Trong vòng 35 năm từ tuổi trưởng thành thi đậu cử nhân năm Kỷ Dậu 1849 đến khi từ biệt cõi đời năm Giáp Thân 1884, ông đã dành gần một phần ba cuộc đời sống và hoạt động ở Bình Thuận và
Trang 1Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Nguyễn Thông, tiểu danh là Thiệu, tự Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên bảo nhân, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 ở thôn Bình Thanh, tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia định (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An), mất ngày 27/8/1884 tại Phan Thiết, phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận
Trong lịch sử nước nhà ở phía Nam nửa cuối thế kỷ 19, Nguyễn Thông là nhà hoạt động xã hội toàn diện Ông là nhà thơ, nhà văn hóa yêu nước lớn, nhưng cũng tham gia cầm quân đánh giặc từ buổi đầu đất nước bị xâm lược (2/1859) Ông vừa là nhà sử học: năm 1876 tham gia phúc kiểm bộ
“Khâm định Việt sử thông giám cương mục" và viết quyển “Việt sử thông giám cương mục khảo lược” vừa là nhà chính trị, nhà thám hiểm; năm 1876, lặn lội khảo sát vùng La Ngư, Bà Dần thuộc miền Tây Bình Thuận, giáp Biên Hòa.?Ông còn là nhà giáo dục giảng dạy kiến thức, đạo đức, luân
lý cho người đương thời
Với Bình Thuận, ông có mối quan hệ đặc biệt sâu sắc Trong vòng 35 năm từ tuổi trưởng thành (thi đậu cử nhân năm Kỷ Dậu 1849) đến khi từ biệt cõi đời (năm Giáp Thân 1884), ông đã dành gần một phần ba cuộc đời sống và hoạt động ở Bình Thuận và coi Bình Thuận như quê hương thứ hai
Năm 1862, từ năm Kỳ khói lửa ra miền Trung, Nguyễn Thông dừng chân tại Phan Thiết Trên chiếc thuyền con đậu bên bãi cát giữa đêm khuya đầy trăng ngắm nhìn sông nước, ông tức cảnh làm bài thơ “Phan giang dạ bạc", “Đêm đậu thuyền trên sông Phan Thiết" Nhưng ông chỉ ở lại đây một thời gian ngắn rồi quay về Vĩnh Long giữ chức Đốc học suốt 5 năm
Năm 1867 khi 6 tỉnh Nam Kỳ mất trọn vào tay giặc Pháp, ông cùng một số sĩ phu theo đường biển
"tị địa" ra Bình Thuận Đến Bình Thuận lần này, với tầm nhìn xa, ông trèo đèo lội suối mở cuộc thám hiểm tận vùng thượng nguồn sông La Ngà, nơi có thế rừng núi hiểm trở với tiềm lực kinh tế dồi dào có thể tạo thành căn cứ chống giặc lâu dài
Từ cuối 1867 đến 1872, Nguyễn Thông rời Bình Thuận đi nhận chức án sát Khánh Hòa, về Kinh làm Biện lý Bộ hình, sau đó lãnh chức Bố chánh Quảng Ngãi Năm 1873, do mắc bệnh phổi và chán ngán cảnh quan trường, ông xin trở về Bình Thuận nghỉ ngơi an dưỡng tại trại núi làng Vĩnh Hòa, thuộc vùng Xa Ra, phủ Hàm Thuận, cách đông bắc Phan Thiết 15 cây số Nhưng Nguyễn Thông không phải là người muốn trở thành ẩn sĩ Về đêm ông thường trằn trọc không yên giấc vì nỗi lo buồn cho vận mệnh đất nước Những năm tháng nghỉ dưỡng bệnh, ông dành thời gian nhàn rỗi đi thăm các thắng cảnh ở địa phương và gặp gỡ chức sắc, dân làng Ông đã viết nhiều bài thơ
ca ngợi cảnh trí thiên nhiên của Bình Thuận
Khi được triều đình Huế giao giữ chức Dinh điền sứ ở Bình Thuận, ông lại mở cuộc khảo sát dài ngày vùng núi phía tây Bình Thuận Trong vòng một tháng, giữa mùa mưa gió lụt lội, ông đến Núi Ông, núi Cà Tong, Biển Lạc, Võ Xu, Võ Đắc, Mê Pu đặt kế hoạch khai thác, tận dụng nguồn lợi đất đai làm phong phú cuộc sống của dân; nhưng sau đó phải đình chỉ vì vấp phải sự phản kháng của bọn Pháp
Cuối năm 1877, Nguyễn Thông được cử giữ chức Bố Chánh Bình Thuận Đồng bào địa phương nhắc đến ông bằng cái tên trìu mến “Ông Bố” một vị quan thanh khiết, gần gũi với mọi người Từ
1878 đến 1880, sức khỏe giảm sút, ông lại lui về trại núi ở Xa Ra an dưỡng Thời gian này, ông tập hợp dân tị địa ở Nam Kỳ ra, lập Đồng Châu xã, ổn định cuộc sống mọi người nơi quê mới Năm 1881, ông được bổ nhiệm Phó sứ Điển nông kiêm Đốc học Bình Thuận; lập thi xã ngâm vịnh
Trang 2và dựng đền Ngụ hiền ở làng Long Khê, tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý và mua đất dựng nhà từ đường ở làng Thành Đức bên bờ hữu ngạn sông Phan Thiết Cạnh nhà từ đường, ông cho cất thêm một cái gác nhỏ đặt tên Ngọa Du Sào (Tổ nằm chơi) Tại đây, ông tu chỉnh các tác phẩm của mình tập hợp trong các bộ “Ngọa Du Sào văn tập”, “Độn am văn tập”, “Kỳ xuyên văn sao”, “Dưỡng chính lục”
Những năm tháng cuối đời của Nguyễn Thông ở vào thời kỳ đất nước dồn dập diễn ra nhiều sự kiện đen tối Ông yên lặng từ giã cõi đời ngày 25/8/1884, thọ 58 tuổi Mộ phần ông đặt tại chân núi Ngọc Sơn (tức núi Cố), thôn Ngọc Lâm, phía Đông phủ Hàm Thuận (nay là thôn Ngọc Hải, xã Phú Hải, thành phố Phan Thiết) Đã 115 năm trôi qua, ngôi mộ và văn bia của ông ở Phan Thiết vẫn còn nguyên vẹn, được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
PHÚ HẢI - PHAN THIẾT Khu lăng mộ Nguyễn Thông
Nguyễn Thông là nhà trí thức yêu nước, nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam nước ta nửa đầu thế kỷ XIX Sau khi mất, theo nguyện vọng khi còn sống cụ được gia đình,bạn bè chôn cất dưới chân núi Cố thuộc xã Phú Hải, cách thành phố Phan Thiết 9km về phía Đông
Nguyễn Thông sinh ngày 28.5.1827 tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định Ông là người học rộng, tài cao, được triều đình Huế giao giữ nhiều chức vụ quan trọng và được bổ nhiệm làm quan ở một số tỉnh, trong đó có tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Quảng Ngãi Tuy làm quan trong triều nhưng ông rất căm thù thực dân Pháp Những năm ở Bình Thuận Nguyễn Thông đã có ý thức chuẩn bị kế hoạch xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài Ông đã đi rất nhiều nơi trong tỉnh Bình Thuận, đã phát hiện nhiều khu vực đất đai trù phú như khu vực sông La Ngà, Đức Linh và chính những điều tai nghe mắt thấy sau này để lại cho ra đời nhiều tác phẩm văn thơ hay Nguyễn Thông đã tập hợp dân ”tị địa” lập ra "Đồng Châu xã” để tạo cho họ có tổ chức tương tự làm ăn sản xuất ổn định cuộc sống tại Bình Thuận sau khi lánh từ trong Nam ra
Nguyễn Thông mua đất cất nhà tại Phan Thiết và ông coi đây là quê hương thứ hai của mình (khu vực di tích Dục Thanh hiện nay) Năm 1880 ông cất thêm một ngôi nhà nhỏ đặt tên Ngoạ Du Sào nghĩa là “Tổ nằm chơi” để đọc sách làm thơ Đến nay trong Ngoạ Du Sào vẫn còn hai câu liễn của Nguyễn Tư Giãn tặng Nguyễn Thông cũng là hiện vật trong khu di tích Dục Thanh Là nhà trí thức yêu nước, với vốn tích lũy nhiều, đi nhiều và hiểu biết nhiều, ông đã làm nhiều thơ văn và ra đời hàng chục quyển của các bộ “Ngọa
Du Sào tập”, “Độn Am văn tập”, “Kỳ Xuyên văn sao”, “Dưỡng chính lục”
Những năm tháng cuối đời Nguyễn Thông đã để lại cho bạn bè, gia đình và nhân dân Phan Thiết tấm lòng kính yêu Ông mất ngày 07.7.1884 (tức 27.8 năm Giáp Thân) Mộ chí của Nguyễn Thông xây cất dưới chân núi Ngọc Sơn (núi Cố) thuộc thôn Ngọc Lâm xã Phú Hải, thành phố Phan Thiết Lúc còn sống Nguyễn Thông thường ngày qua đây chọn núi Cố làm nơi yên nghỉ của mình Núi Cố có nhiều cây cối, chim chóc, dưới chân núi là biển cả tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình
Ngôi mộ được xây giản dị, gần gũi như tấm lòng và con người của ông Mộ có chiều dài 9,45m rộng 6,35
m phần chính mộ đắp hình con lân như những ngôi mộ người xưa Trên mộ có tấm bia bằng đá, khắc chữ
Hán, nội dung trên bia là bài văn bia do chính Nguyễn Thông viết : “ Sau khi ta trăm tuổi rồi, hồn phách
còn nhớ đến núi này chăng? hoặc rốt cuộc cũng về chốn không còn gì chăng? Điều đó đều không thể biết được Còn như trăng biển, buồm ngư phủ, chòi tiều phu vẽ lạ của khói mây thay đổi, hình thù của thuồng luồng chập chờn, sau này cảnh đó có thể giúp vào cuộc thưởng thức của tao nhân du khách vậy”.
Khu lăng mộ cụ Nguyễn Thông đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1999
Các tác phẩm chính
• Khâm Định nhân sự kim giám
• Dương chính lục
• Việt sử thông giám cương mục khảo lược
• Kỳ xuyên thi sao
Khu lăng mộ cụ Nguyễn Thông
Trang 3• Kỳ xuyên vǎn sao
• Ngọa du sào tập
TRƯƠNG GIA MÔ (1866 - 1926)
Trương Gia Mô, hiệu là Cúc Nông, sinh năm 1866 quê ở làng Tân Hào, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) Thân phụ ông là Trương Gia Hội, từng làm Tuần phủ Thuận Khánh (Bình Thuận - Khánh Hòa) dưới triều vua Tự Đức, nổi tiếng là người khẳng khái
Từ thuở bé ông đã theo cha ra sống ở Bình Thuận, Khánh Hòa
Mồ côi cha từ năm mười một tuổi, Trương Gia Mô lớn lên trong sự chăm nom, giáo dục chu đáo, của người mẹ hiền thục Ông sớm bộc lộ tư chất mạnh mẽ, đầy nghĩa khí, ham học hỏi, mặc dù thể chất người ông gầy yếu, hay ốm đau Sau khi thân phụ mất, ông đến kinh đô Huế và được bổ dụng làm Thừa phái bộ Công năm Nhâm Thìn (1892), đời Thành Thái Chính do có quan tước, lại làm việc ở kinh sư nên sau này người đời lầm tưởng, gán cho ông học hàm tiến sĩ “Nghè Mô”
Ngoài hai mươi tuổi, ông dâng bản điều trần gồm năm điểm nhằm bày tỏ tâm huyết của mình đối với vận mệnh chung của Tổ quốc và dân tộc, bộc lộ khuynh hướng duy tân Bản điều trần ấy không được triều đình ghé mắt đến, do đó cũng cùng chung số phận như hàng chục bản kế sách, điều trần trước đó của những nhà chí sĩ yêu nước như Nguyễn Lộ Trạch Nguyễn Trường Tộ Sau
đó, ông lại xin sung vào phái đoàn đi sứ sang Pháp nhưng cũng không được chấp thuận Liên tiếp thất bại trong cả hai việc, ông thất vọng và ngày càng mất niềm tin vào triều đình nên đã từ quan,
về dạy học ở Tân An
Những người mà Trương Gia Mô kết giao để tuyên truyền, vận động cải cách ở Nam kỳ lục tỉnh lúc này là các ông Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Cư, Nguyễn An Khương Từ lục tỉnh, quay về Bình Thuận vào khoảng trước năm 1905, ngụ tại làng Hà Thủy - Duồng (xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ngày nay) Tại đây, lại có dịp hội ngộ, tiếp xúc với các chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, khi các ông ghé lại Phan Thiết trên đường
“Nam du” năm 1905 Trương Gia Mô còn là một trong những người sáng lập ra Hội Liên Thành
và Trường Dục Thanh tại Phan Thiết, Bình Thuận nhưng về sau, khi bị bắt ông đã xóa tên cốt để tránh liên lụy đến hoạt động của các tổ chức này
Năm Mậu Thân (1908) một cuộc đấu tranh lớn của quần chúng mà nòng cốt là nông dân chống chính sách xâu thuế của Pháp và Nam triều nổ ra ở Trung kỳ; hàng loạt nhân sĩ bị kết án, bị tử hình, hoặc lưu đày, tù tội một cách oan ức, Trương Gia Mô cũng bị kết án tù vì tham gia “Đảng sự” Bị cầm cố trong ngục thất Khánh Hòa một thời gian, trở lại Bình Thuận lúc đã ngoài tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" Chính tại đây, đã diễn ra cuộc gặp gỡ lý thú giữa anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (về sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh) với Trương Gia Mô vào khoảng cuối năm 1909 Vốn là bằng hữu với ông Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Nguyễn Tất Thành - lúc hai ông cùng làm quan tại Huế nên Trương Gia Mô tiếp đón Nguyễn Tất Thành với một tình cảm đặc biệt, ưu ái Tâm đắc và tán thành với chí hướng hành động của Nguyễn Tất Thành, ông đã đưa anh Thành vào Phan Thiết dạy học tại Trường Dục Thanh sau một thời gian ngắn lưu lại làng Hà Thủy Sau đó, vào tháng 9/1910 Cúc Nông lại sắp xếp để bí mật đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn chờ thời cơ xuất dương tìm đường cứu nước
Những năm cuối đời, Cúc Nông sống ở Nam bộ trong tâm trạng phẫn uất của một người bất đắc chí với thế sự đảo điên Ông đã gieo mình xuống núi Sam, Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang) vào cuối năm 1929, kết thúc một cuộc đời đầy hoài bão và nặng tấc lòng ái quốc, ưu dân
Về tác phẩm Trương Gia Mô có hai tập thơ văn chính là Gia Định Tam Tiên liệt truyện (chép tiểu
Trang 4sử và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Hiệp) và Thu hoài phú, nay đã thất lạc; chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Cúc Nông thi thảo gồm 35 bài và 10 bài thơ Nôm đăng trên báo Nam Phong