Phân tích lợi nhuận công ty là một vẫn đề quan trọng trong thời đại hiện nay, nó phản ánh lợi nhuận cho người quản lý để tìm ra được giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sống còn của doanh nghiệp vì vậy phân tích lợi nhuận là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH 3
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 3
2.1.1 Tên công ty, giám đốc hiện tại của công ty 3
2.1.2 Địa chỉ 3
2.1.3 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp 3
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp 3
2.1.5 Nhiệm vụ của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 3
2.1.6 Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ 4
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 4
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 4
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 5
2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp 6
2.3 Công nghệ sản xuất – kinh doanh 6
2.3.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm 6
2.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất – kinh doanh 8
2.3.3 Tổ chức sản xuất 11
2.4 Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 12
2.4.1 Đối tượng lao động 12
2.4.2 Lao động 14
2.4.3 Vốn 16
2.4.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2015 17
PHẦN 3: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH 21
3.1 Thực trạng hoạt động phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 21
3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 31
3.2 Đánh giá hoạt động phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 39
3.2.1 Ưu điểm 39
3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 39
PHẦN 4: XU HƯỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAOTÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG THỊNH.41 4.1 Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty đến năm 2020 41
Trang 2Để thực hiện thành công định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Bình, đồng thời để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh căn cứ vào các thông tin về thị trường khu vực và trên thế giới, khả năng nội lực đã đề ra định hướng chiến lược
với những mục tiêu cơ bản sau đây: 42
- Tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của công ty nhằm tạo lợi thế trong việc mở rộng thị trường nội địa; tích cực tìm kiếm và khai thác thị trường nước ngoài; coi trọng đầu tư cho hoạt động chế biến hàng xuất khẩu; mở rộng hoạt động liên doanh liên kết; đầu tư thêm công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm mủ cao su, sản phẩm từ gỗ, thu hồi công nợ; tập trung triển khai công tác cổ phần hoá doanh nghiệp theo quyết định của tỉnh 42
- Phấn đấu đến năm 2020: tăng trưởng kinh tế đạt 10 đến 12%/năm; doanh thu đạt từ 95 đến 100 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế đạt từ 14 đến 15 tỷ đồng/năm 42
4.2 Khuyến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Hưng Thịnh 42
PHẦN 5: KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cao su SVR3L 7Hình 2.3 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cao su SVR10 7Bảng 2.1 Đánh giá chất lượng mủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3769
Trang 4PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp, vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, mức lợi nhuận cao là sự cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo cho đời sống của người lao động cũng như khuyến khích họ tận tụy với công việc Mặt khác, mức lợi nhuận cao thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó tạo được uy tín và lấy được lòng tin từ khách hàng; và lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản nhất đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì vậy việc nâng cao các chỉ tiêu lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và có các biện pháp tăng lợi nhuận? Đó là một vấn đề bức bách và có tính thời sự cho bất kỳ ai muốn đi vào lĩnh vực kinh tế.Và việc phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị nhìn nhận lại kết quả hoạt động kinh doanh của mình, cũng như việc đưa ra các giải pháp
để nâng cao lợi nhuận Tại đơn vị đang điều tra khảo sát, qua nghiên cứu sơ bộ số liệu cho thấy tình hình doanh thu lợi nhuận vẫn còn tồn tại mặt hạn chế, doanh nghiệp chưa khai thác được hết khả năng lợi nhuận so với những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra Mong muốn gia tăng lợi nhuận luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản trị
Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh đang đứng trước nhiều khó khăn về huy động vốn, sử dụng vốn cũng như doanh thu và lợi nhuận Việc liên tục giảm sút lợi nhuận trong những năm gần đây luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý Vậy nguyên nhân do đâu mà lợi nhuận bị giảm sút và biện pháp nào có thể cải thiện được tình hình
này?Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích lợi nhuận công ty Cổ Phần Hưng Thịnh” làm báo cáo tốt nghiệp của mình
Việc đi sâu phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Hưng Thịnh đã giúp em hệ thống hóa kiến thức chuyên môn về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty và đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trang 5Không gian: Nghiên cứu doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Hưng Thịnh.
Thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015
Đề tài gồm 4 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Khái quát chung về công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
Phần 3: Phân tích lợi nhuận tạicông ty Cổ Phần Hưng Thịnh
Phần 4: Xu hướng và triển vọng phát triển của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh và khuyến nghị nâng cao lợi nhuận tạicông ty Cổ Phần Hưng Thịnh.
Phần 5: Kết luận
Trang 6PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG
THỊNH2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
2.1.1 Tên công ty, giám đốc hiện tại của công ty
Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
Giám đốc hiện tại của công ty: Ông Chu Anh Quang
2.1.2 Địa chỉ
Trụ sở đóng tại: Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
Giấy phép kinh doanh: 3100318264 - ngày cấp: 18/07/2005
Điện thoại liên hệ: 0523.826.957
2.1.3 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Mã số thuế: 3100314274
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh thuộc loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần, với hình thức sở hữu vốn là vốn cổ phần
2.1.5 Nhiệm vụ của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
• Chức năng của công ty:
Công ty Công ty cổ phần Hưng Thịnhlà một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các dòng sản phẩm của mình trong địa bàn tỉnh Quảng Bình, tiến hành thu mua các sản phẩm mủ cao su đã chế biến về bán lại Ngoài ra công ty còn tiến hành xuất khẩu các sản phẩm sang Trung Quốc
• Nhiệm vụ của công ty:
- Thu mua mủ cao su tự nhiên từ người nông dân về chế biến thành mủ cao su SVR3L và SVRV10
- Thu mua mủ cao su đã qua chế biến phục vụ chi việc kinh doanh của công ty trên địa bàn trong và ngoài tỉnh
- Xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài
- Ngoài ra, công ty còn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo môi trường sinh thái, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động
Trang 72.1.6 Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ
Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh được thành lập ngày 19/7/2005 theo quyết định
số 17/QĐ – HĐ Công ty có tài khoản giao dịch và con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và được phép kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau (hiện tại và kinh doanh các loại mủ cao su)
Ngành nghề chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh mủ cao su 3L và V10, thu mua các loại mũ đã qua chế biến và kinh doanh trong địa bàn tỉnh Quảng Bình Bên cạnh đó, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc Từ khi mới thành lập, nguồn vốn kinh doanh của công ty là 1,5 tỷ đồng Từ đó công ty đã tiến hành hoạt động trong các năm qua và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Các máy móc thiết
bị ngày càng được nâng cấp, nhiều sản phẩm sản xuất hiệu quả, nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn Hàng năm, công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đầy
đủ, chăm lo nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người lao động Những năm qua, công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất và nâng cấp chất lượng sản phẩm Trong năm 2015, công ty đã đạt doanh thu rất lớn, đem lại lợi ích lớn cho chủ doanh nghiệp cũng như nhân viên công ty
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Trang 8(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Chú thích:
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng,
có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho Ban Giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình, giúp Ban Giám đốc nắm rõ tình hình thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mọi thời điểm và giúp Ban Giám đốc đưa ra các quyết định hợp lý, đúng lúc, mang lại hiệu quả sản xuất cao cho công ty
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
- Giám đốc: Là người do HĐQT bổ nhiệm, đại diện trước pháp luật của Công ty,
điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao
- Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý điều hành kỹ
thuật – công nghệ sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ khác được GĐ ủy quyền và phân công, giám sát tiến độ chất lượng sản phẩm
- Phòng Tổ chức nhân sự:Có nhiệm vụ quản lyys nhân lực và điều hành nhân
lực, đồng thời phụ trách lao động tiền lương, chế độ bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên Một nhiệm vụ khác nữa là khi phòng Kỹ thuật lập dự toán chi phí sản xuất, yêu cầu bao nhiêu nhân lực thì phòng Nhân sự có trách nhiệm viết quyết định điều động công nhân để sản xuất kịp tiến độ
- Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ phụ trách công tác kỹ thuật, lập dự toán giám sát
các công đoạn sản xuất, trực tiếp nghiệm thu khối lượng và nghiệm thu chất lượng sản phẩm sản xuất trong công ty
- Phòng Tài chính – Kế toán: Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của Công ty,
tổ chức công tác kế toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về công tác tài chính và công nợ khách hàng, tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện bảo toàn vốn, giữ gìn bí mật số liệu về nghiệp vụ quản lý tài chính
- Quan hệ chức năng:
- Quan hệ trực tuyến:
Trang 92.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp
Công ty hiện nay đã khoán thẳng cho các tổ sản xuất tự chủ mua nguyên vật liệu để chủ động cho sản xuất Các phòng ban chức năng làm trong nhiệm vụ, quản lý phần hành công việc của mình, trưởng phòng trực tiếp giám sát tiến độ công việc và có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý
Mối quan hệ giữa các phòng là mối quan hệ có tính chất hỗ trợ, phối hợp, liên kết để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan với nhau và cùng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của công ty
Mối quan hệ của Giám đốc với Phó Giám đốc; Giám đốc với các phòng bộ phận; Phó Giám đốc với các phòng bộ phận là mối quan hệ chỉ huy, điều khiển triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận Cụ thể như phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra một kế hoạch phù hợp với thời kỳ hoạt động của công
ty, từ đó lập ra một đề án bao gồm chi phí và ước tính doanh thu trình cho bộ phận tài chính kế toán, số lượng công nhân trình cho bộ phận Tổ chức nhân sự rồi sau đó thông qua ý kiến của phó giám đốc và sự phê duyệt của giám đốc
2.3 Công nghệ sản xuất – kinh doanh
2.3.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm
a Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm
- Dây chuyền sản xuất Mủ cao su SVR – 3L
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cao su SVR3L
(Nguồn: Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
- Dây chuyền sản xuất Mủ cao su SVR – 10
Cán - Băm
Trang 10(Nguồn: Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cao su SVR10
b Thuyết minh sơ đồ dây chuyền
- Dây chuyền sản xuất Mủ cao su SVR – 3L
Mủ nước sau khi được thu mua từ các hộ nông dân sẽ được trộn, pha loãng và đưa xuống các mương đánh đông
Sau khi mủ đã được đánh đông, máy cán sẽ kéo mủ đông từ mương đưa vào hệ thống đưa vào hệ thống máy sản xuất Hệ thống máy cán và băm cốm sẽ làm việc một cách tự động để tạo ra cốm theo tiêu chuẩn, sau đó được đưa vào thùng đựng cốm
Sau khi để ráo nước, thùng cốm được đưa vào lò sấy công nghệ mới (lò sấy hơi chân không – công nghệ Nhật Bản) Quá trình sấy hơi chân không được thực hiện được thực hiện một cách tự động, tạo ra sản phẩm mủ cốm SVR3L có màu sắc đồng đều, sáng đẹp và đạt các chỉ số rất cao (chỉ số P0, PRI, Nt, Dirt, Ash và Colour) hơn hẳn so với công nghệ sấy bằng dầu
Tiếp theo mủ được đóng thành từng bánh, lấy lẫu test các chỉ số, dán tem kiểm phẩm và phân lô thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng
- Dây chuyền sản xuất Mủ cao su SVR – 10
Nguyên liệu dùng để chế biến cao su SVR10 là mủ đông, mủ dây, mủ chén, mủ đất… được thu mua từ các hộ cao su riêng lẻ và cao su vụn rơi vãi của dây chuyền mủ nước, mủ cao su thu hồi từ bể gạn mủ của hệ thống xử lý nước thải được thu gom từ nhà máy Đặc điểm mủ tạp có nhiều tạp chất: cát, đất, rác… nên trước khi đưa vào tồn trữ và sản xuất, mủ tạp được phân loại và làm sạch rác thải lẫn trong nguyên liệu Nguyên liệu phải được trộn đều trước khi đưa vào gia công cơ (trước khi cán)
Trang 11Mủ tạp sau khi xử lý thì được đưa lên băng tải cao su qua máy cán xẻ để làm giảm kích thước khối mủ Vừa cán vừa xẻ khối mủ đông thành những khối mủ có kích thước nhỏ hơn để thuận lợi cho việc tách bỏ tạp chất còn lại trong khối mủ nguyên liệu Mủ cắt miếng được cho rơi xuống hồ quậy bơm nước để trộn rửa, và quây đều loại bỏ tạp chất còn lại như đất, cát…
Mủ sau khi cán được gầu tải đưa qua máy băm, mủ tạp chất được băm cắt nhỏ hơn trước khi được đưa qua hệ thống máy cán, tùy theo chất lượng nguyên liệu mà số lần cán thay đổi từ 3 – 4 lần để tạo thành những tờ mủ có chiều dày nhất định đồng đều về màu sắc
Cao su từ sàn rung rơi vào thùng sấy, dùng tay phân phối đều trong thùng sấy, không được đè nén cao su, không được xếp cao su quá chiều cao của thùng sấy Thời gian để ráo cao su ngoài máy sấy không quá một giờ, mủ băm xuống hồ phải được sấy hết, không được để qua ngày hôm sau
Sau khi mủ ra khỏi lò sấy được làm nguội ở nhiệt độ < 400C trước khi ép bánh, công đoạn này có tác dụng ép mủ cao su thành khối có kích thước đã định sẵn
Bánh cao su được dán nhãn và bao bọc lại bằng túi PE, sau đó nhựa phải được hàn dính lại và không bị rách
2.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất – kinh doanh
a Đặc điểm về phương pháp sản xuất kinh doanh
Để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, công ty Cổ Phần Hưng Thịnh đã lựa chọn những dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất
Các sản phẩm được đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định
Bảng 2 1 Đánh giá chất lượng mủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3769 – 1995)
Trang 126 Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) 60 50 TCVN 6093:1995
7 Chỉ số màu, mẫu đơn,
8 Độ nhớt Mooney ML (1’ + 4’) 1000C - - TCVN 6089:1995
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Nguyên liệu sản xuất đều được thu mua từ các hộ cao su tiểu điền trong tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong tỉnh Từ nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng đó, công ty tiến hành chế biến thành sản phẩm SVR3L và SVR10 theo dây chuyền sản xuất đã trình bày ở trên
Hiện tại công ty có hai dây chuyền sản xuất mủ cao su SVR3L và SVR10 với công suất 11.000 tấn/năm Tất cả máy móc vận hành trong dây chuyền sản xuất đều được trang bị theo công nghệ mới của ngành sản xuất mủ cao su Với các máy móc được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản như: máy cán, máy kéo, máy cắt băm cốm…
Các hệ thống phân phối mủ tự động, hệ thống bơm thổi rửa được bố trí thích hợp Với 3 bể bơm rửa bố trí liền nhau, tạo sự liền mạch trong quá trình sản xuất sản phẩm SVR10.3 được xây dựng với quy mô lớn, công suất máy bơm cao bảo đảm nguyên liệu sạch trược khi tiến hành băm cán Đảm bảo sản phẩm làm ra với chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định
b Đặc điểm về bố trí mặt bằng thông gió, nhà xưởng
Nhà xưởng của công ty được xây dựng tại khu công nghiệp của tỉnh, cách xa khu dân cư xã Lộc Ninh 2,5km về phía Tây với diện tích 21.545m2, địa hình bằng phẳng
Với quy mô diện tích trên 21 nghìn m2, nhà xưởng của công ty được xây dựng rộng rãi, thoáng đãng Thông gió chủ yếu là thông gió nhân tạo như dùng quạt làm mát, điều hòa không khí, hệ thống dẫn khí và các thiết bị điều chỉnh hoặc hệ thống thông gió thổi – hút cục bộ
Hệ thống chiếu sáng để đảm bảo chế độ ánh sáng cần thiết và đầy đủ là một trng những yếu tố quan trọng trông sản xuất sản phẩm
Công ty có hai loại chiếu sáng như sau:
- Chiếu sáng tự nhiên: Chiếu sáng bên qua cửa sổ, chiếu sáng bề mặt qua hệ thống cửa mái và chiếu sáng hỗn hợp, Mỗi loại chiếu sáng có hiệu quản khác nhau,
Trang 13chiêu sáng bề mặt có sự phân bố ánh sáng đều hơn cả, chiếu sáng hỗn hợp là tốt nhất: cửa bên nhiều lớp, cửa mái nhiều dải.
- Chiếu sáng nhân tạo: Công ty sử dụng chiếu sáng nhân tạo khi yêu cầu công việc phải thực hiện vào buổi tối, buổi đêm hay ở những khu vực, vị trí mà ánh sáng tự nhiên không lọt vào được Chính vì vậy mà độ chiếu sáng trong khu vực đóng gói, kho bãi của không được quan tâm nhiều, ánh sáng từ đèn điện không đảm bảo tiêu chuẩn
c Đặc điểm về an toàn lao động
Mỗi lao động trong công ty Cổ Phần Hưng Thịnh đều được trang bị những kiến thức về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định trong Bộ luật Lao động Theo quy định đó, công ty chỉ nhận lao động và làm việc khi có đầy đủ các tiêu chuẩn: đủ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe theo yêu cầu do cơ quan y tế cấp Tất cả công nhân của công ty đều được hưởng các chế độ về bảo hiểm đầy đủ
Ngoài ra công ty còn trang bị đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định, cụ thể:
- Phương tiện bảo vệ đầu chống chấn thương ở đầu, công nhân làm việc phải sử dụng mũ cứng bằng nhựa có quai đeo
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: dùng để ngăn ngừa tác hại của các loại bụi, hơi, khí độc xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp Phương tiện bảo vệ đường hô hấp bao gồm phương tiện lọc khí như khẩu trang, bán mặt nạ, mặt nạ…
- Phương tiện bảo vệ tay: công ty đã trang bị cho công nhân các dụng cụ thủ công cầm tay đảm bảo chất lượng tốt như găng tay, bao tay Găng tay và bao tay được làm bằng vải bò và vải bạt, găng tay cách điện là găng tay cao su
- Phương tiện bảo vệ chân bao gồm giày và ủng
Các nội quy về vận hành máy móc, an toàn lao động, an toàn điện, sử dụng trang thiết bị đều được triển khai khoa học qua các buổi tập huấn do công ty tổ chức, song bên cạnh đó còn có nhiều thiếu sót đáng quan tâm, đó là:
- Các biển báo, băng rôn khẩu hiệu nhắc nhở về an toàn lao động được treo ở những nơi khó quan sát, bị che lấp
Trang 14- Những quy định xử phạt đối với trường hợp vi phạm vẫn chưa thỏa đáng Một
số công nhân vẫn tự ý vi phạm như không đội mũ bảo hộ khi làm việc, không mang khẩu trang khi làm việc ở những khu vực có yêu cầu…
2.3.3 Tổ chức sản xuất
a Loại hình sản xuất
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mủ cao su.Các sản phẩm này khác nhau về chất lượng, kết cấu từng sản phẩm cũng khác nhau; kỹ thuật sản xuất và tính chất sản xuất không giống nhau nên việc tổ chức sản xuất phải đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất trong sản xuất sản phẩm
Chính vì vậy việc tổ chức sản xuất ở công ty được chia thành các tổ sản xuất.Mỗi tổ sản xuất đảm nhận việc sản xuất mỗi loại sản phẩm khác nhau, tất cả các công đoạn sản xuất đều được thực hiện liên tục.Hiện nay ở công ty có 2 tổ sản xuất.Các tổ sản xuất trực tiếp nhận sản xuất các sản phẩm Ngoài ra công ty còn có đội
cơ giới phục vụ việc vận chuyển nguyên vật liệu cho việc sản xuất sản phẩm và vận chuyển thành phẩm nhập kho, tất cả đều phối hợp nhịp nhàng theo một quy trình sản xuất chặt chẽ
b Chu kỳ sản xuất và kết cấu của chu kỳ sản xuất
Với sự tự động hóa trong dây chuyền sản xuất và sự hiện đại của trang thiết bị, thời gian sản xuất của sản phẩm SVR3L và SVR10 thường ngắn, trong khoảng 120 phút/chu kỳ Một ngày công ty thực hiện được 3 -4 chu kỳ sản xuất với khối lượng sản phẩm từ 16 – 17 tấn/ ngày
Bộ phận sản xuất chính của công ty là bộ phận sản xuất hai sản phẩm SVR3L
và SVR10 Các tổ sản xuất số 1 và số 2 là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc sản xuất chính
Bộ phận cung cấp của công ty là bộ phận thu mua mủ cao su từ các hộ nông
dân Bộ phận này có trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu, đảm bảo quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục
Bộ phận vận chuyển bao gồm các phương tiện vận chuyển bên trong và bên
ngoài nhà xưởng Bên trong nhà xưởng: xe nâng hàng, xe đẩy hàng; Bên ngoài nhà
Trang 15xưởng: xe vận chuyển nguyên liệu từ nơi thu mua về nhà máy và vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến nơi tiêu thụ
Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó tác động phục vụ
trực tiếp cho sản xuất chính bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn như:
Bộ phận gia công sản phẩm: Khi đưa mủ tươi về phân xưởng chế biến thì phải trải qua một giai đoạn là bảo quản mủ làm sao để mủ không đông, vì vậy phải có bộ phận này để đảm bảo mủ tươi về nhà máy trước khi bị đông, để chống đông mủ thì cần
sử dụng phương pháp dùng các chế phẩm công nghiệp trong việc chống đông
Bộ phận sửa chữa cơ điện: Đảm bảo cho quá trình máy móc vận hành liên tục, khi bị hỏng hóc có thể sửa chữa ngay
Bộ phận đóng gói: Khi sản phẩm chính được hoàn thành sẽ được chuyển đến bộ phận này để đóng kiện chuyển đến bộ phận kho hàng
Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ
Bộ phận sản xuất phụ thuộc là bộ phận sản xuất có liên quan đến bộ phận sản
xuất chính như bộ phận sản xuất các mặt hàng về mủ cao su V5, V1o, mủ RSS, mủ tận thu Các bộ phận này sản xuất các loại mủ trên nhưng với số lượn ít, khi tận dụng được
từ các nguyên liệu, vật liệu không phù hợp để sản xuất mủ cao su SVR – 3L.Bộ phận này phụ thuộc vào bộ phận sản xuất chính và chất lượng mủ cao su tươi
2.4 Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
2.4.1 Đối tượng lao động
Ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ mủ cao su hiện nay đều lam vào tình trạng khó khăn do giá nguyên vật liệu trên giá, khan hiếm Giá mủ cao su đột ngột tăng mạnh trong giai đoạn từ đầu năm 2012 đến nay, mức cao nhất trong lịch sử 67,5 triệu đồng/tấn Do tình hình kinh tế thị trường như vậy nên các công ty sản xuất mủ cao su SVR 3L để bán ra thị trường gặp rất nhiều thuận lợi, các khách hàng cũng yêu cầu số lượng sản phẩm rất lớn Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh cũng đang ngày càng cố gắng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy nhiên sang năm 2013, do ảnh hưởng của
Trang 16thiên tai nên số lượng mủ cao su từ các hộ nông dân giảm sút, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Nguyên liệu và năng lượng là những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là yếu tố vật chất trong sản xuất Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Các loại nguyên vật liệu mà công ty cần dùng trong giai đoạn hiện nay là:
Do nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mủ cao su được lấy từ các nông trường trực thuộc công ty về chế biến, gia công để kinh doanh nên công ty luôn chủ động về nguồn nguyên liệu này
Sau khi mủ nước khai thác về nhập vào xưởng chế biến cao su thì đó là nguyên liệu chính của giai đoạn chế biến mủ thành phẩm.Vì vậy, nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là mủ nước, các loại vật liệu phụ để xử lý mủ và nhiên liệu để đốt lò Ở công ty thu mủ nước để sản xuất SVR - 3L
Các loại vật liệu phụ để xử lý mủ bao gồm:
* Dung dịch amoniac: Do phải vận chuyển xa và thường phải lưu trữ trong một khoảng thời gian nên sử dụng dung dịch này để bảo quản mủ, độ trong khoảng 0,01 – 0,015 Chất chống đông phả được dựa vào trong mủ sau khi cạo xong càng sớm càng tốt, việc này còn phải xét đến ít lợi công chi phí, việc đưa vào mủ quá trễ sẽ không còn tác dụng hoặc tác dụng rất ít, do vậy phải xét đến tính cụ thể của từng nơi để có biện pháp hữu ích
* Hydrolamin Neutral Sunfat (HSN) liều lượng 1,5kg/1 tấn cao su khô, nồng độ dung dịch khi sử dụng là 10% cho chế biến mủ SVR các loại Dùng để tránh đông mủ
* Metabisufit Natri liều lượng 0,2 – 0,4 kg/1 tấn cao su khô, nồng độ dung dịch khi sử dụng là 3% (công dụng chống oxy hóa bề mặt cao su) Dùng để tránh đông mủ
- Các loại năng lượng công ty cần sử dụng:
Điện phục vụ sản xuất: Sử dụng với số lượng lớn, hàng ngàn Kw/năm
Nước: Dùng đẻ làm mát các máy móc tỏa nhiệt như: Thiết bị băm thô, Thiết bị tạo cốm hoặc bún, Thiết bị dùng để sản xuất mủ tờ, Thiết bị xông sấy
Trang 17Xăng, dầu: Được sử dụng để chạy máy móc như hệ thống chuyển tải, máy phát điện, máy nổ, dùng trong các phương tiện vận chuyển như máy kéo, xe ô tô tải.
Bảng 2.2: Số lượng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu sử dụng giai đoạn 2013 – 2015 STT Nguyên vật liệu,
Trang 18với trang thiết bị tư liệu sản xuất để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty
a Cơ cấu lao động trong công ty
Cơ cấu lao động trong công ty bao gồm cơ cấu về giới tính, trình độ lao động
và cơ cấu mức độ tham gia sản xuất Cơ cấu lao động là sự phân chia các loại lao động khác nhau vào những công việc cụ thể theo số lượng và tỷ lệ nhất định với đặc điểm
kỹ thuật của doanh nghiệp và khả năng, sở trường của họ
Số lượng công nhân hàng năm của công ty không có nhiều thay đổi
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2011 – 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Theo giới tính
Theo phân công lao động
Lao động trực tiếp 140 139 146 140 157 -6 4,1 17 12,1
Theo trình độ chuyên môn
Trình độ trung cấp 20 25 21 16 19 -5 23,8 3 18,8Trình độ phổ thông 94 93 98 103 113 5 5,1 10 9,7
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Bảng 2.3 cho thấy tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013, nhất là vào năm 2015, do việc mở rộng sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nên số lượng lao động được tăng lên để phù hợp và đáp ứng được tình hình sản xuất
- Theo giới tính: Do hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nên lao động năm chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động nữ Năm 2014 số lao động nam cũng được tăng lên đáng kể
- Theo phân công lao động: Do đặc thù sản xuất và kinh doanh thương mại nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn Lao động gián tiếp chỉ chiếm khoảng 11% làm việc ở các bộ phận tổ chức, kế toán, kế hoạch
- Theo trình độ chuyên môn: Lao động có trình độ đại học của công ty chiếm gần 30%, phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 19Tóm lại, với số lượng lao động không quá nhiều song công ty đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.
2.4.3 Vốn
Vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện sau đây:
Bảng 2.4: Vốn kinh doanh công ty Cổ Phần Hưng Thịnh giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản ngắn hạn 81.266 62.982 71.592 79.244 56.337 Tài sản dài hạn 11.579 9.334 7.187 6.391 4.663
Nợ phải trả 38.778 19.993 24.345 31.236 9.518 Vốn chủ sở hữu 54.067 52.323 54.434 54.398 51.482
Tổng nguồn vốn 92.845 72.316 78.779 85.635 61.001
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Biến động của nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua biểu đồ sau:
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Hình 2.4: Quy mô vốn công ty giai đoạn 2011 – 2015
Kết quả xử lý ở bảng 2.4 và hình 2.4 cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công
ty có nhiều biến động trong giai đoạn 2011 – 2015 Trước năm 2012, ngành cao su luôn được sự quan tâm của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng như các nhà đầu tư, đây là giai đoạn mà cao su được xem là vàng trắng, mức tiêu thụ lớn với giá cao, được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, do vậy mức vốn đầu tư tăng cao hằng năm Tuy
Trang 20nhiên, các năm về sau, do ảnh hưởng của thiên tai cũng như biến động cung cầu trong thị trường cao su trên thế giới nên các nhà đầu tư cũng ít quan tâm đến mặt hàng này hơn trước Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh cũng nằm trong xu thế đó Tổng nguồn vốn năm 2012 có sự sụt giảm đáng kể, giảm 20.529 triệu đồng so với 2011 (tương ứng tỷ
lệ giảm 22,11%) , tuy có mức biến động tăng trong các năm 2013 và 2014 (tăng 8,9% trong năm 2013 và 8,7% trong năm 2014), tuy nhiên năm 2015 chỉ tiêu này lại giảm mạnh: giảm 24.634 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ giảm 28,8%
2.4.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2015
Trang 21Bảng: 2.5: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu tài chính
Sản lượng hàng hóa Tấn 129.458 110.360 126.860 110.870 70.316 16.500 15,0 -15.990 -12,6 -40.554 -36,6Doanh thu Trđ 145.821 138.366 144.455 138.222 103.753 6.089 4,4 -6.233 -4,3 -34.469 -24,9 Giá vốn hàng bán Trđ 100.374 96.512 98.419 95.967 71.191 1.907 2,0 -2.452 -2,5 -24.776 -25,8 Chi phí bán hàng Trđ 14.547 18.986 21.617 19.725 14.586 2.631 13,9 -1.891 -8,7 -5.139 -26,1 Chi phí QLDN Trđ 14.417 10.044 11.548 11.800 11.769 1.504 15,0 252 2,2 -31 -0,3LNTT Trđ 15.190 107.703 160.025 142.395 96.672 52.323 48,6 -17.630 -11,0 -45.724 -32,1LNST Trđ 13.016 116.644 170.094 150.321 99.489 53.449 45,8 -19.773 -11,6 -50.832 -33,8
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Trang 22Qua kết quả thống kê ở bảng 2.5 ta có những nhận xét sau:
- Sản lượng hàng hóa tiêu thụ
Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh sản xuất với hai mặt hàng sản phẩm chủ yếu là mủ SVR – 3L và SVR 10; Sản lượng hàng hóa tiêu thụ qua các năm có sự biến động tăng giảm liên tục và có xu hướng giảm trong các giai đoạn gần đây Cụ thể là năm 2012 sản lượng hàng hóa tiêu thụ đạt 110.360 tấn, giảm so với năm 2011 do ảnh hưởng của thiên tai Năm 2013 tổng sản lượng tiêu thụ là 126.860 tấn, tăng so với năm 2012 16.500 tấn, tương ứng với tỷ lệ tăng 15%, trong đó nguyên nhân là cả sản lượng tiêu thụ hai mặt hàng SVR – 3L và SVR 10 đều tăng Năm 2014 tình hình tiêu thụ có nhiều
sự biến động, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty bị tác động ít nhiều và bị chững lại Năm 2015 có sự sụt giảm đáng kể trong sản lượng tiêu thụ, nguyên nhân là do sức sản xuất của công ty bị giảm sút
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu của công có xu hướng biến động theo sự biến động của sản lượng tiêu thụ Cụ thể là năm 2013 doanh thu đạt 138.366triệu đồng, tăng 6.089 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng 4,4% Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc
độ tăng của sản lượng là do biến động giá trên thị trường Năm 2014 doanh thu đạt 138.222 triệu đồng, giảm 34.469 triệu đồng so với năm 2013 (tương ứng tỷ lệ giảm 4,3%), nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ giảm 12,6%, tuy nhiên giá bán tăng lên làm tốc độ giảm doanh thu ít hơn tốc độ giảm của sản lượng
- Chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí kinh doanh của công ty bao gồm giá vốn, các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Qua 5 năm, tình hình chi phí của công ty có nhiều biến động và có xu hướng giảm, tuy nhiên lý do cụ thể không phải do tiết kiệm chi phí
mà là do sản lượng hàng hóa tiêu thụ ít đi nên giá vốn thấp kéo theo chi phí thấp Cụ thể, năm 2013 tổng chi phí kinh doanh của công ty là 131.584 triệu đồng, tăng 6.042 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,8% so với năm 2012 Trong đó, giá vốn hàng bán tăng 1.907 triệu đồng, chi phí bán hàng tăng 2.631 triệu đồng, chi phí QLDN tăng 1.504 triệu đồng Chi phí bán hàng và QLDN tăng mạnh là nguyên nhân làm chi phí tăng Sang năm 2014, chi phí giảm 4.092 triệu đồng, nguyên nhân là do giá vốn hàng
Trang 23bán và chi phí bán hàng giảm, tuy nhiên chi phí quản lý tăng Năm 2015 tổng chi phí của doanh nghiệp là 97.547 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2014 (giảm 24%), nguyên nhân là do giá vốn và chi phí bán hàng giảm mạnh
- Lợi nhuận trước thuế và sau thuế
Lợi nhuận của công ty có xu hướng biến động giảm qua các năm Do doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh đều giảm nhưng mức giảm của doanh thu cao hơn mức giảm của chi phí dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm ít hơn Lợi nhuận giảm chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng ngày càng không có hiệu quả Lợi nhuận năm 2013 là 170.094 triệu đồng, tăng 21.762 triệu đồng so với 2012 do sản lượng tiêu thụ tăng kéo theo doanh thu tăng, mức độ tăng của doanh thu cao hơn mức
độ tăng của chi phí Tuy nhiên, trong các năm còn lại, lợi nhuận giảm sút rất mạnh, đặc biệt là năm 2015, từ 170.094 triệu đồng trong năm 2013 xuống còn 99,489 triệu đồng năm 2015 Lợi nhuận giảm là do mức tiêu thụ giảm kéo theo doanh thu giảm mạnh Mặc dù công ty đã cố gắng kiểm soát chi phí nhưng thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, chất lượng sản phẩm không được nâng cao làm cho sức tiêu thụ giảm đi Công ty cần có những chiến lược đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm của mình trên thị trường
- Nộp cho ngân sách Nhà nước
Trong giai đoạn 2011 – 2015, phần nộp cho ngân sách cũng có biến động tăng giảm liên tục, tuy nhiên công ty luôn nộp thuế đúng hẹn, tránh trường hợp bị nhắc nhở
và bị phạt về thuế
Trang 24PHẦN 3: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HƯNG THỊNH3.1 Thực trạng hoạt động phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Hưng Thịnh
3.1.1 Tình hình lợi nhuận của công ty Cổ Phần Hưng Thịnh giai đoạn 2011 –
2015
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Hình 3.1 Biến động lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2015
Trang 25Bảng 3.1: Tình hình lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế TNDN giai đoạn 2011 – 2015
(Nguồn: công ty Cổ Phần Hưng Thịnh)
Bảng 3.2 Nguồn hình thành lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2015