Vậy muốn phòng tránh được TNTT thì các em phải thực hiện tốt theo các nội dung hướng dẫn sau đây: 1.Phòng tránh tai nạn giao thông: -Khi qua đường chỉ qua những nơi có đường dành cho ngư
Trang 1TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG TTGDSK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tháp Mười, ngày tháng 7 năm 2013
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Kính thưa bà con ! Tai nạn thương tích (TNTT) là mối nguy hại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nhất là trẻ em còn trong lứa tuổi học sinh, nếu nặng sẽ để lại hậu quả tàn tật suốt đời hoặc dẫn đến tử vong
Có rất nhiều loại TNTT có thể xãy ra bất cứ lúc nào khi ta vô ý không cẩn thận
Vậy muốn phòng tránh được TNTT thì các em phải thực hiện tốt theo các nội dung hướng dẫn sau đây:
1.Phòng tránh tai nạn giao thông:
-Khi qua đường chỉ qua những nơi có đường dành cho người đi bộ, trẻ em dưới 7 tuổi phải có người lớn đi kèm
-Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, đi bên phải
-Không chơi đùa dưới lòng đường hoặc gần đường giao thông
-Trẻ em dưới 12 tuổi không được chạy xe đạp, dưới 18 tuổi không được chạy máy, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm
-Khi đi xe buýt không nhảy, đeo bám xe, không chen lấn xô đẩy, không thò đầu, tay ra ngoài, khi xuống xe phải đi trên vỉa hè
2.Phòng tránh điện giật.
Không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây điện giật như: Không sờ vào ổ cấm, không chơi đùa, thả diều gần đường dây điện, không dùng dây điện để đánh bắt cá
3 Phòng tránh ngạt thở.
Đối với trẻ em trên 6 tuổi Không nên vừa ăn, uống, vừa cười, vừa chạy nhảy
4 Phòng tránh tai nạn do xúc vật cắn.
Vui chơi những nơi an toàn, không nghịch tổ ong, không tiếp xúc, trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi trong nhà, không chơi gần các bụi rậm
Trang 25 Phòng tránh tai nạn do té ngã.
Không chơi đùa, leo trèo những nơi không an toàn như leo cây, cột điện, mái nhà Không nhảy từ trên cao, không đuổi nhau chơi đùa ở những nơi nguy hiểm và các trò chơi có thể gây té ngã
6 Phòng tránh tai nạn bỏng.
-Không chơi đùa nơi nấu ăn, không tiếp xúc với các đồ vật như nước nóng, bình thủy nước, nồi canh, bàn ủi đang nóng, ống bô xe máy đang nóng
-Không tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun nấu, xăng, dầu hóa chất, bình ga v v
-Không tự tắm với vòi nước nóng, lạnh mà phải có người lớn trong coi và kiểm tra trước khi tắm
-Trẻ em dưới 8 tuổi không thể giúp mẹ làm bếp
7.Phòng tránh đuối nước
-Không nên chơi gần ao hồ, sông rạch
-Đối với trẻ không biết bơi thì không nên tắm ở sông, rạch, ao, hồ
-Đối với trẻ đã biết bơi thì không nên tắm những nơi nước chảy xiết, nước xoáy
-Trẻ từ 6 trở lên phải tập bơi
-Mặc áo phao khi đi ghe, xuồng
8.Phòng tránh ngộ độc thức ăn.
-Không ăn thức ăn thiu, thừa của ngày hôm trước
-Thức ăn phải được đậy kín, đảm bảo vệ sinh
-Không ăn thức ăn chưa được nấu chín
-Không uống nước khi chưa được nấu chín
-Không nên ăn, uống hàng rong
-Thực hiện giử gìn vệ sinh cá nhân rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hàng ngày
Duyệt Lãnh Đạo Phòng TT-GDSK