khai quat văn học việt nam

14 1.7K 9
khai quat văn học việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài: Những tác động tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 - Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Lí do chọn đề tài: 1.1 Cơ sở lí luận: Thuyết trình là một trong những kĩ năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học và tự học của sinh viên hiện nay. Kĩ năng này có tác dụng giúp cho người học có thể trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề tri thức cũng như các vấn đề phát triển của xã hội thông qua các kênh thông tin khác nhau. Thuyết trình cũng giúp cho bản thân người học tự tin hơn trong các môi trường giao tiếp khắt khe đòi hỏi phải có sự khéo léo, thông minh, năng động. Đối với sinh viên các trường sư phạm - những thầy cô giáo tương lai, thuyết trình và việc rèn luyện các kĩ năng thuyết trình còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khả năng thuyết trình nói chung và thuyết trình sư phạm nói riêng chỉ có thể có được thông qua quá trình tích luỹ, rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt bốn năm học tập trong môi trường sư phạm. Và thực tế cho thấy việc rèn luyện này chỉ có kết quả tốt nếu trong những năm đầu, đặc biệt là năm thứ nhất, sinh viên ý thức được tầm quan trọng của vấn đề thuyết trình và có các biện pháp rèn luyện phù hợp. Nhưng thực tế cho thấy, năm học thứ nhất không ít các sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong khả năng thuyết trình một hay nhiều vấn đề. Đây là một trong những thực trạng đòi hỏi các cán bộ làm công tác giáo dục cần phải nghiên cứu và đưa ra được một lời giải thoả đáng. 1 1.2. Cơ sở thực tiễn: Khoa sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo các cử nhân sư phạm cung cấp đội ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục trong cả nước. Sinh viên khoa Sư phạm bên cạnh là một cử nhân được đào tạo bài bản về NCKH cơ bản còn được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nhằm đáp ứng được hai nhiệm vụ : NCKH và dạy học sư phạm. Ngay từ những năm thứ nhất, sinh viên khoa Sư phạm đã được rèn luyện các kĩ năng sư phạm thông qua các môn học đại cương tiên quyết. Một trong những kĩ năng sư phạm được chú trọng đó là kĩ năng thuyết trình. Tuy nhiên do đặc điểm đặc trưng của các sinh viên k53 là sinh viên năm thứ nhất mới rời ghế nhà trường phổ thông, các em chưa thực sự có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý cũng như chưa được trang bị các kĩ năng thuyết trình cơ bản ở chương trình phổ thông nên khả năng thuyết trình còn rất nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này và đồng thời tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu : “ Những tác động tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội” nhằm tìm ra những nguyên nhân về mặt tâm lý ảnh hưởng đến sự rèn luyện kĩ năng này ở người học. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp khắc phục thực trạng trên. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là: tìm ra những nguyên nhân về mặt tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục, nâng cao khả năng thực hiện kĩ năng này. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội như thế nào? 4. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát ý kiến của 200 sinh viên k53 Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc 6 chuyên ngành: Văn, Sử, Toán, Lí, Hoá, Sinh. 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Khách thể nghiên cứu: +Sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội + Khả năng thuyết trình của sinh viên k53- Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 6.Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội trên 3 nhiệm vụ: - Tìm hiểu vai trò cũng như tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng. - Tìm hiểu những nguyên nhân về mặt tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53- Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thuyết trình của sinh viên khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. 7.Phương pháp nghiên cứu và các kĩ thuật triển khai: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: + Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu về khả năng thuyết trình của sinh viên nói chung và sinh viên ngành sư phạm nói riêng. + Tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ tâm lý học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Phân tích, tổng hợp, khái quát các tư liệu tìm hiểu. ( Nhóm phương pháp này thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất là tìm hiểu vai trò cũng như tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành sư phạm nói riêng) - Nhóm phương pháp nghiên cứư thực tiễn: + Nghiên cứu, điều tra bằng bảng hỏi đối với sinh viên k53 – Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm tìm hiểu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của bản thân họ như thế nào (các biểu hiện tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình một vấn đề, mức độ ảnh hưởng, tần suất, khả năng phản ứng của bản thân) + Phỏng vấn trực tiếp sinh viên ( khoảng 50 sinh viên khoa Sư Phạm - những sinh viên được đánh giá có khả năng thuyết trình tốt ) nhằm đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân tâm lý gây ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên sư phạm cũng như việc đề xuất một số biện pháp 4 nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao hơn nữa khả năng thuyết trình của sinh viên sư phạm. + Phỏng vấn sâu với các chuyên gia tâm lí nhằm có thể đưa ra tổng hợp các nhóm biện pháp rèn luyện, nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên sư phạm. + Thống kê và xử lí số liệu + Phân tích và tổng kết kinh nghiệm (Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên Khoa Sư Phạm). 8. Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian là 3 tháng, bắt đầu từ ngày 15 / 11/ 2008 đến ngày 15/ 2 / 2009. Thời gian Hoạt động triển khai 15 / 11 / 2008 – 20 / 11 / 2008 Thu thập và tổng hợp tài liệu lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 21 / 11 / 2008 – 30 / 11 / 2008 Xây dựng bảng hỏi phục vụ cho công tác điều tra thực tiễn và tiến hành điều tra thực tiễn bằng bảng hỏi. 1 / 12 / 2008 – 10 / 12 / 2008 Phỏng vấn 50 sinh viên Khoa Sư phạm thuộc 6 chuyên ngành : Văn, Toán, Lí, Hoá, Sinh, Sử. 11 / 12 / 2008 - 20/ 12 / 2008 Phỏng vấn các chuyên gia tâm lí nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí đến khả năng thuyết trình của sinh viên và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thuyết trình 5 của sinh viên sư phạm. 21 / 12 / 2008 – 30 / 12 / 2008 Thống kê và xử lí số liệu điều tra từ bảng hỏi. 1 / 1 / 2009 – 10 / 1 / 2009 Tổng hợp kêt quả điều tra từ tài liệu và kết quả phỏng vấn sinh viên. 11 / 1 / 2009 – 20 / 1 / 2009 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia tâm lí. 21 / 1 /2009 – 10 / 2 / 2009 Viết báo cáo 10 / 2 / 2009 – 14 / 2 / 2009 Chỉnh sửa báo cáo 15 / 2 / 2009 Nộp báo cáo 9. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Đây là một đề tài có tính chất mở, trong phạm vi một báo cáo khoa học đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu chuyên sâu vào các tác động tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên nếu có điều kiện hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là: “ Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội”. Một mảng vấn đề nghiên cứu rộng hơn sâu hơn, nó không chỉ dừng lại ở khả năng thuyết trình của sinh viên mà rộng hơn thế là đi vào tìm hiểu những tác động tâm lý ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của sinh viên sư phạm. Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Nhằm trên cơ sở nghiên cứu các tác động đó đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp cho sinh viên sư phạm trong một môi trường năng động và cạnh tranh như hiện nay. 10. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: A. Phần mở đầu : 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Câu hỏi nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu và các kĩ thuật triển khai 8. Kế hoạch nghiên cứu 9. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài B. Phần Nội Dung: Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài Chương II: Kết quả nghiên cứu thực tiễn C. Các kết luận và kiến nghị Các Kết luận Các kiến nghị Tài liệu tham khảo Phiếu điều tra ( dành cho sinh viên k53) Câu hỏi phỏng vấn sâu với các chuyên gia tâm lí Câu hỏi phỏng vấn sâu với các sinh viên khoa Sư Phạm Tài liệu tham khảo: - Giáo trình phương pháp luận NCKH , Vũ Cao Đàm, NXB Giáo Dục , 2007 - Giáo trình tâm lý học đại cương , khoa Sư Phạm - Tạp chí Tâm lý học, Số 3 ( 96) , 3 – 2007. 7 Đại học Quốc Gia Hà Nội Khoa Sư Phạm Phiếu điều tra 8 ( dành cho sinh viên k53 – khoa Sư Phạm) Các bạn thân mến! Chúng tôi đang tiến hành một đề tài nghiên cứu mang tên : “ Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53- Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội” mục đích của đề tài này là nhằm tìm ra những nguyên nhân về mặt tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 khoa Sư Phạm, từ đó làm cơ sở để đề xuất những biện pháp khắc phục các nguyên nhân trên cũng như nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thuyết trình của sinh viên ngành sư phạm. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các bạn để hoàn thành đề tài nghiên cứu này bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin cam kết các thông tin được cung cấp từ phía các bạn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho đề tài nghiên cứu, không phục vụ bất cứ mục đích nào khác. Trước hết, xin bạn vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân: Họ và tên……………………………………………………. Lớp…………………………………………………………… Giới tính……………………………………………………… Ngày tháng năm sinh ……………………………………… Hướng dẫn trả lời : Mời bạn tích dấu √ vào đáp mà bạn lựa chọn cho các câu hỏi đa lựa chọn: Câu 1 : Theo bạn thuyết trình có vai trò như thế nào trong việc rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên Khoa Sư Phạm? Rất quan trọng Bình thường Khá quan trọng Không quan trọng Quan trọng 9 Câu 2: Theo bạn, việc rèn luyện các kĩ năng thuyết trình cho sinh viên ngành sư phạm có cần thiết không? Rất cần thiết Bình thường Khá cần thiết Không cần thiết lắm Cần thiết Chẳng cần thiết chút nào Hơi cần thiết Câu 3 : Bạn hãy cho biết mức độ tham gia thuyết trình của bạn trong môi trường lớp học? ≤ 2 lần 6- 10 lần 3- 5 lần ≥ 11 lần Câu 4: Bạn đánh gía khả năng thuyết trình của mình như thế nào? Rất tốt Trung bình Khá tốt Yếu Tốt Kém Câu 5 : Bạn đã từng gặp khó khăn khi thuyết trình một hay nhiều vấn đề hay chưa? Nếu có xin bạn cho biết nhóm nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thuyết trình của bạn? Nếu không mời bạn chuyển sang trả lời câu hỏi số 9 . Có gặp khó khăn Không bao giờ gặp khó khăn Các nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân về mặt tâm lý Nhóm nguyên nhân xuất phát từ môi trường bên ngoài Nhóm nguyên nhân về sức khoẻ, thể lực Ý Kiến khác………………………………………………… . Câu 6 : Bạn hãy cho biết tần suất ảnh hưởng của nhóm nguyên nhân tâm lý đến khả năng thuyết trình của bạn? Tất cả các lần tham gia thuyết trình 10 [...]... mặt Lo lắng, hối hộp Giận dữ, nổi cáu Câu 9 : Ngoài môi trường lớp học, bạn có tham gia rèn luyện kĩ năng thuyết trình ở môi trường nào khác không? Tham gia thông qua các tổ chức đoàn thanh niên 11 Tự lập các nhóm học tập cùng rèn luyện khả năng thuyết trình Tham gia các cuộc thi hùng biện, kể chuyện , thuyết trình ngoài môi trường lớp học Không tham gia thêm ở bất cứ một môi trường nào khác Ý Kiến khác…………………………………………………………... sinh viên Khoa sư phạm - những sinh viên được đánh giá là có khả năng thuyết trình tốt) Câu 1 Xin bạn cho biết khả năng thuyết trình của mình trước một vấn đề nào đó trong môi trường trong và ngoài lớp học? Câu 2 Bạn có đánh giá, nhận xét gì về khả năng thuyết trình của sinh viên Khoa Sư phạm nói chung? Câu 3 Theo bạn yếu tố tâm lý có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng thuyết trình của sinh viên khoa... các nhóm nguyên nhân trên, thầy cô có đánh giá như thế nào về sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến khả năng thuyết trình của sinh viên sư phạm? Câu 4 Trên cương vị là một giáo viên giảng dạy tâm lí học có nhiều kinh nghiệm, thầy (cô) có thể đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn về mặt tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên khoa Sư phạm không ạ? 13 14 . Giáo Dục , 2007 - Giáo trình tâm lý học đại cương , khoa Sư Phạm - Tạp chí Tâm lý học, Số 3 ( 96) , 3 – 2007. 7 Đại học Quốc Gia Hà Nội Khoa Sư Phạm Phiếu. vai trò quan trọng trong quá trình học và tự học của sinh viên hiện nay. Kĩ năng này có tác dụng giúp cho người học có thể trình bày những hiểu biết của mình

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan