1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận sinh học đại cương

20 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 47,03 KB

Nội dung

PHẦN I – SINH HỌC CƠ THỂ A. SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT I. MÔ THỰC VẬT Mô là một tập hợp tế bào có cùng nguồn gốc, có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng sinh lý. Phân loại: Dựa vào tính chất và mức độ tổ chức: • Mô đơn giản • Mô phức tạp Dựa vào cấu trúc, chức năng, vị trí và nguồn gốc: • Mô phân sinh • Mô chuyên hóa( mô vĩnh viễn) 1. Mô phân sinh Là một tập hợp tế bào non chưa phân hóa, có khả năng phân cắt rất nhanh và liên tục tới cuối đời sống của cây để tạo ra những tế bào mới, các tế bào mới này sẽ phân hóa để hình thành các loại mô khác. Phân loại: dựa vào vị trí của mô phân sinh trên cơ thể có thể chia ra mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng( gióng) và mô phân sinh bên.(H.1.1) Dựa vào trình tự phát triển, phân biệt ra 2 loại: Mô phân sinh sơ cấp( primary tissues): tăng trưởng chiều cao cây • Mô phân sinh ngọn: có ở ngọn thân, ngọn cành, ngọn rễ. Phân hóa thành 3 loại mô( tầng nguyên bì phát triển thành mô che chở sơ cấp; tầng trước phát sinh phát triển thành mô dẫn sơ cấp và mô che chở thứ cấp; mô phân sinh cơ bản phát triển thành các mô cơ bản: mô mềm, mô dày và mô cứng).( H.1.2) • Mô phân sinh lóng: có ở gốc mỗi lóng, làm cho lóng dài ra( thường gặp ở cây họ Lúa( poaceae). Mô phân sinh thứ cấp_secondary tissues( mô phân sinh bên): gia tăng đường kính cơ quan trục của cây.( H.1.3) • Tầng phát sinh mạch: hoạt động tạo mô dẫn thứ cấp. • Tầng sinh bần: hoạt động tạo mô che chở thứ cấp( chu bì).

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I – SINH HỌC CƠ THỂ 1

A SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT 1

I MÔ THỰC VẬT 1

1 Mô phân sinh 1

2 Mô chuyên hóa( mô vĩnh viễn) 1

II CƠ QUAN SINH DƯỠNG 5

1 Rễ cây 5

2 Thân cây(H.1.18) 5

3 Lá cây 6

4 Sinh sản ở thực vật có hoa hạt kín 6

III SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT 7

1 Tính hướng động của thực vật 7

2 Hoocmon tăng trưởng ở thực vật 7

B SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT 8

I TỔ CHỨC CƠ THỂ CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG( CƠ THỂ NGƯỜI) 8

1 Các hệ cơ quan trong cơ thể 8

2 Các loại mô 8

II QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT 9

1 Tiêu hóa 9

2 Hô hấp 9

3 Bài tiết( H.2.7) 9

4 Tuần hoàn 9

5 Trao đổi năng lượng 10

III QUÁ TRÌNH SINH SẢN 11

1 Cơ quan sinh dục 11

2 Các hình thức sinh sản 11

PHẦN II SINH THÁI HỌC_CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 13

I LOÀI NGƯỜI VÀ CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH 13

1 Nhiệt độ và con người 13

2 Nước và con người 13

Trang 2

3 Không khí và con người 14

4 Nhân tố phóng xạ 14

5 Một số nhân tố khác 15

II LOÀI NGƯỜI VÀ NGOẠI CẢNH HỮU SINH 16

1 Quan hệ về dinh dưỡng của loài người và ngoại cảnh hữu sinh 16

2 Quan hệ giữa loài người và các ký sinh vật gây bệnh trên người 16

III CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÔ SINH VÀ HỮU SINH GÂY ĐỘT BIẾN CẢM ỨNG Ở NGƯỜI 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

PHẦN I – SINH HỌC CƠ THỂ

A SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT

Mô là một tập hợp tế bào có cùng nguồn gốc, có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng sinh lý

Phân loại:

- Dựa vào tính chất và mức độ tổ chức:

 Mô đơn giản

 Mô phức tạp

- Dựa vào cấu trúc, chức năng, vị trí và nguồn gốc:

 Mô phân sinh

 Mô chuyên hóa( mô vĩnh viễn)

1 Mô phân sinh

Là một tập hợp tế bào non chưa phân hóa, có khả năng phân cắt rất nhanh và liên tục tới cuối đời sống của cây để tạo ra những tế bào mới, các tế bào mới này sẽ phân hóa để hình thành các loại mô khác

Phân loại: dựa vào vị trí của mô phân sinh trên cơ thể có thể chia ra mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng( gióng) và mô phân sinh bên.(H.1.1)

Dựa vào trình tự phát triển, phân biệt ra 2 loại:

- Mô phân sinh sơ cấp( primary tissues): tăng trưởng chiều cao cây

 Mô phân sinh ngọn: có ở ngọn thân, ngọn cành, ngọn rễ Phân hóa thành 3 loại mô( tầng nguyên bì phát triển thành mô che chở sơ cấp; tầng trước phát sinh phát triển thành mô dẫn sơ cấp và mô che chở thứ cấp; mô phân sinh cơ bản phát triển thành các mô cơ bản: mô mềm, mô dày và mô cứng).( H.1.2)

 Mô phân sinh lóng: có ở gốc mỗi lóng, làm cho lóng dài ra( thường gặp ở cây họ Lúa( poaceae)

- Mô phân sinh thứ cấp_secondary tissues( mô phân sinh bên): gia tăng đường kính cơ quan trục của cây.( H.1.3)

 Tầng phát sinh mạch: hoạt động tạo mô dẫn thứ cấp

 Tầng sinh bần: hoạt động tạo mô che chở thứ cấp( chu bì)

2 Mô chuyên hóa( mô vĩnh viễn)

Trang 4

Phân loại: mô che chở( mô bì), mô nâng đỡ(mô mềm, mô dày và mô cứng)_mô căn bản hay mô cơ, mô dẫn truyền và mô tiết

a) Mô che chở( mô bì)

Là tập hợp các tế bào bao bọc toàn bộ mặt ngoài tất cả các cơ quan của

cơ thể thực vật, thường là 1 lớp tế bào có vách bằng cellulose xếp khích với nhau

Chức năng bảo vệ cho các mô bên trong khỏi các tác nhân có hại của môi trường sống đồng thời thực hiện trao đổi chất với môi trường bên ngoài (H.1.4)

 Mô che chở sơ cấp( lớp biểu bì)

Lớp tế bào phân bố trên bề mặt của toàn bộ các cơ quan trước khi các cơ quan này biến đổi sang cấu tạo thứ cấp

Gồm: tế bào biểu bì, lông( long che chở, lông tiết, lông hút) và khí khổng (H.1.5 và H.1.6)

 Mô che chở thứ cấp( mô bì thứ cấp, chu bì, thụ bì)

Do tầng sinh bần hoạt động tạo ra để thay thế cho mô che chở sơ cấp ở thân và rễ.(H.1.7)

Chu bì gồm 3 lớp sắp xếp liên tiếp nhau theo thứ tự từ ngoài vào trong: lớp bần, tầng sinh bần, lớp vỏ lục

Lỗ vỏ là phần chu bì có tầng sinh bần hoạt động hơn sản sinh ra mô bổ sung khác với lớp bần ở chỗ có nhiều khoảng gian bào giúp thông khí cho chu bì

b) Mô nâng đỡ( mô cơ)

Gồm những tế bào có vách dày( do tẩm liginin hay cellulose), cứng, chắc, đảm nhiệm chức nhiệm chức năng cơ học là giúp cây đứng vững

 Mô dày( giao mô)

Là tập hợp tế bào sống, vách bằng cellulose, thường nằm trong vùng vỏ, sát dưới biểu bì Vách cellulose dày đảm bảo chức năng nâng đỡ

Dựa vào cấu tạo và vị trí dày lên của vách mà phân loại:

Mô dày góc: cellulose ngấm vào các góc tế bào

Mô dày tròn: cellulose ngấm toàn thể chu vi tế bào, giữa các tế bào không

có khoảng gian bào

Mô dày phiến: cellulose ngấm theo vách tiếp tuyến giữa hàng tế bào

Trang 5

Mô dày xốp: các tế bào có màng dày không dính chặt với nhau mà ở các góc tế bào bị bong ra tạo thành các khoảng gian bào(H.1.8)

 Mô cứng

Vách mộc tố dày tẩm mộc tố, đảm bảo vai trò nâng đỡ, có 2 loại tế bào là:

 Sợi: những tế bào kéo dài, tạo thành những dải, mạng hoặc hình trụ rỗng

 Thể cứng( cương bào): tế bào ngắn hơn sợi, có nhiều hình dạng khác nhau( tế bào đá, thể cứng lớn, thể cứng hình xương, thể cứng hình sao, thể cứng hình sợi).(H.1.9)

 Mô mềm

Là những tế bào sống mềm dẻo và ít chuyên hóa nhất, có vách cellulose mỏng, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể và giữ vai trò dự trữ là chủ yếu.(H.1.10)

Dựa vào hình dạng có thể phân các dạng mô mềm sau: mô mềm đặc, mô mềm đạo, mô mềm khuyết( mô xốp);

Dựa vào chức năng có thể phân biệt làm 2 dạng mô mềm sau:

o Mô mềm đồng hóa: tế bào có lục lạp( mô dậu_lục mô hình hàng rào mặt trên phiến lá; mô khuyết_mô mềm xốp, mô thông khí mặt dưới phiến lá).(H.1.11)

o Mô mềm dự trữ: có ở vùng vỏ, tủy cơ quan hoặc ở các cơ quan dự trữ( rễ củ, thân củ, nội nhũ của hạt…)

c) Mô dẫn truyền

Hệ thống dẫn truyền ở thực vật bậc cao gồm 2 loại: mô xylem( mô gỗ) và mô phloem( mô libe).(H.1.12)

 Mô xylem(mô gỗ)

Chức năng chủ yếu là dẫn nhựa nguyên từ rễ qua thân trên lá theo một chiều, nâng đỡ và dự trữ

Gồm nhu mô gỗ và mạch gỗ, vách cellulose tẩm mộc tố Xylem là một loại mô phức tạp với nhiều kiểu tế bào khác nhau, gồm cả những yếu tố sống và không sống:

Hệ thống

trục

Quản bào

Sợi quản bào dạng sợi Sợi gỗ

Chống đỡ, đôi khi tích lũy chất dinh dưỡng

Hệ thống Tế bào mô mềm Tích lũy và vận chuyển chất dinh dưỡng

Trang 6

tia theo hướng xuyên tâm

Bảng 1: các kiểu tế bào xylem và chức năng

Ở các tế bào dẫn sơ cấp có vách thứ cấp phát triển khác nhau, có thể có hình vòng, hình xoắn, hình thang, hình điểm và có cả những dạng trung gian.(H.1.13)

 Mô phloem( mô libe)

Là mô dẫn truyền các sản phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá đi khắp các cơ quan khác của cây( dẫn truyền 2 chiều), cùng tổ hợp với xylem trong hệ thống mô dẫn truyền

Gồm nhu mô libe và tế bào ống sàng, vách cellulose Phloem có 1 số kiểu tế bào phát triển trong mô sơ cấp và thứ cấp:

Hệ thống

trục

Các yếu tố rây

Tế bào rây Thành phần ống rây và tế bào kèm

Dẫn truyền chất dinh dưỡng

Sợi

Tế bào mô cứng

Chống đỡ, đôi khi tích lũy chất dinh dưỡng

Hệ thống

tia

Tế bào mô mềm Tích lũy và vận chuyển chất dinh dưỡng

theo hướng xuyên tâm

Bảng 2: các kiểu tế bào phloem và chức năng(H.1.14)

d) Mô tiết

Là một hay một nhóm tế bào sống, vách bằng cellulose mỏng, có nhiệm vụ tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất( có thể được đưa ra ngoài hoặc tích lũy lại)

Có 2 loại mô tiết chính: mô tiết ngoài và mô tiết trong

 Mô tiết ngoài

Bao gồm các thành phần cơ quan: Lông tiết; Tuyến tiết: tuyến tiết mật, tuyến tiết mùi, tuyến tiết muối, tuyến tiết chất nhầy, tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa( gặp ở thực vật ăn thịt); Lỗ nước

 Mô tiết trong

Bao gồm các thành phần cơ quan: Tế bào tiết, Ống tiết, Túi tiết, Ống nhựa mủ

II CƠ QUAN SINH DƯỠNG

Rễ, thân , lá là cơ quan sinh dưỡng ở thực vật có mạch Giữa chúng có những đặc điểm chung về cấu tạo nhưng phân bố ở những loại môi trường khác nhau và đảm

Trang 7

nhiệm những chức năng khác nhau nên có những đặc điểm riêng biệt trong cấu tạo, đặc trưng cho mỗi cơ quan

1 Rễ cây

Rễ và thân là các cơ quan trục, rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường nằm trong đất, có chức năng chủ yếu là hút nước và chất khoáng Ngoài ra rễ còn giúp neo chặt cây vào đất, giữ cho cây đứng vững vì hệ thống rễ thường phân nhánh rất nhiều một số rễ cây còn dự trữ dinh dưỡng cho cây, một số khác lại tham gia vào việc sinh sản sinh dưỡng

a) Các phần của rễ

Thường có hình trụ hơi nhọn ở đầu Rễ có 4 phần: Chóp rễ, Miền sinh trưởng, Miền hấp thu, Miền phân nhánh

b) Các dạng của rễ: rễ trụ( rễ cọc), rễ chùm, rễ bám, rễ bất định, rễ chống( rễ cà kheo), rễ hô hấp( rễ thở), rễ giác mút, rễ bạnh, rễ phao, rễ củ, rễ nấm, nốt rễ( nốt sần ở cây họ Đậu_Fabaceae).(H.1.15)

c) Cấu tạo của rễ

- Chóp rễ: tiết ra chất nhầy giảm bớt ma sát khi rễ len lỏi trong đất, giúp đỉnh rễ

và lông rễ bám vào các phân tử đất, bảo vệ rễ chống các chất độc hại và ngăn sự khô hạn đầu rễ Các tế bào bên trong là những mô mềm, trong thường chứa tinh bột Khi tế bào mới được hình thành thì những tế bào ngoại vi bị bong đi (H.1.16)

- Miền sinh trưởng: chứa mô phân sinh ngọn

- Cấu tạo sơ cấp của rễ: biểu bì, vỏ rễ, trụ dẫn.(H.1.17)

- Cấu tạo thứ cấp

2 Thân cây(H.1.18)

Là cơ quan sinh dưỡng trung gian giữa lá và rễ, thường sống khí sinh

Chức năng dẫn truyền là chủ yếu, ngoài ra còn là cơ quan đồng hóa, dự trữ a) Các bộ phận của thân

Thân chính,Chồi: chồi ngọn, chồi nách, chồi ngủ, chồi phụ, chồi đông, Mấu và lóng

b) Các dạng thân

Gồm các dạng: thân gỗ, thân cột, thân bụi, thân thảo, thân bò, thân leo, thân chìm, thân nổi, thân ngầm, thân củ, thân rễ, thân hành…

Trang 8

c) Biến dạng của thân

Gồm các kiểu: thân mọng nước, thân giò, cành hình lá, tua cuốn, gai

d) Cấu tạo giải phẫu của thân

Gồm các bộ phận cơ quan: mô phân sinh ngọn, cấu tạo sơ cấp( biểu bì, vỏ và tủy, nội bì, hệ thống dẫn)(H.1.19), cấu tạo thứ cấp

3 Lá cây

Là cơ quan sinh dưỡng hữu hạn của cây

a) Các phần của lá: cuống lá, phiến lá, các phần phụ( lá kèm, bẹ chìa).(H.1.20) b) Các dạng gân lá: dạng lông chim, chân vịt, hình lọng, hình cung, song song, duy thực vật hạt trần và lá kim chỉ có 1 gân.( H1.21)

c) Cấu tạo giải phẫu phiến lá: biểu bì trên, mô dậu, biểu bì dưới, mô khuyết, hệ thống mạch dẫn

d) Sự biến thái và thích ứng của lá bởi các bộ phận sau: vảy của thân ngầm, lá biến thành gai, tua cuốn…

4 Sinh sản ở thực vật có hoa hạt kín

Cây Hạt kín được xem là nhóm thực vật có mạch tiến hóa cao nhất về mặt tổ chức cơ quan sinh dưỡng và phương thức sinh sản

a) Cấu tạo của hoa( H.1.22)

Hoa là một chồi cành rút ngắn, sinh trưởng có hạn và mang những lá biến thái làm nhiệm vụ sinh sản

Gồm: cuống hoa, đế hoa, bao hoa( đài, tràng), bộ nhị( chỉ nhị, trung đới, bao phấn), bộ nhụy( núm nhụy, vòi nhụy, bầu)

b) Sự thụ phấn

 Tự thụ phấn: hiện tượng hạt phấn từ bao phấn của 1 hoa rơi trên núm nhụy của cùng hoa đó hoặc của hoa khác cùng cây

 Thụ phấn chéo( giao phấn): hiện tượng hạt phấn của hoa cây này rơi trên núm nhụy của hoa cây khác Giao phấn có ưu thế hơn tự thụ phấn, thế hệ sau có nhiều biến dị hơn, dễ dàng thích nghi hơn với những biến đổi của điều kiện sống

c) Sự thụ tinh

Sau khi thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm tạo ống phấn (nhân sinh dưỡng kéo dài ống phấn) và đi vào túi phôi, nhân sinh dục phân cắt tạo 2 tinh trùng

Trang 9

Sự thụ tinh ở thực vật còn được gọi là thụ tinh “đôi” hay “kép”, gồm 2 quá trình diễn ra song song.(H.1.23)

1 nhân sinh dục + Trứng → Hợp tử 2n → Phôi

1 nhân sinh dục + 2 nhân cực → Hợp tử 3n → Phôi nhủ  Hột

d) Quả

Sau khi thụ tinh, bầu của bộ bầu nhụy sẽ phát thành quả, noãn phát triển thành hạt, còn các phần khác như vòi, núm nhụy sẽ khô héo đi

e) Hạt

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt

1 nhân sinh dục + 2 nhân cực → Hợp tử 3n → Phôi nhủ  Hột

f) Sự nảy mầm của hạt

 Nảy mầm trên đất

 Nảy mầm dưới đất

III SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT

1 Tính hướng động của thực vật

 Đáp ứng này là do sự sinh trưởng chuyên hóa một phía của thân cây hay rễ mọc nhanh hơn phía bên kia, làm cho cây cong đi

 Theo Darwin ánh sáng có tác động trên phần đỉnh ngọn của diệp tiêu và có chất gì đó được vận chuyển từ trên xuống làm phần dưới ngọn diệp tiêu mọc cong đi

2 Hoocmon tăng trưởng ở thực vật

- Auxin

- Gibberelin

- Cytokinin

- Acid absisic

- Ethylen

 Chức năng và vai trò chính:

- Gibberellin, cytokinin và auxin: thúc đẩy phân cắt tế bào, tăng trưởng kích thước

- Auxin và gibberellin: tăng dài tế bào

- Auxin và cytokinin: điều phối sự phát triển hình thái và chức năng

- Acid asbcisic và ethylen: gây ra quá trình lão hóa

B SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT

Trang 10

I TỔ CHỨC CƠ THỂ CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG( CƠ THỂ

NGƯỜI)

1 Các hệ cơ quan trong cơ thể

- Hệ tiêu hóa  xử lí và hấp thu chất dinh dưỡng

- Hệ hô hấp  trao đổi O2 và CO2

- Hệ tuần hoàn  chuyên chở

- Hệ bài tiết  phóng thích chất thải và điều hòa

- Hệ nội tiết  hormone  kiểm soát nội môi

- Hệ thần kinh  kiểm soát, điều phối chức năng

- Hệ xương  nâng đỡ, định hình

- Hệ cơ  chuyển động

- Hệ sinh dục  sinh sản

2 Các loại mô

Mô là một nhóm tế bào có cùng cấu trúc và chức năng Mô được chia thành 4 loại chính: biểu mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh

a) Biểu bì( H.2.1)

- Bao bọc, lót bề mặt tự do của cơ thể

- Tế bào sừng, tế bào khối, tế bào trụ

- Có tính thấm  điều hòa sự trao đổi

- Có tính chuyên hóa cao

b) Mô liên kết

- Mô liên kết dinh dưỡng( máu và bạch huyết)

- Mô liên kết đệm cơ học( mô sợi, mô sụn, mô xương).(H.2.2)

c) Mô cơ

- Cơ vân, cơ trơn, cơ tim( H.2.3)

d) Mô thần kinh

- Tế bào thần kinh, tế bào đệm thần kinh( H.2.4)

II QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

1 Tiêu hóa

Trang 11

Thu nhận thức ăn( ingestion) sự tiêu hóa( digestion) sự hấp thu( absorption) sự thải bã( elimination).(H.2.5)

2 Hô hấp

Không khí đi vào phổi qua một hệ thống ống phân nhánh Khí đi vào hệ thống nầy qua mũi, chúng được lọc bởi các lông mũi, được sưởi ấm, làm ẩm ướt khi đi qua xoang mũi Xoang mũi dẫn vào hầu (pharynx) rồi đến thanh quản (larynx) có vách bằng sụn Ở người thanh quản còn là cơ quan phát âm

Từ thanh quản, không khí đi ngang qua khí quản (trachea) Khí quản được duy trì hình dạng nhờ các vòng sụn (hình chữ C) Khí quản phân nhánh thành 2 phế quản (bronchi), mỗi phế quản đi về một phổi Trong phổi, phế quản phân nhánh nhiều lần thành các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản (bronchioles) Lớp biểu mô bên trong các phế quản được bao phủ bởi các tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác, nhờ chuyển động của tiêm mao Sơ đồ hệ hô hấp ở người đẩy chất nhầy xuống yết hầu, tại đây chúng được nuốt vào thực quản Quá trình nầy giúp làm sạch hệ hô hấp

Cuối cùng các phế quản nhỏ nhất đi vào các phế nang (aveoli) Lớp biểu mô mỏng của hàng triệu phế nang trong phổi giữ vai trò như một bề mặt hô hấp O2 trong không khí đi vaò phế nang theo đường hô hấp sẽ hòa tan trong lớp màng ẩm và khuếch tán qua biểu mô đi vào lưới mao mạch chung quanh các phế nang CO2 khuếch tán từ các mao mạch qua biểu mô của phế nang rồi đi vào không khí.(H.2.6)

3 Bài tiết( H.2.7)

4 Tuần hoàn

- Giai đoạn 1: Dòng máu đi từ tâm thất phải (đỏ thẫm) theo động mạch phổi đến phổi (mao mạch phổi) thực hiện trao đổi khí

- Giai đoạn 2: Dòng máu đi từ phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái (vận chuyển máu đỏ tươi trở về tim để đi vào vòng tuần hoàn lớn)

- Giai đoạn 3: Dòng máu đi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái đến động

mạch chủ, đến hệ thống mao mạch cơ thể thực hiện trao đổi chất qua môi trường trong cơ thể

- Giai đoạn 4: Sau khi thực hiện trao đổi chất ở môi trường trong, dòng máu

đi theo tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải của tim.( H.2.8)

5 Trao đổi năng lượng

Ngày đăng: 31/08/2016, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w