Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền quốc phòng – an ninh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XX là thế kỷ đầy biến động đối với dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến công hiển hách. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật nhào ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đó là hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, non sông thu về một mối và sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã và đang đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trước hết bắt nguồn từ đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là kết quả của quá trình tìm tòi và vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự của chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là sự kế thừa một cách sáng tạo truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta trong lịch sử. Vận dụng, kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới di sản quân sự của cha ông cùng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng bộ tham mưu của Đảng đã đề ra hệ thống những quan điểm quan trọng về quân sự; về quốc phòng, an ninh; về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng; kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh tế, ngoại giao; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, tình hình chính trị thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trên thế giới, các cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt và quyết liệt, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng những cuộc xung đột vũ trang và nội chiến vẫn xảy ra và kéo dài ở nhiều nơi, những mâu thuẫn gay gắt về dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ đang tiếp diễn. Trong bối cảnh đó, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục phấn đấu xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm từng nước. Việt Nam đã và đang nằm trong tầm ngắm của các thế lực phản động và đế quốc, chúng lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc để can thiệp vào công việc nội bộ của ta nhằm thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, gây bạo loạn chính trị. Tình hình đó đã đặt ra những yêu cầu mới cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời kỳ mới, không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước mà là của toàn thể nhân dân. Vì thế, cần thiết phải học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân trong bối cảnh hiện nay để phát huy tổng hợp sức mạnh toàn dân, của hệ thống chính trị, từng bước nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm thất bại mọi âm mưu chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch. Mặt khác, đứng trước sự nghiệp đổi mới, quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, phức tạp không thể không giải quyết, đặt biệt trước sự biến đổi nhanh chóng, khó lường của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, của hàng loạt vấn đề toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hóa trên thế giới của bộ phận thanh thiếu niên đã làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, một khi an ninh văn hóa bị khủng hoảng thì ý thức dân tộc cũng dần phai mờ đi từ đó ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ Tổ quốc. Nếu không làm tốt công tác xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc, không thực hiện tốt việc giáo dục tuyên truyền cho đồng bào Việt Nam, về những vấn đề liên quan đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thì không những không phát huy được vai trò của họ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, mà họ còn bị các thế lực thù địch lợi dụng, chia rẽ gây mất đoàn kết và có thể trở thành lực lượng đối lập, chống đối lại dân tộc và đất nước. Âm mưu, thủ đoạn đó chỉ có thể thất bại trước sức mạnh tổng hợp của nước ta được nâng cao, khi chúng ta thực hiện tốt việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân. Vì vậy, việc ý thức bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề cấp thiết, nhất là trong tình hình hiện nay. Hơn nữa, việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành cuộc vận động lớn trong cả nước. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền quốc phòng – an ninh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm, luận điểm toàn diện bao gồm nhiều nội dung: tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng; tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân; tư tưởng chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính; về nghệ thuật quân sự; về xây dựng căn cứ địaxây dựng hậu phương; xây dựng lực lượng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân… Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp đại học, đề tài chỉ tập trung khai thác những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng nền quốc phòng an ninh. Những quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng lực lượng vũ trang; về xây dựng nền quốc phòng an ninh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ từng bước làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong giai đoạn hiện nay nhằm rút ra những giải pháp góp phần nâng cao sức mạnh quốc phòng an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu,…
Trang 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG - AN NINH
Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Sinh Viên Thực Hiện
Ths Đinh Văn Phương Nguyễn Thanh Tưới MSSV: 6075737
Cần Thơ 5/2011
Trang 2
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 6
Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN; VỀ XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 6
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 6
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân 24
Chương 2 XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG - AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH .43 2.1 Hoàn cảnh lịch sử 43
2.2 Nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong giai đoạn hiện nay 44
2.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng an ninh 47
2.4 Thành tựu và hạn chế 52
2.4.1 Thành tựu 52
2.4.2 Hạn chế 55
2.4.3 Nguyên nhân 56
2.5 Một số giải pháp 57
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX là thế kỷ đầy biến động đối với dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến công hiển hách
Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật nhào ách thống trị củathực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đó là hai cuộckháng chiến hào hùng của dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nonsông thu về một mối và sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã vàđang đem lại nhiều thành tựu quan trọng
Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trước hết bắt nguồn từđường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng
ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện
Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là kết quả của quá trình tìm tòi và vậndụng sáng tạo học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thểcủa Việt Nam là sự kế thừa một cách sáng tạo truyền thống dựng nước và giữ nướccủa ông cha ta trong lịch sử Vận dụng, kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới disản quân sự của cha ông cùng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Chủtịch Hồ Chí Minh đã cùng bộ tham mưu của Đảng đã đề ra hệ thống những quanđiểm quan trọng về quân sự; về quốc phòng, an ninh; về xây dựng lực lượng vũtrang cách mạng, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng; kết hợp quốc phòng với anninh, kinh tế, ngoại giao; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Hiện nay, tình hình chính trị thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biếnphức tạp Trên thế giới, các cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn tiếp
Trang 4tục diễn ra gay gắt và quyết liệt, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưngnhững cuộc xung đột vũ trang và nội chiến vẫn xảy ra và kéo dài ở nhiều nơi,những mâu thuẫn gay gắt về dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ đang tiếp diễn Trong bốicảnh đó, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục phấn đấu xây dựng đất nướctheo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm từng nước Việt Nam đã vàđang nằm trong tầm ngắm của các thế lực phản động và đế quốc, chúng lợi dụngcác vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc để can thiệp vào công việc nội bộcủa ta nhằm thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, gây bạo loạn chính trị.Tình hình đó đã đặt ra những yêu cầu mới cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninhtrong thời kỳ mới, không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước mà là của toàn thể nhândân Vì thế, cần thiết phải học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòngtoàn dân trong bối cảnh hiện nay để phát huy tổng hợp sức mạnh toàn dân, của hệthống chính trị, từng bước nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh của đất nước đểbảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm thất bại mọi âmmưu chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch.
Mặt khác, đứng trước sự nghiệp đổi mới, quá trình xây dựng và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, phức tạp không thể khônggiải quyết, đặt biệt trước sự biến đổi nhanh chóng, khó lường của cuộc khủng hoảng
và suy thoái kinh tế thế giới, của hàng loạt vấn đề toàn cầu hóa, phát triển kinh tế trithức và hội nhập kinh tế quốc tế Sự tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hóa trên thếgiới của bộ phận thanh thiếu niên đã làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, một khi anninh văn hóa bị khủng hoảng thì ý thức dân tộc cũng dần phai mờ đi từ đó ảnhhưởng đến ý thức bảo vệ Tổ quốc Nếu không làm tốt công tác xây dựng ý thức bảo
vệ Tổ quốc, không thực hiện tốt việc giáo dục tuyên truyền cho đồng bào Việt Nam,
về những vấn đề liên quan đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thì không những khôngphát huy được vai trò của họ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, mà họ còn bị cácthế lực thù địch lợi dụng, chia rẽ gây mất đoàn kết và có thể trở thành lực lượng đốilập, chống đối lại dân tộc và đất nước Âm mưu, thủ đoạn đó chỉ có thể thất bạitrước sức mạnh tổng hợp của nước ta được nâng cao, khi chúng ta thực hiện tốt việc
Trang 5xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân
Vì vậy, việc ý thức bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đềcấp thiết, nhất là trong tình hình hiện nay Hơn nữa, việc học tập và vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh đã trở thành cuộc vận động lớn trong cả nước Chính vì vậy mà
tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nền quốc
phòng – an ninh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm, luậnđiểm toàn diện bao gồm nhiều nội dung: tư tưởng dùng bạo lực cách mạng đểchống lại bạo lực phản cách mạng; tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân; tưtưởng chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính; về nghệthuật quân sự; về xây dựng căn cứ địa-xây dựng hậu phương; xây dựng lựclượng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân…
Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp đại học, đề tài chỉ tập trungkhai thác những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong tư tưởng về xây dựnglực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng nền quốc phòng an ninh
- Những quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xâydựng lực lượng vũ trang; về xây dựng nền quốc phòng - an ninh trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay
3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
- Đề tài sẽ từng bước làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh vềxây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và sựvận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninhtrong giai đoạn hiện nay nhằm rút ra những giải pháp góp phần nâng cao sức mạnhquốc phòng - an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trang 6Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sáchcủa Đảng cộng sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiêncứu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp logic; phương pháp phân tích, tổng hợp; phươngpháp so sánh, đối chiếu,…
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2chương, 6 tiết, 69 trang
Trang 7Chương 1.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN
DÂN; XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 1.1 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân
1.1.1 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minhxây dựng mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân vàdân tộc sâu sắc Xác định bản chất cách mạng cho lực lượng vũ trang là nguyên tắchàng đầu của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh Tư tưởng đó bắt nguồn từ quan điểm
“ lấy dân làm gốc”, coi “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Người chỉ rỏ: “Không có dân thì không có bộ đội”, còn bộ đội thì “ ở trong dân, bên vực quyền lợicho dân, vì dân mà hy sinh chiến đấu”, “ tận tâm tận lực vui lòng hy sinh vì sựnghiệp cứu nước, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì cách mạng” [24,tr 71] Tư tưởng đócòn xuất phát từ tư tưởng Mác- Lênin rằng: lực lượng vũ trang là công cụ bạo lựccủa giai cấp, phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của chính đảng vô sản Xuất phát
từ những quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho lực lượng vũ trang ta
là Lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội ta là Quân đội nhân dân
Một trong những nội dung cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang nhândân được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu là xây dựng bản chấtcách mạng của nó Khi chưa giành được chính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng
là một công cụ của Đảng, một tổ chức quần chúng vũ trang đặc biệt của Đảng cùngtoàn dân đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân Khi đã giành được chính
Trang 8quyền, lực lượng vũ trang ta trở thành một bộ phận cấu thành của quốc gia mangbản chất cách mạng của chính quyền mới, của Nhà nước mới phát triển từ Nhà nướcdân chủ nhân dân thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhìn nhận bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân có thể xemcác mối quan hệ của lực lượng vũ trang nhân dân với Đảng, với Nhà nước, với nhândân, với nội bộ, với bạn bè và với kẻ thù Cũng có thể nhận rõ bản chất cách mạngcủa lực lượng vũ trang nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở mục tiêu chiến đấu
vì Đảng, vì nước, vì dân, do dân và có Đảng Cộng sản lãnh đạo Lực lượng vũ trangnhân dân là công cụ bạo lực chủ yếu của Đảng, của Nhà nước ta và đó là lực lượngnòng cốt cho toàn dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền, tiến hànhchiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Lực lượng vũ trang ở nước ta trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh dântộc trước kia chủ yếu do giai cấp phong kiến tổ chức và lãnh đạo, mang bản chấtcủa giai cấp phong kiến Đó là lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến có sựđiều hòa về lợi ích dân tộc và mục tiêu chiến đấu với đông đảo quần chúng nhândân Đó là nguồn sực mạnh to lớn bảo đảm cho lực lượng vũ trang dân tộc đánhthắng giặc ngoại xâm Tuy nhiên, lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến vàdân chúng đông đảo trong nước có sự đối lập về lợi ích giai cấp và mục tiêu chiếnđấu bị hạn chế, nên trong một số thời điểm lịch sử, lực lượng vũ trang không hoànthành được sứ mệnh của dân tộc
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới- thời đại Hồ ChíMinh, đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, nhưng lại khác hẳn về chất sovới lực lượng vũ trang trong lịch sử dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chínhtrị của giai cấp công nhân và nhân dân ta, đồng thời là người cha thân yêu của cáclực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhândân, Người nhấn mạnh: vấn đề cơ bản là phải tăng cường bản chất giai cấp côngnhân cho lực lượng vũ trang ta Theo Người, với việc tăng cường bản chất giai cấpcông nhân, với xác định rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, lực lượng vũ trang ta sẽ vững vàng trong mọi tình huống, luôn theo kịp sựchuyển biến to lớn của cách mạng và khi nào cũng giữ được mối liên hệ máu thịt,
Trang 9mối quan hệ “ cá- nước” với nhân dân lao động, giữ nghiêm kỷ luật quần chúng, vìnhân dân mà phục vụ nhân dân không điều kiện Mang trong mình bản chất cáchmạng của giai cấp công nhân, lực lượng vũ trang nhân dân ta giải quyết đúng đắncác mối quan hệ giữa cán bộ và chiến sĩ, quân đội và nhân dân, giữa quân đội vàcác cơ quan của Đảng, Nhà nước; giữa quân đội ta với quân đội các nước trong khốiliên minh ba nước Đông Dương chiến đấu vì chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong vây dựng bản chất cách mạng cho lực lượng
vũ trang nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là: “trung với nước, hiếu vớidân” Đó là bổn phận thiêng liêng của mọi cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũtrang ta Trung với vua, với nước, hiếu với cha mẹ là hai đạo lý lớn của người ViệtNam từ ngàn xưa, nay được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành đạo lý cho lựclượng vũ trang nhân dân ở tầm cao mới, sâu sắc hơn Trung với vua trước kia naytrở thành trung với nước, hiếu với cha mẹ nay gồm cả long hiếu với nhân dân, vìnhân dân mà chiến đấu, hy sinh Năm 1964, nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lậpquân đội, Người chỉ thị rõ hơn: “ trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu
hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội nhiệm vụ nào cũng hoànthành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [17,tr.350]
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minhhết sức coi trọng việc xây dựng và không ngừng tăng cường bản chất cách mạngcủa giai cấp công nhân cho các lực lượng vũ trang coi đó là yếu tố cơ bản cho lựclượng vũ trang ta ngày càng có sức chiến đấu mạnh mẽ, luôn là công cụ bạo lực tincậy của Đảng và Nhà nước Bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trangnhân dân thể hiện tập trung ở mục tiêu chiến đấu: giải phóng dân tộc, bảo vệ Đảng,bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong việc xây dựng và không ngừng bồi đắp bản chất cách mạng các lựclượng vũ trang nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “trước hết phải có Đảngcách mạng… Đảng có vững cách mạng mới thành công” [8,tr.268] Và chính Người
đã sáng lập, tổ chức ra Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng kiểu mới mangbản chất giai cấp công nhân, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân
Trang 10nhằm đảm bảo cho lực lượng vũ trang mang bản chất cách mạng của giai cấp côngnhân thể hiện đầy đủ và sâu sắc tính nhân dân và tính dân tộc Đây là nguyên tắc cơbản nhất trong xây dựng bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân Đảng phải nắmquyền lãnh đạo chặt chẽ các lực lượng vũ trang nhân dân, không thể chia sẻ cho bất
cứ giai cấp, đảng phái hoặc cá nhân nào khác Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnhđạo lực lượng vũ trang điểm cốt lõi là để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vềchính trị, thực chất là để xây dựng đội quân kiểu mới ở Việt Nam theo nhữngnguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, quân đội của dân, do dân, vì dân, từ nhândân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, có tínhnhân dân, tính dân tộc sâu sắc, vừa là lực lượng chính trị tin cậy, vừa là lực lượng
vũ trang sắc bén, vừa là đội quân chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Đảng hếtlong phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vìchủ nghĩa xã hội Quá trình lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang hơnnữa thế kỷ qua, là quá trình bảo đảm mọi thắng lợi, trưởng thành của quân đội,không những đánh thắng các đế quốc hùng mạnh, mà còn hoàn thành tốt các nhiệm
vụ chính trị khác, luôn là lực lượng chính trị đáng tin cậy của nhân dân Quá trìnhthực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang cũng làquá trình xây dựng nên hình tượng Bộ đội Cụ Hồ- một giá trị tinh thần vĩnh cửu Bộđội Cụ Hồ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ dân tộc, mà còn làm nhiệm vụ quốc tếcao cả, không chỉ trong chiến đấu mà còn trong xây dựng, là lực lượng xung kíchcứu giúp nhân dân khi thiên tai lũ lụt, là người lính tiên phong trong công cuộc đấutranh với những tư tưởng và hành vi sai trái, trở thành những điểm sáng văn hóatrong các sinh hoạt cộng đồng; khi không còn trong quân ngũ, Bộ đội Cụ Hồ về địaphương, cũng vẫn giữ được phẩm cách, truyền thống, là chổ dựa về chính trị củachính quyền và nhân dân nơi cư trú
Một nội dung khác trong xây dựng lực lượng vũ trang được Đảng ta và Chủtịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng là xây dựng về chính trị đây cũng là một nguyêntắc rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo tưtưởng quân sự Hồ Chí Minh Lực lượng vũ trang ta khởi đầu hình thành từ phongtrào đấu tranh chính trị của nhân dân, tuyển chọn trong số hạt nhân tiêu biểu của
Trang 11quần chúng cách mạng, và ngay từ buổi ấu thơ đó, nó đã thực sự là lực lượng nòngcốt bảo vệ phong trào chính trị và hỗ trợ quần chúng đấu tranh cách mạng Trongchỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân Chủ tịch Hồ ChíMinh chỉ rõ phương châm xây dựng quân đội là “ chính trị quan trọng hơn quânsự” Tư tưởng đó của Người tiếp tục được giữ vững, phát huy cao độ trong quá trìnhxây dựng lực lượng vũ trang trở thành một công cụ sắc bén của Đảng, lấy bản chấtchính trị và mục tiêu chính trị của cách mạng làm nội dung hoạt động trong hoạtđộng chính trị quân sự, cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang đều phải tuân thủđường lối chính trị của Đảng Theo Hồ Chí Minh, chính trị phải được biểu hiện ratrong lúc đánh giặc Đặt nhiệm vụ chính trị trong mối quan hề với nhiệm vụ quân
sự, Hồ Chí Minh khẳng định: “ nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chínhtrị” [23,tr 225], quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc vô dụng lại
có hại” [12, tr 318]
Quan điểm coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang về mặt chính trị, xemchính trị là nền tảng, là gốc để tạo cơ sở xây dựng các mặt hoạt động khác Quân sựphải phục tùng chính trị cũng có nghĩa là đường lối quân sự phải tuân thủ theođường lối chính trị Các hoạt động quân sự, công tác đảng, công tác chính trị, côngtác hậu cần, kỹ thuật của lực lượng vũ trang phải quán xuyến đường lối chính trị,quân sự, đối nội, đối ngoại của Đảng, từ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và từ Hiếnpháp, pháp luật của Nhà nước Tư tưởng Hồ Chí Minh coi trọng xây dựng bản chấtcủa lực lượng vũ trang nhân dân về mặt chính trị phản ánh quy luật phát triển kháchquan của mối quan hệ chính trị và quân sự, định hướng cho các lực lượng vũ tranghoạt động đúng, đáp ứng với yêu cầu cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.1.2 Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân - một tổ chúc quân sự Việt Nam kiểu mới
Lực lượng vũ trang nhân dân được Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức,giáo dục và rèn luyện là lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng kiểu mới gồm các
tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân các dân tộc sống trên đất nước ViệtNam Đó thực chất là đội quân của công nông ( đội quân chủ lực hùng hậu của cáchmang) Đội quân đó được tổ chức chặt chẽ và vũ trang với mức độ khác nhau, hoàn
Trang 12toàn thoát ly sản xuất, hoặc không thoát ly sản xuất tự nguyện chiến đấu theo mụcđích chính trị của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Với truyền thống chống ngoại xâm gắn liền giữa xây dựng và bảo vệ đấtnước, dân tộc ta đã sớm thực hiên “ cả nước là binh”, huy động được đông đảo dânchúng tham gia dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao nhất là dân chúng vũ trangkết hợp với quân đội của triều đình Trừ một số ít trường hợp chỉ có lực lượng vũtrang của dân chúng hoặc chỉ có quân đội triều đình, còn nhìn chung, lực lượng vũtrang thường tổ chức thành ba bộ phận, gồm quân triều đình ( thường gọi là quântrong kinh hoặc cấm quân), quân địa phương ( quân các lộ, các châu) và lực lượngdân binh( hương binh ở vùng đồng bằng, thổ binh ở miền núi) Quân triều đình vàquân các lộ, châu là lực lượng vũ trang thường trực của Nhà nước, được tổ chức với
số lượng vừa phải và huấn luyện chính quy, tinh nhuệ Dân binh là lực lượng vũtrang dân chúng rộng rãi, được động viên vào đội ngũ khi xảy ra chiến tranh đểchiến đấu tại chổ hoặc tác chiến cơ động theo sự điều động của Nhà nước Việc kếthợp giữa các bộ phận lực lượng này đã trở thành nguyên lý trong xây dựng lựclượng vũ trang của dân tộc ta thời trước
Là lãnh tụ có tầm nhìn chiến lược, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhậnthức sâu sắc rằng, trong điều kiện đất nước bị ngoại xâm thống trị, nhân dân bị ápbức bóc lột nặng nề, thì vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang được đặt ra cấp thiết,
có vai trò quyết định đối với tiến trình phát triển và thắng lợi của cách mạng ViệtNam Sau khi bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam gửi tới hội nghị Vecxay ( 1919)không có kết quả, Người rút ra kết luận: các dân tộc muốn được giải phóng phải “trong cậy vào lực lượng của bản than mình” [7,tr 65] Năm 1924, Người khẳngđịnh: công cuộc giải phóng Việt Nam sẽ được tiến hành bằng cách mạng khởi nghĩatrong cả nước Muốn thế, phải “ tổ chức càng nhiều càng tốt những nhóm vũ trangcủa những người nông dân và công nhân tại Việt Nam Đó là những tế bào có thểhợp thành hạt nhân của cuộc khởi nghĩa” [20,tr.239] Đây hẳn là luận điểm ghi dấu
ấn đầu tiên của Người về tổ chức vũ trang và vai trò của nó trong cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc
Trang 13Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng tổ chức quân sự của giai cấpcông nhân, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của ông cha về chính sách “ngụbinh ư nông”, “tận dân vi binh”,… Hồ Chí Minh xác định phương thức tổ chức lựclượng vũ trang nhân dân ở Việt Nam gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địaphương và dân quân du kích Đây là phương thức thích hợp trong xây dựng pháttriển lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam làm nòng cốt cho toàn dân đánhgiặc, giữ nước, vừa đúng với nguyên tắc tập trung lực lượng vừa đáp ứng yêu cầu bímật, phân tán lực lượng mà vẫn bảo đảm phối hợp hành động và phát huy sức mạnhcủa cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
Nhận thức đúng vị trí, vai trò của đội quân chủ lực, vì thế khi quyết địnhthành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “…
về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉthị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng
số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí
để lập ra đội chủ lực”[9, tr.507]
Đồng thời, Người cũng yêu cầu: “… trong khi tập trung lực lượng để thànhlập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phươngcùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện” [9, tr.507].Cùng với việcxác lập về cơ cấu tổ chức lực lượng, Hồ Chí Minh còn xác định về chiến thuật vàphương thức hoạt động “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực,nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung” Đây không chỉ là đội vũ trang tậptrung, chủ lực đầu tiên ở vùng căn cứ Cao - Bắc -Lạng mà còn là đội quân chủ lựcđầu tiên của cách mạng cả nước Với sự ra đời của đội quân chủ lực này, hệ thống
tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng bao gồm ba thứ quân ở nước ta được hìnhthành: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực; các đội vũtrang thoát ly ở các tỉnh, các châu, các huyện và các đội du kích, đội tự vệ chiếnđấu ở các làng xã, xí nghiệp, đường phố - lực lượng bán vũ trang địa phương
Bộ đội chủ lực, là bộ phận quan trọng nhất của quân đội thường trực, lựclượng giữ vị trí chiến lược chủ yếu trong đấu tranh vũ trang và kháng chiến, là lựclượng cơ động đánh địch trên chiến trường cả nước Nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội
Trang 14chủ lực là tác chiến tiêu diệt những đơn vị cơ động chiến lược của địch, góp phầnquyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh, làm thay đổi so sánh lực lượnggiữa ta và địch có lợi cho ta để giành thắng lợi Phối hợp cùng bộ đội địa phương,dân quân du kích, tự vệ và lực lượng chính trị của quần chúng phát triển thế trậnchiến tranh nhân dân, chủ động tiến công địch liên tục, rộng khắp trên chiến trường
cả nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vệ Quốc quân phải lo đánh những trận to để tiêu diệtchủ lực của địch Phải giúp tổ chức và huấn luyện bộ đội địa phương và dân quân dukích” [11,tr.687]
Bộ đội địa phương, được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh(7/4/1949), là một bộ phận quân đội thường trực, do cấp uỷ địa phương trực tiếplãnh đạo, cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy, dưới sự chỉ đạo của cơ quanquân sự cấp trên Bộ đội địa phương là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh vũ trang
và chiến tranh nhân dân ở địa phương; cùng bộ đội chủ lực và dân quân du kích, tự
vệ tác chiến tiêu diệt, tiêu hao lực lượng quân địch, bảo vệ Đảng, chính quyền, đoànthể và nhân dân địa phương Xác định nhiệm vụ tác chiến của bộ đội địa phương,
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Bộ đội địa phương phải phụ trách đánh những trận vừa vừa,
và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh trận to ở địa phươngmình” [11,tr.687].Dân quân du kích, tự vệ (nay là dân quân, tự vệ), ra đời ngày28/3/1935 theo Nghị quyết về Đội tự vệ của Đảng Hồ Chí Minh hết sức coi trọngvai trò chiến lược của lực lượng này, bởi vì theo Người: “Dân quân, tự vệ và dukích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắtcủa Tổ quốc Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bứctường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” [11,tr.132] Là lực lượng vũ trang quầnchúng rộng khắp, tham gia đánh địch tại chỗ bảo vệ xóm làng, đường phố, góp phầntiêu hao lực lượng địch, giam chân, phân tán, chia cắt chúng, làm cho chúng mệtmỏi, đui mù, đói khát và suy yếu Về ưu thế của lực lượng này, Người nêu rõ:
“Quân địch tiến đến chỗ nào, không thuộc địa hình, địa vật bằng dân quân Việt Nam
ở chỗ đó Chúng sẽ bị đánh úp bất ngờ Trên đường hành quân của chúng, dân quân
sẽ phá huỷ đường xá, cầu cống, hoặc chiếm đoạt quân nhu, lương thực, làm chochúng hao mòn lực lượng” [10,tr.464]
Trang 15Theo Hồ Chí Minh, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích,
tự vệ phải gắn bó chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau để cùng trưởng thành lớn mạnh,hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Người căn dặn: “Đội quân chủ lực… có nhiệm
vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khínếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên” [9,tr.507] Bộ đội địaphương “là lực lượng tập trung cơ động trên địa bàn địa phương, cùng dân quân dukích và tự vệ làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân ở địa phương, đồng thời làmlực lượng hậu bị trực tiếp của bộ đội chủ lực” Dân quân tự vệ “là lực lượng hùnghậu của toàn dân tộc”, “tiến công địch rộng khắp” nhưng cũng là nơi “chọn lọc sốcán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất” để xây dựng bộ đội chủ lực, bộ độiđịa phương
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứquân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, tự vệ làm nòng cốtcho toàn dân đánh giặc, là hình thức tổ chức thích hợp nhất, phù hợp với nghệ thuậtquân sự và cách đánh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ ChíMinh Vì thế, đã phát huy sức mạnh to lớn, huy động toàn dân tham gia kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, tiếp tục phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốcngày nay
1.1.3.Kết hợp xây dựng con người, trang bị vũ khí và huấn luyện quân
sự, nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng vũ trang nhân dân
Trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng lực lượng vũ trangnhân dân, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nhân tố con người Lực lượng vũ trang tađược hình thành trên cơ sở phong trào cách mạng sôi nổi của nhân dân ta Conngười trong lực lượng vũ trang phải là những con người có giác ngộ chính trị, thấmnhuần lý tưởng của Đảng, trung kiên nhất, hăng hái nhất trong nhân dân, luôn trungthành với lợi ích của nhân dân Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lực lượng vũtrang nhân dân là một tập thể những con người có đạo đức, có tinh thần cách mạngtriệt để, được phát triển toàn diện về trình độ giác ngộ chính trị, trình độ kỹ thuật,chiến thuật, có kỷ luật tự giác nghiêm minh, sử dụng mọi thứ vũ khí trang bị cótrong tay để đánh thắng quân thù
Trang 16Trong khi luôn coi trọng yếu tố trang bị, vũ khí, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đặc biệt nhấn mạnh nhân tố con người, xem đây là nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân Xuất phát từ tư tưởng coitrọng nhân tố con người, tin tưởng vào khả năng của quần chúng cách mạng, HồChí Minh đã nêu luận điểm “ người trước, sung sau”, “ tinh thần của con người phảitruyền qua súng” Nhưng như thế không có nghĩa là coi nhẹ yếu tố vũ khí, trang bịcủa lực lượng vũ trang Người đặt con người và vũ khí trong mối quan hệ biệnchứng; trong những điều kiện cho phép, phải hết sức chăm lo cho việc trang bị vũkhí và huấn luyện cho lực lượng vũ trang nhân dân Vì thế, từ những năm còn đanghoạt động ở nước ngoài Người đã xác định phương hướng xây dựng lực lượng vũtrang để làm nòng cốt cho toàn dân khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh cách mạnggiải phóng dân tộc, mà ở đó Hồ Chí Minh đề cập tới mối quan hệ giữa con người và
vũ khí trang bị
Trong xây dựng lực lượng vũ trang, Người khẳng định phải coi trọng xâydựng con người đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, tướng lĩnh tài giỏi, xem đó lànhân tố quan trọng quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của các lực lượng vũtrang nhân dân Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta, Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định công nông là gốc là chủ lực quân của cách mạng Việt Nam
Vì thế, Người rất chú trọng lựa chọn những người xuất thân từ công nông và trí thứccách mạng, đào tạo họ trở thành những cán bộ ưu tú, những tướng lĩnh tài ba để xâydựng lực lượng vũ trang Thấm nhuần lời dạy của Người vế phẩm chất cần có củaquân nhân cách mạng: “ trí, nhân, dũng, nghĩa, liêm”, đội ngũ cán bộ được đào tạo
đã ra sức rèn luyện nhân cách của người cán bộ, chỉ huy các lực lượng vũ trang,trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tận trung với nước, tânhiếu với dân, hết long thương yêu chiến sĩ có tài thao lược, hoàn thành xuất sắc mọinhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho
Những quan điểm tư tưởng và sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ ChíMinh trên lĩnh vực xây dựng và phát huy nhân tố con người là một đảm bảo cho sựphát triển vững chắc, liên tục của sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.Con người được Đảng và Hồ Chí Minh giáo dục, rèn luyện đã có ý thức giác ngộ
Trang 17chính trị, giác ngộ giai cấp, hình thành nên những con người mới Đó là những cán
bộ có tinh thần chiến đấu cao, có ý thức kỷ luật tự giác nghiêm minh Chủ tịch HồChí Minh luôn nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa con người, trang bị vũ khí
và huấn luyện cách sử dụng, thấy rõ mối quan hệ của những nhân tố đó đề ra nhữngphương hướng xây dựng thích hợp, phát huy sức mạnh to lớn của lực lượng vũtrang để đánh thắng địch
Trong khi chú trọng nhân tố con người, xem đó là nhân tố quyết định trongviệc xây dựng lực lượng vũ trang, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời không coi nhẹtrang bị vũ khí Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn lạc hậu, thiêu thốnphải chóng lại những đội quân xâm lược được trang bị vũ khí hiện đại, Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh đã luôn chăm lo tăng cường trang bị vũ khí cho lực lượng vũtrang cách mạng của mình lúc đầu thường là những vũ khí thô sơ, tương đối hiệnđại , sau dân có thêm những vũ khí trang bị hiện đại để đánh địch
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò, vị trí của vũ khí trang
bị trong khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam từ khi thực dân pháp xâm lược, Người chỉ
ra nguyên nhân không thành công, trong đó có nguyên nhân thiếu vũ khí Ngườikhẳng định: “ khởi nghĩa thì phải có vũ khí Đó là một trong những vấn đề quantrọng của cách mạng” Người còn căn dặn đồng chí Đặng Văn Cáp: “ Cái gì đánhđược giặc đều phải dùng cả… Khi có dịp phải rèn dao mác cho du kích” [24,tr.254-255]
Sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang được quy định bởi nhiều yếu tốhợp thành, ngoài yếu tố chính trị, tư tưởng, vũ khí, trang bị còn yếu tố đảm bảo vậtchất, trình độ kỹ thuật, năng lực tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ Trên cơ sở tổchức lực lượng hợp lý và những vũ khí trang bị ngày càng được cải tiến, Đảng ta vàChủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc huấn luyện quân sự nhằm nâng cao sứcmạnh chiến đấu cho các lực lượng vũ trang Vấn đề này, ngay từ năm 1925 khi gặp
gỡ một số cán bội được cử đi học tại Trường quân sự Hoàng Phố ( Trung Quốc),Người căn dặn: “ không được sao nhãng việc học tập chính trị Chính trị quân sựphải đi đôi Cách mạng sau này rất cần đến đội ngũ cán bội quân sự, chính trị giỏi
Trang 18Từ khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức đẩy mạnh côngtác huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang cách mạng Sau Hội nghị Trungương lần thứ 8 (5-1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, nhiều đội tự vệ
đã xuất hiện ở các xã huyện thuộc tỉnh Cao Bằng Để đáp ứng với yêu cầu huấnluyện quân sự cho các đội tự vệ, Người biên soạn các tác phẩm: Cách đánh du kích,kinh nghiệm du kích Tàu, kinh nghiệm du kích Pháp làm tài liệu học tập Người cònbiên soạn: phép dung binh của Tôn Tử và sách dạy làm tướng của Khổng Minh, đặtdưới một đầu đề mới là cách huấn luyện cán bộ quân sự Tháng 11 năm 1941, tại lễthành lập đội vũ trang tập trung của tỉnh Cao Bằng, về huấn luyện quân sự, Ngườinhắc nhở: “ Không được quên là chúng ta còn có nền quân sự truyền thống quý giácủa ông cha”[24,tr.263] Người trực tiếp duyệt chương trình giáo dục chính trị, huấnluyện quân sự và chỉ thị cho các đội huấn luyện trong một tuần rồi đi hoạt động.Sau một năm xây dựng cơ sở, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh phong tràocách mạng Cao Bằng phát triển và có đà “ ồ ạt lan tràn khắp xứ”[19,tr.10] Cùng với
sự phát triển của phong trào chính trị, phong trào huấn luyện quân sự của các đội tự
vệ được tổ chức khá chặt chẽ ở các xã, huyện suốt những năm 1942-1943
Trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến thuận lợi, tháng 4 năm 1944,Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa nhằm đẩy mạnh phong tràocách mạng lên một bước mới Về nhiệm vụ huấn luyện quân sự cho lực lượng vũtrang , chỉ thị nêu rõ: 1- Mỗi làng phải tổ chức một ủy ban quân chính (quân sự,chính trị) toàn làng để huấn luyện quân sự theo ba chương trình là: a- Huấn luyệncác đội tự vệ; b- Huấn luyện các đội viên du kích; c- Huấn luyện các cán bộ chỉ huyquân sự ; 2- Tất cả các cán bộ chỉ đạo tỉnh trở lên phải lần lượt được huấn luyệnquân sự theo chương trình đại đội trưởng; 3- Mỗi tỉnh cử ra một hay hai, ba đồngchí có khiếu quân sự về dạy cho các đội viên; 4- Mỗi tỉnh cử một đồng chí khá vềquân sự làm ủy viên quân sự để trông nôm, đôn đốc việc phát triển và thống nhấtcác tổ chức tự vệ toàn tỉnh
Thực hiện chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của các cấp
bộ đảng, phong trào huấn luyện quân sự của du kích, tự vệ diễn ra ở nhiều địaphương, sôi nổi nhất là ở trung tâm căn cứ địa Cao Bằng Khi Đội Việt Nam tuyên
Trang 19truyền Giải phóng quân – đội quân chủ lực đàn anh ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minhxác định: “ Đội quân chủ lực… có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địaphương, giúp đỡ huấn luyện… làm cho các đội này trưởng thành mãi lên Đối vớicác đội vũ trang địa phương: đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán
bộ đã huấn luyện đi các địa phương trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thong suốt, phốihợp tác chiến ”[9,tr.507] Tại các chiến khu, các căn cứ cách mạng và hầu khắp cáctỉnh thành của cả nước càng gần tới ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, phong tràohuấn luyện quân sự của giải phóng quân các địa phương cùng dân quân du kích, tự
vệ và cả một bộ phận đông đảo quần chúng càng trở nên sôi nổi, bừng bừng khí thếgiành thắng lợi
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rachỉ thị thành lập Bộ Tổng tham mưu, cơ quan quân sự cơ mật của Đảng Đây là cơquan có nhiệm vụ: “ Tổ chức huấn luyện quân đội cho giỏi… để đánh thắng mọi kẻthù, bảo vệ thành quả cách mạng ”[22,tr.7]
Tháng 6 năm 1947, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 3 chỉ rõ những yêucầu về huấn luyện quân sự cho bộ đội: “ luyện tập cho đội viên những động tácchiến đấu cá nhân cho đến trình độ rất thành thục, đặc biệt là động tác xung phong,bắn súng, ném lựu đạn…” [2,tr.170] Khi cuộc kháng chiến phát triển sang giaiđoạn giành thắng lợi quyết định, Tổng Quân ủy chủ trương huấn luyện quân sự phảiquán triệt quan điểm thực tiễn của Đảng, từ nội dung đến phương pháp, giải quyếttốt mối quan hệ giữa huấn luyện cơ bản với huấn luyện ứng dụng, sát với thực tếcủa chiến trường Nội dung huấn luyện phải phù hợp với trang bị vũ khí và trình độcủa lực lượng vũ trang ta Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh , trong những năm 1948 – 1949, bộ đội ta học tập ba kỹ thuật lớn là bắn sung,đâm lê, ném lựu đạn và các kỹ thuật đánh đồn, đánh vận động Từ những năm 1950trở đi, bộ đội ta tập trung luyện tập về kỹ thuật bộc phá, đào công sự, chiến thuậtcông kiên và đánh cứ điểm, công sự vững chắc của địch
Trước những biến chuyển của tình hình mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ II của Đảng (2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Báo cáo chính trị đọc tạiđại hội đã nêu rõ: “ Trong công việc xây dựng và phát triển quân đội, chúng ta phải
Trang 20ra sức đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố công tác chính trị và quân sự trong bộđội ta Phải nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao chiến thuật và kỹ thuật… Đồngthới phải phát triển và củng cố dân quân du kích về mặt tổ chức, huấnluyện…”[12,tr 171].
Nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, việc huấn luyện cán bộ và cơ quanchỉ huy giữ vị trí vai trò trung tâm Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nuôi quân, luyệnquân, dung quân tốt hay không, cán bộ giữ vai trò quyết định, cán bộ là cái gốc củamọi công việc Nhằm đáp ứng yêu cầu kháng chiến và xây dựng lực lượng vũ trangnhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần khẩn trương đào tạo một độingũ cán bộ quân sự đủ về số lượng và chất lượng ngày càng cao Người xác định: “Phải tăng cường công tác quân sự, trước hết là phải luôn luôn xem trọng việc huấnluyện bộ đội Phải ra sức bồi dưỡng cán bộ, phải rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình
độ giác ngộ chính trị cũng như trình độ chiến thuật và kỹ thuật của cán bộ Đó làkhâu chính trong các thứ công tác… có thể nâng cao chiến thuật và kỹ thuật của bộđội”[13,tr.14]
Nội dung huấn luyện cán bộ gồm các phần về phẩm chất chính trị, bản lĩnhchiến đấu, năng lực chỉ huy, quản lý bộ đội, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuậtquân sự, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam Chiến tranh diễn
ra khẩn trương, nội dung huấn luyện cán bộ đòi hỏi phải bám sát thực tế chiếntrường Chủ tịch Hồ Chí Minh , Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy chỉ đạo chặtchẽ các cuộc hội nghị, kịp thời rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo nâng caotrình đội năng lực chỉ huy của cán bộ Tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,cán bộ các lực lượng vũ trang đề cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong côngtác huấn luyện ra sức nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội để đánh thắng địch
Nhìn chung lại, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, trong sựnghiệp xây dựng lực lượng vũ trang, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc bồidưỡng, xây dựng con người, “ người trước, súng sau” Chiến lược “ trồng người”của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên đội ngũ cán bộ chiến sĩ trung thành với sựnghiệp của toàn dân tộc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu hy sinh
vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Trên cơ sở xây dựng
Trang 21những con người trong lực lượng vũ trang có bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời hết sức chăm lo vấn đề trang bị vũ khí cho cáclực lượng vũ trang nhân dân Trong điều kiện nền kinh tế đất nước chậm phát triển,với tinh thần tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ viện trợ quốc tế, cáclực lượng vũ trang ta đã tạo được nguồn trang bị vũ khí tương đối hiện đại và hiệnđại, chủ động cải tiến để sử dụng một cách hiệu quả cao nhất mọi vũ khí trang bị cótrong tay Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác huấn luyện quân sự, nângcao trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ và khả năng chiến đấu cao của bộ đội tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kết hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố con người, vũkhí và huấn luyện là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn đánh thắng địch
1.1.4 Xây dựng cách đánh của lực lượng vũ trang nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cách đánh thể hiện khá rõ trong nhữngchặn đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhândân ta Tư tưởng về cách đánh ấy không chỉ bó gọn trong phạm vi của lực lượng vũtrang nhân dân vũ trang ba thứ quân, mà còn là của cả dân tộc; không chỉ là cáchđánh trong lĩnh vực quân sự, mà còn liên quan đến những lĩnh vực khác như đấutranh ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội… Riêng trên lĩnh vực đấu tranh quân sự,
tư tưởng Hồ Chí Minh về cách đánh của lực lượng vũ trang ba thứ quân chẳngnhững được biểu hiện trong từng giai đoạn kháng chiến, phù hợp với tùng hoàncảnh cụ thể mà còn mang ý nghĩa tầm chiến lược, định hướng cho toàn bộ quá trìnhxây dựng, phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân ta, trong hiện tại và cả tươnglai…
Nhìn lại quá trình xây dựng, phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân dướiánh sáng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, có thể thấy rất rõ rằng, khi lực lượng vũtrang chưa phát triển, vũ khí trang bị còn thô sơ, thì đòn chính trị được coi trọnghàng đầu; trong lúc bội đội chủ lực còn hạn chế, phải lấy bộ đội địa phương làmnòng cốt thực hành chiến tranh du kích là chủ yếu Tất cả những điều đó đều xuấtphát từ những chủ trương của Hồ Chí Minh Đây là chủ trương hết sức sáng suốt,
Trang 22phù hợp với thực tiễn, không nôn nóng và đốt cháy giai đoạn trong thời kỳ đầu củaquá trình xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân
Ngay khi mới ra đời Đảng đã phát động cuộc đấu tranh cách mạng trongcông nhân và nông dân mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh Trong cao trào cáchmạng sôi nổi đó, các đội tự vệ công nông, mầm móng các lực lượng vũ trang cáchmạng đã ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ tổ chức của đội tự vệ công nôngrất quan trọng trong các cuộc đấu tranh ở thôn xã Nông hội phải tuyên truyền giảithích trong quần chúng ý nghĩa việc thành lập một đội tự vệ để bảo vệ và kêu gọiquần chúng tham gia ” “ để chống lại đàn áp cần phải chuẩn bị chu đáo và lãnh đạo
có kế hoạch mọi cuộc đấu tranh” Người phê bình một số nơi giải tán các đội tự vệcoi đó là điều sai lầm Muốn các đội tự vệ hoạt động đúng, một mặt phải chống lạinhững định kiến “ tay không làm sao mà đấu tranh được” hoặc “ không nên gây ramột cuộc chiên một cuộc chiên tranh nhỏ”; mặt khác phải làm cho quần chúng hiểu
“ mỗi xu hướng khủng bố đều trái với cương lĩnh hành động của mình ” [10,tr 567] Đó là quan điểm của Hồ Chí Minh về tổ chức và cách thúc hoạt động của lựclượng tự vệ trong thời kì chưa có tình thế trực tiếp cách mạng
Đến năm 1940, đầu 1941, khi tình hình đang chuyển biến mau lẹ, Hồ ChíMinh xác định: “ muốn giải phóng thì phải đánh phatxit Nhật và Pháp Muốn đánhchúng thì phải có lực lượng quân sự Muốn có lực lượng thì phải có tổ chức Muốn
tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm” [20,tr.54] Thời gian này,lực lượng vũ trang của nhân dân ta gồm những đội du kích, tự vệ chiến đấu Đây là
tổ chức vũ trang rộng rãi của quần chúng và cũng là mầm mống của lực lượng vũtrang tập trung của địa phương, của quân đội cách mạng sau này Với quy mô vàhình thức tổ chức lực lượng vũ trang như vậy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủtrương tiến hành chiến tranh du kích là chủ yếu Trong cách đánh du kích, Ngườixác định những nguyên tắc tác chiến du kích: giữ quyền chủ động; hết sức nhanhchóng; bao giờ cũng giữ thế công; phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo Người đề
ra những thủ đoạn tác chiến du kích là: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu; tránh nhữngtrận gay go, không sống chết giữ đất, đánh lúc quân địch đang vận động hoặc lúcquân địch đang mệt mỏi Về những hình thức tác chiến là: lừa gạt quân địch, trinh
Trang 23sát quân địch, làm cho quân địch mù mịch hoảng hốt, dụ quân địch vào bẫy để đánhtập kích, phục kích, truy kích Cách tiến công của du kích là đánh úp, đánh lén,đánh lúc quân thù không ngờ, không phòng Người vạch ra hai cách tiến công chính
là phục kích và tập kích và cho rằng phục kích dễ thắng lợi hơn tập kích đồng thờiNgười coi phá hoại là một thủ đoạn trọng yếu trong cách đánh du kích Người dạy:muốn phá hoại phải có dân chúng ủng hộ và giúp sức Đồng thời phải làm vườnkhông, nhà trống thì mới có hiệu quả nhiều Tiếp đó Người hướng dẫn cụ thể việcphá hoại, từ phá hoại đường dây thông tin của địch đến phá hoại cầu cống đường ô
tô, đường xe hỏa, phá thành quách, đồn lũy… Người còn thừa nhận có lúc đội dukích phải chiến đấu phòng ngự vì tình thế bắt buộc như lúc hoạt động trong vùngđịch chiếm, lúc bất ngờ bị địch tập kích, lúc chiến đấu bảo vệ, cho đội chủ lực rútlui ra khỏi khu vực tác chiến hay lúc bảo vệ vùng căn cứ… nhưng lối phòng ngự thếcông chứ không rút vào một chỗ để cho quân thù tha hồ đánh phá Người chỉ rõphải động viên nhân dân tham gia đánh giặc, phải dung mọi cách ngăn cản quânđịch tiến công, đồng thời phải đưa chủ lực quân du kích đánh vào nơi địch yếu,đánh vào sườn và sau lưng địch Quán triệt lời dạy của Người, lực lượng dân quân
du kích đẩy mạnh hoạt động ở nhiều nơi Đến 1948 khi chiến tranh du kích pháttriển mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị một trong những nguyên tắc đánh địchcủa dân quân du kích là: “phải hoạt động mạnh, phát triển mạnh và phối hợp chặtchẽ với Vệ quốc quân… cố gắng thi đua để giành lấy thành tích to hơn nữa”[20,tr
104, 105]
Những hoạt động của dân quân du kích ở vùng địch hậu đã có tác dụng kiềmchế và phân tán, căn kéo lực lượng quân sự địch, tạo điều kiện cho ta xây dụng lựclượng bộ đội địa phương và bộ đọi chủ lực, đẩy vận động chiến tiến tới
Từ những năm 1949 đến 1951, khi lực vũ trang ba thứ quân hình thành rõ rệtgồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, cách đánh của lựclượng vũ trang ta, quân đội ta cũng tiến dần lên đánh vân động, đánh công kiên Dotương quan lực lượng ta địch trên từng chiến trường cơ bản vẫn nghiên về phía địch
cả về số lượng và trang bị vũ khí, nên ta sử dụng cách đánh bán chính quy, chủ yếu
là cách đánh của bộ đội địa phương và dân quân du kích phát huy hiệu quả rất rõ
Trang 24rệt Ta đã tiêu hao và kìm chân quân địch tại chổ, làm phân tán lực lượng củachúng, tạo điều kiện cho chủ lực ta mở các chiến dịch lớn trên các chiến trườngchính.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống lại các thế lực hùng hậu được trang bị
vũ khí hiện đại là hiện thực sinh động về đường lối lãnh đạo cách mạng sáng suốtcủa Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là kết quả của một quá trình đấu tranh bền
bỉ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ của các lực lượng vũ trang ta, quân đội ta nóiriêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung Đó là kết hợp các hình thức chiếntranh du kích và chiến tranh chính quy, tiến công, phản công, đánh ngày, đánh đêm,tránh mạnh đánh yếu, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, bí mật, bất ngờ, vừađánh vừa xây dựng, càng đánh càng mạnh, chủ động mở các chiến dịch quy môngày càng lớn trên chiến trường, thực hiện đánh tập trung tiêu diệt lớn, làm chuyểnbiến cục diện chiến tranh, tiến lên mở những trận quyết chiến chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức, giáo dục, rèn luyện xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân Việt Nam Đó là một lực lượng vũ trang cách mạng kiểumới, quân đội kiểu mới của Đảng, của dân tộc, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân màchiến đấu, coi nhân dân là cha mẹ, mang truyền thống trung với nước, trung vớiĐảng, hiếu với dân Nét độc đáo trong tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân là “ người trước, sung sau” Trên cơ sở phong trào cách mạngcủa nhân dân phát triển mà tổ chức ra được lực lượng vũ trang cách mạng làm nòngcốt cho phong trào toàn dân đánh giặc Theo tư tưởng của Người, lực lượng vũtrang ta được xây dựng theo mô hình ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địaphương, dân quân du kích Đó là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác và sảnxuất Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối toàn diện của Đảng là nhân tố quyết định đảmbảo cho lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, phát huy đầy đủ bản chất cáchmạng tốt đẹp của các lực lượng vũ trang nhân dân Trong xây dựng bản chất cáchmạng cho lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng chất lượng chính trịcủa đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, xem đó là một trong những nhân tố có ý nghĩ quyếtđịnh sức mạnh của lực lượng vũ trang, đảm bảo cho lực lượng này trung thành với
Trang 25Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng, có lòng dũng cảm, chí hy sinh, có kỷ luật tự giácnghiêm minh, thực hiện đoàn kết nôi bộ chặt chẽ, đoàn kết quốc tế trong sáng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
là một nội dung quan trọng trong tư tưởng quân sự của Người Đó là di sản quý báucủa dân tộc, là một nội dung căn bản trong những yếu tố tạo thành sức mạnh để cáclực lượng vũ trang ta xây dựng, chiến đấu và chiến thắng hơn nữa thế kỷ qua Đấtnước thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũtrang nhân dân nói chung, Quân đôi nhân dân Việt Nam nói riêng theo tư tưởng HồChí Minh có những yêu cầu mới cần kế thừa, phát triển Đại hội lần thứ IV củaĐảng chỉ rõ: “ phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, có lực lượngthương trực mạnh, lực lượng hậu bị rộng rãi và được huấn luyện tốt, có quân độinhân dân chính quy, hiện đại gồm các quân chủng, binh chủng cần thiết, có bộ chủlực, bộ đội địa phương, có lực lượng dân quân tự vệ hùng hậu” [1,tr.142-143] Theophương hướng đó, Đảng ta rất quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dâncũng như Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại, làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân
1.2.1 Phạm trù dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủnghĩa Mac - Lênin, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhóa của nhân loại, trong đó đặc biệt là giá trị văn hóa của dân tộc với những quanniệm về “ dân”, xem dân là gốc, dân là đối tượng phục vụ vì “ chở thuyền là dân, lậtthuyền cũng là dân” “ dân” là một phạm trù cỏ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh,liên quan chặt chẽ với nhiều phạm trù khác thuộc lĩnh vực chính tri – xã hội, đượchình thành và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn phong phú và sáng tạocủa Người
Hồ Chí Minh có khi diễn đạt phạm trù “dân” bằng các danh từ khác nhaunhư: “ đồng bào”, “quốc dân”, “ nhân dân”… tùy theo bối cảnh sử dụng ngôn từ,
Trang 26song đều chỉ toàn bộ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội có đóng góp vì sự tiến bộtrong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, dân chủ và hạnh phúc cho nhândân, động lực cơ bản của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo, không phân biệt “ già,trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý tiện” Có thể tiếp cận phạm trù “ dân” trong tư tưởng
Hồ Chí Minh ở những khía cạnh sau:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm về vai trò và vị trí của quần chúngnhân dân trong lịch sử hoàn toàn thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập vớinhững cách nhìn phiến diện, siêu hình, phản động của giai cấp bóc lột Đó là mộtcách nhìn mang tính khoa học và cách mạng về nhân dân, động lực của cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong chế độ chiếm hữu nô
lệ, giai cấp chủ nô phân chia xã hội thành ba hạng người: giới quý tộc cai trị đấtnước và những người có học vấn; những vệ binh bảo vệ giai cấp thống trị; nhữngcông dân tự do gồm nông dân và thợ thủ công Còn giai cấp nô lệ chiếm số đôngtrong xã hội, những người sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, không đượccoi là “dân”, mà chỉ là “công cụ biết nói” Dưới chế độ phong kiến, ở phương Đông,điển hình là tư tưởng Nho giáo, quần chúng chỉ được coi là đám tiểu nhân hèn kém,thiếu “đức nhân”, chỉ là hạng ngu dốt để những người quân tử sai khiến Các lý luậngia của giai cấp tư sản thời cận đại coi “dân” chỉ là phương tiện, đối tượng phục vụcho các mục đích của giai cấp thống trị
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C.Mác, Ph.Ăngghen phê phán gaygắt các quan điểm phản động đó Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có quan niệmkhoa học và cách mạng khi xem quần chúng là động lực của các cuộc cách mạngtrong xã hội, là những người sáng tạo nên lịch sử Vì vậy, trong cuộc đấu tranh cảibiến xã hội cũ, xây dựng chế độ mới, V.I.Lênin cho rằng nếu “Không có sự đồngtình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của mình, tức
là đối với giai cấp vô sản thì không thể thực hiện được Nhưng sự đồng tình và ủng
hộ đó không thể có ngay được và không phải do những cuộc bỏ phiếu quyết định,
mà phải trải qua cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, khó khăn, gian khổ mới giànhđược”[27, tr.251] Người cũng lưu ý, giai cấp vô sản phải giành được sự đồng tình,ủng hộ của đa số nhân dân lao động, điều đó không phải kết thúc ngay khi đã giành
Trang 27được chính quyền, mà còn tiếp diễn dưới các hình thức khác khi đã trở thành giaicấp cầm quyền Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng địnhcách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do quần chúng; Đảng cách mạngchỉ làm công việc giáo dục, tổ chức, tập hợp quần chúng thực hiện những công việc
vì bản thân quần chúng Do đó, đối với Đảng cộng sản, việc đoàn kết, tập hợp rộngrãi quần chúng nhân dân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của mọi thời kỳ cáchmạng Nó khác xa hoàn toàn với việc lôi kéo, tranh thủ quần chúng mang tính thủđoạn chính trị nhất thời của giai cấp bóc lột trong các xã hội trước đây
Khi Đảng cách mạng thành công và lập ra nhà nước do quần chúng dân nhânlàm chủ, cùng với đó quần chúng nhân dân phải đóng vai trò giám sát mọi hoạtđộng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho mình và cùng với Đảng và Nhà nước xâydựng và bảo vệ thành quả đó trong xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng -
an ninh… Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải biết dựa vào dân “Nhân dân ta có hàngchục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân Nếu biết dựa vào dânthì việc gì cũng xong”[11, tr.75] hay “Gốc có vững thì cây mới bền; xây lầu thắnglợi trên nền nhân dân”[11, tr.79]
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộcViệt Nam và mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn, dânđược xác định có phạm vi rộng, không chỉ có công nhân, nông dân, trí thức, màgồm tất cả các giai cấp, tầng lớp có đóng góp thúc đẩy cho tiến bộ của lịch sử dântộc vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ mới Tất nhiên, phạm trù
“dân” không phải bất biến mà có tính lịch sử Người viết: “Theo tính chất cáchmạng của mỗi nước mà quyết định động lực cách mạng bao gồm những giai cấpnào” [13, tr.211] Một giai cấp, tầng lớp ở giai đoạn này là tiến bộ nhưng sang giaiđoạn khác có khi trở thành lực cản đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc Khi đó,
họ chẳng những không được gọi là “dân” mà còn là đối tượng cách mạng của dân.Một giai cấp, trong cùng một thời điểm lịch sử, ở một dân tộc này được xem là
“dân” nếu nó còn đóng góp cho sự tiến bộ của lịch sử dân tộc, nhưng ở quốc giakhác chưa hẳn được xem là “dân” nếu nó không còn vai trò tích cực, thậm chí trởnên phản động Chính vì vậy, ngay sau khi chính quyền cách mạng thiết lập, Hồ Chí
Trang 28Minh chủ trương tập hợp, đoàn kết rộng rãi nhân dân, mời cả những nhân sĩ, địachủ tiến bộ tham gia bộ máy chính quyền Xét về bản chất, địa chủ là giai cấp bóclột, phải đánh đổ trong tiến trình thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dântộc dân chủ Xét trong điều kiện cụ thể của giai đoạn cách mạng cần tập trung chonhiệm vụ “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” thì địa chủ yêu nước vẫn có đóng gópcho tiến bộ khi họ tham gia đánh đổ chủ nghĩa đế quốc - kẻ đang kìm hãm sự pháttriển của lịch sử dân tộc, đem lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc Sau này trong tácphẩm “Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam”, đồng chí Phạm Văn Đồng có viết:
“Ở Việt Nam lúc này, nhân dân là các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sảnthành thị, tư sản ái quốc và những người địa chủ yêu nước và tiến bộ” Nhưng phảiđảm bảo mục tiêu cách mạng, khi kết thúc cách mạng giải phóng dân tộc, cùng vớithủ tiêu phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu thì giai cấp địa chủ cũng phải xóa
bỏ Đối với tư sản dân tộc, Hồ Chí Minh nhận xét: “Trong một thời kỳ và một trình
độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là động lực cách mạng”
Thừa nhận phạm vi rộng lớn của phạm trù “dân”, Hồ Chí Minh luôn chú ýmột mặt, đảm bảo sự bình đẳng của các giai cấp, tầng lớp, tránh rơi vào chủ nghĩabiệt phái; mặt khác, không xóa nhòa ranh giới giữa các giai cấp, tầng lớp, mà vẫnhết sức nhấn mạnh “cái lõi” của nhân dân là công nhân, nông dân và lao động trí óc,
do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Thừa nhận phạm vi rộng lớn của phạmtrù “dân”, khẳng định nhân dân là động lực của cách mạng, đòi hỏi Đảng và Nhànước phải đảm bảo quyền bình đẳng để lôi kéo, thu hút được sức mạnh toàn dânđóng góp vào các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng Vì vậy, từ rất sớm, Hồ Chí Minh
đã chú ý thể chế hóa quyền lực bình đẳng của công dân ngay trong Hiến pháp đầutiên của nước ta: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện:chính trị, kinh tế, văn hóa”, “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước phápluật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng vàđức hạnh của mình” Đây là một quan niệm rất dân chủ thực hiện sự bình đẳng ấythể hiện Hồ Chí Minh nhận thức rõ Nhà nước không chỉ là công cụ thống trị củagiai cấp, mà còn là tổ chức thực thi chức năng công quyền, mang tính nhân dân sâusắc
Trang 29Tính biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ, trong khi thừanhận tính nhân dân rộng rãi thì vẫn nhấn mạnh “… trong công việc sản xuất, địa vịmỗi giai cấp khác nhau, cho nên đặc tính của mỗi giai cấp cũng khác nhau Đặc tínhkhác nhau nên vai trò cách mạng cũng khác nhau” Vì vậy, Người luôn luôn nhắcnhở Đảng và Nhà nước phải hết sức chăm lo các giai cấp, tầng lớp quần chúng cơbản là công nhân, nông dân và lao động trí óc Liên minh công - nông - trí đượccủng cố càng có điều kiện để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy quyềndân chủ của quảng đại quần chúng trong xây dựng và bảo vệ đất nước Khối đạiđoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công - nông - trí, phải đặt dưới sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản Nhànước cách mạng có nhiệm vụ là thực hành dân chủ với nhân dân và chuyên chínhvới bọn đế quốc, phong kiến cũng như mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Tổ quốc
và nhân dân Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất giai cấpcông nhân của Đảng, là điều kiện tiên quyết để huy động sức mạnh toàn dân thamgia các nhiệm vụ cách mạng
Từ việc nhận thức đầy đủ phạm trù “dân”, Hồ Chí Minh đã nêu lên nhữngquan điểm lấy dân làm gốc, là đối tượng để phục vụ, từ đó đã tạo được niềm tin ởnơi dân, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và nó đã trở thànhphương hướng cơ bản chỉ đạo công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vữngmạnh để giữ vững đất nước của dân, do dân và vì dân Điều quan trọng hơn hếttrong quá trình vận động tập hợp quần chúng vào một khối thống nhất để bảo vệ đấtnước, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân là làm cho nhân dân thấy được sựcần thiết xây dựng nền quốc phòng toàn dân
1.2.2 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng
Kế thừa truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, vận dụnghọc thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàncảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định tình tất yếu và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc
Trang 30Trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 - 1945, Người trịnh trọng tuyên bốvới thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thànhmột nước tự do độc lập” [14,tr.557] Bản Tuyên ngôn kết thúc bằng một quyết tâmsắt đá của hai mươi triệu người Việt Nam: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đemtất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lậpấy” [14,tr.557].
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta vừa giành được chính quyền,ngay lập tức, giặc ngoại xâm lại gây chiến tranh xâm lược nhằm đặt lại ách đô hộtrên đất nước ta Tình thế cách mạng hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”, toànĐảng, toàn quân, toàn dân ta phải “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” Nhiệm vụ xâydựng đất nước vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là mục tiêu cơ bản lâu dài Nhưngtrong hoàn cảnh nước ta lúc đó, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nhậnđịnh tính chất cuộc cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giảiphóng, khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, nhiệm vụ trung tâm
là bảo vệ chính quyền non trẻ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất quốc gia và chuẩn bịkháng chiến lâu dài Nhiệm vụ xây dựng đất nước trước hết cũng là nhằm xây dựngthực lực cách mạng phục vụ nhiệm vụ cứu nước Xây dựng nền quốc phòng toàn dânlúc này là xây dựng sức mạnh tổng hợp bao gồm sự trưởng thành, vững mạnh củaĐảng; chính quyền cách mạng được xây dựng, củng cố; khối đoàn kết toàn dân được
tổ chức và hoạt động trong các đoàn thể cứu quốc; kinh tế, văn hoá, xã hội được ổnđịnh và có bước phát triển; đặc biệt là lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng lớnmạnh Đó là “lực lượng căn bản” trong thời kỳ 1945-1946, để đẩy mạnh khángchiến ở miền Nam, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân ở miền Bắc và chuẩn bịkháng chiến lâu dài
Ngay sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong buổi nóichuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong tại Đền Hùng, Bác Hồ khẳngđịnh giữ nước là nhiệm vụ tất yếu của thế hệ hôm nay: “Các Vua Hùng đã có côngdựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Trong Diễn văn chúc mừngnăm mới nhân dịp lễ mừng Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô, ngày 01-01-
1955, Người cũng nói: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình, cho
Trang 31nên chúng ta phải củng cố quốc phòng” [13,tr.429] Từ sau Hiệp định Giơnevơ được
ký kết (7-1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn bị đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai thống trị Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nào còn bọn đếquốc thì nguy cơ chiến tranh vẫn còn” và “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ
ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách thống trị tànbạo của Mỹ - Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên” [16,tr.200] TạiHội nghị Trung ương lần thứ 12 khoá II (3-1957) bàn về xây dựng quân đội nhândân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Người khẳng định: Trong điều kiện lịch
sử cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở nước ta hiện nay, xây dựng nền quốc phòngtoàn dân vững mạnh phải được coi là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra đườnglối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Cách mạng haimiền có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, miền Bắc có vai trò là căn cứ địa củacách mạng cả nước Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ tất yếu của nhân dân miền Bắc làvừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chăm lo quốc phòng để miền Bắc làm hậuphương lớn cho cách mạng miền Nam và bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủnghĩa: “Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranhthực hiện hoà bình thống nhất nước nhà còn nhiều khó khăn, phức tạp… Tình hình
ấy đòi hỏi nhân dân ta ở miền Bắc phải vừa ra sức đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cơ
sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, vừa phải luôn nâng cao cảnh giác,củng cố quốc phòng, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của kẻ địch Mỗi người dânphải là một người lao động hăng hái đồng thời là một chiến sĩ dũng cảm, vừa xâydựng nước nhà, vừa bảo vệ Tổ quốc” [17,tr.22]
Khi đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam và gây chiếntranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc, Người kêu gọi nhândân miền Bắc “Phải nắm vững tay cày tay súng, đẩy mạnh quốc phòng, trật tự trị an,củng cố tốt dân quân, tự vệ, luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu”[17,tr.396]
Trang 32Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân lànhiệm vụ tất yếu để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng,bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân đã hình thành ngay từ khi nhân dân ta vừagiành được quyền độc lập, dựng lên chế độ dân chủ cộng hoà (8 – 1945) và pháttriển hoàn chỉnh hơn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miềnNam (1954- 1975) Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Támđến nay chứng minh tư tưởng về sự tất yếu phải xây dựng nền quốc phòng toàn dânvững mạnh là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu khách quan và đem lại nhữngthắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
1.2.3 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại
1.2.3.1 Quốc phòng toàn dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân xuất phát trước hết từ sự kếthừa và phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm “cả nước một lòng, toàndân đánh giặc”, “trăm họ là binh” của dân tộc ta Trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc tathường phải chống giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn mình,muốn giữ được nước, không có con đường nào khác, nhân dân ta phải có ý chí quyếttâm giành và giữ độc lập cao, đồng thời phải cố kết dân tộc, cả nước chung sức,chung lòng
Nghiên cứu lịch sử nước nhà, Người rút ra bài học sâu sắc về sức mạnh củakhối đoàn kết toàn dân: “ Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kếtmuôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoànkết thì bị nước ngoài xâm lấn” [9,tr.217]
Lòng yêu nước chống ngoại xâm là nền tảng tinh thần của sự đoàn kết; toàndân đoàn kết là sức mạnh vật chất để thực hiện chống ngoại xâm, giữ nước HồChí Minh coi lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết là hai yếu tố chủ chốt để giữ nướcthành công: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô cùng tolớn, không ai thắng nổi Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên,quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cáchmạng thành công, giành được độc lập Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta
Trang 33càng ngày càng mạnh Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muônnỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướpnước” [12,tr.281-282].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân có điểm xuất phát mang tínhquyết định là sự tiếp thụ lý luận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác
- Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; xây dựng Hồng quân và tự vệcông nông
Tư tưởng về quốc phòng toàn dân của Người còn xuất phát từ sự tiếp thunhững tinh hoa quân sự các dân tộc, từ thực tiễn và những bài học kinh nghiệm quaquá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và kinhnghiệm đấu tranh vũ trang của các nước, nhất là kinh nghiệm của Liên Xô vàTrung Quốc
Từ khi tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn và bắt đầu cuộc vận độngcách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định “cách mạng là việc chung của cả dânchúng” Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam,Cách mạng Tháng Tám là một cuộc khởi nghĩa toàn dân; cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ là những cuộc chiến tranh nhân dân ở trình độcao Trong bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh nêu lên một quan điểm căn bản: “Sự đồngtâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc Dù địchhung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phảithất bại” [11,tr.151]
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta đã phải bước vàocuộc đấu tranh vô cùng khó khăn với giặc ngoài, thù trong Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta đã chú trọng xây dựng thực lực cách mạng Ngọn cờ đoàn kết dân tộc đượcgiương cao, hiệu triệu toàn dân tham gia vào công cuộc đại nghĩa cứu nước Quânđội quốc gia, dân quân tự vệ được mở rộng và củng cố; phong trào vũ trang toàn dânsôi nổi, các đoàn thể cứu quốc đều quân sự hoá, mọi người nô nức học tập quân sự,sắm sửa vũ khí… Nhờ lực lượng “căn bản” đó, chúng ta đã dẹp được bọn nội phản,
Trang 34ngăn chặn được giặc ngoại xâm, chuẩn bị và chủ động bước vào cuộc kháng chiếnlâu dài.
Nền quốc phòng toàn dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừađánh địch bảo vệ hậu phương kháng chiến, vừa đánh địch ở tiền tuyến kể cả ở vùngsau lưng địch Mở đầu cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ cuộc khángchiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân và Người kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn
bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là ngườiViệt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” [10,tr.480] Ngườikhẳng định quan điểm kháng chiến phải “lấy dân làm gốc”: “Nước lấy dân làm gốc.Trong công cuộc kháng chiến, lực lượng chính là ở dân… Quân tốt dân tốt,
Muôn sự đều nên
Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [11,tr.409,410]
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, nước ta còn bị chia cắt, đế quốc Mỹ vàbọn tay sai còn giày xéo miền Nam thân yêu của chúng ta, nền quốc phòng toàn dântrong thời kỳ này gồm cả miền Bắc và miền Nam, làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc vàgiải phóng miền Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước là cuộc kháng chiến toàn dân; 31 triệu đồng bào ở cả hai miền Nam,Bắc phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước
Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, theo Hồ Chí Minh, phảichăm lo bồi dưỡng sức dân đi đôi với giáo dục, động viên, tổ chức quần chúng nhândân vào công việc quốc phòng
Tư tưởng quốc phòng toàn dân của Hồ Chí Minh là toàn Đảng, toàn dân, toànquân làm nhiệm vụ quốc phòng, nhưng trong đó lực lượng vũ trang ba thứ quân cóvai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và trong chiến tranh nhândân bảo vệ Tổ quốc Sinh thời, Người hết lòng xây dựng, lãnh đạo, giáo dục, rènluyện, chăm sóc các lực lượng vũ trang nhân dân để lực lượng này thường xuyênvững mạnh, hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó
Trang 351.2.3.2 Quốc phòng toàn diện
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quốc phòng toàn dân bao giờ cũng đi đôi và gắnliền với quốc phòng toàn diện Trong thời bình cũng như trong thời chiến, để bảo vệ
Tổ quốc phải huy động sức mạnh toàn diện của đất nước để đánh thắng mọi âmmưu, hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù Khi chúng ta đã có chính quyền thìgiặc ngoại xâm chống phá ta trên mọi lĩnh vực, ta cũng có điều kiện để huy động sứcmạnh tổng hợp của đất nước chống kẻ thù bảo vệ đất nước Người nói: “Trước kiachỉ đánh nhau về một mặt quân sự, nhưng ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt, quân
sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng… không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt
để ứng phó thì không thể thắng lợi được” [10,tr.296-298]
Sức mạnh quân sự có vai trò quyết định nhất sức mạnh của nền quốc phòngtoàn dân toàn diện Sức mạnh đó được thể hiện ở sức mạnh chiến đấu của lực lượng
vũ trang nhân dân, khả năng chủ động chiến lược đề phòng và ngăn ngừa chiếntranh, khả năng chuyển trạng thái đất nước từ thời bình sang thời chiến, khả năngđánh bại kẻ thù xâm lược trong bất cứ tình huống nào
Sức mạnh kinh tế là nền tảng của sức mạnh đất nước và sức mạnh nền quốcphòng toàn dân toàn diện Sức mạnh đó được biểu hiện ở khả năng sản xuất phục vụđời sống xã hội trong thời bình cũng như trong thời chiến, khả năng huy động vậtchất, kỹ thuật bảo đảm nhu cầu quốc phòng trong mọi tình huống Chủ tịch Hồ ChíMinh nhấn mạnh “thực túc” thì “binh cường”, “tăng gia sản xuất” là một cách thiếtthực để giữ vững quyền tự do, độc lập
Sức mạnh chính trị của nền quốc phòng toàn dân toàn diện là tính ưu việt củachế độ chính trị, đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng, sự vững mạnh của
hệ thống chính trị và sự đồng tâm nhất trí của toàn dân Sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng là nhân tố quan trọng nhất của sức mạnh chính trị
Sức mạnh văn hoá của nền quốc phòng toàn dân toàn diện theo Hồ Chí Minh
“văn hoá cũng là một mặt trận”, “so với những mặt khác cũng không kém phần quantrọng” Ngay sau khi giành chính quyền, Người đã phát động phong trào “diệt giặcdốt” và thường xuyên nhắc nhở toàn dân coi đây là công việc cấp bách như “diệt