1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số đề bài và đáp án văn nghị luận xã hội

32 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 457 KB

Nội dung

Tài liệu word Một số đề bài và đáp án văn nghị luận xã hội

Trang 1

Một số đề bài và đáp án văn NLXH

Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau đây của Ra-bin-đra-nát Ta-go:

“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương

Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”.

Câu 1 (3,0 điểm)

a Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc

- Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức: bài văn nghị luận, bức thư, nhật kí

b.Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu câu nói của Tagore và thái độ sống, cách sống để đối mặt với “nỗi đau thương” 0,25

2 Giải thích câu nói 0,75

- Cuộc đời không phải chỉ có hoa hồng, thảm nhung, ánh sáng nó còn có những vực sâu, bóng tối Chonên, trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với nỗi đau thương mà cõi đời đem đến cho tâm hồn, trái tim mình; đó có thể là sự thất vọng, nỗi buồn thương, Cuộc sống mang đến cho ta rất nhiều

áp lực: công việc, sự nghiệp, gia đình, mối quan hệ đồng nghiệp, họ hàng “đôi khi cuộc sống trở nên không chịu đựng nổi”

- Muốn sống có ý nghĩa, ta phải đáp lại những “nỗi đau thương” mà đời đem đến bằng “lời ca tiếng hát” tức là phải có thái độ sống lạc quan; yêu đời, sống bằng cả trái tim, tấm lòng

> Trước những đau buồn, bất hạnh mà cuộc đời mang lại, ta cần sống lạc quan, yêu đời, sống chân thành và hết mình để sự sống thêm ý nghĩa, đẹp tươi

3 Lí giải vì sao “cõi đời hôn lên hồn ta nỗi đau thương” mà ta phải “đáp lại bằng lời ca tiếng hát”? 1,00

- Nếu con người nhanh chóng gục ngã trước những nỗi đau thương thì con người sẽ không tồn tại được, không thể sống một cách có ý nghĩa; khi đó ta chỉ như một kẻ hèn nhát, yếu đuối, bị động, buông xuôi trên dòng đời và tất yếu bị huỷ diệt (dẫn chứng minh họa)

- Khi ta đáp lại bằng “lời ca tiếng hát”, ta sẽ có đủ tự tin, ý chí, nghị lực để vượt qua sóng gió cuộc đời, bởi tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống là những năng lượng tinh thần vô giá, có sức mạnh diệu

kì giúp con người thoát khỏi những bế tắc, khủng hoảng trong cuộc sống (dẫn chứng minh họa)

- Lạc quan song không nên huyễn hoặc, ảo tưởng

5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:

“ Không ai yêu quý bạn nếu bạn chỉ biết yêu quý bản thân mình”

1 Giải thích (0,5đ)

Trên đời này không ai tẻ nhạt Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều kì diệu Dù riêng

tư nhỏ bé đến đâu, mỗi cá thể đều góp phần làm nên lịch sử của nhân loại Do vậy, không hành tinhnào có thể sánh được với sự cao cả của con người

Tóm lại: đoạn thơ đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người

2 Bàn luận (2,0đ, mỗi ý nhỏ 0,5đ)

- Mỗi người không tẻ nhạt vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm Đó là tình cảm đối với conngười; là khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống; là khát vọng chiếm lĩnh những giá trị

Trang 2

của sự sáng tạo… Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá tiềm ẩn trong mỗi con người nênkhông có lí gì con người lại tẻ nhạt Mỗi cá nhân là một giá trị, không gì có thể thay thế.

- Quan niệm trên xuất phát từ cơ cở : mỗi cá nhân là một phần tất yếu của nhân loại Lịch sử nhân loạikhông chỉ được tạo bởi những người ưu tú mà còn được tạo bởi những người vô danh Mặt khác, mỗi

cá nhân có thể chứa đựng những vui buồn của cuộc sống Soi vào số phận mỗi con người ta bắt gặp sự

thật của thời đại Cho nên, thật có lí khi nói Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

- Vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâucũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – thực thể có tư duy, có tâm hồn, tâmlinh…

- Đánh giá: Tư tưởng của Eptusenko mang tính nhân văn cao đẹp Nó thể hiện niềm tin của ông về giátrị và vị thế của con người Tư tưởng đó buộc ta phải có cái nhìn đúng đắn về con người

3 Bài học (0,5đ)

Tư tưởng của Eptusenko giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình Có thể ta không có khả năng phátminh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của một đời người,

có thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng

Với nhận thức Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để

có thể làm nên những điều kì diệu

XA XỨ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học

Thư đầu viết:"Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"

Cuối năm viết: "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"

Mùa đông sau viết: "Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm,

ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"

Anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về vấn đề nhân sinh đặt

ra trong mẫu chuyện trên

1) Giải thích ý nghĩa của mẫu chuyện:

Mẫu chuyện là lời kể về cuộc sống, cảm xúc của một sinh viên du học ở ngước ngoài Thời gianđầu, người sinh viên thích thú, say mê trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi

xứ lạ Một năm sau, khi những thứ mới lạ, hấp dẫn đã trở nên quen thuộc, bình thường, người sinhviên lại thấy “thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bếnxôn xao lầy lội”, thấy nhớ một bóng dáng người thân

Mẫu chuyện rất nhỏ nhưng để lại nhiều suy ngẫm về lẽ sống Phải chăng, mỗi người đều luônkhát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới Song, quêhương nguồn cội, nơi ta sinh ra và lớn lên với những gì thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu nặng mãi mãi

là nơi đi về trong nỗi nhớ niềm thương, trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người Mẫu chuyện vì thế gợi ra vấn đề về tình yêu quê hương nguồn cội của con người.

2 Bình luận về ý nghĩa nhân sinh của mẫu chuyện:

a Trong cuộc đời, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới.

- Nhu cầu ra đi, đến những vùng đất lạ, những đất nước ngoài đất nước mình để tham quan,

thưởng ngoạn cái đẹp; để tìm hiểu, khám phá cái mới là nhu cầu chính đáng, là giấc mơ đẹp của conngười

- Nó giúp con người hiểu biết nhiều về thiên nhiên, cuộc sống, bản sắc văn hóa, sự phát triển củacác quốc gia, dân tộc trên thế giới

- Nó giúp con người trải nghiệm, làm giàu vốn sống, vốn tri thức, thỏa mãn đời sống tinh thầnvới những cảm giác thích thú, say mê trước cái mới lạ, những rung động thẩm mỹ trước cái đẹp;những cảm xúc buồn vui khi ở cách xa quê hương, tổ quốc mình

- Đặc biệt, sự trải nghiệm giúp con người nhận ra giá trị đích thực trong đời sống Đó là quêhương cội nguồn

b Quê hương nguồn cội mãi mãi là tình yêu thương, gắn bó sâu nặng trong đời sống tâm hồn của mỗi con người

- Quê hương, nguồn cội là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, học tập, lao động, sống và trưởngthành; nơi được sống trong tình yêu thương, sự bao dung của những người thân; nơi mà thiên nhiên,cuộc sống, nền nếp văn hóa từng ngày thấm vào hồn để làm nên cốt cách mỗi người; nơi lưu dấu

Trang 3

những kỉ niệm tuổi thơ, nguyên sơ, dung dị mà khó phai nhạt; nơi những vấp ngã, bồng bột đầu đời đãkhắc dấu trong đời mỗi người làm thành hành trang để mỗi người vững bước trên con đường đời.

- Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội giúp con người vững an mỗi khi vấp ngã, vợi bớt nỗi cô

lẻ trước những nỗi buồn; giúp con người giữ được ngọn lửa ấm áp tin yêu trước sự hờ hững, đố kị,ghen ghét của thói đời

- Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội là đạo lý sống muôn thuở của loài người; là thước đogiá trị nhân cách của con người

- Đánh mất quê hương, cội nguồn con người tự đánh mất, tự hủy hoại chính mình

c Vì vậy, trong đời sống, mỗi người cần nuôi dưỡng cho mình khát khao và nỗ lực học tập, rèn

luyện để hành động nhằm đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới.Đặc biệt, phải luôn khắc cốt ghi tâm tình cảm đối với quê hương nguồn cội, xem đây là tình cảmthiêng liêng, nhân bản nhất của con người

Phê phán những ai vì quá say những chân trời mới mà lãng quên nguồn cội, quê hương, quên

những gì thân thuộc nhất của cuộc đời mình và ngược lại, cần phê phán những ai, quá đề cao quêhương đất nước mà giam hãm tâm hồn mình, xem nhẹ, phủ nhận những thành tựu, cái hay, cái đẹpcủa nhân loại

+ Nuôi dưỡng và nỗ lực hành động để thỏa mãn mục đích khám phá thế giới

+ Sống hết mình với quê hương, làm cho quê hương trở thành tổ ấm trong cuộc đời mình

“Học từ ngày hôm qua, sống cho ngày hôm nay, hi vọng vào ngày mai Điều quan trọng nhất

là không ngừng đặt câu hỏi” (Albert Einstein)

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

( )

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh, Dặn con,

rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, 1993)

Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh, anh /chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề sau: Lòng tốt gửi vào thiên hạ

-Bài viết cần nêu được những ý chính sau:

- Trích dẫn ý kiến: “Trong học tập, tự học là phương pháp hiệu quả nhất”.

- Giải thích:

+ “Học” là quá trình con người thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại

+ “Tự học” là việc con người học tập bằng chính sức lực, khả năng của bản thân mình

- Khẳng định tự học là rất quan trọng, là điều kiện giúp mỗi người thành công trong học tập

- Tự học mang lại rất nhiều lợi ích:

Trang 4

+ Tự học giúp con người có ý thức chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu làm rõ bản chấtcủa vấn đề, nắm chắc và nhớ lâu vấn đề.

+ Tự học giúp ta tiếp thu kiến thức tù nhiều nguồn khác nhau: bài giảng, sách, báo, truyền hình, mạnginternet, kiến thức từ thực tế cuộc sống

+ Tự học giúp chúng ta thu được lượng kiến thức lớn, nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố, nângcao kiến thức, khả năng thực hành, vận dụng vào cuộc sống

+ Chủ động học tập sẽ giúp ta tìm ra nhiều phương pháp học tập phù hợp, tiết kiệm thời gian, hiệu quảhọc tập cao

- Phê phán thái độ ỷ lại, lười nhác, thiếu tinh thần tự lập trong học tập của học sinh hiện nay

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: mỗi người cần rèn luyện cho mình thói quen tự học, không ngừngtrau dồi, nâng cao kiến thứcc

-Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức Anh/Chịhãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên

. -Hãy lấy đôi bàn tay làm chủ đề để viết bài văn nghị luận ngắn.

Đề bài mở nên học sinh có thể chọn hướng bàn luận riêng-hoặc bao quát nhiều phương diện, hoặc

đi sâu vào một nội dung.Tham khảo các ý cơ bản sau:

-Đôi bàn tay lao động, sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần , làm giàu , làm đẹp cho đời…-Đôi bàn tay yêu thương, sẻ chia nâng đỡ- biểu tượng của tình người ấm áp…

-Ấn tượng sâu đậm về một đôi bàn tay

-Bức hình sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

-Trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn đến đích và có nhiều lựa chọn để ứng xử cho một vấn

đề ta đang đối diện Khi đối mặt với khó khăn cần phải giải quyết, đôi lúc chúng ta cần phải biết “lắngnghe” ý kiến của người khác Nhưng, phải chăng đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề?

Trang 5

Cách 1 Cách 2Trong hai cách giải quyết trên, đâu là phương án thích hợp nhất để vượt qua khó khăn?

Từ gợi ý đã cho, anh/chị hãy viết một bài văn trình bày cách giải quyết của mình

-Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin – côn viết:

“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian

để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”

(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)

Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên

1 Giải thích ý nghĩa đoạn thư:

- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”: Biết thu nhận kiến thức từ sách vở, có

niềm say mê khám phá thế giới kiến thức phong phú của sách

- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”: chú

trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh, tự mình khám phá ýnghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như của con người

Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhà giáo dục: Dạycho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu con, mong muốn con trưởng thành

- Lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng, với nhà trường còn thể hiện mong ước của mộtngười yêu thương, quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ

- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:

+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến thức văn hóa do sách vở mang lại, vì đó

là cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở Không có kiến thức văn hóa, con người thiếu nền tảng tri thức.

+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con người cũng quan trọng không kém, bởi đó là

“sự bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết Nó cần thiết và bổ ích cho con

người, có tác động tích cực trong việc vun đắp bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống + Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần tự học, lòng ham hiểu biết khám phá,

chiêm nghiệm và “ lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của học sinh Đó là điều quan trọng

để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều trong đời sống

- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò của kiến thức sách vở, hoặc chỉ quantâm đến thực tiễn

3 Bài học nhận thức và hành động:

- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đến đời sống xã hội

Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người

- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật quanh ta Họckiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn Đó là sự phát triển toàn diện nhân cáchcủa con người

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung).

Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên

1 Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.

Trang 6

- Hiền tài: Trong quan niệm của người xưa, hiền tài là người có tài năng không những học rộng, hiểu

nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân Hiền tài làngười có cả đức hạnh, gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo, tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân,đem hết tài năng, đức hạnh phục vụ cho đất nước Tóm lại hiền tài là những người có tri thức, đạo đức,

có năng lực, tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, dân tộc

- Nguyên khí: là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

- Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc gia dân tộc Bậc hiềntài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề.

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Câu nói của Thân Nhân Trung là tư tưởng quan trọng, là sựtổng kết đường lối chiến lược về văn hoá giáo dục Đây là một tư tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ, có ýnghĩa trong mọi thời, mọi quốc gia dân tộc Bởi vì ở thời nào, ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là ngườitạo ra phần lớn những giá trị vật chất, tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng phán đoán và nhận định tìnhhình sáng suốt hơn người thường

- Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng với người hiền tài Trongthời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và hội nhập toàn cầu, chính sách phát triển văn hoágiáo dục ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng được chú trọng Với nước ta, giáodục luôn được coi là quốc sách hàng đầu

3 Bài học nhận thức và hành động.

- Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước

- Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài

- Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành người có ích cho đất nước

- Quá khứ: là cái đã qua, là thời gian đã qua.

- Hiện tại: là cái đang xảy ra, là thời gian đang sống.

- Tương lai: là cái chưa tới, có thể xảy ra, là thời gian sắp tới, sẽ tới.

- Bắn: ẩn dụ, chỉ thái độ, cách đối xử của con người với quá khứ, tương lai.

- Cuộc sống trôi qua kẽ tay: để cuộc sống trôi qua phí hoài, vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.

- Ý kiến thứ nhất: Bằng cách nói hình ảnh: bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác, cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục- đại bác, người nói muốn khẳng định: Cách

đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ như thế, thậm chí còn tồi

tệ hơn thế Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.

- Ý kiến thứ hai: Bằng cách nói nhấn mạnh, phủ định để khẳng định: chớ để…chỉ bằng cách… sống trọn vẹn từng ngày, người nói muốn đề nghị một lối sống: trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại,

sống hết mình trong hiện tại

- Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng kì thực là sự bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng hướng con ngườitới một lối sống, một thái độ sống tích cực, đúng đắn: sống là phải biết trân trọng quá khứ, biết ơnnguồn cội Song đồng thời phải biết đón nhận hiện tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp chotương lai

2 Phân tích, bàn luận.

- Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ?

+ Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa… Quá khứ

là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được Do đó, con người phải biết trân trọng quákhứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình

+ Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại vàtương lai

+ Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học kinhnghiệm quí báu cho mình

+ Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn, bạcnghĩa Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng

VD:

Trang 7

Nếu cha mẹ không kính trọng ông bà, quay lưng lại truyền thống, nguồn cội… thì khó mà dạynổi con cháu; sau này họ cũng dễ bị con cháu khinh thường.

Đối với một quốc gia dân tộc, trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết giữ gìn bản sắc,

sẽ dễ bị diệt vong

vv…

- Tại sao phải biết trân trọng hiện tại, sống hết mình cho hiện tại?

+ Vì hiện tại là cái đang hiện hữu, con người xây đắp những thứ quan trọng nhất trong hiện tại:những giá trị vật chất, những giá trị tinh thần…

+ Hiện tại hôm nay cũng sẽ trở thành quá khứ ngày mai Đời người là hữu hạn Vì thế, nếu conngười lãng quên hiện tại, tất yếu họ sẽ luôn phải nuối tiếc những gì đã trôi qua, không đạt được

+ Quá khứ dù đẹp đẽ, thiêng liêng, cũng là cái đã qua Tương lai dù hấp dẫn nhưng nếu ta khôngthực hiện hôm nay thì cũng chỉ là mơ ước Bởi vậy, mỗi người cần biết sống thực sự, ngay trong hiệntại

3 Mở rộng.

- Trân trọng quá khứ là như thế nào?

- Trân trọng hiện tại, sống hết mình trong hiện tại là ra sao?

- Nêu một số lối sống, thái độ sống chưa hợp lí:

+ Hoặc quá đề cao quá khứ mà coi nhẹ hiện tại

+ Hoặc chạy theo chủ nghĩa hiện sinh, thực dụng mà lãng quên quá khứ

- Bài học nhận thức, hành động của bản thân

-Trong việc nhận thức, F Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn

nghi ngờ nó suốt đời”, C Mác thì thích câu châm ngôn: “Hoài nghi tất cả”.

Anh/Chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên?

1 Giải thích (4,0 điểm)

Câu của Ăngghen : Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời

Ý căn bản : đối với con người, thà vất vả tìm hiểu trong một thời gian ngắn (suốt đêm) để có được mộtnhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng cho mình về một vấn đề nào đó, còn hơn là cứ để nó tồn đọng như một việc chưa được giải quyết, khiến cho mối nghi ngờ về nó luôn đè nặng mình trong thời gian dài (suốt đời)

Câu C.Mác thích : Hoài nghi tất cả

Ý căn bản : cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận mọi điều, chớ thụ động, cả tin vào những gì mà chính mình chưa suy xét, kiểm chứng

2 Bình luận (4,0 điểm)

Thí sinh cần thấy mỗi ý tưởng ấy đều hợp lí Bề ngoài chúng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng bên trong lại thống nhất Mỗi câu nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau

a Câu của Ăngghen:

- Sự thật là những chân lý khách quan “Tìm hiểu sự thật” là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức Nếu không nắm được sự thật thì sẽ gây khúc mắc và ngờ vực, nghi hoặc Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống

- Phương châm của Ănghen là đúng đắn “Thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm” là giải pháp tích cực Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng mình suốt đời là tiêu cực Mất công trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng

b Câu C.Mác thích:

- Cần phân biệt hoài nghi khoa học và thói đa nghi Hoài nghi khoa học là phẩm chất tích cực Nó là thái độ tỉnh táo, cẩn trọng trong tìm hiểu và tiếp nhận Còn đa nghi là một căn bệnh tiêu cực Nó khiến người ta không tin vào bất cứ điều gì

- “Hoài nghi” ở đây là theo nghĩa tích cực Trong cuộc sống cũng như trong tìm hiểu khoa học, luôn cóthái độ hoài nghi như thế là điều cần thiết Nó giúp con người có được sự cẩn trọng và chắc chắn tronghiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn Châm ngôn C.Mác thích cũng là một ý tưởng đúng đắn

c Sự bổ sung:

- Câu C Mác thích thì nhấn mạnh vào sự cần thiết của thái độ hoài nghi khoa học như một tiền đề gợi cảm hứng cho con người tìm kiếm sự thật

Trang 8

- Còn câu của Ăngghen thì nhấn mạnh vào việc tích cực dấn thân tìm kiếm sự thật để hoá giải mối nghi ngờ

- Cả hai đều là những phương châm đúng đắn và cần thiết đối với việc nhận thức của con người. -

HỌC CÁCH THẤT BẠI

-Viết bài văn nghị luận (không quá 600 từ) về điều ông Ha-san, hiền triết người Hồi giáo đã quả quyết

trước khi qua đời:

Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò.

(Theo Quà tặng dâng lên thầy cô - NXB Trẻ 2008, trang 112)

NHỮNG VẾT ĐINH

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một

ít đi Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày Cậu đến thưa với cha

và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào” Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa Cha cậu liền đến bên hàng rào Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi ”

(Theo http://www.songdep.vn)

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình sau khi đọc mẩu chuyện trên

Tục ngữ Việt Nam có câu : Người ta là hoa đất

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ trên

1 Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận trong câu tục ngữ(0,5 điểm).

2 Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ “Người ta là hoa của đất”: Câu tục ngữ là cách nói hình ảnh về

giá trị và vẻ đẹp của con người Con người là những gì đẹp đẽ nhất, giá trị nhất trên đời(0,5 điểm).

3 Bình luận, chứng minh:

- Câu tục ngữ là lời đánh giá đúng đắn về giá trị của con người bởi cuộc đời này sẽ chẳng là gì khithiếu vắng con người Nếu hoa làm đẹp cho đời bằng màu sắc, hương thơm thì con người làm đẹp cho

đời bằng hình thể, bằng tâm hồn, trí tuệ, tài năng, sức lao động… (0,5 điểm).

- Lấy dẫn chứng để chứng minh những giá trị mà con người đem đến cho đời qua vẻ đẹp ngoại hình,qua những công trình, những tác phẩm nghệ thuật, những giá trị vật chất, giá trị văn hoá, những nét

đẹp trong cách thể hiện tình cảm của con người với con người… (1,5 điểm)

4 Mở rộng, liên hệ và bài học:

- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lý trân trọng con người của dân tộc Việt Nam (0,25 điểm).

- Lên án những người có thái độ, hành động coi thường, xúc pham, chà đạp con người (0,25 điểm).

- Ca ngợi những con người sống có ý nghĩa, đem đến những giá trị cho cuộc sống và phê phán những

kẻ sống vô nghĩa, vô ích (0,25 điểm).

- Nỗ lực học tập, phấn đấu khảng định giá trị của bản thân để làm đẹp cho cuộc đời, xứng đáng với

- Bắc Cực: Vùng cực bắc, quanh năm lạnh giá Nó là hoàn cảnh khắc nghiệt của tự nhiên, ngoại cảnh

- Tình thương: Nói về sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm của người với người trong cuộc đời, của con người với vạn vật, môi trường

=> Câu nói đề cao vai trò của tình thương trong cuộc sống

2 Nêu suy nghĩ

a/ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực

Cái lạnh ở nơi Bắc Cực không đáng sợ vì con người có thể

bằng nhiều cách, nhiều phương tiện để chống đỡ và chế ngự

Trang 9

b/ Nơi lạnh nhất chính là nơi không có tình thương

- Không được sống trong tình yêu thương, con người rất cô đơn, đau khổ, bất hạnh Sống không có tình yêu thương, con người dễ ích kỉ thậm chí trở thành độc ác (lấy dẫn chứng trong thực tế)

- Với cả nhân quần vạn vật, nếu thiếu tình thương thì cuộc sống sẽ đầy bất trắc hiểm nguy

3 Mở rộng, liên hệ, rút ra bài học thực tiễn

- Sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn Tình thương là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, truyền sức mạnh nghị lực để con người vượt lên mọi trở ngại của cuộc sống, tình thương tạo sức mạnh cảm hóa…

- Người trao gửi tình thương cũng rất hạnh phúc

( Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh: trong gia đình, trong quan hệ xã hội )

- Vậy mỗi người phải luôn biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, trân trọng giá trị người, để cuộc sống trở nên ấm áp đáng yêu

-Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.

Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên

• Giới thiệu vấn đề nghị luận

• Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậykhông nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tại

• Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biếnnhững điều mơ ước thành hiện thực

• Tuy nhiên, các ý kiến trên vẫn có những hạn chế:

+ Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, conngười sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu

+ Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực

• Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống Phải theo đuổiước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền

• Lưu ý: học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh

• Phê phán những người không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng viển vông

• Phương hướng rèn luyện của bản thân

-Đốpgiencô từng nói “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì sao”.

Từ ý kiến trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống ?

1 Giới thiệu vấn đề: Cách nhìn vào hiện thực đời sống, nhìn đời, nhìn người một cách tích cực.

2 Giải thích câu nói của Đôpgiencô:

Cùng một đối tượng nhưng có những cách nhìn khác nhau: “Một người chỉ thấy vũng nước” tức

là chỉ thấy cái bề ngoài, bề nổi của đối tượng Người kia lại “Thấy được những vì sao” tức là nhìn thấycái bản chất, cái bên trong, cái phẩm chất tốt đẹp của đối tượng.(2 điểm)

4 Nhận thức và hành động của bản thân đối với vấn đề cách nhìn:

- Để nhận thức và đánh giá đúng các hiện tượng đời sống, với cuộc đời và con người, chúng taphải có cách nhìn đúng đắn, toàn diện, sâu sắc với đối tượng (1 điểm)

- Để có cách nhìn đúng đắn và sâu sắc đối với con người và cuộc đời Chúng ta cần phải hòamình vào cuộc sống hiện thực, gắn bó và hiểu biết đối với đối tượng (1 điểm)

- Phải có thái độ khách quan, phải có tấm lòng thông cảm, vị tha, có niềm tin vào cuộc sống và

5 Kết luận chung: cách nhìn thể hiện thái độ tích cực của chúng ta đối với cuộc sống (1 điểm)

-

Trang 10

Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ” Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!” Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.” (Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)

Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:

- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bấthạnh, nghèo khổ Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặcbiệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình Đối với ông lão những bộquần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ôngtrao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn ông Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy

là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp Đối với ông lãođược giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc trànngập tâm hồn (1.0 điểm)

- Bài học sâu sắc về tình thương (1.5 điểm):

+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quantâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa conngười với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…

+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống

và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn

+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay

bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân.

- Xác định thái độ của bản thân (0.5 điểm): Đồng tình với thái độ sống có tình thương và tráchnhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn để yêu thương, giúp đỡ người khác.Phê phán thái độ sống cá nhân vị kỷ, tầm thường

-

R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông.

Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên

1 Giải thích ý nghĩa của lời nhận định

- Hoa sen: ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên Hoa sen là biểu

tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người

- Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật Mặt trời tượng trưng cho sức

sống mạnh mẽ, sự huy hoàng

- Nụ búp: ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người

- Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn mình, thu

mình, không thể sinh sôi phát triển Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộcsống

=> Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ Trong

cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận đượcthành quả xứng đáng Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề

a Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen”?

- Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần Ta phải sống thế nàocho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí Tacần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc củađời mình

- Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những điều đó Tuynhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà

có Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh củachính mình, để ta thêm trưởng thành

- Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình và cống hiếnhết mình Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi vàtận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của

ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích Đó mới là cuộc sống đích thực của con người

Trang 11

b Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”?

- Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ

sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình Đó là lối sốngmòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đangnổi váng.”

- Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị Sống như thế thực chất chỉ là tồn sựtại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống

c Nâng cao

- Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức.Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước Để đối mặt vớimọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta Đừng nôn nóng theo đuổimục đích mà quên mất bản thân mình

- Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt Khi ấy không phải ta đanghèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếptục tiến lên phía trước

3 Bài học nhận thức và hành động

- Phê phán lối sống yếu mền, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi

- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lênkhông ngừng Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ

Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp Để biết mình chưa cao”

(Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009)

I NỘI DUNG

Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết được yêu cầu củađề

1 Hiểu nội dung ý nghĩa đoạn thơ :

- Vui – buồn là qui luật của cuộc đời Vui quá, buồn quá dễ dẫn đến những hành vi không hay

- Thăng tiến bằng mọi giá, thủ đoạn, mất nhân cách đó là điều cực kì không nên

- “Lùi bước” để hiểu mình, để là con người có nhân cách, có văn hóa, trung thực là điều nên

làm và cũng không nên sợ không thăng tiến

- Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mìnhcòn thua kém nhiều trong bể học mênh mông và vị thế xã hội

2 Người cha dạy con về lẽ sống, cách sống ở đời từ kinh nghiệm sống

- Bình tâm trước những vấn đề được, mất

- Thăng tiến bằng chính tài năng của mình

- Luôn giữ gìn đức độ, nhân cách

3 Nghệ thuật(*) : người cha gửi con bằng bài thơ với ngôn từ hết sức hàm súc, hình thức độcđáo chứ không không phải bằng bức thư thông thường

-W Whitman từng tâm niệm: Hãy nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn

Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên

1 Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.

- Mặt trời là nguồn sáng đem lại hơi ấm và sự sống cho muôn loài Mặt trời còn là biểu tượng

cho những điều tươi sáng, đẹp đẽ, là niềm tin và hi vọng tốt đẹp ở tương lai trong cuộc đời con người

- Bóng tối là màn đêm âm u, tăm tối Bóng tối cũng là biểu tượng cho sự đen đủi, bi đát, bấthạnh, thiếu may mắn, những thất bại trong đường đời của con người

 Ý nghĩa nhận định: Lời nhận định là một phương châm sống tích cực, một lời khuyên sâusắc nhắc nhở ta phải biết vượt lên những bất hạnh, rủi ro, đau buồn, thất bại trong cuộc đời Phải biếtquên đi quá khứ đen tối mà hướng về tương lai tươi sáng, tốt đẹp ở cuộc sống phía trước

Trang 12

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trườngtranh đấu Bởi thế, cuộc đời mỗi con người cũng không thể tránh khỏi những gian nan, trắc trở, nhữngkhó khăn, thất bại

- Mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực, dũng khí để vượt lên những thất bại Phải xem nhữnggian nan, trắc trở như một thử thách để ta được rèn luyện, trưởng thành

- Cần biết hướng về phía trước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có bản lĩnh vững vàng đểvượt lên những vấp ngã của bản thân Đây là xu hướng phát triển, là yêu cầu tất yếu phù hợp với quyluật khách quan của cuộc sống Nếu cứ đắm chìm trong những thất bại, đau buồn là tự hại mình

- Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống

- Bài thơ tạo dựng ra một tình huống đối thoại giữa phù thủy với nhân vật "tôi"

+ Phù thủy: đại diện cho quyền năng vạn biến, có phép nhiệm màu kì diệu

+ Nhân vật "tôi": người đi tìm hạnh phúc, tình yêu, sự bình yên

- Bài thơ đưa ra triết lí nhân sinh sâu sắc về những giá trị tinh thần của con người: tình yêu,tình bạn, hạnh phúc, sự bình yên

2 Phân tích, đánh giá, bàn bạc:

- Trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu kiếm tìm hạnh phúc, tình yêu, tình bạn vàvươn tới sự bình yên trong cuộc sống Đây là khát vọng mãnh liệt, thường trực, đấy tính nhân văn, làcái đích mà nhân loại vươn tới

- Trên con đường đi kiếm tìm tình yêu và sự hạnh phúc con người có nhiều cách khác nhau

có thể đúng đắn, có thể sai lầm Trong bài thơ này, nhân vật "tôi" có một ứng xử sai lầm: tìm hạnhphúc, sự bình yên, tình yêu, tình bạn ở các thế lực siêu nhiên, phép màu và nghĩ rằng tiền có thể muađược những thứ đó

3 Bài học: Một bài thơ nhỏ gọn nhưng ý tứ sâu sắc giàu chất triết lí, đem đến cho người đọc

nhiều bài học ý nghĩa:

Trang 13

- Trong cuộc sống, con người luôn phải có khát vọng hướng tới những giá trị cao đẹp.

- Phải chính bàn tay ta xây đắp tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên, không nên trông chờ vào mộtnăng lực siêu nhiên, một phép màu nào đó

- Quá trình tìm kiếm tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên là một quá trình lâu dài, không có sẵn chonên không được nản lòng, phải có ý chí, nghị lực Hơn thế phải có tình cảm chân thành, không vụ lợi,phải có phương hướng hành động đúng đắn

- Hạnh phúc, sự bình yên của cá nhân phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất với hạnhphúc, sự bình yên của tập thể

-"

Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là

sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King)

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên

1 Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt

giải Nobel Hòa Bình năm 1964

- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậccảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối

- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt Vì thế,

ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị

- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lêntiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn Chính sự im lặng của những người tốtlàm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp

- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực Họ thấy cô độc Họ mất niềm tin

- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay Conngười ngày càng trở nên vô cảm

- “Nghe” là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác).

- “Biết lắng nghe” là không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cả khối óc và trái tim.

- “Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống ” là một trong những cách tiếp nhận, học hỏi của con

người nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện

- “ Biết lắng nghe” tùy thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người Đó là đức tính, là năng lực cần phải học hỏi, là yếu tố thúc đẩy để con người tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn …do đó, “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống.

2 Bình luận:

- “Biết lắng nghe” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tầm nhìn, sự nhạy

cảm, độ tinh tường, tinh thần cầu thị, quan niệm sống của con người,…

- “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống: nghe để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị

chân, thiện, mĩ Chẳng hạn, biết nghe tiếng vọng về từ quá khứ, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai; nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, lời của cây cối, chim muông; nghe để phân biệt phải trái, hay dở, tốt xấu, nghe được cả tiếng trái tim mình…

- Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt, …

3 Bài học nhận thức và hành động:

Trang 14

- “Biết lắng nghe” có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy, mỗi người cần phải có

ý thức rèn luyện năng lực “lắng nghe”.

- Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho

cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa…

- Chống tư tưởng chủ quan, bảo thủ và phê phán lối sống ích kỉ, “biết nghe mà vẫn giả điếc”…

-Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller :

“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

1 Giải thích:

- “đã khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi;

- “không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất);

- “không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của số phận);

- “đã cho đến khi”: Sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề cuộc sống

* Ý nghĩa của lời tâm sự:

Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnhcủa nhiều người khác quanh ta

- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lênkhông ngừng Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó màthêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến

-XA XỨ (Sưu tầm từ Internet)

Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên

1) Giải thích:

Câu chuyện là hành trình tình cảm, hành trình nhận thức của một thanh niên đi du học, ban đầu

bị hấp dẫn bởi cuộc sống văn minh phương Tây, sau đã nhận ra tình cảm sâu nặng đối với quê nhà

- Tình yêu quê hương là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách và giá trị đạo đức của con người

- Phê phán hiện tượng vọng ngoại, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ tình cảm cội nguồn 3) Bài học:

- Bài học cho những con người hiện đại: sống đầy đủ, sung túc nhưng cô đơn, thiếu điểm tựa tinhthần

- Hình thành kĩ năng sống: Coi trọng tình cảm đối với quê hương xứ sở Nó đặc biệt có ý nghĩa trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, nhắc nhở mỗi con người khi bước ra thế giới không được quên đi tổ tiên, nguồn cội, phải luôn có ý thức giữ gìn, thể hiện và phát huy bản sắc của dân tộc mình

ra trước bè bạn năm châu

-Hãy viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng”.

2.1 Giải thích:

- “bóng tối” và “ánh sáng” hình ảnh ẩn dụ cho sự thất bại, lạc hậu và sự tiến bộ, thành công,…để từ

đó rút ra vấn đề: Mỗi cá nhân cần phải nhận thức được mặt trái của vấn đề “bóng tối” trong cuộc sống,

đó là nguyên nhân giúp con người hành động theo chiều hướng tích cực, hướng tới những điều tốt đẹp,

“ánh sáng”cuộc đời…

Trang 15

- Cảm nhận được “bóng tối ” của sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, … mới làm con người có quyết tâm vươn

tới ánh sáng của tiến bộ, văn minh

- Để cảm nhận được “bóng tối” ngoài vốn sống, tri thức con người cần có trái tim nhạy cảm, biết yêu

thương rung động trước cuộc đời

* Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu sau:2.1 Giải thích

- Giải thích các khái niệm “thiện”, “ác” và mối quan hệ giữa chúng vừa đấu tranh triệt tiêu nhau

lại vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển, đó là một qui luật tất yếu của cuộc sống

2.2 Bình luận

- Trong thiên nhiên, bên cạnh những con vật hiền lành là những con thú dữ hung ác; giữa khuvườn đầy hoa thơm trái ngọt vẫn có rắn rết, sâu bọ

- Trong cuộc sống, bên cạnh những người hiền lành, lương thiện là những kẻ xấu xa, độc ác

- Trong mỗi con người, bên cạnh phần tốt đẹp cũng có không ít phần xấu xa, phần “người” và phần

“con” luôn tồn tại và đấu tranh lẫn nhau

- Bàn luận về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác là rất phức tạp, có khi thiện thắng ác, có khingược lại, có khi chuyển hóa cho nhau, nhiều khi thật khó phân biệt rạch ròi trắng, đen, tốt, xấu, thiện,

ác vì cái ác ngày càng phát triển tinh vi hơn, khôn khéo hơn

2.3 Bài học nhận thức và hành động

+ Cần có cái nhìn toàn diện, biết phân biệt đúng, sai, xấu, tốt, thiện, ác; không quá bi quan songcũng không nên ảo tưởng rằng cuộc sống chỉ toàn điều tốt đẹp

+ Biết đề phòng cảnh giác với nguy cơ tha hóa đạo đức, lối sống trong chính bản thân mình, luôn

luôn tự đấu tranh để cho phần tốt đẹp chiến thắng dần phần xấu xa, dung tục Như C.Mác nói: “Trong trường kì lịch sử đấu tranh của nhân loại, cái thiện chỉ chiến thắng cái ác nửa vòng bánh xe” bởi ranh

giới giữa thiện và ác vô cùng mong manh

Trong bài thơ Một khúc ca , nhà thơ Tố Hữu viết:

Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

Câu thơ của Tố Hữu gợi cho anh, chị những suy nghĩ gì về lý tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?

- Với thanh niên học sinh hiện nay, lối sống đẹp biểu hiện trong việc xây dựng lý tưởng hoài bão,ước mơ, từ đó ra sức học tập tu dưỡng để đạt ước mơ đó Bằng những dẫn chứng, học sinh nêu một vàitấm gương sống đẹp, thành đạt trên con đường học vấn và kinh doanh

Trang 16

- Phê phán những quan niệm chưa đúng về lối sống của thanh niên: thiếu lý tưởng, không hoài bão,ham vui chơi lạc thú, sống lạc điệu, thác loạn trong tình ái và nghiện ngập Không ít học sinh quên họctập, tu thân, sống thu mình, ngại gian khổ, hèn nhát và bi quan…

- Liên hệ nhận thức và hành động: hiểu đúng về lối sống đẹp, thực hiện nhiệm vụ và quyếttâm học tập và rèn luyện trở thành người sống có ích

-Câu chuyện Khi gió đổi hướng kể rằng :

Một con thuyền đang trên đường vượt biển nhiều ngày Bỗng một hôm, mây đen ập tới và gió đột ngột đổi hướng Con thuyền lớn không thể tiến lên phía trước được và rẽ theo một hướng khác Mọi người trên thuyền bối rối chưa biết xử trí ra sao Sau cùng một người thuỷ thủ già leo lên cột buồm Từ trên cao ông hô lớn :

- Hãy xem hướng gió và căng lại buồm !

Và con thuyền từ từ ngược sóng thẳng tiến theo hướng đã định.

(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tập 4, 2009, trang 15)

- Hình tượng con đường ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa bóng: là cách thức và phương hướng để

con người giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội Với Lỗ Tấn, đó là con đường cách mạng

- Người ta đi mãi thì thành đường: được hiểu theo hai lớp nghĩa:

+ Đường là do con người tạo ra

+ Không có con đường nào là duy nhất Chỉ cần người ta đi nhiều thì sẽ thành đường Rõ ràng hìnhtượng con đường ở đây mang đậm khuynh hướng cách mạng, thể hiện khát vọng đổi thay

Như vậy với câu nói này, Lỗ Tấn quan niệm: trên đời không có gì là bất biến Chỉ cần con người cókhát vọng và dám thực hiện khát vọng ấy thì sẽ có khả năng làm thay đổi thế giới

- Phê phán những người có thái độ sống thụ động, ươn hèn, không có niềm tin, không có ước mơ, khátvọng

3 Bài học nhận thức và hành động

- Phải tạo lập lối sống năng động, trái tim tràn đầy ước mơ

- Học tập làm giàu tri thức đồng thời rèn luyện cho mình một nghị lực để trở thành những người mởđường, góp phần đưa đất nước tiến lên

-Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trên đời cần có một tấm lòng” Hãy viết một bàinghị luận (trừ thơ) để làm rõ tầm quan trọng của tấm lòng trong cuộc đời

-Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu nói sau của L.Tonxtoi “ Trong một nhân tài thì một

phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt và mồ hôi”.

Trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, khi người con trai thứ hai của bà

Hiền làm đơn xin tòng quân, bà không khuyến khích cũng không ngăn cản với lí do:

“ bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết chết nó ”

Anh, chị hãy trình bày ý kiến của mình về suy nghĩ trên của nhân vật bà Hiền

- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Ngày đăng: 06/09/2016, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w