Thành quả của quá trình đối mới và hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện qua việc chúng ta đã và đang tham gia vào nhiều quan hệ kinh tế song phương và đa phương, là thành viên của nhiề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- o0o -
NGUYỄN TRƯỜNG TỨ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- o0o -
NGUYỄN TRƯỜNG TỨ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN
Kính gửi: PGS TS Hoàng Khắc Nam
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành
Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206)
Tên em là Nguyễn Trường Tứ, học viên cao học khóa QH-2012-X, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206, ngày 06 tháng 12 năm 2014 với
đề tài: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày 06 tháng 12 năm 2014, luận văn của em đã được sửa chữa như sau:
- Đánh số trang cho phần Mục lục;
- Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy;
- Tách phần "lịch sử nghiên cứu đề tài" ra khỏi phần "lí do nghiên cứu đề tài", đồng thời hoàn chỉnh, bổ sung phần "lịch sử nghiên cứu đề tài" thành một tiểu mục riêng của phần Mở đầu;
- Chỉnh sửa, bổ sung phần "đối tượng nghiên cứu" cho nhất quán với tên đề tài;
- Bổ sung, giải thích nguyên nhân chọn mốc phân kỳ như tại Chương 2;
- Sửa lại tiêu đề Chương 2 cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu đề tài, cũng như sửa chữa các lỗi diễn đạt trong luận văn sao cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài;
- Bổ sung về số liệu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân chia theo doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân;
- Trích dẫn nguồn đối với các số liệu trích dẫn trong đề tài ;
Nay em làm đơn này kính đề nghị PGS TS Hoàng Khắc Nam - Chủ tịch Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu
Em xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày …… tháng 12 năm 2014
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng Học viên
PGS.TS Hoàng Khắc Nam Nguyễn Trường Tứ
Trang 4MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI .9
1.1 Cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại Việt Nam 9
1.1.1 Nguyên nhân đổi mới tư duy về đối ngoại 9
1.1.2 Nguyên tắc hoạch định chính sách đối ngoại 12
1.1.3 Những chuyển biến trong chính sách đối ngoại 14
1 2 Khái quát chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài………… 19
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 19
1.2.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 21
1.2.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 24
1 3 Mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài …… ……… 28
1.3.1 Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 28
1.3.2 Tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến chính sách đối ngoại 30
Trang 5CHƯƠNG 2:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ …… 33
2.1 Giai đoạn 1989 – 1998 ……… …… 34
2.1.1 Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ……… ……… 34
2.1.1.1 Tác động đến lượng vốn đầu tư 37
2.1.1.2 Tác động đến lĩnh vực đầu tư 37
2.1.1.3 Tác động đến địa bàn đầu tư 38
2.1.2 Tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến chính sách đối ngoại ……… 39
2.1.2.1 Tác động đến hệ thống văn bản pháp luật 39
2.1.2.2 Tác động đến quan hệ song phương 41
2.1.2.3 Tác động đến quan hệ đa phương 42
2.2 Giai đoạn 1999 – 2005 ……… ……… 43
2.2.1 Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ……… ……… 43
2.2.1.1 Tác động đến lượng vốn đầu tư 45
2.2.1.2 Tác động đến lĩnh vực đầu tư 46
2.2.1.3 Tác động đến địa bàn đầu tư 47
2.2.2 Tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến chính sách đối ngoại ……… 47
2.2.2.1 Tác động đến hệ thống văn bản pháp luật 48
Trang 62.2.2.2 Tác động đến quan hệ song phương 48
2.2.2.3 Tác động đến quan hệ đa phương 49
2.3 Giai đoạn 2006 – 2012 ……… 50
2.3.1 Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ……… ……… 50
2.3.1.1 Tác động đến lượng vốn đầu tư 52
2.3.1.2 Tác động đến lĩnh vực đầu tư 53
2.3.1.3 Tác động đến địa bàn đầu tư 54
2.3.2 Tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến chính sách đối ngoại ……… 54
2.3.2.1 Tác động đến hệ thống văn bản pháp luật 57
2.3.2.2 Tác động đến quan hệ song phương 58
2.3.2.3 Tác động đến quan hệ đa phương 61
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 63
3.1 Thành công ……….… 63
3.1.1 Thực hiện và đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế 63
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật và ký kết các hiệp định 64
3.1.3 Phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước 64
3.2 Hạn chế ……….……… 65
3.2.1 Quản lí chồng chéo và thiếu chính sách phù hợp 65
Trang 73.2.2 Tồn tại mâu thuẫn, xung đột giữa các chính sách 66
3.2.3 Phụ thuộc quan hệ chính trị và hiệu quả đầu tư thấp 67
3.3 Định hướng và kiến nghị ……… ………… 69
3.3.1 Kiện toàn cơ chế quản lí hoạt động đầu tư 70
3.3.2 Chuẩn bị phương án hội nhập với AEC và TPP 71
3.3.3 Công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường 72
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Association of South East Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
APEC : Asia – Pacific Economic Cooperation
Tổ chức Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương
ASEM : The Asia – Eupore Meeting
Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu
Liên Minh Châu Âu
FDI : Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Free Trade Agreement
Hiệp định Tự do thương mại
GDP : Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Trang 9GNP : Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
IMF : International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ Quốc tế
OECD : Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
ODA : Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức
TPP : Trans-Pacific Strategy Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development
Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc
USD : United States Dollar
Đô la Mỹ
WTO : World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
Ngân hàng Thế giới
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: Số liệu về dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (theo lĩnh vực đầu tư) còn hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
BẢNG 2.1: Các sự kiện liên quan đến chính sách đối ngoại và hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, giai đoạn 1989 – 1998
BẢNG 2.2: Các sự kiện liên quan đến chính sách đối ngoại và hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, giai đoạn 1999 – 2005
BẢNG 2.3: Các sự kiện liên quan đến chính sách chính sách đối ngoại và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, giai đoạn 2006 – 2012
BẢNG 2.4: Số liệu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (theo nước tiếp nhận đầu tư) còn hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
Trang 11- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc “đổi mới” kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986 Từ một nền kinh tế tập trung bao cấp, kinh tế Việt Nam dần dần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kèm theo đấy là hàng loạt các cải cách mang tính đột phá để mở cửa nền kinh tế Thành quả của quá trình đối mới
và hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện qua việc chúng ta đã và đang tham gia vào nhiều quan hệ kinh tế song phương và đa phương, là thành viên của nhiều định chế kinh tế - tài chính trên thế giới, lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều … Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác được xem
là khá mới mẻ và chỉ bắt đầu bùng nổ trong vài năm trở lại đây chính là việc các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài Đây cũng chính là một biểu hiện sinh động trong quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa của Việt Nam Vì vậy mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại Việt Nam và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp là một nội hàm quan trọng biểu hiện cho sự “đổi mới”, biểu hiện cụ thể cho chính sách ngoại giao kinh tế của Việt Nam Thiết nghĩ, đây là vấn đề rất thiết thực và chưa có
nhiều bài nghiên cứu nên tôi xin được lấy đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm nội dung đề tài cho luận văn thạc sĩ
Trang 12- 2 -
chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng …Vì vậy, vai trò của ngoại giao kinh tế mà biểu hiện cụ thể là các chính sách đối ngoại liên quan đến hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước đối tác
Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh tế đối ngoại có rất nhiều bộ phận cấu thành gồm quan hệ về thương mại, quan hệ về tài chính – tiền tệ, quan hệ
về đầu tư … Đặc biệt, trong quan hệ về đầu tư lại chia thành (i) đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam hay còn gọi là FDI và (ii) đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài, trong đó đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài lại có thể chia thành đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Hiện nay hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đang thực sự bùng nổ cả về số lượng dự án và số vốn đầu tư, và đang đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn là “công cụ” để kiểm chứng tính thiết thực, tính hiệu quả trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam, cũng như đưa ra đánh giá về tác động hai chiều giữa chính sách đối ngoại và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đây chính là những lí do để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này
2 Lịch sử nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung then chốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ “Đổi mới” từ năm 1986 đến nay Các đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới thì hiện đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu của rất nhiều tác giả, trong đó tiêu biểu
phải kể đến tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới
Trang 13- 3 -
1975 – 2002” của tác giả Vũ Dương Huân do Học viện Quan hệ quốc tế xuất
bản năm 2002, hay tác phẩm “Chính sách đối ngoại Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Vũ Tùng do Học viên Quan hệ quốc tế xuất bản năm 2007 … trong các tác phẩm này, các tác giả đã tổng hợp, phân tích về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Còn đối với các nghiên cứu liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung bao gồm thươg mại, đầu tư, tài chính – tín dụng … của Việt Nam
thì cũng có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu, điển hình như tác phẩm “Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp” của Bộ Ngoại giao do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2002; hay tác phẩm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Xuân do Nhà xuất
bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2002 … Tất cả các nghiên cứu kể trên đều tập trung tổng hợp, phân tích về chính sách đối ngoại và hoạt động kinh
tế đối ngoại
Riêng về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì hiện cũng có khá
nhiều bài viết, bài nghiên cứu trong đó tiêu biểu phải kể đến bài viết “Hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam: Khó khăn và thách thức” đăng
trên Tạp chí Phát triển kinh tế (số 173 năm 2005) của tác giả Nguyễn Hữu
Nhật Huy; hay bài viết “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam” cũng được đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 225
năm 2009) của hai tác giả Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền; tác giả
Đinh Trọng Thịnh đã xuất bản tác phẩm có tiêu đề “Thúc đẩy doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” do Nhà xuất bản Tài chính xuất
bản năm 2006; và gần đây nhất, tác giả Phạm Tiến đã có bài nghiên cứu
“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sau 20 năm nhìn lại” do
Trang 14- 4 -
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới xuất bản năm 2011 Riêng đối với công trình nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Hải Đăng trong luận án tiến sĩ bảo
vệ năm 2012 tại Trường Đại học Kinh tế có tên “Đầu tư của các doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
cũng đã đề cập đến thực trạng và quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Tuy đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu về đề tài đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, nhưng hướng nghiên cứu của tôi vừa mang tính kế thừa các tác phẩm trên, đồng thời cũng có bước phát triển mới khi nội dung chú trọng nghiên cứu đến tác động giữa chính sách đối ngoại và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đặt trong mối quan hệ thống nhất giữa hai chủ thể đó Đây là cách tiếp cận mới giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong mối quan hệ với chính sách đối ngoại Việt Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu
Như đã nói ở trên, hiện nay các đề tài về chính sách đối ngoại, các đề tài về hội nhập kinh tế quốc tế đã có khá nhiều bài nghiên cứu, và ngay cả tình hình về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng có khá nhiều bài viết hoặc báo cáo chuyên ngành liên tục cập nhật, đề cập tới Tuy nhiên cái mới và nội dung chính trong đề tài này là đưa ra được mối quan hệ hai chiều giữa chính sách đối ngoại tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, và ngược lại từ thực tiển hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào cho phù hợp với điều kiện trong nước và bối cảnh quốc tế Vì vậy mục đích của đề tài này là giúp cho người đọc có được một cái nhìn khái quát nhất về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong mối quan hệ tương tác với chính sách đối ngoại