BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỌ Ô RÔ ACANTHACEAE CỦ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỌ Ô RÔ ( ACANTHACEAE) CỦA CÂY XUÂN HOA ĐỎ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill
var.atropurpureum (Bull.) Fosb
MÃ SỐ: T2010 - 70
S 0 9
S KC 0 0 2 9 2 6
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỌ Ô RÔ
(ACANTHACEAE) CỦA CÂY XUÂN HOA ĐỎ,
Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill var atropurpureum
(Bull.) Fosb
MÃ SỐ: T2010-70
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : VÕ THỊ NGÀ
TP HỒ CHÍ MINH – 2/2011
Trang 3Mục lục
Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp trường
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về chi Pseuderanthemum 2
1.2 Những nghiên cứu về hóa học 2
1.2.1 Loài Eranthemum pulchellum 2
1.2.2 Loài Pseuderanthemum carruthersii atropurpureum 3
1.2.3 Loài Pseuderanthemum latifolim 3
1.2.4 Loài Pseuderanthemum palatiferum 3
1.3 Hóa học họ Ô rô (Acanthaceae) 4
1.4 Đặc điểm của nhóm hợp chất iridoid 4
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1 Hóa chất và dụng cụ 9
2.2 Thu hái và xử lý nguyên liệu 9
2.3 Tách chiết cao metanol-nước 9
2.4 Tách phân đoạn và cô lập hợp chất 10
2.4.1 Tách phân đoạn cao metanol-nước 10
2.4.2 Cô lập hợp chất XHD20 và XHD21 10
2.4.3 Cô lập hợp chất XHD14 10
2.5 Xác định cấu trúc hợp chất 12
2.5.1 Hợp chất XHD20 12
2.5.2 Hợp chất XHD21 13
2.5.3 Hợp chất XHD14 15
PHẦN 3: KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỌ Ô RÔ
(ACANTHACEAE) CỦA CÂY XUÂN HOA ĐỎ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill var atropurpureum (Bull.) Fosb., HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE)
Mã số: T2010-70
Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Ngà Tel.: 0903335351
E-mail: vtnga1975@yahoo.com.vn
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM
Thời gian thực hiện: tháng 6/2010- tháng 2/2011
1 Mục tiêu:
Nghiên cứu cô lập các hợp chất iridoid từ cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum
carruthersii (Seem.) Guill var atropurpureum (Bull.) Fosb., Họ Ô Rô
(Acanthaceae)
Cụ thể là :
Trích ly và cô lập các hợp chất iridoid
Sử dụng các phương pháp hóa lý như phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton, 13C, DEPT, COSY, HMBC, HSQC, khối phổ và một số phương pháp hóa lý khác
để xác định cấu trúc các hợp chất trích ly và cô lập được
2 Nội dung chính:
Tách chiết cao metanol-nước
Tách phân đoạn cao metanol-nước
Cơ lập các hợp chất
Đo các phổ nghiệm trên các hợp chất cơ lập được
Giải đốn cấu trúc các hợp chất cơ lập được
3 Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
Cơ lập được ba hợp chất tinh khiết
Trang 5 Thu được dữ liệu phổ nghiệm cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều; và khối phổ của các hợp chất này
Hợp chất 5,6–dihydroxyantirrhide lần đầu tiên được tìm thấy trong tự nhiên
Hợp chất linarioside được cô lập lần đầu tiên trong chi Pseuderanthemum
Góp phần khẳng định sự hiện diện của các hợp chất iridoid là điểm đặc trưng cho các cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Chứng minh sự hiện diện của nhóm hợp chất iridoid trong chi Pseuderanthemum
mọc ở Việt Nam
5 Địa chỉ ứng dụng:
Kết quả nghiên cứu được chuyển tải trong bài báo chuyên ngành nhằm cung cấp
những thông tin về thành phần hóa học của chi Pseuderanthemum giúp những
nhà nghiên cứu trên cùng lĩnh vực có những định hướng trong việc nghiên cứu
về hóa học trên những cây cùng chi
Trang 6Gần đây, người dân truyền miệng nhau rằng “cây Hoàn ngọc hay còn gọi là cây
Xuân hoa, Pseuderanthemum palatiferum Nees Radlk., trị bách bệnh” Những tác dụng
về dược lý của cây Xuân hoa trên các bệnh về gan, ung thư, viêm loét, … với những bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm đã cuốn hút chúng tôi tìm hiểu về chi
Pseuderanthemum Sau khi tham khảo các tài liệu liên quan đến các cây thuộc chi Pseuderanthemum chúng tôi nhận thấy chỉ có cây Xuân hoa, Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk., đang được quan tâm nghiên cứu sâu rộng về cả lĩnh vực hóa
học lẫn lĩnh vực dược học, còn các cây khác chưa có tài liệu nào đề cập Chúng tôi chọn
cây Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill var atropurpureum
(Bull.) Fosb để khảo sát vì cây được sử dụng trong dân gian với đặc tính chữa lành vết thương, trị thương đòn tổn, nhưng chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học
Năm 1988, Henrik Fischer W Jensen [12] đã dựa trên những nghiên cứu về hóa học của 40 loài thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) để phân loại hóa học họ này và nhận thấy điểm
đặc trưng của Acanthaceae là có chứa các hợp chất iridoid glucosid
Những nghiên cứu ở nước ngoài trên chi Pseuderanthemum thuộc họ Ô rô
(Acanthaceae) đã được nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc thực hiện trên cây
Pseuderanthemum latifolim [15] và ở Đan Mạch trên cây Eranthemum pulchellum [12] đã
cô lập được hai hợp chất iridoid, lần lượt là antirrhinoside và eranthemoside Tuy nhiên,
những nghiên cứu trong nước trên chi Pseuderanthemum đã được nhiều nhóm nghiên cứu thực hiện trên cây P palatiferum nhưng chưa có công bố nào cho thấy sự hiện diện
của nhóm hợp chất iridoid Chúng tôi mong muốn được nghiên cứu cô lập các hợp chất
iridoid để chứng minh sự hiện diện của nhóm hợp chất này trong chi Pseuderanthemum
mọc ở Việt Nam
Trang 7PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI PSEUDERANTHEMUM
Trên thế giới chi Pseuderanthemum cĩ khoảng 60 lồi, cĩ nhiều loại cây từ lâu
niên đến cây bụi Điểm đặc biệt ở các cây thuộc chi này là lá và hoa cĩ nhiều màu sắc đẹp Cây cần độ ẩm cao Ra hoa vào mùa xuân và hè
Ở Việt Nam, chi Pseuderanthemum cĩ 9 lồi và 2 thứ [2]:
Pseuderanthemum acuminatissimum (Miq.) Kuntze – Xuân hoa nhọn
Pseuderanthemum bracteatum Imlay – Xuân hoa lá-hoa
Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill var atropurpureum (Bull.) Fosb –
Xuân hoa đỏ, Ơ rơ đỏ, Nhớt tím
Pseuderanthemum carruthersii var ovatifolium (Brem.) Brem – Nấp vũm
Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R Ben
Pseuderanthemum eberhardtii R Ben
Pseuderanthemum poilanei R Ben
Pseuderanthemum reticulatum Radlk
Pseuderanthemum tonkinense R Ben
Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.- Xuân hoa, Hồn ngọc, Nhật
nguyệt, Tu lình, cây Con khỉ, Trạc mã, Thần tượng linh, cây Mặt quỷ, La điển, cây Nội đồng
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HĨA HỌC
Đến thời điểm này chỉ cĩ những nghiên cứu về hĩa học trên 4 lồi Eranthemum
pulchellum, P carruthersii atropurpureum, P latifolim và P palatiferum
1.2.1 Loài Eranthemum pulchellum
Năm 1987, Henrik Fischer W Jensen và các cộng sự [12] đã cơ lập được từ cuống
hoa của cây Eranthemum pulchellum một hợp chất iridoid glucosid được đặt tên là
eranthemoside (48) và betaine (29)
Trang 81.2.2 Lồi P carruthersii atropurpureum
Năm 2007, Võ Thị Ngà và cộng sự [6] đã cơ lập từ lá cây Xuân hoa đỏ lá xanh các
hợp chất 1-triacontanol (3), hỗn hợp -sitosterol (7) và stigmasterol (8), hỗn hợp
-sitosterol 3-O--glucopyranosid (10) và stigmasterol 3-O--glucopyranosid (11),
hỗn hợp acid oleanolic (17) và acid ursolic (18), và các hợp chất cĩ chứa nitrogen là indole-3-carboxaldehyd (31), uracil (32), adenine (34) và betaine (29)
1.2.3 Loài Pseuderanthemum latifolim
Năm 2006, Zhu Xiang-dong và các cộng sự [15] đã cơ lập từ phần trên mặt đất của
cây P latifolim (Vahl) B Hansen một số hợp chất sterol bao gồm stigmasterol (8),
stigmasterol 3-O- glucopyranosid (11), sitoindoside I (12) là một dẫn xuất ester của
-sitosterol 3-O- -glucopyranosid (10), một hợp chất iridoid là antirrhinoside (47),
ba flavonoid là 7,4’-dihydroxyflavon (24), 5,4’-dihydroxy-7-metoxyflavon (25) và dihydroxy-3’,4’,7,8-tetrametoxy flavon (26), một hợp chất purin là allantoin (33)
5,6-1.2.4 Loài Pseuderanthemum palatiferum
Năm 2000, Nguyễn Thị Minh Thu và cộng sự [7] đã cơ lập được các hợp chất
phytol (14), -sitosterol (7), hỗn hợp hai đồng phân stigmasterol (8) và poriferasterol (9)
và -sitosterol 3-O--glucopyranosid (10) từ lá cây P palatiferum
Năm 2003, Phan Minh Giang và cộng sự [1] đã cơ lập từ lá khơ cây P palatiferum
hợp chất 1-pentacosanol (2), acid palmitic (5), -sitosterol (7) và stigmasterol (8), hỗn
hợp -sitosterol 3-O--glucopyranosid (10) và stigmasterol 3-O--glucopyranosid
(11), hỗn hợp kaempferol 3-metoxy-7-O- -glucopyranosid (27) và apigenin
7-O--glucopyranosid (28)
Năm 2004, Nguyễn Văn Hùng và cộng sự [3] đã cơ lập từ lá cây P palatiferum các
hợp chất 1-triacontanol (3), hexadecanoat glycerol (4), acid salicylic (6), acid palmitic (5)
Năm 2005, Mai Đình Trị và các cộng sự [8] đã cơ lập được các hợp chất từ lá cây
P palatiferum bao gồm: -amyrin (16) và acid oleanolic (17), -sitosterol (7) và
stigmasterol (8), hỗn hợp -sitosterol -glucopyranosid (10) và stigmasterol
3-O--glucopyranosid (11)
Năm 2007, Trần Kim Thu Liễu [5] đã cơ lập từ lá cây P palatiferum các chất béo
như squalen (15), dotriacontan (1) và phytol (14), acid palmitic (5), -sitosterol (7) và
stigmasterol (8), hỗn hợp -sitosterol glucopyranosid (10) và stigmasterol
3-O--glucopyranosid (11), 24-metylen-cycloartanol (23) và loliolide (13)
Năm 2007, Trần Cơng Khánh và cộng sự [4] đã cơ lập từ rễ cây P palatiferum
được các hợp chất triterpenoid là lupeol (20), lupenone (21), betulin (22) và acid pomolic (19); acid palmitic (5) và một dipeptid là asperglaucide (30)
Trang 91.3 HÓA HỌC HỌ ACANTHACEAE
Năm 1988, Henrik Fischer W Jensen [13] đã dựa trên những nghiên cứu về hóa học của 40 loài thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) để phân loại hóa học họ này Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hai điểm đặc trưng của họ Ô rô (Acanthaceae) như sau:
Có chứa các hợp chất iridoid glucosid Trong số 40 loài được khảo sát thì 14 loài
có chứa iridoid glucosid Trong số 20 iridoid được đánh số từ (35) đến (54) đã được cô
lập từ họ này, có 7 iridoid chỉ hiện diện trong họ này mà chưa từng thấy trong các họ
khác, bao gồm 6-O-acetylshanzhiside metyl ester (40), 6,8-di-O-acetylshanzhiside metyl ester (42), 8(S)-7,8-hydroaucubin (44), eranthemoside (48), hygrophiloside (50), 6-epi-stilbericoside (53) và thunbergioside (54)
Có chứa các hợp chất amin tứ cấp Trong đó betaine (29) là hợp chất tiêu biểu đã
được tìm thấy trong 31/32 loài thuộc họ Acanthaceae khảo sát Kế đến là trigonelline
(55) cũng được tìm thấy trong 14 loài Các acid amin tứ cấp thuộc loại metyl amonium
cũng được tìm thấy trong hầu hết các loài được khảo sát
Tổng kết, những nghiên cứu về thành phần hóa học trên 4 cây cùng chi
Pseuderanthemum ở Việt Nam, Trung Quốc và Đan Mạch sơ bộ cho thấy các hợp chất
có trong các cây này cũng hiện diện trong nhiều cây cỏ khác như squalen (15), phytol (14), 1-triacontanol (3), stigmasterol (8), -sitosterol (7), -amyrin (16), acid oleanolic
(17), acid ursolic (18), -sitosterol glucopyranosid (10), stigmasterol
3-O--glucopyranosid (11),
Đã có hai hợp chất iridoid glucosid là eranthemoside (48) và antirrhinoside (47)
được tìm thấy ở 2 loài Eranthemum pulchellum và P latifolim thuộc chi
Pseuderanthemum Điều này phù hợp với nhận định nhóm iridoid glucosid là điểm đặc
trưng trong sự phân loại hóa học Acanthaceae
Sự có mặt các hợp chất dị nguyên tố nitrogen trong các cây thuộc chi
Pseuderanthemum đặc biệt là các amin tứ cấp như betaine (29), tuy ít thấy trong thực
vật nhưng đã được tìm thấy trong rất nhiều cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước trên chi Pseuderanthemum đã được nhiều nhóm nghiên cứu thực hiện trên cây P palatiferum nhưng chưa có công bố nào cho thấy
sự hiện diện của nhóm hợp chất iridoid Chúng tôi mong muốn được nghiên cứu cô lập các hợp chất iridoid để chứng minh sự hiện diện của nhóm hợp chất này trong chi
Pseuderanthemum mọc ở Việt Nam
1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM HỢP CHẤT IRIDOID
Iridoid là chất chuyển hóa thứ cấp trong nhiều loài động vật và thực vật, chúng được tìm thấy trong nhiều họ thực vật khác nhau phổ biến dưới dạng glycosid Cấu trúc của iridoid là một monoterpenoid dạng cyclopentano [c] pyran, có nguồn gốc từ quá
Trang 10trình sinh tổng hợp trong cơ thể động thực vật và là sản phẩm trung gian trong quá trình tổng hợp thành alkaloid [9]
Cấu trúc với hệ thống vòng cyclopentanopyran với hai vòng có cấu hình cis
(H-5/H-9 ) (1a) là cấu trúc phổ biến nhất, tuy nhiên một vài cấu trúc đối phân cũng tồn tại
trong tự nhiên Cấu trúc mở vòng cyclopentan sẽ tạo thành seco-iridoid (1b), và cấu trúc
mở vòng pyran sẽ tạo thành dẫn xuất của iridoid (1c)
Phân loại hóa-thực vật dựa trên các iridoid cũng rất hữu ích trong việc phân chia
nhiều chi trong nhiều họ thực vật khác nhau như: aucubin (2a) của chi Mã đề (họ Mã
đề - Plantaginaceae), asperulosid (2b) trong chi Sữa đông (Họ Cà phê - Rubiaceae), aucubin và harpagid (2c) trong chi Huyền sâm (Họ Huyền sâm - Scrophulariaceae)
Cấu trúc các khung iridoid cơ bản Các hợp chất iridoid glycosid với khung sườn cyclopentanopyran mang nhiều nhóm hydroxyl và phần đường glucopyranosyl nên rất phân cực Các hợp chất này thường hiện diện trong những phân đoạn có độ phân cực cao như cao metanol, cao metanol-nước hoặc cao nước Các dung môi sử dụng trong sắc ký cột pha thường để tách các hợp chất iridoid thường sử dụng các hệ ba dung môi như cloroform, metanol và nước hoặc etyl acetat, metanol và nước Thuốc thử thường dùng để hiện hình các hợp chất iridoid trong sắc ký lớp mỏng là dung dịch acid sulfuric 30%, hơ nóng bảng sắc ký
ở khoảng 100 oC Với thuốc thử này, các hợp chất iridoid thường cho vết có màu đen như than, hiện rất nhanh khi vừa hơ nóng khoảng 10 giây
Từ những đặc điểm này chúng tôi chọn khảo sát trên cao metanol-nước Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng với thuốc hiện hình là dung dịch acid sulfuric 30% để định hướng tìm các hợp chất iridoid Do khảo sát trên các hợp chất rất phân cực nên sử dụng phương pháp sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha đảo RP-18 với các dung môi metanol:nước, kết hợp phương pháp sắc ký cột pha thường với hệ dung môi giải ly gồm ba dung môi trong đó có nước Từ đó tìm cách cô lập các hợp chất iridoid
O H
H OGlc
1 3 4 5 6 7
8 910
HO
HO
O H
H OGlc O
AcO
O
O HO
OH
H
OGlc
1 3 4 5 6 7
8 910
H O
C
1 3 4 5 6 7
8 910
11
OH H
H C
C
1 3 4 5 6 7
8 910 11
(1a) (1b) (1c) (2a) (2b) (2c)
Trang 12H N
OCOCH3O
O
Asperglaucide (30)
O
N H
O
N H
H N
NH2
Adenine (34)
N COO
OH OH OCH3 OCH3 OCH3 OCH3 5,6-Dihydroxy-3',4',7,8-tetrametoxyflavon (26)
OCH3 OH GlcO OH Kaempferol 3-metoxy-7-O--glucopyranosid (27)
H GlcO OH Apigenin 7-O--glucopyranosid (28)
Trang 13O OGlc
R 1 O
R 1 =R 2=H :Shanzhiside metyl ester (39)
R1=H, R2=Ac : 6-O-Acetylshanzhiside metyl ester (40)
R 1 =Ac, R 2=H : 8-O-Acetylshanzhiside metyl ester (41)
R 1 =R 2=Ac : 6,8-di-O-Acetylshanzhiside metyl ester (42)
O OGlc
R=H : Acid mussaenosidic (35)
R=Me : Mussaenosidic (36)
O OGlc
8-Epiloganin (37)
O OGlc
Gardoside metyl ester (38)
HO
O OGlc
OH
O
O OGlc
COOMe OH
O OGlc
Catalpol (45)
O OH
Eranthemoside (48)
HO HO
O OGlc
R=CH2OH : Isoaucubin (49) R=CHO : Hygrophiloside (50)
OH
R
O OGlc
OH
O
Ipolamiidoside (43)
Teuhircoside (51)
Trang 14PHẦN 2
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1 HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ
2.1.1 Hóa chất và nguyên liệu
- Bột khô lá cây Xuân hoa đỏ;
- Eter dầu hỏa (60 - 90 oC), cloroform, etyl acetat, metanol;
- Silica gel 60 F254 và RP-18 F254 S dùng cho sắc ký bản mỏng;
- Silica gel 60 pha thường (cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm, Merck);
- Silica gel pha đảo RP-18
- Máy đo khối phổ HR-ESI-MS hiệu microOTOF–Q 10187
- Máy đo năng lực triền quang hiệu KRUSS.
2.2 THU HÁI VÀ XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU
Lá cây Xuân hoa đỏ được thu hái tại xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Cây được Tiến sĩ Hoàng Việt, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Tp Hồ Chí Minh xác nhận có tên khoa học là Pseuderanthemum carruthersii (Seem.) Guill var atropurpureum (Bull.) Fosb
Lá cây Xuân hoa đỏ sau khi thu hái về được làm sạch khỏi các lá sâu bệnh, rửa sạch, sấy khô ở 60 - 80 oC
2.3 TÁCH CHIẾT CAO METANOL-NƯỚC
Bột khô lá cây Xuân hoa đỏ (5 kg) được trích kiệt bằng phương pháp ngâm dầm với metanol ở nhiệt độ phòng Dịch trích được cô quay thu hồi dung môi thu được cao trích thô metanol (800 g) Phần cao thô metanol được hòa tan với một lượng nhỏ nước
để tạo dịch sệt, sau đó được loại béo bằng cách trích với eter dầu hỏa rồi đến etyl acetat
Trang 15bằng cách trính lỏng - lỏng Lớp nước được tách thành các phân đoạn có độ phân cực khác nhau bằng cách cho qua cột Diaion HP-20, các dung môi giải ly lần lượt là nước, hỗn hợp metanol:nước (1:1) và metanol Phân đoạn metanol:nước (1:1) được thu hồi dung môi dưới áp suất thấp thu được cao metanol – nước (30 g) Phần cao này tiếp tục được tách phân đoạn và cô lập chất tinh khiết Quy trình tách chiết cao thô được trình bày trong sơ đồ 1
2.4 TÁCH PHÂN ĐOẠN VÀ CÔ LẬP HỢP CHẤT
2.4.1 Tách phân đoạn cao metanol-nước
Cao metanol-nước được tách thành nhiều phân đoạn có độ phân cực khác nhau bằng sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha đảo RP-18, dung môi giải ly là hỗn hợp metanol : nước với độ phân cực giảm dần (từ 8 : 1 đến 2 : 1)
Khối lượng cao metanol-nước nạp đầu cột : 30 g
Đường kính cột : 40 mm
Chiều cao cột silica gel : 20 cm
Khối lượng silica gel pha đảo RP-18: 100 g
Hệ môi giải ly : metanol: nước với độ phân cực giảm dần (từ 1 : 8 đến 1 : 2) Theo dõi cột bằng sắc ký bản mỏng pha thường, hệ dung ly cloroform : metanol : nước (6 : 4 : 1 đến 20 : 6 : 1); sắc ký bản mỏng pha đảo RP-18, hệ dung ly metanol : nước (1 : 1) Hiện hình bằng dung dịch H2SO4 30%, hơ nóng
Hứng mỗi phân đoạn 100 ml Những phân đoạn nhỏ có kết quả sắc ký bản mỏng giống nhau được gộp chung thành phân đoạn lớn Thu được 7 phân đoạn lớn Kết quả được trình bày chi tiết trong Bảng 1
2.4.2 Cô lập hợp chất XHD20 và XHD21
Phân đoạn MH2 (394 mg) được tiếp tục cho qua cột silica gel pha thường với hệ dung ly etyl acetat:metanol:nước (16 : 4 : 1) tách được hai phân đoạn có chứa hai chất chính, được đặt tên là MH2.1 (70 mg) và MH2.2 (56 mg)
Phân đoạn MH2.1 được qua sắc ký cột silica gel pha thường nhiều lần với hệ dung
ly cloroform : metanol : nước (20 : 6 : 1) thu được hợp chất XHD20 (21 mg)
Phân đoạn MH2.2 được tinh chế nhiều lần bằng sắc ký cột silica gel pha thường,
hệ dung ly etyl acetat : metanol : nước (20 : 4 : 1) thu được hợp chất XHD21 (10 mg)
2.4.3 Cô lập hợp chất XHD14
Phân đoạn MH3 (5,33 g) cũng được tiếp tục cho qua cột sắc ký silica gel với hệ dung ly cloroform : metanol : nước (20 : 6 : 1) Sau đó tiếp tục tinh chế nhiều lần bằng sắc ký cột silica gel, hệ dung ly etyl acetat : metanol : nước (24 : 4 : 1) thu được hợp chất XHD14 (327 mg)
Trang 16Sơ đồ 1: Quy trình tách chiết cao thô
Bảng 1: Tổng kết tách phân đoạn cao metanol-nước bằng sắc ký cột silica gel
STT Phân
đoạn Dung ly
Khối lượng cao (mg)
Đặc điểm cao
Kết quả TLC Ghi chú
Cao eter dầu hỏa (160 g) Dịch nước
Cao etyl acetat (17 g) Dịch nước
Cao metanol Cao nước
Trích lỏng – lỏng với eter dầu hỏa
Trích lỏng – lỏng với etyl acetat
Cột Diaion HP-20
Cao metanol-nước (30 g)
Trang 172.5 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HỢP CHẤT
2.5.1 Hợp chất XHD20
Hợp chất XHD20 có dạng gum không màu [D – 62 (c 0,12, MeOH);
Phổ 1H-NMR (CD3OD) được trình bày trong Bảng 2, Phụ lục 1
Phổ 13C-NMR (CD3OD) được trình bày trong Bảng 2, Phụ lục 2
Phổ 13C-NMR kết hợp DEPT (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 3
PhổCOSY (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 4
PhổHSQC (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 5
PhổHMBC (CD3OD) được trình bày trong Bảng 2, Phụ lục 6
PhổNOESY (CD3OD) được trình bày trong Bảng 2, Phụ lục 7
Phổ HR-ESI-MS (+) m/z 385,1072 [M+Na]+ được trình bày trong Phụ lục 8
Phổ 1H-NMR (Bảng 2) có một mũi đôi H 4,70 (d, J=8,0 Hz, H–1’) có tương quan
HMBC với carbon acetal C–1’ tại C 99,7 Từ đó nhận định hợp chất XHD20 có mang phần đường Bằng phổ COSY, bắt đầu từ proton anomer trên lần lượt xác định được các proton còn lại của đường glucopyranoside Kết hợp phổ HSQC đã xác định được các carbon tương ứng với các proton của đường glucopyranoside Phổ HMBC giúp khẳng định phần đường này bằng các tương quan tương ứng phù hợp
Phổ 13C-NMR (Bảng 2) của hợp chất XHD20 cho thấy có 15 tín hiệu Do đó, ngoài 6 tín hiệu thuộc về phần đường –glucopyranosyl, phần aglycon có 9 carbon Với tín hiệu proton ở H 5,42(1H, d, 7,5) tương ứng với carbon acetal ở C 95,2 (C–1), dự đoán hợp chất có khung sườn cyclopentanopyran của một iridoid Sự xuất hiện của hai tín hiệu methine olefin ở C 143,0 (C–3) và C 107,7 (C–4) có thể đề nghị XHD20 có cấu trúc của một iridoid không mang nhóm thế tại C-4 Độ dịch chuyển hóa học của C–
5, C–6, C–7 và C–8 trong vùng C 64–78 đã chứng tỏ các carbon này phải gắn với các nhóm thế có độ âm điện mạnh Trên phổ HMBC cho thấy các tương quan từ H–10 (3H,
1,51, s) đến C–7 (C 66,3), C–8 (C 64,2) và C–9 (C 53,3) chứng tỏ nhóm methyl (C–10) gắn vào C–8
Phổ HR-ESI-MS cho thấy mảnh ion giả phân tử có m/z 385,1072 [M+Na]+
(C15H22O10Na; 385,1111) tương ứng với công thức phân tử của XHD20 là C15H22O10,khối lượng phân tử 362,1213
Dựa trên các kết quả phổ nghiệm cũng như so sánh với tài liệu tham khảo [10,15],
XHD20 được xác định cấu trúc là antirrhinoside Chất này đã từng được cô lập từ cây
Pseuderanthemum latifolim ở Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên được cô lập từ cây
Xuân hoa đỏ, Pseuderanthemum carruthersii atropurpureum, mọc ở Việt Nam
Trang 18Bảng 2: Số liệu phổ nghiệm hợp chất XHD20 và so sánh với antirrhinoside
NOESY ( 1 H 1 H)
(*) mũi chồng chập
2.5.2 Hợp chất XHD21
Hợp chất XHD có dạng gum không màu [D – 93 (c 0.07, MeOH);
Phổ 1H-NMR (CD3OD) được trình bày trong Bảng 3, Phụ lục 9
Phổ 13C-NMR (CD3OD) được trình bày trong Bảng 3, Phụ lục 10
Phổ 13C-NMR kết hợp DEPT (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 11
PhổCOSY (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 12
PhổHSQC (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 13
PhổHMBC (CD3OD) được trình bày trong Bảng 3, Phụ lục 14
PhổNOESY được trình bày trong Bảng 3, Phụ lục 15
Phổ HR-ESI-MS (+) m/z 385,1134 [M+Na]+được trình bày trong Phụ lục 16
O
OH HO
H 3 C O
O HO
1 0
1 '
2 ' 3'
4'
5 '
6 '
1 7
6
8
Trang 19Phổ 13C-NMR của hợp chất XHD21 cho thấy có 15 tín hiệu Trong đó có 6 tín hiệu thuộc về phần đường –glucopyranosyl Phần đường -glucopyranosyl được xác nhận với tín hiệu cộng hưởng của proton anomer tại H 4,59 (d, J=8,0 Hz, H–1’) tương
ứng với carbon acetal C–1’ tại C 99,6, ngoài ra hai mũi đôi đôi tại 3,93 (dd,
J=12,0/1,5Hz, H-6’a) và 3,70 (dd, J=12,0/5,5Hz, H-6’b) tương ứng với C-6’ C 62,8
Sự hiện diện của khung iridoid được xác nhận bằng sự xuất hiện của hai tín hiệu methine olefin ở C 143,8 (C–3) và C 106,8 (C–4) cùng với tín hiệu carbon acetal ở C
96,0 (C–1) Tất cả các tín hiệu proton và carbon được gán phù hợp bằng các phổ nghiệm COSY, HSQC và HMBC NMR Độ dịch chuyển hóa học của C–5, C–6 và C–7 lần lượt là C 69,9, 79,3 và 74,0 đã chứng tỏ các carbon này phải gắn với các nhóm thế
có độ âm điện mạnh Trên phổ HMBC cho thấy các tương quan từ proton metilen olefin
H–10 (1H, 5,37, dd, J=2,5/2,5Hz) và (1H, 5,29, dd, J=2,5/2,5Hz) đến C–8 (C 151,6), C–7 (C 74,0) và C–9 (C 50,6)) chứng tỏ nhóm metilen (C–10) gắn vào C–8
Phổ HR-ESI-MS cho thấy mảnh ion giả phân tử có m/z 385,1134 [M+Na]+
(C15H22O10Na; 385,1111) tương ứng với công thức phân tử của XHD21 là C15H22O10,khối lượng phân tử 362,1213
Phổ 1H-NMR và 13C-NMR của XHD21 tương tự hợp chất 6–hydroxyantirrhide[14] ngoại trừ sự hiện diện của nhóm OH tại vị trí C-5 Cấu hình tuyệt đối của hợp chất XHD21 được xác định dựa vào các tương quan trong phổ NOESY và được trình bày trong hình dưới đây XHD21được xác định là 5,6–dihydroxyantirrhide Đây là hợp chất lần đầu tiên được phát hiện trong tự nhiên
Bảng 3: Số liệu phổ nghiệm hợp chất XHD21 và so sánh với 6-hydroxyantirrhide
NOESY ( 1 H 1 H)
Trang 202.5.3 Hợp chất XHD14
Hợp chất XHD có dạng gum không màu [ D – 94 (c 0,225, MeOH);
Phổ 1H-NMR (CD3OD) được trình bày trong Bảng 4, Phụ lục 17
Phổ 13C-NMR (CD3OD) được trình bày trong Bảng 4, Phụ lục 18
Phổ 13C-NMR kết hợp DEPT (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 19
PhổCOSY (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 20
PhổHSQC (CD3OD) được trình bày trong Phụ lục 21
PhổHMBC (CD3OD) được trình bày trong Bảng 4, Phụ lục 22
PhổNOESY (CD3OD) được trình bày trong Bảng 4, Phụ lục 23
Phổ HR-ESI-MS (+) m/z 421,0884 [M+Na]+ được trình bày trong Phụ lục 24
Trong hợp chất XHD14 có sự hiện diện của nguyên tử Cl, điều này được chứng minh bằng phổ ESI-MS Phổ HR-ESI-MS cho thấy có hai mảnh ion giả phân tử [M(35Cl)+Na]+ với m/z 421,0884 và [M(37Cl)+Na]+ 423,0858 (mảnh đồng vị) với tỷ lệ 3:1 Từ đó xác định công thức phân tử của XHD14 là C15H23O10Cl
Phổ 1H và 13C NMR của XHD14 tương tự như hợp chất XHD20 ngoại trừ các giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-7 và C-8 về vùng từ trường cao chứng tỏ có sự mở vòng epoxy tại C-7 và C-8
Theo Henrik Franzyk[11], người đã điều chế dẫn xuất clorin từ antirrhinoside, nếu nguyên tử Cl gắn vào C–8, thì tín hiệu metyl của C–10 sẽ có độ dịch chuyển hóa học là
H 1,75 nếu nguyên tử Cl gắn vào C–7, thì tín hiệu metyl của C–10 sẽ có độ dịch chuyển hóa học là H 1,20 Trong trường hợp của XHD14 thì thì tín hiệu metyl của C–
10 sẽ có độ dịch chuyển hóa học là 1,20, nên nguyên tử Cl gắn vào C–7
Dựa trên các kết quả phổ nghiệm cũng như so sánh với tài liệu tham khảo [14],
XHD14 được xác định cấu trúc là linarioside Chất này đã từng được cô lập từ cây
Linaria japonica, nhưng đây là lần đầu tiên được cô lập từ chi Pseuderanthemum
O
OH HO
HO
H 2 C
O HO
HO
OH
OH
O H
5,6-Dihydroxyantirrhide
(XHD21)
1 3 4 5 6 7
8 9
10
1' 2'