ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI TUẤN ANH PHÁP LUẬT VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC... Tình cấp thiết của đề tài CTCP là một trong n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI TUẤN ANH
PHÁP LUẬT VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI TUẤN ANH
PHÁP LUẬT VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
Hà Nội – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương 1 10
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 10
1.1 Khái niệm công ty cổ phần 10
1.1.1 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của công ty cổ phần …….10
1.2 Khái niệm vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phầnError! Bookmark not defined
1.2.2 Khái niệm vốn chủ sở hữu và các nguồn hình vốn chủ sở hữu trong công ty
cổ phần Error! Bookmark not defined
1.2.3 Vốn điều lệ: Error! Bookmark not defined
1.2.5 Xác định mệnh giá cổ phần Error! Bookmark not defined
1.2.7 Thặng dư vốn cổ phần Error! Bookmark not defined
1.3 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về vốn chủ sở hữu công ty cổ phầnError! Bookmark not defined Chương 2 Error! Bookmark not defined
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY CỔ
PHẦN Error! Bookmark not defined
2.1 Quy định của pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu CTCPError! Bookmark not defined
2.1.1 Xác định vốn điều lệ Error! Bookmark not defined
2.1.2 Mệnh giá cổ phần Error! Bookmark not defined
2.1.3 Góp vốn điều lệ Error! Bookmark not defined
Trang 52.1.5 Chủ thể góp vốn Error! Bookmark not defined
2.1.6 Hình thức góp vốn Error! Bookmark not defined
2.1.7 Định giá tài sản góp vốn Error! Bookmark not defined
2.2 Quy định của pháp luật về tăng, giảm vốn chủ sở hữu CTCPError! Bookmark not defined
2.2.1 Tăng vốn điều lệ CTCP Error! Bookmark not defined
2.2.2 Giảm vốn điều lệ CTCP Error! Bookmark not defined
2.3 Quy định của pháp luật về thặng dư vốn và các loại quỹ CTCPError! Bookmark not defined
2.4 Quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu CTCPError! Bookmark not defined
2.4.3 Quản lý việc sử dụng vốn chủ sở hữu thực hiện đầu tư tài chính và vấn đề
sở hữu chéo Error! Bookmark not defined
Chương 3 Error! Bookmark not defined
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
VỐN CHỦ SỞ HỮU CTCP Error! Bookmark not defined
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về vốn chủ sở hữu CTCP:Error! Bookmark not defined 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vốn chủ sở hữu:Error! Bookmark not defined
3.2.1 Các hình thức góp vốn Error! Bookmark not defined
3.2.2 Mệnh giá cổ phần Error! Bookmark not defined
3.2.3 Giảm vốn điều lệ Error! Bookmark not defined
3.2.4 Bảo vệ cổ đông thiểu số Error! Bookmark not defined
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1 So sánh quy định về vốn điều lệ trong các văn
2 Bảng 2.2 So sánh các trường hợp tăng vốn điều lệ 49
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tình cấp thiết của đề tài
CTCP là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay không chỉ ở trên thế giới mà còn ở Việt Nam, được xem là phương thức hữu hiệu để huy động vốn cho kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế
CTCP là hình thức đầu tiên và đặc trưng nhất của loại hình công ty đối vốn Trong đó, công ty chú trọng tới vốn góp của các thành viên để tạo thành vốn chủ sở hữu Đặc điểm quan trọng của CTCP là có sự tách bạch giữa tài sản của các cá nhân là thành viên công ty với công ty, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp mà họ góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn) Ngoài ra, vốn của CTCP được chia thành các phần nhỏ bằng nhau và được
dễ dàng chuyển nhượng tự do Đặc biệt, CTCP được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn Chính điều này đã giúp cho CTCP có được lợi thế hơn nhiều so với các loại hình công ty khác trong việc huy động vốn dài hạn, tạo tiền đề giúp DN triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, qua đó đóng góp vào
sự phát triển của nền kinh tế
Với những ưu thế và lợi ích đối với người góp vốn, nhà đầu tư và nền kinh tế như vậy, ở nước ta mô hình CTCP được xem là một hướng đi quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta Điều này được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
X: “Đối với kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình CTCP như chuyển thành DN cổ phần, bán cổ phần cho người lao động”
Dựa trên tinh thần đó, LDN 2005 và tiếp theo đó là LDN 2014 đã được ban hành nhằm xác định địa vị pháp lý, cũng như khuôn khổ pháp lý của CTCP để công ty
có thể hoạt động và phát huy hết những ưu điểm của mình, nhất là ưu điểm trong việc tạo lập và huy động vốn chủ sở hữu
Tuy nhiên, LDN hiện hành nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung vẫn còn
có một số những hạn chế, bất cập liên quan đến việc tạo lập, huy động và quản lý sử
Trang 9dụng vốn chủ sở hữu CTCP như: quy định về hình thức góp vốn, xác định mệnh giá cổ phần, giảm vốn điều lệ, bảo vệ an toàn vốn và tài sản của cổ đông…Những điểm này nếu không được giải quyết sẽ cản trở hoạt động của CTCP, gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho cổ đông cũng như tạo ra những rủi ro nhất định dành cho các chủ nợ trong việc
thu hồi nợ Với những lý do ở trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật về vốn chủ sở hữu
trong công ty cổ phần ở Việt Nam” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ về lý luận
và thực tiễn các vấn đề liên quan đến vốn chủ sở hữu của CTCP và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định có liên quan đến vốn chủ sở hữu CTCP
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, vấn đề vốn trong CTCP thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của những nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, pháp luật Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này gồm:
Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp – TS Nguyễn Thị Lan Hương, NXB Chính trị Quốc gia năm 2013
Công ty: Vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật DN 2005 - Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và TS Nguyễn Đình Cung, NXB Tri Thức năm 2009
Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam – Nguyễn Thanh Hải, Luận văn thạc sỹ Kinh tế (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2007
Luật DN – Vốn và quản lý trong công ty cổ phần – Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, NXB Trẻ năm 2003
Một số vấn đề pháp lý của công ty cổ phần theo Luật DN – Lê Thị Hải Ngọc Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội) năm 2002
Cấu trúc vốn của công ty – PGS PTS Lê Hồng Hạnh, Tạp chí luật học số 03 năm 1996
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều đề cập đến các vấn đề pháp lý về vốn và quản lý của CTCP Tuy vậy, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề vốn chủ sở hữu của CTCP, đặc biệt là trong bối cảnh LDN 2014 mới được ban hành với nhiều thay đổi quan trọng có liên quan đến vấn đề vốn của công ty
Với nội dung đề tài: “Pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở
Trang 10quy định này vào thực tế với hy vọng sẽ đưa ra những đóng góp mới có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc
3.Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được thực hiện với một số mục đích sau đây:
- Nghiên cứu và làm rõ lý luận về CTCP và vốn chủ sở hữu CTCP
- Nghiên cứu và làm rõ thực trạng áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam trong việc tạo lập, huy động và quản lý sử dụng vốn chủ sở hữu của CTCP
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật trong việc tạo lập, huy động và quản lý sử dụng vốn chủ sở hữu của CTCP
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về vốn chủ sở hữu trong CTCP ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: CTCP ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá các quy định của pháp luật về vốn chủ sở hữu CTCP Bên cạnh đó, thông qua phương pháp điều tra để nghiên cứu thực trạng tạo lập, huy động và quản lý sử dụng vốn chủ sở hữu CTCP Trên cơ sở đó, đưa ra những phân tích, nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định này trong thực tế để làm rõ những bất cập của pháp luật liên quan đến vấn đề vốn chủ sở hữu của CTCP
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được chia thành ba chương
- Chương 1: Khái quát chung về CTCP và vốn chủ sở hữu trong CTCP
- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về vốn chủ sở hữu CTCP
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về vốn chủ sở hữu CTCP
Trang 11Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm công ty cổ phần
1.1.1 Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của công ty cổ phần
CTCP là một loại hình công ty phổ biến bậc nhất hiện nay, được xem là phương thức phát triển hoàn thiện nhất cho đến nay của xã hội loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển Ở các nước khác nhau, CTCP có thể có những tên gọi khác nhau Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD)
và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha)…[17; tr 2]
Về mặt lịch sử hình thành, CTCP ra đời sau các loại công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn Khác với sự ra đời của hình thức công ty TNHH – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn kinh doanh, CTCP được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận
CTCP xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh (1600-1874) Nó được thành lập ngày 31/10/1860 bởi một nhóm
có 218 người, và được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở châu Á, châu Phi Ngày 01/6/1874, Công ty bị giải thể khi giấy phép lần sau cùng không được gia hạn Công ty đầu tiên này hoạt động hết sức lỏng lẻo: “Người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến
đi biển nhận lại vốn cổ phần và tiền lãi” [3; tr 10] Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các CTCP theo hình thức tương tự công ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt CTCP xuất hiện ở Thụy Điển, Đan Mạch, Đức…
Ở Mỹ, CTCP phát triển rất mạnh Lúc đầu là vì phải xây dựng đường xe lửa, sau này là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ rộng lớn của
Mỹ Chính do yêu cầu tài trợ cho các công ty làm đường xe lửa mà thị trường chứng khoán ở NewYork phát triển Năm 1811, bang NewYork ban bố luật về tính TNHH
Trang 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1 Các Mác (1975), Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb Sự thật, HN
2 Đặng Cẩm Thuý (1997), “Bàn về con đường hình thành CTCP ở các
nước Tư bản và vận dụng vào Việt Nam”, Tạp chí NCKT, Số 225/1997
3 Đoàn văn Trường (1996), Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động
Công ty cổ phần, Nxb KHKT, HN
4 Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1973), Luật thương mại dẫn giải, Quyển II, Kim lai ấn quán, Sài Gòn
5 Lê Thị Châu (1997), Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb Lao động,
HN
6 Ngô Huy Cương (2003), “Công ty: Từ bản chất pháp lý tới các loại hình”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế- Luật, Số 1/2003
7 Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại phần chung và
thương nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
8 Nguyễn Mạnh Bách (2006), Các công ty thương mại, NXB Tổng hợp
Đồng Nai
9 Nguyễn Ngọc Bích (2003), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong
CTCP, Nxb Trẻ
10 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: Vốn, quản lý
và tranh chấp, NXB Trí thức
11 Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia
12 Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an Nhân
dân
13 Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an Nhân
dân
Trang 1314 Phạm Duy Nghĩa (2002), Vietnam Business in transition, Thế giới
Publishers [15]
15 Phạm Trí Hùng, Đặng Thế Đức (2011), Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động –Xã hội
16 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật chứng khoán, NXB
Công an nhân dân
17 Viện Kinh tế Thế giới (1991) Công ty cổ phần, Các nước phát triển – Quá trình thành lập, tổ chức quản lý, Nxb KHXH., 1991, tr.5
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
18 Denis Clifford and Ralph Warner (2006), Form A Partnership, 7th
edition, Nolo Press
19 L Ménard, M Chlala (1991), Comptabilité Intermédiaire, Editions du Nouveau Pédagogique, Canada
20 P.P Peterson (1994), Financial Management and Analysis, McGrawHill,
USA
21 R.J.Teweles, E.S Bradley (1998), The Stock Market, John Wiley and son
Inc, USA
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
22 Bộ Tài chính (2003), Thông tư 19/2003/TT-BTC ngày 20/3/2003 hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công
ty cổ phần, Hà Nội
23 Bộ Tài chính (2007), Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ
phần của Công ty đại chúng, Hà Nội
24 Bộ Tài chính (2012), Thông tư 130/2012/TT-BTC ngày 10/8/2012 hướng dẫn việc mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và một số trường hợp phát
Trang 1425 Bộ Tài chính (2012), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng
dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội
26 Bộ Tài chính (2009), Thông tư 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009
hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác kèm theo Nghị định
09/2009/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành, Hà Nội
27 Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Hà Nội
28 Chính phủ (2010), Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội
29 Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà
Nội
30 Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán,
Hà Nội
31 Chính phủ (2014), Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học
và công nghệ, Hà Nội
32 Chính phủ (2015), Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội
33 Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội
34 Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội