SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA ---$--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY MÔ ĐUN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS NHẰM NÂ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-$ -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY MÔ ĐUN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS
NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Lý SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Công Nghệ
THANH HÓA NĂM 2015
Trang 2Phần mở đầu
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Công nghệ lớp 9 là một môn học mới, khó cho cả GV và học
sinh cả về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học của trò
Thực tế cho thấy học sinh ở các trường THCS xa trung tâm, khu đô
thị thì địa bàn đi lại khó khăn, nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan
trọng của giáo dục còn hạn chế, nên việc tạo điều kiện cho con em họ đi
học còn chưa đúng mức Mặt khác, mức độ tiếp cận thông tin mới còn
chậm, bên cạnh đó giáo viên dạy bộ môn Công Nghệ còn thiếu, kể cả
giáo viên kiêm nhiệm Nhiều giáo viên và học sinh coi môn này là môn
phụ nên chưa đầu tư đúng mức về chuyên môn cũng như về thời gian
nghiên cứu tài liệu, cho các giờ dạy Lý thuyết và đặc biệt là các giờ
Thực hành
Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng
Thực hành khá lớn, môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho
việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh sau khi học xong THCS
Một thực trạng chưa tốt là hiện nay trong các trường THCS điều
kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa có phòng Thực hành chuyên biệt
dẫn đến chất lượng học tập của học sinh nói chung, việc nâng cao tay
nghề, kỹ năng thực hành cho học sinh nói riêng là không cao Mặt khác,
do cách nhìn nhận về môn học của giáo viên và cán bộ quản lý ở các
trường còn phiến diện nên chưa có sự quan tâm đúng mức cho chuyên
môn thuộc môn học này
Là một giáo viên Công Nghệ được đào tạo chuyên sâu, đúng
chuyên ngành sau nhiều năm công tác các tại trường THCS, trực tiếp
giảng dạy môn Công Nghệ lớp 9, trăn trở với việc làm sao để nâng cao
Trang 3chất lượng môn học phục vụ cho cuộc sống tương lai của học sinh tôi đã
mạnh dạn áp dụng một số phương pháp mới trong việc dạy thực hành
môn Công Nghệ để đạt hiệu quả cao nhất Sáng kiến này đã được áp dụng
thành công trong trường THCS Hoằng Lý
Từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả dạy
mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà cho HS lớp 9 THCS nhằm nâng cao
kiến thức về ngành kĩ thuật điện
Phần 2: NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận:
Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề Mô đun nghề Điện
dân dụng nói riêng cũng như các Mô đun nghề khác của môn Công Nghệ
9 có thời lượng Thực hành khá cao Các bài thực hành đó thường có hai
dạng:
- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập tình huống, bài thực hành rèn
luyện kỹ năng
- Thực hành tạo ra sản phẩm: Chủ yếu là thực hành việc thực hiện quy
trình Công nghệ, các thao tác kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm đơn giản
- Cấu trúc chung của các bài thực hành: Có phần chuẩn bị, nội dung
thực hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá Cấu
trúc này đã đảm bảo được những yêu cầu của nội dun g thực hành tuy
nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng
thì cần phải áp dụng một cáh linh hoạt theo từng nội dung cụ thể
Một thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thì đa phần học sinh
thao tác thực hành còn yếu, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu
của môn học là rất khó khăn vì đặc trưng của môn học đòi hỏi người học
phải được trang bị nhiều kỹ năng khác nhau như cách sử dụng các loại
Trang 4kìm điện, sử dụng khoan, sử dụng cưa, thiết bị đo lường mặt khác còn
phải tính toán được các thông số kĩ thuật của mạch điện, có óc quan sát
thẩm mĩ
II Cơ sở thực tiễn:
Việc thực hiện chương trình đối với các trường THCS ở xa trung tâm,
đô thị nói chung, ở trường THCS Hoằng lý nói riêng là rất khó khăn vì
cơ sở vật chất không thuận tiện Mặt khác các đồ dùng, thiết bị dạy học
có chất lượng không cao, các vật liệu tiêu hao bổ xung không kịp thời
Kinh phí mỗi năm trang bị cho môn học còn khá nghèo nàn…
Môn học Công Nghệ nói chung, là môn học khô cứng mang tính
hướng nghiệp, nên việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là rất khó
khăn.Một phần, do tâm lí các em chưa thực sự yêu thích môn học khi
thực hiện bài học ngay tại lớp học, một phần do đặc thù của môn học là
kĩ thuật, kĩ năng thao tác, rèn luyện nghề Đ iều này đã được kiểm nghiệm
trong quá trình thực hiện chương trình trong các năm học: 2011 – 2012,
2012 – 2013 và 2013-2014
1 Về đối tượng:
Các em học sinh xa trung tâm đa phần đều là con em gia đình làm
nghề nông nghiệp hoặc ngư nghiệp Việc hướng các em yêu thích nghề
nghiệp mang tính Công nghệp như môn Công Nghệ:”Mô đun Lắp đạt
mạng điện trong nhà” là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy bộ môn
Công Nghệ phải thực hiện Các em còn e ngại, rụt dè khi tiếp xúc với
điện, với các thiết bị điện, mặt khác các thiết bị điện đối với các em là
còn khá mới mẻ, thậm chí một số gia đình còn chưa có điều kiện lắp đặt
điện sinh hoạt
2 Về khách quan
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực
Trang 5hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị
cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt cách thiết bị
được cấp về có chất lượng không cao, chỉ sử dụng một lần đã hư hỏng
Kinh phí hàng năm cho việc mua sắm thiết bị bổ xung lại không có
Địa phương lại là một xã điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, các trang
thiết bị điện trong gia đình ít, sự hiểu biết về điện còn tương đối mới lạ
Các dụng cụ nghề điện, thiết bị điện, vật liệ u điện khan hiếm không phổ
biến, thông dụng
III Thực trạng dạy học môn Công Nghệ 9 mô đun lắp đặt mạng điện
trong nhà tại trường THCS Hoằng lý
1 Khảo sát:
Sau khi tham khảo, lấy ý kiến học sinh về môn học Công Nghệ tôi
thấy đa phần các em học sinh ngại môn học này là bởi vì môn học quá
khó, một phần các em nhận thấy sản phẩm của mình chỉ mang tính thí
nghiệm mà chưa thực tế, sản phẩm làm ra không được đưa vào sử dụng
Về địa điểm các em không thích học thực hành ngay tại phòng học lý
thuyết Tỷ lệ học sinh muốn được học thực hành tại phòng học thực hành
chuyên biệt hoặc làm việc ứng dụng thực tế là khá cao Phòng học lí
thuyết không tạo cho các em tâm thế và hứng thú thực hành nghề Như
vậy, kĩ năng thao tác nghề mà các em có được cũng chỉ là “hàn lâm”
2 Phương pháp áp dụng SKKN:
Thực tế dạy học môn Công Nghệ 9 Mô đun Lắp đặt mạng điện trong
nhà tại trường THCS Hoằng lý năm học 2012–2013; 2013-2014 tôi đã
mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm riêng như sau:
Đối với các bài Thực hành tôi phân phối th ời gian thành hai phần theo
nội dung bài dạy
* Phần Lý thuyết thực hành:(Dạy trong 1 tiết học 45 phút)
Trang 6I Phần chuẩn bị
II Phần nội dung thực hành
1 Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:
GV giảng nguyên lý hoạt động của mạch điện, tổ chức cho học sinh
tìm hiểu các mối quan hệ điện trong mạch điện
2 Vẽ sơ dồ lắp đặt:
GV tổ chức cho học sinh vẽ các sơ đố lắp đặt mạch điện theo đúng
qui trình Sau đó lựa chọn một sơ đồ khả thi nhất để sử dụng
3 Lập kế hoạch làm việc:
GV tổ chức cho học sinh lên kế hoạch là m việc bao gồm lập bảng
dự trù thiết bị, bảng nội dung công việc cần làm, yêu cầu kĩ thuật , an
toàn…
* Phần thực hành:
a GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:
b GV tổ chức cho học sinh tự quan sát bố trí bảng điện, thiết bị tiêu
thụ điện trong một phòng cụ thể thực tế (Có thể là phòng học, có thể
là phòng ở KTT GV )
c GV giám sát hướng dẫn học sinh lắp đặt thực tế :
d GV tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí Sau đó GV
nhận xét, kết luận chung Rút kinh nghiệm
Ví dụ một bài cụ thể:
Tuần 19, 20, 21: Tiết 19, 20, 21:
Bài 8: Thực hành: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC HAI CỰC
ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN
I Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
Trang 7- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng 2 công tắc 2 cực điều khiển 2
đèn
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn đúng yêu cầu kĩ
thuật, đúng qui trình và đảm bảo an toàn điện
- Làm việc cẩn thận, an toàn và khoa học
II Chuẩn bị:
2.1 Chuẩn bị của Giáo viên:
- Bộ dụng cụ, thiết bị điện
- Các loại vật liệu
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
2.2 Chuẩn bị của Học sinh:
- Kìm, dao nhỏ, tua vít
- Bảng điện, công tắc hai cực, bóng đèn, đui đèn, băng cách điện…
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của mạch điện 2 công tắc 2 cực
điều khiển 2 đèn
- Giáo viên giới thiệu về nguyên lí
làm việc của mạch điện 2 công tắc 2
cực điều khiển 2 đèn
Sơ đồ nguyên lí:
O
A
Trang 8Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
Hoạt động 4: Tìm hiểu qui trình lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều
khiển 2 đèn:
Hoạt động
- GV nêu qui trình và giải thích kĩ từng
công đoạn
Hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ từng bước
+ Bước 1: Vạch dấu
+ Bước 2: Khoan lỗ BĐ
+ Bước 3: Lắp TBĐ của BĐ
+ Bước 4: Nối dây nạch điện
+ Bước 5: Kiểm tra
( Dọn dẹp, vệ sinh nơi làm việc)
5: Tổng kết bài
- Giáo viên tổng kết bài học, củng cố kiến thức
- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết sau thực hành
Tuần 20: Tiết 20:
Học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt, đi dây theo sơ đồ nguyên lí
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ lại trên bảng sau đó yêu cầu học sinh
vẽ đúng vào vở
O
A
Trang 9Bài 8: Thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC HAI CỰC ĐIỀU
KHIỂN HAI ĐÈN (tiếp theo)
I Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn đúng yêu cầu kĩ
thuật, đúng qui trình và đảm bảo an toàn điện
- Làm việc cẩn thận, an toàn và khoa học
II Chuẩn bị:
2.1 Chuẩn bị của Giáo viên:
- Bộ dụng cụ, thiết bị điện
- Các loại vật liệu
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
2.2 Chuẩn bị của Học sinh:
- Kìm, dao nhỏ, tua vít
- Bảng điện, công tắc hai cực, bóng đèn, đui đèn, băng cách điện…
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng Nêu yêu cầu, nội qui thực hành
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng, dụng cụ, vật liệu thiết bị mà học sinh chuẩn bị theo
yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành theo từng công đoạn Sau mỗi công đoạn
Giáo viên kiểm tra, nhận xét cụ thể sau đó mới cho tiến hành làm tiếp công đoạn
tiếp theo
- Trong quá trình học sinh làm việc Giáo viên quan sát, uốn nắn, sửa sai những
lỗi mà học sinh mắc phải Hướng dẫn học sinh cách sử dụng khoan
Trang 10- Giáo viên kiểm tra trong từng công đoạn xem học sinh dùng dụng cụ gì, có
thích hợp không? và có đảm bảo yêu cầu kĩ thuật không Sau đó uốn nắn để học
sinh làm tốt hơn
Hoạt động 3: Tổng kết rút kinh nghiệm
- Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh nơi làm việc Yêu cầu học sinh nạp
lại sản phẩm
- Giáo viên nhận xét chung về quá trình làm việc của học sinh
Về ý thức kỷ luật
Về sự chuẩn bị của học sinh
Về thái độ làm việc
Về kết quả đạt được
Về thực hiện qui trình
- Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau hoàn thiện sản phẩm
Tuần 21: Tiết 21:
Bài 8: Thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC HAI CỰC ĐIỀU
KHIỂN HAI ĐÈN (tiếp theo)
I Mục tiêu:
Dạy xong bài này Giáo viên cần làm cho Học sinh đạt được:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn đúng yêu cầu kĩ
thuật, đúng qui trình và đảm bảo an toàn điện
- Làm việc cẩn thận, an toàn và khoa học
II Chuẩn bị:
Chuẩn bị của Giáo viên:
- Bộ dụng cụ, thiết bị điện
- Các loại vật liệu
- Bảng điện mẫu mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
Trang 11Chuẩn bị của Học sinh:
- Kìm, dao nhỏ, tua vít
- Bảng điện, công tắc hai cực, bóng đèn, đui đèn, băng cách điện…
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng Nêu yêu cầu, nội qui thực hành
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng, dụng cụ, vật liệu thiết bị mà học sinh chuẩn bị theo
yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm đã làm từ tiết trước ra để hoàn thiện
sản phẩm
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành theo từng công đoạn Sau mỗi công đoạn
Giáo viên kiểm tra, nhận xét cụ thể sau đó mới cho tiến hành làm tiếp công đoạn
tiếp theo
- Trong quá trình học sinh làm việc Giáo viên quan sát, uốn nắn, sửa sai những
lỗi mà học sinh mắc phải Hướng dẫn học sinh cách sử dụng khoan
- Giáo viên kiểm tra trong từng công đoạn xem học sinh dùng dụng cụ gì, có
thích hợp không? và có đảm bảo yêu cầu kĩ thuật không Sau đó uốn nắn để học
sinh làm tốt hơn
Hoạt động 3: Tổng kết rút kinh nghiệm
- Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh nơi làm việc Yêu cầu học sinh nạp
lại sản phẩm
- Giáo viên nhận xét chung về quá trình làm việc của học sinh
Về ý thức kỉ luật
Về sự chuẩn bị của học sinh
Về thái độ làm việc
Về kết quả đạt được
Về thực hiện qui trình
Hoạt động 4: Báo cáo thực hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm báo cáo thực hành theo mẫu Sau đó tự nhận xét
kết quả làm việc của từng cá nhân
Trang 12Họ và tên: Lớp:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Bài thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC HAI CỰC
ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN
1 Sơ đồ nguyên lý:
2 Sơ đồ lắp đặt:
3 Qui trình lắp đặt:
4 Lập bảng dự trù:
5 Báo cáo nội dung thực hành
6 Đánh giá kết quả thực hành
4 Kết quả thực nghiệm:
Năm học 2011 – 2012 khi chưa áp dụng phương pháp mới vào
giảng dạy thu được kết quả như sau: