Chủ đề câu trần thuật đơn môn ngữ văn lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng thành thạo câu trần thuật đơn Năng lực giải quyết vấn đề : Phát hiện được cấu trúc cú pháp của từng kiểu câu trần thuật đơn. Năng lực tư duy sáng tạo: đặt câu theo cấc kiểu câu được học có sử dụng hình ảnh sinh động, hấp dẫn. Năng lực hợp tác: biết tương tác nhóm trong khi phân tích ngôn ngữ, tìm hiểu về câu trần thuật đơn. Năng lực tổng hợp: Tổng hợp kiến thức về câu, từ loại, cụm từ.
Trang 1TIẾT 109,110,111 CHỦ ĐỀ : CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I Mục tiêu:
1 Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn
có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
- Biết được tác dụng của câu trần thuật đơn
- Biết được các kiểu câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
2 Kĩ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
- Xác định được cấu tạo của câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
- Xác định được chủ ngữ vị ngữ trong câu trần thuật đơn
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
3.Thái độ:
- Yêu thích tiếng mẹ đẻ
- Có ý thức trong việc sử dụng từ, đặt câu giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt
4 Định hướng năng lực cần hình thành :
- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng thành thạo câu trần thuật đơn
- Năng lực giải quyết vấn đề : Phát hiện được cấu trúc cú pháp của từng kiểu câu trần thuật đơn
- Năng lực tư duy sáng tạo: đặt câu theo cấc kiểu câu được học có sử dụng hình ảnh sinh động, hấp dẫn
- Năng lực hợp tác: biết tương tác nhóm trong khi phân tích ngôn ngữ, tìm hiểu
về câu trần thuật đơn
Trang 2- Năng lực tổng hợp: Tổng hợp kiến thức về câu, từ loại, cụm từ.
II Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1.Hình thức : Tổ chức các hoạt động học tập cặp đôi, nhóm, hoạt động cá nhân 2.Phương pháp : Phân tích mẫu, quy nạp, gợi tìm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…
3.Kĩ thuật dạy học : Động não, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, trình bày một phút
III Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1 Chuẩn bị của GV :
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng
- Bảng phụ
2 Chuẩn bị của HS:
- Ôn tập về thành phần chính của câu
- Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
IV.Tiến trình bài mới
1 Tổ chức :
2 Kiểm tra bài cũ:
Nêu các đặc điểm của vị ngữ, chủ ngữ trong câu?
Làm bài tập 2/ T94
3 Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động :
GV tổ chức cho HS thi đặt câu giới thiệu về bạn( trong 5 phút ai đặt nhiều câu nhất sẽ thắng) từ đó rút ra cho HS biết về câu trần thuật đơn
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức :
A Tìm hiểu về câu trần thuật đơn
I Câu trần thuật đơn
1 Câu trần thuật đơn là gì?
Trang 3B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc ngữ liệu SGK T101
a Các câu đã cho được dùng để làm gì?
b Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được
c Xếp các câu trần thuật đó thành 2 loại:
- Câu do một cặp chủ ngữ - vị ngữ tạo thành
- Câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
a Phân loại kiểu câu
Câu 1, 2, 6,9: Kể, tả, nêu ý kiến => Câu trần thuật
Câu 4: hỏi => câu nghi vấn
Câu 3, 5,8: bộc lộ cảm xúc => Câu cảm thán
Câu 7: cầu khiến => câu cầu khiến
b Cấu tạo của câu trần thuật.
C1: Tôi/ đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài
C2: Tôi / mắng
C V
C6: Chú mày / hôi như cú mèo thế này,/ ta nào chịu được
C V C V
C9: Tôi / về, không một chút bận tâm
C V TN
c Phân nhóm:
Trang 4Câu 1,2,9: do một cặp C-V tạo thành => Câu trần thuật đơn
Câu 6: Do 2 cặp C_V sóng đôi tạo thành => câu trần thuật ghép
Gv chốt khái niệm ( Ghi nhớ SGK T 101)
1 Bài tập:
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc bài tập 1 (tr101)
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
Bài 1: ( T101) Các câu trần thuật đơn và công dụng
C1: tả hoặc giới thiệu
C2: nêu ý kiến nhận xét
III Câu trần thuật đơn có từ Là
1 Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ Là
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc ngữ liệu SGK T114
a Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đã cho
b Vị ngữ của các câu trên do các từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành
c Chọn từ phủ định thích hợp điền trước vị ngữ
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
1 Bà đỡ Trần ( không phải) là người huyện Đông Triều
cụm danh từ
2 Truyền thuyết ( không phải) là loại truyện dân gian kì ảo
cụm danh từ
3 Ngày thứ năm trên
đảo Cô Tô
( không phải) là một ngày trong trẻo, sáng sủa cụm danh từ
4 Dế Mèn trêu chị Cốc ( không phải) là dại
TT
Trang 5Gv chốt đặc điểm ( Ghi nhớ SGK T114)
2 Các kiểu câu trần thuật đơn có từ Là
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc lại ngữ liệu SGK T114
Vị ngữ nào trình bày cách hiểu về SVHT nêu ở chủ ngữ?
Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu SVHT khái niệm nói ở CN
VN nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của SVHT khái niệm nói ở CN
VN nào thể hiện sự đánh giá đối với SVHT khái niệm nói ở CN
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
Câu 1: câu giới thiệu
Câu 2: câu định nghĩa
Câu 3: câu miêu tả, giới thiệu
Câu 4: câu đánh giá
Gv chốt về một số kiểu câu TTđơn có từ là ( Ghi nhớ SGK T115)
2 Bài tập
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc bài tập 1,2 T 115,116;
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
Bài 1 ( T115, 116):
Các câu TT đơn có từ Là: câu a, c, d, e
Bài tập 2 ( T116):
Trang 6Ví dụ Chủ ngữ Vị ngữ Kiểu câu
a Hoán dụ là gọi tên Định nghĩa
còn là nguồn vui
Miêu tả
Chim ri
Sáo sậu
là bác
là dì
là cậu
Giới thiệu
rên
van
là nhục
hèn ( ẩn từ là) yếu đuối( ẩn từ là)
Đánh giá
III Câu trần thuật đơn không có từ là
1 Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ Là
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc lại ngữ liệu ( SGK T 118,119)
a.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đã cho
b.Vị ngữ của các câu trên do các từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành
c.Chọn từ phủ định thích hợp điền trước vị ngữ
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
1 Phú ông ( không , chưa) mừng lắm
Cụm tính từ
2 Chúng tôi ( không , chưa ) tụ họp ở góc sân
cụm động từ
Gv chốt về đặc điểm của câu TT đơn không có từ là ( Ghi nhớ SGK T119)
Trang 72 Câu miêu tả và câu tồn tại
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc ngữ liệu ( SGK T119)
a.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đã cho
b Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống Giải thích lí do chọn câu đó
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
a Xác định CN, VN
Câu 1: Đằng cuối bãi, hai cậu bé con /tiến lại
TN CN VN Câu 2: Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con
TN VN CN
b Điền vào chỗ trống: chọn câu b
Lí do: hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích, chưa được biết trước Nếu đưa lên đầu thì có nghĩa những nhân vật đó đã được biết trước
Câu 1: câu miêu tả
Câu 2: Câu tồn tại
Gv chốt về câu miêu tả và câu tồn tại ( Ghi nhớ SGK T119)
3 Bài tập:
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc bài tập 1 T120
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
Bài tập 1 (T120)
Trang 8a Bóng tre
mái đình cổ kính ta
trùm lên
thấp thoáng gìn giữ
Miêu tả Tồn tại Miêu tả
b Cái hang của Dế
Choắt
Dế Choắt
Có
Là tên tôi đã
Tồn tại
Miêu tả
c Những mầm
măng
Măng
Tua tủa
Trồi lên nhọn hoắt
Tồn tại
Miêu tả
IV So sánh câu trần thuật đơn có từ “là” với câu trần thuật đơn không có
từ “là”
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
Tìm điểm giống và khác nhau giữa câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là”?
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
B4 : Đánh giá (GV chốt):
- Giống nhau: + Cùng là câu trần thuật đơn (chỉ có một CN, VN)
+ Khi biểu thị ý phủ định, VN thường kết hợp với các từ có ý phủ định (không, chưa, không phải, chưa phải )
- Khác nhau:
+ Câu trần thuật đơn có từ là: VN thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ
+ Câu trần thuật đơn không có từ là: VN thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ tạo thành
Hoạt động 3: Luyện tập
B1 GV chuyển giao nhiệm vụ:
Trang 9HS đọc các bài tập còn lại trong SGK
Thực hiện các yêu cầu nêu trong mỗi bài tập được giao
B2 HS thực hiện (Hình thức nhóm hai bàn)
B3 HS báo cáo.
Bài 2( T102):
Câu a, b, c: Câu TT đơn dùng để giới thiệu nhân vật
Bài 3 (T 102): Giới thiệu n/v phụ trước rồi từ việc làm của n/v phụ mới giới thiệu n/v chính
Bài 4 ( T103) : Ngoài tác dụng giới thiệu n/v các câu này còn miêu tả hoạt động của nhân vật
Hoạt động 4: Vận dụng.( Hoạt động cá nhân)
Bài 1: Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả một người bạn của em trong đó
có ít nhất một câu TT đơn có từ là Nêu tác dụng của câu TT đơn có từ là đó Bài 2: Viết 5 câu tồn tại rồi chuyển sang câu miêu tả
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Câu 1: (2 điểm)
Những câu sau có thể đổi vị trí giữa Cn và Vn được không? Tại sao?
a Bạn Nam là học sinh lớp 6A
b Bạn Nam là lớp phó học tập của lớp 6A
c Ông Lê-nin là người nước Nga
Câu 2: (3 điểm)
Có hai bạn tranh luận với nhau về hai câu sau:
a Chú Tư là người Hà Nội
b Chú Tư, người Hà Nội
Một bạn cho rằng chỉ có câu đầu là câu TT đơn có từ là Bạn kia lại cho rằng cả hai câu đều là câu TT đơn có từ là Theo em, ai đúng, ai sai? Vì sao?
Gợi ý trả lời.
Câu 1: (2 điểm)
Trang 10a không thể đổi vị trí vì vị ngữ biểu thị một sự vật mà sự vật nêu ở chủ ngữ thuộc vào
b Có thể đảo vị trí vì vị ngữ là tên gọi khác của sự vật nêu ở chủ ngữ
c Không thể đổi vị trí vì vị ngữ biểu thị một sự vật mà sự vật nêu ở chủ ngữ thuộc vào
Câu 2: (3 điểm)
Ý kiến của bạn thứ hai là đúng vì cả hai câu đều là câu giới thiệu nhưng câu thứ
2 từ là được thay thế bằng dấu phẩy
4 Củng cố:
- GV chốt kiến thức cơ bản về câu TT đơn, các kiểu câu TT đơn và công dụng của nó
5 Dặn dò:
- Tập viết đoạn văn về câu TT đơn, phân tích và chỉ ra công dụng của từng câu
- Viết và chuyển đổi giữa câu miêu tả và câu tồn tại
- Ôn tập các nội dung tiếng Việt đã học