MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Kết cấu của luận văn 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 1.1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò của vốn kinh doanh. 4 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 10 1.1.4 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 15 1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 17 1.2.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 17 1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 18 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của DN 26 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒNPHÚ THỌ 35 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒNPHÚ THỌ. 35 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ. 35 2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 36 2.1.3 Khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ. 45 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒNPHÚ THỌ 47 2.2.1 Tình hình phân bổ và quản trị nguồn vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ. 47 2.2.2 Tình hình quản trị vốn cố định tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ 55 2.2.3 Tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ 62 2.2.4 Đánh gía tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 79 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒNPHÚ THỌ 81 2.3.1 Những kết quả đạt được 81 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân. 82 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – PHÚ THỌ 85 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒNPHÚ THỌ 85 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 85 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ 88 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒNPHÚ THỌ 91 3.2.1 Các giải pháp chung nhằm tăng cường quản trị vốn tại công ty Cổ phần Bia Sài GònPhú Thọ. 91 3.2.2 Một số giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động 96 3.2.3 Một số giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định 102 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 106 3.3.1 Đối với công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ 106 3.3.2 Đối với các cấp chính quyền 107 KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp, là trung thực thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả của luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ và tên) Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 2MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ trong năm 2013 và 2014 46 Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 48 Bảng 2.3: Bảng phân tích biến động nguồn vốn tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Phú Thọ giai đoạn
2012 –2014 51 Bảng 2.4: Đánh giá khả năng thanh toán của công ty năm 2014 53 Bảng 2.5: Tình hình biến động tài sản cố định của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ trong giai đoạn 2013-2014 56 Bảng 2.6: Thực trạng về giá trị của tài sản cố định của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ 2013- 2014 58 Bảng 2.7: Đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ 2013- 2014 60 Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn lưu động tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 65 Bảng 2.9: Tình hình biến động và vòng quay hàng tồn kho tại công ty cổ phần bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 67 Bảng 2.10:Tình hình biến động và cơ cấu vốn bằng tiền của công ty cổ phần bia Sài Gòn Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 70 Bảng 2.11 :Tình hình biến động và cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn tại công ty cổ phần bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 73 Bảng 2.12: Bảng phân tích vòng quay và kỳ thu tiền TB của các khoản phải thu tại công ty bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2013-2014 75 Bảng 2.13: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 76 Bảng 2.14: Đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ 2013-2014 80 Bàng 3.1: Mục tiêu sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ năm 2015 90
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanhnghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế Để tiếnhành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp phảo nắm giữ một số lượngvốn nhất định Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực củadoanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Vì vậy vốn kinh doanh có vai tròquyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển doanh nghiệp
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà Nước đã thực hiện chính sách
mở cửa nền kinh tế dẫn đến nhiều biến đổi, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham giavào tổ chức Thương Mại thế giới WTO, kinh tế nước ta đang có những bướcchuyển mình đi lên cùng nền kinh tế thế giới Điều đó cho thấy một xu thế quốc
tế hóa đang trong giai đoạn diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới phát triển theo
xu thế toàn cầu hóa mang lại sức mạnh về tài chính, tận dụng công nghệ làmgiảm chi phí cho đầu tư, nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm.Trước sự cạnh tranh gay gắt của yếu tố thị trường mang tính hội nhập như hiệnnay, huy động vốn mới chỉ là bước đầu; quan trọng hơn và mang tính chất quyếtđịnh hơn là nghệ thuật phân bổ, sử dụng số vốn với hiệu quả cao nhất, đòi hỏiđem lại lợi ích và góp phần nâng cao vị thế cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn coi tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàngđầu Để thực hiện mục tiêu đó một cách thuận lợi thì doanh nghiệp phải xâydựng các kế hoạch đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cáchhiệu quả nhất Do vậy việc quả lý sử dụng vốn kinh doanh phải đúng mục đích
và hợp lý, được quay vòng một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận
Vì thế, công tác tổ chức, quản lý, bảo toàn và sử dụng vốn sao cho cóhiệu quả là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó quyết định trước tiênđến sự tồn tại, tiếp đó là tới sự tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp, làđiều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mìnhtrong nền kinh tế thị trường
Trang 6Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sửdụng vốn kinh doanh kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần BiaSài Gòn-Phú Thọ,cùng với sự hướng dẫn tận tình của Th.s Vũ Thị Hoa, emxin đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Tình hình quản trị vốn kinh doanhtại Công ty Cổ phần Bia Sài Gón-Phú Thọ”
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Đối tượng của đề tài là lý luận và thực tiễn tình hình quản trị vốn kinhdoanh tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ
Luận văn nghiên cứu lý luận chung về quản trị vốn kinh doanh để sửdụng có hiệu quả nhằm nâng cáo sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường Đồng thời, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tình trạng của công
ty, tình hình sử dụng vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh, cùng các nhân tốảnh hưởng tới vốn kinh doanh của công ty Từ đó, luận văn nghiên cứu những lợi thế
và hạn chế về sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ; đề ra các phương hướng và giải pháp sử dụng hiệuquả vốn kinh doanh của công ty
3 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công
ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ trong hai năm 2013 – 2014 thông qua cácchỉ tiêu báo cáo tài chính
4 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương phápphân tích, so sánh, tổng hợp để tiến hành phân tích và đánh giá các mặt hoạtđộng của doanh nghiệp Đồng thời, đề tài cũng dùng những chỉ tiêu đánh giámang tính định lượng để đánh giá một cách toàn diện hoạt động quản trị vốntại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ
5 Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm những nội dung chính như sau:
Trang 7Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị
vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Bia Sài Gòn-Phú Thọ trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ
Trang 8Từ trước đến nay, có rất nhiều khái niệm về vốn, và mỗi khái niệm đều
có những ưu điểm khác nhau, tuỳ điều kiện, mục đích nghiên cứu mà người ta
có thể tiếp cận vốn dưới giác độ nào
Theo các nhà kinh tế học cổ điền tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vật,
“vốn là yếu tổ đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh”.Đây là cách hiểuphù hợp với trình độ quản trị còn sơ khai, nó rất đơn giản, dễ hiểu nhưng chưađầy đủ và chưa phản ánh hết mặt tài chính của vốn
Theo quan điếm của Mác dưới góc độ các yếu tố sản xuất, “Vốn (tưbản) là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sảnxuất” Định nghĩa của C.Mác có tầm khái quát lớn, tuy nhiên trong bối cảnhlúc đó khi mà nền kinh tể chưa phát triển, C.Mác quan niệm chỉ có khu vựcsản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Và tiền chỉ được gọi làvốn khi nó được dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpvới mục đích là lợi nhuận Quan điểm này đã chi rõ mục tiêu của quản trị và
Trang 9sử dụng vốn, nhưng quan điểm này lại mang tính trừu tượng, do đó hạn chế
về ý nghĩa nhất là đối với các vấn đề như hạch toán, phân tích tình hình quảntrị và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Theo Paul-Sammelson, nhà kinh tể học theo trường phái tân cổ điển đã
kế thừa quan niệm về các yểu tố sản xuất của trường phái cổ điển và chia yểu
tổ đầu vào của quá trinh sản xuất ra làm ba loại: đất đai, lao động và vốn.Theo ông, “Vốn là hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sảnxuất mới, là đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp” Khái niệm này không đề cập đến các loại tài sản khác, các giấy tờ cógiá trị có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Do đó, cũng không phảnánh đẩy đủ mặt tài chính của vốn
Theo một sổ nhà tài chính thì “Vốn là tổng số tiền do những người có
cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhân được phần thu nhập chia cho cácchứng khoán của công ty” Quan điểm này đã đề cập đến mặt tài chính củavốn, khuyến khích các nhà đầu tư tăng cường đàu tư, mở rộng và phát triểnsản xuất Song nó có hạn chế là không nói rõ nội dung và trạng thái của vốntrong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cũng có quan niệm lại cho rằng: “Vốn kinh doanh là giá trị của các tàisản hiện có của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền”, nhưng quan điểmnày mới dừng lại ở mặt hình thái của vốn mà không phản ánh trạng thái, mụcđích của vốn nên cũng không thuận lợi cho phân tích kinh tế
Như vậy, các quan điểm về vốn ở trên một mặt đã thể hiện được vai tròcủa vốn trong những điều kiện lịch sủ cụ thể với những yêu cầu, mục đíchnghiên cứu cụ thể Nhưng mặt khác, trong cơ che thị trường hiện nay, đứngtrên góc độ hạch toán và quản trị, các quan điểm đó còn gây khó khăn, chưađáp ứng được yêu cầu của quản trị vốn hiệu quả
Trang 10Trong điều kiện tồn tại một nền sản xuất hàng hoá -tiền tệ, khái niệm
về vốn sản xuất kinh doanh phải thể hiện những vấn đề sau:
- Nguồn gốc sâu xa của vốn sản xuất kinh doanh là một bộ phận của thunhập quốc dân được tái đầu tư (khác vốn đất đai, vốn nhân lực)
- Trạng thái vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản vậtchất (tài sản cố định, tài sản dự trữ) và tài sản tài chính (tiền mặt, tiền gửingân hàng, các chửng khoán, tín phiếu ) là cơ sở để ra biện pháp quản trị vốnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả
- Mối quan hệ mật thiết giữa vốn và các nhân tố khác trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đất đai, lao động) Điều nàyđòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vốn
- Mục đích của quá trình đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh là tìm kiếmlợi nhuận, vấn đề này sẽ định hướng cho quá trình quản trị kinh doanh nóichung và quản trị vốn nói riêng
Như vậy có thể nói: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời” Nói cách khác, đó là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụngvào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Thứ nhất: Vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực.
Đây là đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh – vốn là một lượng tiền đạidiện cho một lượng hàng hóa nhất định, một tài sản có thực Tài sản đó có thể
là hình thái vật chất cụ thể (TSHH) hoặc không có hình thái vật chất cụ thể(TSVH) được đưa vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai: Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định,
Trang 11Việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt tới một giới hạn nhất địnhnào đó mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp ứng được yêu cầu củaphương án đầu tư Nếu vốn không được tích tụ đầy đủ (thiếu vốn) thì hoạtđộng đầu tư sẽ bị ngưng trệ, và đồng thời hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút.
Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải vận động sinh lời.
Mục đích vận động của vốn là sinh lời Trong quá trình vận động, vốn cóthể thay đổi hình thái Bảng hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng củavòng tuần hoàn phải là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền bỏ ra Đây
là nguyên tắc cơ bản của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Phương thức vận động của vốn do phương thức đầu tư kinh doanh quyđịnh Có thể mô tả quá trình vận động của vốn qua sơ đồ sau:
Trong lĩnh vực sản xuất: T – H…… Sx…… – H’ – T’
Trong lĩnh vực thương mại: T…… H…… T’
Trong lĩnh vực đầu tư tài chính: T……….T’
Và T’ = T+∆T
Thực tế một doanh nghiệp có thể vận dụng một hoặc đồng thời cả baphương thức đầu tư trên, miễn sao là bảo toàn và phát triển được vốn, đạt đượcmức sinh lời cao nhất Quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn kinh doanh củadoanh nghiệp nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật củatừng ngành kinh doanh, vào tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian và gắn liền với chủ sở hữu.
Trong nền kinh tế thị trường, một đồng vốn ở thời điểm này có giá trịkhác với giá trị của đồng vốn ở thời điểm khác, đó là giá trị thời gian của vốn.Vốn có giá trị về mặt thời gian là do trong nền kinh tế thị trường có sự tồn tạicủa các nhân tố như: giá cả thị trường, làm phát, khủng hoảng… Các nhân tốnày tồn tại một cách cố hữu, tiềm ẩn trong hoạt động kinh tế thị trường
Trang 12Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu Cácdoanh nghiệp không thể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể mua bánquyền sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường tài chính Giá cả của quyền sửdụng vốn kinh doanh chính là chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp.
Thứ năm: Vốn được coi như loại hàng hóa đặc biệt.
Những người có vốn nhàn rỗi đưa vốn vào thị trường, còn những ngườicần vốn thì tìm nguồn để mua “quyền sử dụng vốn” Để có được quyền sửdụng vốn đó, người mua phải trả cho người bán một giá nhất định, đó là chiphí sử dụng vốn Rõ ràng việc nhận thức đúng đắn đặc trưng này sẽ giúpdoanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệhoá, do vậy bẩt kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào dù ở bất cứ cấp độnào: cá nhân, tổ chức, gia đình, doanh nghiệp hay quốc gia luôn luôn cần cómột lượng vốn nhất định dưới dạng tiền tệ, tài nguyên đã được khai thác, bảnquyền phát minh, là điều kiện tiền đề quyết đinh sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp
Về mặt kinh tế:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là mạch máu của doanh nghiệp,vốn không những đảm bảo mua sắm máy móc thiết bị dây chuyền công nghệphục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên
Vốn cũng là yếu tố quyết định việc mở rộng phạm vi hoạt động củadoanh nghiệp Để có thể tiến hành tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng thỉ saumỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là
Trang 13của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triền Đó là cơ sở để doanh nghiệptiếp tục đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường,nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhu cầu về vốn xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duytrì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mờ rộng sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho
xã hội Như vậy:
- Vốn sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm
vụ kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn sản xuất kinh doanh phản ánh các quan hệ về lợi ích kinh tế giữadoanh nghiệp vói doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư
- Vốn sản xuất kinh doanh cho phép khả năng lựa chọn của doanh nghiệptrong sự phân tích nhu cầu thị trường là: quyết định sản xuất cái gì; sảnxuất như thế nào; sản xuất cho ai; sao cho đạt hiệu quả cao nhất
Về mặt pháp lý:
Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện tiên quyết là doanhnghiệp phải có một lượng vốn nhất định Đối với một số ngành, lĩnh vực thìlượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định (do Nhà nước quyđịnh) Nếu không, doanh nghiệp sẽ không được thành lập Và trong suốt quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng vốn doanh nghiệp không đạt điềukiện Nhà nước quy định thì doanh nghiệp sẽ tự tuyên bố chấm dứt hoạt độngnhư phá sản, sát nhập với doanh nghiệp khác Như vậy, với một số ngành,vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sựtồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn, các doanh nghiệp nhất thiếtphải tìm mọi cách huy động, bảo toàn và phát triển vốn bằng cách sử dụng tiểtkiệm, hợp lý vốn , tức là phái nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Trang 141.1.2 Phân loại vốn kinh doanh
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
Là số vốn góp của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tư đóng góp Số vốnnày không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanhtoán, không phải chịu lãi suất Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do sản xuất kinhdoanh có lãi của doanh nghiệp sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phầnvốn góp của mình Tuỳ theo từng loại hỉnh doanh nghiệp, vốn chủ sở hữuđược hình thành theo các hỉnh thức khác nhau, thông thường là:
- Vốn góp
Là số vốn do các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp đóng góp,
sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh Đối với doanh nghiệp nhà nướcthì đây là nguồn vốn do nhà nước cấp Đối với công ty liên doanh thì là phầnvốn góp của các đối tác trong và ngoài nước tham gia thành lập liên doanh, sốvốn này được bổ sung hoặc rút bớt trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Lãi chưa phân phối
Là số vốn có nguồn gốc từ lợi nhuận hay các khoản thu nhập hợp phápkhác của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản phải nộp hay thanh toán,
số lãi trong khi chưa phân phối cho các chủ đầu tư, trích quỹ thì được sử dụngtrong sản xuất kinh doanh như vốn chủ sờ hữu
Vốn vay
Vốn vay là khoản vốn đầu tư ngoài vốn chủ sở hữu được hình thành từnguồn vốn đi vay, đi chiếm dụng của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoàinước và sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải trả cho người cho vay cảgốc lẫn lãi Phần vốn này, doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhấtđịnh (như thời hạn sử dụng, lãi suất, thế chấp, ) nhưng không thuộc quyền sở
Trang 15trong bất cứ hoàn cảnh nào đặc biệt kể cả khi doanh nghiệp khó khăn về tàichính Doanh nghiệp càng sử dụng vốn vay càng nhiều thì độ rủi ro càng caonhưng để phục vụ sản xuất kinh doanh thì đây là nguồn huy động vốn rất lớn tuỳthuộc vào khả năng thế chấp, tinh hình sản xuất kinh doanh, uy tín của doanhnghiệp Vốn vay có hai loại: vốn vay, nợ ngắn hạn và vốn vay, nợ trung, dài hạnvới nhiều hình thức khác nhau như tín dụng thương mại, hùn vốn qua phát hànhtrái phiếu, tín dụng cầm đồ hoặc thế chấp tài sản
Thông thường, một doanh nghiệp đều nên phối hợp cả hai nguồn vốntrên để đảm bảo nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như bảo đảm nguyên tắcphân tán rủi ro trong đầu tư Kết cấu hợp lý của hai nguồn vốn này tuỳ thuộcđặc điểm ngành doanh nghiệp đang hoạt động, quyết định của nhà quản trịdoanh nghiệp trên cở sờ xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp và tìnhhình chung của nền kinh tế đất nước
1.1.2.2 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư
Theo tiêu thức này vốn kinh doanh được chia thành vốn kinh doanh đầu
tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính
Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành nên
các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phảithu, các TSLĐ khác của doanh nghiêp
Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành nên
tài sản cố định cho doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định vô hình và tài sản
cố định hữu hình
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp
đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệ, tráiphiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có
giá khác.
Trang 161.1.2.3 Phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệpđược chia thành vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn cố định (VCĐ) là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hìnhthành tài sản cố định Là vốn đầu tư ứng trước cho tài sản cố định nên quy môcủa vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định,ảnh hưởng lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật công nghệ và năng lực sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế kĩ thuật củatài sản cố định trong quá trình sử dụng cũng có những ảnh hưởng quyết địnhđến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trướcdùng để mua sắm, hình thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp như nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang,bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán
Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốnkinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân
bổ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp Trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanhcàng có hiệu quả Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồivốn, hạn chế được các rủi ro có thể gặp trong kinh doanh mà còn khắc phụcđược các khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 171.1.3 Khái quát chung về vốn cố định và vốn lưu động trong doanh nghiệp.
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh VCĐ cóđặc điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và phát huy tácdụng trong nhiều chu kỳ sản xuất Vì VCĐ là hình thái Bảnghiện bằng tiềncủa TSCĐ nên VCĐ cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng
- Vốn cố định luân chuyển dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất.Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiệnvật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị haomòn, và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của nó cũng bịgiảm đi
- Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sảnxuất Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần VCĐ được luân chuyển vào giá trị sảnphẩm dần tăng lên, tương ứng với phần đầu tư ban đầu vào TSCĐ giảmxuống Cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị TSCĐ được chuyểndịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành một vòngluân chuyển
Trang 181.1.3.2 Vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanhnghiệp cần phải có các tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệpgồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ
để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như: nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu,… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quátrình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trìnhsản xuất
- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quátrình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tàisản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừngnhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóalần lượt qua nhiều hình thái khác nhau Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốnlưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dựtrữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụlại trở về hình thái ban đầu là tiền Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vậnđộng của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sanghình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền Quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳtạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động
Do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu độngcủa doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
Trang 19- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình tháibiểu hiện.
- Vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần và đượchoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳkinh doanh
Từ những phân tích đó có thể rút ra: Vốn lưu động của doanh nghiệp là
số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn
lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ,hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh
1.1.4 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tổng cộng các nguồn tàichính mà doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng trong một thời kì nhấtđịnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để có được lượng vốn cần thiết để hình thành nên tài sản giúp chodoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục
và đạt được mục tiêu đề ra thì yêu cầu doanh nghiệp phải có tổ chức và lựachọn cách thức huy động vốn thật hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, loại hìnhkinh doanh của doanh nghiệp Tùy thuộc vào mục tiêu quản lý ta có thể chianguồn vốn doanh nghiệp thành các tiêu thức khác nhau
1.1.4.1 Theo quan hệ sở hữu
Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành
từ hai nguồn:
- Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) là phần vốn thuộc sở hữu củachủ doanh nghiệp bao gồm số vốn góp của chủ sở hữu và phần vốn bổ sung từlợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, cùng với nguồn vốn liên doanh, liên kết,vốn tài trợ của nhà nước nếu có Nguồn vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng
Trang 20trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho chủ doanhnghiệp thế chủ động trong sản xuất, tự chủ về mặt tài chính Vốn chủ sở hữutại một thời điểm được xác định bằng:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
- Nợ phải trả (NPT) là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sảnxuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán lãi và nợ gốcđúng thời hạn cam kết
Việc phân loại nguồn vốn kinh doanh theo tiêu thức này giúp nhà quảntrị tài chình doanh nghiệp xác định được mức độ an toàn trong công tác huyđộng vốn
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp bao gồm vốn vay ngân hàng và các tổchức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợkhác.Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngoài vốn chủ sở hữu thì số vốndoanh nghiệp huy động từ bên ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Việc phân loại vốn theo tiêu thức này giúp cho doanh nghiệp có khảnăng lựa chọn cách huy động vốn nhằm tối ưu hóa cơ cấu vốn hay hình thành
cơ cấu vốn với chi phí thấp nhất và hiệu quả mang lại là cao nhất
1.1.4.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Trang 21Với cách phân loại này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thànhnguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời:
- Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vaydài hạn Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sửdụng Nguồn vốn này được đầu tư cho TSCĐ và một bộ phận cho TSLĐthường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng, các tổ chức tíndụng, các khoản nợ ngắn hạn khác
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý có điều kiện thuận lợitrong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứngđầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong doanh nghiệp
1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Quản trị vốn kinh doanh là tiến trình hoạch định, tổ chức,và kiểm soát các hoạt động về vốn gồm có vốn cố đinh và vốn lưu động, tác động vào vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định nhằm đạt được mục tiêu nhất định cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển.
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm
đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra quyết định tài chinh,
tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm gia tăng giá trịdoanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 22Nhiệm vụ quan trọng của quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp làhuy động vốn nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các hoạt động; tổchức sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữudoanh nghiệp; lên kế hoạch để xác đinh các nhu cầu về vốn nhằm chuẩn bị đủvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm các biện pháp để huy động cácnguồn vốn khác để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Ngoài ra còn cần phải có sự đánh giá về tình hình sử dụng vốn có thực sự hiệuquả hay không, để từ đó đề ra các biện pháp để khắc phục kịp thời.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hànhthường xuyên,liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất địnhthường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạnluân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,thành phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng Những tài sảnnày gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảmbảo cho vốn lưu động thường xuyên, còn nguôn vốn lưu động tạm thời sẽđảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàntoàn như vậy Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính,ta
sẽ xem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:
Trang 23• Mô hình tài trợ thứ hai.
Toàn bộ TSCĐ,TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thờicòn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao Tuynhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nêndoanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn
• Mô hình tài trợ thứ ba
Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằngnguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộTSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Mô hình hình chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiềuhơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn.Trong thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn vì mộtphần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với cácdoanh nghiệp mới lại càng cần thiết Việc áp dụng mô hình này cũng cầnnăng động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp, vì khả năng gặprủi ro cao
1.2.2.2 Phân bổ nguồn vốn kinh doanh hợp lý
Phân bổ nguồn vốn kinh doanh là việc doanh nghiệp đưa ra quyết định
về sử dụng nguồn vốn đã huy động như thế nào, có thể phân bổ vốn theo từngthành phần vốn nhằm đảm bảo sự phù hợp với các đặc điểm ngành nghề kinhdoanh và chức năng, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp Hay có thể nói phân bổnguồn vốn là việc đưa ra quyết định đầu tư vào các loại tài sản nào của doanhnghiệp Các quyết định này bao gồm:
- Đầu tư vào tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, tồn kho, cácquyết định về chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
Trang 24- Đầu tư vào tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định,quyết định đầu tư dự án, đầu tư tài chính dài hạn…
- Quyết định về cơ cấu giữa việc đầu tư vào tài sản cố định hay tàisản lưu động, quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh…
Các quyết định đầu tư được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong
số các quyết định tài chính của doanh nghiệp bởi chúng tạo ra giá trị chodoanh nghiệp Một doanh nghiệp có quyết định đầu tư đúng đắn sẽ tạo cơ hộilàm gia tăng giá trị của doanh nghiệp, từ đó đem lại lợi ích cho chủ sở hữu vànhững thành viên trong doanh nghiệp và ngược lại, nếu quyết định đầu tư sai
sẽ đem lại những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hoạt động của công ty,làm tổn thất về kinh tế, thiệt hại về tài sản cho chính chủ sở hữu
1.2.2.3 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thườngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ýnghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sửdụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốnchậm và dễ gặp rủi ro
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khaithác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cốđịnh trong doanh nghiệp
Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định các doanh nghiệp
có thể dựa vào các căn cứ sau đây:
+ Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao
để đầu tư mua sắm tài sản cố định hiện tại và các năm tiếp theo
+ Khả năng ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp khác.
Trang 25+ Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc
phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn
+ Các dự án đầu tài sản cố định tiền khả thi và khả thi đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt
Quản lý sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt độngđầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tài sản cố định hữu hình và vôhình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hànghoá, dịch vụ) của doanh nghiệp
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyênhình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà quantrọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Điều đó
có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ khônglàm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡngnhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, không để tàisản cố định bị hư hỏng trước thời hạn quy định
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giáđúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biệnpháp xử lý thích hợp Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện phản ánhchính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn.Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính
đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định Thông thường có 3 phươngpháp đánh giá chủ yếu:
Đánh giá tài sản cố định theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá)
Đánh giá tài sản cố định theo giá trị khôi phục
Đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại
+ Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp
Trang 26+ Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
+ Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định.+ Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhânkhách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, tríchtrước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính
Phân cấp quản lý vốn cố định
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
+ Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyêntắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mụcđích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc cóhoàn trả
+ Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nướcthuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nângcao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản chothuê khi hết hạn Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải tríchkhấu hao theo chế độ quy định
+ Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sửdụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tíndụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật
+ Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triểnvốn kinh doanh có hiệu quả hơn
+ Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu
về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả hơn Được quyền thanh lý những tài sản cố định đãlạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năngphục hồi
Trang 27Riêng đối với các tài sản cố định quan trọng muốn thanh lý phải đượcphép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặctiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luậthiện hành
1.2.2.4 Tổ chức quản trị vốn lưu động dưới từng hình thái biểu hiện khác nhau.
1.2.2.4.1 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra trong tương lai Căn cứ vào vai trò của chúng, hàng tồn khođược chia làm ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang,bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai tròkhác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định
- Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho.
+Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanhnghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp
+Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuậnlợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được tìnhtrạng ứ đọng vật tư hàng hóa
- Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tôn kho.
+ Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữtrữ hợp lý
+ Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp.+ Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vậnchuyển, bốc rỡ
Trang 28+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư,thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức.
+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thờitình trạng vật tư ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phòngnhanh số vật tư đó, thu hồi vốn
+ Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Các phương pháp quản lý vốn tồn tại kho dự trữ
+ Phương pháp chi phí tối thiểu EOQ (Economic Order Quantity)
Là mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phítồn kho dự trữ
+ Phương pháp tồn kho bằng không JIT (Just In Time)
Theo mô hình này doanh nghiệp hầu như không tồn kho Chi phí lưu kho, chiphí tồn kho thấp; thường chỉ có ở các doanh nghiệp trong cùng một khu côngnghiệp
1.2.2.4.2 Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường do ba
lý do chính: Đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thành toán hàng ngày của doanhnghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanhnhằm tối đa hóa lợi nhuận; đáp ứng nhu cầu dự phòng và khắc phục rủi ro bấtngờ có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của việc quản lý vốn bằng tiền
+ Vốn bằng tiền là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và là yếu tốtrực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp
Trang 29+ Vốn bằng tiền là một lại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đốitượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng.
- Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền
+ Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, tối thiểu để đáp ứngnhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.Có nhiều phương phápxác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp: có thể căn cứ vào sốliệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữtiền mặt hợp lý hoặc vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trịvốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanhnghiệp
+ Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền
+Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng hóa
1.2.2.4.3 Quản trị các khoản phải thu
Các khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều cócác khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoảnphải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khôngkiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy, quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trongtrong quản trị tài chính
- Tầm quan trọng của quản lý phải thu
Quản lý khoản phải thu của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng vì
+ Khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưuđộng của doanh nghiệp
+ Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ đếnviệc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và bảo toàn VLĐ tổng doanh nghiệp
Trang 30+ Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng cáckhoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay.
+ Tăng các khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp
- Các biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu
+ Xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng
+ Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu
+ Áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và bảo toàn vốn
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của DN
1.2.3.1 Về tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
- Xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dự tính và thực tế.
Việc xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động thườngxuyên dự tính và thực tế sẽ giúp cho chúng ta đánh giá được khả năng dự tính
về nguồn vốn lưu động cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và lập kế hoạch về vốn Việc xác định mức chênh lệchđược thực hiện dựa trên mức chênh lệch tuyệt đối và tương đối
Mức chênh lệch tuyệt đối = Nhu cầu VLĐ thực tế - Nhu cầu VLĐ dự báo
Mức chênh lệch tương đối =
X 100%
Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 20%, ta có thể kết luận được phương phápxác định nhu cầu vốn lưu động là hợp lý Ngược lại, nếu mức chênh lệch quálớn thì ta có thể thấy phương pháp dự báo chưa đạt được hiệu quả tốt và cần
có sự điều chỉnh hay lựa chọn phương pháp khác một cách phù hợp
1.2.3.2 Về tình hình phân bổ vốn
• Kết cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Trang 31Dựa trên các thông tin từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, ta cóthể xác định được kết cấu nguồn vốn kinh doanh, từ đó đánh giá được liệu kếtcấu nguồn vốn đó của doanh nghiệp có phù hợp với đặc điểm hoạt động củadoanh nghiệp, cũng như đáp ứng được các nhu cầu về vốn cần thiết phát sinhtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết cấu vốn kinh doanh (%) =
• Tỷ suất đầu tư các loại tài sản:
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn =
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn =
Dựa vào thông tin trên bảng cân đối kế toán, ta xác định được tỷ trọngnguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cónhững đặc điểm hoạt động, khả năng tài chính cũng như quy mô kinh doanhkhác nhau Việc xác định được đúng lượng vốn đầu tư vào mỗi loại tài sảnsao cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ góp phần manglại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
+ Đánh giá kết cầu tài sản: Kết cấu tài sản cố định được xác định thông qua
công thức:
Kết cấu từng loại tài sản cố định (%) =
- Đánh giá tình hình biến động tài sản cố định:
Tính mức chênh lêch giữa số tài sản cố định đầu kì và cuối kì, từ đó đưa ranhững đánh giá về tình hình biến động về cơ cấu tài sản của công
Trang 32- Hệ số tăng giảm TSCĐ trong kỳ: Việc đánh giá tình hình biến động TSCĐ
thông qua nguồn hình thành và công dụng của TSCĐ
Hệ số tăng giảm TSCĐ trong kỳ =
- Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ: Cho biết trong tổng TSCĐ hiện có cuối kỳ
có bao nhiêu TSCĐ được bổ sung mới trong năm
Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ =
- Hệ số trang bị TSCĐ cho hoạt động sản xuất: Hệ sốn ày phản ánh mức độ
trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Hệ số trang bị TSCĐ cho hoạt động sản xuất =
+ Tình hình khấu hao tài sản cố định
Trang 33Xác định tỷ trọng vốn lưu động trong từng khâu như trong quản trịhàng tồn kho, nợ phải thu, vốn bằng tiền Thông qua đó đánh giá xu hướngbiến động để xác định tình hình quản trị nguồn vốn lưu động.
Kết cấu từng loại VLĐ (%) =
+ Tình hình đảm bảo vốn lưu động:
Đánh giá nguồn vốn lưu động thường xuyên (Vốn lưu động thuần NWC)
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn.
Ý nghĩa của chỉ tiêu này nhằm đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu độngcủa doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạtđộng của doanh nghiệp
Khi NWC > 0: Doanh nghiệp đã dùng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản
ngắn hạn Trong trường hợp này doanh nghiệp đang có tín hiệu tốn về khảnăng thanh toán và đảm bảo sự an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ đó có sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một
bộ phần nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động sửdụng cho hoạt động kinh doanh
Khi NWC < 0: Doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản
dài hạn Khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợngắn hạn và có thể gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong tương lai Đây
là một biểu hiện của việc sử dụng sai nguồn vốn, dẫn tới mất cân bằng cáncân thanh toán
Khi NWC = 0: Khi đó tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay
nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ Cách tài trợ này tạo ổn định cho hoạtđộng sản xuất, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.+ Các chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Trang 34• Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện thời =
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ thanh toán của cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Hệ số này phản ánh được khả năngchuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh =
Khả năng thanh toán nhanh xác định chặt chẽ hơn khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn mà không tính tới hàng tồn kho
Khả năng thanh toán tức thời =
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp mà không cần dùng tới hàng tồn kho và các khoản phải thu
Trang 35- Số vòng quay nợ phải thu: Cho biết nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng, tốc độ thu hồi công nợ là bao nhiêu trong một kỳ.
Vòng quay nợ phải thu =
- Kì thu tiền trung bình: Phản ánh được độ dài trung bình của thời gianthu được tiền bán hàng kể từ khi hàng hóa được xuất bán cho tới khithu được tiền
Kì thu tiền trung bình =
• Quản trị vốn lưu động:
- Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quayVLĐ trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm Khi đó ta có tổngmức luân chuyển VLĐ thường được xác định dựa trên doanh thu thuầntrong kì Số VLĐ bình quân xác định theo bình quân số học
Số vòng quay vốn lưu động =
- Kì luân chuyển vốn lưu động : Chỉ tiêu này phản ánh để vốn lưu động
có thể thực hiện được một vòng quay thì cần bao nhiêu ngày Kì luânchuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại
Kì luân chuyển vốn lưu động =
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:
=
- Vòng quay tài sản
Trang 36=
- Mức tiết kiệm vốn lưu động :
Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp có thể rút ramột lượng VLĐ để đầu tư cho hoạt động khác
Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốnbình quân một ngày x Số ngày rút ngắn kìluân chuyển VLĐ
1.2.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh.
+ Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:
Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh =
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: phản ánh mỗi đồng VKDbình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này cònđược gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản
ROA =
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:xác định mức LNST trên mỗi đồngVCSH sử dụng trong kì Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh
từ trình độ quản trị doanh thu, chi phí, tài sản, nguồn vốn của DN
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Trang 37ROE = x
+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): phản ánh khả năng sinh lời củatài sản, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập của doanh nghiệp vànguồn gốc của VKD
Tỷ suất sinh lời kinh tế trên tài sản (BEP)=
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với
xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sửdụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại
- Phương thức tài trợ vốn: Nhân tố này liên quan trực tiếp đến chi phí sửdụng vốn của doanh nghiệp Một cơ cấu tài trợ tối ưu luôn là mục tiêu hàngđầu mà các nhà quản trị tài chính theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảmthiểu chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn
- Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: những phương
án có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, do vậy
mà các nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư
Trang 38sao cho phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi
ro cho doanh nghiệp
- Các chính sách của doanh nghiệp:
+ Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạnthanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và người mua) Kỳ hạnthanh toán chi phối đến nợ phải thu và nợ phải trả Việc tổ chức xuất giaohàng, thực hiện các thủ tục thanh toán thu tiền bán hàng ảnh hưởng khôngnhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp
+ Chính sách về đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất: trong thờiđại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, nếu doanh nghiệpchậm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới nâng cao trình độtrang thiết bị kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ bị thụt lùi và có thể rơi vào tìnhtrạng phá sản
- Tính chất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Với mỗi loạisản phẩm thì tính chất và chu kỳ sản xuất sản phẩm đó là khác nhau, có loạisản phẩm thì chu kỳ sản xuất dài, nhưng có những loại thì chu kỳ sản xuất lạingắn Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà tài chính doanh nghiệp là làm sao vừa
có đủ vốn để sản xuất, vừa phát huy được hiệu quả của số vốn đó
- Trình độ của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp: Sự ảnhhưởng của nhân tố này cũng rất lớn, thể hiện ở sự vận dụng, khai thác, sửdụng máy móc thiết bị Nếu như trình độ của cán bộ công nhân viên cao thìhiệu quả làm việc sẽ tăng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra nhiềulợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại
- Trình độ tổ chức quản lý: đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý sử dụngvốn, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn hiệu quả Việc tổ chức quản
lý khoa học, hợp lý sẽ làm tiền để phát huy hiệu quả sử dụng vốn, và ngược
Trang 391.2.4.1 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là các nhân tố tác động đến hoạt động quản trịvốn kinh doanh của doanh nghiệp, những nhân tố này nằm ngoài tầm kiểmsoát của doanh nghiệp Các nhân tố này bao gồm:
- Nhân tố thuộc về Nhà nước: khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lýcủa các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức sửdụng vốn Vì thế, các doanh nghiệp phải luôn nhạy bén trước các thông tinkinh tế, chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình nhằm phùhợp với chính sách quản lý của Nhà nước
- Những tác động của nền kinh tế thị trường: mỗi một doanh nghiệpđều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, nhưng đều chịuảnh hưởng của các tác nhân thuộc về nền kinh tế như: lạm phát, khủng hoảng,
… và các tác nhân này đều gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do vậy, việc nghiên cứu thị trường là rấtquan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời trước nhữngbiến động của nền kinh tế
- Nhân tố thuộc về tự nhiên: Sự tác động của các nhân tố này thườngmang tính chất bất ngờ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp cũng như tới công tác bảo toàn và phát triển vốn Chính vìvậy mà các doanh nghiệp cần theo dõi cũng như có các quỹ dự phòng đểphòng chống cũng như khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra
- Nhóm nhân tố thuộc về kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi màkhoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì việc ứng dụng nhữngthành quả của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp dámchấp nhận mạo hiểm, tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học kỹ thuật; ngượclại sẽ là nguy cơ đối với các doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với nhữngtiến bộ đó và sẽ bị thụt lùi lại phía sau
Trang 402.1.1.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – PHÚ THỌ.Tên giao dịch : SAIGON – PHUTHO BEER JOINT STOCKCOMPANY
Tên viết tắt : SAIGON – PHUTHO BEER JSC
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Trung Hà, xã Hồng Đà,huyện Tam Nông, tỉnhPhú Thọ
Điện thoại: 0210.3650.687-688
Fax: 0210.3650.686 - Email: Saigonphutho@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2600393941 thay đổi lần thứ 3ngày 15/04/2014
Vốn Điều Lệ: 125.000.000.000 đồng
2.1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ là đơn vị liên kết với TổngCông ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Được khởi công tháng15/05/2009 với mức đầu tư khoảng 433 tỷ đồng, nhà máy có công xuất 50triệu lít/năm Sản phẩm chủ yếu là bia lon Sài Gòn 333, được trang bị dâytruyền đồng bộ, tiên tiến của tập đoàn Krones Cộng hòa liên bang Đức kếthợp với một số thiết bị trong nước