1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Bàn về luận điểm Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa

19 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 45,58 KB

Nội dung

Một bài tiểu luận phân tích đầy đủ và sâu sắc luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người bởi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng và hình thành con người với những phẩm chất mới tiến bộ, bắt kịp thời đại, đồng thời cũng kế thừa những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mang tính chiến lược dài lâu nhưng cũng rất cấp bách, đòi hỏi chúng ta phải đề ra những sách lược cụ thể góp phần nâng tầm sự nghiệp “trồng người”, phải đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, không chỉ đơn thuần nằm trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo mà còn phải để con người trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trang 1

Tên tiểu luận:

Bàn về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và một số giải pháp xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.

M c l c ục lục ục lục

Phần 1: Lời mở đầu

Phần 2: Nội dung

I Cơ sở khoa học của luận điểm

1 Cơ sở lý luận

2 Cơ sở thực tiễn

II Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam

III Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ

nghĩa

1 Quan niệm về con người, bản chất của con người

2 Những phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa

IV Ý nghĩa của luận điểm

V Một số giải pháp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay

1 Một số yếu kém của con người Việt Nam hiện nay

2 Một số kiến giải của cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

VI Liên hệ bản thân và công tác

Phần 3: Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 2

Phần 1: Lời mở đầu

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người bởi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng và hình thành con người với những phẩm chất mới tiến bộ, bắt kịp thời đại, đồng thời cũng kế thừa những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mang tính chiến lược dài lâu nhưng cũng rất cấp bách, đòi hỏi chúng ta phải đề ra những sách lược cụ thể góp phần nâng tầm sự nghiệp “trồng người”, phải đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, không chỉ đơn thuần nằm trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo mà còn phải để con người trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Có thể nói, con người là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của mọi cuộc cách mạng Với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay cũng như vậy, yếu tố con người vẫn là yếu tố hàng đầu, chúng ta chỉ có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội khi chính những con người sống trong đó là con người của xã hội chủ nghĩa Đây là một vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước ta

đã và đang quyết tâm thực hiện từ Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) và cho đến nay, vấn đề xây dựng con người mới vẫn còn nguyên tính thời sự Qua bài tiểu luận này, em rất mong sẽ làm sáng tỏ được vai trò quan trọng của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đó khẳng định sự đúng đắn, tính thời đại, chiến lược trong tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận về vấn đề xây dựng, phát triển con người trong thời đại mới

Trang 3

Phần 2: Nội dung

Khái niệm “con người xã hội chủ nghĩa” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt

ra khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Lần đầu tiên Người đề cập đến khái niệm này ở trong bài nói với thầy và trò trường Chu Văn

An ngày 31-12-1958 Từ đó khái niệm con người xã hội chủ nghĩa đã được Người nhắc đến nhiều lần Và đến tháng 3-1961, nói chuyện với Hội nghị “Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp toàn miền Bắc” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, Người đã đi đến một luận điểm quan trọng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Và

có lẽ, luận điểm trên đã trở thành kinh điển khi đề cập đến vấn đề xây dựng con người của chủ nghĩa xã hội Như chúng ta có thể thấy, trong luận điểm mà Người đưa ra, có hai phạm trù được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau

đó là “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người xã hội chủ nghĩa” Như vậy,

để làm rõ luận điểm trên, chúng ta sẽ bắt đầu đi từ cơ sở khoa học của luận điểm, sau đó lần lượt tìm hiểu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và “con người xã hội chủ nghĩa”, qua đó làm sáng tỏ được mối liên hệ giữa hai yếu tố đó, đồng thời cũng xin được đưa ra một số giải pháp cho vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

I Cơ sở khoa học của luận điểm

1 Cơ sở lý luận

Chủ nghĩa Mác – Lenin coi động lực tổng hợp của cách mạng xã hội chủ nghĩa là khối liên minh công – nông – trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng Sản Hay nói một cách khác, chủ nghĩa Mác – Lenin đã thừa nhận muốn thực hiện được cách mạng xã hội chủ nghĩa thì phải dựa trên nền tảng tập hợp sức mạnh của đại bộ phận quần chúng nhân dân lao động, và yếu tố con người được đẩy lên trên hết, tạo thành động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Và chính điều này đã làm cơ sở cho quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người cho rằng con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới chiếm một vị trí trung tâm, có chiều sâu nhất trong tư duy lý luận của

Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn Trong Bản cảo Di chúc cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (không công bố), sau khi nói “Về

việc riêng” cùng những điều dặn dò về việc hỏa táng thi hài mình sau khi qua đời, Người nói “Đầu tiên là công việc đối với con người” và Người đã dành phần lớn Di chúc để chỉ nói về người dân, về đồng bào của mình Người viết:

“Để giành lấy thắng lợi trong công cuộc chiến đấu khổng lồ này [tức công cuộc thống nhất đất nước], cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân” Điều này một lần nữa khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là mục tiêu và là động lực của công cuộc phát triển

2 Cơ sở thực tiễn

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng những thế hệ con người mới vừa có đức vừa có tài, làm nên những chiến thắng thần kì trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người Miền Bắc thời điểm này đã giành được độc lập, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và tri viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bối cảnh thời đại lúc bấy giờ đang trải qua nhiều biến động sâu sắc, ngoài tập trung tiếp viện cho miền Nam, miền Bắc còn phải tập trung phát triển cơ sở

hạ tầng xã hội chủ nghĩa vững chắc Mà để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng được đội ngũ công nhân tiến bộ, đội ngũ trí thức lớn mạnh giúp đất nước phát triển khoa học công nghệ, phải đẩy lùi “giặc dốt”, nâng cao được dân trí cho người dân, có như vậy, chúng ta mới có thể “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”

Xét trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mở ra một thời đại kinh tế tri thức và xã hội thông tin toàn cầu Vấn đề con người và xây dựng chiến lược con người, phát triển nguồn nhân lực, phát

Trang 5

huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đã trở thành vấn

đề bức thiết với mỗi quốc gia, dân tộc Sự phát triển của con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong xếp hạng các nước trên thế giới Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhấn mạnh việc chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, phấn đấu làm cho nhân dân có cuộc sống no đủ, có đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao, quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh

Như vậy, dù xét trong bối cảnh nào, thì luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn mang hơi thở của thời đại, vẫn còn nguyên tính đúng đắn và giá trị, là định hướng quan trọng cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

II Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, là chế độ không còn người bóc lột người, là xã hội phát triển cao

về văn hóa đạo đức

Đề cập đến những nội dung cơ bản, những mục tiêu lâu dài của chủ nghĩa

xã hội, Người viết: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no hạnh phúc”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng

và nhân dân ta, trong đó tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng

Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ ách thống trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người Chủ nghĩa xã hội còn được hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng

Trang 6

sản chủ nghĩa mà việc xây dựng và hoàn thiện nó như một quá trình lịch sử lâu dài để từng bước đạt tới mục tiêu

Cái mới và là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi nói về bản chất của chủ nghĩa xã hội là ở chỗ Người phát hiện thấy lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã chung đúc tất cả lý tưởng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội Hồ Chí Minh còn thấy một điểm rất quan trọng thuộc về bản chất của chủ nghĩa xã hội là muốn đạt tới lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân Người nhìn nhận chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội Hồ Chí Minh làm phong phú thêm hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm sáng tỏ bản chất chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải về kinh tế, chính trị và xã hội Ngoài những kiến giải ấy, Hồ Chí Minh còn nhìn nhận bản chất chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, văn hoá Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân, trái lại, tôn trọng con người, phát triển mọi năng lực cá nhân vì phát triển xã hội và hạnh phúc của con người Đây là chiều sâu trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hoá, đạo đức của

Hồ Chí Minh

III Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa

1 Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người và bản chất của con người

1.1 Quan niệm về con người

a Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

Tư tưởng về con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác – Lenin Con người được xem xét như chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân – Thiện – Mỹ, mặc dù

“có thế này, thế khác”

Trang 7

Người đề cập đến con người trong tính đa dạng: đa dạng trong quan hệ

xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào…), đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, đa dạng trong xuất thân, hoàn cảnh sống,…

Người xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu,… bao gồm cả tính người – mặt xã hội

và tính bản năng – mặt sinh học của con người, và Người cho rằng con người “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”

Một điều nổi bật nữa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, đó là con người vừa tồn tại với tư cách là cá nhân, vừa là thành viên của gia đình, cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú Người đã nêu lên một định nghĩa rất độc đáo về con người: Chữ “Người”, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè; nghĩa rộng

là đồng bảo cả nước, rộng nữa là cả loài người

Với cách hiểu này, con người có tính xã hội, là con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định, không phải là những cá thể biệt lập Cộng đồng đó, như nhân dân ta đã quan niệm từ lâu, đó là cộng đồng ba cấp độ nhà – làng – nước; còn Người lại chỉ ra một cách cụ thể hơn, rộng hơn, đó là “gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc, đất nước” cho đến cả “nhân loại” Đối với con người Việt Nam, những cộng đồng gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc đã tạo thành tính cộng đồng bền vững được bồi đắp qua trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước Từ đó đã hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, thành chủ nghĩa dân tộc chân chính mà có lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi là “động lực vĩ đại”, thậm chí là “động lực duy nhất” thúc đẩy sự phát triển của đất nước Như vậy, con người, với tư cách cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và xa hơn là với các loài người trên thế giới

b Con người cụ thể, lịch sử

Trang 8

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc;

là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; mở rộng hơn nữa là “những người nô lệ mất nước” và “những người cùng khổ” Theo logic phát triển từ chủ nghĩa Mác – Lenin, khái niệm “con người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng” Toàn bộ các tư tưởng, lý luận của Người bàn về “cách mạng” (chiến lược giải pháp, bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về rèn luyện và giáo dục con người…) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về “con người”

Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (“phẩm giá con người”, “giải phóng con người”,

“người ta”,…) nhưng đặt trong bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần lớn, Người vẫn xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, giới tính, lứa tuổi,… trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế Đó là con người hiện thực, con người cụ thể, khách quan

1.2 Bản chất của con người

Khi nói về bản chất con người, Mác đã nêu lên một định nghĩa nổi tiếng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Trong luận đề này, Mác đã phê phán L.Phoi-ơ-bắc

vì coi con người như những cá nhân trừu tượng, cô lập Đối với con người đứng đầu nhà nước mà Hê-ghen gọi là “con người đặc thù”, thì bản chất của nó, như Mác đã phân tích, cũng “không phải là râu của nó, không phải

là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó”

Kế thừa tư tưởng đó, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng con người là sản phẩm của xã hội Bản chất con người là sự tổng hợp các quan

Trang 9

hệ xã hội từ hẹp đến rộng, và Người đã cụ thể hóa các quan hệ đó bao gồm: quan hệ anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người Trong thực

tế, con người là con người xã hội, con người gắn với xã hội, là những cá nhân nằm trong xã hội Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất, qua đó xác lập các mối quan hệ giữa người với người Nếu con người tự tách mình ra khỏi các quan hệ xã hội, thì lúc đó con người cũng không còn là con người, chỉ đơn thuần là một loài sinh vật và sự gắn bó những

cá thể người lúc đó cũng chỉ mang tính chất bầy đàn chứ không còn mang tính xã hội loài người

Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là cụ thể, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải cái vốn có trong mỗi cá nhân riêng biệt, cô lập, mà là tổng hòa của toàn bộ các quan hệ xã hội

2 Những phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa

a Kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống

UNESCO đã từng tuyên bố: “Mỗi một sự sáng tạo đều lấy năng lượng từ gốc rễ của truyền thống văn hóa” Có nghĩa là UNESCO đã thừa nhận hai tác động tích cực cơ bản nhất của các giá trị truyền thống văn hóa: động lực phát triển và động lực sáng tạo Vì vậy việc xây dựng con người mới và nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không thể không dựa vào các giá trị truyền thống để trên cơ sở đó tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại

Có thể nói, con người Việt Nam hiện nay vẫn gắn bó với các giá trị văn hóa truyền thống, phẩm giá của dân tộc mình Những giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa tiên tiến đương đại của chúng ta

Một trong những giá trị cơ bản, sâu sắc nhất mà luôn được nhân dân ta duy trì từ xưa đến nay đó là lòng yêu nước GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã nói: “Cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn, vượt qua một cách oanh liệt

Trang 10

các động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội Trong số những truyền thống vô cùng quý giá (…), thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập, tự cường” Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, ý chí quật cường chống ngoại xâm của dân tộc qua bốn nghìn năm đất nước xây dựng và phát triển – điều này không cần phải nói đến nhiều bởi lịch sử đã chứng minh rất rõ ràng qua những chiến thắng oanh liệt của dân tộc trước kẻ thù xâm lăng, mà yêu nước còn hun đúc cho mỗi con người Việt Nam một tinh thần quyết tâm xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp Chính lòng yêu nước đã thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân làm một cuộc đổi mới có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trên mọi lĩnh vực để đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội chưa từng có trong lịch sử kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân ta một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới, tiến lên từ một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát phi mã (774,7%) năm

1986, sau 30 năm đổi mới, tỷ lệ lạm phát Việt Nam đã xuống thấp kỷ lục, còn 0,63 % năm 2015 Đó là một kỳ tích, và kỳ tích đó có nguồn gốc sâu

xa từ lòng yêu nước

Tính cần cù và sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ quan trọng Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất của mọi tầng lớp nhân dân Tính cần cù của người nông dân đã góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thời bao cấp thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới Tính cần cù sáng tạo của người công nhân đã và đang góp phần làm mọc lên những nhà máy thủy điện có quy mô lớn như nhà máy thủy điện Hòa Bình, Italy, nhà máy lọc dầu Dung Quất,…Tính cần cù sáng tạo của giới trí thức đã góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển đất nước, góp phần tạo ra các thành tựu khoa học và công nghệ thúc đẩy đất nước phát triển

Ngày đăng: 02/09/2016, 20:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w