1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

114 984 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tham nhũng đã xuất hiện và trở thành vấn nạn của các quốc gia. Tham nhũng đang dần ảnh hưởng tiêu cực tới nền dân chủ và các quy định pháp luật, làm đảo lộn các giá trị trong đời sống chính trị xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào nhà nước, là nhân tố chủ yếu cản trở sự phát triển quốc gia. Tính chất phức tạp và hậu quả tiêu cực của tham nhũng trên thực tế đã được Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan nhận định: “Tham nhũng là một bệnh dịch âm ỉ gặm nhấm xã hội trên phạm vi rộng lớn.” (Phát biểu trong phiên họp toàn thể của Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về chống tham nhũng ngày 21102003 tại New York.) Là một quốc gia trong cộng đồng quốc tế lại đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Việt Nam đang phải đấu tranh quyết liệt với tình trạng ngày càng khó kiểm soát của tham nhũng. Tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi lại phức tạp. Hàng loạt vụ án về tham nhũng được phát hiện, điều tra và xử lý như: Vụ án tham nhũng tại Đơn vị quản lý dự án về Giao thông vận tải (PMU 18) đầu năm 2006, vụ hối lộ quan chức Việt Nam của Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương Nhật Bản năm 2008, Vụ liên quan đến Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) gần cuối năm 2010, Vụ liên quan đến Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) năm 2012 ... Nếu như trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, thì ngày nay vấn nạn này đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như lĩnh vực y tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội và đặc biệt là giáo dục. Sự tồn tại của tham nhũng trong ngành giáo dục và đào tạo vốn là một lĩnh vực quốc sách của Việt Nam đã và đang trở thành mối quan ngại rất đáng chú ý. Theo một khảo sát tiến hành năm 2012 cho thấy, người dân Việt Nam nhận thức trong 13 ngành và tổ chức được đưa ra để khảo sát mức độ tham nhũng thì ngành giáo dục xếp vị trí thứ 6. Hành vi tham nhũng tồn tại ở tất cả các cấp bậc trong hệ thống giáo dục. Tham nhũng từ các chi phí không chính thức; từ “các khoản hoa hồng” được trích từ những hợp đồng xuất bản sách giáo khoa, xây dựng trường, lớp hay việc cung cấp trang thiết bị giảng dạy; hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan cũng như việc phụ huynh và học sinh hối lộ để nhận được điểm tốt, được tuyển sinh vào các trường, lớp theo nguyện vọng; mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả trên thị trường … đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu quốc gia và quốc tế. Nhận thức được tính chất nguy hiểm của tham nhũng trong xã hội nói chung và trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, Việt Nam không chỉ tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng năm 2003 (có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 1892009) mà còn luôn tích cực xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, chính sách phòng, chống tham nhũng. Đến nay Việt Nam sở hữu một hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng (nói chung và lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng) được đánh giá là đầy đủ và khá hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn các trường hợp tham nhũng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong giáo dục đào tạo qua nhiều năm điển hình như: Vụ án tham nhũng tại Sở Giáo dục và đào tạo An Giang đề nghị khởi tố vụ tham nhũng trên 700 triệu đồng tại trường Trung học phổ thông Xuân Tô; Vụ Hiệu trưởng trường Trường Tiểu học Tén Tằn, huyện Mường Lát Thanh Hoá năm 2008 về lập khống chứng từ để thu tiền bất hợp pháp bỏ túi; Vụ thanh tra, điều tra vào năm 2014 vừa qua về sai phạm của Ban giám hiệu Trường Trung học cơ sở Lam Sơn, quận 6, TP. Hồ Chí Minh với tổng số tiền là 1.368 tỷ đồng... gây thiệt hại, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ngân sách Nhà nước chi tập trung cho phát triển giáo dục, đào tạo. Hiện tượng này là mẫu thuẫn tồn tại mà các chuyên gia, nhà nghiên cứu tích cực tìm nguyên nhân nhằm đề xuất giải pháp để giải quyết. Nhiều chuyên gia chính sách công đánh giá rằng: có lẽ quá trình triển khai thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo đào tạo của Việt Nam đang có vấn đề vì một chính sách công có hiệu quả, hiệu lực không chỉ được hoạch định chuẩn xác, đúng đắn mà việc thực thi chính sách và đánh giá chính sách công đó phải được thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm. Vậy quá trình thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (một chính sách công quan trọng và nhạy cảm) ở Việt Nam đã thực sự thành công hay còn nhiều hạn chế, liệu những hạn chế đó có phải là nguyên nhân của tình trạng phát triển chưa có điểm dừng của tham nhũng ở Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngay cả khi đã có chính sách hợp lý. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vì thế trở thành một đề tài cần có sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu chính sách công; quản lý giáo dục và luật học. Ngoài ra việc nghiên cứu quá trình thực thi chính sách chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam cũng là yêu cầu cần thiết liên quan đến chuyên ngành học Chính sách công. Đây là công trình phân tích chính sách công thực tiễn đầu tiên của sinh viên chuyên ngành chính sách công tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thông qua quá trình phân tích việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam, nhóm tác giả với tư cách là sinh viên khóa thứ 2 chuyên ngành Chính sách công trực thuộc Khoa Chính trị học có cơ hội đươc phân tích tổng hợp các kiến thức thực tiễn, thực hành các kiến thức lý luận từ các môn học chuyên ngành Chính sách công như Phân tích chính sách công, Thực thi chính sách công, Tham nhũng chính sách... Đồng thời, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần phục vụ tích cực cho việc học tập và hệ thống lại một cách khoa học các kiến thức liên quan đến quá trình đánh giá giai đoạn thực thi trong chu trình chính sách công. Xuất phát từ yêu cầu thiết thực đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn góp phần luận giải nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực cụ thể là giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Giảng viên hướng dẫn: TS Lưu Thúy Hồng

Sinh viên thực hiện: Hứa Huy Hoàng (Chủ nhiệm)

Phùng Thu Hương

Cù Thị Vân Phan Thị Nga Nguyễn Thị Hoa Lớp: Chính sách công K32

`

HÀ NỘI, 10 – 2015

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9

1.1 Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng .9 1.2 Cơ sở thực tiễn của việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay 25

CHƯƠNG 2: THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 45

2.1 Điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phòng, chống, tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam 45

2.2 Thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay 55

2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo 75

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM 83

3.1 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong giáo dục, đào tạo ở Việt Nam 83

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong giáo dục, đào tạo 94

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 108

Trang 3

Bảng 1.1: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam từ năm 2001 đến 2005 - Theo

Tổ chức Minh bạch Quốc tế 28 Bảng 1.2: Tỷ lệ chi cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005 29 Bảng 2.1: Bảng khảo sát mức độ truyền tải thông tin phòng, chống thamnhũng trong các trường đại học, học viện, cao đẳng 63 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ mức độ cảm nhận hiệu quả công tác phòng, chốngtham nhũng hiện nay 74

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thamnhũng đã xuất hiện và trở thành vấn nạn của các quốc gia Tham nhũng đangdần ảnh hưởng tiêu cực tới nền dân chủ và các quy định pháp luật, làm đảolộn các giá trị trong đời sống chính trị - xã hội, làm giảm lòng tin của nhândân vào nhà nước, là nhân tố chủ yếu cản trở sự phát triển quốc gia Tính chấtphức tạp và hậu quả tiêu cực của tham nhũng trên thực tế đã được Cựu TổngThư ký Liên hợp quốc - Kofi Annan nhận định: “Tham nhũng là một bệnhdịch âm ỉ gặm nhấm xã hội trên phạm vi rộng lớn.” (Phát biểu trong phiênhọp toàn thể của Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về chốngtham nhũng ngày 21/10/2003 tại New York.)

Là một quốc gia trong cộng đồng quốc tế lại đang trong quá trìnhchuyển đổi kinh tế, Việt Nam đang phải đấu tranh quyết liệt với tình trạngngày càng khó kiểm soát của tham nhũng Tình hình tham nhũng ở Việt Namhiện nay là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi lại phức tạp Hàngloạt vụ án về tham nhũng được phát hiện, điều tra và xử lý như: Vụ án thamnhũng tại Đơn vị quản lý dự án về Giao thông vận tải (PMU 18) đầu năm

2006, vụ hối lộ quan chức Việt Nam của Công ty Tư vấn Quốc tế Thái BìnhDương - Nhật Bản năm 2008, Vụ liên quan đến Tổng công ty Công nghiệpTàu thủy (Vinashin) gần cuối năm 2010, Vụ liên quan đến Tổng Công tyHàng hải Việt Nam (Vinalines) năm 2012

Nếu như trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh

tế, thì ngày nay vấn nạn này đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng vềđạo lý như lĩnh vực y tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội và đặc biệt làgiáo dục Sự tồn tại của tham nhũng trong ngành giáo dục và đào tạo - vốn làmột lĩnh vực quốc sách của Việt Nam đã và đang trở thành mối quan ngại rất

Trang 5

đáng chú ý Theo một khảo sát tiến hành năm 2012 cho thấy, người dân ViệtNam nhận thức trong 13 ngành và tổ chức được đưa ra để khảo sát mức độtham nhũng thì ngành giáo dục xếp vị trí thứ 6 Hành vi tham nhũng tồn tại ởtất cả các cấp bậc trong hệ thống giáo dục Tham nhũng từ các chi phí khôngchính thức; từ “các khoản hoa hồng” được trích từ những hợp đồng xuất bảnsách giáo khoa, xây dựng trường, lớp hay việc cung cấp trang thiết bị giảngdạy; hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan cũng như việc phụ huynh và họcsinh hối lộ để nhận được điểm tốt, được tuyển sinh vào các trường, lớp theonguyện vọng; mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả trên thị trường … đã được ghinhận trong nhiều nghiên cứu quốc gia và quốc tế.

Nhận thức được tính chất nguy hiểm của tham nhũng trong xã hội nóichung và trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói riêng, Đảng và Nhà nước ViệtNam luôn coi phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chínhtrị, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài xuyên suốt quá trình phát triểnkinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời

kỳ đổi mới Chính vì vậy, Việt Nam không chỉ tham gia Công ước của LiênHợp Quốc về phòng chống tham nhũng năm 2003 (có hiệu lực ở Việt Nam từngày 18/9/2009) mà còn luôn tích cực xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiệnthể chế, chính sách phòng, chống tham nhũng

Đến nay Việt Nam sở hữu một hệ thống quy phạm pháp luật liên quanđến phòng, chống tham nhũng (nói chung và lĩnh vực giáo dục - đào tạo nóiriêng) được đánh giá là đầy đủ và khá hoàn thiện Tuy nhiên, vẫn còn cáctrường hợp tham nhũng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tronggiáo dục - đào tạo qua nhiều năm điển hình như: Vụ án tham nhũng tại SởGiáo dục và đào tạo An Giang đề nghị khởi tố vụ tham nhũng trên 700 triệuđồng tại trường Trung học phổ thông Xuân Tô; Vụ Hiệu trưởng trườngTrường Tiểu học Tén Tằn, huyện Mường Lát - Thanh Hoá năm 2008 về lập

Trang 6

khống chứng từ để thu tiền bất hợp pháp bỏ túi; Vụ thanh tra, điều tra vàonăm 2014 vừa qua về sai phạm của Ban giám hiệu Trường Trung học cơ sởLam Sơn, quận 6, TP Hồ Chí Minh với tổng số tiền là 1.368 tỷ đồng gâythiệt hại, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ngân sách Nhà nước chi tập trung chophát triển giáo dục, đào tạo Hiện tượng này là mẫu thuẫn tồn tại mà cácchuyên gia, nhà nghiên cứu tích cực tìm nguyên nhân nhằm đề xuất giải pháp

để giải quyết

Nhiều chuyên gia chính sách công đánh giá rằng: có lẽ quá trình triểnkhai thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo - đàotạo của Việt Nam đang có vấn đề vì một chính sách công có hiệu quả, hiệulực không chỉ được hoạch định chuẩn xác, đúng đắn mà việc thực thi chínhsách và đánh giá chính sách công đó phải được thực hiện đầy đủ và có tráchnhiệm Vậy quá trình thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnhvực giáo dục, đào tạo (một chính sách công quan trọng và nhạy cảm) ở ViệtNam đã thực sự thành công hay còn nhiều hạn chế, liệu những hạn chế đó cóphải là nguyên nhân của tình trạng phát triển chưa có điểm dừng của thamnhũng ở Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ngay cả khi đã có chínhsách hợp lý Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng việc thực thi chínhsách phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đàotạo vì thế trở thành một đề tài cần có sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiêncứu chính sách công; quản lý giáo dục và luật học

Ngoài ra việc nghiên cứu quá trình thực thi chính sách chính sáchphòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam cũnglà yêu cầu cần thiết liên quan đến chuyên ngành học Chính sách công Đây làcông trình phân tích chính sách công thực tiễn đầu tiên của sinh viên chuyênngành chính sách công tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Thông qua quátrình phân tích việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh

Trang 7

vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam, nhóm tác giả với tư cách là sinh viênkhóa thứ 2 chuyên ngành Chính sách công trực thuộc Khoa Chính trị học có

cơ hội đươc phân tích tổng hợp các kiến thức thực tiễn, thực hành các kiếnthức lý luận từ các môn học chuyên ngành Chính sách công như Phân tíchchính sách công, Thực thi chính sách công, Tham nhũng chính sách Đồngthời, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần phục vụ tích cực cho việc học tập vàhệ thống lại một cách khoa học các kiến thức liên quan đến quá trình đánh giágiai đoạn thực thi trong chu trình chính sách công

Xuất phát từ yêu cầu thiết thực đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài:

“Thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn góp phần luận giải nguyên

nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực thi chính sách phòng, chốngtham nhũng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đồng thời đề xuất phươnghướng và giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi chính sách phòng, chốngtham nhũng trong lĩnh vực cụ thể là giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong thờigian tới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về tham nhũng hay biện pháp, cách thức phòng, chốngtham nhũng nói chung và của ngành giáo dục, đào tạo nói riêng cũng là một

đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, triển khai nghiên cứu cả trong vàngoài nước quan tâm ở nhiều khía cạch khác nhau, có thể kể đến các côngtrình nghiên cứu đã được công bố như:

Tham luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đối thoại về phòng, chốngtham nhũng lần thứ 7 với chủ đề “Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vựcgiáo dục” diễn ra tại Hà Nội ngày 28/5/2010 Nội dung chính mà tham luận đềcập đến là thực trạng và giải pháp về công tác Phòng, chống tham nhũng tronglĩnh vực giáo dục đang được quan tâm, yêu cầu được giải quyết

Trang 8

Đề tài khoa học cấp bộ về Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham

nhũng do TS Nguyễn Quốc Hiệp thực hiện đã đề cập đến một số vấn đề

chung về vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, thực trạng côngtác phòng, chống tham nhũng của các đối tượng liên quan đồng thời tác giảđưa ra định hướng, giải pháp phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chốngtham nhũng

TS Nguyễn Quốc Hiệp đồng chủ biên TS Nguyễn Tuấn Khanh, Tài

liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng: Dành cho giáo viên, giảng viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia -

Sự thật) xuất bản năm 2011 nhằm cung cấp, nâng cao nhận thức, trách nhiệmvà xây dựng thái độ ý thức tự giác cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên

- lực lượng tự giác, tích cực nhất trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng từnhững kiến thức cơ bản về tham nhũng, quan điểm của Đảng và tư tưởng HồChí Minh về phòng, chống tham nhũng, các nhóm giải pháp đưa ra thực hiệnngăn chặn vấn nạn này

TS Đinh Văn Minh chủ biên cuốn Tài liệu tham khảo về phòng, chống

tham nhũng, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2013

đưa ra những kiến thức, nâng cao hiểu biết và ý thức của toàn xã hội về táchại, nguyên nhân của tham nhũng cùng những nỗ lực đối phó với tệ thamnhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời đưa ra kinh nghiệm cóđược của một số quốc gia và vùng lãnh thổ về phòng, chống tham nhũng

Cuốn Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng do Viện Khoa học

Thanh tra thuộc chính phủ biên soạn (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sựthật) năm 2013 cung cấp những kiến thức cơ bản để nhận biết và đấu tranhvới các hành vi tham nhũng; đồng thời, nêu rõ vai trò, tránh nhiệm của các cơquan và toàn xã hội cùng giải pháp cho công tác phòng, chống tham nhũng

Trang 9

Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có các công trình nghiêncứu khác như của Tổ chức Hướng tới Minh bạch đã phối hợp cùng một nhómcác nhà nghiên cứu độc lập thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trungương (CIEM) để nghiên cứu tổng thể về các hình thức, nguyên nhân và tác

động của tham nhũng trong giáo dục trong Báo cáo Tham nhũng toàn cầu

năm 2012: Giáo dục (công bố ngày 1/10/2013) Trong nội dung bản báo cáo

liên quan đến thực trạng tại Việt Nam đã được xây dựng dựa trên những cuộcphỏng vấn sâu các đối tượng là giáo viên, phụ huynh học sinh và các nhàquản lý giáo dục tại Hà Nội và các vùng ngoại ô cũng như các kết quả nghiêncứu, khảo sát khác và thông tin báo chí Báo cáo dựa trên những nghiên cứuđịnh tính và định lượng nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn những động lực củatham nhũng trong giáo dục và đưa ra những ví dụ về giải pháp thực tiễn

Hầu hết các công trình đã nghiên cứu một cách chung nhất về thamnhũng và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; thực trạng tham nhũng trongngành giáo dục ở nhiều phương diện tiếp cận khác nhau và phụ thuộc vàomục đích nghiên cứu ban đầu của tác giả Tuy nhiên, đối với việc nghiên cứuchính sách phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và việc triển khai thựchiện phù hợp với ngành giáo dục, đào tạo với tư cách là một chính sách côngthì chưa được đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng Đồng thời, chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu chuyên sâu và phân tích cụ thể thực trạng giai đoạnthực thi chính sách phòng, chống tham nhũng của ngành giáo dục, đào tạo ởViệt Nam hiện nay (một giai đoạn quan trọng trong chu trình chính sáchcông)

Do vậy, trên cơ sở kế thừa một số tài liệu, công trình nghiên cứu, nhómtác giả quyết định nghiên cứu thực trạng việc thực thi chính sách phòng,chống tham nhũng cụ thể trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo dưới góc độchuyên ngành chính sách công ngành chính trị học

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở phân tích thực trạng thực thi chính sách phòng, chống thamnhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam nhóm tác giả bước đầu cónhững kiến nghị về các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực thi chính sáchphòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đàotạo một cách hiệu quả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động thi hành chính sách công về phòng, chống tham nhũng tronglĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu xung quanh trong

phạm vi theo căn cứ quy định việc thực thi chính sách phòng, chống thamnhũng ở Việt Nam và thực hiện cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Tậptrung trọng tâm ở một số nội dung cơ bản và quan trọng trong thực thi chínhsách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo hiện nay

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu bắt đầu khi Luật phòng,

chống tham nhũng được sửa đổi, bổ sung và chính thức được Quốc hội thông

Trang 11

qua, triển khai thực hiện (tại Đại hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11năm 2005) cho đến hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối, chủ trương của Đảng, hệ thống Hiến pháp, pháp luật nhà nướctrong vấn đề phòng, chống tham nhũng ở giai đoạn hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật

lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích logic, phương pháp mô hình hóa, phương phápđiều tra …

6 Kết cấu của nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương và 7 tiết

Trang 12

CHƯƠNG 1 THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng

1.1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về chính sách công

Chính sách công là một khái niệm quan trọng gắn với hoạt động chínhtrị của nhà nước, được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong cuộc sống chính trị xãhội hiện đại Theo tiến trình lịch sử những quan điểm về chính sách côngđược các nhà khoa học, các chuyên gia đưa ra trên những cách tiếp cận hayluận giải khác nhau về nó

Thuật ngữ “chính sách” có bắt nguồn trong tiếng Hy Lạp cổ là Politeriavới nghĩa là “cơ quan nhà nước”, sau đó du nhập vào tiếng Pháp cổ với nghĩalà quản lý hành chính quốc gia, đến thế kỷ XIV mới xuất hiện trong tiếngAnh Thuật ngữ “chính sách” dần được để chỉ phương thức hành động củamột chủ thể hay tổ chức nhất định khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giảiquyết những vấn đề chính sách nảy sinh thuộc phạm vi, thẩm quyền điều hànhcủa mình Còn đề cập đến trong tiếng Việt, “chính sách” là từ Hán Việt, trong

đó “chính” nghĩa là trị vì quốc gia, còn “sách” là phương pháp Như vậy, kháiniệm “chính sách” bản thân nó khi ra đời đã là phạm trù của nhà nước hayquốc gia [19]

Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary) “chính sách” là

“một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền,đảng, nhà cai trị, chính khách…”.Cùng vấn đề này, một số học giả phương

Trang 13

Tây đưa ra quan điểm của mình như Harold D Lasswell và A Kplan chorằng: chính sách là những kế hoạch lớn chưa đựng mục tiêu, giá trị và chiếnlược” Với Thomas R Dye định nghĩa: “Chính sách công là tất cả những gìChính phủ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện” David Easton chorằng “chính sách bao gồm một chuỗi các quyết định và các hành động màtrong đó phân phối thực hiện các giá trị” [19].

Nghiên cứu về vấn đề này các nhà học giả Việt Nam cũng đưa ra cácquan điểm khác nhau xuất phát từ góc độ tiếp cận khác nhau PGS,TS NguyễnHữu Hải đưa ra khái niệm: “Chính sách công là những hành động ứng xử củaNhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiệnbằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [18] Họcgiả Vũ Anh Tuấn cho rằng: “Chính sách công có thể hiểu đơn giản là địnhhướng hành động được Nhà nước lựa chọn, phù hợp với đường lối chính trị

để giải quyết những vấn đề chung của xã hội trong một thời kỳ nhất định”[19] Đề cập đến trong Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chính sách là nhữngchuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiệntrong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nộidung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lốinhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa …” [31]

Từ những cách tiếp cận trên cũng như qua quá trình nghiên cứu thì theogiáo trình Khoa học Chính sách công của Khoa Chính trị học, Học viện Báo

chí và tuyên truyền định nghĩa về chính sách công như sau: “Chính sách công

là tổng thể các chương trình hành động do nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nảy sinh mang tính cộng đồng theo mục tiêu chung” [20].

Trang 14

Đây cũng là cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài khi bàn tới chính sáchcông ở Việt Nam nói chung và Chính sách phòng, chống tham nhũng trongngành giáo dục và đào tạo hiện nay.

1.1.1.2 Khái niệm thực thi chính sách công

Thực thi chính sách công là một bước quan trọng của quy trình chínhsách Quy trình chính sách được coi là một lý thuyết dùng trong nghiên cứuchính sách công dựa trên các giai đoạn, các bước thực hiện cụ thể của chính

sách Quy trình chính sách công được hiểu là những bước đi cơ bản, tất yếu,

bao quát toàn bộ đời sống của một chính sách, kể từ khi nảy sinh ý tưởng (vấn đề chính sách) tới việc định hình, hoàn chỉnh, thi hành, kiểm nghiệm, sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó…[20]

Có nhiều cách chia các giai đoạn trong quy trình chính sách công, HaroldLaswell năm 1956 đã đưa ra 7 giai đoạn của quy trình chính sách gồm:

1 Intelligent (Nhận biết, thu thập, xử lý thông tin)

2 Promotion (Vận động ủng hộ cho một phương án)

3 Prescription - course of action (Cụ thể hoá phương án được chọnthành các quy định hành động)

4 Invocation (Quy định rõ thưởng phạt, chế tài của chính sách)

5 Application (Chính sách được thực thi trong thực tế)

6 Termination (Chính sách hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ)

7 Appraisal (Đánh giá hiệu lực, hiệu quả của chính sách)

Bên cạnh đó nhà khoa học Gary Brewer năm 1974 lại đưa ra 6 giai đoạn:

1 Invention/ Initiation (Phát hiện sáng kiến chính sách)

2 Estimation (Dự đoán rủi ro, chi phí, lợi ích của các phương ángiải quyết vấn đề chính sách)

3 Selection (Chọn một trong các phương án, trở thành chính sáchcông)

Trang 15

4 Implementation (Thực hiện chính sách).

5 Evaluation (Đánh giá chính sách)

6 Termination plethora (Chính sách hết hiệu lực)

Mặc dù các quan điểm về quy trình chính sách có sự khác nhau về chitiết, song trên phương diện tổng thể có thể nhận thấy ba giai đoạn chủ yếutrong quy trình chính sách là [20]:

Thứ nhất, giai đoạn hoạch định chính sách là giai đoạn đầu tiên có vị trí

quyết định đối với toàn bộ quy trình chính sách Giai đoạn hoạch định chínhsách là hệ thống các hoạt động bao gồm nghiên cứu đề xuất do các nhà hoạchđịnh, các cơ quan, tổ chức đoàn thể được nhà nước ủy quyền tiến hành xâydựng sau đó trên cơ sở phân tích các phương án tối ưu cơ quan nhà nước cóthẩm quyền sẽ phê chuẩn và ban hành chính sách trên thực tiễn

Thứ hai, giai đoạn thực thi chính sách là giai đoạn tiếp nối và chịu sự

quy định của giai đoạn hoạch định chính sách Thực hiện chính sách bao gồmchuỗi các hành động và biện pháp cụ thể của các cơ quan có liên quan đếnchính sách trong bộ máy nhà nước tổ chức nhằm giải quyết vấn đề chính sáchđặt ra Trong quá trình đó yêu cầu cần phải huy động các nguồn nhân lực, vậtlực để hoạt động

Thứ ba, giai đoạn đánh giá chính sách là giai đoạn xem xét, nhận định

về giá trị các kết quả thu được khi thực hiện chính sách công dựa trên nhữngphương pháp kỹ thuật, các tiêu chí đã được lượng hóa từ ban đầu Thông quahoạt động đánh giá chính sách giúp chủ thể chính sách công có căn cứ để bổsung, hoàn thiện, tiếp tục duy trì hay chấm dứt một chính sách cụ thể; là cơ sở đểkết thúc hoặc điều chỉnh chính sách để chính sách được sát hợp với thực tiễn

Đối với đề tài nghiên cứu này, tập trung nghiên cứu vào giai đoạn thựcthi chính sách là một khâu hợp thành quy trình chính sách công Sau hoạtđộng hoạch định chính sách phòng chống, tham nhũng hoạt động tiếp nối

Trang 16

giúp hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội chính là thực thi chínhsách Nhận thấy, các chính sách thực chất là các sảm phẩm của tư duy conngười (ở đây là chủ thể chính sách) bản thân chúng chỉ phát huy tác dụngthông qua hoạt động thực tiễn của các chủ thể chính sách với các đối tượngchính sách Các chính sách được đưa ra là nhằm giải quyết những vấn đề bứcxúc mà đời sống đặt ra và hoạt động thực hiện các chính sách cũng nhằm mụctiêu tạo ra thay đổi theo những yêu cầu xác định ngay từ khi lựa chọn giảiquyết vấn đề chính sách Từ chính mục đích của chính sách là tạo ra các thayđổi trên thực tiễn do đó thực hiện hay thực thi tốt là yêu cầu tất yếu cho thànhcông của chính sách.

Theo đó, khái niệm thực thi chính sách công trong đề tài được hiểu là:

giai đoạn bao gồm các hoạt động biến các ý đồ chính sách, quyết định chính sách được thông qua thành những kết quả thực tế thông qua hành động có tổ chức của cơ quan nhà nước có trách nhiệm hướng tới các mục tiêu cụ thể đã

đề ra [20] Nghiên cứu về thực thi chính sách công chính là hoạt động nghiên

cứu về các giai đoạn, các mối quan hệ, sự tác động chi phối cũng như kết quả,hiệu quả trong tổ chức thực hiện, phối hợp, duy trì, bổ sung, điều chỉnh, cũngnhư kiểm tra đánh giá quá trình thực thi chính sách trên thực tiễn Đây cũngchính là hoạt động chính mà đề tài nghiên cứu tập trung tiến hành

1.1.1.3 Quan niệm về tham nhũng

Tham nhũng được hiểu một cách thông thường là những hành vi lợidụng những điều kiện có lợi sẵn có mà vụ lợi, trục lợi cho mục đích cá nhân

Do vậy, ngay từ trong xã hội cộng sản nguyên thủy khi bắt đầu xuất hiện hiệntượng dư thừa của cải từ sản xuất lao động giản đơn khiến xuất hiện hành vi

tư hữu - chiếm của cải sản xuất chung thành của cải riêng bản thân đã bắt đầuhình thành lòng tham và hành động tham nhũng, đặc biệt khi xã hội có sự

Trang 17

phân chia giai cấp và tổ chức thành nhà nước Ngày nay, tham nhũng trởthành một hiện tượng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Quan niệm về tham nhũng được đưa ra với nhiều quan điểm khác nhautrên thế giới tùy thuộc vào góc độ tiếp cận cũng như nghiên cứu Ở phươngTây, thuật ngữ tham nhũng bắt nguồn từ tiếng La tinh Rumpese với nghĩa là

bẻ gãy, vi phạm hoặc sai lệch [22] Trong tiếng Anh, tham nhũng được gọi làCorruption với nghĩa đồi bại, trụy lạc, thối nát, ăn hối lộ nhằm chỉ các quanchức nhà nước đã vi phạm luân thường, đạo lý xã hội hoặc các luật lệ để tìmkiếm nguồn lợi cho bản thân, gia đình, bạn bè, đảng phái hay các nhóm người

có liên quan [30] Trong Công ước Quốc tế về chống tham nhũng của Liên

Hợp quốc cho rằng: tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để

trục lợi cho mục đích cá nhân.

Ở Việt Nam có những quan niệm về tham nhũng như trong Từ điển

tiếng Việt giải thích nghĩa là “lợi dụng quyền hạn để nhũng nhiễu dân và lấy

của” [40] Ngoài ra cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học khá cơ bản

và toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về tham nhũng và phòng, chống thamnhũng, nhưng căn cứ theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam

quy định thì “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi

dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [29]

Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việctrong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ởcác cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi thamnhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thíchhợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tàisản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lýtrách nhiệm của người đứng đầu được giao trách nhiệm thực hiện quyền lực

Trang 18

nhà nước Đây cũng là định nghĩa mà nhóm đề tài khoa học làm cơ sở, căn cứ

để xác định phạm vi thực hiện đề tài

1.1.2 Điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách công

1.1.2.1 Điều kiện ảnh hưởng đến thực thi chính sách công

Điều kiện ảnh hưởng đến thực thi chính sách công chính là các yếu tố

cơ bản quy định sự xuất hiện hay tồn tại của hoạt động thực hiện chính sách.Trong quá trình thực thi chính sách công chính là hoạt động đưa chính sáchvào thực tiễn, mà chính bản thân hoạt động này là hoạt động phức tạp cầnthiết có các điều kiện quy định khả năng thực hiện như sau [20]:

- Thứ nhất, về tính rõ ràng và nhất quán của mục tiêu chính sách:

Bởi thực thi chính sách là giai đoạn tiếp nối và chịu sự quy định của giaiđoạn hoạch định chính sách do đó tính đúng đắn và sự phù hợp với thực tếkhách quan trong quá trình hoạch định là điều kiện giúp cho thực thichính sách được tiến hành nhanh chóng và ít có sự điều chỉnh Chính mụctiêu chính sách được giai đoạn hoạch định xây dựng là yếu tố để các chủthể và đối tượng thực hiện xây dựng kế hoạch, phương hướng hoạt độngcho phù hợp Mục tiêu chính sách cần đáp ứng yêu cầu về tính rõ ràng, cụthể, cần phải đo lường được hoặc có thể lượng hóa trên thực tế đáp ứngtính khả thi trong thực hiện và đặc biệt không được mâu thuẫn với nhữngmục tiêu của các chính sách khác

- Thứ hai, phải có đủ các nguồn lực cần thiết: Đây là những yếu tố

tham gia vào quá trình thực hiện chính sách có vai trò đảm bảo cho việctạo nên những biến đổi cần thiết của chính sách Các nguồn lực rất phongphú và đa dạng về hình thức biểu hiện, bao gồm những tiền đề vật chất vàtinh thần đảm bảo thực hiện chính sách Có thể thấy các nguồn lực cơ bảncần thiết cho thực hiện chính sách là: về tổ chức, về nhân lực, về kinh phívà về vật lực, thông tin

Trang 19

Về tổ chức đó là những cơ cấu lập ra nhằm thực hiện một số nhiệm vụhay chức vụ được hợp thức hóa Đó có thể là một cơ quan, một bộ, ban,ngành hay các doanh nghiệp, công ty thực hiện từ chính vai trò là công cụcủa quản lý, tổ chức giúp cho chính sách được vận hành và thực hiện trênthực tế.

Về nhân lực là nhân tố con người bao gồm những cá nhân lãnh đạo,quản lý và các cá nhân chịu trách nhiệm tham gia vận hành, tổ chức thựchiện chính sách Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong quy trìnhchính sách nói chung và trong tổ chức thực thi chính sách nói riêng vừa làngười tạo ra công việc để thực hiện vừa là người tổ chức thực hiện nó Dovậy, nhân lực thực hiện chính sách luôn cần phải được giao cho các cánhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, hướng tớilợi ích chung của cộng đồng

Về kinh phí, đó là tiền đề vật chất đảm bảo cho chính sách được thựchiện Để phát huy hiệu quả việc thực hiện chính sách, các tổ chức cần khaithác triệt để các nguồn đầu tư, nhất là các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhànước Phải quán triệt việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệuquả Việc thực hiện chính sách với hiệu quả cao nhất nhưng chi phí bỏ ra thấpnhất được xác định là tiêu chí hàng đầu trong các quyết định chính sách

Về vật lực, thông tin - đây chính là những trang thiết bị vật tư, phươngtiện vất chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách Vậtlực, thông tin là phương tiện hỗ trợ cho chủ thể tiến hành thực hiện chính sáchtrên thực tế Một mặt vật tư, thông tin giúp hoạt động thực thi chính sách cóthể vận hành và truyền tải hoạt động, dữ liệu đến đối tượng chính sách, nhưngđồng thời chính từ sự vận hành, truyền tải dữ liệu đó chủ thể chính sách cũngtiếp nhận lại những phản hồi ngược lại từ đối tượng chính sách của mình

Trang 20

- Thứ ba, thời gian thực hiện chính sách: Là điều kiện không thể

thiếu để thực hiện các chính sách Nó quy định hoạt động tổ chức, thi hành,vận hành chính sách để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra Thời gianthực hiện chính sách cần đảm bảo đủ mức cần thiết cho chính sách được thíchứng với điều kiện thực tế cũng như quá trình tiến hành vận hành cụ thể.Nhưng đồng thời, thời hạn thực hiện chính sách cũng không được quá dàikhiến vấn đề chính sách cũng bị biến dạng trong sự vận động và biến đổi củathực tiễn khách quan

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách công

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách trên thực tế luôn chịu tácđộng và ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan Các nhân tố này có thể tạo

ra những biến đổi thúc đẩy hoặc cản trở kết quả thực hiện chính sách Do đó

để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng tổ chức thực thi chính sách một cách thuận lợi, cần thiết phải phân loạicác yếu tố tác động một cách thích hợp Tùy theo mục đích, yêu cầu củangười tổ chức thực thi chính sách mà tiến hành phân loại các yếu tố ảnhhưởng theo những cách khác nhau

Nhìn chung, hiện nay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thichính sách công cơ bản có thể được phân chia theo nguyên nhân tác độngthành các nhóm sau đây [21]:

a Nhân tố khách quan: Là những nhân tố xuất hiện và tác động đến

tổ chức thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản

lý Những nhân tố khách quan chủ yếu bao gồm:

- Tính chất của vấn đề chính sách công: Là yếu tố gắn liền với mỗi

vấn để chính sách, nó tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằngchính sách và tổ chức thực thi chính sách Tính chất của vấn đề chính sách làsự quy định về đặc tính, đặc điểm riêng của vấn đề chính sách hay chính là sự

Trang 21

quy định về yêu cầu giải quyết vấn đề chính sách Đây là yếu tố khách quan

có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức thựcthi chính sách trên thực tế nhằm đáp ứng tính chất quy định của vấn đề chínhsách cần giải quyết

- Môi trường thực thi chính sách công: Là không gian chứa đựng toàn

bộ các thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách nhưcác nhóm lợi ích có được từ chính sách trong xã hội; các điều kiện vật chất kỹthuật trong nền kinh tế; bầu không khí chính trị; xã hội trật tự; quan hệ quốc

tế rộng mở Trong điều kiện thực tế nếu các bộ phận cấu thành môi trườngvận động phù hợp với trình độ tổ chức điều hành của các cơ quan nhà nước,với cơ chế chính sách đang tồn tại sẽ có tác dụng thúc đẩy các hoạt động tổchức thực thi chính sách Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, cản trở các hoạt độngnày, dẫn đến thực thi chính sách kém hiệu quả Do vậy khi tổ chức thực hiệnchính sách chủ thể chính sách cần phải có sự chủ động trong xác định môitrường mà chính sách sẽ tồn tại trong thực tế để có sự điều chỉnh cho phù hợp

- Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách công: Chính

sách công khi thực thi tác động đến rất nhiều đối tượng của xã hội Có nhữngnhóm xã hội được hưỏng lợi nhiều, ít, có nhóm đối tượng bị tác động tiêucực… Chính điều này đã tác động làm cho việc thực thi chính sách công bị ảnhhưởng Trong xã hội càng có sự đa dạng và phức tạp về các giai tầng thì cànglàm cho việc thực thi chính sách khó khăn hơn Mối quan hệ giữa các đối tượngthực thi chính sách thể hiện sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượngtrong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách Do vậy, khi hoạch định chính sáchcầu phải tính đến những đối tượng bị chính sách tác động, các đối tượng liênquan và trong quá trình thực thi chính sách có thể có những nhóm đối tượng mớinày sinh như là hệ quả của chính sách đó Nhóm đối tượng mới này tác động rấtlớn đến việc thức hiện mục tiêu của chính sách

Trang 22

- Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách công: Được hiểu là

thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh vớicác nhóm đối tượng khác Tiềm lực của nhóm lợi ích được thể hiện trên cácphương diện chính trị, kinh tế, xã hội… về cả quy mô và trình độ Tiềm lựccủa nhóm đối tượng do địa vị kinh tế, chính trị, xã hội… quyết định Chínhđịa vị làm đã mang lại những tiềm lực cho họ trong việc tiếp cận, hưởng lợi từcác chính sách công Những tiềm lực này có thể tác động gây biến dạng chínhsách theo hướng có lợi hoặc bất lợi, theo chiều tích cực hoặc tiêu cực đến hoạtđộng thực hiện chính sách

- Đặc tính của đối tượng chính sách: Là những tính chất đặc trưng mà

các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nênqua quá trình vận động mang tính lịch sử Những đặc tính này thường có liênquan đến tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyềnthống… Đặc tính gắn liền với mỗi đối tượng thực thi chính sách, nên các chủthể tổ chức điều hành cần biết cách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kếtquả tốt nhất cho quá trình tổ chức thực thi chính sách

b Nhân tố chủ quan: Là những nhân tố xuất hiện và tác động đến tổ

chức thực thi chính sách từ bản thân bên trong, tuân theo ý muốn của chủ thể.Trong tổ chức thực thi chính sách thì những nhân tố chủ quan chủ yếu bao gồm:

- Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách công: Quy trình thực thi chính sách được coi là những nguyên lý

khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống Việc tuân thủ quy trình cũng làmột nguyên tắc hành động của các nhà quản lý Mỗi bước trong quy trình đều

có ví trí, ý nghĩa to lớn đối với các quy trình thực thi chính sách Việc tuânthủ đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi giúp cho sự vậnhành chính sách trên thực tế sẽ nhanh chóng và dễ dàng cũng như đảm bảotính khoa học của hoạt động chính sách

Trang 23

- Năng lực thực thi chính sách của cán bộ - công chức trong bộ máy quản lý nhà nước: Là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ

chức thực thi chính sách công Năng lực thực thi của cán bộ - công chức làthước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lựcthiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủđộng ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai Các cán

bộ - công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chứcthực thi chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷluật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi Trau dồi năng lựcthực tế để thực hiện tốt hoạt động chính sách, năng lực thực tế quy định việc

đề ra những kế hoạch dự kiên thực hiện, tổ chức hiệu quả nguồn lực huyđộng, làm tăng hiệu lực, hiệu quả của chính sách Năng lực thực tế và đạo đứccông vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đềtrong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội.Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, khôngnhững chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo địnhhướng, mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố kháchquan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự

- Sự tham gia với vai trò chủ thể của nhân dân: Mục tiêu chính sách

của các quốc gia là làm thay đổi trạng thái kinh tế, xã hội hiện tại theo nhucầu của đời sống xã hội Do đó trong quá trình thực hiện chính sách nhằm đạtcác mục tiêu đã đề ra không thể chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước, mà phải

có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Trên thực tế, các cơquan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thichính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chínhsách Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mụctiêu chính sách, vừa trực tiếp hưởng thụ những lợi ích mang lại từ chính sách

Trang 24

Để một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu vàbiện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào thực tế rất cần có sự thamgia đóng góp, xây dựng của nhân dân.

1.1.3 Công tác tổ chức thực hiện chính sách công

Công tác tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các giai đoạnchính sách trong quy trình chính sách thành một hệ thống Trong quá trìnhchính sách như đã đề cập ở trên thì giai đoạn thực thi chính sách có vị trí đặcbiệt quan trọng đồng thời là giai đoạn hiện thực hóa chính sách vào đời sống

Do đó thực thi chính sách có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công haythất bại của một chính sách Vậy nên khi tiến hành tổ chức thực hiện chínhsách các chủ thể thực thi cũng cần nắm vững và tuân thủ theo quy trình vậnhành riêng của nó để đảm bảo tính khoa học, thích ứng điều kiện thực tiễn

Đối với chính sách phòng, chống tham nhũng là một loại chính sách cụthể của chính sách công ngoài việc chịu tác động của các điều kiện và nhân tốảnh hưởng thì nó cũng cần đảm bảo thực hiện công tác tổ chức thực thi chínhsách công chung Theo đó quy trình trong tổ chức thực hiện chính sách baogồm các bước như sau:

1.1.3.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công

Tổ chức thực thi chính sách công là quá trình phức tạp, diễn ra trongmột thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, lên chương trình đểcác cơ quan nhà nước khi tham gia thực hiện có thể triển khai thực hiện mộtcách chủ động [21] Chính vì vậy trước khi thực hiện thông qua bộ máy tổchức, nhân sự, chính sách trên văn bản sẽ được chủ thể tổ chức thực hiện xâydựng một cơ cấu định trước về vai trò, sự phối hợp giữa các bộ phận đảmnhiệm những chức trách nhất định nhằm thực hiện mục tiêu chung Việc xácđịnh, xây dựng kế hoạch này đảm bảo cho mục tiêu chính sách sẽ được thựchiện hóa thông qua những cơ chế, biện pháp đã được lên kế hoạch trước Đảm

Trang 25

bảo tính thực tế của bộ máy tổ chức cũng như môi trường mà chính sách tồntại khi thi hành.

Kế hoạch triển khai thực thi chính sách công bao gồm kế hoạch về tổchức, điều hành, phân công phối hợp giữa các bộ phận thực hiện; kế hoạch dựkiến các nguồn lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm trađôn đốc thực thi chính sách công

1.1.3.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách công

Muốn các đối tượng chính sách hay chính bản thân chủ thể thực hiệnchấp hành và điều hành chính sách hiệu quả trước hết họ phải hiểu, phải nhậnthức đúng đắn về chính sách Do đó việc trước tiên cần làm trong quá trìnhnày là truyên truyền vận động các đối tượng tham gia thực hiện chính sách.Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và cácđối tượng thực thi chính sách Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp chocác đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mụcđích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiệnhoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách Qua đó để họ tự giácthực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước Đồng thời còn giúp cho mỗi cán

bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tínhchất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tíchcực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sáchvà triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đượcgiao [21]

1.1.3.3 Duy trì và điều chỉnh chính sách công

Duy trì chính sách công là làm cho chính sách tồn tại và phát huy hếttác dụng trong môi trường thực tế Muốn cho chính sách được duy trì, đòi hỏiphải có sự nhất trí và quyết tâm cao của các người tổ chức, người thực thi vàmôi trường tồn tại

Trang 26

Đối với các cơ quan nhà nước - người chủ động tổ chức thực thi chínhsách công phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượngchính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách Nếu việc thựcthi chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thìcác cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạolập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách Đồng thời chủ độngđiều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới Trong một chừng mựcnào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan nhà nước có thể kếthợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách công [21].

Đối với người chấp hành chính sách công (các đối tượng của chínhsách và toàn xã hội) có trách nhiệm tham gia thực hiện theo yêu cầu của nhànước và vận động lẫn nhau tích cực chấp hành chính sách nhà nước Hoạtđộng của chủ thể để có thể duy trì việc thực hiện chính sách là phải làm chocác đối tượng này nhận thức rõ vai trò của mình đối với hoạt động thực hiệnchính sách, đối với sự phát triển xã hội, để họ phát huy quyền làm chủ xã hộitrong việc chấp hành chính sách

Đi cùng với quá trình triển khai, duy trì chính sách công, việc củng cốvà điều chỉnh chính sách là rất cần thiết, đây là hoạt động thường xuyên trongtiến trình tổ chức thực thi chính sách Điều chỉnh chính sách giúp chính sáchphù hợp hơn với yêu cầu quản lý thực tế mà không làm thay đổi mục tiêuchính sách đã định ra

Theo quy định thì cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyềnđiều chỉnh, bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế hoạt động này diễn ra linhhoạt tùy thuộc vào điều kiện thực tế địa phương, cơ quan, tổ chức Mộtnguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là để chính sách tồntại theo đúng yêu cầu đặt ra thì chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chếthực hiện mục tiêu Hoạt động điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải chính xác,

Trang 27

hợp lý nếu không sẽ làm thay đổi, sai lệch khiến chính sách hoạt động kémhiệu quả thậm chí là không thể tồn tại được Muốn vậy, các cơ quan nhà nướccác ngành, các cấp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiệnmới có thể kịp thời phát hiện sai sót, thiếu sót để điều chỉnh [21].

1.1.3.4 Theo dõi, kiểm tra, động viên việc thực hiện chính sách công

Theo dõi, kiểm tra, động viên việc thực hiện chính sách công giúp chochủ thể thực hiện biết được tình hình hoạt động của chính sách trên thực tế

Từ đó phát hiện, nhận định khách quan về những điểm mạnh yếu của công tác

tổ chức thực thi; phát hiện những khiếm khuyết trong quá trình lập kế hoạchhay cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu để điều chỉnh; tạo điều kiện phốihợp nhịp nhàng giữa các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tượng thựchiện chính sách; kịp thời động viên để khuyến khích những nhân tố tích cựctrong thực thi chính sách tạo ra những phong trào thiết thực để thực hiện mụctiêu

Ngoài ra, công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc này còn giúp cho các đốitượng thực thi chính sách biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh,

bổ sung, hoàn thiện, nhận thức đúng vị trí của mình để yên tâm thực hiện cótrách nhiệm công việc được giao, giúp các đối tượng nắm chắc quyền lợi,nghĩa vụ của mình trong thực thi chính sách hướng đến mục tiêu chung của hệthống Đây là công tác có vai trò tác động lớn đến hoạt động tổ chức thựchiện chính sách đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra

1.1.3.5 Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quảthu được từ một quá trình chính sách công Đánh giá thực thi chính sách côngthông thường là xem xét, nhận định chính sách đó được thực thi với kết quảvà hiệu quả như thế nào

Trang 28

Các nội dung cần lưu ý khi đánh giá chính sách đó là đánh giá chínhsách công phải căn cứ theo các mục tiêu, tiêu chuẩn đã định, đã được địnhlượng rõ ràng; quá trình đánh giá một chính sách công phải dựa trên cácphương diện: kinh tế, chính trị, xã hội…; đánh giá một chính sách công phảitrên cơ sở chia nhỏ ra từng phần, từng giai đoạn theo những mục tiêu cấp thấp

để tiến tới đánh giá ở mục tiêu cấp cao; đánh giá chính sách phải có năng lựctrình độ, có thái độ khách quan, trung thực, thẳng thắn, công tâm… phải xuấtphát từ lợi ích cộng đồng, mục tiêu của chính sách; việc đánh giá chính sáchcông cần có sự tham gia hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, đồng thời có sựgóp ý của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp, gián tiếp và các đối tượng liênquan; đánh giá chính sách phải có tinh thần khách quan và phải công khai kếtquả đánh giá cho các đối tượng liên quan và toàn xã hội [21]

Thông qua hoạt động đánh giá chính sách cung cấp cho các chủ thểchính sách kinh nghiệm, bài học trong việc vận hành chính sách; xem xét tínhhợp lý của chính sách; cung cấp cách nhìn thực tiễn trong thực hiện chínhsách góp phần tổng kết thực tiễn, hoàn thiện chính sách thông qua việc rút ranhững thiếu sót của các chính sách để bổ sung cho chính sách mới

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Tình hình tham nhũng nói chung và trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trước năm 2005

Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế lạiphải đấu tranh khá mệt mỏi với tình trạng ngày càng khó kiểm soát của thamnhũng Hiện nay có thể nhận định tình hình tham nhũng ở Việt Nam lànghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộliễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, thậm chí xảy ra ngaytrong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, nên việc đấu tranh, ngăn

Trang 29

chặn và xử lý rất khó khăn Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay có đặc điểmnổi bật nhất là tính phổ biến trong đời sống xã hội Tác hại nguy hiểm của tệtham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủtrương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất địnhcủa Nhà nước.

Trước khi Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời năm 2005, thực trạngnền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung,quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mớicũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quảquản lý chưa cao Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hànhchính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xácđịnh thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấpchưa thật rành mạch Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồngchéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà,phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm Tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiềutầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừaphân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thíchhợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làmdịch vụ công Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất,tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cáchlàm việc chậm đổi mới Từ chính những bất cập từ hệ thống lãnh đạo quản lý

đó mà tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêmtrọng trong một bộ phận cán bộ, công chức [33]

Theo thống kê, từ năm 1993 đến năm 2004, trên toàn quốc đã phát hiện

9960 vụ tham nhũng, gây thiệt hại 7558 tỷ đồng Nếu trong những năm 1990,thiệt hại trung bình của mỗi vụ tham nhũng gây ra cho nhà nước là 0,71 tỷđồng, thì đến giai đoạn từ năm 2000 - 2004, con số này đã lên đến 0,81 tỷ

Trang 30

đồng, trong đó có những vụ gây thiệt hại tới hàng triệu USD Nếu năm 1993,thiệt hại vật chất do tham nhũng gây ra là 319 tỷ đồng, thì năm 2003, con sốnày đã là 712 tỷ đồng [42] Còn theo báo cáo của chính phủ tại kỳ họp thứ 10khoá IX ngày 12/11/1996 nêu rõ đã phát hiện và xử lý trên 500 vụ thamnhũng với tổng thiệt hại tài sản trên 1,2 tỷ đồng và trên 34 triệu USD Năm

1996 đã phát hiện 10 vụ tham nhũng lớn trên 100 tỷ đồng/vụ Theo báo cáocủa chánh án toà án nhân dân tối cao trước quốc hội từ năm 1992 đến năm

1997 toà đã xét sử 3.021 vụ tham nhũng với 6.315 bị cáo, trong đó có 64,5%

số bị cáo bị tù, 10 tên đã bị tuyên phạt án tử hình

Những vụ án tham nhũng lớn được phát hiện khiến xã hội phải “giậtmình” như: vụ tham nhũng tại Petro Việt Nam những năm 1995 - 1999 mượndanh nghĩa rót tiền vào các hợp đồng dự án để rửa tiền một cách hợp pháp màtổng số tiền thất thoát đã lên đến hàng triệu USD; vụ án hình sự đặc biệtnghiêm trọng Trương Văn Cam khi tiến hành xét xử sơ thẩm, toà tuyên án: tửhình 6 bị cáo, chung thân 5 bị cáo, phạt tù có thời hạn 123 bị cáo, án treo 21

bị cáo Liên quan đến vụ này, đã xử lý kỷ luật 86 cán bộ (Công an: 65; kiểmsát: 15; quân đội: 4; báo chí: 2) đặc biệt có 4 cán bộ cao cấp trong đó có 2 uỷviên Ban chấp hành Trung ương Đảng; vụ án buôn lậu xăng dầu của công tytrách nhiệm Thành Phát thu giữ và kê biên tài sản gây thiệt hại cho Nhà nướchơn 100 tỷ đồng… [32]

Những đặc điểm chính của tham nhũng trước khi có Luật Phòng, chốngtham nhũng 2005 được chia thành 2 thời kỳ chính, bắt đầu sau 4 năm thựchiện đối mới cảnh cách nền kinh tế năm 1986 [32], cụ thể đó là:

- Thời kỳ 1990 - 1998: Trước khi ban hành Pháp lệnh phòng, chống

tham nhũng Đây là thời kỳ mà pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập Theo

cơ chế thị trường, các địa phương lấy Nghị quyết của cấp ủy Đảng, Hội đồngNhân dân làm văn bản pháp lý cao nhất để thực hiện các hoạt động kinh tế xã

Trang 31

hội Các cấp từ xã, huyện, đến tỉnh thi nhau “chạy dự án”; “chạy” kinh phíđược cấp phát từ ngân sách nhà nước; bán đất …

- Thời kỳ 1998 - 2005: Trước khi ban hành Luật Phòng, chống tham

nhũng Trong thời kỳ này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hànhnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng hội nhập quốc tế Tuy nhiên,kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống xã hội phát triển, các hành vi tham nhũngtiếp tục phổ biến, quy mô lớn hơn nhưng thể hiện tinh vi hơn tham nhũng đãlàm mệt mỏi nhà đầu tư, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy côngquyền Thu hồi đất cho các dự án, “xin - cho”, “cấp phát” vốn ngân sách Nhànước, “chạy dự án”, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, “chạy chức”… lànhững cơ hội và lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng

Cũng theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minhbạch Quốc tế (Transparency International) trong những năm liên tục từ 2001đến 2005, Việt Nam luôn là một trong các quốc gia bị coi là có tình trạngtham nhũng ở mức cao và bản thân tham nhũng trong khu vực công vẫn làmột vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam

Năm Xếp loại với các quốc gia khác

Bảng 1.1: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam từ năm 2001 đến 2005 - Theo Tổ

chức Minh bạch Quốc tế [35]

Còn khi đề cập đến tham nhũng trong giáo dục đào tạo mà đề tài đangnghiên cứu điều có thể nhận thấy ngay là do tính chất phức tạp và nhạy cảmcủa vấn đề mà khó có thể xác định chính xác những hình thức tham nhũng

Trang 32

trong giáo dục, đào tạo cũng như thu thập được chứng cứ cụ thể về quá trìnhnày Trong nghiên cứu, nhóm tác giả thu thập được thông tin liên quan đếnnguồn Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm 2000 -

2005, so với các quốc gia phát triển và trong sự tương quan với mức thu nhậpcủa người dân và thu nhập của cả nước thì đây là một lĩnh vực được chi tiêurất lớn Tuy nhiên, do việc quản lý tổ chức giáo dục bất hợp lý nên mặc dù có

tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục cao nhưng hiệu quả thu lại đối với sự phát triểnquốc gia vẫn còn hạn chế về tỷ lệ người qua giáo dục phổ thông và giáo dụcchuyên sâu Số liệu liên quan đến mức chi của Ngân sách Nhà nước cho giáodục, đào tạo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2 Tỷ lệ chi cho giáo dục ở Việt Nam 2000 - 2005

(Nguồn: Bộ Giáo dục Đào tạo và Ngân sách nhà nước) [48]

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay trong tỷ lệ số học sinhtiểu học tham gia hệ thống giáo dục có xu hướng giảm, từ 9,7 triệu năm 2000xuống 7,8 triệu năm 2004 trong khi dân số vẫn tăng và khi đồng thời giáo dụctiểu học được coi là cơ sở cho nền giáo dục quốc dân [48]

Trong nghiên cứu này của nhóm tác giả dù có thu thập được số liệuthông tin nhưng số lượng rất hạn chế do ngay trong thời điểm từ trước năm

2005 hoạt động về minh bạch, khách quan trong công khai thông tin liên quanđến hoạt động của Bộ không được coi trọng và thực hiện trên thực tế xã hội

Sau khi xem xét và căn cứ trên các điều kiện thực tế nhận thức của xãhội về tham nhũng trong giáo dục, đào tạo nhận thấy các hình thức tồn tạitham nhũng trước khi có Luật phòng, chống tham nhũng ra đời bao gồm:

Trang 33

tham nhũng từ các dự án đầu tư công, các dự án mua sắm công; tham nhũngliên quan đến bệnh thành tích, khen thưởng và danh hiệu của nhà trường, giáoviên và học sinh; tham nhũng thông qua các kỳ thi tuyển giáo viên; học sinhvà phụ huynh hối lộ giáo viên; tham nhũng trong tuyển sinh vào trường và lớptheo nguyện vọng; tham nhũng trong dạy thêm (dạy thêm và học thêm); thamnhũng thông qua việc rút xén tiền cấp cho học sinh, sinh viên [47] Cụ thể:

a.Tham nhũng trong dạy thêm (dạy thêm và học thêm): Dạy thêm,

học thêm nổi lên như một vấn đề xã hội kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyểnsang cơ chế thị trường Hiện tượng dạy thêm dường như đã lan rộng khắp cảnước, đặc biệt ở các khu vực đô thị và thành phố lớn Nhu cầu học thêm xuấthiện từ trước Luật Phòng, chống tham nhũng khá lâu, đặc biệt đối với nhữnghọc sinh chuẩn bị tham dự các kỳ thi học sinh giỏi, về sau mở rộng với cảnhững học sinh chuẩn bị dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng từ những năm

2000 đến nay song ban đầu được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và miễnphí Về sau nó trở thành một dịch vụ giáo dục, người dạy thu tiền của ngườihọc trên tinh thần thỏa thuận. Các lớp học thêm vừa bao gồm các lớp họcthêm ở trường, lớp học thêm của giáo viên trong trường và cả lớp học ngoàitrường (tức là các lớp học ở nhà hoặc những địa điểm khác) Trong thực tế,rất khó có thể phân biệt chính xác giữa tham nhũng tại các lớp học thêm vàmong muốn của phụ huynh cho con đi học thêm để bổ sung kiến thức Tronghầu hết các trường hợp, phụ huynh thường được yêu cầu nộp “đơn xin họcthêm” cho giáo viên Tuy nhiên, cho dù là tự nguyện thực sự hoặc xuất phát

từ nhu cầu tăng cường kiến thức cho học sinh hay không thì đây cũng là mộtcâu chuyện khác Áp lực lên giáo viên và nhà trường, cũng như áp lực xã hộiđóng một vai trò quan trọng, mặc dù rất khó đánh giá

b.Tham nhũng có liên quan đến bệnh thành tích, khen thưởng và danh hiệu của nhà trường, giáo viên và học sinh, sinh viên: Đây là hình

Trang 34

thức tham nhũng tồn tại trong mối quan hệ giữa các trường và các tổ chứcquản lý hệ thống giáo dục, như đưa hối lộ để đạt danh hiệu “trường chuẩn” và

“các danh hiệu xuất sắc” Từ trước đến nay có một căn bệnh tồn tại trongnhiều ngành, lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo đó chính là “bệnh thànhtích” Hiện tượng tham nhũng dưới hình thức bệnh thành tích hay chạy theodanh hiệu hoặc bằng cấp giả tồn tại cả trong giáo viên và phụ huynh học sinh.Không còn xa lạ với các hành vi mà giáo viên chạy chọt để có được danh hiệu

“giáo viên dạy giỏi”; cũng không thể không đề cập đến hiện trạng mà các phụhuynh sẵn sàng trả tiền để giáo viên nâng điểm giúp con em họ đạt nhữngdanh hiệu, những kết quả tốt đến những tấm bằng đẹp khi ra trường Điều này

đã lý giải tại sao tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ngay riêng trong năm

2002 đã xấp xỉ 90% (Thành phố Hồ Chí Minh 87,3%, Hòa Bình: 90,95%) ướctính số học sinh thi đại học đạt được 10 điểm cho 3 môn chiếm hơn 90% [46],đồng thời tăng và ổn định trong những năm tiếp theo nhưng về thực chấtnguồn lực lao động chất lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường việc làmtrong quá trình đẩy mạnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước

Căn bệnh này nó ăn sâu vào chính thực tế xã hội, nhất là khi thi tuyểnvào các trường đại học, trường chuyên và sau này còn là khi thi tuyển làmviệc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp Nghiêm trọng hơn bệnh thànhtích không chỉ tồn tại nổi cộm trong ngành giáo dục mà còn có trong nhiềungành khác Căn bệnh thành tích đánh lừa xã hội, làm mất đi tính trung thực.Nếu không được ngăn chặn và xóa bỏ, nó sẽ gây di hại lớn mà người nhậnlãnh hậu quả là chính chúng ta và thế hệ mai sau

c Tham nhũng từ các dự án đầu tư công: Tham nhũng trong các dự

án đầu tư công được cảm nhận tồn tại trên quy mô lớn, không chỉ trong giáodục mà còn cả trong các lĩnh vực khác Tuy nhiên rất khó có thể thu thậpnhững chứng cứ cụ thể vì đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn hẹp, trong khi các

Trang 35

trường lại thường không đáp ứng được tất cả các yêu cầu đầu tư, nên họthường phải “chạy chọt” các cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt dự án.Ngoài ra, tham nhũng trong đấu thầu và xây dựng cơ bản của các trường xảy

ra thông qua các báo cáo gian lận về khối lượng và chất lượng xây dựng nhằmrút ruột ngân sách nhà nước Những hình thức tham nhũng này cộng với cơchế quản lý lỏng lẻo và yếu kém là một trong những nguyên nhân chính khiếncho công trình xây dựng không đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn chấtlượng Kết quả là sự an toàn của giáo viên và học sinh, sinh viên bị đe dọa bởinhững công trình xây dựng không an toàn

d Tham nhũng từ các dự án mua sắm công: Tương tự như các dự án

xây dựng cơ bản, hàng trăm tỉ đồng từ ngân sách nhà nước được phân bổ choviệc mua sắm thiết bị giảng dạy mỗi năm Trong trường hợp này, tham nhũngxảy ra chủ yếu từ giai đoạn lập kế hoạch, bằng cách làm dự toán ngân sáchkhống, việc định giá mua sắm không do cơ quan có thẩm quyền tiến hành,trang thiết bị được mua sắm không phù hợp với nội dung công tác giảng dạytại trường học (không cần thiết hoặc không đủ) Hiện trạng này diễn ra từchính các khoản hối lộ để có được hợp đồng cung cấp trang thiết bị giảng dạyvà học tập, thu lợi từ việc thanh lý các thiết bị giảng dạy và học tập đã cũ vàlỗi thời (ngay cả khi trường học vẫn có đủ trang thiết bị và việc mua sắm mớilà không cần thiết); độc quyền trong mua sắm trang thiết bị giảng dạy và họctập (ở cấp quản lý) để nhận hoa hồng và chiết khấu từ bên cung cấp; và thamnhũng trong đấu thầu mua sắm (như mua sắm trang thiết bị với các tiêu chuẩn

kỹ thuật và chất lượng không đúng với giá trị hóa đơn hay thanh toán)

e Tham nhũng trong tuyển sinh vào trường và lớp theo nguyện vọng, trong thi cử kiểm tra kết quả học: Tương tự như trên, hiện tượng hối lộ để

được nhận vào các trường và lớp theo nguyện vọng cũng khá phổ biến Hiệntượng này xảy ra không chỉ ở những cấp học thấp mà còn ở ngay giai đoạn

Trang 36

giáo dục mầm non Nhiều trường hợp hối lộ đã được báo chí phát hiện liênquan đến tham nhũng trong tuyển sinh vào trường và lớp theo nguyện vọng.Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những biện pháp nhất định nhằm làmgiảm những hiện tượng bị lên án nói trên, nhưng dường như chúng vẫn tiếptục xảy ra Và mức độ xảy ra nhiều nhất tập trung tại các thành phố lớn, trongcác trường trọng điểm, trường chuyên, lớp chọn hay địa điểm có chất lượnggiáo dục được nhận xét cao cả ở khu vực trường công lập hay dân lập.

Hệ thống giáo dục đại học có thể dẫn ra hàng loạt các vụ việc tiêu cựctrong thi cử thời gian trước năm 2005 cao đến mức lo ngại Theo Báo cáotổng kết 5 năm thực hiện Đề án cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giảipháp 3 chung (2002 - 2006) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý

kỷ luật do vi phạm quy chế thi cử như sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp,năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm 2004 có 3.186 trường hợp, năm 2005 có1.546 trường hợp, năm 2006 có 1.166 trường hợp

Những con số liên quan đến thực trạng gian lận trong thi cử tăng ở mức

độ nhanh đồng thời thể hiện sự suy thoái trong suy nghĩ, nhận thức của một

bộ phận học sinh, sinh viên có sự tác động của nền giáo dục đồng thời của đặctính xã hội thời điểm ấy

f Học sinh và phụ huynh hối lộ giáo viên: Tham nhũng và những hiện

tượng tiêu cực liên quan đến thi cử đã xảy ra gần đây dưới nhiều hình thứckhác nhau, từ việc lạm dụng quyền hạn để nâng điểm cho con em hoặc ngườithân của mình, cho phép học sinh, sinh viên lừa dối gian lận trong thi cử, đếnviệc chính học sinh, sinh viên hay phụ huynh “lo lót” hối lộ cho giáo viên đểnâng điểm học cho con em mình diễn ra khá phổ biến trong bối cảnh hiện tại

Từ những khoản hối hộ không chính thức chính, xuất phát từ chính tưtưởng mặc định cho hành động “đi tiền” này mà tham nhũng trong giáo dụcđào tạo từ trước đến nay vẫn được cho là khó nhận diện Nó được xã hội nước

Trang 37

ta xác định chỉ là khoản chi phí cần thiết cho hoạt động học tập và giảng dạy tham nhũng trong giáo dục nhiễm nhiên không được giải quyết thỏa đáng.

-g.Tham nhũng thông qua các kỳ thi tuyển giáo viên: Theo một báo

cáo năm 2006 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), khituyển chọn và tuyển dụng giáo viên, chính quyền địa phương không phải lúcnào cũng cân đối chỉ tiêu biên chế giáo viên với nhu cầu của nhà trường Vìvậy, có một số lượng giáo viên dư ra dưới hình thức giáo viên dự bị hay nhânviên thư viện, trong khi đó lại vẫn thiếu giáo viên phụ trách các môn họcchính Theo kết quả phỏng vấn các nhà quản lý giáo dục về việc “lựa chọn vàtuyển dụng giáo viên có dựa trên cơ sở cạnh tranh và năng lực thực sự không”

có thể thấy tất cả phục thuộc vào chủ quan của hội đồng tuyển chọn và nhữngngười này có thể nghiêm túc trong một số trường hợp nhưng cũng có thể chỉthực hiện việc tuyển chọn một cách hình thức trong nhiều trường hợp khác

Có thể thấy những hiện tượng tương tự trong những lĩnh vực khác của nềncông vụ Cũng có thể cho rằng có một “thị trường việc làm” thực sự đang tồntại đối với các vị trí công chức Thực tế là một số người sẵn sàng mua các vịtrí này như một sự đầu tư, bởi vì họ biết rằng những vị trí đó có thể đảm bảocho họ một nguồn lợi lớn

h.Tham nhũng thông qua việc rút xén tiền cấp cho học sinh, sinh viên: Hành vi lợi dụng và biển thủ tiền của học sinh được biểu hiện ở nhiều

hình thức như: bớt xén tiền Chính phủ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, thutiền mua sách giáo khoa mà Chính phủ cấp miễn phí, bớt xén khẩu phần ăncủa học sinh Những hiện tượng này gần đây đã được báo chí phát hiện Bêncạnh đó, mặc dù đã có những bằng chứng rõ ràng và dư luận lên tiếng, nhưngmột số trường hợp vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết mộtcách triệt để Ngoài ra còn hình thức tham nhũng thông qua các khoản thukhông chính thức của nhà trường đối với các đối tượng theo học Các loại phí

Trang 38

mà phụ huynh học sinh, sinh viên đang phải nộp cho trường, có thể được chiathành ba nhóm chính: phí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ví dụhọc phí); phí thu hộ cho các cơ quan khác (ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểmthân thể); và các khoản đóng góp tự nguyện và những đóng góp không nằmtrong quy định chính thức (ví dụ như quỹ trường, quỹ lớp, đóng góp từ thiện,đóng góp mua trang thiết bị giảng dạy) Vấn đề không minh bạch và khả năngxảy ra tham nhũng xuất hiện ở nhóm thứ ba khi thiếu sự thông tin, cập nhậpvà minh bạch trong quá trình hoạt động.

Những hình thức tham nhũng này đều được xã hội, người dân và cácphương tiện thông tin, cũng như trong các báo cáo tình hình hoạt động củangành giáo dục tuy nhiên thông tin cung cấp chưa có sự rõ ràng, đầy đủ vàminh bạch, công khai nên trong công tác nghiên cứu đề tài khó tiếp cận đượcđầy đủ và chi tiết

Với thực trạng tham nhũng diễn ra khá phổ biến và có mức độ nghiêmtrọng cao trong ngành giáo dục và đào tạo nói riêng cũng như các lĩnh vựckhác của đời sống xã hội trước khi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

ra đời, Đảng và Nhà nước hay bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhữnghành động nỗ lực giải quyết vấn đề trên thông qua việc ban hành các văn bảnpháp lý quy định ngăn ngừa, hạn chế tham nhũng trong hoạt động giáo dụcđào tạo Những cơ sở pháp lý đó sẽ được đề cập đến trong phần nội dungngay sau đây

1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước cùng hệ thống chính sách

Trang 39

phòng, chống tham nhũng Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều vănbản, nghị định, chỉ thị để giải quyết tận gốc vấn đề này Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15/5/1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu

tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh

chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn

liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăngcường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược làxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa[37]

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ra Nghịquyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Nghị quyết chỉ rõ:

Trong những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội Tuy nhiên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủtrương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,

trong đó xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một

Trang 40

nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” Đại hội yêu cầu: “Thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả” Thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Đây là Nghị quyết đầu tiên củaBan Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách toàn diện, tập trung vềcông tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, Chiến lược quốc gia về phòng, chốngtham nhũng đến năm 2020 đã đề ra quan điểm về phòng, chống tham nhũngnhư sau:

- Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trịdưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, cáccấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đềcao vai trò của xã hội, các tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân

- Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng; vừa tíchcực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý vớinhững bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là

cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chốngquan liêu, lãng phí

- Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừalâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới

- Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị,bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, pháthiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện,

Ngày đăng: 06/09/2016, 19:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 03/QĐ-BGDĐT về vấn đề dạy thêm (“dạy thêm và học thêm”) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 03/QĐ-BGDĐT về vấn đề dạy thêm (“dạy thêm và học thêm
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
15. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP (ngày 12 tháng 5 năm 2009) thông qua “Chiến lược Phòng, Chống Tham nhũng đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP (ngày 12 tháng 5 năm 2009) thông qua “Chiến lược Phòng, Chống Tham nhũng đến năm 2020
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
18. TS. Nguyễn Hữu Hải (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công
Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Hải
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2008
19. Học viện Chính sách và phát triển (2012), Chuyên khảo Chính sách công, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo Chính sách công
Tác giả: Học viện Chính sách và phát triển
Năm: 2012
20. Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008), Giáo trình Khoa học Chính sách công, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa học Chính sách công
Tác giả: Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2008
21. Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2014), Giáo trình Thực thi chính sách, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thực thi chính sách
Tác giả: Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm: 2014
22. Khoa Chính trị học (2008), Xử lý tình huống chính trị”, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý tình huống chính trị”
Tác giả: Khoa Chính trị học
Năm: 2008
24. TS. Đinh Văn Minh (2013), Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng
Tác giả: TS. Đinh Văn Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2013
26. Nguyễn Quốc Hiệp đồng chủ biên Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng: Dành cho giáo viên, giảng viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng: Dành cho giáo viên, giảng viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp
Tác giả: Nguyễn Quốc Hiệp đồng chủ biên Nguyễn Tuấn Khanh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
27. Phạm Ngọc Hiền - Phạm Anh Tuấn, Hỏi - Đáp về phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - Đáp về phòng, chống tham nhũng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
31. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995),Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam
Năm: 1995
36. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (2008), Thông cáo báo chí tại cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ ba, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo báo chí tại cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ ba
Tác giả: Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Năm: 2008
37. Viện Khoa học Thanh tra (2011), Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng (Dành cho giáo viên các trường hành chính, quản lý nghiệm vụ thuộc tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; trường thuộc lực lượng vũ trang, thuộc các tổ chức chính trị - xã hội),Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng (Dành cho giáo viên các trường hành chính, quản lý nghiệm vụ thuộc tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; trường thuộc lực lượng vũ trang, thuộc các tổ chức chính trị - xã hội)
Tác giả: Viện Khoa học Thanh tra
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - sự thật
Năm: 2011
38. Viện Khoa học Thanh tra thuộc chính phủ (2013), Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng
Tác giả: Viện Khoa học Thanh tra thuộc chính phủ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2013
39. Viện Nghiên cứu Lập pháp (2012), Báo cáo Hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng
Tác giả: Viện Nghiên cứu Lập pháp
Năm: 2012
40. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học
Năm: 1997
41. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM (2013) Báo cáo Tham nhũng toàn cầu năm 2012: Giáo dục (công bố ngày 1/10/2013), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tham nhũng toàn cầu năm 2012: Giáo dục
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục - 39/2013/TT-BGDĐT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w