Tổng kết tình hình virus và an ninh mạng năm 2011. Bài viết khảo sát và đánh giá chi tiết các thực trạng năm 2011 về vấn đề virus và an ninh mạng.Đề cập đến các nguy cơ mất an toàn thông tin. Nội dung khá hay và đầy đủ.
Trang 1I Tổng kết tình hình virus và an ninh mạng năm 2011
1 Số liệu chung về tình hình virus và an ninh mạng năm 2011:
64,2 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus là tổng kết năm 2011 từ
Hệ thống giám sát virus của Bkav Trung bình một ngày đã có hơn 175 nghìn máy tính bị nhiễm virus
Năm 2011, đã có 38.961 dòng virus xuất hiện mới, lây lan nhiều nhất là virus W32.Sality.PE Virus này đã lây nhiễm trên 4,2 triệu lượt máy tính
2 Danh sách 15 virus lây lan nhiều nhất trong năm 2011:
Trang 2Số lượng các website bị tấn công trong năm 2011
Cũng trong năm 2011, đã có 2.245 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công Trung bình mỗi tháng có 187 website bị tấn công
3 Mạng lưới “nằm vùng” nguy hiểm W32.Sality.PE
Hơn 4,2 triệu lượt máy tính tại Việt Nam đã bị nhiễm virus siêu đa hình W32.Sality.PE trong năm 2011, như vậy trung bình mỗi ngày có thêm 11.000 máy tính bị nhiễm loại virus này Virus Sality đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trong các hệ thống mạng máy tính tại Việt Nam Trong thực tế, khi kiểm tra bất
kỳ hệ thống nào, các chuyên gia của Bkav hầu như đều phát hiện sự tồn tại của Sality Không chỉ là virus lây lan nhiều nhất năm 2011, đây thực sự là quả “bom
nổ chậm”, sẵn sàng phát nổ gây ảnh hưởng đến hàng triệu máy tính trong thời gian tới
Mặc dù lây nhiễm hàng triệu máy tính, tuy nhiên trong suốt một thời gian dài theo dõi dòng virus này từ năm 2009 đến nay, virus Sality vẫn đang chỉ “nằm vùng” mà chưa kích hoạt các tính năng phá hoại như ăn cắp thông tin hay phá hủy
dữ liệu Đây thực sự là một điều khó lý giải Rất có thể có một tổ chức, thậm chí là một quốc gia đứng đằng sau mạng lưới virus này và chưa rõ ý đồ thực sự của họ là gì
Lý do khiến W32.Sality.PE có thể lây lan tới hàng triệu máy tính là vì virus này có khả năng sử dụng các giải thuật di truyền để tự động lai tạo, sinh ra các thế
hệ virus “con cháu” F1, F2… Càng lây nhiễm lâu trên máy tính, virus càng sinh ra nhiều biến thể với độ phức tạp càng cao, khiến cho khả năng nhận dạng và bóc lớp của các phần mềm diệt virus càng khó khăn Chính vì thế W32.Sality.PE có thể qua mặt được hầu như tất cả các phần mềm diệt virus trên thế giới
Vì tính chất nghiêm trọng của sự việc, Bkav khuyến cáo người sử dụng máy tính trên toàn quốc cần kiểm tra máy tính bằng phần mềm diệt virus có trang bị công nghệ diệt virus siêu đa hình Đối với người sử dụng phần mềm diệt virus Bkav, có thể dùng Bkav Pro để loại bỏ virus này
Trang 34 Lừa đảo trực tuyến gia tăng trên mạng xã hội
Trong báo cáo an ninh mạng cuối năm 2010 của Bkav, các chuyên gia đã nhận định 2011 sẽ là năm xuất hiện nhiều cuộc tấn công lừa đảo trên mạng Điều này thực tế đã xảy ra, trung bình mỗi tháng Bkav nhận được hơn 30 báo cáo về lừa đảo qua Yahoo Messenger Trong mỗi vụ, số nạn nhân có thể lên tới hàng chục người Mặc dù đã được cảnh báo nhiều lần nhưng do sự nhẹ dạ của người sử dụng
mà các vụ cướp nick hoặc lừa tiền vẫn diễn ra liên tiếp
Không chỉ Yahoo mà giờ đây Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã trở thành phương tiện để tin tặc lợi dụng Trong những ngày cuối năm 2011,Bkav đã ghi nhận sự xuất hiện của các dòng virus lần đầu tiên phát tán qua Facebook chat Mặc dù về bản chất, thủ đoạn của những virus này không mới so với virus phát tán qua Yahoo Messenger, nhưng với lượng người sử dụng đông đảo của Facebook, virus có tốc độ lây lan chóng mặt Không những thế, trên môi trường mạng xã hội như Facebook hay Twitter, năm 2011 còn xuất hiện hàng loạt vụ giả mạo người nổi tiếng để lừa đảo
Mạng xã hội và chat trực tuyến đang trở thành công cụ đắc lực của tin tặc Bkav một lần nữa khuyến cáo tới người sử dụng, cần cẩn trọng khi tiếp nhận các thông tin qua các kênh giao tiếp trên mạng Đặc biệt, cần cảnh giác trước các đường link hoặc các file nhận được Bạn thậm chí nên gọi điện hỏi lại người thân nếu thấy tài khoản chat của họ đang yêu cầu mình cung cấp tiền hoặc các thông tin nhạy cảm khác
5 Botnet và những cuộc tấn công mạng liên tiếp
Năm 2011 là năm của các cuộc tấn công mạng Liên tiếp xảy ra các cuộc tấn công với các hình thức khác nhau vào hệ thống của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam Có những cuộc tấn công xâm nhập trái phép phá hoại cơ sở dữ liệu hoặc deface các website Cũng có những cuộc tấn công DDoS làm tê liệt hệ thống trong thời gian dài Tấn công cướp tên miền của các doanh nghiệp cũng đã diễn ra liên tiếp Nguy hiểm hơn, đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công âm thầm, cài đặt các virus gián điệp đánh cắp tài liệu của các cơ quan quan trọng
Trang 4Các vụ tấn công xảy ra phần lớn có nguyên nhân từ nhận thức của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp về tầm quan trọng của an ninh mạng, dẫn đến sự đầu tư dàn trải, thiếu một giải pháp tổng thể cho an toàn an ninh hệ thống
Đáng chú ý trong năm 2011 là sự việc hơn 85.000 máy tính tại Việt Nam bị cài virus Ramnit để lấy cắp dữ liệu quan trọng Điều này cho thấy các cuộc tấn công còn có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Không chỉ tại Việt Nam, hệ thống botnet này còn được hacker điều khiển thông qua nhiều máy chủ đặt ở Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc để lấy cắp thông tin trên toàn cầu Đây là tình trạng phổ biến trên thế giới trong năm 2011
6 Xu hướng năm 2012
Trong bản tin cuối năm 2010, Bkav đã dự đoán sự gia tăng đột biến về số lượng mã độc cho điện thoại vào năm 2011 Thực tế, lượng mã độc trên Smartphone đã tăng gấp 4 lần so với năm 2010 Thậm chí, mã độc còn xuất hiện ngay trên Google Android Market cho dù hệ thống này được kiểm duyệt trực tiếp bởi con người Với lượng tăng trưởng người sử dụng Smartphone tại Việt Nam lên gấp đôi trong năm tới theo dự báo của Nielsen (Hãng nghiên cứu thị trường), năm
2012 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của virus trên diện thoại di động
Virus siêu đa hình sẽ tiếp tục lây lan rộng Chưa có căn cứ để xác định thời điểm mạng lưới “nằm vùng” này sẽ kích hoạt module phá hoại, tuy nhiên cũng không thể khẳng định điều đó không thể xảy ra trong năm 2012
Nhiều cư dân mạng sẽ tiếp tục bị lừa đảo trực tuyến trong năm 2012 Đây cũng là một quy luật tất yếu, bởi có thể ví như một khu phố càng sầm uất, càng đông đúc thì cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng càng có nguy cơ tăng lên, hơn nữa tốc độ tăng trưởng của các mạng xã hội thì không có khu phố nào có thể sánh nổi
Tấn công mạng không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà là vấn đề của cả thế giới Trong năm 2012, nếu các bộ máy quản lý nhà nước về an ninh mạng của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện như hiện nay, những cuộc tấn công này không những còn tiếp diễn mà có nguy cơ không kiểm soát được
Trang 5II Vietnamnet liên tục bị tấn công quy mô lớn
Theo thông báo trên trang chủ của mình ngày 23/9, từ ngày 15/8/2011, Báo Vietnamnet và các chuyên trang: Tuần Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam xuất hiện tình trạng khó truy cập do bị quá tải và kéo dài trong hơn một tháng qua, khiến việc truy cập đọc tin tức của độc giả gặp nhiều khó khăn
Thông báo chỉ rõ, các cơ quan chức năng, đơn vị về an toàn thông tin và đội ngũ kỹ thuật Báo Vietnamnet xác định nguyên nhân sự cố là do các website của Báo Vietnamnet, Tuần Việt Nam và Diễn đàn VEF bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS) ở cấp độ lớn khiến các website này bị quá tải
Lượng truy cập khổng lồ vào website này được thực hiện bởi một mạng lưới botnet gồm hàng chục ngàn máy tính cá nhân bị nhiễm virus chiếm quyền điều khiển và huy động vào cuộc tấn công Các đơn vị nghiên cứu về an toàn thông tin
đã tiến hành phân tích mẫu virus này và nhận thấy đây là loại virus được thủ phạm viết với mục đích từ đầu là để tấn công từ chối dịch vụ vào các website trong nước như Báo Vietnamnet
Do là loại virus được viết tinh vi, không phá hoại ngay máy tính bị nhiễm
mà ẩn náu vào các chương trình hay được người dùng trong nước chia sẻ nhiều trên Internet như Unikey, Acrobat Reader nên có khả năng lây lan rất rộng mà không bị các phần mềm diệt virus phổ biến của thế giới phát hiện Tuy nhiên đây không phải là loại virus khó diệt, sau khi phân tích mẫu virus, các phần mềm diệt virus nội như CMC Antivirus phiên bản miễn phí cũng đều có thể phát hiện và diệt được virus này
Ngoài sự ứng cứu của các đơn vị đối tác truyền thống như VDC, VTC, Zing, CMC TI, CMC Infosec, AQTech…, Báo Vietnamnet đang tiếp tục nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị có hạ tầng lớn hơn như FPT Telecom, cũng như thử nghiệm các phương án khắc phục khác
Trang 6Được biết, từ cuối năm 2010 cho đến đầu năm 2011, Vietnamnet đã "tiếp nhận" không ít các cuộc tấn công từ phía hacker, trong đó có những cuộc tấn công
từ chối dịch vụ với cường độ kỷ lục với 1,5 triệu kết nối tại cùng một thời điểm (vào ngày 27/1/2011)
Một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật cho biết, theo như quan sát thì số lượng máy tính tấn công Vietnamnet lần này khoảng từ 20.000-30.000 máy tính, trong đó có rất nhiều máy tính có IP từ Việt Nam Điều đó đã khẳng định số lượng máy tính nhiễm virus hay không cài phần mềm diệt virus ở Việt Nam rất lớn
Sở dĩ cuộc tấn công kéo dài lâu như vậy là do số lượng mạng botnet và máy chủ tấn công lớn nên rất khó khăn trong việc ngăn chặn theo địa chỉ IP
III Hacker công bố điểm yếu bảo mật 'chết người' của Bkav, bkav bị hacker tấn công Ddos trong tháng 2/2012
Vào lúc 11h03 ngày 14/2/2012, người dùng không thể truy cập vào địa chỉ forum.bkav.com.vn
Trên trang Blogspot, tại địa chỉ http://bkavop.blogspot.com/, hacker đã công
bố hàng loạt điểm yếu bảo mật của một máy chủ Bkav và tiếp tục đưa ra yêu sách
Hacker tiếp tục đưa thông tin chỉ ra những lỗi bảo mật của Bkav trên trang Blog Ảnh chụp màn hình
Hacker chỉ ra một cách chi tiết 8 điểm yếu về bảo mật của Bkav và đây được coi là những lỗi nặng
Trong điểm yếu thứ 6 và 7 như hacker đưa ra trên trang Blog thì việc "dùng chung mật khẩu quản trị cho nhiều hạng mục, thậm chí chung với mật khẩu
MySQL, quyền sử dụng MySQL là root, hacker sẽ dễ dàng truy cập mọi dữ liệu trên server BKAV thông qua khai thác lỗi Web Application"
Trang 7Hacker cũng chỉ ra rằng, việc Bkav đã cài đặt tất cả các dịch vụ trên máy chủ hoạt động dưới quyền quản trị - Administrator là vô cùng nguy hiểm Nếu như
"hacker một khi đã khai thác được lỗi của một dịch vụ nào đó trên server và thâm nhập vào sẽ có toàn quyền điều khiển server như một Administrator mà không phải thông qua một bước rất khó khăn là "Leo thang đặc quyền"
Hình ảnh hacker cho là công cụ để lấy dữ liệu trang diễn đàn của Bkav
Trong lần thứ hai đưa thông tin trên trang Blog này, nhóm hacker tiếp tục đưa ra yêu cầu rút đơn kiện đối với một hacker trong một vụ việc diễn ra trước đó, nếu không sẽ công bố các điểm yếu bảo mật máy chủ đã thu thập được
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc
bộ phận An ninh mạng của Bkav cho biết, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra
và ở thời điểm hiện tại ông không có bình luận gì
Sáng 14/2, người dùng không thể truy cập vào diễn đàn của Bkav tại địa chỉ forum.bkav.com.vn Thông tin từ các diễn đàn cho thấy, nhiều khả năng forum này
bị hacker tấn công và đã mất database (cơ sở dữ liệu forum của Bkav)
Trang 8Thông điệp hacker để lại Ảnh chụp màn hình (Nguồn: HVA)
Thông điệp ở tấm hình chụp màn hình hacker để lại trên forum của Bkav là muốn đòi lại sự công bằng cho hacker bị bắt hôm 7/2 vừa qua: "Chúng tôi đã lấy đi của
họ (Bkav) rất nhiều dữ liệu, và sẽ từng bước công bố tùy theo sự cứng đầu và thiếu
ăn năn của họ, chúng tôi sẽ cho bạn thấy sự yếu kém và ngây thơ của họ trong việc thực hiện bảo mật cho chính server của họ " "Yêu cầu của chúng tôi? Rút đơn kiện hacker lịch thiệp đã giúp đỡ họ, và chính thức xin lỗi cộng đồng mạng vì sự thiếu chín chắn của mình trong việc cư xử với những người lịch thiệp trên trang chủ của BKAV BKAV nên tôn trọng cộng đồng và trung thực với những hành động của mình.", yêu cầu của nhóm tự xưng là Lulzsec để lại
Trang 9Thông điệp này cũng được đăng lại trên một blog tại địa chỉ
http://bkavop.blogspot.com/ mà hacker đã để lại ở cuối thông điệp Ảnh chụp màn hình lúc 11h25 ngày 14/2/2012
Chiều 14/2, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc bộ phận An ninh mạng của Bkav xác nhận với VietNamNet, diễn đàn Bkav có dấu hiệu bị tấn công và đội ngũ kỹ thuật của công ty đang truy tìm thủ phạm Được hỏi về việc dữ liệu của diễn đàn có
bị mất hay không, ông Đức cho biết, Bkav đang trong quá trình rà soát lại nên chưa
có kết luận cuối cùng
Trước đó, ngày 2/2, webscan.bkav.com.vn (trang dùng để đánh giá lỗ hổng an ninh của một website) không thể truy cập được Sau đó 2 ngày, người dùng cũng không thể truy cập vào www.bkav.com.vn Đến 7/2, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc
bộ phận An ninh mạng của Bkav xác nhận với VietNamNet rằng, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) phối hợp cùng Bkav đã xác định được nghi phạm tấn công website của Bkav Sau khi nghi phạm bị bắt, hai website của Bkav đã trở lại hoạt động bình thường
Người dùng không thể truy cập vào forum của Bkav Ảnh chụp màn hình lúc
11h03 ngày 14/2/2012
Đầu giờ chiều ngày 14/2, diễn đàn của Bkav đã trở lại hoạt động bình thường