Sinh viên có điều kiện quan sát mô hình một cách trực quan, dễ cảm nhận được hình dạng và vị trí các chi tiết lắp đặt trên hệ thống điều khiển động cơ hảng Nissan Altima -53J Giúp sinh v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG
HỆ THỐNG ĐÁNH PAN - QUY TRÌNH
CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
NISSAN DÙNG CẢM BIẾN QUANG
MÃ SỐ: T2009 - 24
Tp Hồ Chí Minh, 2010
S 0 9
S KC 0 0 2 6 0 0
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
-
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
HỆ THỐNG ĐÁNH PAN-QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
NISSAN DÙNG CẢM BIẾN QUANG
MÃ SỐ: T2009-24
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KỸ THUẬT
NGƯỜI CHỦ TRÌ : ThS PHAN NGUYỄN QUÍ TÂM
TP HỒ CHÍ MINH – 01/2010
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu 2
I Tính cấp thiết của đề tài 4
II Mục tiêu của đề tài 4
III Cách tiếp cận đề tài 5
IV Phương pháp nghiên cứu 5
V Phạm vi nghiên cứu 5
VI Nội dung nghiên cứu 5
VI.1 Quy trình thực hiện đề tài 5
VI.2 Khái quát hệ thống điều khiển động cơ Nissan 6
VI.3 Ý tưởng chế tạo mô hình 7
VI.4 Thi công, chế tạo mô hình 7
VI.5 Đặc điểm hệ thống điều khiển động cơ Nissan Altima - 53J 10
VI.5.1 Các tín hiệu đầu vào 10
VI.5.2 Các tín hiệu điều khiển đầu ra 14
VI.5.3 Hệ thống đơn nguyên thực hành 20
VII Kết quả nghiên cứu 60
VII.1 Tính khoa học 61
VII.2 Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tiễn 61
VII.3 Hiệu quả kinh tế, xã hội 61
VIII Kết luận và đề nghị 62
VIII.1 Kết luận 62
VIII.2Đề nghị 62
Tài liệu tham khảo 63
Trang 4TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Hệ thống đánh Pan-qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ
Nissan dùng cảm biến quang
Mã số: T2009-24
Chủ nhiệm đề tài: ThS Phan Nguyễn Quí Tâm
Đơn vị: Bộ môn Động Cơ, khoa cơ Khí Động Lực, ĐHSPKT TP.HCM
Tel: 0909690124
E-mail: quitamckd@yahoo.com
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
Thời gian thực hiện: 20/04/2009 đến 20/02/2010
1 Mục tiêu:
Thiết kế hệ thống đánh Pan, thiết kế, thực hiện qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ Nissan dùng cảm biến quang
2 Nội dung chính:
Thiết kế, chế tạo mô hình động cơ phun xăng Nissan Altima -53J
Nghiên cứu về hệ thống điện điều khiển động cơ phun xăng Nissan Altima – 53J Thiết kế hệ thống đánh Pan-qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ thông qua các đơn nguyên thực hành
1 Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
Chế tạo mô hình động cơ phun xăng Nissan Altima -53J
Hệ thống đánh Pan-qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ thông qua các đơn nguyên thực hành
2 Điểm mới:
Người nghiên cứu thiết kế đã thiết kế và chế tạo một mô hình đa năng vừa trực quan, thẩm mĩ, vừa an toàn, dễ thao tác, tiện lợi, dễ di chuyển
Hệ thống các Pan giúp người học tự gặp trở ngại trên hệ thống điện điều khiển và
tự tìm ra nguyên nhân hư hỏng qua đó nâng cao tư duy sáng tạo của sinh viên
Trang 55 Địa chỉ ứng dụng:
Các xưởng giảng dạy thực hành tại các trường đại học, cao đẳng nghề, THCN, các trường dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của các sinh viên học sinh ngành ôtô
Các cơ sở đào tạo nhân lực tại chổ của các công ty, xí nghiệp dịch vụ sửa chữa ôtô
Trang 6I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Các hảng xe trên thế giới thiết kế hệ thống điều khiển động cơ với rất nhiều kiểu khác nhau như: hệ thống điều khiển động cơ dùng cảm biến từ, hệ thống điều khiển động
cơ dùng cảm biến Hall, hệ thống điều khiển động cơ dùng cảm biến quang….Mỗi hệ thống đều có nhiều ưu điểm vượt trội
Hệ thống điều khiển động cơ dùng cảm biến quang dùng trên rất nhiều hảng xe nổi tiếng như: Mitsubishi, Nissan, Huyndai, GM Daewoo…
Việc cung cấp kiến thức cho sinh viên ngành cơ khí ôtô về mỗi hệ thống là điều vô cùng quan trọng
Xuất phát từ nhu cầu thực tế như trên người nghiên quyết định thực hiện đề tài “Hệ thống đánh Pan-qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ Nissan dùng cảm biến quang” với mong muốn tạo ra một sản phẩm có thể áp dụng vào giảng dạy ngay
II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn sinh viên trong quá trình học thực tập động cơ II tại xưởng Động Cơ, khoa Cơ Khí Động Lực
Giúp cho sinh viên ứng dụng ngay bài học lý thuyết vào bài học thực hành
Sinh viên có điều kiện quan sát mô hình một cách trực quan, dễ cảm nhận được hình dạng và vị trí các chi tiết lắp đặt trên hệ thống điều khiển động cơ hảng Nissan Altima -53J
Giúp sinh viên kiểm tra và đo đạc các thông số của hệ thống phun xăng, đánh lửa
và một số hệ thống khác ttrên động cơ Nissan Altima -53J
Trang 7Góp phần hiện đại hóa phương tiện và phương pháp dạy thực hành trong giáo đào tạo
dục-III CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI:
Người nghiên cứu tiếp cận nội dung đề tài thông qua nhu cầu cung cấp kiến thức học tập cho sinh viên ngành cơ khí ôtô, thông qua các mô hình mẫu đã có tại xưởng và các mô hình được ưa chuộng từ các công ty chuyên cung cấp thiết bị đồ dùng dạy học Thông qua các yếu tố sư phạm và khoa học trong giảng dạy nhằm đảm bảo hiệu quả trao đổi kiến thức là hiệu quả nhất
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để hoàn thành nội dung đề tài, người nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Trong đó đặc biệt là phương pháp tham khảo tài liệu, thu thập các thông tin liên quan, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các mô hình giảng dạy hiện
có, nghiên cứu các mô hình giảng dạy hiện có trên thị trường… từ đó tìm ra những ý tưởng mới để hình thành đề cương của đề tài, cũng như cách thiết kế mô hình Song song với nó, chúng tôi còn kết hợp cả phương pháp quan sát và thực nghiệm để hoàn thành hệ thống đánh Pan-qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ dùng cảm biến quang một cách hiệu quả
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Thiết kế, chế tạo mô hình động cơ phun xăng Nissan Altima -53J
Nghiên cứu về hệ thống điện điều khiển động cơ phun xăng Nissan Altima – 53J
Thiết kế hệ thống đánh Pan-qui trình chẩn đoán hệ thống điều khiển động cơ thông qua các đơn nguyên thực hành
VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
V 1 Quy trình thực hiện đề tài:
Tham khảo tài liệu
Thiết kế khung đỡ động cơ và gá đặt động cơ
Thiết kế khung đỡ các thiết bị tự thiết kế
Thiết kế hệ thống các Pan
Tiến hành đo đạc, kiểm tra, thu thập các thông số
Thi công mạch điện điều khiển động cơ
Nghiệm thu các thông số kiểm tra
Thiết kế các bài giảng cho mô hình
Trang 8 Viết báo cáo
VI.2 Khái quát hệ thống điện điều khiển động cơ Nissan
Hệ thống điện điều khiển động cơ Nissan Altima 53J bao gồm: các cảm biến: vị trí bướm ga loại tuyến tính, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến kích nổ, cảm biến đo gió loại dây nhiệt, cảm biến vị trí piston, cảm biến tốc độ trục cam
Các cảm biến được bố trí xung quanh để xác định tình trạng làm việc của động cơ Tín hiệu từ các cảm biến được ECU tiếp nhận và nó sẽ tính toán để điều khiển các bộ tác động như hệ thống phun nhiên liệu, hệ thống đánh lửa điện tử, hệ thống điều khiển cầm chừng và chẩn đoán hoạt động sao cho động cơ làm việc là tối ưu nhất
Hệ thống điều khiển động cơ ở hãng Nissan có tên gọi là ECCS (Electronic Computer Control System)
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển lập trình cho động cơ
Trang 9VI.3 Ý tưởng thực hiện đề tài
Trên cơ sở nắm vững lý thuyết hoạt động hệ thống điện điều khiển động cơ Nissan dùng cảm biến quang trên động cơ 53J, người nghiên cứu thiết kế một mô hình đa năng vừa trực quan, thẩm mĩ, vừa an toàn, dễ thao tác, tiện lợi, dễ di chuyển
Hệ thống các Pan giúp người học tự gặp trở ngại trên hệ thống điện điều khiển và
tự tìm ra nguyên nhân hư hỏng qua đó nâng cao tư duy sáng tạo của sinh viên
Đề tài thực hiện trên mô hình gồm 4 phần chính:
1 Phần khung
2 Phần sa bàn
3 Phần động cơ
4 Công tắc tạo Pan
VI.4 Thi công, chế tạo mô hình
Một số hình ảnh của mô hình sau khi hoàn thành:
Hình 2: Mô hình sau khi thi công
Trang 10Hình 3: Mô hình nhìn từ trên xuống
Hình 4: Các chi tiết bên trong thùng phụ
Phần khung để gá đặt các chi tiết như: động cơ, sa bàn, thùng nhiên liệu, két nước, bàn đạp ga, khóa điện Phần khung được chế tạo đúng theo kích thước nhờ vậy bố trí động cơ dễ dàng và di chuyển tiện lợi
Phần sa bàn được bố trí hợp lý giúp cho người học trực quan hơn với bảng chân giắc ECU được mắc song song tương ứng với các chân trong các giắc ECU giúp cho người học có thể dễ dàng, thuận tiện trong việc kiểm tra các thông số như: điện trở, điện
áp, xung điện Việc bố trí hộp cầu chì trực tiếp trên sa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh PAN Giắc chẩn đoán DLC được bố trí ngay trên sa bàn thuận tiện cho việc kết nối với máy chẩn đoán cầm tay Táplô được bố trí ngay trung tâm của sa bàn, giúp cho người học dễ dàng quan sát được các tín hiệu hoạt động của đèn báo cũng như đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe
Trang 11Mô hình tích hợp nhiều hệ thống như:
1 ECU
2 Táp-lô bao gồm các đồng hồ và các đèn báo
3 Giắc chẩn đoán DLC
4 Hộp cầu chì bao gồm các cầu chì và rơle
5 Bảng chân giắc ECU
6 Công tắc tạo Pan
Phần động cơ 53J trên xe Nissan Altima được thiết kế nhỏ gọn có dung tích 2.2l với hệ thống điều khiển phun xăng đa điểm kết hợp với hệ thống đánh lửa điện tử dùng cảm biến quang Trên động cơ gồm có:
Cảm biến đo gió kiểu dây nhiệt
Cảm biến vị trí cánh bướm ga
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Trang 12Ngoài ra trên mô hinh động cơ còn có các bộ phận khác như: bộ phận truyền đai, các mô-tơ truyền động, các đường ống nhiên liệu, đường ống nước làm mát…
VI.5 Đặc điểm hệ thống điện điều khiển động cơ Nissan Sentra - 53J
VI.5 1 Các tín hiệu đầu vào
VI.5 1.1 Tín hiệu nhiệt độ nước
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát phát hiện tình trạng nhiệt độ động cơ một cách gián tiếp Cảm biến này gồm có một nhiệt điện trở âm bên trong Tín hiệu nhiệt độ nước được đưa vào cực THW của ECU động cơ
Hình 5: Vị trí và đường đặc tính cảm biến nhiệt độ nước
VI.5 1.2 Tín hiệu khối lượng khí nạp
Cảm biến khối lượng khí nạp (loại dây nhiệt) đặt trên đường di chuyển của không khí và mạch điện tử Cảm biến gồm có một nhiệt điện trở, dây sấy bằng Platin và bộ vi mạch xác định chính xác khối lượng không khí đi vào xy lanh Tín hiệu khối lượng không khí nạp được đưa vào cực VG của ECU động cơ
Hình 6: Vị trí và đường đặc tính cảm biến khối lượng khí nạp
Trang 13VI.5 1.3 Tín hiệu số vòng quay động cơ và vị trí piston
Cảm biến vị trí piston hay còn gọi là tín hiệu G và cảm biến số vòng quay động cơ hay còn gọi là tín hiệu Ne cùng lắp trong bộ chia điện Cả hai là cảm biến dạng quang học và được dẫn động bởi trục cam
Hình 7: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cảm biến dạng quang học
Bộ quang học gồm 2 led bố trí ở trên đĩa và hai diode quang được bố trí ở bên dưới đĩa tương ứng với các rãnh trong và ngoài trên đĩa Khi có điện nguồn cung cấp, các led sáng Khi chuyển động các rãnh trên đĩa sẽ chắn sáng hoặc cho ánh sáng qua đĩa đến các diode quang
Hình 8: Sơ đồ mạch điện tử của cảm biến dạng quang
Trang 14Từ nguyên lý hoạt động của cảm biến quang các nhà nghiên cứu đã chế tạo một cảm biến bao gồm 3 đầu dây: một đầu dây dương (Vcc), một đầu tín hiệu (Vout) và một đầu mass Khi đĩa chắn ánh sáng từ LED qua photo diode D2, D2 không dẫn, điện áp tại ngõ vào (+) sẽ thấp hơn điện áp so sánh Us ở ngõ vào (-) trên Op-am A nên ngõ ra của Op-am A không có tín hiệu làm transitor T ngắ t, tức (Vout) đang ở mức cao
Khi có ánh sáng chiếu vào D2 D2 dẫn điện, điện áp tại ngõ vào (+) sẽ lớn hơn điện
áp so sánh Us ở ngõ vào (-) trên Op-am A nên ngõ ra của Op-am A ở mức cao làm transitor T dẫn, (Vout) lập tức chuyển sang mức thấp Đây chính là thời điểm đánh lửa Xung điện áp (Vout) sẽ là xung vuông gửi đến ECU thông qua chân G Từ đó ECU phát
ra tín hiệu IGT đến Igniter để điều khiển Transitor công suất
Tương tự như vậy, người chế tạo thiết kế một đĩa có 360 rãnh bên ngoài tạo nên tín hiệu Ne và bên trong đĩa có 4 rãnh tạo nên tín hiệu G Trong có có một rảnh lớn hơn 3 rãnh còn lại nhằm nhận dạng vị trí piston số 1 Như vậy trong một chu kỳ động cơ sẽ có
360 xung vuông cho tín hiệu Ne và 4 xung vuông tín hiệu G
Tín hiệu G dùng để xác định thời điểm phun nhiên liệu và thời điểm đánh lửa so với điểm chất trên cuối kì nén Tín hiệu Ne dùng để xác định số vòng quay của trục khuỷu, tín hiệu Ne kết hợp với cảm biến lưu lượng không khí nạp để ECU điều khiển lượng phun cơ bản và góc đánh lửa cơ bản
Tín hiệu số vòng quay động cơ và vị trí piston được đưa vào cực Ne và G của ECU động cơ
Hình 9: Vị trí và dạng xung cảm biến G và Ne
Trang 15VI.5 1.4 Tín hiệu vị trí cánh bướm ga
Cảm biến bao gồm một con trượt, một điện trở và các tiếp điểm cho tín hiệu VTA được cung cấp tại các đầu của mỗi tiếp điểm Một điện áp không đổi 5V được cấp cho cực VC từ ECU động cơ Khi tiếp điểm trượt dọc theo điện trở tương ứng với góc mở bướm ga thì làm cho điện trở thay đổi dẫn đến điện áp ra thay đổi theo Điện áp này được đưa đến chân VTA của ECU động cơ
Hình 10: Vị trí và đường đặc tính cảm biến vị trí cánh bướm ga
VI.5 1.5 Tín hiệu kích nổ
Cảm biến này bao gồm một phần tử áp điện, nó sẽ tạo ra điện áp khi áp suất hoặc sự rung động tác động lên chúng Phần tử điện áp cảm biến kích nổ có tần số hoạt động hòa hợp với tần số kích nổ động cơ Điện áp ra từ cảm biến cao nhất là vào thời điểm bị kích
nổ và tín hiệu này được gởi về ECU Nhờ tín hiệu này mà ECU nhận biết được kích nổ
và điều chỉnh góc đánh lửa cho đến khi không còn kích nổ Điện áp này được đưa đến chân KNK của ECU động cơ
Hình 11: Vị trí và đường đặc tính cảm biến kích nổ
VI.5 1.6 Hệ thống tín hiệu điện áp accu
Trang 16Điện áp thường xuyên được cấp đến cực BATT ECU động cơ để nuôi bộ nhớ Điện
áp để cho ECU động cơ hoạt động được cấp đến cực +B của ECU động cơ qua rơle ECM được điều khiển từ ECU động cơ khi khóa điện bật ON
Hình 12: Sơ đồ mạch cấp nguồn cho ECU động cơ VI.5 2 Tín hiệu điều khiển đầu ra
VI.5 2.1 Hệ thống điều khiển phun nhiên liệu EFI (Electronic Fuel Injection)
Hệ thống EFI theo dõi tình trạng của động cơ thông qua các tín hiệu được gửi đến
từ các cảm biến Điện áp accu được cấp trực tiếp đến các kim phun qua khóa điện Khi có tín hiệu G, NE gửi đến thì ECU điều khiển transistor (Tr1, Tr2, Tr3, Tr4) trong ECU bật, dòng điện chạy từ cực #10 (#20, #30, #40) đến E01 (E02, E03, E04) về mass Khi đó có dòng chạy qua kim phun, kim phun hoạt động và nhiên liệu được phun ra
Lượng phun nhiên liệu được xác định dựa trên các dữ liệu này và chương trình được lưu trữ trong ECU động cơ để kích hoạt các kim phun Hệ thống EFI điều khiển hoạt động phun nhiên liệu thực hiện bằng ECU động cơ theo tình trạng lái xe
Trang 17Hình 13: Vị trí và sơ đồ mạch điều khiển kim phun
VI.5 2.2 Hệ thống điều khiển đánh lửa điện tử ESA (Electronic Spark Advance)
Hệ thống ESA theo dõi tình trạng hoạt động của động cơ thông qua các tín hiệu được gửi đến từ các cảm biến Góc đánh lửa tối ưu được xác định dựa trên các dữ liệu này và dữ liệu lưu trữ trong ECU động cơ điều khiển tín hiệu phát ra đến cực IGT Tín hiệu này điều khiển IC đánh lửa để tạo ra thời điểm đánh lửa tốt nhất theo các chế độ lái
xe
Trang 18Hình 14: Vị trí và sơ đồ mạch điều khiển đánh lửa điện tử
VI.5 2.3 Hệ thống điều khiển tốc độ cầm chừng ISC (Idle Speed Control))
Hệ thống ISC tăng số vòng quay và tạo ra sự ổn định không tải cho chế độ không tải nhanh khi động cơ còn nguội và khi tốc không tải bị giảm xuống do tải điện v.v… ECU động cơ đánh giá tín hiệu từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào) và dòng điện được phát
ra để điều khiển van ISC
Hệ thống ISC trên động cơ gồm 03 bộ
AIV (Air Idle Valve): điều khiển cầm chừng theo nhiệt độ nước làm mát
AAC: Điều khiển cầm chừng theo phụ tải
Thanh lưỡng kim nhiệt: Điều khiển cầm chừng nhanh theo nhiệt độ động cơ
Hình 15: Vị trí của 03 loại van ISC
Ngoài ra khi có hư hỏng hệ thống tín hiệu của ECU động cơ, hệ thống chẩn đoán xác nhận các hư hỏng và ghi trong bộ nhớ Vị trí hư hỏng có thể được tìm thấy sau đó bằng cách hiển thị mã lỗi qua đèn báo hỏng động cơ Một hệ thống dự phòng sẽ sử dụng các dữ liệu trong bộ nhớ để hệ thống tiếp tục hoạt động hoặc dừng hẳn nếu gặp nguy hiểm
Trang 19VI.5 3 Công tắc tạo Pan
Sử dụng công tắc tạo Pan như hình để tạo Pan các tín hiệu sau: tín hiệu đánh lửa, tín hiệu kim phu 4, nguồn ECM, tín hiệu vị trí trục cam, tín hiệu vị trí trục khuỷu, tín hiệu vị trí bướm ga, tín hiệu bộ đo gió
Hình 16: Công tắc tạo Pan Bảng hoạt động của công tắc tạo pan
Trang 20Hình 16: Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ Nissan Altima 53J
Trang 21Vị trí Kí hiệu Tên gọi
THW
FC VCC
VG IGT
G
NE - NE+
E1
E2 KNK
Tín hiệu phun máy 1 Tín hiệu phun máy 2 Tín hiệu phun máy 3 Tín hiệu phun máy 4 Dương thường trực của ECU Dương cung cấp cho ECU sau rơle chính Tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát Tín hiệu điều khiển bơm xăng
Điện áp 5V cung cấp cho các cảm biến Tín hiệu điện áp của bộ đo gió
Tín hiệu đánh lửa Tín hiệu báo vị trí xi lanh Mass của tín hiệu vị trí xi lanh và tốc độ động cơ Tín hiệu tốc độ động cơ
Mass của ECU
Mass của các cảm biến Tín hiệu cảm biến kích nổ
Trang 22VI.6 Hệ thống các đơn nguyên thực hành
Với mỗi đơn nguyên được phân bố hợp lý và trình bày rõ ràng giúp cho người học có thể tiếp thu nhanh chóng và thuận tiện trong việc thực hành
Tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga Tín hiệu điều khiển quạt làm mát động cơ Tín hiệu báo bật công tắt IG
Tín hiệu điều khiển relay EFI Tín hiệu tốc độ động cơ
1 Mạch cấp nguồn - Mạch VC - Mạch nối đất NISSAN001
7 Bơm nhiên liệu và mạch điều khiển bơm NISSAN007
8 Kiểm tra áp suất hệ thống nhiên liệu NISSAN008
11 Qui trình chẩn đoán theo hệ thống tự chẩn đoán NISSAN012
Trang 23VI.6 1 Hệ thống các dụng cụ cần sử dụng kèm theo các đơn nguyên thực hành
Nguồn điện Accu 12V
Dây điện có đầu nối
Đồng hồ VOM
Đồng hồ đo áp lực nhiên liệu
Máy đo dạng sóng
Điện trở 1K, LED
VI.6 2 Một số lưu ý an toàn khi thực hiện các đơn nguyên thực hành
Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu
Phải tắt công tắc máy trước khi tháo lắp các bộ phận
Sử dụng đồng hồ VOM, máy đo chuyên dùng đúng ở thang cần đo
Luôn để bình cứu hỏa bên cạnh khi thao tác với mô hình
Trang 24ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP MÃ SỐ MẠCH CẤP NGUỒN – MẠCH VC – MẠCH NỐI ĐẤT NISSAN001
A MỤC TIÊU
Vẽ được sơ đồ mạch cấp nguồn, mạch VC
Trình bày được nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch cấp nguồn, mạch VC
Thực hiện được các thao tác kiểm tra các chi tiết trong mạch cấp nguồn, mạch VC
Trang 25Khi contact ON, điện từ accu cung cấp đến cực IGSW của ECU động cơ, nhịp mát cho chân MREL làm cho relay chính đóng và điện nguồn sẽ được cung cấp cho ECU ở cực B+
Điện áp Accu luôn cấp đến cực BATT của ECU động cơ để tránh cho các mã chẩn đoán
và các dữ liệu khác lưu trong bộ nhớ ECU khỏi bị xóa khi khóa điện tắt
2 Mạch VC
Từ điện áp Accu cung cấp cho cực +B, ECU động cơ dùng mạch ổn áp tạo ra một điện
áp không đổi 5V cấp nguồn cho bộ vi xử lý cũng như các cảm biến
Hình 1.2 Mạch VC
3 Mạch nối đất
ECU động cơ có 3 loại nối đất cơ bản như sau:
Cực E1, nối đất ECU động cơ
Cực E2, nối đất các cảm biến
Cực E01, E02…nối đất cơ cấu chấp hành, mạch dẫn động kim phun, van ISC
Trang 26Hinh 1.3 Mạch nối đất
II KIỂM TRA
1 Mạch cấp nguồn
Kiểm tra mạch nối đất
Dùng ohm kế kiểm tra sự thông mạch của cực E1 và mass
1.2 Kiểm tra khóa điện
Dùng ohm kế kiểm tra sự thông mạch của các cực của khóa điện
1.3 Kiểm tra relay chính
Hinh 1.4 Vị trí và cấu tạo relay chính
Trang 27 Tháo relay chính ra khỏi động cơ
Dùng VOM đo điện trở 2 đầu các cực
2 cực nào có điện trở là 2 đầu cuộn dây (1,2)
2 cực còn lại là 2 đầu tiếp điểm (3,4)
Cấp điện cho cực (1,2)
Dùng VOM xác định sự thông mạch của cực (3,4)
1.4 Kiểm tra điện áp cấp cho ECU động cơ
Trang 28Hình 1.6 Kiểm tra điện áp cực VC và E1
III CÂU HỎI
1 Phương pháp kiểm tra rơle chính?
2 Phương pháp kiểm tra công tắc máy?
3 Trình bày nguyên lý hoạt động mạch cấp nguồn loại ECU điều khiển rơle chính?
Trang 29ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP MÃ SỐ
A MỤC TIÊU
Trình bày được cấu tạo, chức năng của cảm biến
Giải thích được nguyên lý hoạt động của cảm biến
Thực hiện được các thao tác kiểm tra khả năng hoạt động của cảm biến
B NỘI DUNG
I LÝ THUYẾT
1 Chức năng
- Tín hiệu G dùng để xác định thời điểm phun nhiên liệu và thời điểm đánh lửa so với
điểmchết trên cuối kì nén
- Tín hiệu Ne dùng để xác định số vòng quay của trục khuỷu, tín hiệu này kết hợp với
cảm biến lưu lượng không khí nạp để điều chịnh lượng phun cơ bản và góc đánh lửa cơ bản
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.1 Cấu tạo
Gồm một đĩa nhôm mỏng , một bộ cảm biến được bố trí trong delco và được dẫn động bởi trục cam
Hình 2.1 Hình dáng đĩa nhôm mỏng
Trang 302.2 Nguyên lý hoạt động
- Bộ quang học gồm 2 led bố trí ở trên đĩa và hai diode quang được bố trí ở bên dưới đĩa tương ứng với các rãnh trong và ngoài trên đĩa Khi có điện nguồn cung cấp, các led sáng Khi chuyển động các rãnh trên đĩa sẽ chắn sáng hoặc cho ánh sáng qua đĩa đến các diode quang
II KIỂM TRA
1 Vi trí
Được bố trí trong delco và được dẫn động bởi trục cam
Hình 2.2 Delco
2 Quy trình kiểm tra
2.1 Kiểm tra tín hiệu G –NE bằng máy đo xung
Tháo đầu nối điện đến cảm biến quang
Xoay contact máy On Kiểm tra điện áp nguồn cung cấp : 12V
Kiểm tra sự liên tục gữa cực 4 và mát :0
Kiểm tra điện áp từ ECU đến cực G, Ne: 5V
Lắp giắc nối điện : khởi động và kiểm tra xung tín hiệu G và Ne
Hình 2.3 Kiểm tra điện áp cung cấp cho cực G và Ne
Trang 31Hình 2.3 Dạng xung cảm biến Ne và G
2.2 Kiểm tra tín hiệu G và Ne bằng led
Mắc mạch như hình vẽ
Quay trục delco xem xét tín hiệu đèn Led
Nếu đèn Led sang tắt tương ứng với chu kì của Ne và G thì cảm biến còn tốt
Hình 2.4 Kiểm tra cảm biến G –Ne bằng Led
Trang 32ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP MÃ SỐ
A MỤC TIÊU
Trình bày được cấu tạo, chức năng của cảm biến
Giải thích được nguyên lý hoạt động của cảm biến
Thực hiện được các thao tác kiểm tra khả năng hoạt động của cảm biến
B NỘI DUNG
I LÝ THUYẾT
1 Chức năng
Cảm biến vị trí bướm ga xác định góc mở bướm ga
2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Cảm biến bao gồm một con trượt, một điện trở và các tiếp điểm cho tín hiệu VTA được cung cấp tại các đầu của mỗi tiếp điểm
Một điện áp không đổi 5V được cấp cho cực VC từ ECU động cơ Khi tiếp điểm trượt dọc theo điện trở tương ứng với góc mở bướm ga thì làm cho điện trở thay đổi dẫn đến điện áp ra thay đổi theo Điện áp này được đưa đến chân VTA của ECU động cơ
Hình 3.1:Cấu tạo cảm biến vị trí cánh bướm ga
Trang 33II KIỂM TRA
2.2 Kiểm tra khi chƣa bật khóa
Tắt khóa điện OFF
Tháo giắc nối cảm biến vị trí bướm ga
Xoay trục cảm biến, đồng thời dùng Ohm kế kiểm tra điện trở cảm biến