1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hình

22 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Hướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hìnhHướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hình

Trang 1

Công thức

1- Bánh Mì Khô : 500 gr

2- Khoai lang luộc : 500 gr

3- Sữa chua ( rất chua ) : 100 ml

1 Tạo một nút xoắn bằng dây gập đôi

2 Xoắn nút thêm một vòng nữa

3 Xiết chặt hai đầu và cắt bỏ các phần dư (chừa lại 0.5cm)

Buộc Thòng Lọng Thắt Cổ

Kiểu buộc này cũng rất đơn giản và được các đao phủ dùng cho việc treo cổ ở các đoạn đầu đài Nó rất linh động và có thể tháo ra nếu muốn dùng lại

1 Gập độitạo ra một đoạn dài 20cm

2 Xoắn ngược lại vào chính nó 2 vòng

3 Móc đầu dây ngược lại vào vòng của dây đôi

4 Kéo đầu dây tới và bạn đã có thể dùng ngay !

Buộc Thòng Lọng Thắt Cổ Ðôi

Ðôi khi người ta dùng kiểu Thòng Lọng Thắt Cổ nêu trên theo cặp đôi để thả mồi câu đáy biển với nhiều hơn một lưỡi đơn

1 Tạo 2 dây Thòng Lọng Thắt Cổ theo nguyên tắc nêu trên

2 Lồng 2 thòng lọng này vào nhau như hình bên và xiết chặt

2 Xoắn vòng nút này với chính nó 5-6 lần

3 Nhớ tạo ra một khoảng trống giữa dây bị gập đôi khi xoay hay xoắn

4 Năm đầu còn lại của nút xoắn và xỏ qua lỗ giữa đã cẩn thận chừa ra ở trên

5 Giữ nút này bằng răng và kéo từ từ hai đầu dây sang hai bên

6 Xiết thật chặt một khi đã tạo thành nút

Comments Offon Buộc thòng lọng

Posted in KỸ THUẬT

Đăng bởi: Đức Tú | 21/10/2007

Các phương pháp buộc dây với móc

Thường các móc khóa được sử dụng để tăng tính linh động Từ máy câu, dây được lôi ra

và buộc vào móc khóa Từ đó móc khóa có thể dùng để buộc vào đoạn dây đầu cuối, với

‘thẻo’, với chì nặng hoặc với lưỡi câu Chúng tôi xin trình bày ở đây các phương pháp được coi là thông dụng nhất Các phương pháp buộc móc không nhất thiết giống với các

Trang 2

nút buộc khác, mặc dù có thể trùng tên Không nên phương pháp dùng buộc móc cho việc buộc dây trực tiếp vào lưỡi câu.

Buộc Neo (Clinch Knot)

1 Xỏ đầu dây xuyên qua lổ móc Gập lại và xoắn đầu đoạn dây xung quanh đầu kia của chính nó khoảng 5-8 vòng Dùng ngón tay giữ lại lỗ gần móc nhất và xỏ đầu dây qua lổ ngỏ này

2 Siết chặt đầu dây và kéo nút lại gần móc Cẩn thận không để mối dây tuột ra

3 Kiểu buộc này hoàn toàn có thể TUỘT ! Nếu bạn không muốn mất cả chì lẫn chài (và

cá !), hãy tạo một nút ở đầu dây để giữ nó lại không cho tuột qua

2 Xoắn vòng qua bụng dây này khoảng 5-8 vòng xoắn

3 Xiết lại tạo nên một nút buộc

4 Kéo nút đã xiết lại gần với móc khóa

Buộc Dây Ðôi (Offshore Swivel Knot)

Cách buộc dây này dùng trong trường hợp buộc dây đôi vào móc và thường dùng ngoài biển (gấp đội độ bền dây)

1 Ðặt nằm 2 sợi dây ngược nhau và đè lên nhau với khoảng cách chừng 22cm

2 Tóm đoạn chồng lên nhau như 1 sợi duy nhất và tạo một nút xoắn Sợi ngắn hơn nên được chuiqua hoàn toàn nút xoắn

3 Xoắn như vậy vài ba lần

4 Ðầu dây còn lại bây giờ cũng được đưa qua nút xoắn một lần

5 Xiết chặt cả hai sợi dây

Comments Offon Các phương pháp buộc dây với móc

Posted in KỸ THUẬT

Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007

Các phương pháp buộc dây với lưỡi câu

Khỏi phải nói, đây là các công nghệ có độ “tế nhị” và đòi hỏi tính cẩn thận cao nhất Chưa

kể đến chuyện loay hoay không khéo lưỡi câu lại móc vào tay thì khổ ! Các bạn nên thực tập các phương pháp này nhiều lần cho quen Hầu hết các phương pháp đều có “bản

quyền” của tác giả nào đó từ xưa, chúng tôi sẽ giữ nguyên tên quốc tết của các phương pháp khi có thể

Buộc Jansik

Ðây là phương pháp khá dễ buộc và cũng rất chắc chắn

• 1 Xỏ qua mắt lưỡi câu khoảng 15cm dây và tạo nên một vòng dây

• 2 Làm thêm một vòng và cũng xỏ qua mắt lưỡi câu một lầh nữa

• 3 Làm thêm một vòng thứ ba và cũng xỏ qua mắt lưỡi câu một lầh nữa

• 4 Nắm cả 3 vòmg dây vừa tạo ra, lấy đầu dây xoắn qua 3 vòng này và xiết chặt lại bằng cách nắm cả hai bên đầu dây kéo chặt

Buộc Parloma

Kiểu buộc này cũng rất đơn giản sau vài lần thao tác Các đội câu biển quốc tế thường hay khuyến khích dùng cách buộc này Thậm chí người ta còn có thể buộc theo phương pháp này trong đêm tối ! Bạn thử xem

• 1 Gập đôi đầu dây tạo nên một dây đôi dài 12.5cm và xỏ qua mắt lưỡi câu

• 2 Tạo một thắt nút đơn giản bằng đoạn dây đôi này Cố gắng tránh xoắn dây

• 3 Kéo vòng đầu cuối của đầu dây qua toàn bộ lưỡi câu

Trang 3

• 4 Xiết chặt lại Dễ như trở bàn tay … !

Buộc Ðoạn Ðầu Ðài (Scaffold Knot)

Kiểu này còn dễ hơn nữa Nó còn một tên nữa là Grant Uni-knot Một người quen của tôi

ở nước ngoài (câu biển) đã dùng nó suốt 50 năm, mà chưa một lần bị mất lưỡi do tuột dây khi dùng kiểu buộc này

• 1 Xỏ 15cm dây qua mắt lưỡi câu

• 2 Xoắn ngược lại về phía lưỡi câu, vòng qua cả bản thân đầu dây này khoảng 3-5 lần, dùng ngón tay giữ tạo nên một ‘ống thông”

• 3 Xỏ đầu dây thừa qua “ống thông'”này

• 4 Xiết chặt và kéo nút buộc về phía lưỡi câu

Buộc Berkeley

Ðây là kiểu buộc có bản quyền của Berkeley R&D và dùng nhiều cho dây bện (không dùng cho dây cước)

• 1 Gập đôi dây và xỏ qua mắt lưỡi câu một khoảng 15cm

• 2 Xoắn ngược lại về phía lưỡi câu, vòng qua cả bản thân đầu dây này khoảng 5-8 lần Dùng ngón tay giữ lại nút đầu tiên

• 3 Xỏ ngược đầu dây thừa qua lỗ đầu tiên đang giữ bằng ngón tay

• 4 Xiết chặt và kéo nút buộc về phía lưỡi câu, đồng thời tạo một nút ở cuối đầu dây nhằm tránh tuột dây

Kiểu “buộc Gary Marvin” hay “Nút buộc đẹp nhất thế giới”

Gary Marvin gọi kiểu buộc lưỡi này là “Kiểu nút buộc đẹp nhất thế giới – World’s Fair Knot”, sau khi kiểu buộc này được bình chọn là người chiến thắng trong “cuộc thi các loại nút buộc” bao gồm các cần thủ từ 498 quốc giá do công ty hóa chất Dupont tài trợ, tổ chức

ở bang Knoxville, Mỹ năm 1982 Một kiểu buộc rất đơn giản, và dường như không có cơ

sở cho dây bị tuột khỏi lưỡi !

• 1 Gập đôi đầu dây và xỏ qua mắt lưỡi câu một khoảng 15cm, tạo thành một vòng dây (vòng dây buộc lưỡi)

• 2 Lật ngược vòng dây về phía đuôi lưỡi câu, hơi đè đoạn dây câu xuống tạo ra hai khoảng trống hai bên

• 3 Xỏ đầu dây xuyên qua cả hai khoảng trống này, ngay dưới bụng của vòng dây buộc lưỡi Việc này lại tạo ra một bụng dây

• 4 Vòng đầu dây vừa xỏ qua bụng dây mới được sinh ra

• 5 Xiết chặt hai đầu dây, bạn đã có một nút Gary rất tuyệt !

Comments Offon Các phương pháp buộc dây với lưỡi câu

Posted in KỸ THUẬT

Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007

Thẻo câu rô đồng

Comments Offon Thẻo câu rô đồng

Posted in KỸ THUẬT

Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007

Thẻo câu cá tra

Comments Offon Thẻo câu cá tra

Posted in KỸ THUẬT

Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007

Thẻo câu cá tra (chống vướng)

Trang 4

Comments Offon Thẻo câu cá tra (chống vướng)

Con cá tìm mồi trong thiên nhiên theo qui luật Và, trước khi đi vào cả ngân hàng mồi câu, chúng ta hãy dành chút thời gian nhìn lại những thực tế sinh thái, bởi vì, có nhìn nhận đúng và phân tích đích đáng về loài cá (thậm chí từng loài cá), chúng ta mới mong chế tác, làm mồi thích hợp với khẩu vị của chúng

Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: tại sao con cá, con tôm và các loại hải sản thường sinh sản vào mùa mưa? Bạn đã từng thấy sau mỗi cơn mưa rào, những con cá tìm nhau vật tổ ầm ầm,

nô rỡn, tung tăng quấn quýt? Xin thưa: chúng đang ở thời kỳsung túc về thức ăn (tức mồi) đấy Vâng! những cơn mưa rào, những trận dông bão của thiên nhiên tác động, cây cối ngả nghiêng, nước dâng, đất lở…đó là những tai nạn cho biết bao nhiêu tổ kiến, tổ mối, tổ ong, trùn đất, trứng chim, hoa trái, sâu bọ…tan vỡ Cả những chất hữu cơ lúc này cũng hòa tan theo làn nước Tất cả, chúng là nguồn thức ăn phong phú, bổ dưỡng và sinh động cho con

cá, con tôm Rồi, trong bao la thủy cung kia, con lớn tìm ăn con nhỏ, con sống rỉa con chết, thằng lành bắt nạt thằng qùe rồi “No cơm, ấm cật và…rửng mỡ”, bọn cá, tôm bắt đầu hứng tình, thức dục Chúng tìm nhau, chúng vui vẻ và đây chính là mùa sinh sản của

vẻ ăn ngay Thế nhưng nếu bạn cho ăn bằng tép thì nó sẽ tìm tép ăn mà không màng tới cơm nữa Rồi một ngày kia, bạn thảy xuống bể một khúc trùn biển kèm vài con tép, tôi dám chắc chú cá tai tượng kia sẽ nhằm khúc trùn biển mà táp trước

VÀI DÒNG ĐÁNH GIÁ VỀ MỒI CÂU ViỆT NAM

Khi đặt bút viết những dòng này, tác giả có thể đoan chắc với các bạn rằng: ngay cả một

BỘ LUẬT CÂU CÁ chưa hề được manh nha trong chúng ta Chính vì vậy, việc được câu

cá thiên nhiên ở đâu, câu những con cá như thế nào từ kích cỡ, chủng loại, giòng giống vv còn đang là câu hỏi thật “vô duyên” đối với dân câu Việt Nam Con cá đã vô tư đánh bắt vậy thì con mồi càng vô tư bào chế nhiều khi đến…phát sợ (người câu lên không dám ăn)

Từ ý thức xã hội còn hạn chế này, chúng ta hoàn tòan không thể so sánh công nghệ làm mồi câu của Việt Nam so với các nước phát triển và châu Âu trong giai đoạn hiện nay Hàng ngày trên intenet, chúng thấy cả trăm, ngàn hãng chuyên sản xuất và bán mồi câu trên thế giới Tham khảo các sản phẩm của họ, chúng tôi thấy thật phong phú Sự vi diệu của những túi, hũ, ngăn… mồitừ côn trùng đến giả côn trùng và các loại hỗn hợp bộ, dẻo, tinh dầu…kia chắc còn khía cạnh phải bàn nhưng đa số, nó được chế tác từ những thành phần không gây nguy hại cho an toàn thực phẩm, hạn chế ảnh hưởng môi sinh (những túi

Trang 5

mồi câu đều được ghi date cụ thể, qúa những hạn ấy, đa phần tự phân hủy để không trở thành ô nhiễm)

Đáng tiếc, cho đến khi tôi soạn cuốn sách này, ở Việt Nam, chưa có một cty mồi câu và, việc mong muốn có một phòng thí nghiệm để cho ra những sản phẩm đạt tới sự vi diệu: khoái khẩu đối với cá, an toàn môi sinh, thực phẩm, gọn nhẹ trong hành trang cần thủ, giá

cả phù hợp…đang là mơ ước Lác đác ngoài Bắc, trong Nam có 1-2 cửa hàng bán ngư cụ quan tâm sâu hơn về lĩnh vực mồi; họ đem những kinh nghiệm câu kéo của bản thân chế tác thành công thức, họ nhập mồi câu cao cấp, bình dân của các hãng đồ câu nước ngoài bằng nhiều đường từ nhờ bạn bè xách về, oder qua mạng, nhập cảng…và đây là một việc làm đáng khuyến khích, lời lỗ chưa nói nhưng chí ít anh em đã giúp cần thủ chúng ta làm quen với công nghệ mồi câu của thế giới

Tuy nhiên, với thực tiễn con cá, con tôm Việt Nam, những loại mồi ngoại nhập hiện tại kia không hiệu qủa hơn (nếu không nói là kém hơn), giá cả còn rất cao chỉ phù hợp với các cần thủ có túi tiền rủng rỉnh Thêm một đặc tính vốn dĩ xưa nay của anh em cần thủ: thích

tự tay mình chọn lựa, chế tác mồi câu Vâng! Đó cũng là điều người soạn sách tâm đắc; bởi làm mồi câu cho mình chính là khẳng định niềm tin quyết chiến thắng đối với con cá ngay từ trong ý chí…

Chính vì thế, từ nhiều chục năm qua, những công thức mồi câu, những phương thức câu

cá luôn được tôi sưu tầm, lưu trữ, kiểm chứng bằng tất cả niềm say mê câu kéo không mệt mỏi của mình…

HiỂU CÁ ĐỂ LÀM MỒI

Mồi câu cá trong tự nhiên, trong bào chế, pha trộn không khó Bạn bỏ công, bỏ tiền ra là

có thể có những loại mồi ưng ý Tuy nhiên, để mồi câu phát huy hết sự linh diệu của nó, bạn phải làm thêm nhiều vấn đề khác như chuẩn bị lưỡi, dây, cần, vị trí câu, thời gian và thời tiết… Một điều về nhận thức quan trọng bạn phải ghi nhớ là: mỗi loại cá có cách táp mồi, ăn mồi khác nhau Đây chính là phần then chốt để mồi của bạn phát huy hiệu qủa Ví như cá Chẻm thì bao giờ cũng táp ngang con mồi; chính vì lẽ đó mà hầu như 90% con Chẻm dính câu lưỡi câu đều ngoắc vào bên mép Do đó, đa số tay câu Chẻm chỉ cần móc con tôm ở nơi đuôi Chính xác như đặt lòng: dẫu nước chảy xiết cỡ nào, con Chẻm cũng lao táp ngắt gọn cái mũi giáo của con tôm văng ra ngoài còn tất tật chú tôm lọt thỏm vào trong vòm họng

Cá Chép thì khác, chúng ăn mồi bằng cách ủi mồi lên mà hớp; chúng ủi lành nghề đến nỗi mỗi lần chúng ủi là ta thấy phao nhấm nháy Chỉ tới khi con cá quyết định nuốt mồi thì tùy theo từng con, có con nhợm lưỡi chạy đi phao sẽ thụt nhưng có con ngửa miệng lắc mang thì phao ta pềnh Những tích tắc đó, người câu phải giựt ngay Chậm nửa giây sẽ là lỡ đò mãi mãi!

Cá Mè khác hơn, chúng ăn nổi và ăn bằng cách hớp hớp nhẹ những phù du, sinh vật trong nước Khi chúng gặp cục mồi của bạn, chúng cũng hớp như vậy chi đến khi…hết nạc vạc đến xương: hớp đúng cái lưỡi câu và vùng chạy thế là cái phao của ta chúi chúi đổ xiêu Khỏi giật chi mất công xảy cá vì chúng đã tự vướng lưỡi câu rồi

Cá quả khôn hơn, chúng thường táp mồi sống, động nhưng nếu khi táp xong rồi, ta đề căng dây qúa, chúng sẽ nhợm lưỡi mà nhảy dựng ói lưỡi ra, để chùng dây có khi nó buông mồi luôn Người câu khôn mồi là người biết dùng đọt cần câu rung nhẹ tạo cảm giác cho

cá rằng con mồi kia đang muốn giãy thoát thân Với đặc tính nôn nóng và háu ăn, chúng sẽ nuốt mồi và các công đoạn sau của bạn qúa đơn giản

Con cá xưa nay vốn nhạy với các mùi Những mùi huơng, thơm, tinh dầu…thường được chúng tìm đến Tuy nhiên, người câu cần phải hiểu rằng con cá có khứu giác thính gấp hàng trăm lần con ngưởi và rất mẫn cảm với các hóa chất vô cơ Một lưỡi câu được bảo qủan ngâm trong dầu nhớt sẽ câu kém hiệu qủa so với chiếc lưỡi câu sạch sẽ khác Đơn

Trang 6

giản: con cá e ngại mùi dầu Trong qúa trình đi tìm những công thức mồi câu để câu sao cho hiệu qủa; chúng tôi đã bỏ thời gian tiếp xúc với các loại tinh dầu như: Tinh dâu,

Chuối… Và thật rõ ràng: cùng một hồ câu, khi câu bằng tinh dâu hữu cơ (tức chiết xuất từ trái dâu ta hoặc dâu tây) con cá Chép rất thích và câu khá hiệu qủa Trong khi đó, cũng hồ câu đó, thời gian đó, câu bằng tinh dâu vô cơ mua tại chợ Kim Biên thì con cá không

màng Mặc dù, với 2 loại mồi này, khi trộn, mũi chúng ta chỉ thấy mùi dâu giống nhau Té

ra, con cá ngửi hay hơn chúng ta nhiều

Cũng có bạn câu nhiều tuổi, có nếp suy luận kinh điển về cách ăn mồi của con cá; chẳng hạn cứ nghĩ rằng cá trê là phải ăn mồi gần bờ, sát đáy… Nhưng cũng có thể hơi nhầm vì

cá trê lai, trê trắng bây giờ nhiều con cứ giữa hồ mà sống, mà hóng mồi Tất nhiên, với loại cá trê vàng cổ kính thì chúng vẫn ăn mồi sát bờ, vào ban đêm, mạnh vào những lúc mưa dầm…thế nhưng nữa rằng: càng ngày, giống cá trê này trong thiên nhiên càng ít đi bởi chúng không có năng suất; vậy thì cái suy luận cá trê ăn sục vào bờ nên quên dần dđi

là vừa Hoặc, cứ nói đến câu cá Bông Lau là thợ câu kỳ cựu một thời phán xanh ngắt rằng:

Đi Bông Lau phải là những ngày nước mái hoặc nước kém Nhận định này vẫn không sai nhưng hình như không…sướng Không sướng bởi mấy năm nay câu Bông Lau ở những ngày nước kém, nước mái vào mùa đón cá thì con to cũng chỉ chưa tới 3 kg mà con nhỏ (1

kg trở xuống) thì hơi nhiều Thế nhưng, vào con nước rong, chơi thẻo dài thì vớ cá to đùng

là chuyện thường ngày Mấy em thợ câu tre trẻ ôm cá về cười loe toe, giọng chảnh lắm: Không chơi thì thôi, chơi cho đáng!

Nói về làm mồi cũng cần đề cập đến thị giác và khứu giác của con cá nữa Cá lăng, trê, tra…khứu giác phát triển hơn thị giác Chúng có bộ râu thính mồi lắm Chính vì thế, mùi mồi càng nặng, chúng càng khoái tụ tập về Dân câu cá tra trong hồ thường ngó nhau lắc đầu khi vợt con cá lên bị…trụi râu Có lẽ, ông chủ hồ câu kia cũng khá ma mãnh đã cho cắt râu cá đi Thật tội nghiệp cho các chuyên gia mồi câu và cũng là dịp thử tài họ Mồi phải là xuất sắc lắm cá mới tìm được còn nếu không mồi cũng chỉ như mẩu khoai lơ lửng, con cá bơi há mồm hớp phải nhai luôn và cần thủ kia qủa là may mắn Đối với những con

cá nhận biết mồi bằng thị giác nhanh nhạy như rô, phi, giếc…thì con mồi màu sáng hơn bọn cá sẽ tiếp cận nhanh hơn Ví như câu rô, câu bằng trứng kiến, con rô mau ăn mồi hơn

là móc con ong non cho dù xét về dinh dưỡng thì chưa chắc mồi nào đã giàu đạm hơn mồi nào

Có mồi câu hay, chưa chắc bạn đã câu được nhiều cá mà khi câu có người còn xét theo Phong Thuỷ Ví như một số người cho rằng họ mạng Kim nên hợp với những mồi lạnh Trong thành phần mồi, cố tránh những vị có nguồn “xung” với tuổi mình Lẽ này, luận ra thấy diệu vợi nhưng ở khía cạnh nào đó chúng ta cũng nên thông cảm cho chính ta bởi đi câu là thư giãn, là giải tỏa; nó cần lắm những tương hợp tâm linh, thư thái não trạng, yên tâm vận mạng… Rồi, chả lẽ không thuyết phục hay sao khi thợ câu lão luyện dẫn giải rằng: Cùng là câu con cá Bông Lau thôi, nếu ta câu mùa nước mặn ép vào; nồng độ muối trong nước sẽ đánh bạt mùi hôi của con gián tương ứng với sự trơ cảm của con cá Bông Lau Những lúc ấy, câu mồi Gián là vô dụng Thế nhưng, vàomùa lũ, mưa, nước ngọt trên nguồn dồn đẩy mặn đi, ta câu con gián cũng nhạy với Bông lau không thua gì câu bằng con trùn biển (nói về trùn biển, nó sống ở sình lầy lợ, mặn, là thức ăn khoái khẩu hàng đầu của nhiều loại thuỷ sản trong đó có Bông Lau)

Câu trong thiên nhiên không căn cứ mồi nào là ưu việt trong số mồi tôi sắp phân loại Ví như nơi nước chảy, người ta không thể vo mồi bột mịn mà câu Cũng khó có thể nói rằng: mồi nào tốt, mồi nào xấu mà chỉ có thể khái niệm hiệu qủa hay kém hiệu qủa bởi lẽ, con cá

ăn mồi theo sở thích, thời tiết, trạng thái môi trường, lưu chuyển dòng chảy, lực hấp dẫn của vũ trụ, biến động của địa tầng và nhất là đặc tính sinh thái của chúng

Trang 7

Một nguyên tắc mà thợ câu chúng ta rất cần phải có mà tôi gọi nôm na là “con mắt nhà nghề”; Đại khái: không cần cao siêu đến độ nằm lòng con nước nhưng chí ít, đi câu nơi đâu phải nắm được: địa hình, thời tiết, độ sâu, trạng thái nước…để chuẩn bị và thao tác mồi mới có thể chắc chắn hiệu quả được Ví như cái hồ cá ông chủ kia đào hình chữ V dốc dựng về giữa hồ mà bạn không biết cứ xả mồi dụ nó như nơi đáy phẳng thì bao nhiêu cám

bã tuột trôi ra giữa hết Thành thử, con cá chỉ xà quần nơi giữa hồ chứ trong ổ câu của bạn chả có gì đâu Vậy thì, mồi ngon mà làm gì!!!

Trong chuyên đề về mồi câu, xin các bạn cũng làm quen với những thuật ngữ: quen mồi, nhờn mồi, mám mồi, bén mồi, nhát mồi, dạn mồi, ngấy mồi…ngay từ những dòng này Cũng xin lưu ý trước cùng bạn đọc ham câu rằng: cá trên thế giới có hàng chục ngàn loại, thực đơn để câu chúng người ta có hàng trăm bài; nếu ngồi mà dịch hết ra, liệt kê hết ra với đủ loại tên Tây, tên tàu e rằng người đọc sẽ rối bòng và…tẩu hỏa nhập ma Chính vì vậy, để giản lược, tác giả chỉ đưa ra những gia vị gần gũi, trên nền ngũ cốc, côn trùng xung quanh ta dễ kiếm ngay trong vừon, ao, dễ mua ở tiệm thuốc Bắc, thuốc Nam ngay cạnh nhà mình Điều đáng kể ở đây là: có những công thức mồi câu gia truyền, dân gian…của các cao thủ ôm giữ bao nhiêu năm, hôm nay người cầm bút xin được “hóa giải lời nguyền của họ” để giới thiệu, cống hiến với làng câu Việt Nam…Hiệu qủa hay không xin các bác đọc, có điều kiện thì thử xem Thiết nghĩ: đi câu, tự làm mồi đã là một cái thú… Tuy nhiên, xin nhắc lại cùng các bạn là: Chúng ta làm mồi ngon qúa là chúng ta làm hư con cá trong một giai đoạn nhất định; sau giai đoạn ngấy mồi, cá lại có xu hướng trở về với những mồi câu thiên nhiên vốn dĩ Chính vì lẽ đó, tôi cũng thành thật khuyên các bạn

đi câu trong điều kiện kinh tế không cho phép thì cũng không nên câu nệ qúa về khoản mồi câu làm gì Những mồi câu đơn giản vẫn có thể tóm được cá to…

cũng có tuốt Mồi câu đấy !

Cách đây chừng sáu hay bảy năm khi Đầm Sen khu A cho câu và cũng tại vì nơi đó thu hút nhiều cầnthủ và cũng vì Đầm Sen khi đó cá cũng nhiều nên khi vào đó các cần thủ chỉ dùng mồi Hà để câu các loại cá Tra, Trê … Còn cá Mè, Chép thì họ chỉ dùng mồi rất đơn giản nhưng có người câu hai cần mà cả ngày bắt không dưới mươi ký cá Mè, nói ra chắc rất ít người tin, xin thưa đó chỉ là: cám rang + bánh mì cho thêm ít vani hay dầu chuối Hoặc là: cám rang cho thêm chút ngũ vị hương rồi cho một tí nước vừa đủ dính và thế là

cứ bắt vào bơm và a-lê-hấp ! Đặc biệt câu cá Chép họ rất thích dùng bột bích chi + khoai lang Ngay cả chú tôi – một người rất ham câu – cũng đã rất nhiều lần bắt cá Chép bằng mồi đó Ngày ấy, tôi chỉ mới 15 tuổi nên đi thường theo chú tôi để giúp việc và học hỏi Tôi thấy cứ người này truyền người kia cách làm mồi, được 1 thời gian sau thì bỗng nhiên

cá chậm ăn hẳn và thế là mỗi người tự nghĩ ra cách làm mồi riêng cho mình Tôi nhớ có 1 người tên Hùng anh ta sáng chế ra cái thứ mồi quái gì mà cả ngày bắt toàn cá Chép, mọi

Trang 8

người rất muốn biết anh ta dùng mồi gì nhưng anh ta rất ít chỉ cho ai (nếu có chỉ chắc cũng

là số ít) Cứ như thế, anh ấy đã bảo vệ được bản quyền (!) của mình cho đến khi Đầm Sen khu A đóng cửa Cũng nhờ khu A đóng cửa, anh Hùng mới chịu tiết lộ bí quyết cho chú tôi Công thức là 500g bánh dầu + 500g bột đậu xanh + 500g khoai lang tất cả trộn điều với nhau Nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa thử nên không dám nói năng suất thế nào

Cùng với việc vừa câu tại Đầm Sen thì lúc đó chú tôi còn đi hồ Bình An Nếuai đã từng chinh chiến tại Bình An lúc chưa đóng cửa thì sẽ biết cá to và nhiều như thế nào, mà đặc biệt là cá Trắm, Tra Dạo ấy có 1 cần thủ (ông ấy bây giờ đã không còn đi câu nữa) câu cá Trắm dường như là sát cá nhất tại hồ Điều đặc biệt là ông ta thường đi câu cá Trắm ban đêm tại đó bằng 1 loại mồi mà hình như nói lên là người còn muốn ớn ăn nói chi đến cá Ông ấy vốn có quen 1 vài người bạn làm đầu bếp tại các nhà hàng và ông ấy đã nhờ các người bạn đó lấy cho ông ta 1 hủ dầu ăn đã chiên xào các loại thức ăn thừa lại Khi câu, ông ta gắn bánh mì vào lưỡi câu và ngâm khúc bánh mì đó vào hủ dầu đó xong quăng xuống, chỉ trong 1 đêm ông ấy câu không biết bao nhiêu cá Trắm nhỏ có, to có Riêng chú tôi thường câu Trắm cỏ tại đây bằng mồi mà tôi nghĩ là rất thích hợp cho con cá Trắm cỏ nào thích ăn kiêng: đó chính là cây Ngò cắt đuôi lấy chỉ quấn vào lưỡi cứ thế mà câu, chỉ với mồi như thế chú tôi đã bắt cũng khá nhiều cá Trắm Tại hồ Bình An, chú tôi đã câu được 1 con cá Tra 9kg – mà quí vị biết câu bằng mồi gì và câu như thế nào không ? Rất ư

là đơn giản: bánh mì + cám rang + bột bích chi, còn cách câu thì câu bằng bơm chìm

Câu cá bây giờ tại các ao thì hình như là mồi nào ao nấy Như mấy ao ở Thanh Đa thì các cần thủ tại đó làm mồi gì thì cũng không quên cho cho thêm 1 bịch cám tanh Nói về việc mỗi cần thủ tự bảo vệ mồi và cách câu tại 1 ao nào đó, suy cho cùng họ là những người chuyên đi câu cơm Ví như ở hồ Đầm Dơi (Q7) có 1 cần thủ chuyên câu cá Mè Hồ này chủ hồ không chịu thả cá nữa nên chỉ còn những con cá to nhưng khó câu Thế mà cái anh chàng chuyên câu cá Mè đó đêm đêm lại xách cần đi và đến sáng ra thì bán lại những con

cá Mè khoảng 4-5kg cho các cần thủ khác hay chủ hồ Mọi người câu tại đây rất muốn biết anh ta đã dùng mồi gì nhưng không bao giờ anh ta chịu hé miệng Rồi có người tìm cách lấy thử mồi của anh ta xác định trong mồi ấy có mùi tinh bơ và pho-mai Thế là mọi người bắt đầu sáng chế mồi dựa trên 2 nguyên liệu ấy Họ cứ nhồi hết khoai lang, bánh mì … Có những cục mồi của họ nói về tiền có lúc lên đến vài chục ngàn là ít Tất nhiên, năng suất cũng không đến nỗi nào Nhưng tôi để ý anh chàng chuyên cá Mè kia năng suất vẫn là đầu sổ

Chuyện mồi câu có thể nói hoài không hết được vì hình như mỗi ao người ta cho cá ăn gì thì ta nên câu bằng mồi giống theo như vậy thì tốt hơn Nhân đây tôi xin kể tiếp 1 câu chuyện nho nhỏ mà tôi cũng chỉ nghe được từ khi anh em 4so9 họp tại Văn Thánh Trước đây, đối diện Ao Đôi (ở Bình Chánh) có ao cá tên là Thanh Mai Ao này khi mới khai trương thì cho câu tính ký nhưng hiểu sao sau này họ lại cho câu tính giờ, thế là nhóm anh Dũng vào đấy câu nhưng mà nhóm anh ta câu lại bị thất bại Thế là vô tình bữa đó anh ta thấy chủ ao đổ thức ăn thừa xuống và cá liền đánh tim và tụ vào chỗ đấy, anh ấy liền nghĩ

ra 1 cách làm mồi hữu hiệu và cũng đơn giản chỉ việc nhồi vào mồi câu 1 ít dầu chiên thức

ăn thế là chỉ có kéo, kéo và kéo , chủ ao đành chịu thua Cá Chim là loại cá ăn tạp, để câu được những con cá Chim lớn cũng cần phải tuyển mồi cẩn thận Có cần thủ dùng mồi câu

cá Chép, Trắm nhồi thêm vào đó nhiều trứng kiến và huyết heo Thế nhưng tôi lại thấy 2 cần thủ từ bên Đồng Nai sang Ðồng Diều câu bằng con thằn lằn và con rắn mối và năng suất rất khá !

Từng được đi theo ông chú câu ở nhiều ao hồ, tôi thấy những cần thủ người Đài Loan và Trung quốc không câu thì thôi nhưng câu là thường dính cá hơn các cần thủ Việt nam Nhiều người lân la hỏi nhưng phần vì không biết ngoại ngữ, phần vì các ông khách này đi câu hay mang theo phụ nữ nên cũng bất tiện ! Trong một lần đi câu, tôi năn nỉ chị phụ nữ

Trang 9

người Việt trong bọn họ, chị này tìm cách cho tôi 1 cục mồi và phân tích mãi chỉ thấy mùi hoa hồi với va-ni Chị phụ nữ nhiệt tình chỉ cho tôi đường đi lên chợ Kim Biên Chắc là hóa chất ! Tôi nghĩ như thế và trong một lần đi câu cùng nhóm 4so9, thấy bác Hồ Văn Hán câu Chép bằng mùi dâu rất năng suất Có lẽ những người Đài Loan kia từng sử dụng Rồi, trong một lần câu ở hồ Minh Tâm, tôi đã dũng cảm trộn cả nửa cái kem Walls (!) vào nắm mồi câu Hôm ấy, tôi câu cá Chép với năng suất hơn bình thường và cũng là lần đầu tiên được ông chú khen là sát cá Gần đây, trong những lần đi câu tại những hồ lớn, tôi còn được bày các làm mồi câu cá tra bằng … nhau thai + bông gòn băm nhỏ trộn với chất thải trẻ em (!) … Thú thật, tôi chỉ nghe thôi cũng đã thấy hãi và nhức đầu.

Thưa các bác, các anh và các cần thủ!

Tôi theo làm mồi câu và đã tốn không biết bao nhiêu tiền cho những cục mồi khủng hoảng rồi Thế mà cho tới hôm Chủ Nhật vừa qua, đi qua chỗ anh Hào Cây gõ nhìn thấy mẹt trứng kiến đầy vun lên, tôi rẽ vào mua 1 lon nhỏ, về nhà, sau cơn mưa chạy ra mé Bình Chánh vắt trứng kiến câu rô mề và sặc Những con cá đồng lên theo nước dễ tính ăn mồi vui vẻ giật rất ép phê cánh tay Chỉ trong vòng 1 giờ, trong giỏ của tôi đã hơn chục con cá Thật là tuyệt Tự nhiên, tôi cứ nghĩ đơn giản rằng chính chúng ta cứ thêm phức tạp vấn đề

ra Những loại mồi truyền thống theo tôi vẫn đáng trân trọng Để kết thúc bài viết đơn giản này, tôi cứ mong ước là Việt Nam mình sao được giống như châu Âu (hay là Thái Lan thôi) về lĩnh vực bảo vệ ngư trường Câu bao nhiêu con, cá cỡ nào thì được bắt lên, cá thế nào phải bảo vệ Khi ấy, chúng ta chỉ cần những loại mồi đơn giản, rẻ tiền cũng đủ bắt được những con cá như ý muốn

Xin dừng bài ở đây, chúc các cần thủ luôn câu đâu thắng đó và luôn được nhiều sức khoẻ

để tiếp tục sự nghiệp câu, câu và câu …

Comments Offon Mồi Câu

Posted in TẢN MẠN

Đăng bởi: Đức Tú | 15/10/2007

Câu chép sông tự nhiên bằng mồi gì hiệu quả nhất

Câu Chép sông tự nhiên yêu cầu bạn phải có thời gian, thứ nhất để câu được cá bạn phải chọn vị trí tốt, thông thường là các hỏm ăn sâu vào bờ, cuối gió, độ sâu thì tùy

Bạn phải là người biết lặn, vì phải dọn đáy khu vực bạn câu, phải lặn xuống đáy để dọn sạch rác cành cây hay các chướng ngại vật ở đáy, yêu cầu khi dọn xong đáy phẳng, sạch.Tiếp theo dùng 15 kg thóc ngâm đã lên mộng, trọn với bột bắp, cám đã rang cháy trọn với bùn loãng và đất sét, tất cả cho vào bao cát loại dày có châm lỗ nhỏ chỉ bằng đầu thuốc lá, buộc chặt và buộc một đầu bằng dây cước số 10 xong thả xuống vị trí đã dọn sạch

Cá chép sẽ đánh hơi, trong vòng 48 tiếng đồng hồ nó sẽ vào khu vực có mồi nhữ, bạn hãy kiên nhẫn đừng số ruột vì lúc đó nhìn tăm cá mà thèm…….sùng sục như cơm sôi vậy, hãy thả mồi, đừng tham câu bằng lưỡi lục hoặc thẻo nhiều lưỡi, không hiệu quả bằng 01 lưỡi đơn (nếu đóng trượt thì lâu lắm mới lại ăn mồi, cá tự nhiên khôn hơn lục nhiều)

Phao nháy 02 vòng, dọng thẳng thì thảy cần tức là cá bắt đầu rủ bạn bơi cùng rồi đó

Trang 10

– Khu xoáy hõm cạnh bên của cửa cống xả nước ra khỏi hồ

– Khu vực cửa cống lấy nước vào hồ(xem hình minh họa để biết thêm chi tiết)

– Khu vực cỏ nước mọc gần cửa cống lấy nước vào hồ mới được dọn sạch cũng là điểm câu rất hay

Thời gian câu hiệu quả tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối

Cuối thu đầu đông

Điểm câu hay nhất ở các hồ vào mùa này là điểm sâu nhất của hồ nơi có nhiệt độ nước ấm hơn các khu vực khác

1.Rửa sạch cá chạch, đem ướp với gia vị ướp khoảng 30 phút

2.Đun sôi cháo, cho cá chạch vào, nấu cho đến khi cá chín thì nêm gia vị vào rồi dùng.Comments Offon Cháo Cá Chạch

Chuyện này ở quê thì tỏ ra khá đơn giản nhưng đối với dân thị thành thì đôi khi phải tham gia vào một tour du lịch nào đó thì mới có được cảm giác làm nông dân tát đìa cá Mùa

Trang 11

tháng năm, tháng sáu này là dịp cá chạch đẻ nên con nào con nấy mập núng, trứng chứa chật bụng…

Cá chạch làm món kho tộ thì đã hảo hạng nhưng lúc nóng nảy trong người hoặc cần tốc hành hơn thì nấu canh lá gừng là… mau thấy nhất Cá chạch làm ruột sơ, rửa sạch, cho vào nồi nước lã nấu canh vừa với lượng cá-lượng người ăn, khoảng mười lăm phút là cá chín, một nắm lá gừng tươi non xắt nhỏ bỏ vào, ai ăn cay thì thêm mấy lát ớt tươi và tí tiêu bột Nếu có nước mắm ngon nêm nếm thì cũng chả cần bột ngọt làm gì… Thế là xong một

tô canh cá chạch nấu lá gừng bốc khói vang lừng!

Một tô canh vừa ra khỏi bếp, một nồi cơm vừa chín, ăn nóng mới ngon, cho người giải nhiệt Cái ngọt dịu dàng, ngon ngót, dai dai của cá hoà hương vị lá gừng nồng đượm trong toàn thể cuống họng, cứ thế mà chan mà húp… Cái kiểu ăn độc món này của người nhà quê xứ Trung mới hợp thời, hợp cảnh làm sao, bởi chẳng có món nào khác làm khẩu vị người ăn bị… phân tán! Chỉ vậy thôi mà ta chợt cảm khái: “Cá ơi là cá, canh ơi là canh, cơm ơi là cơm…!”

• Cách giật & dòng cá khi dính Lục

Chúa Trời chia đám cần thủ chúng ta thành 3 loại: Loại đi câu để mà đithế thôi, loại thứ hai là vì con cá, còn loại cuối cùng là những người tò mò muốn khám phá những bí mật làm thế nào bắt được con cá (có khi bắt xong lại thả ra) Ai đi câu mà chả mong đạt đến cái ngưỡng “nhìn thấy tăm hay cái xoáy nước mà biết được con cá gì và cách bắt nó lên như thế nào” Là mong thế chứ đạt tới ngưỡng thì không phải dễ Trong đời, tôi mới gặp

có vài người cự phách như thế Chuyện tôi kể hầu các bạn dưới đây cũng là góp nhặt từ những câu chuyện chỉ hé lộ ra lúc trà dư tửu hậu của những con người ấy Chắc chắn là không đầy đủ, nhưng như thế lại hay vì còn chỗ cho đầu óc ta bay bổng, tưởng tượng và sáng tạo thêm Nào, chúng ta bắt đầu nhé

MỒI NHỬ

Ngày đăng: 04/09/2016, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w