1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TOÀN tập THƠ NGUYỄN DUY (1)

298 510 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 298
Dung lượng 365,17 KB

Nội dung

* Chó cứ sủa người cứ đi những con đường đầy vấn đề ổ gà Những nhịp cầu chông chênh quá tải vấn đề nay mai sập bất cứ lúc nào Những giống người tham gặm nhấm cả trời đất vấn đề ngày kia

Trang 1

Toàn tập

Thơ

Nguyễn Duy

Trang 2

TOÀN TẬP THƠ NGUYỄN DUY

Tiểu sử tóm tắt

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông

Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ , thành phố Thanh Hóa ), tỉnh Thanh Hóa Năm 1965 , từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng , một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin , tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe Sanh , Đường 9 - Nam Lào , Nam Lào, chiến trường miền Nam , biên giới phía Bắc (năm 1979 ) Sau

đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn , Thanh Hóa Năm 1973 , ông đoạt giải nhất

cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu

trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng Ngoài thơ, ông cũng

viết tiểu thuyết, bút ký Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ , in thơ lên các chất liệu tranh , tre , nứa , lá , thậm chí bao tải Từ năm 2001 , ông in nhiều thơ trên giấy dó Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán , phiên âm , dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt , dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

Trang 3

Đá ơi

Ta mặc niệm trước Angkor đổ nát

Đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người

Đá ơi xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà bình

Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…

***

Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!

Lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào

Gập ghềnh lũng thấp đồi cao

Vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa

Chập chờn trận mạc xa xưa

Quân reo ngựa hí gươm khua dậy trời

Thịt xương xưa hoá đất rồi

Nợ xưa còn để nặng đời sau ư?

Gió trên vách đá ù ù

Nghe tù và dội xuống từ cao xanh

Mặt trận Lạng Sơn, 18.2.1979 Nguồn: Đãi cát tìm vàng, NXB Văn nghệ, 1987

***

Bán vàng

Tâm hồn ta là một khối vàng ròng

Đành đem bán bớt đi từng mảnh nhỏ

Trang 4

Mảnh này vì con, mảnh này vì vợ

Vì bạn bè và cha mẹ em ta

Giữ ngọc gìn vàng biết mấy công phu

Ta giàu lắm mà con ta đói lắm

Ta ngất ngưởng mà vợ ta lận đận

Cha mẹ ta trong lụt bão trắng trời

Ta mơ màng, ta uốn éo, ta lả lơi

Để mặc kệ mái nhà xưa dột nát

Mặc kệ áo quần thằng cu nhếch nhác

Mặc kệ bàn tay mẹ nó xanh xao

Ta rất gần bể rộng với trời cao

Để xa cách những gì thân thuộc nhất

Nồi gạo hết lúc nào ta chả biết

Thăm thẳm nỗi lo, mắt vợ u sầu

Viên thuốc nào dành để lúc con đau

Vợ nằm đó xoay sở mần răng nhỉ ?

Cơn họan nạn bỗng làm ta tỉnh trí

Ngọn gió tha hương lạnh tóat da gà

Cái ác biến hình còn lởn vởn quanh ta

Tai ách đến bất thần không báo trước

Tờ giấy mong manh che trở làm sao đượcMột câu thơ chống đỡ mấy mạng người

Trang 5

Lương tháng thỏang qua một chút hương trời

Đồng nhuận bút hiếm hoi gió lọt vào nhà trống

Vợ chồng ngủ với nhau đắn đo như vụng trộm

Không cái sợ nào bằng cái sợ sinh con

Con chưa sinh mặt vợ đã xanh rờn

Bàn tay trắng lạnh lùng tàn nhẫn thế

Hạnh phúc lớn, vòng tay ôm không xuể

Chuyện miếng cơm manh áo thật đau lòng

Thôi thì…bán bớt đi một ít vàng ròng

Để sống được qua ngày gian khổ đã

Phải sống được qua cái thời nghiệt ngã

Để khối vàng đây chỉ đổi lấy mây trời

Nguồn: Ánh trăng (thơ)/ NXB Tác phẩm mới, 1984.

***

Hoa gạo

Mùa xuân trôi với dòng người

Mỗi màu áo một khoảng trời lướt qua

Tương tư hoa gạo quê nhà

Tự nhiên áo đỏ làm ta giật mình

Nguồn: Hoa trong thi ca, NXB Hội Nhà Văn, 2007

***

Trang 6

Hoa lúa

Em có nhiều hoa người ta tặng

Hoa lúa đồng xưa giờ thế nào

Thứ hoa quý nhất trên đời ấy

Thì chả ai đem mà tặng nhau

Nguồn: Hoa trong thi ca, NXB Hội Nhà Văn, 2007

***

Khi chúng mình yêu nhau

Ngọn gió thơm mùi tóc

Rong ruổi hoài không mỏi

Một giai điệu bâng quơ

Ngân nga hoài không chán

Một khoảng vắng mong chờ

Ngơ ngẩn hoài không nản

Cái cười tươi đến thế

Cái nhăn nhó dễ thương

Giọt nước mắt giòn tan

Trang 7

Sâu rầy đang vấn đề cánh đồng

rừng cây vấn đề cháy và trụi

Nón hành khất ngã vấn đề xó chợ

Trang 8

Lổn nhổn hành tinh vấn đề đẻ và đói

chiến trận tuôn vấn đề đỏ lòm

*

Chó cứ sủa người cứ đi

những con đường đầy vấn đề ổ gà

Những nhịp cầu chông chênh quá tải

vấn đề nay mai sập bất cứ lúc nào

Những giống người tham gặm nhấm cả trời đất vấn đề ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt

Vấn đề nước cầm đầu lũ lụt

vấn đề lửa thủ phạm hoả hoạn

Khủng hoảng thiếu thần linh

Khủng hoảng thừa yêu quái

Ðại loạn thay cái thiên hạ rắc rối

vấn đề tầng ôzôn cả thôi

II

Lục bục bụng dạ sôi

ruột gan vấn đề gì đó

Trang 9

cần giấc mơ nõn ngọn rau xanh

Cần phút lặng thinh mặc niệm những mối tình quan họ

những người tình không giao phối bao giờ

*

Thất xà ngóc cổ trong hũ rượu

nọc rắn tuần hoàn bổ âm bổ dương

Ðộc trị độc nhộn nhạo huyết quản

lúc nhúc hổ mang khè hang hốc xương

Gần đây ta ngài ngại đi ra đường

dù chả để làm gì ta muốn ngồi một mình

Vu vơ một mình trống rỗng một mình

ta sờ sợ nơi nào nhiều khôn vặt ít thông minh

Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá

Trang 10

Ta chúi mữi hà hơi lên trang bản thảo

hô hấp nhân tạo những con chữ khó thở

Trang 11

Ta khao khát tiếng hát giun dế

không kiểm duyệt không biên tập

Ta ao ước cái bay chim chóc

không hộ chiếu không biên giới

Chó già giữ xương mèo già hoá cáo

ta già ta hoá trẻ con

Thiêng liêng thay khoảng lặng cô đơn người hoá thánh chỉ khoảng khắc ấy

III

Nóng quá trằn trọc quá

tầng ôzôn có vấn đề gì đó

Quạ cũ kêu sương ươn ướt dĩ vãng

tiếng cú rạch trời rơi từng giọt bầm đêm

Giấc mê mệt thiêm thiếp chiêm bao trắng loạng quạng ma nhảy nhót trước thềm

Thử nhập đồng khúc tăng gô quỉ

chợt thấy mình thối rữa từ từ

Kèn trống rỗng mọc móng mọc vuốt

gầm gừ đèn lân tinh nhờ nhợt

Trang 12

Ú ớ mồ hôi

chân lỡ nhảy phải nhảy cứ nhảy

*

Bước nhảy nảy tư duy thị trường

kinh doanh xác mình dù giá thậm rẻ mạt

Quạ có mua ta bán trọn gói

hoặc bán từng phần trước khi thối rữa hết

Thời buổi thị trường mọi việc đều có thể

có thể nước này mua trọn nước kia

Có thể lập những tập đoàn siêu quốc

những quốc gia mất nước từng phần

Cái xác ta thì có nghĩa lý gì

ta tự tháo khớp và tự bán

Trang 13

*

Chuyện xưa ông lão kiết dạy con:

'Khi cha chết xả xác cha mà bán '

Ta thì phải tự tay làm lấy

sợ các con chia chác không đều

Tự đọc điếu văn soạn sẵn vĩnh biệt mình

tự giải thoát một thời mộng mị

Cuốn gói hồn đi kinh tế mới vầng trăng

cấy lúa trồng khoai Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ

Ta đi đây kinh tế mới vũ trụ

vượt tầng ôzôn đang có vấn đề

IV

Ngôi sao xa xôi bất ngờ đổi ngôi

ánh sao băng chợt đọng đẫm hố mắt

Ngọn gío thông thường lay ta tỉnh giấc

khí thở thông thường thoi thóp lại ta rồi

Ta bịch về mặt đất bất ổn

nhố nhăng đến chết nết không chừa

Lại lục bục bụng sôi

Trang 14

lại ruột gan vấn đề gì đó

Lại thừ nhớ những mối tình quan họ

những người tình không giao phối bao giờ

Lại đi đưa những đám ma từ ngữ

xác chữ chôn đầy nghĩa địa giấy vô hình

Lại khốn khổ với sọ dừa trì trệ

nhồi tri thức vào tri thức cứ phòi ra

Lại càu nhàu quả đất nóng dần lên

nghi tầng ôzôn có vấn đề gì đọ

V

Ta lững thững xách sọ dừa đi chợ

tìm chú vịt tàu lai thím vịt xiêm

Ẩn sĩ Lêguym toạ thiền giữa chợ

gia vị ê hề những chua chát đắng cay

Những quàng quạc đành đạch âm nhạc

những cua ốc nghêu sò nguồn thi hứng tràn đầy Những cuốn muống non ròng ròng ứa nhựa oái oái khoái cái roi rói chợ

Cứ thế bình tâm cân bằng dần các thứ

Trang 15

ngà ngà say men chợ thường ngày

Cứ phảng phất thơm chùa những hồng hào má những thắm cười tươi như hoa nhà ai

cứ ấn tượng bàn tay bậc thầy mổ cá

bái phục giáo sư vặt lông vịt thiên tài

Tiết vịt sống hài hoà lòng vịt chín

món tiết canh thần tiên lấp lỗ hổng sọ dừa

*

Vào cuộc nhậu có kẻ rất sợ tiết

dù ở đời họ máu tiết canh nhau

Thì làm sao

thì làm gì nào

Thì ta thi tài với con nít lối xóm

cờ tướng cờ vua cờ ngựa cờ ô

Và chơi lại trò xưa đơn giản như là không có gì ván âm dương Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ

Năm ô cờ sắp xếp cả thiên hạ

ngồi xổm chơi hay bệt đất thì tuỳ

Trang 16

giun dế du dương ễnh ương đắm đuối

Và ngạo nghễ khúc đồng dao nhăng cuội

lời trẻ con phấp phới ngũ hành kỳ

***

Lên mặt trận, ngày đầu

Lên xứ Lạng

chưa thấy thành Tiên Xây

đâu chùa Tam Thanh

đâu nàng Tô Thị

Quân giặc tràn qua đèo Hữu Nghị

Đồng Đăng thất thủ rồi

pháo Bằng Tường giội sang xối xả

dằng dặc giòng người sơ tán đổ về xuôi

Lẫn lộn người Kinh, người Tày, người Dao nào gánh, nào xe, nào gùi, nào vác

Trang 17

hiển hiện những ngày xưa loạn lạc

biên ải xưa giặc giã mới tràn vào

những gương mặt nghìn năm đanh sắt lại

máu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mới

vẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần

Miếng cơm ăn cát bụi bên đường

giấc ngủ ngồi che hờ tàu lá chuối

ngôi nhà không bỏ trống sau lưng

đàn trâu lang thang lũ gà con xao xác

lũ trẻ con mắt tròn ngơ ngác

chân trẻ con lũn cũn chạy như đùa

Trẻ con trên ôtô trên xe trâu xe thồ

trẻ con trên lưng trẻ con trên tay

trẻ con lon ton níu váy níu áo

đòn gánh nữa kìa kẽo kẹt nghiến trên vai

một đầu gánh là trẻ con còn đầu kia là nồi là gạo mắt trẻ con cứ tròn thao láo

như hòn sỏi ném theo đoàn quân đi

Bao lứa trẻ từng lớn lên như thế

gặp lũ trẻ con nay bắt gặp tuổi thơ mình

gặp tuổi thơ của em

gặp tuổi thơ của anh

gặp lại cả mấy thời chạy loạn

thời là tản cư thời là sơ tán

Trang 18

gian nan xưa cứ tưởng đã cũ rồi!

Quân đi, quân đi

ngược lên biên giới

có cái nhìn như sỏi ném sau tôi

Lạng Sơn, 18.2.1979 Nguồn: Đãi cát tìm vàng, NXB Văn nghệ, 1987

***

Lạng Sơn 1989

Ta về thăm chiến trường xưa

em – hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân

gió đi để lạnh mưa dầm

người đi để buốt dấu chân trên đường

Đồng Đăng Ải Khẩu Bằng Tường

chợ trời bán bán buôn buôn tít mù

ta đầy một bị ưu tư

giá như cũng bán được như bán hàng

Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan

giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo

A Q túm tóc Chí Phèo

để hai bác lính nhà nghèo cùng thua

Nỗi Tô Thị xót xa chưa

Trang 19

giá như đã chả vô tri

để ta hỏi lối trở về thiên nhiên

Giá như ta chớ gặp em

để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng giá như em đã có chồng

để bòng bong khỏi rối lòng người dưng

Kỷ niệm mười năm mặt trận biên giới

Tháng 2.1979 - tháng 2.1989

Nguyễn Duy kể lại hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Năm 1979 biên giới Lạng Sơn có chiến tranh, tôi có mặt ở đó

từ những ngày đầu tiên và một trong những người rút lui cuối cùng khỏi mặt trận Lạng Sơn Rồi đến năm 1989, kỷ niệm 10 chiến thắng biên giới tôi được mới trở về dự lễ kỷ niệm ấy Lúc đó tôi thấy trên đống gạch đổ nát ngày xưa đã mọc lên những quán

xá, người Việt người Hoa ngồi uống rượu nhậu nhoẹt với nhau rất

là vui, hàng nông thồ sản được gùi sang Trung Quốc, rồi bia Vạn Lực từ Trung Quốc lại được gùi qua bên này Lúc đó tôi chạnh nghĩ giá 10 năm trước đừng có đánh nhau, mà cứ nhậu nhoẹt như thế này thì có khi cuộc đời hay hơn Tôi cứ tiếc mãi Hồi đó tôi có

làm một bài thơ là Lạng Sơn 1989, tặng một cô giáo ở trường

Đông Kinh Phố, trong tổ giáo viên chốt trụ lại trường khi xảy ra chiến tranh và khi chúng tôi rút lui thì cũng họ rút về xuôi Tôi hình dung cái cuộc đánh nhau năm 1979 là cuộc đánh nhau của hai anh A.Q và Chí Phèo, mà rồi cuối cùng chả anh nào thắng cả, anh nào cũng thua.

Nguồn: Quà tặng, NXB Văn học, 1990

***

Trang 20

Nét và hình (Tặng Trịnh Công Sơn)

Nét và hình chẳng riêng ai

em - thần nhan sắc trời sai giáng trần

đừng hà tiện dáng thanh xuân

em chia cái đẹp nhớ phần cho tôi

Chia dư đẹp vẫn không vơi

chia không hết đẹp ông trời lấy đi

hình và nét cũng có thì

cất làm chi dấu làm chi của trời

Không em đời cứ đẹp thôi

có thêm em nữa nên đời đẹp thêm

thêm chút sang bớt chút hèn

nhìn em thôi - cảm ơn em rất nhiều

Yêu bằng mắt cũng là yêu

cõi đời đẹp đủ lieu xiêu cõi mình

tim tôi quen đập thùng thình

một kho sưu tập nét hình thoáng qua

(Tháng Chạp năm Mậu Thìn 1988)

***

Trang 21

Người đang yêu

Oái oăm cơn sốt rừng già

trong lòng gió bấc ngoài da gió Lào

ruột gan gió xoắn cồn cào

mũi tiêm thuốc đắng chích vào quặn đau

Trạm thương ẩn dưới khe sâu

áo blu cũng lam màu Trường Sơn

rừng chiều nghi ngút khói sương

ráng chiều rạch một vết thương cuối trời

Gió chiều náo động trong tôi

long lanh ánh lá lặng rồi lại lay

nhùng nhằng dây võng vướng cây

rối ren vạt suối rụng đầy tiếng chim

Khum lòng tay hứng giọt đêm

Giọt đêm loang loãng rơi mềm xác hoa

bạn tôi kể chuyện quê nhà

chiều trong câu chuyện loang ra chín chiều

“Có người con gái tôi yêu

tiếc chưa kịp nói cái điều ấy thôi

biết là em cũng yêu tôi

cũng chưa kịp nói cái lời ấy ra…”

Trang 22

chiều sau lẳng lặng bạn qua đời rồi

đung đưa cánh võng không người

treo trong không khí một lời dở dang

Gió đi giật cục bàng hoàng

mây đỉnh núi chít khăn tang ngang trời

bao người yêu đã chết rồi

còn đau chưa nói được lời yêu nhau

Ghi chép Trường Sơn, 1975 / 06&08/1994

***

Nhớ bạn

Ta về xứ Huế mưa sa

Em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa

Ta về xứ Huế chiều mưa

Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu

Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu

Em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi

Lối mòn đá cuội rong chơi

Lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ

Lan báo hỉ nở tình cờ

Bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang

Chợ chiều Bến Ngự chưa tan

Ai đi ngược dốc Phủ Cam một mình

Trang 23

Rằm nguyệt thực

Tiệc trời vàng một mâm trăng

oái oăm chưa - bóng tối ăn trước mình

Biển sôi cái nỗi vô hình

bàn tay em cứ lặng thinh mà mềm

về lên Cầu Bóng thì lên

coi quần hư ảo xô nghiêng Tháp Bà

Gió đưa hơi biển mặn mà

lời thôi miên tựa như xa như gần

lo gì cái bóng ăn trăng

lát thôi rồi lại đêm rằm mới nguyên

Nha Trang, rằm tháng ba Bính Dần (1968) Nguồn: Trăng trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn,

2007

***

Thơ tặng người ăn mày

Ăn mày là ai? ăn mày là ta

Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày

(Ca dao)

Sân ga Thanh Hoá chiều mưa đổ

một người mẹ dắt con

một em bé mắt tròn đen lay láy

một bàn tay run run chìa ra đấy

một thều thào như với riêng tôi:

Trang 24

ai làm ơn nuôi cháu nên người?"

Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy

với bàn tay run run chìa ra đấy?

tôi nhận ra bàn tay vàng móng ấy

tay cấy cày làm hột gạo nuôi tôi

Bây giờ đồng trắng nước trôi

bàn tay chìa vào mặt tôi gấp gáp

hay là chính mẹ tôi từ trong đất

dắt đất lên để thử lòng tôi chăng?

Tôi giấu mặt vào giữa đám đông

tay lần mãi cái hầu bao rỗng lép

chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp

trả vào cái lòng tay trũng như đồng chiêmđang ngửa lên?

Nhận về nuôi giúp mẹ đứa bé em?

chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo

trong túi chỉ còn lạo xạo dăm bài thơ

Như đứa con bất hiếu tôi quay đi

xin nhận lấy tròn đen hai con mắt

hai con mắt trẻ thơ thành hai con ong đấtđào thịt chui vào ngực tôi

Trang 25

Hai con ong tôi xin tự nguyện nuôi

để cho mũi nọc ong độc địaxâm lên vách tim tôi một dòng mai mỉa:

"cảm ơn lòng nhân ái của nhà thơ"

(Quê nhà, vụ lụt năm Quý Sửu - 1973, tập thơ Quà tặng - 1990)

***

Trên sân trường

Đứa chơi đáo đứa nhảy vòngtôi không chơi đáo vì không có tiền

Có tiền tôi cũng không chơi

vì tôi không muốn bạn tôi mất tiền

Tung tăng tôi ngắm tôi nhìncon sông có bóng con thuyền thả câu

nghe tươi hơn hớn cái đời già nua

Trang 26

Kìa trông chiếc lá nô đùa

thấy muôn năm cứ bốn mùa hồn nhiên

Kìa trông cái góc ưu phiền

nghe hồn cỏ dại linh thiêng quá chừng

Kìa trông bước nhảy ngập ngừng

thấy thiên nhiên cũng rưng rưng như người Kìa trông hang hốc ngậm ngùi

nghe râm ran tiếng nói cười trong cây

Kìa xem sự sống múa may

thấy yên ả những tháng ngày lênh đênh

Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay

Cha ta cầm cuốc trên tay,

Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa

Lưng trần bạc nắng thâm mưa

Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì

Không răng! cha vẫn cười khì

Rượu tăm vẫn để dành khi con về

Trang 27

Ngọt ngào một chút men quê

Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng

Gian ngoài thông thống gian trong Một đời làm lụng sao không có gì

Không răng! cha vẫn cười khì

Người còn là quí kể chi bạc vàng

Chiến tranh như trận cháy làng

Bà con ta trắng khăn tang trên đầu Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

Đường làng cây cỏ lưa thưa

Thanh bình từ ấy sao chưa có gì

Không răng! cha lại cười khì

Đời là thế, kể làm chi cho buồn

Mẹ ta vo gạo thổi cơm

Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù

Nhà bên xay lúa ù ù

Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào Các em ta vác cuốc cào,

Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng

Mồ hôi đã chảy ròng ròng

Máu và nước mắt sao không có gì

Không răng! cha vẫn cười khì

Đời là thế, kể làm chi cho rầu

Trang 28

Cha con xa cách bấy lâu

Mấy năm mới uống với nhau một lần

Bụng ta thắt, mặt ta nhăn

Cha ta thì vẫn không răng cười cười

Ta đi mơ mộng trên đời

Để cha cuốc đất một đời chưa xong

***

Vườn cây của ba

Má trồng toàn những cây dễ thương

Nào là hoa, là rau, là lúa

Còn ba trồng toàn cây dễ sợ

Cây xù xì, cây lại có gai

Cái gai bưởi đụng vào thì chảy máu

Trái sầu riêng rớt xuống thì đầu u

Nhựa hột điều dính vào là rách áo

Cây dừa cao eo ơi, cao là cao

Cây ba trồng sống lâu thiệt là lâu

Mưa chẳng dập gió lay chẳng đổ

Thân xù xì cứ đứng trơ trơ

Cành gai góc đâm ngang tua tủa

Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm

Trang 29

Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ

Mà trái nào cũng thiệt dễ thương

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Nhân phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

***

Xin đừng buồn em nhé

Từ hồi trót nói lời thương

Cuộc vui gió cuốn để buồn cho em

Lằng nhằng những nợ những duyên

Những ngày thắc thỏm những đêm đợi chờ

Thiên đường xếp xó giấc mơ

Ngôi sao thơ ấu bơ vơ xó trời

Đôi khi nhạt miệng buồn cười

Biết rằng nhoẻn nụ đười ươi cũng buồn

Thất tha thất thểu văn chương

Kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài

Yêu cùng ai ghét giùm ai

Để cơm áo vẹo hai vai em gầy

Nợ nần chưa trả đã vay

Chim muông trả vía cỏ cây trả hồn

Trả cho mơ chút thiên đường

Trả cho nhau chút xót thương luân hồi

Xin đừng buồn nữa em ơi

Trả cho sao một chút trời xa xăm

(1989)

Trang 30

Chớp mắt tuổi xanh đã thành dĩ vãng

Yêu là yêu đâu biết đi về đâu

Mắt sáng rực nhìn đời trong leo lẻo

Đất chẳng dưới chân trời chẳng trên đầu

Rồi tay nổi gân xanh như gân lá

Mắt em giăng sương khói âu sầu

Anh thẳng cẳng sau mỗi ngày mệt lả

Ngoẹo cổ nằm cho con nhổ tóc sâu

Ứa nước mắt mà yêu nhau trọn vẹn

Khấp khểnh đường dài thập thễnh bon chen

Lắm lúc chữ nghĩa vô nghĩa tuốt

Bàn tay bé con phủi bụi ưu phiền

Trời cho sống ta cũng già em ạ

Con thương cha không bằng bà thương ông

Tình như rượu chôn lâu đằm lịm

Cuối đời đem ra nhấm mới mềm lòng

Từ tập thơ "Vợ ơi" Nhà Xuất bản Văn nghệ 1995

***

Trang 32

Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

Khúc II

Nghìn năm trên dải đất này

Cũ sao được cánh cò bay la đà

Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

Khúc III

Cò bay bằng cánh trắng tinhLúa thơm bằng phấn hương lành ai ơiMây trôi bằng gió của trời

Là ta, ta hát những lời của ta!

***

2- Tre việt nam

Tre xanh

Tre xanh Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Trang 33

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Trang 34

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau, Mai sau, Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi

Phơi khô

Trang 35

Vì đời lúa đó mà phơi cho giònNắng già hạt gạo thêm ngonBưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho

Quạt sạch

Cám ơn cơn gió vô tưQuạt đi vù vù rác rưởi vương rơiHạt nào lép cứ bay thôi

Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!

Đông Vệ - vụ chiêm 1971

***

4 - Trống giục

Một tinh sương Trống rung loang sóng ao trường giục tôi đi

Bài thuộc lòng "quê hương" tôi nhẩm vội, thầm thìKhi ấy

Đời tôi là tia nắng mai Lòng tôi là trang giấy mới Hồn tôi là cơn gió thổi Đưa con diều sáo sang sông Tôi đi theo tiếng trống tùng, tùng, tùng

Năm xưa đã nổi Giữa sân đình rập rình ngày hội Những năm đánh Tây trống gọi giữ làng Tiếng trống gầm trong tiếng thét

Tây hết

Trang 36

Trống lên chòi cao, bóng đổ chéo sân trường

*

Một tinh sương

Trống hội tòng quân giục tôi lên trường

Đem về những tinh sương đẹp hơn nỗi nhớ

Dòng quân chảy thành dòng thơ

Sôi sục tựa hồi trống giục

Tôi càng nghe náo nức

Tiếng trống hôm qua vang xa, vang xa

Vai nặng, đường xa, đêm dài, không nghỉ

Giục bước hành quân nhịp trống dồn

Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973

***

Trang 37

5: Bức tranh của tôi

Tường nhà tôi thường treo nhiều tranhĐẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanhCửa sổ

Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phốDãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ

Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quảCùng với những gì gọi là cuộc đờiTất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời

Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhấtMỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yênRồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:

"- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắmAnh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ"

Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973

Trang 38

Bảy sắc cầu vồng, năm sắc mây vươngCát vàng, xanh thắm hàng dương

Chớ quên màu đất - cánh buồm - em ơi

Cây lá vẫy muôn bàn tay mịn

Ấp che ta trong nắng sớm mưa chiều

Một thoáng gió qua cũng gợi rất nhiều Bàn tay ngỡ ngàng ngắt bông hoa tím Hết giắt lên tai lại đưa xuống miệng

Rõ buồn cười không biết cài đâu Nghe mơn man từ một trái đồi nâu Tiếng cười đuổi nhau, tiếng trâu rứt cỏ

Trang 39

Mọc giữa cằn khô vẫn xòe đầy hoa Chiu chắt màu sành luyện thành sắc tím Lọc từ sỏi ra mật đường ngọt lịm

Càng nắng càng mưa trái mọng càng thơm

Trận địa ầm ầm tiếng súng, tiếng bom

Có phút này đây không gian im ắng

Là lúc đồi sim nhẹ nhàng như nắng

Mở áo tím ra che sóng, che ta

Ta soi tìm trong đất trong hoa Trong sắc tím thấy lung linh sắc lửa

Và thấy từ trong mịn màng cây lá Chớp lửa đốt thù lóe màu hoa sim

Một chiều trung du - 1969 Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973

***

8 - Khẩu súng trên tay ta

Báng gỗ rất dai, nòng thép rất già

Gỗ này bớt ra:

Từ chú thoi nào cũng vội

Từ chiếc giường đôi ngày cưới

Từ bóng cây che con đường xa

Thép này bớt ra:

Trang 40

Từ bánh xe quay ngày ngày chăm chỉ

Từ mũi khoan sâu táo bạo tìm tòi

Đất làm bệ tì, tay ta ghì súng

Ngửa tay là thấy nếp chai dầy

Ta hiểu giá từng mẩu quặng, mầm cây

Một giọt gang tôi thành thép hôm nay

Đất phải luyện từ vạn cổ

Một giọt nhựa nuôi cây thành gỗ

Đất phải lặng im chắt lọc cả ngàn ngày

Anh và em đã rộp tay

Cuốc đất trồng lúa khoai và khai mỏ

Hôm nay lại rộp tay đào công sự

Nghe tiếng đất vỡ ra ta hiểu rất nhiều

Ta hiểu từ khi đồng sắt còn nghèo

Thục Phán dại chi đúc tên đồng tên sắt

Nếu không có mũi tên của giặc

Bắn vào Cổ Loa

Ta hiểu miếng ăn còn độn sắn độn ngô

Ta dại chi nhồi cơm vào nòng pháo

Bắn lên trời vô vàn vải, gạo

Nếu không có trái bom nhằm xuống đầu ta

Sẽ không có quả pháo nào từ bờ bắn ra

Nếu không có pháo tàu bắn nhà dân ven biển

Cũng không có viên đạn từ ngực ta bay đi

Nếu không có viên đạn thù nhằm ngực ta bay đến

Ngày đăng: 09/09/2016, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w