Để hỗ trợ cho quá trình hội nhập và tham gia vào tiến trình của các nước, dẫn đầu là các nước tư bản phát triển G7, đã thiết lập những thể chế kinh tế quốc tế có quy mô rộng lớn và những
Trang 1BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-***** -TIỂU LUẬN:
VAI TRÒ CỦA IMF TRONG XỬ LÝ CÁC CUỘC KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ
Họ và tên sinh viên :Trần Quốc Đạt Đỗ Thị Hằng
Lê Thu Hiền Phạm Hoàng Hải Yến Phạm Thị Hậu Phạm Thị Minh Ngọc
Hồ Thị Thu Hà Nguyễn Thị Huệ
Hà Nội, Năm 2015
Trang 32.1 Nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối ( đến cuối năm 1997) 83.1 So sánh rủi ro nợ công các nước 263.2 Chênh lệch lợi tức trái phiếu các nước so với Đức 273.3 Phân bổ trái phiếu chính phủ của Hy Lạp, Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha
28
Danh mục chữ viết tắt
EU Liên minh châu Âu ECB Ngân hàng trung ương châu Âu NHTW Ngân hàng trung ương
Trang 4Để hỗ trợ cho quá trình hội nhập và tham gia vào tiến trình của các nước, dẫn đầu là các nước tư bản phát triển (G7), đã thiết lập những thể chế kinh tế quốc tế có quy mô rộng lớn và những mục tiêu lớn lao.Qũy tiền tệ quốc tế (IMF)
là tổ chức lớn nhất thế giới hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã thể hiện
Trang 5vai trò của mình trong suốt gần nửa thế kỷ qua và đã hoạt động rất tích cực trong các cuộc khủng hoảng, góp sức đưa khu vực khỏi cuộc khủng hoảng.
Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đi qua nhưng nhìn lại diễn biến và vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng là một việc rất cần thiết và quan trọng bởi vì qua đó mới có thể hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cũng như những cố gắng của IMF để góp phần lái con tàu kinh tế thế giới về đúng quỹ đạo nhằm đối phó với các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai
Do sự hạn chế về mặt kiến thức và tài liệu nên sự sai sót là không thể tránh khỏi, rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý của giảng viên
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IMF
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
IMF là tên viết tắt tiếng Anh - International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế Đây là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp
đỡ tài chính khi có yêu cầu Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ
đô của Hoa Kỳ.IMF là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quốc tế và tiền tệ, tài chính của Liên Hợp Quốc diễn ra vào năm 1944 tại Bretton Wood với sự tham gia của 44 quốc gia đã thành lập IMF dựa trên sự phối hợp 2 dự án : dự án Keynes và White IMF đi vào hoạt động năm 1945 với 29 nước thành viên và hoạt động như một
cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc với 49 hội viên từ ngày 1/3/1947
1.2 CHỨC NĂNG
• Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên
• Cấp tín dụng cho các thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán
• Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên
• Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô
• Cung cấp trợ giúp kĩ thuật
1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Trang 7Cơ quan lãnh đạo cao nhất của IMF là Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị gồm đại diện của các nước thành viên và do mỗi nước bổ nhiệm, 5 năm 1 lần, hiện nay IMF có 188 ủy viên ban quản trị, mỗi ủy viên đại diện cho 1 nước khác nhau Hội đồng quản trị họp mỗi năm 1 lần
Cơ quan chấp hành của IMF là Hội đồng giám đốc (còn gọi là Hội đồng điều hành) Hội đồng giám đốc gồm 22 giám đốc chấp hành trong đó 6 giám đốc do 5 nước có mức đóng góp lớn nhất và Arab Saudi bổ nhiệm; 16 giám đốc
do Hội nghị toàn thể bầu ra có tính đến khu vực địa lý.Tổng giám đốc IMF hiện tại là bà Christine Madeleine Odette Lagarde - cựu bộ trưởng tài chính Pháp.
Ủy ban lâm thời (Imterm Committee) Hội đồng quản trị của IMF là cơ quan tư vấn về các vấn đề quan hệ tiền tệ được thành lập tháng 10 năm 1974 Thành viên của Ủy ban lâm thời là các Bộ trưởng Tài chính của 22 thành viên Nhiệm vụ chính của Ủy ban lâm thời là kiểm tra việc quản lý hệ thống tiền tệ thế giới và kiến nghị với Hội đồng quản trị
Một Ủy ban khác là Ủy ban phát triển (Development Committee), phối hợp giữa IMF và ngân hàng phát triển thế giới cố vấn cho Hội đồng quản trị về những nhu cầu đặc biệt của nước nghèo
1.5 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
IMF là đòi hỏi các nước thành viên phải cho phép đồng tiền của nước mình được trao đổi tự do khôngcó bất cứ hạn chế nào với tiền của nước khác (đồng tiền chuyển đổi), thông báo cho IMF biết những thay đổi trong chính sách tài chính và tiền tệ của nước mình có ảnh hưởng đến các nước thành viên khác,
và trong phạm vi có thể, sửa đổi các chính sách đó theo tư vấn của IMF để đáp ứng yêu cầu của toàn thể cộng đồng Để giúp các nước thành viên đang gặp khó
Trang 8khăn tài chính thực hiện nguyên tắc này,IMF sẽ đứng ra huy động tài chính từ các nước thành viên khác và cho nước gặp khó khăn vay.
Những quyết định lớn của IMF chỉ được thông qua nếu có ít nhất 85% phiếu ủng hộ trong Ban điều hành Các nước thành viên tùy theo số vốn đóng góp vào IMF mà có tỷ lệ lá phiếu trong tổng số phiếu nhiều hay ít
Bất kì một nước thành viên nào khi gia nhập IMF đều phải cho các thành viên khác trong quỹ biết dự định về chuẩn giá trị đồng tiền của nước mình so với đồng tiền của các nước khác để tự kiềm chế, hạn chế việc đổi đồng tiền của
họ lấy ngoại tệ và theo đuổi những cơ sở kinh tế sẽ làm tăng của cải của các nước thành viên đó, của cả cộng đồng các nước thành viên bằng con đường hòa hợp, có lợi
Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là một khoản lệ phí hội viên Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia
đó mới phải đóng
1.6 VAI TRÒ VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
• Đối với nhiều quốc gia, IMF luôn là tổ chức giúp đỡ họ trong thời kỳ kinh
tế khó khăn Trong những năm qua, tổ chức này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nước phục hồi thông qua các biện pháp viện trợ kinh tế
• Ổn định các quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi toàn thế giới
• Thực hiện khả năng điều tiết và phối hợp hành đông của các quốc gia
• Duy trì và phát triển kinh tế thế giới
CHƯƠNG 2 : CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á (1997)
Trang 92.1 MỘT SỐ DIỄN BIẾN
Ngày 2/ 7/ 1997 sau khi tung ra gần 24 tỷ USD để giữ giá đồng Baht nhưng không thành công, Ngân hàng Trung Ương Thái Lan buộc phải tuyên bố thả nổi đồng Baht mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Trong điều kiện liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN hiện nay khá chặt chẽ, việc đồng Baht giảm giá lập tức tác động đến đồng tiền các nước khác trong khu vực Cuộc khủng hoảng lan rộng sang Malaysia, Philippines rồi Indonesia và Singapore sau đó lan tiếp sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và rồi cả nước Nga gây nên những khủng hoảng trầm trọng trên thị trường tài chính nước này, các đồng tiền nước này bị mất giá chóng mặt Các nhà đầu tư nước ngoài từ Âu
Mỹ rút khỏi thị trường châu Á nói chung và ASEAN nói riêng để chuyển sang các khu vực khác có vẻ ổn định hơn (chu chuyển vốn vào các nước đang phát triển ở châu Á giảm hơn 60 tỷ USD và chỉ còn 40 tỷ USD trong năm 1997) Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng vạn các công ty khắp châu Á trong đó có các tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, điện tử và công nghiệp Các nước bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng hầu hết đều có mức tăng trưởng âm và có tỷ lệ thất nghiệp cao Đến 6/ 4/ 1998 IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á đã qua Nhưng cuộc khủng hoảng lại tiếp tục với nhiều diễn biến khó lường trước được đã cuốn các quốc gia trong khu vực châu Á vào những nỗ lực vượt bậc Hội nghị các thứ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng nhà nước nhóm G7 và 11 nước châu Á - Thái Bình Dương tại Tokyo thảo luận về việc ổn định đồng Yên và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền tệ lần thứ 2 tại khu vực và tìm cách khôi phục nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái chưa từng có trong 23 năm
Trang 10Các dấu hiệu hồi phục kinh tế bắt đầu xuất hiện từ tháng 4/ 1999, chấm dứt một thời gian dài mà chỉ nghe thấy tin tức về sự sụt giá của các đồng tiền, tăng trưởng âm Sự hồi phục diễn ra mạnh nhất ở Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với mức tăng GDP 9% so với mức âm 6% năm 1998 Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia ASEAN năm
1999 đạt 3% so với âm 7,5% năm 1998
2.2 NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
2.2.1.1 Thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái không linh hoạt.
Nhiều nước mới nổi ở châu Á đã gắn đồng tiền của mình với đồng USD
và đồng thời thực hiện chính sách nới lỏng việc kiểm soát trao đổi buôn bán ngoại tệ bằng cách cho phép người dân trong nước thực hiện các khoản vay bằng đồng USD và người nước ngoài buôn bán đồng nội tệ khá tự do Việc thực hiện chế độ tỷ giá cố định và nới lỏng kiểm soát ngoại tệ này nhằm khuyến khích kinh tế phát triển cao từ khía cạnh tài chính bằng cách khuyến khích dòng chảy tư bản bên ngoài vào và tạo ra các cơ hội đầu tư nhiều hơn cho các nhà đầu
tư nước ngoài
Tuy nhiên dòng chảy tư bản lớn vào khu vực đã tạo ra sự chênh lệch tỷ giá hối đoái Việc giá các đồng nội tệ được định giá cao hơn giá trị thực làm cho sức cạnh tranh của các nền kinh tế này bị suy giảm so với các quốc gia khác đồng thời phải chịu các đợt đầu cơ vào dự đoán các đồng tiền này sẽ bị giảm giá vào tương lai gần
2.2.1.2 Dựa quá nhiều vào nợ - đặc biệt là nợ ngắn hạn.
Các nước Đông Nam Á là những nước xuất khẩu lớn bao gồm cả hàng chế tạo và có thể dễ dàng bù đắp cho nợ nước ngoài lớn Tuy nhiên là chỉ có thu
Trang 11nhập từ xuất khẩu thì chưa đủ để trả nợ đặc biệt là vào những năm đầu thập kỷ
90 xuất khẩu của các nước này gặp khó khăn do thị trường đã bão hoà, sức cạnh tranh giảm Khi dự trữ ngoại tệ không đủ lớn để trả nợ gốc và lãi đến hạn thì các nước này đã tuyên bố tình trạng khủng hoảng cần sự giúp đỡ quốc tế
Bảng 2.1:Nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối ( đến cuối năm 1997)
đã góp phần vào sự phát triển quá mức của khu vực phi thương mại Kết quả là những khoản vốn được tập trung vào lĩnh vực không sinh lời đã trở thành những khoản nợ khó đòi hoặc không thể đòi được Tổng mức nợ khó đòi của các nền kinh tế ASEAN đã lên tới 130 - 140% GDP Khi đồng tiền bị phá giá, khu vực bất động sản bị sụp xuống thì bản cân đối của các công ty tài chính các ngân hàng bị phơi ra, vỡ nợ lan nhanh
Trang 122.2.1.4 Sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng.
Các ngân hàng thuộc các nước ASEAN đã chi và đầu tư mà không tính đến khả năng cạnh tranh với nước ngoài Họ đảm bảo và khích lệ các công ty trong nước vay không cần giới hạn dùng các quan hệ “tín chấp” thay cho các quan hệ thế chấp tài sản, quá lạc quan khi đánh giá cao vai trò của các đồng nội tệ điểm mạnh và đồng thời cũng là chỗ yếu của các nước Đông Nam Á là mối liên hệ giữa chính quyền ngân hàng và doanh nghiệp Mối liên kết chặt chẽ này nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu và đề án phát triển lớn lao do nhà nước đề
ra Chính sự liên kết này làm cho các thể chế kiểm soát và đánh giá tài chính nhiều khi không cần thiết hoặc trở nên mất hiệu lực, thông tin bị nhiễu hoặc không nhiều thì chính quyền cũng bằng mọi cách vực dậy các doanh nghiệp trên
đà phá sản Do hậu quả của những yếu kém đó các thể chế tài chính trong nước phải gánh chịu những rủi ro lớn tập trung do đầu tư vào những bong bóng kiểu như bất động sản và những rủi ro về lãi suất và tỷ giá hối đoái về mặt nghĩa vụ
nợ
2.2.2 Nguyên nhân bên ngoài
2.2.2.1 Tự do hoá dòng chảy tư bản.
Toàn cầu hoá gây khủng hoảng Di chuyển vốn quốc tế là một trong những nội dung cơ bản của các giao dịch kinh tế quốc tế tạo nên sự lưu động các yếu tố sản xuất và các loại tiền vốn trên thị trường thế giới Từ những năm 80 xu thế toàn cầu hoá thị trường tiền vốn quốc tế phát triển rất mạnh đã tăng cường ảnh hưởng của lưu động tiền vốn quốc tế đối với tình hình kinh tế thế giới Hơn nữa
do tiền vốn ký hiệu ngày càng phát triển đặc biệt loại tiền vốn ngắn hạn quốc tế được gọi là “vốn lang thang” qúa lớn trong tổng số vốn lưu động trên thị trường thế giới đã làm tăng tính biến động của nền kinh tế thế giới Hiện nay có khoảng
Trang 131500 tỷ USD được gọi là “vốn lang thang” trên thế giới, hình thành lực lượng đầu cơ mạnh dễ gây nên những biến động tài chính tiền tệ quốc tế Sự xuất hiện tiền điện tử tạo điều kiện làm cho tiền và hàng không còn giữ mối quan hệ đáng phải có, dẫn đến rối loạn hệ thống tài chính tiền tệ Các dòng chảy tư bản ngắn hạn đều có đặc điểm chung là có thể biến đổi cả nền kinh tế tức là chúng tăng mạnh lên khi nền kinh tế đang phát triển và rút đi nhanh chóng khi nền kinh tế
có dấu hiệu bất ổn
2.2.2.2 Đầu cơ quốc tế.
Các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Nam Á đã chịu những đợt tấn công của các nhà đầu cơ tài chính quốc tế làm đồng tiền mất giá liên tục
kể cả khi ngân hàng trung ương can thiệp lớn cộng với sự giúp đỡ quốc tế Ngoài ra còn có các tác động của một số thế lực tài chính phương Tây Họ muốn làm giảm giá đồng tiền các nước Đông Nam Á nhằm: một là nâng cao giá trị đồng USD để có lợi về kinh tế cho nước giàu; hai là dễ bề thúc ép các nước này chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cả chính trị
2.2 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG CỦA IMF
Ở các nước bị cuộc khủng hoảng hoành hành, tình trạng sụt giá tiền tệ cũng như chứng khoán diễn ra mang tính chất dây chuyền nghiêm trọng và khó chặn đứng Người ta đổ xô đi mua USD và các ngoại tệ mạnh trong khi các nhà đầu tư hối hả chuyển vốn ra nước ngoài Cho đến đầu năm 1998 cuộc khủng hoảng đẩy lên cao tới cao trào của sự hoảng loạn, kèm theo sự sụp đổ của tiền tệ
là sự rối loạn thị trường chứng khoán Các nền kinh tế châu Á chao đảo đặc biệt nghiêm trọng tập trung vào 3 nước Hàn Quốc, Indonexia và Thái Lan chính phủ của các nước này lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nặng nề để ngăn chặn quá trình phá giá và giải quyết nợ nước ngoài, trong khi đó nguồn đầu tư
Trang 14từ nước ngoài không những giảm mạnh mà còn có xu hướng rút ra càng làm tình hình thêm khó khăn Đứng trước tình hình này một số quốc gia lâm vào khủng hoảng đã đề nghị IMF trợ giúp
Với mục đích là cung cấp cho các nước hội viên và tín dụng ngắn hạn và trung hạn khi gặp khó khăn về tiền tệ do cán cân thanh toán thiếu hụt, IMF đã lập ra các kế hoạch giúp những nước yêu cầu sự giúp đỡ, đồng thời còn để cứu
cả các bên tư nhân nước ngoài khỏi bị vỡ nợ nếu những nước này không được IMF cấp tiền Trong chương trình cứu giúp của mình IMF đã đề ra các mục tiêu chính là : kiên quyết ngăn chặn việc trốn tránh thi hành các nghĩa vụ với nước ngoài (hàm ý nghĩa trả nợ nước ngoài); khôi phục lại cân bằng tài chính trong
đó đảm bảo cân bằng ngân sách là quan trọng, kiềm chế lạm phát gia tăng; tái lập và củng cố dự trữ ngoại hối; cải cách hệ thống ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của hệ thống này; xoá bỏ độc quyền tiến hành cải cách sâu rộng khu vực phi tài chính trong nước; khống chế sự suy giảm sản lượng
Để thực hiện các mục tiêu này, IMF cung cấp cho các nước thành viên những khoản vay khổng lồ để hỗ trợ chương trình cải cách này IMF phê duyệt khoảng 26 tỷ SDR tương đương khoảng 36 tỷ USD trợ giúp các nước yêu cầu
hỗ trợ, khởi đầu việc huy động khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn đa phương và song phương để hỗ trợ cho các chương trình cải cách này Sự trợ giúp này giúp các quốc gia gặp khủng hoảng, tạm thời ngăn chặn việc xuống giá tiếp tục của các đồng tiền và tái lập, củng cố dự trữ ngoại hối và quan trọng là giúp thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài nhận được món nợ từ các bên tư nhân lẫn nhà nước ở các nước gặp khủng hoảng
Bên cạnh việc trợ giúp tài chính, IMF giúp đỡ 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan - giàn xếp các chương trình cải cách
Trang 15kinh tế có khả năng phục hồi lòng tin và được IMF ủng hộ Chương trình cải cách kinh tế này nhằm xoá bỏ nguồn gốc của khó khăn thanh toán, ngăn chặn sự lan truyền của khủng hoảng, khắc phục khủng hoảng và chuẩn bị nền tảng cho tăng trưởng kinh tế IMF cho rằng nguyên nhân cơ bản của thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế là nhu cầu về tiền tệ quá lớn, liên quan trước hết đến việc tăng quá lớn khối lượng tiền tệ và tăng chi phí của nhà nước Đồng thời giữa chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá, dịch vụ ở những nước sản xuất chủ yếu không phù hợp với nhau
Vì vậy, để khắc phục sự thiếu hụt cán cân thanh toán theo đề nghị của IMF, cần thực hiện hai phương pháp:
Thứ nhất giảm tổng nhu cầu về tiền nhờ chính sách tiền tệ - tín dụng và quản lý ngân sách (tăng lãi suất chính thức, dự trữ tối thiểu, hợp lý hoá tín dụng, hạn chế chi tiêu ngân sách về nhu cầu xã hội, về trợ cấp nhà nước, tăng thuế ); Thứ hai là phá giá tiền tệ hoặc chuyển sang chế độ thả nổi
Với cách tiếp cận như trên, IMF buộc áp dụng phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt ở những nơi chưa sử dụng phương thức này Sửa đổi chính sách tài chính công cộng, các chính phủ phải thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công cộng, tăng các nguồn thu ngân sách từ thuế nhằm bảo vệ sự cân bằng tài khoản vãng lai cũng như tái củng cố dự trữ ngoại hối quốc gia Theo IMF cả hai nền kinh tế Đông và Đông Nam Á đều phải thắt chặt chi tiêu ngân sách bằng cách hoãn hoặc huỷ bỏ tất cả những dự án đầu tư lớn, có độ mạo hiểm cao, đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước bằng chương trình tư nhân hoá do sự hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và mối quan hệ khăng khít đến dễ tham nhũng giữa doanh nghiệp và nhà nước
Trang 16Các nước phải tạm thời thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế áp lực đối với cán cân thanh toán Theo yêu cầu của IMF, các nước thực hiện thắt chặt tín dụng trong nước, kiểm soát vấn đề nợ của khu vực tư nhân thật chặt chẽ, hạn chế vay tín dụng bằng cách buộc các chính phủ phải nâng lãi suất vay lên mức cao Cơ sở của chủ trương thắt chặt tín dụng là ép cầu đầu tư cũng như cầu tiêu dùng của xã hội xuống một mức hợp lý để dần dần sửa chữa hậu quả của nền kinh tế bong bóng Ở Thái Lan, chính phủ phải duy trì lãi suất cao (vào khoảng 20%).
IMF nhận định sự yếu kém trong hệ thống tài chính và ở mức độ đáng kể trong vấn đề quản lý đã gây ra khủng hoảng Sự kết hợp của quá trình giám sát lĩnh vực tài chính không đầy đủ Sự đánh giá và quản lý rủi ro tài chính yếu kém, sự duy trì tỷ giá hối đoái tương đối cố định đã khiến cho các ngân hàng và công ty vay một lượng vốn quốc tế, phần lớn trong số đó là ngắn hạn bằng ngoại tệ và không được bảo hiểm Theo năm tháng, nguồn vốn nước ngoài có
xu hướng được sử dụng để tài trợ cho những khoản đầu tư không có hiệu quả kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng không được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng hiệu quả tối đa mà bị chi phối bởi các mối quan hệ thiếu lành mạnh giữa chính phủ doanh nghiệp ngân hàng Do đó, IMF buộc các quốc gia gặp khủng hoảng phải cải thiện hiệu quả các định chế tài chính trung gian cũng như tính lành mạnh của hệ thống tài chính Ở Thái Lan, chính phủ phải cải
tổ cơ cấu của khu vực tài chính tập trung vào đình chỉ và cơ cấu lại các thiết chế không thể đứng vững được (bao gồm 58 công ty tài chính), ở Hàn Quốc chính phủ phải mở cửa thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài, đình chỉ hoạt động cuả chín ngân hàng đầu tư mất khả năng thanh toán