ máy hợp lý hơn Áp dụng cơ chế “một cửa” đã đơn giản hoá và loại bỏ thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho các hoạt động dân sự, sản xuất, kinh doanh

Hai là, xã hội hóa các dịch vụ công

Theo quan điểm mới, vai trò của Chính phủ có sự chuyển từ “chèo thuyền” sang

“lái thuyền” Nhà nước không ôm đồm làm hết mọi dịch vụ mà nên dân chủ hoá gắn liền với phân quyền, xã hội hoá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của Nhà nước Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ; xu hướng “thị trường hóa” và “toàn cầu hoá” kinh tế; xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội … Nhà nước buộc phải xã hội hoá, tư nhân hoá, chấp nhận sự tham gia của công chúng vào công việc quản lý nhà nước, đồng thời phải can thiệp ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế- xã hội và cải tiến mô hình nền hành chính công và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người dân – những khách hàng của nền hành chính

Ba là, đẩy mạnh sự phân cấp giữa TW với địa phương, tăng tính chủ động cho cấp dưới

Xu hướng chung là chính quyền trung ương giao quyền hạn, trách nhiệm nhiều hơn cho các chính quyền địa phương, các cơ

Trang 7

động quản lý các nguồn lực được phân bổ Phân quyền giúp cho cấp trung ương tập trung thực hiện vai trò hoạch định chính sách, giảm bớt các hoạt động tác nghiệp; phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, đơn vị cơ

sở, đưa nền hành chính sát hơn với những đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể Phân quyền đảm bảo công bằng, phát triển dịch vụ đa dạng, cung ứng hiệu quả hơn theo hướng công dân là khách hàng

sử dụng dịch vụ; phát triển nền dân chủ, tạo điều kiện cho công dân và các tổ chức của mình tham gia vào các hoạt động quản lý công và giám sát quá trình thực thi công vụ

Tuy nhiên, khi tiến hành phân cấp, phân quyền cần có kế hoạch nâng cao năng lực, chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực, cơ chế quản

lý, các điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương, đơn vị cơ

sở Đồng thời, tăng cường chế độ thông tin, báo cáo và vai trò hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp trên, của các cơ quan hữu quan Điều này giúp đảm bảo tính khả thi của việc phân cấp, tránh nguy cơ đùn đẩy trách nhiệm hoặc giao việc quá tầm cho chính quyền địa phương, đơn vị cơ sở; tránh nguy cơ phân phối dịch vụ không đồng đều, bất bình đẳng giữa các công dân và giữa các vùng, miền

Bốn là, mở rộng quan hệ quốc tế

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh

tế quốc tế Do đó, một mặt nền hành chính cần gìn giữ, phát huy các giá trị, truyền thống quý báu trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trị quốc của cha ông ta Mặt khác, tiếp thu có chọn lọc các tri thức phát triển hành chính của nhân loại; đúc rút kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, với cơ cấu vị trí việc làm được thiết kế theo nhu cầu thực tế từng

Trang 8

Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, ngoài các phương pháp truyền thống, có thể áp dụng phương pháp tuyển dụng theo vị trí việc làm Đó là mô tả yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh để tuyển chọn người đảm nhiệm có phẩm chất, năng lực phù hợp nhất, sử dụng “đúng người, đúng việc”

Năm là, vận dụng các yếu tố của nền kinh tế thị trường vào Việt Nam

Việc đưa các yếu tố của thị trường như khuyến khích, cạnh tranh vào hoạt động của Chính phủ sẽ tạo ra luật chơi bình đẳng cho các bên tham gia, không có sự phân biệt, đối xử

Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ công của Chính phủ khiến cho các hàng hóa dịch vụ công được cung cấp tốt hơn, giá rẻ hơn

và đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng cao Cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công có thể diễn ra không chỉ giữa các tổ chức tư nhân mà còn có thể được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước và

tư nhân, giữa các cơ quan nhà nước với nhau

Cạnh tranh ở đây, là các bên bình đẳng nhau trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công, trong việc thực hiện công vụ, có quyền và nghĩa vụ như nhau Môi trường đó phải lành mạnh, cạnh tranh để đem lại lợi ích trước hết cho người dân và sau đó là lợi ích cho người cung ứng dịch vụ, chứ không phải cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn

Với công chức, cạnh tranh còn là động lực phấn đấu vươn lên Với việc áp dụng cả việc làm chức nghiệp và vị trí việc làm, nếu người công chức không vươn lên sẽ bị đào thải bởi công chức khác Trong nghề công chức, mỗi công chức sẽ phải cạnh tranh nhau về công việc, về cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến

Việc sử dụng công chức có thể áp dụng các hình thức cạnh tranh như: thi để bổ nhiệm đối với một số chức danh chuyên môn hay

Trang 9

chức vụ lãnh đạo, quản lý; vận dụng cơ chế khoán, đấu thầu công

vụ, tạo cạnh tranh giữa các công chức, giữa các cơ quan, đơn vị với nhau và với các tổ chức ngoài hệ thống hành chính về năng suất, chi phí và chất lượng công vụ

Muốn tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh, chính phủ phải có các biện pháp can thiệp kịp thời đối với các hành vi cạnh tranh mang tính tiêu cực, vì lợi nhuận kinh tế mà chà đạp các giá trị khác

KẾT LUẬN

Như vậy, mô hình hành chính công truyền thống có 5 đặc điểm cơ bản: hệ thống thứ bậc chặt chẽ, tính trung lập về chính trị, tính vô nhân xưng của công chức, quản lí nhà nước bằng pháp luật và các văn bản thành văn, các quy định nội bộ riêng biệt của môi tổ chức Các đặc điểm này đã chứng tỏ mô hình hành chính này có nhiều ưu điểm vượt trội song cũng còn nhiều điểm hạn chế Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng đây là lý thuyết quản lí khu vực

Trang 10

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình quản lí công truyền thống Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta chưa đủ điều kiện để áp dụng một cách trọn vẹn mô hình quản lí công mới Trong quá trình cải cách hành chính, nước ta đã và đang áp dụng một số điểm phù hợp của quản lí công mới nhưng vẫn chưa thực

sự đạt được hiệu quả như nhà nước mong muốn Vì vậy, tôi xin đưa ra các kiến nghị như sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tiền đề cho việc phi quy chế hóa

Hai là, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công chức nhằm nâng cao trình độ của công chức, viên chức Việc đẩy mạnh phân cấp chỉ có thể được thực hiện một cách triệt để nhất khi trình độ của cán bộ công chức thực sự cao, đủ để tự đưa ra các quyết định hành chính và chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân

Ba là, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế từ chính nội bộ đất nước, không nhập khẩu tư bản nhằm phát triển một nền kinh tế bền vững, làm cơ sở vững chắc cho việc xã hội hóa các dịch vụ công

Ngày đăng: 11/09/2016, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w