Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT, đề ra nhiều chủ trương, CSDT đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt, nên “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”18, tr.30. Vì vậy, trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, HTCT cần tiếp tục vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong thực hiện CSDT, nhất là ở Tây Nguyên hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng dân tộc là một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nội dungquan trọng trong chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước ta Tư tưởng chỉ đạo nhất quánCSDT của Đảng và Nhà nước ta được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Cácdân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùngnhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[16, tr.121] Thực hiện tốt vấn đề BĐDT sẽ góp phầnxây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôntrung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT, đề ra nhiều chủ trương,CSDT đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt, nên “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đãđược Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”[18, tr.30]
Vì vậy, trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, HTCT cần tiếp tục vận dụngsáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong thực hiện CSDT, nhất là ở TâyNguyên hiện nay
Tây Nguyên là một trong những vùng chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninhcủa cả nước; nơi có 45 dân tộc anh em sinh sống Tại đây, kẻ thù đang ra sức lợi dụng vấn đềdân tộc, tôn giáo khoét sâu mâu thuẫn nhằm chia rẽ sự đoàn kết giữa các tộc người, làm chotình hình an ninh, chính trị trên địa bàn mất ổn định, gây khó khăn cho sự nghiệp đổi mới vàphát triển đất nước của nhân dân ta Do đó, thực hiện BĐDT là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơbản lâu dài nhằm góp phần xây dựng Tây Nguyên vững mạnh về mọi mặt, phát triển theo kịp
cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách pháttriển Tây Nguyên về nhiều mặt nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an
Trang 2ninh, giải quyết tốt quan hệ tộc người, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của đại bộ phậnđồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, đời sống xã hội ở Tây Nguyên vẫntồn tại những vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện “điểm nóng” trên địa bàn, đòihỏi Đảng, Nhà nước ta phải tiếp tục có nhiều chủ trương và thực hiện tốt CSDT, nhằm từngbước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc và giải quyết các vấn đề
xã hội khác, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới
Những hạn chế, yếu kém trong thực hiện CSDT ở Tây Nguyên hiện nay do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là việc nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về BĐDT trong thực hiện CSDT ở một số địa phương trên địa bàn còn hạn chế Chính
vì vậy, để thực hiện tốt hơn nữa sự BĐDT trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay, đòi hỏi chúng taphải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT cảtrong hoạch định và thực hiện CSDT trên thực tế
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học,
vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cấp thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm nghiên cứu chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc nói chung, BĐDT nói riêng làm cơ sở
đề ra quan điểm, CSDT đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Chính vì lẽ đó, cácdân tộc sống trên đất nước Việt Nam luôn đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạosức mạnh to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như cách mạng XHCN Đặc biệt, tạiHội nghị Trung ương lần thứ Bảy (Khoá IX) tháng 3 năm 2003, lần đầu tiên Đảng ta ra nghị
quyết chuyên đề Về công tác dân tộc, nhằm khẳng định vị trí vai trò chiến lược cơ bản, lâu dài
của vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc, thành tựu, hạn chế của công tác dân tộc trong thời gian
Trang 3qua, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng đó; đồng thời, xác địnhnhững quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, giải pháp thực hiện công tác dân tộc trongthời gian tới Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học cũng đặc biệt quantâm, nghiên cứu về vấn đề này Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có bài: “Mấy vấn đề bức thiếtđối với các vùng dân tộc thiểu số hiện nay”, Tạp chí Cộng sản tháng 8/1992; TS HoàngTrang - TS Phạm Ngọc Anh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội”, Nxb CTQG, H 2000
Về quan điểm, chính sách dân tộc, bình đẳng dân tộc cũng đã được các nhà khoa học trong
và ngoài Quân đội luôn quan tâm nghiên cứu Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh - Viện Thông tin khoa học: “Đổi mới chính sách dân tộc - quan điểm,chính sách và thành quả”, H 1996; GS TS Trịnh Quốc Tuấn: “Bình đẳng dân tộc ở nước tahiện nay - vấn về và giải pháp”, Nxb CTQG, H 1996; GS TS Phan Hữu Dật: “Góp phầnnghiên cứu về dân tộc Việt Nam”, Nxb CTQG, H 2004; TS Bùi Thị Ngọc Lan: “Quan niệm
về công bằng, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển giữa các tộc người ở Việt Nam”, Thôngtin CNXH khoa học - Lý luận và thực tiễn, số 6/2005; Phạm Hoàng Giang: “Quan điểm,chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng dân tộc và việc thực hiện chính sách bìnhđẳng dân tộc ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, H 2006
Về tổ chức thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, cũng có nhiều
công trình nghiên cứu: Hoàng Đức Nghi: “Xoá đói giảm nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn”, Tạp chí Dân vận, tháng 01/2000; Hà Quế Lâm: “Xoá đói giảmnghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Nxb CTQG, H.2002; TS Mẫn Văn Mai (chủ nhiệm): “Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chính sáchdân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới”, Đề tài cấp Tổng cục Chính trị, H 2002;Đinh Văn Hưng: “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1986đến năm 2003”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử H 2004
Trang 4Chính sách dân tộc và thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên
trong những năm qua đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu PGS TS NguyễnQuốc Phẩm: “Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên”, Tạp chí
Lý luận chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, tháng 2/2003; PGS TS Nguyễn Hữu Tri(chủ nhiệm): “Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu sốtheo đạo Tin Lành ở các tỉnh Tây Nguyên”, Đề tài khoa học cấp Bộ, H 2004; PGS TS.Trương Minh Dục: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở TâyNguyên”, Nxb CTQG, H 2005
Các công trình khoa học trên đã đề cập đến những khía cạnh, với những đối tượng, ở phạm
vi khác nhau, là những tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong nghiên cứu luậnvăn này Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội một cách cơ
bản về vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” Vì vậy,
đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT; đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng củaNgười trong thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ta; từ đó đề xuất những giải pháp nhằmthực hiện tốt hơn sự BĐDT trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh,góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thành công CNXH và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Nhiệm vụ:
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước ta trongcác thời kỳ cách mạng theo tư tưởng của Người
Trang 5- Đánh giá thực trạng sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong thực hiện CSDTcủa Đảng, Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn nữa CSDT của Đảng và Nhànước ta trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong thực hiện CSDT của Đảng
và Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay)
Thực trạng thực hiện CSDT trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 1986 đến nay thông qua các
số liệu tổng kết, đánh giá trong các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, số liệu đánh giá củaBan Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Dân tộc; các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh uỷ, ủy ban nhân dâncác tỉnh ở Tây Nguyên, và kết quả khảo sát, điều tra của tác giả
- Phương pháp nghiên cứu:
Trang 6Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử; kết hợp với sử dụng các phương pháp lô gíc - lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh vềBĐDT và thực hiện chính sách CSDT ở nước ta nói chung, trên địa bàn Tây Nguyên nóiriêng
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo, chính quyền, các tổ chức chính trị
-xã hội ở các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên trong thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước tahiện nay Đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những nộidung có liên quan ở các nhà trường trong và ngoài quân đội
7 Kết cấu của luận văn
Gồm phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC QUA CÁC
THỜI KỲ CÁCH MẠNG
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc
Bàn về bình đẳng, Từ điển Bách khoa Việt Nam viết: “Bình đẳng là sự được đối xử nhưnhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá không phân biệt thành phần và địa vị xã hội,trong đó trước tiên là bình đẳng trước pháp luật”[74, tr.232] Trong mỗi giai đoạn phát triểncủa lịch sử, người ta có những quan niệm và đánh giá khác nhau về bình đẳng, nó phụ thuộcvào địa vị, lợi ích của từng giai cấp, tầng lớp và trình độ phát triển của giai đoạn lịch sử ấy
Trang 7Dưới chế độ công xã nguyên thủy, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn còn thấp, bình đẳngmang tính tự phát và đồng nhất với công bằng giữa các thành viên trong xã hội Trong xã hộichiếm hữu nô lệ, vấn đề bình đẳng và bất bình đẳng tồn tại song song với nhau, bình đẳngthuộc về giai cấp chủ nô và bất bình đẳng thuộc về giai cấp nô lệ Dưới xã hội phong kiến, về
cơ bản không có sự bình đẳng giữa người với người vì mọi quyền hành đều tập trung trongtay vua chúa phong kiến
Dưới xã hội tư bản, tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” là một giá trị văn minh tiến bộcủa nhân loại đã bị giai cấp tư sản lợi dụng làm phương tiện để lừa bịp quần chúng nhân dân
Họ cho rằng, bình đẳng là ai cũng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu tài sản riêng.Quan niệm đó không bao hàm sự cần thiết phải thủ tiêu giai cấp bóc lột, chế độ bóc lột và sựbất bình đẳng Cho nên, trong xã hội tư bản, không thể có bình đẳng triệt để vì còn tồn tại tìnhtrạng không bình đẳng trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất - cơ sở của sự bóc lột giaicấp, áp bức dân tộc, đặc quyền, đặc lợi và bất bình đẳng trong xã hội
Chủ nghĩa Mác cho rằng, bình đẳng là một sản phẩm mang tính lịch sử, phụ thuộc vào điềukiện xã hội - lịch sử nhất định Không thể có sự bình đẳng thật sự nếu không thủ tiêu chế độchiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và xoá bỏ các giai cấp bóc lột Theo đó, bình đẳng thật
sự, hoàn toàn chỉ được tạo ra và thực hiện dưới chủ nghĩa cộng sản
Bình đẳng xã hội là một khái niệm có nội dung toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội; bình đẳng giữa con người với con người, dân tộc với dân tộc, bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ Trong đó, BĐDT là một mặt, một bộ phận rất cơ bảncủa bình đẳng xã hội
Từ những vấn đề trên, có thể khái quát: Bình đẳng dân tộc là một mặt của bình đẳng xã hội, đó là sự ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi; về cơ hội và điều kiện phát triển giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, giữa các quốc gia - dân tộc trong quan hệ quốc tế,
Trang 8diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt trình độ phát triển, chế
độ chính trị, dân tộc đa số hay thiểu số, quốc gia lớn hay nhỏ.
Bình đẳng dân tộc cần được hiểu một cách đầy đủ cả ở phạm vi quốc gia - dân tộc và phạm
vi quốc tế Trên phạm vi quan hệ quốc tế, BĐDT là sự ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụgiữa các quốc gia - dân tộc, không phân biệt quốc gia - dân tộc lớn hay nhỏ, văn minh hay lạchậu, phát triển hay đang phát triển Trong phạm vi quốc gia, BĐDT là sự ngang nhau giữa cáctộc người trong cộng đồng dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, cả cơ hội và điều kiện để pháttriển, không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số, miền núi hay miền xuôi
Mặt khác, BĐDT trong quốc gia đa dân tộc là một giá trị định hướng xã hội nhằm đảm
bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi tộc người hoàn toàn bình đẳng trong tham gia vàocác lĩnh vực của đời sống xã hội, trong quan hệ gắn bó hữu cơ với các tộc người khác trongmột quốc gia đa dân tộc, luôn phụ thuộc vào điều kiện của quốc gia dân tộc đó[29, tr.23]
1.1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT được hình thành trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những giátrị tinh thần, truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam; tưtưởng bình đẳng của nhân loại và được nâng lên một trình độ mới - BĐDT mác xít khi tiếpthu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc, vấn đề dân tộc và BĐDT
* Từ giá trị tinh thần, truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam
Yêu chuộng hoà bình, độc lập, tự do vươn đến bình đẳng xã hội là giá trị văn hoá của dântộc ta được đúc kết trong quá trình dựng nước và giữ nước, trở thành truyền thống quý báucủa dân tộc Việt Nam Truyền thống đó được kết tinh từ cái “cốt nhân dân” sâu sắc, bao hàm
cả những tư tưởng về đoàn kết, tương thân, tương ái, nhân nghĩa, vị tha, tự trọng; cả lý tưởng
về dân chủ và công bằng xã hội Do đó, nó được phát huy trong suốt chiều dài lịch sử, trởthành động lực tinh thần chủ yếu thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước giải
Trang 9phóng dân tộc, đem lại tự do, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam vào đầu thế kỷ XX Ngườiđúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bánnước và lũ cướp nước”[46, tr.171]
Lòng vị tha, tinh thần tương thân, tương ái, tinh thần tự tôn, tính tự lực, tự cường của dântộc ta là truyền thống tốt đẹp, được biểu hiện rõ trong cách ứng xử tình nghĩa, tinh thần đoànkết gắn bó “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống những chung một giàn”, “gà cùngmột mẹ chớ hoài đá nhau, ở nghĩa cử cao đẹp “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằngmột gói khi no” Những giá trị tinh thần, truyền thống tốt đẹp đó là cơ sở cho sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT
* Từ tinh hoa văn hoá và thực tiễn đấu tranh cho bình đẳng của nhân loại
Tư tưởng bình đẳng của nhân loại tiến bộ trên thế giới là những “chất liệu” được Hồ ChíMinh tiếp biến phù hợp với ý chí và nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam Đó là, tưtưởng mong muốn về một cuộc sống công bằng, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, từ bi, hỷ xảtrong Phật giáo; tinh thần nhân ái, mong muốn xây dựng một thế giới đại đồng của Khổng Tửnói riêng và trong Nho giáo nói chung, được Hồ Chí Minh chọn lọc những yếu tố hợp lý, hoàquyện với tư tưởng giải phóng dân tộc của Người
Tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” là kết quả trực tiếp của cuộc cách mạng tư sản, là giátrị văn minh, tiến bộ của nhân loại Đây là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp thu, lựa chọn hướng đitìm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam Khi mới mười ba tuổi, Người đã nghe và rấtmuốn làm quen với nền văn minh Pháp, nơi khởi nguồn những tư tưởng “Tự do, Bình đẳng,Bác ái” Khi là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, Người nhận thấy rằng chỉ có Đảng Xãhội Pháp là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” và Người đã đấutranh thực hiện lý tưởng ấy cho dân tộc Việt Nam
Trang 10Thực tiễn đấu tranh cho tự do, bình đẳng của nhân loại tiến bộ trên thế giới là những cơ sởrất quan trọng trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT Người đã nghiên cứu lịch
sử thế giới cũng như cuộc đấu tranh cho tự do, bình đẳng của nhân loại từ khởi nghĩa củaSpác-ta quýt, cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Mỹ (từ 1776 đến 1785), Công xã Pari (1871)đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ, Cao Ly, Philíppin, Inđônêxia,Tàu đều chống lại cường quyền, áp bức, giành quyền tự do, bình đẳng cho con người Đây
là những kinh nghiệm thực tiễn phong phú cho Hồ Chí Minh tiếp thu từng bước hình thành tưtưởng về BĐDT
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là thực tiễn đầy đủ và sinh động nhất về đấu tranhcho BĐDT của nhân loại tiến bộ trên thế giới Hồ Chí Minh nhận xét: “Trong thế giới bây giờchỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi Nghĩa là dân chúng đượchưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật Không phải tự do và bình đẳng giả dối như đếquốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”[39, tr.280] Sau Cách mạng XHCN thángMười Nga, phong trào giải phóng dân tộc, đòi quyền tự do bình đẳng của các dân tộc thuộcđịa và phụ thuộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ Thực tiễn đấu tranh cho tự do, bình đẳngcủa nhân loại tiến bộ trên thế giới là thực tiễn phong phú để Hồ Chí Minh khái quát những tưtưởng về BĐDT
* Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng dân tộc
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và BĐDT là nhân tố quyết địnhđến bản chất khoa học, cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo, thông qua cuộc cách mạng XHCN mới có thể giải quyết triệt để vấn đề BĐDT, BĐDT là một mặt của bình đẳng xã hội.
Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu nhữngquan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công
Trang 11nhân Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, các Ông đã chỉ ra rằng: cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thực chất là xoá bỏ tình trạng ngườibóc lột người, dân tộc này áp bức dân tộc khác, từ đó xoá bỏ tình trạng dân tộc này có đặcquyền đặc lợi hơn so với dân tộc khác: “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộdân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc đồng thời cũng mất theo”[36, tr.624].Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra “cái gốc” của sự bất BĐDT là do bất bình đẳng giaicấp; việc giải quyết vấn đề BĐDT là một bộ phận không thể thiếu trong cương lĩnh cáchmạng của giai cấp vô sản nhằm thực hiện bình đẳng xã hội nói chung Theo đó, thực hiện bìnhđẳng xã hội nói chung là mục tiêu bao trùm, có ý nghĩa quyết định đến bình đẳng giữa các dântộc Ngược lại, BĐDT được thực hiện là một trong những nhân tố thúc đẩy bình đẳng xã hộitrở thành hiện thực Không xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa người với người thì không xoá đượcbất BĐDT và không xoá bỏ bất BĐDT thì cũng không có bình đẳng xã hội thật sự Cho nên,giải phóng dân tộc và thực hiện BĐDT một cách triệt để chỉ có thể là sự nghiệp của giai cấpcông nhân thế giới
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, BĐDT trước hết phải thủ tiêu tình trạng giai cấp này áp bứcgiai cấp khác, trên cơ sở đó xoá bỏ tình trạng dân tộc này nô dịch, áp bức dân tộc khác Tiếp
đó, phải từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch trong sự phát triển giữa các dân tộc, tạođiều kiện thuận lợi cho các dân tộc còn ở trình độ lạc hậu tiến đến trình độ văn minh, tiến bộ.Chỉ có cuộc cách mạng của giai cấp vô sản mới có khả năng xoá bỏ tận gốc cơ sở của sự bấtbình đẳng, đó là chế độ tư hữu và giai cấp V.I.Lênin cũng khẳng định, xoá bỏ giai cấp là xoá
bỏ tận gốc sự bất công và bất bình đẳng, là điều kiện để phát triển bình đẳng xã hội lên mộtbước mới - bình đẳng thật sự cho mọi cá nhân và mọi dân tộc Chỉ có chế độ Xô viết là chế độ
có thể thật sự bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Liên bang Nga và Liên bang Xôviết
Chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định, BĐDT là quyền cơ bản, thiêng liêng của các dân tộc.
Trang 12Trong Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” Đây là nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của đảng cộng sản,
đồng thời là một trong những tiêu chí căn bản khẳng định tính mác xít chân chính của nhữngngười cộng sản Theo V.I.Lênin, BĐDT là quyền như nhau (ngang nhau) về nghĩa vụ vàquyền lợi của các dân tộc không phân biệt chủng tộc, màu da Quyền bình đẳng giữa các dântộc là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động, là quyền cơ bản, thiêng liêng của các dân tộc.Người kết luận: “Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyềnlợi của các dân tộc thiểu số bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất
cứ một sự vi phạm nào tới quyền lợi của một dân tộc thiểu số đều bị bác bỏ”[31, tr.179]
Quyền BĐDT gắn bó chặt chẽ với quyền tự quyết và liên hiệp giai cấp công nhân ở cácdân tộc Theo V.I.Lênin, BĐDT còn được biểu hiện trong ý thức dân tộc, sự thức tỉnh và vùnglên đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo đảm quyền quyết định sự phát triển cho dân tộc mình
và xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện Trong thời đại hiện nay - thờiđại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, quyền tự quyết đó làquyền tự quyết định vận mệnh, lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc
mà các dân tộc khác không được can thiệp Do đó, vấn đề độc lập dân tộc và BĐDT luôn đặt
ra cấp thiết, là quyền cơ bản, thiêng liêng của các dân tộc
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, quyền BĐDT phải được ghi nhận về mặt pháp lý và được thực hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trung thành với quan điểm của Mác - Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định: “Những công dânthuộc tất cả các dân tộc cư trú ở Nga đều bình đẳng trước pháp luật”[33, tr.21] Người cònnhấn mạnh, giai cấp vô sản phải coi BĐDT là một trong những mục tiêu quan trọng nhấttrong sự nghiệp cách mạng của mình “Giai cấp công nhân phải tỏ rõ lòng tin của mình vào sựcần thiết phải có được quyền bình đẳng hoàn toàn, phải bãi bỏ hoàn toàn và triệt để bất cứ đặcquyền của bất cứ dân tộc nào”[34, tr.100] Phải coi trọng hơn hết quyền BĐDT một cách toàndiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội không kể dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ V.I Lênin
Trang 13đặc biệt chú ý đến tác hại của sự bất công - tức là không bình đẳng, vì nó kìm hãm sự pháttriển và củng cố khối đại đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc Cho nên, “công nhân tất cả cácdân tộc Nga hãy đoàn kết lại, vì chỉ có sự đoàn kết đó mới có khả năng bảo đảm quyền bìnhđẳng của các dân tộc, quyền tự do của nhân dân và lợi ích của chủ nghĩa xã hội”[34, tr.85].
Bình đẳng dân tộc phải được thực hiện trên thực tế, phải xoá bỏ sự bất bình đẳng Thựchiện BĐDT đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ các dân tộc theo tinh thần xích lạigần nhau, hoà hợp với nhau; phải có sự nỗ lực, tự vươn lên của từng dân tộc Nghĩa là phảikết hợp “nội lực” và “ngoại lực” mới có thể xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữacác dân tộc
Để thực hiện BĐDT phải đấu tranh khắc phục chủ nghĩa dân tộc sô vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc
Đấu tranh khắc phục chủ nghĩa dân tộc cực đoan dưới mọi hình thức là yếu tố không thểthiếu và luôn gắn liền với thực hiện BĐDT V.I.Lênin cho rằng: “Cần phải phân biệt chủnghĩa dân tộc của dân tộc đi áp bức với chủ nghĩa dân tộc của dân tộc bị áp bức, chủ nghĩadân tộc của một dân tộc lớn và chủ nghĩa dân tộc của một dân tộc nhỏ”[35, tr.410] Muốnthực hiện BĐDT phải kiên quyết chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan dưới mọi hình thức Vìthứ chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ dẫn đến thiếu tôn trọng hoặc đối xử không bình đẳng với các dântộc khác, làm nảy sinh những mâu thuẫn, xích mích, thậm chí xung đột giữa các dân tộc
Đồng thời, phải chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, xu hướng khép kín, đóng cửa, biệt lập,bài xích một cách mù quáng, không giữ mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc,không muốn tiếp thu những những tinh hoa văn hoá, những mặt tích cực của các dân tộc anh
em Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi làm cản bước tiến của các dân tộc còn ở trình độ phát triểnthấp trong quá trình vươn lên thực hiện bình đẳng với dân tộc khác
Trang 14Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về BĐDT là nhân tố cơ bản quyếtđịnh sự hình thành, bản chất và đã nâng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT lên trình độ mới -bình đẳng dân tộc mác xít chân chính.
* Từ những phẩm chất đặc biệt của Hồ Chí Minh
Yêu nước, thương dân, ý chí khát khao độc lập là động lực lớn thúc đẩy Nguyễn Tất
Thành ra đi tìm đường cứu nước và giải phóng cho dân tộc Việt Nam Điều đó được kết tinhtrong mục đích và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là: làm cho nước ta hoàn toànđộc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được họchành
Trí tuệ uyên bác, tư duy sáng tạo, nhạy bén, nghị lực phi thường, ham hiểu biết là hành
trang giúp Hồ Chí Minh tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, nắm bắt bản chất cáchmạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, hình thành phương pháp khoa học trong hoạt động thựctiễn Người không chỉ hiểu biết nhiều thứ tiếng, mà còn tiếp thu được nhiều nền văn hoá trênthế giới; ở Người đã hội tụ đầy đủ tinh hoa văn hoá Đông - Tây - Kim - Cổ Trí tuệ và con
người Hồ Chí Minh đã được UNESCO công nhận là nhà văn hoá lớn thế giới; Ôsíp
Manđenxtam nhận xét: Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá không phải là văn hoáchâu Âu mà là nền văn hoá tương lai Đây là một trong những phẩm chất đặc biệt, giúp Ngườivượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện mục đích giải phóng cho dân tộc, đem lại tự
do, hạnh phúc, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam
Hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn phong phú là cơ sở quyết định sự ra đời tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về BĐDT nói riêng Là người Việt Nam yêu nướcđầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam Người
đã tìm thấy “cái cẩm nang” cho con đường giải phóng dân tộc Việt Nam trong Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin Gần 30 năm hoạt động ở nhiều nước, hầu khắp các châu lục, trọn đời
Trang 15dành cho cách mạng Việt Nam, là cơ sở thực tiễn phong phú cho Người luận giải, khái quátnhững tư tưởng về giải phóng dân tộc và BĐDT.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT hình thành là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những điềukiện khách quan và nhân tố chủ quan trong thời đại mới Trong đó, những phẩm chất đặc biệt
đã giúp cho Hồ Chí Minh có khả năng tiếp biến giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, tưtưởng và thực tiễn đấu tranh cho BĐDT của nhân loại tiến bộ, quan điểm chủ nghĩa Mác -Lênin về vấn đề dân tộc và BĐDT, từ đó hình thành những luận điểm khoa học về BĐDT.Đây là cơ sở cho Đảng và Nhà nước ta đề ra quan điểm, CSDT đúng đắn và thực hiện bìnhđẳng thật sự cho dân tộc Việt Nam
Quan niệm của Hồ Chí Minh về BĐDT:
Bình đẳng dân tộc, đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình, quyền độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam và quyền ngang nhau về mọi mặt giữa các quốc gia - dân tộc trong cộng đồng quốc tế Theo nghĩa bao trùm
nhất, BĐDT theo Hồ Chí Minh là khẳng định và thực hiện quyền được sống và được đối xửnhư nhau giữa dân tộc Việt Nam với tất cả các quốc gia - dân tộc khác trên thế giới trongquan hệ quốc tế và trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các tộc ngườitrên đất nước Việt Nam thống nhất
Trong quan hệ quốc tế, đó là bình đẳng giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên
thế giới Đây là tư tưởng hình thành rất sớm, ngày 18-6-1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do bình đẳng và dân chủ cho dân tộc ta Khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tuyên bố quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam với toàn thế giới Khi quyền
bình đẳng đó bị xâm phạm, Người khẳng định quyết tâm phải giữ gìn và thực hiện quyền bình
Trang 16đẳng đó: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ”[45, tr.480] Không có gì quí hơn độc lập, tự do là quan niệm hết sức độc đáo
của Hồ Chí Minh về BĐDT trên phạm vi quốc tế
Trong quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh quan
niệm BĐDT là sự được đối xử ngang nhau trên mọi lĩnh vực giữa các dân tộc trong đại giađình dân tộc Việt Nam Đó là sự tôn trọng quyền bình đẳng giữa các tộc người, xoá bỏ sự ápbức, bất bình đẳng tộc người “Bây giờ chúng ta, tất cả các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mẹo,Mán, Xá, Puộc, v.v đều là anh em ruột thịt một nhà chứ không phải Kinh ăn hiếp Thái, Thái
ăn hiếp Xá, Puộc như trước nữa”[51, tr.443]
Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về BĐDT có nội hàm rất rộng, với những mối quan
hệ xác định, tạo thành một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với mục tiêu độc lập dân tộc vàCNXH ở nước ta Trong luận văn này, vấn đề BĐDT được tác giả đề cập chủ yếu ở quan hệgiữa các tộc người trên đất nước Việt Nam, trực tiếp là giữa các tộc người trên địa bàn TâyNguyên
1.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT có nội hàm rộng lớn, phong phú, sinh động, nhiều góc
độ, có thể khái quát một số nội dung cơ bản sau:
Một là, BĐDT là quyền tất yếu được hưởng của các dân tộc trên phạm vi quốc tế, cũng như giữa các dân tộc trong một quốc gia đa tộc người.
Theo Hồ Chí Minh, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng về mọi mặt là một tất yếu khách quan
trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 2-9-1945, Người khẳng định: Tất cả mọi người đều sinh ra
có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trongnhững quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “Suy rộng racâu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng, dân tộc nào
Trang 17cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do Đó là những lẽ phải không ai có thểchối cãi được”[41, tr.1] Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã nâng quyền bình đẳng củacon người lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc Quyền bình đẳng ấy là lẽ tự nhiên củatất cả các dân tộc chứ không phải do một đấng siêu nhiên nào ban tặng Do đó, dân tộc ViệtNam cũng tất yếu được hưởng quyền độc lập, tự do, bình đẳng với các dân tộc khác Nhândân ta quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ, gìn giữ quyềnđộc lập, tự do, bình đẳng ấy.
Trong phạm vi quốc gia - dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng và khẳng địnhcác tộc người hoàn toàn bình đẳng về mọi mặt Theo Người, nước ta là một nước thống nhấtgồm nhiều dân tộc Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi vànghĩa vụ, gắn bó máu thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đờicùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc tươi đẹp Như vậy, bình đẳnggiữa các tộc người ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn với đoàn kết, tôn trọng,giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung: xây dựng một nước Việt Nam độc lập thống nhất, xây dựng
xã hội mới, một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, đoàn kếtgiữa các dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bình đẳng dân tộc trong quốc gia đa tộc theo Hồ Chí Minh, trước hết là bình đẳng giữa cácdân tộc thiểu số với dân tộc đa số và giữa tất cả các dân tộc với nhau Người đặc biệt quan
tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, trong Lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày 3-12-1945, Người nói: “Anh em dân tộc thiểu số của chúng ta sẽ
được: Dân tộc bình đẳng, Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bìnhđẳng trước sẽ sửa chữa đi”[42, tr.110]
Trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 18-12-1959, Người nêu rõ: “Nước ta là một nước thống nhất
gồm nhiều dân tộc Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi vànghĩa vụ”[52, tr.587]
Trang 18Hai là, BĐDT thực sự chỉ có thể xác lập bằng con đường cách mạng vô sản, gắn với độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân và công bằng xã hội.
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định, BĐDT không chỉ nêuthành một khẩu hiệu mà phải được thực hiện trên thực tế Muốn có bình đẳng trên thực tế chỉ
có con đường duy nhất là thông qua con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc vớiCNXH Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản”[50, tr.314]
Thực chất, luận điểm trên Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa quyềnBĐDT với nền độc lập thực sự, hoàn toàn của mỗi dân tộc Muốn có BĐDT trước hết dân tộc
đó phải được độc lập và nền độc lập đó phải là nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn TheoNgười, nếu nước mà không giành được độc lập thì dân cũng không được hưởng hạnh phúc, tự
do, bình đẳng; quyền lợi giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được và như thế dân tộc ta phảichịu mãi kiếp ngựa trâu Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì Cho nên, “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộngsản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ”[53, tr.128], mới thực hiện bình đẳng tộc người trong một quốc gia đa tộc một cách triệt
để Theo Người, lộ trình để thực hiện quyền BĐDT, trước hết là làm cách mạng tư sản dânquyền để dân tộc được độc lập, sau đó “phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa mớigiành thắng lợi hoàn toàn”[61, tr.305] Có như vậy, các dân tộc thiểu số được bình đẳng vớidân tộc đa số, tất cả đều như anh em một nhà, không có sự phân biệt về nòi giống, tiếng nói.Nói tóm lại, muốn thực hiện BĐDT phải thông qua con đường cách mạng XHCN
Ba là, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được xác định trong Hiến pháp, pháp luật
và được thực hiện trên thực tế; thể hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực; bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ; gắn với trình độ phát triển của đất nước; là quá trình phấn đấu lâu dài.
Trang 19Theo Hồ Chí Minh, quyền BĐDT trước hết phải được bảo đảm về mặt pháp lý Bởi một xãhội văn minh là một xã hội sống theo pháp luật “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” Chonên, khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo ngay và
tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước theo chế độ phổ thông đầuphiếu Vì “Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ, đoàn kết’’[43, tr.133], mọingười dân thuộc các dân tộc khác nhau nếu không vi phạm pháp luật, đều có quyền làm chủđất nước Ngày 6 tháng 01 năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân các dân tộcViệt Nam được đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội, sau đó đã ra bản Hiến pháp đầu tiên của nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm cho thực hiện quyền BĐDT ởnước ta
Trên cơ sở phê phán sự BĐDT giả hiệu bó hẹp của giai cấp tư sản, tiếp thu tư tưởngBĐDT mác xít, từ thành quả, kinh nghiệm của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga và từ thựctrạng đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, Hồ Chí Minh cho rằng thực hiện BĐDTphải làm cho đồng bào các dân tộc ít người được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyềnlợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, miền núi tiến kịp miền xuôi
Theo Hồ Chí Minh, BĐDT phải được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trước hết là về kinh tế BĐDT về kinh tế đóng vai trò quan trọng, làm nền
tảng, tạo cơ sở vật chất và xét đến cùng quyết định đến thực hiện BĐDT trên các lĩnh vựckhác Cách tiếp cận trên thực sự khoa học, thể hiện sự trung thành với quan điểm của các nhàkinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin: đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, có bìnhđẳng về kinh tế mới có bình đẳng về chính trị, văn hoá, xã hội Đồng thời, đó là sự tiếp thu tưtưởng Việt Nam: “có thực mới vực được đạo”, “dĩ thực vi tiên”
Muốn thực hiện BĐDT về kinh tế, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải tạođiều kiện, cơ hội cho các dân tộc thiểu số có sự phát triển đồng đều về trình độ kinh tế, vềphương thức, cách thức sản xuất, thu nhập, điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại; làm cho đời sống và
sự sinh tồn của đồng bào các dân tộc được bảo đảm và miền núi tiến kịp miền xuôi Chừng
Trang 20nào còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các tộc người, thì chừng ấyvẫn còn sự bất bình đẳng Cho nên, phải từng bước thu hẹp và tiến tới xoá bỏ sự chênh lệch,
sự bất bình đẳng giữa các dân tộc Khi giải quyết các mối quan hệ tộc người, phải quan tâm
và giải quyết tốt quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế Bất kỳ đặc quyền kinh tế nào dành riêng chomột dân tộc, đều có thể vi phạm lợi ích kinh tế của các dân tộc khác, dẫn đến sự bất BĐDT.Mặt khác, trong quốc gia đa tộc người, sự thấp kém về trình độ phát triển kinh tế của một tộcngười không chỉ cản trở sự phát triển của bản thân tộc người ấy, mà còn là lực cản tiến trìnhphát triển chung của cả cộng đồng dân tộc - quốc gia Người viết: “Chủ nghĩa xã hội nghĩa làtất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu ngày càng sung sướng”[55, tr.317]
Đồng thời, Hồ Chí Minh yêu cầu, Đảng và Nhà nước phải quan tâm giúp đỡ đồng bào cácdân tộc thiểu số phát triển về kinh tế: vận động đồng bào định canh, định cư; săn sóc, hướngdẫn cho đồng bào thực hành tiết kiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,xây dựng hệ thống thuỷ lợi, mở mang đường sá; kết hợp chặt chẽ công nghiệp địa phương,thủ công nghiệp và nông nghiệp; đẩy mạnh sản xuất và chế biến nhằm phát triển sản xuất,nâng cao đời sống đồng bào Với Hồ Chí Minh, đánh thắng “giặc đói, giặc nghèo” và lạc hậuđối với toàn thể dân tộc nói chung và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nóiriêng là mục đích trong CSDT của Đảng và Nhà nước ta Vì thế, Người yêu cầu các cơ quanTrung ương phải có kế hoạch đẩy mạnh phong trào miền núi phát triển về kinh tế cũng như vềvăn hoá và tất cả các mặt Cho nên, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triểnkinh tế giữa các tộc người, giữa các vùng, miền được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầutrong thực hiện BĐDT của Hồ Chí Minh
Bình đẳng dân tộc về chính trị cũng được Hồ Chí Minh đề cập trên hai phạm vi Trên
phạm vi quan hệ quốc tế, đó là quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam với các dân tộc kháctrên thế giới trong việc quyết định vận mệnh, lựa chọn chế độ chính trị, không một thế lực nào
có thể áp đặt hoặc cản trở con đường đi lên CNXH của dân tộc Việt Nam Theo Người, ởnước ta quyền lợi dân tộc, quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và quyền lợi Tổ
Trang 21quốc là thống nhất Nếu quyền lợi dân tộc chưa đòi được thì quyền lợi giai cấp đến vạn nămcũng không đòi được Theo đó, độc lập dân tộc và CNXH là nội dung cơ bản cốt lõi nhấtBĐDT về chính trị của các dân tộc ở Việt Nam.
Trong phạm vi quốc gia - dân tộc Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, bình đẳng về chính trị đó
là “mọi công dân của nước Việt Nam không phân biệt dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật”.Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều cùng có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau,cùng chung lưng đấu cật đấu tranh chống thực dân, phong kiến thực hiện mục tiêu giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độclập, thống nhất và CNXH Đó là bình đẳng về quyền làm chủ Nhà nước, về quyền bầu cử vàứng cử vào các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương của mọi công dân thuộc cácdân tộc, hễ là công dân Việt Nam thì đều có quyền “tham chính” ngang nhau theo pháp luật,không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, tôn giáo, đảng phái, giàu nghèo Người chỉ rõ,quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị không chỉ được qui định trong Hiến pháp vàpháp luật mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế Người khẳng định: “Từ khihoà bình lập lại đến nay, miền núi và trung du có nhiều tiến bộ lớn Về chính trị các dân tộcđều bình đẳng, dân chủ, đoàn kết”[59, tr.197]
Bình đẳng dân tộc về văn hoá, theo Hồ Chí Minh, trước hết là bình đẳng trong cơ hội phát
triển, nâng cao dân trí, trình độ học vấn và văn hoá của mỗi dân tộc; là việc thừa nhận vàkhẳng định quyền được tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, ngôn ngữ,phong tục, tập quán; quyền được học tập, được hưởng chế độ giáo dục như nhau giữa các dântộc Theo Người, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nên muốn làm cách mạng thì phải họcvăn hoá và đồng bào bây giờ phải biết chữ hết, để trả lời cho thế giới biết: nước ta là mộtnước văn minh Không thừa nhận, không tôn trọng nền văn hoá của các tộc người tức làkhông thừa nhận, không tôn trọng tộc người đó - tức là không bình đẳng Mọi quan điểm,chính sách, thái độ, hành vi biểu hiện sự kỳ thị, cưỡng bức, đồng hoá văn hoá đều phải bị lên
án và bài trừ
Trang 22Bình đẳng dân tộc về văn hoá theo Hồ Chí Minh, thực chất là quyền được sống trong nềnvăn hoá cũng như toàn bộ sinh hoạt xã hội và đời sống văn hoá của mình; quyền được sửdụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, được tiếp thụ và nâng cao trình độ hiểu biết trithức nhân loại phục vụ cho đời sống và sự phát triển nền, vốn văn hoá của các dân tộc; nângcao trình độ dân trí, quyền được hưởng thụ cũng như xây dựng nền văn hoá Việt Nam thốngnhất trong đa dạng của văn hoá tộc người; quyền được thực hành những phong tục, tập quán,tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành biểu trưng và giá trị tinh thần - văn hoá của mỗi dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện BĐDT về văn hoá, cần phải tiến hành tốt công tác xoánạn mù chữ, làm cho phần đông trẻ em được cắp sách tới trường, mở mang hệ thống giáo dụccho các dân tộc thiểu số, xoá bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan
Do vậy, việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá, tiếng nói và chữ viết của các dân tộcthiểu số là một vấn đề có tính nguyên tắc để bảo tồn văn hoá các dân tộc ở nước ta nói chung
và thực hiện BĐDT về văn hoá nói riêng Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Người
đã đề nghị Chính phủ thành lập “Nha bình dân học vụ”, phát động phong trào toàn dân họcchữ, kiên quyết diệt trừ “giặc dốt” cũng như diệt giặc đói và giặc ngoại xâm Trong chỉ đạo ra
Chính sách dân tộc thiểu số, Người luôn nhắc nhở phải tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các
dân tộc, dân tộc thiểu số nào có sẵn chữ viết rồi thì dùng chữ viết ấy mà dạy trong các trườngcấp 1 phổ thông Đối với dân tộc không có chữ viết thì dùng chữ quốc ngữ phiên âm tiếng địaphương để dạy học; đồng thời cũng cần dạy kèm tiếng phổ thông và tiếng các dân tộc thiểu
số Những tư tưởng trên thể hiện sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến BĐDT về văn hoá, coi đó
là một trong những động lực thực hiện BĐDT trên các lĩnh vực khác
Bình đẳng dân tộc về mặt xã hội, đó là quan hệ bình đẳng giữa những thiết chế xã hội của
các tộc người, thể hiện ở sự tôn trọng, không phân biệt tộc người đa số hay thiểu số, khôngphân biệt trình độ phát triển cao hay thấp Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bình đẳng về xã hội
là tạo điều kiện, cơ hội như nhau để những yếu tố thiết chế xã hội truyền thống tích cực củacác dân tộc đều được phát triển Đồng thời, khắc phục, loại trừ những yếu tố xã hội lạc hậu,
Trang 23tiêu cực trong các thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người trong quan hệ nội bộ dòng
họ, thân tộc, cũng như trong quan hệ với các dòng họ khác cùng cư trú trên một địa bàn
Bình đẳng xã hội giữa các tộc người ở nước ta theo Hồ Chí Minh còn là quá trình kết hợpđúng đắn, hài hoà lợi ích của các tộc người thống nhất với lợi ích của quốc gia Do đó, BĐDT
về xã hội còn thể hiện trong việc thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết những vấn đề bứcxúc đặt ra trong các dân tộc như: xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, các bệnh hiểm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi; giao thông được thông suốt giữa miền núi và miền xuôi
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề bình đẳng giới - một nộidung rất quan trọng trong bình đẳng về xã hội Do ở nước ta còn ảnh hưởng khá nặng nề tưtưởng trọng nam, khinh nữ của xã hội phong kiến, nên phải thực hiện bình đẳng giữa nam và
nữ trên tất cả các lĩnh vực: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng vớinam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”[60, tr.214]
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, các dân tộc ở nước ta đều có quyền bình đẳng toàn diện cả vềkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Các lĩnh vực đó liên quan chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề chonhau, trong đó BĐDT về kinh tế suy cho cùng có vai trò quyết định bình đẳng trên các lĩnhvực khác Do đó, thực hiện BĐDT đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các chính sách, nhằm khắcphục sự chênh lệch, làm cho các dân tộc thiểu số được hưởng ngày càng đầy đủ hơn nhữngquyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thực tế
Bốn là, BĐDT phải luôn gắn với đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.
Đoàn kết là giá trị tinh thần truyền thống, là quy luật trong dựng nước và giữ nước của dântộc Việt Nam Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố cơ bản quyết định thắnglợi trong đấu tranh giành và giữ độc lập, xây dựng xã hội mới, trong đó có thực hiện BĐDT ởnước ta Người khẳng định: “phải tăng cường đoàn kết dân tộc, các dân tộc miền núi đoàn kết
Trang 24chặt chẽ, các dân tộc thiểu số đoàn kết với các dân tộc đa số”[57, tr.418] Trong Bài nói chuyện với đồng bào cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 23 tháng 2 năm 1961, Người nhắc nhở:
“Đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, phải đoànkết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng tổ quốc chung”[54, tr.282]
Trên thực tế, các tộc người ở nước ta có trình độ phát triển rất khác nhau, sinh sống ởnhững vùng, miền có những thuận lợi và khó khăn không giống nhau Cho nên, cần phải tôntrọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, giữa dân tộc đông người với dân tộc ít người, nhằm làmcho miền núi tiến kịp miền xuôi, đoàn kết với đồng bào miền xuôi để phát triển kinh tế miềnnúi Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xêđăng hayBana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng
ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”[44, tr.217-218] Tộc người đa
số do có trình độ phát triển cao hơn, với tinh thần giúp đỡ bạn cũng chính là tự giúp mình, cầntương trợ, giúp đỡ các dân tộc thiểu số cùng tiến bộ về mọi mặt Hiến pháp năm 1946, do Chủtịch Hồ Chí Minh làm trưởng Ban soạn thảo đã khẳng định: ngoài sự bình đẳng về quyền lợi,những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.Muốn bình đẳng, đoàn kết, Người yêu cầu phải có thái độ tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc;phải tôn trọng phong tục, tập quán, và lợi ích của các dân tộc; tôn trọng văn hoá, tín ngưỡng,tiếng nói, chữ viết của các dân tộc; tránh thái độ miệt thị, coi thường văn hoá của tộc ngườikhác
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn thực hiện được BĐDT, phải quán triệt tốtnguyên tắc đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đồng thời khắc phục những tưtưởng kỳ thị dân tộc, dân tộc lớn làm tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc
Năm là, thực hiện BĐDT phải luôn nêu cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tự vươn lên của các dân tộc; khắc phục những nguy cơ gây bất bình đẳng.
Trang 25Theo Hồ Chí Minh, một dân tộc mà cứ ngồi chờ để có độc lập, thì dân tộc đó không xứngđáng được hưởng độc lập Theo Người, muốn có độc lập dân tộc, phải đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta, phải dựa vào sức mình là chính trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước Trongquan hệ giữa các tộc người trong quốc gia đa tộc, muốn thực hiện BĐDT, một trong nhữngvấn đề có tính quyết định là phải phát huy sự nỗ lực, tự vươn lên của bản thân các tộc ngườiđang còn ở trình độ thấp, phải đem sức ta mà tự giải phóng cho ta Nên thực hiện BĐDT phảinêu cao tính tự lực, tự cường, tự vươn lên của mỗi dân tộc Có như vậy mới phát huy có hiệuquả sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong thực hiện quyền bình đẳng cho dân tộc mình.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện BĐDT phải luôn gắn với đấu tranh khắc phụcnhững nguy cơ gây bất bình đẳng Những nguy cơ gây bất bình đẳng xuất phát từ nhiều phía.Trước hết là tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc thường có ở các dân tộc thiểu số Theo Ngườicác dân tộc thiểu số rất tốt, rất thật thà nhưng hay có tư tưởng tự ti cần phải khắc phục; vì tự tidân tộc sẽ tự kìm chân mình, không phát triển được Đồng thời, nguy cơ đó cũng biểu hiện ởtộc người đa số, đó là tư tưởng dân tộc lớn, tự cao, tự đại, ban ơn, áp đặt, coi thường tộc người
khác cũng cần phải khắc phục Ngày 31-8-1963, trong Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, Người nhấn mạnh: “Phải khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, người
dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình
là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được, rồi không cố gắng Đó lànhững điểm phải tránh”[58, tr.136] Đó còn là sự kỳ thị, hiềm khích dân tộc, phân biệt đối xửtrong quan hệ dân tộc và các quan hệ xã hội khác
Nguy cơ gây bất bình đẳng còn do kẻ thù dùng mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt để pháhoại sự đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc: “Đế quốc và phong kiến cố tình phá hoại tìnhđoàn kết và sự bình đẳng giữa các dân tộc, gây thù hằn giữa các dân tộc, thi hành chính sách
“chia để trị” Đảng và Chính phủ luôn kêu gọi các dân tộc “xoá bỏ xích mích do đế quốc vàphong kiến gây ra, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩavụ”[52, tr.587]
Trang 26Tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT là hệ thống luận điểm về tính tất yếu, con đường,phương thức thực hiện bình đẳng dân tộc, nội dung bình đẳng dân tộc trên các lĩnh vực và mốiquan hệ giữa bình đẳng với đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; phát huy khả năng
tự vươn lên của các dân tộc, đấu tranh chống âm mưu của kẻ thù và những tư tưởng dân tộccực đoan dưới mọi hình thức Đây là cơ sở khoa học trực tiếp để Đảng, Nhà nước ta đề ra,quan điểm, CSDT và tổ chức thực hiện chính sách đó trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
1.2 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng
Theo Từ điển tiếng Việt, vận dụng là “đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn”[77,tr.1105] Theo đó, vận dụng là tổng hợp các phương pháp, cách thức của chủ thể hoạt độngnhằm biến tư tưởng, lý luận, học thuyết thành hoạt động thực tiễn cụ thể nhằm cải tạo tựnhiên, xã hội Đó là quá trình kết hợp giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn Từ đó có thể quan niệm: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT là sự nhận thức thấu đáo và thực hiện đúng đắn, sáng tạo tư tưởng của Người vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ta nhằm hiện thực hoá tư tưởng đó trên thực tế.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT là Đảng và Nhà nước ta kế thừa, phát huy tưtưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể, phân tích những đặc điểm của dântộc Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra quan điểm, chính sách và việc tổ chức thực hiện CSDT theo
tư tưởng của Người Kết quả của sự vận dụng phải được thể hiện ở sự phát triển và mức độbình đẳng trên thực tế của tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốcphòng; các dân tộc được bình đẳng, không phân biệt đối xử và được bảo đảm bằng pháp luật,tuyệt đối tin tưởng đi theo con đường XHCN, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,khắc phục tư tưởng dân tộc cực đoan dưới mọi hình thức, vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn
Trang 27chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Chính sách dân tộc là một bộ phận trong chính sách chung, bao gồm hệ thống các chủtrương, kế hoạch, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta đề ra để giải quyết mối quan hệ giữacác tộc người trên mọi lĩnh vực Còn BĐDT là một nội dung trọng tâm trong CSDT, thôngqua thực hiện hệ thống chủ trương, kế hoạch, biện pháp của Đảng, Nhà nước, các cấp, cácngành, HTCT nhằm từng bước xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộctrên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, cùng nhau xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.BĐDT chỉ có thể thực hiện được thông qua việc thực hiện các chính sách một cách đúng đắn,hiệu quả Thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện BĐDT đều gắn liền và xuất phát từquan điểm, chủ trương CSDT và việc thực hiện quan điểm, chủ trương đó của Đảng và Nhànước ta CSDT đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiện BĐDT trên thực tế Ngược lại, CSDTkhông phù hợp sẽ không thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc Theo đó, để cóCSDT phù hợp, từng bước thực hiện BĐDT trên thực tế, vấn đề có tính nguyên tắc là Đảng,Nhà nước ta phải vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc nói chung và BĐDT nói riêng trong thực hiện CSDT
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vềBĐDT, căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn, từ khi ra đời đếnnay, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra CSDT đúng đắn, phù hợp Đây là một trong những nhân tố
cơ bản quyết định thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN, thực tiễn cách mạng Việt Nam 76 năm qua đã chứng minh điều đó
1.2.1 Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
* Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam
Trang 28Trước sau như một, Hồ Chí Minh luôn khẳng định bình đẳng giữa các dân tộc là quyền tấtyếu như muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời Nhưng, trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, dân tộc ta, nhân dân ta chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến “một
cổ hai tròng” Chúng câu kết với nhau khai thác, vắt kiệt sức lực của nhân dân, tài nguyên củađất nước, đồng bào các dân tộc ở nước ta không có một chút quyền tự do, dân chủ, bình đẳngnào Chúng thực hiện âm mưu “chia để trị”, gây thù hằn giữa các tộc người trên đất nước ViệtNam Chính điều kiện ấy đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải giành độc lập dân tộc, tự do, hạnhphúc cho nhân dân Do đó, đấu tranh đòi quyền BĐDT là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu củacách mạng Việt Nam
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ năm 1930, Đảng ta đãxác định phải giải phóng dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, xác lậpquyền bình đẳng giữa các tộc người trong quốc gia Việt Nam
Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (1935) đã ra Nghị quyết về côngtác trong các dân tộc thiểu số, trong đó nêu lên khẩu hiệu “các dân tộc được quyền tự quyết”;
“thừa nhận cho các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn, Đảng chống chế độ thuộc địa, chốnghết các hình thức trực tiếp và gián tiếp đem dân tộc này đàn áp và bóc lột dân tộc khác”[19,tr.72] Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
là thành quả lớn nhất, xác lập quyền BĐDT về chính trị giữa các dân tộc ở nước ta; đó là điềukiện tiên quyết để Đảng và Nhà nước ta thực hiện CSDT nói chung và sự BĐDT nói riêngtheo tư tưởng Hồ Chí Minh
Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhưng đế quốc Mỹ xâm lược, nước ta tạmchia làm hai miền Nam - Bắc, BĐDT bị vi phạm Đảng ta chủ trương tiến hành đồng thời haichiến lược cách mạng - cách mạng XHCN ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc nhằm giành lại quyền BĐDT hoàn toàn cho dân tộc Việt
Nam Về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1959 qui định: Nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc Các dân tộc sống trên
Trang 29đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn vàphát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc Điều đó chứng tỏ BĐDT luôn được Đảng và Nhànước ta khẳng định và thực hiện.
* Đảng, Nhà nước ta đã thông qua con đường cách mạng XHCN để xác lập quyền BĐDT cho dân tộc Việt Nam
Con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh lựa chọn để cứu nước, giải phóng dân tộc,đòi quyền tự do bình đẳng cho nhân dân Việt Nam, đã được Đảng ta khẳng định ngay trong
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Trong những năm 30 của thế kỷ XX, các dântộc thiểu số ở nước ta tuy chỉ chiếm khoảng 5%(1/22triệu người) nhưng là lực lượng có vaitrò to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Trong thư ngỏ gửi tất cả các đảngphái và dân tộc ở Đông Dương, ngày 02-6-1936, có viết: “Đảng Cộng sản Đông Dương kêugọi tất cả các đảng, tất cả các tầng lớp nhân dân nhằm thống nhất hành động chống áp bức vàbất BĐDT, vì những quyền tự do dân chủ, tự do và bình đẳng cho tất cả các dân tộc ở ĐôngDương”[20, tr.93-94] Mặc dù, phải rút vào hoạt động bí mật, phong trào đấu tranh của nhândân bị đàn áp đẫm máu, nhưng Đảng đã tuyên truyền, tập hợp lực lượng đông đảo đồng bàokhông phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số kiên quyết chống đế quốc và tay sai giành độc lậpdân tộc Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 đã giànhđược những thắng lợi nhất định, là bước tập dượt cho cao trào cách mạng 1939-1945, tạo sứcmạnh toàn dân tộc giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trong Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (khoá I), tháng 5 năm 1941, ngoài việc chuẩn bịnhững vấn đề cơ bản cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, vấn đề BĐDT được Đảng tađặc biệt quan tâm Điều đó được thể hiện rõ trong việc vận động các dân tộc thiểu số tham giaủng hộ cách mạng, tuyên truyền cho đồng bào nhận thức rõ công việc mình làm, tin vàoĐảng, theo cách mạng và phải kiên quyết đấu tranh giành cho được độc lập dân tộc, đi lênCNXH
Trang 30Trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951, Đảng ta khẳng định
phương hướng của cách mạng Việt Nam là hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dântiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Về chínhsách dân tộc: “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc”[22, tr.440-441] Quan điểm trênđược Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ III, điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước
ta đã trung thành tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện bình đẳng dân tộc phải thông qua conđường cách mạng vô sản
* Đảng, Nhà nước ta đã tích cực pháp luật hoá quyền BĐDT và từng bước thực hiện quyền bình đẳng đó trên thực tế một cách toàn diện
Theo Hồ Chí Minh, BĐDT trước hết phải được khẳng định trong Hiến pháp, pháp luật vàtừng bước thực hiện trên thực tế Bởi Hiến pháp, pháp luật là ý chí, nguyện vọng của nhân
dân, buộc mọi người, mọi tổ chức phải tuân thủ và thực hiện Cho nên, Trong Thông báo số 13-TB/TW của Ban Bí thư về công tác dân tộc, ngày 03-6-1970, có viết: “Thực hiện đầy đủ
quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong cả nước tham gia tích cực vào việc xây dựng kinh tế,
phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng”[25, tr.72] Trong Hiến pháp năm 1946 đã qui định:
“Tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về các phương diện: chính trị, kinh tế, vănhoá”(điều 6); “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham giachính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”(điều7) Nhưvậy, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hoá quyền BĐDT trên Hiến pháp, pháp luật và được bảođảm bằng thành quả cách mạng do chính dân tộc Việt Nam giành được
Trên cơ sở quyền BĐDT được xác lập trong Hiến pháp, pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đãtừng bước thể chế hoá bằng những chủ trương, chính sách để thực hiện trên thực tế một cáchtoàn diện các lĩnh vực:
Trang 31Về chính trị, tất cả các công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không vi phạm pháp luật đều
có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, kiểm tra,giám sát hoạt động của nhà nước, của chính quyền các cấp ở địa phương, được quyền dân chủbàn bạc các công việc ở địa phương, nơi mình sinh sống
Về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện đẩy
mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm giải quyết vốn, hạt giống, nông cụ, nâng cao đờisống cho đồng bào để từng bước thực hiện bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc
Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc, nâng cao
trình độ dân trí cho đồng bào là một trong những động lực để phát triển Đảng ta chỉ rõ: “Vănhoá của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển tồn tại, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ được tự dophát triển, tồn tại và được bảo đảm”[21, tr.113] Về xã hội, phải “liên lạc mật thiết với các dântộc thiểu số, nam nữ bình quyền, các dân tộc được quyền tự quyết”[21, tr.150] Như vậy,Đảng và Nhà nước ta đã tích cực luật hoá và thực hiện các chủ trương, chính sách bình đẳngmột cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống
* Đảng và Nhà nước ta đã ra sức lãnh đạo, tập hợp nhân dân thực hiện sự đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc hướng đến sự BĐDT trên thực tế
Trung thành với tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT, Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ:đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để giành độc lập, tự do và hạnhphúc chung; người Kinh đông hơn lại tiến bộ thì phải giúp đỡ và nâng đỡ các dân tộc thiểu số
để cùng đấu tranh thắng lợi và tiến lên CNXH Trong Nghị quyết về Chính sách dân tộc thiểu
số của Đảng ta hiện nay, tháng 8-1952 có viết: “Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiếnquốc cải thiện đời sống cho các dân tộc thiểu số, giúp đỡ họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo để
họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong việc giáo dục ở các địa phương thiểusố”[23, tr.261]
Trang 32Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) tiếp tục nhấn mạnh:
“Đảng và Nhà nước cần phải có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hoá ởmiền núi, củng cố và xây dựng các khu tự trị, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dântộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng
to lớn của mình”[24, tr.937] Những quan điểm đúng đắn đó đã tạo động lực to lớn, lôi cuốntất cả các dân tộc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn
* Đảng, Nhà nước ta đã phát huy cao độ ý thức vươn lên của các dân tộc và khắc phục những biểu hiện sai trái của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện BĐDT
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trên, từ khi ra đời Đảng ta đã luôn phát huytinh thần tự lực, tự cường của toàn dân tộc để giải phóng dân tộc, tự lực cánh sinh để giànhđộc lập dân tộc Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đề ra phương châm “khángchiến toàn dân, toàn diện dựa vào sức mình là chính” đã phát huy cao độ sự nỗ lực, cố gắngvươn lên của đồng bào các dân tộc trong cả nước Trước khi bước vào chiến dịch Điện BiênPhủ, trong Chỉ thị của Ban Bí thư ngày 05-12-1953, Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc khắcphục những tư tưởng sai lầm trong giải quyết quan hệ giữa các dân tộc như: tư tưởng quânbình giữa các dân tộc, phân biệt Kinh, Nùng, Thổ, Mán.v.v , hoặc tư tưởng dân tộc cực đoancho rằng không cần chiếu cố, nâng đỡ một dân tộc nào cả; hoặc “tự ái” dân tộc cho rằng, nếuđược chiếu cố là đánh giá thấp, bị coi khinh Đồng thời, chống tư tưởng không muốn nhườngnhịn, giúp đỡ các dân tộc khác; hoặc tư tưởng ganh tị, hẹp hòi dân tộc Mặt khác, Đảng taluôn phát huy tính tự giác, sự nỗ lực tự vươn lên của các dân tộc, không trông chờ, ỷ lại vào
sự giúp đỡ của các dân tộc khác
Đảng ta kiên quyết chống âm mưu chia rẽ dân tộc của đế quốc và tay sai của chúng, vì “ởBắc kỳ có dân Thổ, Mẹo, Mường, Mán , ở Trung kỳ có Mường, Êđê, Hồi , ở Nam kỳ cũng
có các dân tộc Mọi Như thế các dân tộc ấy phần lớn là trình độ thấp, còn dại khờ nên dễ bịlừa gạt”[21, tr.111] Đồng thời, vạch trần và kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dântộc, chia rẽ tôn giáo của thực dân Pháp nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết
Trang 33Lương - Giáo Xoá bỏ những hiềm khích, bất đồng, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cựcđoan, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, vì miền Namruột thịt, vì mục tiêu thống nhất Tổ quốc.
Trên thực tế, nhờ có đường lối, chủ trương, CSDT đúng đắn, phù hợp và tổ chức thực hiệntốt, nên các dân tộc ở Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược đã phát huy tinh thần đoàn kếtthành một khối vững chắc, tạo nên sức mạnh giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Támnăm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành mục tiêuchung giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH
Như vậy, những thành tựu trong thực hiện CSDT, BĐDT ở giai đoạn cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đã chứng minh sự trung thành và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng HồChí Minh về BĐDT trong thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ta Điều đó được Đảng takhẳng định: “Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến các dân tộc trênđất nước Việt Nam đều thể hiện rõ chủ trương bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết các dântộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, góp phần vào
sự nghiệp chung của cả nước”[25, tr.124]
1.2.2 Giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Đảng, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định và thực hiện quyền bình đẳng giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia - dân tộc khác trong quan hệ quốc tế và giữa các tộc người ở Việt Nam
Sau cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta khẳng định quyền bìnhđẳng giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới và quyền bình đẳng giữa cáctộc người chỉ có thể thực hiện được khi xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam Đây là sựtrung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc thực sự, hoàn toàn là điều kiện tiên
quyết để thực hiện BĐDT ở Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, đều khẳng định: nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà
Trang 34nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên nước Việt Nam, bình đẳng về quyền vànghĩa vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới đang diễn ra phức tạp, toàncầu hoá kinh tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bìnhđẳng Cho nên, vấn đề BĐDT vẫn được đặt ra trực tiếp, là một trong những nguyên tắc trongquan hệ quốc tế cũng như giải quyết quan hệ dân tộc ở một quốc gia đa tộc người Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta tiếp tục khẳng định nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau, bìnhđẳng và cùng có lợi”[16, tr.73] trong quan hệ quốc tế Thực chất đó là sự tôn trọng quyền bìnhđẳng của dân tộc Việt Nam trên phạm vi quốc tế, cũng như giữa các dân tộc trong đại gia đìnhViệt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
* Đảng ta tiếp tục xác định thực hiện BĐDT phải kiên định con đường đi lên CNXH
Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh: chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới mang lạiquyền bình đẳng thật sự cho nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới Sau khi đất nướchoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, quyền BĐDT trên phạm vi quốc gia - dân tộc ởnước ta đã giành được về mặt chính trị, nhưng hậu quả do chiến tranh để lại rất nặng nề cả vềkinh tế, văn hoá, xã hội, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải khôi phục và xây dựng lại đất nước.Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đưa cả nước đi lên CNXH nhằm từng bước thực hiện BĐDTtrên thực tế
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khẳng định, kiên địnhcon đường đi lên CNXH, coi đó là nền tảng vững chắc để thực hiện BĐDT ở nước ta Trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định:
“Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện đểcác dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triểnchung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”[10, tr.16] Đây là vấn đề chiến lược, là mục tiêulâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Trang 35Chấp hành Trung ương khoá IX Về công tác dân tộc, ngày 12 tháng 3 năm 2003, Đảng ta tiếp
tục khẳng định: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúpnhau cùng phát triển phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[18, tr.34-35]
* Đảng, Nhà nước ta tiếp tục bổ sung, hoàn thiện CSDT và thực hiện BĐDT một cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừngnâng cao đời sống của nhân dân”[62, tr.511] Người gạch chân những cụm từ “kế hoạch”,
“nâng cao đời sống của nhân dân” để nhấn mạnh chính sách của Đảng phải thật đúng đắnnhằm nâng cao đời sống mọi mặt của các dân tộc trên cả nước Trong Nghị quyết Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta chỉ rõ: “Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt đểquyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tận gốc sựchênh lệch về trình độ kinh tế, văn hoá giữa dân tộc ít người và dân tộc đông người; đưa miềnnúi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộcsống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết, giúp nhau cùng làm chủ tập thể Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa”[25, tr.606] Đây là quan điểm phản ánh đầy đủ nội hàm tư tưởng HồChí Minh về BĐDT trong điều kiện đất nước hoà bình, thống nhất đi lên CNXH Muốn thựchiện BĐDT một cách triệt để “vấn đề mấu chốt là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và vănhoá ở các vùng dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc”[25, tr.1036]
Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT được vậndụng sáng tạo hơn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới Đảng tanhấn mạnh: “phải tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng củacác dân tộc các chính sách kinh tế xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dântộc, nhất là các dân tộc thiểu số”[10, tr.16]
Trang 36Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 qui định: “Nhà nước thực
hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củađồng bào dân tộc thiểu số”; “Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ chođồng bào miền núi và dân tộc thiểu số”[27, tr.14] Như vậy, trong sự nghiệp xây dựng CNXH,BĐDT được Nhà nước ta thể chế hoá bằng pháp luật - là cơ sở và nguyên tắc bảo đảm BĐDTtrên thực tế, đồng thời là sự thể hiện đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh: BĐDT trước hết phảihợp hiến, hợp pháp
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta chủ trương tập trung “thực hiện cho được
3 mục tiêu chủ yếu: xoá được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sứckhoẻ của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xoá được mù chữ, nângcao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc”[14, tr.124-125]
Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Đảng ta ra nghị quyết chuyên
đề về công tác dân tộc trong tình hình mới Trong đó, đã chỉ rõ bốn mục tiêu cụ thể, nămnhiệm vụ chủ yếu, cấp bách và nêu năm giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện BĐDT trên thực tế
ở Việt Nam
Trong văn kiện Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản trongNghị quyết Trung ương Bảy khoá IX, đồng thời chỉ rõ những chính sách cụ thể: “Thực hiệntốt chiến lược phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng;làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới; qui hoạch, phân bổ, sắpxếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng Củng cố và nâng caochất lượng HTCT cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò củanhững người tiêu biểu trong trong các dân tộc Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồidưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng dân tộc, làm tốt công tácdân vận Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”[16, tr.122]
Trang 37Như vậy, trong giai đoạn cách mạng XHCN, quan điểm, CSDT của Đảng và Nhà nước ta
đều nhằm từng bước thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc Và quyền bình đẳng giữa các dântộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Bình đẳng dân tộc về chính trị, HTCT ở các vùng dân tộc bước đầu được tăng cường và
củng cố; các dân tộc đã thực hiện quyền tham chính của mình thông qua thực thi dân chủ đạidiện và dân chủ trực tiếp; quyền dân chủ của đồng bào từng bước được phát huy Số đại biểutham gia hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở ngày càng tăng Hội đồngnhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004, tỉ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh là14%, cấp huyện là 17% và cấp xã là 19% Trong Quốc hội khoá XI có 86 đại biểu là người
dân tộc thiểu số, chiếm 17,26%[75, tr.68] Số đại biểu chính thức là người dân tộc thiểu số
tham gia Đại hội X của Đảng có 154/1176 (chiếm 13,10%)[13, tr.29] Nhiều cán bộ là ngườidân tộc thiểu số đang giữ cương vị quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhànước, các bộ, ban, ngành và ở các địa phương Đồng bào các dân tộc thiểu số cùng nhân dân
cả nước chung sức, chung lòng, quyết tâm xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam
Bình đẳng dân tộc về kinh tế, nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc
thiểu số đã từng bước hình và phát triển; kết cấu hạ tầng và đời sống đồng bào dân tộc thiểu
số ở nhiều vùng được cải thiện rõ rệt, “Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèođược nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi”[64, tr.29]; côngtác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc đạt được kết quả to lớn (năm 2003 tỉ lệ hộ đóinghèo vùng dân tộc thiểu số giảm xuống còn 25,93%); mạng lưới giao thông từ tỉnh đếnhuyện, xã được hình thành, đường ô tô đã đi đến được trung tâm 97,42% số xã trong cả nước,100% thị xã, tỉnh lỵ, 98% số huyện, 64% số xã có điện lưới, trên 50% số hộ dân được sử dụngđiện, trên 60% số xã có điện thoại từng bước khắc phục sự chênh lệch về đời sống giữađồng bào dân tộc thiểu số với dân tộc đa số
Bình đẳng dân tộc về văn hoá - xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng, như: trình độ
dân trí được nâng cao, một số vùng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ,
Trang 38thành lập được nhiều trường dân tộc nội trú; đã “thực hiện chế độ cử tuyển ở các vùng đồngbào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Hằng năm có trên 3 triệu lượt học sinh nghèo đượcgiảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường; 25 triệu lượt học sinh nghèo người dântộc thiểu số được cấp, mượn sách giáo khoa và hỗ trợ vở viết với tổng kinh phí bình quânhằng năm trên 100 tỷ đồng”[3, tr.34]; đời sống văn hoá được nâng cao, bản sắc văn hoá cácdân tộc được tôn trọng và giữ gìn và phát huy; việc khám chữa bệnh cho người nghèo đượcquan tâm hơn (93,5% số xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có trạm y tế) Bình đẳng giới cónhiều tiến bộ, trong số đại biểu chính thức tham gia Đại hội X của Đảng, có 136/1176 là nữ,chiếm 11,56%, tăng 0,47% so với Đại hội IX (11,9%)[13, tr.29] Đồng bào các dân tộc thiểu
số luôn đoàn kết, một lòng theo Đảng, bảo vệ chủ quyền biên giới của Tổ quốc, giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
* Đảng, Nhà nước ta đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam nhằm thực hiện BĐDT trên thực tế
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta nhất quán chính sách BĐDT, nên đã đặc biệt quan tâmđến “việc phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cầnthể hiện đầy đủ CSDT, phát triển mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thầnđoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và pháttriển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơikhác đến và dân tại chỗ”[17, tr.103] Chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân
tộc cũng như việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc được qui định rõ trong Hiến pháp năm 1992.
* Đảng, Nhà nước ta tiếp tục phát huy tinh thần tự vươn lên của các dân tộc, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái và âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch
Trang 39Phát huy tinh thần tự vươn lên của các dân tộc trong quá trình thực hiện BĐDT trên thực tế
là vấn đề mấu chốt được Đảng ta nhận thức đúng đắn và đặc biệt quan tâm Do vậy, “phải đẩymạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Đầu tư thêm và tập trung sự
cố gắng của các ngành, các cấp, kết hợp với động viên tinh thần tự lực, tự cường của nhân dâncác dân tộc để khai thác, bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế ở các vùng có đồng bào dântộc thiểu số của cư trú”[17, tr.102] Mặt khác, phải kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia
rẽ dân tộc và những biểu hiện sai trái trong giải quyết vấn đề dân tộc Trong Hiến pháp năm
1992 cũng ghi rõ: nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có những nghị quyết chuyên đề, chínhsách cụ thể nhằm thực hiện BĐDT trên thực tế Như: Nghị quyết 22-NQ/TƯ (ngày27-11-
1989) của Bộ chính trị khoá VI về Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển miền núi; Chỉ
thị số 68-CT/TƯ (ngày 18-4-1991) của Ban Bí thư về công tác ở vùng dân tộc Khơ Me; Nghị
quyết số 10-NQ/TƯ (ngày 18-01-2002) của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 Đây là sự kiên trì, nhất quán
và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong hoạch định và thực hiện CSDTcủa Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta
Nhà nước ta luôn quan tâm, ưu tiên phát triển miền núi và các dân tộc thiểu số nhằm tạođiều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nguồn tài nguyên, tiềm năng, đẩy mạnh sản xuấtkinh doanh, phát triển kinh tế hàng hoá, Như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 về Chương trình phát triển các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình135); Chương trình 327; Chương trình xoá đói, giảm
nghèo; xây dựng kinh tế - quốc phòng; đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới,phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chính sách giao đất, giao rừng, định canh, định cư,tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân Đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng, dân số kế hoạch hoá gia đình, phát triển mạng lưới y tế, giáo dục,mắc điện sinh hoạt, phòng chống các bệnh dịch, các tệ nạn xã hội, phát triển mạng lưới truyền
Trang 40thông, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; nâng cao dân trí, trình độ văn hoá chocán bộ và nhân dân các dân tộc thiểu số; đấu tranh chống mê tín dị đoan, chống “diễn biếnhoà bình”, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc tiếp tục giữ vững độc lập dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổimới xây dựng CNXH Kết hợp giữa phát triển với hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựngnền dân chủ XHCN, bảo đảm điều kiện từng bước thực hiện ngày càng đầy đủ quyền bìnhđẳng của các dân tộc trên các lĩnh vực đời sống xã hội Đồng bào các dân tộc thiểu số cũngnhư đa số đều có quyền làm chủ, đều có quyền lợi và trách nhiệm trong xây dựng thể chếchính trị, xây dựng HTCT ở từng địa phương và trên cả nước Đảng, Nhà nước đã quan tâmxây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số Sự phát triển vàtrưởng thành của đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số không chỉ là niềm tự hào mà còn làbiểu hiện quyền BĐDT về chính trị trên thực tế
Đạt được những thành tựu cơ bản trên là do có sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh về BĐDT, tổ chức thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ta, sự đồng tình ủng
hộ của nhân dân cả nước, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy được ý thức tựvươn lên Tuy nhiên, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong thực hiện CSDT củaĐảng và Nhà nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định:
Có những thời điểm, Đảng và Nhà nước ta chưa có kế hoạch và chính sách ưu tiên, hỗ trợnhững điều kiện vật chất, tinh thần tối thiểu cho đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển; dẫnđến tình hình trạng đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số rất thấp, tạo kẽ hở cho các thế lựcthù địch lợi dụng chống phá cách mạng nói chung và thực hiện CSDT nói riêng
Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào ở miền núi, vùngsâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơcấu kinh tế, tình trạng đồng bào thiếu đất sản xuất, tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quânchung của cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc có nguy cơ gia