TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƠN VỊ: KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẤY HỒNG NGOẠ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẤY HỒNG NGOẠI
TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐƠN VỊ: KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẤY HỒNG NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SẢN PHẨM
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI
STT Họ và tên Đơn vị công tác và lỉnh vực
Chủ nhiệm đề tài
2 Hồ Thị Thu Trang Bộ môn Công nghệ Thực phẩm,
khoa CNHH&TP, ĐHSPKT Tp.HCM
Xây dựng mô hình toán mô
tả cho đối tượng công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng
ngoại
Phạm Duy Hải
(Cán bộ kỹ thuật)
Trang 4Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp trường 10
MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài
nước
2 Tính cấp thiết của đề tài
3 Mục tiêu của đề tài
4 Cách tiếp cận
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
7 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
8 Nội dung của đề tài
1.3 Công nghệ sấy bằng bức xạ hồng ngoại
1.4 Các biến đổi của sản phẩm trong quá trình sấy
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy hồng ngoại
Trang 51.6 Quy trình công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại cần nghiên cứu 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, DUNG CỤ - THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Thiết bị nghiên cứu
2.3 Phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định thành phần hóa học cơ bản của cơm mít (sản phẩm mít)
trước sấy khô bằng bức xạ hồng ngoại
3.2 Xây dựng các mô hình toán mô tả cho quá trình sấy mít bằng bức xạ
3.5 Mô phỏng các hàm mục tiêu cần nghiên cứu trên đồ thị 3D và 2D
3.6 Thực nghiệm kiểm chứng lại các thông số công nghệ tối ưu của quá
trình sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại
3.7 Xác định các thông số công nghệ tối ưu ảnh hưởng đến quá trình
bảo quản sản phẩm mít phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu
3.8 Qui Trình công nghệ sấy sản phẩm mít bằng bức xạ hồng ngoại
Trang 6DANH SÁCH CÁC B Ả NG BI Ể U
Trang
Bảng 1.1 Thành phần hóa học trong 100g thịt mít tươi 18
Bảng 1.2 Thành phần vitamin trong cơm mít tươi 18
Bảng 1.3 Thành phần chất khoáng có trong thịt mít tươi 18
Bảng 1.4 Thông số hóa lý của mít 19
Bảng 1.5 Giá trị dinh dưỡng mít (100g thịt mít tươi) 20
Bảng 1.6 Thành phần dinh dưỡng trong hạt mít 21
Bảng 1.7 So sánh thành phần dinh dưỡng của mít với chuối và xoài 21
Bảng 1.8 Phân loại các loại bức xạ 26
Bảng 3.4 Nghiệm tối ưu của các bài toán tối ưu một mục tiêu (3.4) 53
Bảng 3.5 Nghiệm của bài toán tối ưu đa mục tiêu (3.5) 55
Bảng 3.6 Các thông số công nghệ quá trình sấy bằng bức xạ hồng ngoại
sản phẩm mít dùng trong bảo quản
60
Trang 7Hình 1.6 Thiết bị sấy bằng bức xạ hồng ngoại dạng tĩnh 32
Hình 1.7 Thiết bị sấy bằng bức xạ hồng ngoại dạng băng tải 33
Hình 1.8 Cách bố trí đèn hồng ngoại trong hệ thống sấy 33
Hình 1.9 Quy trình công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại 38
Hình 2.1 Quy trình xử lý nguyên liệu 39
Hình 2.2 Hệ thống sấy hồng ngoại DSN-P-P-C-01 40
Hình 2.3 Sơ đồ nghiên cứu công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại 42
Hình 2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quá trình sấy hồng ngoại 43 Hình 3.1 Sản phẩm mít (cơm mít) sau khi tách vỏ, xơ và hat 49
Hình 3.2 Quan hệ giữa y1 và x1, x3 trong 3D 57 Hình 3.3 Quan hệ giữa y1 và x3 trong 2D 57 Hình 3.4 Quan hệ giữa y2 và x1, x3 trong 3D 57 Hình 3.5 Quan hệ giữa y2 và x1, x3 trong 2D 57 Hình 3.6 Quan hệ giữa y3 và x1, x3 trong 3D 58 Hình 3.7 Quan hệ giữa y3 và x1, x3 trong 2D 58 Hình 3.8 Quy trình công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại 61
Trang 8CH Ữ VI Ế T T Ắ T VÀ KÝ HI Ệ U Chữ viết tắt Tên gọi
Z1 Nhiệt độ môi trường sấy 0C
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng sấy hồng ngoại trong quá trình bảo quản sản
phẩm mít xuất khẩu
- Mã số: T2015-62TĐ
- Chủ nhiệm: TS NGUYỄN TẤN DŨNG
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
- Thời gian thực hiện: tháng 2/2015 đến 12/2015
- Phân tích các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sấy hồng ngoại
- Mô hình hóa quá trình sấy hồng ngoại bằng các mô hình thực nghiệm
- Tối ưu hóa quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít
- Xác lập chế độ công nghệ ứng dụng trong bảo quản
4 Kết quả nghiên cứu:
- Xác định được chế độ công nghệ thích hợp, để tiến hành quá trình sấy sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ ẩm đạt yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng với chi phí năng lượng giảm tới mức thấp nhất
5 Sản phẩm:
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế:
Nguyen Tan Dzung, (2015) Optimization the infrared radiation drying process of
jackfruit product to determine the optimal technological mode Jokull Journal (Iceland),
Vol 65, No 10; Oct 2015, pp 38-50 Indexed In: ISI Thomson Reuters;
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Trang 10Cung cấp quy trình công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại ứng dụng trong bảo quản và phục vụ xuất khẩu
Trang 11INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1 General information:
Project title: Study and application of the infrared radiation drying process in order to preserve and export jackfruit product
Code number: T2015-62TĐ
Coordinator: PhD NGUYEN TAN DZUNG
Implementing institution: HCMC University of Techniacal Education
Duration: from February 2015 to December 2015
2 Objective(s):
Optimization the infrared radiation drying process of jackfruit product to determine the optimal technological mode
3 Creativeness and innovativeness :
- To analyse the technological factors affect the infrared radiation drying
process
- Building mathematical model about the infrared radiation drying process
- Optimization the infrared radiation drying process of jackfruit product
- Determining the technological mode of the infrared radiation drying process
4 Research results:
- Determining the technological factors of the freeze drying process of Royal jelly for using in preservation and export in Viet Nam
5 Products:
Research results are published in scientific journals specialized international:
Nguyen Tan Dzung, (2015) Optimization the infrared radiation drying process of
jackfruit product to determine the optimal technological mode Jokull Journal (Iceland),
Vol 65, No 10; Oct 2015, pp 38-50 Indexed In: ISI Thomson Reuters
6 Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
Technology transfer some company at Bao Loc of Lam Dong province and HCM city in Viet Nam
Trang 12TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng sấy hồng ngoại trong quá trình bảo quản sản phẩm
mít xuất khẩu
Mã số: T2015-62TĐ
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tấn Dũng
Tel: 0918801670 E-mail: tandzung072@yahoo.com.vn
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Trung tâm Kỹ thuật môi trường
Thời gian thực hiện: 26/02/2015 đến 15/12/2015
1 Mục tiêu: Tối ưu hóa quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít nhằm tìm kiếm chế độ công nghệ thích hợp, để tiến hành quá trình sấy sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ
ẩm đạt yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng với chi phí năng lượng giảm tới mức thấp
nhất
2 Nội dung chính:
- Phân tích các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sấy hồng ngoại
- Mô hình hóa quá trình sấy hồng ngoại
- Tối ưu hóa quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít
- Xác lập chế độ công nghệ ứng dụng trong bảo quản
3 Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
a Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài Jokull Journal (Iceland),
Indexed In: ISI Thomson Reuters.: 01 bài báo
b Xây dựng quy trình công nghệ hay chế độ bảo quản Mít nhằm đảm bảo chất lượng của mít trong quá trình sấy bằng bức xạ hồng ngoại
c Đào tạo 01 sinh viên khóa 11 tên Lê Ngọc Huyền, mã số sinh viên thực hiện
đồ án tốt nghiệp
4 Điểm mới: Xây dựng và giải mô hình toán của bài toán tối ưu đa mục tiêu mô tả cho
quá trình sấy hồng ngoại với sản phẩm mít, nhằm phục vụ cho bảo quản và xuất khẩu
5 Địa chỉ ứng dụng: có thể áp dụng vào thực tế sản xuất và chuyển giao qui trình công
nghệ cho các xí nghiệp chế biến thực phẩm sản phẩm mít sấy bằng bức xạ hồng ngoại ở Tp.HCM
Trang 13độ bay hơi ẩm khỏi vật sấy Nhiệt lượng cung cấp cho vật liệu sấy nóng dần lên và làm
ẩm bốc hơi được lấy từ năng lượng của các tia bức xạ Vì vậy cường độ và đặc tính của
quá trình truyền nhiệt và truyền khối trong sấy bức xạ được xác định bởi quang phổ bức
xạ của vật phát ra bức xạ và khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ của vật liệu sấy [3]
Trong hệ thống sấy bức xạ, vật liệu sấy nhận nhiệt từ nguồn bức xạ để ẩm dịch chuyển từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và từ bề mặt khuếch tán ra môi trường Quá trình làm nóng vật sấy được thực hiện bằng cách chiếu các tia hồng ngoại lên sản phẩm Nguồn phát tia hồng ngoại là các đèn đặc biệt có trang bị các bộ phận phản xạ để định hướng các tia vào sản phẩm sấy [3], [5], [6] Phương pháp này có hiện tượng quá nhiệt của sản phẩm vì thế lớp bề mặt nóng nhanh hơn bên trong nên không dùng để sấy các vật liệu có bề dày, [26], [27], [28], [29]
Trên thế giới đã nhiều công trình nghiên cứu về sấy hồng ngoại ứng dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm, [3], [5], [6] Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu như sau: Sử dụng bức xạ hồng ngoại trong sấy bánh tráng, (Lê Văn Hoàng,
ĐHBK Đà Nẵng, 2010); Nghiên cứu sử dụng bức xạ hồng ngoại để sấy khô nông sản
(Lê Văn Hoàng, ĐHBK Đà Nẵng, 2002); Ứng dụng phương pháp sấy hồng ngoại để sấy
ớt (Phan Anh Tuấn, Huỳnh Thanh Tâm, ĐHNL TPHCM, 2009); Sấy bức xạ hồng ngoại
kết hợp sấy lạnh để sấy cá cơm (Trần Đại Tiến, ĐH Nha Trang, 2008); Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thiết bị sấy hồng ngoại kết hợp sấy lạnh để sấy mực ống lột da xuất khẩu (Ngô Đăng Nghĩa, ĐH Nha Trang, 2007); Nghiên cứu chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại năng suất nhỏ phục vụ cho chế biến thực phẩm (Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Ngọc Cảnh, Nguyễn Thanh Phương, ĐHSPKT TPHCM, 2012) Tuy nhiên, vấn đề sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại thì chưa từng có tác giả nào nghiên cứu [5], [6], [29]
Trang 14Đối với sản phẩm mít thì cũng như các loại thực phẩm khác, vấn đề đặt ra ở đây
là quá trình bảo quản mít như thế nào? Để chúng có thể kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng, mà đặc biệt là hợp chất carbohydrate có hoạt tính sinh học là vấn đề rất cần thiết [3], [5], [6]
Có thể thấy rằng, từ trước đến nay [3], [4], [5] các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu thành phần, tính chất và tác dụng của mít đến sức khỏe con người, chứ không quan tâm đến vấn đề bảo quản mít, cũng như nghiên cứu về chất lượng của sản
phẩm mít bảo quản bằng phương pháp sấy khô
2 Tính cấp thiết của đề tài
Mít là loại quả ăn trái thông dụng ở Việt Nam, hiện nay sản phẩm mít có giá trị kinh tế thấp là do chỉ tiêu thụ trong nước ở dạng sản phẩm tươi Để nâng cao giá trị của sản phẩm thì cần phải ứng dụng công nghệ lạnh đông và công nghệ sấy làm ra những sản phẩm, đưa các sản phẩm của các công nghệ này ra ngoài môi trường thế giới và xuất khẩu
Tuy nhiên với sản phẩm lạnh đông thì cần phải tiêu tốn chi phí năng lượng bảo quản trong suốt quá trình tiêu thụ xuất khẩu, còn với sản phẩm sấy thì hiện nay ít được quan tâm Ở Việt Nam chỉ có một vài công ty đã đầu tư tiến hành làm ra sản phẩm này, nhưng công nghệ dùng để sấy mít vẫn chưa hoàn thiên, chất lượng sản phẩm sau khi sấy vẫn chưa được quan tâm
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Nghiên cứu ứng dụng sấy hồng
ngoại trong quá trình bảo quản sản phẩm mít xuất khẩu”
Nhằm mục đích đưa sản phẩm này trở thành một mặt hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm mít
3 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu mô hình hóa và tối ưu hóa quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít nhằm tìm kiếm chế độ công nghệ thích hợp, để tiến hành quá trình sấy sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ ẩm đạt yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng với chi phí năng lượng giảm tới mức thấp nhất
Trang 154 Cách tiếp cận
Tiếp cận hệ thống: bằng phương pháp phân tích, tổng hợp đối tượng công nghệ sấy hồng ngoại và mô hình hóa quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít bằng các mô hình toán học Giải các mô hình toán xác lập chế độ công nghệ thích hợp
5 Phương pháp nghiên cứu
- Thực nghiệm và tối ưu hóa thực nghiệm
- Phương pháp phân tích thành phần carbohydrate của mít trước và sau khi sấy bằng phương pháp HPLC (sắc ký lỏng cao áp)
- Sử dụng các phương pháp hóa học để xác định thành phần hóa học của mít
- Mô hình hóa quá trình sấy hồng ngoại mít bằng các mô hình thực nghiệm dưới dạng bài toán đa mục tiêu
- Sử dụng các công cụ toán học giải mô hình toán xác lập chế độ công nghệ thích hợp, để tiến hành quá trình sấy sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ ẩm đạt yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng với chi phí năng lượng giảm tới mức thấp nhất
6 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu để xây dựng và giải mô hình toán mô tả cho quá trình sấy
hồng ngoại sản phẩm mít, xác định chế độ công nghệ thích hợp ứng dụng trong bảo quản và xuất khẩu
7 Phạm vi giới hạn của đề tài
Chỉ nghiên cứu xác lập xác định chế độ công nghệ thích hợp sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại ứng dụng trong bảo quản và xuất khẩu
8 Nội dung của đề tài
Để giải quyết mục tiêu đặt ra ở trên thì nội dung của nghiên cứu cần thực hiện:
- Phân tích các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sấy hồng ngoại
- Mô hình hóa quá trình sấy hồng ngoại
- Tối ưu hóa quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít
Trang 16- Xác lập chế độ công nghệ ứng dụng trong bảo quản
9 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán mô tả phù hợp cho đối tượng công nghệ sấy mít bằng bức xạ hồng ngoại làm cơ sở khoa học cho việc xác lập chế độ công nghệ sấy hồng ngoại sản phẩm mít áp dụng trong bảo quản tại Việt Nam
10 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu xác định, điều khiển và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy hồng ngoại sản phẩm mít, ảnh hưởng đến chất lượng, độ ẩm và giá thành sản phẩm mít có ý nghĩa quan trong trong việc bảo quản sản phẩm mít sử dụng trong thời gian dài
11 Bố cục của đề tài
Đề tài trình bày trong 68 trang gồm các phần sau: Mục lục; Thông tin về kết quả
nghiên cứu; Tóm tắt về kết quả nghiên cứu; Giới thiệu; Danh sách các bảng biểu; Danh sách các hình ảnh; Chữ viết tắt và ký hiệu; Mở đầu; Chương 1: Tổng Quan; Chương 2: Vật liệu, thiết bị và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả và thảo luận; Kết luận; Tài liệu tham khảo