b. Mô hình quản lý thu thuế trong thời gian tới.
3.2.3. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ ngành thuế
- Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ:
Do yêu cầu thực tế ngày càng tăng việc đảm bảo nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý thu thuế đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đáp ứng các nhu cầu của xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ thuế phải nhằm mục tiêu:
Xây dựng đội ngũ cán bộ ngành thuế giỏi về chuyên môn lẫn nghiệp vụ thuế, giỏi về kế toán thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt và có tinh thần phục vụ nhân dân đất nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ năng lực chỉ đạo điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng đoàn kết tập hợp anh em.
Với mục tiêu đề ra, công tác đào tạo cán bộ cần thực hiện theo hướng sau:
+ Đào tạo cán bộ theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công viêc, phù hợp với mô hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế.
+ Trang bị đầy đủ về lý luận và thực tiễn, bảo đảm cán bộ có khả năng tốt trong việc phân tích, đánh giá khả năng thực thi của chính sách thuế làm cơ sở cho hoạch định chính sách thuế cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thu.
+ Đào tạo một lực lượng cán bộ thực sự giỏi, cán bộ đầu ngành nhiều kinh nghiệm quản lý để đảm đượng công việc mũi nhọn của ngành và các lĩnh vực quản lý thuế phức tạp, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
- Các biện pháp thực hiện:
Xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo chuyên ngành thuế cho từng nghạch công chức, từng loại công chức thống nhất trong cả nước
Cần phải áp dụng các hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng thích hợp với từng nghạch, từng loại công chức ở các vị trí công tác khác nhau. Giáo trình đào tạo được xây dựng phù hợp với từng cấp, từng hình thức đào tạo và từng ngạch công chức. Chương trình và giáo trình đào tạo được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo đã được xác định và phải được điều chỉnh hàng năm hoặc định kỳ cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thu thuế.
Ngành thuế nên thành lập Trung tâm bồi dưỡng cán bộ ngành tiến tới phát triển thành Trường thuế quốc gia hoặc Học viện thuế chuyên đào tạo cán bộ cho ngành thuế một cách bài bản, chuyên sâu theo đúng những mục tiêu đã để ra. Tại các Cục thuế phải có những phòng chuyên đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ trong Cục nắm bắt những vấn đề mới nâng cao năng lực chuyên
môn của cán bộ. Phấn đấu cho đến năm 2010 số cán bộ đại học chiếm khoảng 80%.
Lựa chọn và xây dựng đội ngũ giáo viên thật tốt đủ trình độ và năng lực để đảm đương công tác giảng dạy cho cán bộ thuế tại các địa phương.
Xây dựng qui chế kiểm tra, đánh giá trình độ công chức hàng năm để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, thường xuyên cải tiến và lựa chọn hình thức và nội dung đào tạo thích hợp.
Xây dựng chế độ bắt buộc và chế độ khuyến khích đào tạo đối với công chức thuế.
Dành nguồn kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo.
Sau khi hoàn thiện giai đoạn trên, cần phải tiến hành theo chiều sâu theo hướng:
Nâng cấp chương trình và hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo bảo đảm nâng cao chất lượng cả về kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm. Tư liệu giáo trình đào tạo phải đảm bảo dễ hiểu, dễ tra cứu và có thể tự học, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ thuế, cả về ngoại ngữ. Thu hút các cán bộ giỏi đầu ngành vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Dành một nguồn kinh phí thích đáng để đào tạo cán bộ theo hướng chuyên sâu bao gồm cả đào tạo trong nước và nước ngoài.