1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI GIÁO HÓA Ở ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO THẾ KỈ XVXVI

14 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 103 KB

Nội dung

NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI GIÁO HÓA Ở ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO THẾ KỈ XVXVI. Thế kỷ XVI, nhiều Hồi quốc liên tiếp hình thành sau khi Bồ Đào Nhamột cường quốc phương Tây tấn công Malacca vào năm 1511. Sự thất bại của Malaca trong cuộc chiến chống lại Bồ Đào Nha dẫn đến sự ra đời của các Hồi quốc: Aceh (1514), Bantam (1526), Johor (1528), Perak (1528)…. Ở Moluccas (Indonesia), Hồi giáo lan rộng trong thời gian cuối thế kỉ XV, nhà lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên là Zain ul Abdin (14861500). Hồi giáo lan truyền qua phía Tây bắc đảo Borneo trong thế kỉ XV sau khi Awang Alakber Tabarngười đứng đầu chính quyền đã chấp nhận theo Hồi giáo khi ông kết hôn với công chúa Hồi giáo ở Johor. Từ đó, Hồi giáo bắt đầu xâm nhập đến phía Đông Borneo trong thế kỉ XVI và sau đó là Philinpines. Vậy những nhân tố nào thúc đây quá trình Hồi giáo hóa ở khu vực Đông Nam Á hải đảo trong thế kỉ XV, XVI?

Trang 1

NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI GIÁO HÓA Ở ĐÔNG

NAM Á HẢI ĐẢO THẾ KỈ XV-XVI

PGS TS Đặng Văn Chương

Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Huế

Lê Văn Trường An

Lịch sử Thế giới K22 - Đại học Sư phạm Huế

Trước thế kỉ XIII, những quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố văn hóa và tôn giáo Ấn Độ xâm nhập vào nơi đây và có ảnh hưởng mạnh mẽ từ rất sớm Đông Nam Á nói chung và Đông Nam Á hải đảo nói riêng chủ yếu theo Hindu giáo và Phật giáo

Tuy nhiên, từ thế kỉ XIII trở đi, sau những lần tiếp xúc với Đông Nam Á trước

đó thì sự hiểu biết về vùng đất giàu tài nguyên này của thương nhân Ả rập Hồi giáo ngày càng nhiều hơn Đặc biệt là sự phát hiện về gió mùa (gió thương mại)1, thương nhân Ả rập nắm bắt được quy luật hoạt động của loại gió này trên Ấn Độ Dương nên các hoạt động thương mại bằng đường biển được tăng cường Khi hoạt động thương mại ở Đông Nam Á hải đảo ngày càng được mở rộng, thương nhân

từ vùng Trung Đông, Bắc Phi đến buôn bán ngày càng đông thì những yếu tố văn hóa và tôn giáo Ấn Độ không còn chiếm vị trí sâu rộng ở đó nữa Một cơn gió mới thổi vào vùng Đông Nam Á hải đảo làm chao đảo kỉ nguyên Ấn Độ hóa của cư dân nơi đây Cơn gió mới đó chính là Hồi giáo do những thương nhân Hồi giáo (Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư) mang đến khi những hoạt động thương mại ngày càng gia tăng với Đông Nam Á hải đảo

1 Gió mùa là loại gió thổi ngược hướng hai lần trong một năm Bắt đầu vào tháng sáu (gió mùa đông bắc)

và thổi ngược hướng vào tháng mười, tháng mười một (gió mùa Tây Nam) Gió mùa còn được gọi là gió thương mại đóng vai trò quan trọng trong thương mại đường biển trên Ấn Độ Dương Người Ấn Độ phát hiện ra loại gió này và thiết lập hành trình của họ sang các nước Đông Nam Á Sau này, Người Ả rập cũng phát hiện ra loại gió này và họ nhanh chóng thực hiện những chuyến đi đến Ấn Độ và khu vực Đông Nam

Á để buôn bán Người Ả Rập là những người rất giói về đường biển mặc dù họ sống trên sa mạc và quen thuộc với những con lạc đà hơn Năm 1498, Vasco da Gama thực hiện chuyến hành trình khám phá con đường từ châu Âu đến Ấn Độ và ông chỉ chấp nhận người hoa tiêu phải là người Ả rập thông hiểu về hàng hải và nhất là gió mùa.

Trang 2

Hệ quả của sự xâm nhập một đức tin mới vào Đông Nam Á hải đảo là sự hình thành những Hồi quốc (Sultanate) đầu tiên ở nơi đây trong thế kỉ XIII Teranate (1257), là một trong những Hồi quốc lâu đời nhất ở Indonesia, được thành lập bởi Baab Mashur Malamo (1257-1277) Samudera Pasai (1267), Hồi quốc nằm ở phía Bắc đảo Sumatra đã chuyển sang Hồi giáo dưới thời trị vì của Malik ul Salih2 Đến thế kỉ XV, XVI, Hồi giáo lan tỏa một cách mạnh mẽ và sâu rộng ở hầu hết Đông Nam Á hải đảo Nhiều Hồi quốc hình thành và trở thành những trung tâm Hồi giáo và thương mại quan trọng trong khu vực Sự hình thành các Hồi quốc ở Đông Nam Á hải đảo diễn ra theo “hiệu ứng dây chuyền” Thế kỷ XV, nhà nước Hồi giáo đầu tiên được thành lập trên đất liền Malaysia là Malacca (1400), Cirebon (1445), Demak (1475)…đây là thời kì mà hoạt động thương mại của những thương nhân Hồi giáo vẫn đang diễn ra nhộn nhịp với các trung tâm thương mại trọng yếu ở Đông Nam Á hải đảo

Thế kỷ XVI, nhiều Hồi quốc liên tiếp hình thành sau khi Bồ Đào Nha-một cường quốc phương Tây tấn công Malacca vào năm 1511 Sự thất bại của Malaca trong cuộc chiến chống lại Bồ Đào Nha dẫn đến sự ra đời của các Hồi quốc: Aceh (1514), Bantam (1526), Johor (1528), Perak (1528)…

Ở Moluccas (Indonesia), Hồi giáo lan rộng trong thời gian cuối thế kỉ XV, nhà lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên là Zain ul Abdin (1486-1500) Hồi giáo lan truyền qua phía Tây bắc đảo Borneo trong thế kỉ XV sau khi Awang Alakber Tabar-người đứng đầu chính quyền đã chấp nhận theo Hồi giáo khi ông kết hôn với công chúa Hồi giáo ở Johor Từ đó, Hồi giáo bắt đầu xâm nhập đến phía Đông Borneo trong thế kỉ XVI và sau đó là Philinpines.3

Vậy những nhân tố nào thúc đây quá trình Hồi giáo hóa ở khu vực Đông Nam Á hải đảo trong thế kỉ XV, XVI? Theo chúng tôi, quá trình đó do những nhân tố chủ yếu sau:

2 Malik ul Salih (hay Merah Silu) là Sultanate đầu tiên của Pasai Hiện nay không có tài liệu nào nói rõ về năm sinh và năm mất của ông Vua Merah Silu sau đó chuyển đổi sang đạo Hồi vào năm 1267 và đổi tên thành Malik ul Salih Ông kết hôn với con gái của vương quốc Perlak và có hai con trai

3 Islam Journey Into Souththeast Asia www.muslimpopulation.com

Trang 3

Hoạt động thương mại giữa khu vực Đông Nam Á hải đảo với thương nhân Hồi giáo Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc

Trước thế kỉ XIII, những quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố văn hóa và tôn giáo Ấn Độ xâm nhập vào nơi đây và có ảnh hưởng mạnh mẽ từ rất sớm Đông Nam Á nói chung và Đông Nam Á hải đảo nói riêng chủ yếu theo Hindu giáo và Phật giáo

Tuy nhiên, từ thế kỉ XIII trở đi, sau những lần tiếp xúc với Đông Nam Á trước

đó thì sự hiểu biết về vùng đất giàu tài nguyên này của thương nhân Ả rập Hồi giáo ngày càng nhiều hơn Đặc biệt là sự phát hiện về gió mùa (gió thương mại)4, thương nhân Ả rập nắm bắt được quy luật hoạt động của loại gió này trên Ấn Độ Dương nên các hoạt động thương mại bằng đường biển được tăng cường Khi hoạt động thương mại ở Đông Nam Á hải đảo ngày càng được mở rộng, thương nhân

từ vùng Trung Đông, Bắc Phi đến buôn bán ngày càng đông thì những yếu tố văn hóa và tôn giáo Ấn Độ không còn chiếm vị trí sâu rộng ở đó nữa Một cơn gió mới thổi vào vùng Đông Nam Á hải đảo làm chao đảo kỉ nguyên Ấn Độ hóa của cư dân nơi đây Cơn gió mới đó chính là Hồi giáo do những thương nhân Hồi giáo (Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư) mang đến khi những hoạt động thương mại ngày càng gia tăng với Đông Nam Á hải đảo

Đông Nam Á hải đảo đã có những hoạt động thương mại với bên ngoài từ rất

sớm Đây chính là điểm dừng chân trên con đường mậu dịch Đông-Tây của nhiều thương nhân Từ thế kỉ XIII trở đi, khi các cuộc Thập tự chinh dần chấm dứt, bên cạnh sự tàn phá khốc liệt của cuộc chiến tranh tôn giáo này thì những “va chạm” của hai nền văn hóa Đông Tây diễn ra ngày càng mạnh Điều này dẫn đến nhu cầu

4 Gió mùa là loại gió thổi ngược hướng hai lần trong một năm Bắt đầu vào tháng sáu (gió mùa đông bắc)

và thổi ngược hướng vào tháng mười, tháng mười một (gió mùa Tây Nam) Gió mùa còn được gọi là gió thương mại đóng vai trò quan trọng trong thương mại đường biển trên Ấn Độ Dương Người Ấn Độ phát hiện ra loại gió này và thiết lập hành trình của họ sang các nước Đông Nam Á Sau này, Người Ả rập cũng phát hiện ra loại gió này và họ nhanh chóng thực hiện những chuyến đi đến Ấn Độ và khu vực Đông Nam

Á để buôn bán Người Ả Rập là những người rất giói về đường biển mặc dù họ sống trên sa mạc và quen thuộc với những con lạc đà hơn Năm 1498, Vasco da Gama thực hiện chuyến hành trình khám phá con đường từ châu Âu đến Ấn Độ và ông chỉ chấp nhận người hoa tiêu phải là người Ả rập thông hiểu về hàng hải và nhất là gió mùa.

Trang 4

trao đổi những mặt hàng mới, lạ ở phương Đông và phương Tây tăng lên Những thương nhân Hồi giáo không còn bận tâm đến cuộc chiến với người Thiên chúa giáo và thay vào đó là sự tăng cường hoạt động thương mại đường biển nhằm vực dậy một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh trước đó, nhất là khi họ phát hiện ra gió mùa trên Ấn Độ Dương Khi các hoạt động giao thương diễn ra ngày càng phát triển, thì nền kinh tế nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp ở Đông Nam Á hải đảo bị phá vỡ Sự xuất hiện của những thương nhân Hồi giáo làm khuấy động nền kinh tế Đông Nam

Á vốn được thực hiện trên cơ sở hàng đổi hàng giữa các địa phương với nhau (ở một số vùng, sự trao đổi, buôn bán hàng hóa vẫn được trao đổi bằng kim loại nhưng chưa có hình thức tiền và giá trị được tính theo trọng lượng)5 Các con tàu của thương nhân Hồi giáo khi đến buôn bán ở những vùng như Malacca,

Palembang phải ở lại các hải cảng nằm chờ gió mùa của Ấn Độ Dương để chờ gió thuận quay về Điều này khiến họ cần tập trung hàng hóa và mua một số lượng lớn Vì vậy, những nhà cầm quyền (họ là những thương nhân chính và có quyền mua trước hàng hóa) ở Đông Nam Á hải đảo đã biến những hải cảng và các thủ đô thành những trung tâm thu gom hàng hóa từ các địa phương để đáp ứng nhu cầu buôn bán rất lớn của những thương nhân Hồi giáo Đồng thời, hoạt động thương mại làm phát triển những vùng đất nhất là vùng ven biển, nơi có những hải cảng thuận lợi

Tại các cảng trên bờ biển của bán đảo Malay, đông Java, bắc Sumatra, thương nhân Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc tham gia buôn bán với thương nhân bản địa rất tấp nập Các sản phẩm mang thương hiệu Đông Nam Á như hồ tiêu, đinh hương, nhục đậu khấu đã trở thành hàng xuất khẩu quan trọng đối với Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và khu vực Địa Trung Hải.6

Từ thế kỉ VIII trở đi, thương nhân Hồi giáo ở Gujerat và miền nam Ấn Độ kiểm soát được hoạt động thương mại ven biển và vận tải đường biển, thì lúc này Hồi giáo cũng bắt đầu len lỏi vào các đảo ở Đông Nam Á Nhưng chỉ sau thế kỉ

5 D.G.E.Hall Lịch sử Đông Nam Á NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 Tr 345

6 The Spread of Islam to Southeast Asia http://history-world.org

Trang 5

XIII, sau khi Srivijaya7-đế chế thương mại tôn sùng Phật giáo bị sụp đổ thì khu vực eo biển Malacca (chịu sự kiểm soát của Srivijaya từ thế kỉ VIII) để ngõ cho thương nhân Hồi giáo hoạt động Điều này cũng giống như sự lan tỏa của Hồi giáo

ở Trung Đông và Bắc Phi vào thế kỉ VII, VIII khi hai đế quốc Byzantine và

Sassanian suy yếu và không còn khả năng kiểm soát khu vực này

Thương nhân Hồi giáo Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc…khi đến Đông Nam Á hải đảo mục đích chính không phải để truyền giáo mà là buôn bán, trao đổi và làm giàu Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó, họ đã kết hợp với hoạt động thương mại và truyền giáo là cách thức tốt nhất để xâm nhập vào thị trường rộng lớn, giàu hương liệu, nguyên liệu và sản vật quý hiếm này Và ở hầu hết các khu vực mà Hồi giáo xâm nhập và lan rộng, yếu tố hòa bình và sự chấp nhận một cách tự nguyện của các vương quốc Đông Nam Á hải đảo chiếm ưu thế, chứ không không phải bằng con đường cưỡng bức tôn giáo theo cách “ thanh gươm-vó ngựa” mà người Hồi giáo đã làm trong những vùng đất chinh phục trước đó ở Bắc Phi hay bán đảo Ibrique (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha)

Yếu tố thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc Hồi giáo lan rộng trong khu vực Đông Nam Á hải đảo Những thương nhân Hồi giáo và các thủy thủ giới thiệu đến người dân bản địa những nghi lễ của một đức tin hoàn toàn mới nhưng phù hợp với văn hóa kinh doanh lúc bấy giờ

Việc Hồi giáo khuyến khích làm giàu đồng thời trong cách nhìn nhận của Hồi giáo, con người bình đẳng với nhau trước thánh Allah Điều này hoàn toàn khác so

7Srivijaya là một liên minh kiểu mandala (hay hệ thống Mandala có nghĩa là vòng tròn của các vị

vua) gồm nhiều nhà nước cổ từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần

đảo Borneo và Java, hình thành từ thế kỷ VII (có ý kiến là thế kỷ VIII) và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ XIII Trung tâm của liên minh này là nhà nước bá chủ của người Mã Lai mà kinh đô là Srivijaya - ban đầu

ở hoặc gần Palembang rồi về sau dời đến Jambi Các nhà nước khác là những nhà nước độc lập và làm những chư hầu Sự thịnh vượng của liên minh này nằm ở lợi thế của nó về mặt thương mại trên biển, đóng vai trò là trung chuyển trong buôn bán giữa Ấn Độ và thế giới Ả rập với Trung Quốc Những người Malaya với kỹ thuật đóng tàu và hàng hải khá tiên tiến thời đó vừa là người vận tải hàng hóa, vừa bổ sung hàng hóa của mình vào thương mại với các thị trường trên Srivijaya còn là một trung tâm Phật giáo quan trọng của thế giới lúc bấy giờ.

Trang 6

với sự phân chia đẳng cấp trong xã hội của các quốc giá Đông Nam Á, nơi vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là Hindu giáo Chính vì vậy, người dân bản địa thấy mình được tôn trọng phần nào, điều mà họ chưa từng có trong xã hội trước đây Chính vì lẽ đó, khi những thương nhân Hồi giáo mang đức tin của thánh Allah đến, họ không những chống đối mà đón nhận nó một cách hân hoan

Sự lan tỏa của Hồi giáo ở Đông Nam Á hải đảo là nhờ yếu tố kinh tế thực dụng hơn là những động lực về tinh thần Người đứng đầu Malacca sớm nhận thức được rằng, người Hồi giáo ở vương quốc Pasai đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại của các thương nhân Hồi giáo Ấn Độ khi xâm nhập vùng Đông Nam Á Do đó, nhà vua Parameswara (1344-1414) đã có những phương sách linh hoạt nhằm cạnh tranh với Pasai trong việc thu hút các thương nhân Hồi giáo Ấn

Độ đến buôn bán ở Malacca Các thương nhân Hồi giáo được trao những đặc quyền thương mại, được xây dựng khu định cư riêng và thánh đường, được chào đón nồng nhiệt tại hoàng cung.8 Chính vai trò nổi bật của những thương nhân và các giáo sĩ Hồi giáo từ Ả rập, Bengal, Trung Quốc…khiến những nhà cầm quyền như Pasai, Malacca… chấp nhận Hồi giáo Và khi những thương nhân Hồi giáo đã thống trị được mạng lưới thương mại kéo dài từ châu Âu sang Moluccas, những người đứng đầu các chính quyền ở Đông Nam Á hải đảo sẽ nhận được nhiều quyền lợi khi trở thành một phần của cộng đồng người Hồi giáo Có nhiều con đường để họ chọn lựa đức tin mới này và cách mà một số nhà cầm quyền lựa chọn

là hôn nhân chính trị như vua Pasai đã cải sang Hồi giáo khi cưới một công chúa Hồi giáo lúc ông đã 72 tuổi.9

Trước khi các thương nhân Hồi giáo có mặt ở Đông Nam Á hải đảo thì hoạt động thương mại ở khu vực này đã từng diễn ra nhộn nhịp với các vùng lân cận như Ấn Độ và Trung Quốc Thương nhân Hồi giáo khi đến buôn bán ở khu vực

8 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á The Cambridge History of Southeast Asia (Tài liệu dịch) Tập 2 Từ

1500 đến 1800 tr 188.

9 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á The Cambridge History of Southeast Asia (Tài liệu dịch) Tập 2 Từ

1500 đến 1800 tr 188.

Trang 7

Đông Nam Á hải đảo không chỉ làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở đây mà còn tăng cường sự giao lưu văn hóa của khu vực này với bên ngoài và Hồi giáo là một lựa chọn mới bổ sung và thay thế vào đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á hải đảo vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hindu giáo trong nhiều thế kỉ trước đó

Tiếng Melayu-ngôn ngữ thương mại và truyền giáo

Trong thế kỉ XV, Malacca được xem là điểm dừng chân, nơi án ngữ tuyến đường chính trong giao thương hàng hóa từ phương Tây đến Đông Nam Á Khu vực này dần trở thành một trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất trong khu vực Những thương nhân từ Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây…đều tập trung buôn bán ở đây Chính vì có nhiều thương nhân đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau nên họ cần có một ngôn ngữ trung gian cho hoạt động thương mại và truyền giáo của mình Ngôn ngữ duy nhất đáp ứng được yêu cầu lúc bấy giờ chính là tiếng Melayu của người Malaya ở Malacca

Tiếng Melayu là một phương tiện truyền giáo hữu hiệu Gần như tất cả người Malaya đều theo Hồi giáo Có được sự phổ biến và bám rễ của Hồi giáo vào cộng đồng cư dân Đông Nam Á hải đảo phải kể đến vai trò to lớn của tiếng Melayu Đây không chỉ là một lựa chọn linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế là ngôn ngữ Melayu đã phổ biến rộng rãi mà còn là sự tôn trọng, chấp nhận văn hóa bản địa của những người truyền bá Hồi giáo vốn trước đó không sử dụng ngôn ngữ này Chính vì lẽ đó mà Hồi giáo xâm nhập vào Đông Nam Á hải đảo diễn ra một cách hòa bình và nhanh chóng được cư dân bản địa chấp nhận

Những thương nhân Hồi giáo đã dùng chính tiếng nói của dân tộc Malaya để tiến hành những hoạt động giao thương và truyền giáo Điều này tạo ra sự gần gũi

và tin tưởng cho những cư dân Đông Nam Á hải đảo khi họ không gặp những rào cản về ngôn ngữ khi tiếp xúc với những thương nhân và các giáo sĩ đến từ bên ngoài Điều này hoàn toàn khác biệt so với cách thức truyền giáo của Hồi giáo trong các thế kỉ VII-XIII khi mà Hồi giáo xâm nhập vào những vùng đất mình chiếm đóng một cách áp đặt và cưỡng bức Những nơi mà Hồi giáo chiếm đóng, người dân buộc phải lựa chọn “Hồi giáo hay là chết” và việc họ phải đọc kinh

Trang 8

Qu’ran bằng tiểng Ả rập đã tạo nên những khó khăn cho việc Hồi giáo được chấp nhận ở những vùng đất mới Trong khi đó, ở Đông Nam Á hải đảo, kinh Qu’ran được dịch sang ngôn ngữ Melayu bởi một giáo sĩ có tên Shaykh Abbul Rauf al Sinkili (?-1693).10 Chính việc làm này đã góp phần vào việc tuyên truyền, đề cao tiếng Melayu, đưa nó trở thành một “lingua franca” 11có tính khu vực.12

Trong suốt thế kỉ XV, XVI, Malacca được xem là trung tâm Hồi giáo của toàn vùng quần đảo Malay, thu hút nhiều giáo sĩ đến đây hoạt động và truyền giáo

ra những vùng xung quanh Sự bảo trợ của hoàng gia đối với Hồi giáo càng làm cho tôn giáo này ngày càng phát triển và làm tăng đáng kể số lượng tín đồ Kể từ khi tiếng Melayu được sử dụng rộng rãi trong thương mại và Malacca trở thành trung tâm khu vực thì quá trình lan truyền của Hồi giáo dọc theo hành trình buôn bán trên biển của các thương nhân diễn ra là tất yếu và ngày càng tự nhiên

Thực tế, mối liên hệ giữa văn hóa Malay với Hồi giáo chặt chẽ đến mức, ở nhiều khu vực, cụm từ masuk melayu (trở thành người Malay) có nghĩa theo Hồi giáo Khi trở thành phương tiện truyền đạt các giáo lý của Hồi giáo, ngôn ngữ Melayu nắm giữ vị trí rất đặc biệt Điển hình như năm 1645, người cai trị xứ Bima13 đã ra lệnh toàn bộ chiếu thư trong triều đình phải viết bằng ngôn ngữ của Melayu vì “ngôn ngữ này được đấng Allah toàn năng sử dụng”.14

Sự khác biệt về ngôn ngữ luôn là một rào cản để cho sự du nhập và tiếp nhận của những nền văn hóa khác nhau Nhưng những thương nhân và các giáo sĩ Hồi giáo đã biết cách để một tôn giáo mới xâm nhập vào Đông Nam Á hải đảo một cách tự nhiên, từ từ bắt rễ vững chắc và lan truyền mạnh mẽ Việc sử dụng ngôn

10 Nazeer Amed Islam in Indonesia http://historyofislam.com

11 l ingua franca (còn gọi là ngôn ngữ cầu nối) là ngôn ngữ dùng để giao tiếp giữa những người không nói

cùng tiếng mẹ đẻ Khi tiếng mẹ đẻ được sử dụng trong một nhóm người nào đó thì tiếng lingua franca được

dùng để giao tiếp với các nhóm người khác không cùng tiếng đẻ Ví dụ, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của Hoa

Kỳ nhưng trong Philippines thì tiếng Anh được coi là lingua franca.

12 Mai Ngọc Chừ Những nhân tố khiến tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của bốn nước

Đông Nam Á hải đảo Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Số 1/2002

13 Bima (sultanate) (1620-1669) là một vương quốc Hồi giáo nằm ở bờ biển phía đông Sumbawa miền trung của Indonesia Vương quốc này là trung tâm thương mại sầm uất ở Sumbawa và nổi tiếng với các mặt hàng nông sản nhất là lúa gạo

14 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á The Cambridge History of Southeast Asia (Tài liệu dịch) Tập 2 Từ

1500 đến 1800 tr 189.

Trang 9

ngữ bản địa để truyền giáo khiến hoạt động này nhận được sự thiện cảm từ những nhà cầm quyền và cuối cùng họ được nhận những sự bảo trợ tối ưu từ hoàng gia Giới cầm quyền ở những tiểu quốc Đông Nam Á hải đảo tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động truyền giáo và giảng đạo Hôn nhân của những tín đồ Hồi giáo và người dân bản địa được khuyến khích, sắp đặt nhằm lôi cuốn thêm những tín đồ mới, việc bỏ đạo hoàn toàn bị nghiêm cấm Các lễ cầu nguyện hàng ngày được đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho những người theo Hồi giáo có bổn phận tham gia Hệ thống pháp luật cũng có sự thay đổi đáng kể theo hướng ưu ái hơn với những người theo Hồi giáo, đặc biệt là khi làm nhân chứng trước tòa.15 Những người kế tục trị vì Malacca sau đó tiếp tục xúc tiến sự phát triển của Hồi giáo sang những khu vực kề cận và thuyết phục những người cầm quyền ở đó chấp nhận Hồi giáo

Chủ nghĩa thực dân xâm nhập thúc đẩy tốc độ Hồi giáo hóa ở khu vực.

Trong cuối thế kỉ XV, Hồi giáo đã có bước tiến dài trong quá trình chinh phục Đông Nam Á hải đảo Nhưng trong khi ở hầu hết các đảo dọc theo hành trình thương mại giữa Malacca và quần đảo Spice đều có đông thương nhân Hồi giáo, thì điều này không có nghĩa là tất cả những nhà cầm quyền đều chấp nhận đức tin mới này Những bước đột phá của Hồi giáo trong quá trình xâm nhập và phát triển

ở Đông Nam Á hải đảo chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp vào thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII khi có nhiều yếu tố tác động, đảm bảo một vị trí vững chắc của Hồi giáo tại nơi đây

Đầu tiên là cuộc chinh phục Malacca của người Bồ Đào Nha (1511) Người

Bồ Đào Nha đến Malacca vào năm 1509 dưới sự chỉ huy của Diego Lopes de Sequeria Những thương nhân Hồi giáo Ấn Độ sợ rằng người Bồ Đào Nha sẽ là một mối họa đe dọa cho việc độc quyền thương mại của họ nên đã thuyết phục Sunltan Mamud Shad (1488-1528) của Malacca tấn công hạm đội của Diego Lopes de Sequeria Điều này tạo ra một duyên cớ để người Bồ Đào Nha tấn công

15 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á The Cambridge History of Southeast Asia (Tài liệu dịch) Tập 2 Từ

1500 đến 1800 tr 189.

Trang 10

Malacca Ngày 24 tháng 8 năm 1511, sau nhiều đợt tấn công, Alfonso de

Albuquerque đã chỉ huy hạm đội của mình chiếm được Malacaca

Sau khi Malacca bị người Bồ Đào Nha chinh phục và họ đã lập ra một thuộc địa ở đó Những người con trai của Sunltan cuối cùng của Malacca đã thành lập nên những vương quốc Hồi giáo ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo: vương quốc Hồi giáo Perak ở phía bắc và vương quốc Hồi giáo Johor (ban đầu là

sự tiếp nối của vương quốc Hồi giáo ở Malacca) ở phía Nam

Việc Malacca cầu cứu nhà Minh giúp đỡ chống lại người Bồ Đào Nha không có kết quả bởi lý do nhà Minh đưa ra là họ đang bận đối phó với người Mông Cổ khiến Mamud Shad chạy trốn tới Pahang và sau đó là Kampar ở

Sumatra rồi mất vào năm 1528

Người con trai thứ của Mamud Shad là Sunltan Alauddin Riayat Shad II đã

kế vị cha và xây dựng một vương quốc Hồi giáo mới-Johor (1528) Trong khi đó, người anh trai của Alauddin Riayat Shad II là Muzaffar Shar đã chạy đến Perak và thành lập ở đó một vương quốc Hồi giáo mới.16

Kể từ khi Bồ Đào Nha chinh phục Malacca thành công, cánh cửa đi vào vùng đất này dần đóng lại với thương nhân Hồi giáo Sau đó, thương nhân Hồi giáo bắt đầu tìm cách xâm nhập vào những vùng đất khác, nơi môi trường tôn giáo tương đồng hơn Các thương nhân Hồi giáo đã chuyển đại bản doanh của họ sang Brunei nằm ở phía Nam đảo Borneo và Brunei trở thành trung tâm mới về truyền bá Hồi giáo

Vương quốc Hồi giáo Aceh nằm ở cực bắc của Sumatra tiếp nhận Hồi giáo từ thế kỉ XIV và nhanh chóng phát triển thành trung tâm buôn bán của người Hồi giáo Nhà cầm quyền Aceh thực hiện các chiến dịch mang đức tin Hồi giáo truyền

bá đến những vùng đất dọc theo bờ biển phía đông và phía tây Sumatra Năm

1526, Aceh trở thành Hồi quốc đi đầu trong phong trào chống đối người Bồ Đào Nha Điều này khiến Aceh trở thành một ngọn cờ đầu, một nơi bảo trợ cho người Hồi giáo chống lại người Bồ Đào Nha và những giáo sĩ Thiên Chúa giáo theo chân

16 D.G.E Hall Lịch sử Đông Nam Á NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 Tr 522

Ngày đăng: 05/09/2016, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nazeer Amed. Islam in Indonesia. http://historyofislam.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Islam in Indonesia
2. Mai Ngọc Chừ. Những nhân tố khiến tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hải đảo. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.Số 1/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân tố khiến tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hải đảo
3. D.G.E.Hall Lịch sử Đông Nam Á. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 1997
5. Islam Journey Into Souththeast Asia. www.muslimpopulation.com 6. The Spread of Islam to Southeast Asia. http://history-world.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Islam Journey Into Souththeast Asi"a. www.muslimpopulation.com6. "The Spread of Islam to Southeast Asia
4. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. The Cambridge History of Southeast Asia. (Tài liệu dịch). Tập 2. Từ 1500 đến 1800 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w