1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC

34 3,5K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 557,5 KB

Nội dung

Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN HƯƠNG GIANG

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNHTÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠINGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

CHI NHÁNH AN GIANGChuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Trang 2

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Sinh viên thực hiện: TRẦN HƯƠNG GIANG

Lớp: DH8NH - Mã số sinh viên: DNH073237

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Vạn HạnhCHUYÊN ĐỀ NĂM 3

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNHTÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠINGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

CHI NHÁNH AN GIANG

Trang 3

Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1

1.4 Giới hạn của đề tài 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

2.1 Khái niệm về tín dụng 2

2.2 Phân loại tín dụng 2

2.2.1 Phân loại theo thời hạn cho vay 2

2.2.2 Phân loại theo mục đích cho vay 2

2.2.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 2

2.3 Những vấn đề chung về tín dụng trung – dài hạn 3

2.3.1 Các nguyên tắc của tín dụng tài trợ dự án đầu tư 3

2.3.2 Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn 4

2.3.3 Điều kiện cho vay 4

2.4 Khái niệm về thẩm định tín dụng 5

2.5 Mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng 5

2.5.1 Mục đích 5

2.5.2 Ý nghĩa 5

2.6 Vai trò của chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại 5

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG 6

3.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang 6

4.1.2 Nguyên tắc cho vay 8

4.1.3 Điều kiện cho vay 8

Trang 4

4.2.1 Quy trình xét duyệt cho vay 10

4.2.2 Quy trình phát tiền vay 12

4.2.3 Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay 14

4.2.4 Quy trình thu hồi nợ vay 14

4.3 Dự án “Xây dựng kho chứa và chế biến lương thực thị trấn Núi Sập” của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX) 15

4.3.1 Thẩm định khách hàng 15

4.3.2 Thẩm định dự án đầu tư” 20

4.3.3 Kết luận và đề xuất đầu tư dự án: 24

Chương 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 25

5.1 Kết luận 25

5.2 Kiến nghị 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

DANH MỤC BẢNGBảng 4.1: Tình hình tài chính của khách hàng 17

Bảng 4.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng 18

Bảng 4.3: Các chỉ số phân tích 1 9Bảng 4.4: Các hạng mục tính hiệu quả dự án 2 2DANH MỤC HÌNHHình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang 7

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang 9

Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang 16

Trang 5

VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngCBTD: cán bộ tín dụngHĐTD: Hợp đồng tín dụngLNTT: Lợi nhuận trước thuếDT: Doanh thuTNR: Thu nhập ròngTN: Thu nhậpKHCB: Khấu hao cơ bảnCPĐT: Chi phí đầu tưNS: Ngân sáchTH: Trung hạnVCSH: Vốn chủ sở hữuAFIEX: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An GiangUBND: Ủy ban nhân dân

Trang 9

2.2 Phân loại tín dụng

Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định, tùy theo từng tiêu thức,tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau, như:

2.2.1 Phân loại theo thời hạn cho vay

- Tín dụng ngắn hạn: thời hạn cho vay cho đến 12 tháng, nhằm đáp ứng kịp thờinguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân…

- Tín dụng trung hạn: thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng, nhằm cung cấpvốn cho các doanh nghiệp để nâng cấp thiết bị, cải tiến kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất, máy móc…

- Tín dụng dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng, nhằm cung cấp vốn cho các dựán dài hạn: xây dựng các khu cao ốc, nhà ở, khu công nghiệp có quy mô lớn….

2.2.2 Phân loại theo mục đích cho vay

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bấtđộng sản, nhà ở…

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại hình cho vay để bổ sung nguồn vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…

- Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để hỗ trợ người nông dân trang trải cácchi phí về phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu….

- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu về tiêu dùng củahộ gia đình, cá nhân thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.

2.2.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Tùy theo mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng của mình, cho vayđược phân thành 2 loại:

- Cho vay không đảm bảo (cho vay đối nhân): là loại hình cho vay mà không có tàisản cầm cố, thế chấp Việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng,uy tín của khách hàng cao thì ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không cần các nguồn thubổ sung để hạn chế rủi ro

- Cho vay có đảm bảo (cho vay đối vật): là loại hình cho vay dựa vào tài sản thếchấp, cầm cố của khách hàng, để đảm bảo nguồn thu thứ 2 của ngân hàng khi khách hàngkhông có đủ khả năng trả nợ, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

2.3 Những vấn đề chung về tín dụng trung – dài hạn

2.3.1 Các nguyên tắc của tín dụng tài trợ dự án đầu tư

ù_ Góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Tín dụng tài trợ dự án đầu tư có mục đích là thúc đẩy sản xuất phát triển tạo đà đưanền kinh tế - xã hội phát triển hơn nữa Nhưng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầnvận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì việc phát triển của từngdoanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung đều phải theo định hướng của Nhànước Nên việc tín dụng tài trợ các dự án đầu tư đều phải được tiến hành theo định hướng,

SVTH: Trần Hương Giang Trang 2

Trang 10

không được xa rời mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, nhằm đảm bảo các thành phầnkinh tế, các ngành nghề, vùng, khu vực có đủ điều kiện để phát triển phù hợp với sự nghiệpCông nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Do đó, có thể coi đây là nguyên tắc quan trọngnhất của tín dụng tài trợ dự án đầu tư.

Tuy nhiên, việc đầu tư đúng là chưa đủ mà còn phải xét tới việc sử dụng nguồn vốnđầu tư đó như thế nào, có hiệu quả hay không Hiệu quả của tín dụng tài trợ dự án đầu tưđược thể hiện qua 2 mặt đó là hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội.

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế:- Khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra- Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư- Thời gian hoàn vốn

Một dự án đầu tư được xem là mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội như:- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt lượng lao động thừa trong xãhội.

- Khi đưa vào sử dụng thì công trình đó tác động tốt đến sự phát triển của ngành nóiriêng và của cả nền kinh tế nói chung

- Đóng góp quan trọng cho việc tăng nguồn thu ngân sách, nguồn thu ngoại tệ…ù_ Sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả

Nguyên tắc này không chỉ có tác dụng lớn đối với chất lượng tín dụng, mà còn đốivới nền kinh tế, tác dụng đó được thể hiện như sau:

- Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích là yêu cầu cơ bản để hoàn thành kế hoạchcủa Nhà nước, của chủ thể kinh tế và của ngân hàng.

- Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, phù hợp với khối lượng và chi phí đầu tư sẽcho phép đảm bảo tiến độ thi công của công trình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

ù_ Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn

Trong tín dụng tài trợ dự án đầu tư nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung thìviệc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đóng vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo chất lượng tín dụngcủa ngân hàng và uy tín của ngân hàng đó.

Trong tín dụng tài trợ dự án đầu tư, để đảm bảo việc hoàn trả đúng thời hạn đòi hỏingười đi vay phải:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng đã xác định

- Xúc tiến công trình đang thi công nhằm đảm bảo được tiến độ thi công của côngtrình, đưa công trình vào sử dụng đúng hạn

- Phát huy tốt hiệu quả của công trình vay vốn.

ù_ Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán

Trang 11

Trong bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng đều tiềm ẩn một số rủi ro nhất định,nhưng tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, để tránh được rủi ro và đảm bảo khảnăng thanh toán thì cán bộ tín dụng cần phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng những hồ sơ tíndụng, sử dụng hiệu quả các chỉ số tài chính để thẩm định Để hạn chế được rủi ro xảy ratrong tín dụng, tín dụng tài trợ dự án đầu tư cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Không nên tập trung đầu tư vào một số ít công trình, vì như thế sẽ dẫn đến rủi rocao.

- Chỉ đầu tư vào các dự án mang tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế lớn, khả nănghoàn vốn nhanh.

- Phải dự đoán khả năng tồn tại và hoạt động của dự án.

2.3.2 Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn

- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên

- Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu ngân hàng- Vốn vay ngân hàng nước ngoài

- Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của ngân hàng- Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế

- Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung – dài hạn theotỷ lệ cho phép.

2.3.3 Điều kiện cho vay

Tín dụng trung – dài hạn được thực hiện đới với các chủ thể kinh tế với các điềukiện như:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm dânsự theo quy định của pháp luật

- Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đầy đủ đúng hạn- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp, phù hợp với mục tiêu đầu tư- Dự án đầu tư là dự án khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp

- Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.4 Khái niệm về thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng trung – dài hạn là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin mộtcách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dựán làm căn cứ để quyết định cho vay.

Quyết định cho vay là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho vay hay khôngcho vay dựa trên những thông tin, đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm địnhtín dụng.

2.5 Mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng

SVTH: Trần Hương Giang Trang 4

Trang 12

Thẩm định tín dụng còn giúp cho các đơn vị vay vốn có phương hướng và biệnpháp để xử lý các vấn đề liên quan đến dự án một cách tốt nhất.

Ngoài ra, thẩm định tín dụng còn giúp cho cơ quan Nhà nước đánh giá được hiệuquả, tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội.

2.6 Vai trò của chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, do đó chất lượng củathẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng Nếu công tác thẩm định tốt, sẽ thu hồiđược khoản vay, tạo thu nhập cho ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng; ngược lại, nếucông tác thẩm định không tốt, gây nên nhiều rủi ro cho ngân hàng: thu hồi chậm hoặckhông thu hồi được khoản nợ vay, thất thu cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng nhấtlà uy tín của ngân hàng bị giảm sút Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chất lượng củacông tác thẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến với toàn bộ hoạt động của ngân hàng

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG

3.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam chi nhánh An Giang

Ngày 7 tháng 5 năm 1991, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang chínhthức được thành lập theo Quyết định số 55/NH-QĐ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký.Đến ngày 1/10/1991, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động

Ngân hàng Ngoại thương An Giang là thành viên trực thuộc Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam, chịu sự điều hành trực tiếp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vu khác liên quan đến ngânhàng.

Trang 13

- Tên tiếng Anh: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, AN GIANG

- Tên điện tín: VIETCOMBANK AN GIANG

- Trụ sở chính: số 01, đường Hùng Vương, phường Mỹ Long, Thành phố Long

Xuyên, tỉnh An Giang

- Điện thoại: 0763 841.816Fax: 0763 841.591

SVTH: Trần Hương Giang Trang 6

GIÁM ĐỐC

P Kế hoạch – Tín dụng

P Kế ToánP Thanh toán Quốc tế

P Ngân quỹ

P Hành chính

XuyênTổ Kiểm traChi nhánh cấp 2

Châu Đốc

Trang 14

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang3.2 Các lĩnh vực hoạt động

VCB An Giang hiện đang có các lĩnh vực hoạt động sau đây:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ- Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu

- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước

- Huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ- Huy động kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ- Dịch vụ ATM

- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế

- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịchvụ ngân hàng, chi trả kiều hối

- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong vàngoài nước.

Chương 4: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN Ở NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG

4.1 Những qui định trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank – chi nhánhAn Giang

4.1.1 Đối tượng cho vay

Chính sách cho vay của VCB không giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể và hạnchế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau Để đảm bảo tính bìnhđẳng, chính sách cho vay được áp dụng đối với tất cả các đối tượng vay vốn.

4.1.2 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

Trang 15

từ chối

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng.

4.1.3 Điều kiện cho vay

Khách hàng được Vietcombank xem xét và quyết định cho vay khi có đầy đủ cácđiều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dânsự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quảhoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định củapháp luật

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

4.2 Quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam chi nhánh An Giang

SVTH: Trần Hương Giang Trang 8Khách hàng

cung cấp tài liệu & thông tin

Cán bộ tín dụng:

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn- Nhận và kiểm tra hồ sơ

Thẩm định cho vay:- Thẩm định khách hàng- Thẩm định dự án, phướng án vay vốn

Quyết định cho vay Lý do từ chối

Phát tiền vay

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay

Thu nợ vay (gốc & lãi)

Hoàn trả đầy đủ hồ sơ tài sản bảo đảm tiền

Chuyển nợ quá hạn toàn bộ số dư thuộc hợp đồng tín dụng

Trang 16

Chấp thuận

Đầy đủ

- Không trả- Trả không đủ

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang

4.2.1 Quy trình xét duyệt cho vay

ù_ Nguyên tắc thực hiện

- Đảm bảo tính độc lập của từng cá nhân tham gia

- Phân tách rõ ràng giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay

- Không cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản đảm bảo và uy tín khách hàng mà phảixem xét đến tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh

Trang 17

hàng lựa chọn loại hình vay phù hợp Thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà ngân hàngcó thể đáp ứng (như: lãi suất, kỳ hạn, điều kiện đảm bảo…)

- Giải thích, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể cách lập hồ sơ vay vốn phù hợpvới pháp luật và quy định của ngân hàng, CBTD cần phải liệt kê những giấy tờ mà kháchhàng cần phải xuất trình khi làm thủ tục vay vốn Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng

- Tư vấn và thương thảo điều kiện vay vốn có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện thuậnlợi cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:

- Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn: các giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý, phảnánh tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay; phản ánhphương án/dự án vay vốn; phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay

- Khi nhận hồ sơ vay vốn, CBTD cần kiểm tra xem: Bộ hồ sơ đã đủ theo yêu cầuhay chưa, có đầy đủ các chữ ký và con dấu xác nhận của các cơ quan có liên quan haykhông, các loại giấy tờ có phù hợp nội dung không

- Đối với khách hàng lần đầu tiên vay vốn ở ngân hàng, cần phải xuất trình các giấytờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay; Trong các lần vay sau, khách hàng không cầnphải xuất trình những giấy tờ trên; tuy nhiên, khi có sự thay đổi về vốn điều lệ, chủ sở hữu,kế toán trưởng… bên vay cần bổ sung những giấy tờ có liên quan.

- CBTD của ngân hàng sẽ chủ động thu thập các giấy tờ phản ánh tình hình tàichính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay định kỳ (1 lần/năm)

*_ Thẩm định cho vay:

- Quá trình thẩm định cần khẳng định được các vấn đề:

+ Khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định cho vay của phápluật?

+ Khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả?

+ Khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo thời hạn qui định?+ Rủi ro dự kiến sẽ xảy ra ở mức nào?

- Thẩm định cho vay trên cơ sở các nguồn thông tin: hồ sơ tài liệu cho khách hàngcung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác như: trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngânhàng Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề liên quan, các ở liên quan trên địa bàn….

- Thẩm định cho vay được tiến hành theo các bước:

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang 3.2. Các lĩnh vực hoạt động - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang 3.2. Các lĩnh vực hoạt động (Trang 11)
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang (Trang 13)
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang (Trang 13)
Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Trang 20)
Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Trang 20)
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của AFIEX năm 2008) - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
gu ồn: Bảng tổng kết tài sản của AFIEX năm 2008) (Trang 22)
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng: (ĐVT: triệu đồng) - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Bảng 4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng: (ĐVT: triệu đồng) (Trang 22)
Bảng 4.3: Các chỉ số phân tích - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
Bảng 4.3 Các chỉ số phân tích (Trang 22)
VCB sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trong 3 năm gần nhất - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
s ử dụng các chỉ số tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trong 3 năm gần nhất (Trang 23)
4.3.2. Thẩm định dự án đầu tư - Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC
4.3.2. Thẩm định dự án đầu tư (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w