8/16/2016 Tư vấn học tiếng Nhật Saromalang: Học chữ kanji: Suy luận âm Hán Nhật On'yomi Nguyên tắc suy luận âm On'yomi là thế nào? Dưới đây là các nguyên tắc chuyển âm Hán Việt thành On'yomi (1) Âm ngắn và âm dài Chữ tiếng Việt mà có trên 4 chữ cái thì thường là âm dài Chữ tiếng Việt mà có 3 chữ cái trở xuống thì thường là âm ngắn Chữ tiếng Việt có 3 chữ cũng có thể là âm dài Ví dụ: Trường 長 (6 chữ cái) => chou (âm dài) Sở 所 (2 chữ cái) => sho (âm ngắn) Thư 書 (3 chữ cái) => sho (âm ngắn) Thụ 授 (3 chữ cái) => ju (âm ngắn) Trụ 住 (3 chữ cái) => juu (âm dài) Chú ý là chữ "lệ" 例 vẫn là "rei" vì không có âm ngắn "e" (2) Âm "L" trong tiếng Việt là âm "R" trong tiếng Nhật Ví dụ: Liên 連 => ren Luyến 恋 => ren (4) Kết thúc từ bằng "n" hay "m" trong tiếng Việt thì tiếng Nhật sẽ kết thúc bằng ん ("n") Ví dụ: An, am => あん an Âm => いん in (5) Kết thúc là "t" trong tiếng Việt thì tiếng Nhật kết thúc là つ (tsu) Ví dụ: Tổn thất 損失 => son shitsu Thất luyến 失恋 => shitsu ren Tất nhiên 必然 => hitsu zen Niên mạt (cuối năm) 年末 => nen matsu Thanh khiết 清潔 => sei ketsu (6) Kết thúc "P" => Âm dài Ví dụ: Chấp => shuu, Nạp => nou, Tập => shuu Chú ý: Kết thúc "P" cũng có thể thành "tsu" như Lập 立 => ritsu (7) Bắt đầu "N" trong tiếng Việt thì thường là "n" trong tiếng Nhật Ví dụ: NIÊN => nen, NAM => nan (8) C, K, KH, GI, H, QU => Hàng "ka" Cơ, khí, kì, kỉ => ki Gia => ka, Gian => kan, Giam => kan Khu => ku, Không => kuu Cảng => kou, Hàng => kou, Cá => ko, Cố => ko, Khố (kho) => ko, Hồ => ko Quốc => koku (9) S, T, TH => Hàng "sa" Ví dụ: Sơn => son, thất => shitsu, tổn => son, tán => san (10) Đ, TH=> Hàng "ta" Tha, Đa => ta Thái => tai, Đại => tai Thông => tsu Đê => tei http://www.saromalang.com/2011/10/hocchukanjisuyluanamhannhat.html 1/2 8/16/2016 Tư vấn học tiếng Nhật Saromalang: Học chữ kanji: Suy luận âm Hán Nhật On'yomi Thống => tou, Đô => to, Đông => tou, Đường => tou (11) N, NH => Hàng "na" Niên => nen Nam => nan Nhuyễn => nan Niệu => nyou (12) B, PH, T (T ít) => Hàng "ha" Bá, Bà, Ba => ha Phi, Bỉ, Phủ, Bí => hi Phu, Phủ, Phụ, Phổ => fu Binh, Bính, Tệ => hei Phương, Pháp, Pháo, Báo, Bàng => hou Phát => hatsu (13) M, V, D, H => Hàng "ma" Diệu => myou, Ma, Mã => ma, Vô, Vụ, Mâu, Mộng => mu, Danh, Mệnh, Minh => mei, Võng, Mãnh, Manh, Hao, Vong, Vọng => mou (14) X, Gi, S => sha, CH, T, TH, S => shi, shu, shuu, sho, shou Xa, Xã, Giả, Sa, Xạ, Thứ, Tả => sha Thị, Thi, Sĩ, Chí, Sư, Tử, Chỉ, Từ=> shi Chủ, chu, chủng, tửu, thủ => shu Châu, tôn, tập, chúng, tu, xú, tù, thu, chấp => shuu Thư, sở, chư, sơ, thự => sho Tỉnh, tiểu, chương, thiểu, thưởng, thương, chứng, tướng, tính, thắng => shou (15) TR, CH, Đ => cha, chuu, cho, chou Trà => cha Trung, chú, trụ, trừu, trùng => chuu Trứ => cho Trường, chiêu, điệp, đinh, triệu, điều, triều, trương => chou (16) S, TR, T, TH, Đ (NH, N, GI) => ja, ju, juu, jo, jou Giả, Tà => ja Nho, Thụ, Thọ => ju Súng, Trụ, Tùng, Nhu, Thập, Trọng, Thú, Sung => juu Tự, trừ, như, nữ => jo Thượng, trạng, tình, điều, trường, nhượng, thường, tịnh => jou (17) Âm V => nguyên âm, "b", "m" Ví dụ: Viên, Viêm => en, Vũ => u, Vi => i Vong, Vọng => bou Vạn => man, Vũ => mu, Vô => mu Các bạn tìm thêm một số quy luật nhé http://www.saromalang.com/2011/10/hocchukanjisuyluanamhannhat.html 2/2