Giải pháp hoàn thiện Công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty tư nhân, công ty cổ phần Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam, làm sao để công ty nhỏ với ngân sách tuyển dụng ít có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng
Trang 1Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thu Thuỷ
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2010
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam ADC 6
I Quá trình hình thành phát triển công ty ADC 6
1 Quá trình thành lập công ty ADC 6
2 Thay đổi và phát triển công ty ADC 6
II Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ADC 8
1 Sơ đồ tổ chức công ty ADC 8
2 Bộ máy quản lý công ty ADC (phân công công tác) 8
III Kết quả kinh doanh công ty ADC 11
1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 năm 2006 – 2009 11
2 Một số chỉ tiêu tài chính khác 13
IV Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực công ty ADC 14
1 Sự phát triển DN, quy mô, cấu trúc DN 14
2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp 15
3 Xu thế cạnh tranh ngày càng mang tính khu vực, quốc tế 16
4 Sự tiến triển của khoa học công nghệ 16
5 Các hình thức giáo dục và đào tạo nghề trong nước 17
6 Xu hướng phát triển văn hoá xã hội 17
7 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 18
8 Đặc điểm tài chính 19
Chương II: Thực trạng Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam ADC 20
I Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty ADC 20
1 Các nguồn tuyển dụng nhân sự tại ADC 20
2 Các phương pháp tuyển dụng nhân lực đang áp dụng tại ADC 24
3 Quy trình tuyển dụng nhân lực được thực hiện tại ADC 26
II Đánh giá chung 38
1 Ưu điểm 38
2 Nhược điểm 39
3 Nguyên nhân 40
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty CP Phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam ADC 41
I Định hướng phát triển công ty ADC 41
1 Chiến lược phát triển công ty 41
2 Các lĩnh vực hoạt động 42
Trang 3II Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực cho công ty
ADC 43
1 Thay đổi nguồn tuyển dụng 43
2 Thay đổi các tiêu chí tuyển dụng 45
3 Thay đổi các phương pháp tuyển dụng 46
4 Thay đổi quy trình tuyển dụng 48
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 52
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 53
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng vào quá trình toàn cầu hoá của thếgiới, đặc biệt là từ khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.Đây là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các nềnkinh tế khác, học hỏi kinh nghiệm làm ăn của các nước tiên tiến, hiện đại vànâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình, đáp ứng tốt hơn với các nhucầu không ngừng nâng cao của người tiêu dùng Bên cạnh đó, quá trình gianhập nền thương mại thế giới cũng làm các doanh nghiệp trong nước gặpkhông ít khó khăn, vì các doanh nghiệp của ta không chỉ phải đối mặt với cuộccạnh tranh khốc liệt về nguyên liệu đầu vào hay thị trường đầu ra cho sảnphẩm, mà họ còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong vấn
đề tuyển dụng nhân lực đầu vào cho tổ chức
Vấn đề tuyển dụng nhân lực được đặt ra trước tiên cho các doanh nghiệpViệt Nam bởi nhân lực chính là phần xương sống cốt lõi của doanh nghiệp, lànguồn chính tạo doanh thu cho doanh nghiệp Doanh nghiệp, nếu biết cáchtuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồnnhân lực đó vào mục đích kinh doanh, sẽ tạo hiệu quả kinh doanh lớn chodoanh nghiệp
Công ty Cổ phần Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam (ADC)không nằm ngoài quy luật đó Doanh nghiệp, dù đã sử dụng rất nhiều biện phápthu hút nhân tài, nhưng nhân lực tuyển dụng đầu vào chất lượng không cao,hoặc khi tuyển dụng được nhân lực có trình độ thì lại không giữ nổi chân ngườilao động Doanh nghiệp lại chưa có bộ phận chuyên trách về nhân sự, chỉ lànhân viên kiêm nhiệm nên các chế độ đãi ngộ cho người lao động chưa đượcthực hiện triệt để Khó khăn của doanh nghiệp ngày càng lớn khi càng ngàycàng có nhiều doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh với nhau để thu hút laođộng có tay nghề cao Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những đườnghướng lớn thay đổi trong lĩnh vực nhân sự, đặc biệt là khâu tuyển dụng nhânlực để duy trì và tạo động lực cho sự phát triển doanh nghiệp hiện tại và trongtương lai
Do vậy, tôi làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với tiêu đề “Giảipháp hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Phát triểnỨng dụng Công nghệ Việt Nam ADC”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi bao gồm ba phần:
Phần 1: Giới thiệu về Công ty ADC
Trang 5Phần 2: Thực trạng Tuyển dụng nhân lực tại công ty ADC
Phần 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công
ty ADC
Trang 6NỘI DUNG
Chương I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam ADC
I Quá trình hình thành phát triển công ty ADC
1 Quá trình thành lập công ty ADC
- Công ty Cổ phần Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam được thànhlập theo quyết định số 0103005882 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố
Hà Nội, được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 19tháng 11 năm 2004, và đăng ký thay đổi lần 3 vào ngày 08/11/2007
- Tên gọi: Công ty Cổ phần Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam
- Tên giao dịch: Vietnam adapted developpement technology joint stockcompany
- Tên viết tắt: ADCVN.,JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 3N2, Tổ 103 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa,Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng giao dịch: P406 Toà nhà Vân Nam – 26 Đường Láng– Ngã tư Sở - Đống Đa – Hà Nội
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (ba tỷ đồng Việt Nam)
- Công ty cổ phần bao gồm 03 thành viên trong Hội đồng quản trị, trong
đó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc chiếm 2.700 cổ phần, 02thành viên còn lại đã chuyển nhượng hết số cổ phần của mình
2 Thay đổi và phát triển công ty ADC
1998: Trung tâm tin học ADC là tiền thân của công ty ADC ngày nay với
8 nhân viên, chuyên cung cấp, sửa chữa, lắp đặt máy tính, hệ thống mạng
2002: Thương hiệu công ty được nâng lên với công ty Cổ phần Phát triểnứng dụng công nghệ Việt Nam (ADC) được thành lập với 20 nhân viên, tổng
số vốn ban đầu là 2 tỷ đồng
2002: Công ty ADC trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp sản phẩm hộinghị hội thảo, là đại lý cung cấp các thiết bị máy chiếu Panasonic, Sony, Plus,Mitsubishi,… thiết bị âm thanh hội thảo RCT (Italia), Philips (Hà Lan)…
2002: Công ty ADC trở thành một trong những công ty đi đầu trong lĩnhvực phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán, nhân sự, thiết kế website…
Trang 72003: Nhân lực công ty năm 2003 phát triển lên 60 người, văn phòng giaodịch đặt tại 2/26 Trần Quý Cáp – Hà Nội.
2003: Công ty ADC thực hiện xây dựng công ty theo mô hình GroupsADC (nhóm công ty mang thương hiệu ADC) Công ty Cổ phần Phát triển ứngdụng công nghệ Việt Nam được thành lập theo chiến lược đó với 15 nhân viênban đầu, phụ trách kinh doanh phần cứng (2 công ty còn lại là: Công ty cổ phầnthương mại và phát triển công nghệ ứng dụng Việt Nam phát triển gia côngphần mềm, công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ ADC phát triển kinhdoanh phần mềm trong nước)
2004: Công ty Cổ phần phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam – ADCtrở thành nhà phân phối các sản phẩm máy chiếu của hãng NEC (Nhật Bản).2005: Công ty Cổ phần phát triển công nghệ ứng dụng Việt Nam – ADCtrở thành nhà phân phối các sản phẩm Audio Conferences của hãng Clear One(Mỹ) và Polycom về Video Conferences tại Việt Nam
2006: Nhân sự công ty Cổ phần phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam– Adc tăng 25 người với số vốn điều lệ là 3 tỷ VNĐ
2006: Công ty cổ phần phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam – ADCtrở thành nhà phân phối các sản phẩm camera giám sát của hãng Gadspot (Mỹ).2006: Công ty CP phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam - ADC trởthành nhà phân phối các sản phẩm camera giám sát của hãng Avtech (ĐàiLoan) và hiện nay vẫn là nhà phân phối sản phẩm này tại miền Bắc
2006: Công ty cổ phần phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam – ADCtrở thành nhà phân phối các sản phẩm của hãng SUNHA (Đài Loan) tại ViệtNam
2006: Công ty CP phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam - ADC trởthành nhà phân phối các sản phẩm của hãng Sharp (Nhật Bản) tại Việt Nam.Những sản phẩm mang thương hiệu Sharp ADC phân phối bao gồm:
Trang 82009: Công ty mở rộng thêm ngành hàng kinh doanh thiết bị hàng hải hộpđen cho tàu thủy (Black box), trở thành tổng đại lý của Highlander (TrungQuốc) tại Việt Nam.
2010: ADC đàm phán để trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm âmthanh hội thảo kỹ thuật số và thiết bị dịch của hãng Resmoment (Trung Quốc)tại miền Bắc
II Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ADC
1 Sơ đồ tổ chức công ty ADC
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty CP Phát triển Ứng dụng Công nghệ
Việt Nam ADC
(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty ADC tháng 6/2009)
2 Bộ máy quản lý công ty ADC (phân công công tác)
Công ty Cổ phần Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam về mặt cơ cấu
tổ chức là một công ty cổ phần, trong đó Hội đồng quản trị bao gồm 3 thànhviên góp vốn Ông Lê Cảnh Toàn làm chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giámđốc công ty 2 thành viên còn lại trong Hội đồng quản trị đã nhượng lại toàn bộ
cổ phần của mình nên ông Lê Cảnh Toàn hiện nắm giữ toàn bộ cổ phần củacông ty, tương đương với 2.700 cổ phần
Công ty CP Phát triển Ứng dụng Công nghệ Việt Nam hiện có 25 ngườitrực tiếp lao động tại công ty và 2 cố vấn ngoài Do đó, cơ cấu công ty có một
số nét đặc thù:
Ban cố
vấn HĐQT Các đối tác Cty CP TM & PT Côngnghệ ứng dụng VN
Cty CP ĐT PT Côngnghệ ADCBan GĐ
Phòng
dự án
Phòngphânphối
Phòng
kỹ thuật
Trungtâm bảohành kỹthuật
Phòng
hỗ trợKD
Trang 9Ban Cố vấn là một nét đặc thù của ADC bởi không nhiều doanh nghiệp ápdụng hình thức cố vấn thuê ngoài như vậy, vì việc thuê ngoài này cũng khiếnquỹ lương của doanh nghiệp tăng lên Tuy nhiên, doanh nghiệp không phảikhông có lý do khi chọn phương án thuê ngoài một ban cố vấn, bởi hiệu quả
mà nó mang lại không hề nhỏ Trong một số tình huống cấp bách, doanhnghiệp bình thường có thể lúng túng không tìm ra biện pháp xử lý, ADC xử lýđược tình huống đó nhờ sự tư vấn chuyên nghiệp của các chuyên gia
- Hội đồng quản trị: 03 người
Tuy danh sách Hội đồng quản trị đề tên 3 người, nhưng thực tế thì số cổphần của 2 thành viên còn lại trong HĐQT đã chuyển nhượng hết cho Giámđốc Lê Cảnh Toàn Do vậy, trên thực tế, HĐQT chỉ bao gồm 01 người (Chủtịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty)
Hội đồng quản trị là người bỏ vốn đầu tư cho doanh nghiệp, mong doanhnghiệp làm ăn có lãi Họ là người trả lương cho nhân viên, trả các chi phí về cơ
sở vật chất, chi phí văn phòng, chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển/ bốc dỡhàng hoá… Họ sẽ là người trả nợ cho doanh nghiệp trong phần vốn góp của họtrong trường hợp doanh nghiệp nợ đọng vốn hay phá sản Họ sẽ được nhậnphần lãi của doanh nghiệp (cổ tức) tuỳ theo tỉ lệ vốn góp ban đầu của họ
- Các đối tác: Bao gồm Cty CP TM & PT Công nghệ ứng dụng VN và Cty CP
ĐT PT Công nghệ ADC
Các đối tác này chính là các thành viên của công ty ADC cũ tách ra Họ cónhiệm vụ hỗ trợ về nhân lực và vật lực cho công ty Cổ phần phát triển ứngdụng công nghệ Việt Nam khi cần thiết, đặc biệt là trong các dự án đòi hỏinhân lực đông và chất lượng Họ là các đối tác tin cậy và thân thiết, không thểthiếu của công ty ADC
- Ban Giám đốc: 02 người
Trang 10Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc
Giám đốc là người điều khiển mọi hoạt động của công ty, từ chiến lược đến
kế hoạch và các chính sách sản phẩm, giá và marketing…
Phó Giám đốc là người giám sát mọi hoạt động của công ty, chỉ đạo thựchiện theo đúng yêu cầu của Giám đốc Phó Giám đốc là người được uỷ quyền,
có thể xử lý các công việc thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng xuất nhập khẩu: 01 người
Nhân viên xuất nhập khẩu là người phụ trách các hoạt động xuất nhập khẩusản phẩm cùng với các thủ tục có liên quan Các sản phẩm của công ty ADCchủ yếu là sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Đài Loan
+ Phòng kế toán: 02 người
Phòng kế toán bao gồm 1 nhân viên phụ trách các hoạt động tài chính - kếtoán và một nhân viên phụ trách kho – hàng hoá Trách nhiệm của các nhânviên này là đảm bảo các hoạt động thu chi hợp lý, đảm bảo hàng hoá lưu khotối ưu, giảm chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển…
+ Phòng kinh doanh và thị trường: 05 người
Phòng kinh doanh và thị trường bao gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên.Trưởng phòng là người điều hành định hướng các hoạt động của phòng, đưa racác quyết định dựa trên sự chỉ đạo của giám đốc
Các nhân viên phòng kinh doanh và thị trường có nhiệm vụ thường xuyênthăm dò thị trường, đưa ra các kế hoạch thâm nhập thị trường và triển khai cáchoạt động kinh doanh trên các thị trường mục tiêu đã được định hướng Thịtrường mục tiêu của công ty ADC là các tỉnh và thành phố lớn trên cả nước như
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, HưngYên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Đà Nẵng, LàoCai, Quảng Trị, Cần Thơ, Nha Trang, Thành Phố Hồ Chí Minh…
+ Phòng dự án: 05 người
Phòng dự án bao gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên Trưởng phòng làngười chỉ đạo các hoạt động của phòng và giám sát các nhân viên trong phòngthực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra
Trang 11Nhân viên phòng dự án có nhiệm vụ tìm kiếm và triển khai các dự án, làm
hồ sơ thầu đúng quy định
+ Phòng phân phối: 01 người
Nhân viên phòng kinh doanh phân phối có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tác,mời họ làm đại lý cho công ty để bán buôn các sản phẩm công ty đang cạnhtranh độc quyền trên thị trường Đây là bộ phận tạo doanh thu lớn cho công tynhưng lợi nhuận lại không cao
+ Phòng kỹ thuật: 05 người
Phòng kỹ thuật bao gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên kỹ thuật Việclắp đặt hệ thống, hướng dẫn sử dụng sản phẩm và kiểm tra, nghiệm thu sảnphẩm đều nằm trong trách nhiệm của các nhân viên kỹ thuật
+ Trung tâm bảo hành kỹ thuật: 02 người
Các nhân viên trung tâm bảo hành kỹ thuật có trách nhiệm giải đáp các thắcmắc của khách hàng về sản phẩm, chịu trách nhiệm nhận và bàn giao hàng bảohành cho khách, đảm bảo hàng hoá dùng tốt sau khi được bảo hành
+ Phòng hỗ trợ kinh doanh: 02 người
Các nhân viên phòng hỗ trợ kinh doanh sẽ giúp các nhân viên kinh doanhthực hiện một số việc như: lập hợp đồng, bàn giao hàng hoá và đốc thúc thanh
lý hợp đồng Việc phát sinh bộ phận hỗ trợ kinh doanh để đảm bảo cho cácnhân viên kinh doanh không bị phân tâm Tuy nhiên, theo tôi bộ phận này làthừa, bởi chỉ cần mỗi phòng kinh doanh có 1 nhân viên phụ trách mảng hợpđồng và thanh toán thì sẽ đảm bảo cơ cấu hợp lý, bớt cồng kềnh hơn, mà vẫnđảm bảo được tính chuyên môn hoá cao
III Kết quả kinh doanh công ty ADC
1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 năm 2006 – 2009
Theo dõi bảng số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinhdoanh 4 năm của doanh nghiệp, tôi lập nên biểu như sau để ta có thể so sánhhiệu quả kinh doanh từng năm của công ty ADC
Trang 12Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty ADC qua 4
Doanh thu thuần từ bán hàng (VNĐ)
Chi phí (VNĐ)
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
Thu nhập BQ (VNĐ/ người/
tháng)
Thuế TNDN phải nộp (VNĐ)
313.246.53 5
238.884.98 4
Nhìn trong bảng số liệu trên, ta thấy có một số thay đổi như sau:
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm đi trong khi doanh thu thuần
từ hoạt động bán hàng tăng dần theo từng năm, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp đạt rõ rệt Điều này có được là do doanh nghiệp sử dụng các
nguồn vốn thích hợp để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp
- Chi phí kinh doanh tăng theo doanh thu từ bán hàng Điều này hợp với
quy luật tự nhiên vì bán hàng có nhiều chi phí kèm theo như chi phí lưu kho
hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
- Lợi nhuận sau thuế giảm do chi phí lương của doanh nghiệp tăng (tăng
theo yêu cầu chung của xã hội và hiệu quả lao động của nhân viên công ty)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm do chi phí cho các hoạt
động của doanh nghiệp tăng
So sánh tình hình hoạt động kinh doanh của 4 năm, ta thấy:
- Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2008 là thấp nhất, trong
khi chi phí cho bán hàng lại khá cao, do vậy lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp đạt mức thấp nhất
- Tổng số lao động không thay đổi, mức lương trả cho nhân công tương
đối cao năm 2008 nên thuế thu nhập doanh nghiệp của ADC năm này đạt mức
thấp nhất
- Năm 2009, doanh nghiệp có số vốn không nhiều nhưng doanh thu đạt
cao nhất, mức lương trả cho cán bộ nhân viên công ty cũng cao nhất Điều này
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 đạt mức tối đa Có được
Trang 13kết quả này là do doanh nghiệp đã không ngừng thay đổi cơ cấu, chính sáchgiá, chính sách sản phẩm, điều kiện bảo hành để tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng, thu hút lượng khách hàng mua sản phẩm càng nhiều hơn.
2 Một số chỉ tiêu tài chính khác
2.1 Các nguồn cung ứng vốn của công ty ADC
- Tự cung ứng vốn bằng tích luỹ tái đầu tư: Do ADC về hình thức pháp
lý là công ty cổ phần nên toàn bộ lợi nhuận sau thuế của công ty đượcdùng để trích lập quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận theo quy định).Hiện số dư quỹ của công ty ADC mới đạt 8% vốn điều lệ nên chưa trả
cổ tức cho cổ đông mà tái đầu tư hoàn toàn vào hoạt động sản xuất kinhdoanh
- Cung ứng từ bên ngoài bằng nhiều cách khác nhau:
+ Huy động vốn liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp khác trong một
số dự án lớn, thường thì ADC sẽ làm nhà thầu chính trong các dự án này.+ Tín dụng ngân hàng: ADC không thường xuyên sử dụng phương thức huyđộng vốn qua ngân hàng, trừ khi quá thiếu vốn Tỉ lệ vốn vay cũng khôngquá lớn, thường là vay ngắn hạn Có thể thấy được việc hạn chế vay vốnngân hàng của ADC chứng tỏ công ty ADC chưa tận dụng triệt để nguồnvay lớn này, hoặc do lo sợ bị các ngân hàng khống chế giành quyền kiểmsoát
+ Tín dụng thương mại: Đây là phương thức huy động vốn được ADCthường xuyên sử dụng khi bán hàng cho người tiêu dùng Mọi hợp đồngcung cấp hàng hoá, công ty ADC đều yêu cầu khách hàng thanh toán trước50%, sau khi lắp đặt hệ thống và bàn giao sản phẩm, khách hàng sẽ thanhtoán nốt phần còn lại Cũng là tín dụng thương mại đối với nhà cung cấpcủa mình, khi ADC mua hàng có thể thanh toán qua tài khoản ngân hàng,
do vậy hàng có thể nhập kho trước mà số tiền phải trả cho người bán doanhnghiệp vẫn được dùng trong một thời gian nhất định Điều này sẽ cho phépADC có thời gian huy động vốn trong một số trường hợp nhất định
+ Mua hàng theo phương thức trả chậm: Điều này chỉ xảy ra đối với cácnhà phân phối lớn mà ADC là đại lý của họ Sau một thời gian hợp tác có
uy tín với nhà cung cấp, ADC mới xin được trả chậm ADC lấy hàng và ghicông nợ, dồn nhiều đơn hàng vào rồi mới phải thanh toán Nhờ đó, công tytiết kiệm được một số chi phí chuyển tiền hoặc có thể đáp ứng hàng hoá cho
Trang 14khách ngay cả khi chưa có tiền thanh toán với nhà cung cấp Thường thìADC sẽ nợ nhà cung cấp, ngay khi khách hàng nhận sản phẩm và thanhtoán thì ADC sẽ thanh toán công nợ với nhà cung cấp Đây là cách thứcđược nhiều doanh nghiệp tận dụng vì nó khá hữu ích cho các doanh nghiệpvừa và nhỏ.
nợ Các chỉ số này giúp ADC phần nào quản trị được khả năng tài chính củamình
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính trên, ta có thể thấy khả năng thanhtoán của ADC trong năm 2007 là lớn nhất với chỉ số thanh toán nhanh 13,23.Công ty ADC quản trị hàng lưu kho, xác định số lần nhập hàng tối ưu nhất vàonăm 2006, với số vòng quay hàng lưu kho 5,86 Tỉ lệ nợ của ADC cho thấydoanh nghiệp có khả năng trả nợ cao nhất vào năm 2007 với tỉ lệ nợ là 0,04.Điều này hoàn toàn phù hợp với số liệu thực tế, vì ADC có khả năng thanh toánnhanh cao tức là có khả năng trả nợ cao
IV Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác
tuyển dụng nhân lực công ty ADC
1 Sự phát triển DN, quy mô, cấu trúc DN
- Công ty ADC đang trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình Dovậy, dù bề dày lịch sử của công ty chưa nhiều nhưng cũng đủ để có mộtlượng tương đối các nhân viên kỳ cựu, trung thành Chính đội ngũ nhânlực có truyền thống này sẽ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên
Trang 15trong công ty và có ý thức phát triển doanh nghiệp Tuy nhiên, tần suấtthay đổi nhân sự của công ty ADC cũng khá lớn, hơn nữa, doanh nghiệplại đang trong quá trình xây dựng nền nếp nên việc quản trị nhân lực mớicũng còn vấp phải nhiều khó khăn.
- Về quy mô, ADC mới thành lập chưa đầy 10 năm nên quy mô không lớn,cấu trúc doanh nghiệp còn đơn giản, ít bậc quản trị ADC không có bộphận chuyên trách về nhân lực, mọi công tác quản trị nguồn nhân lực đều
do nhân viên kiêm nhiệm thực hiện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty.Công tác tuyển dụng được giao cho nhân viên bộ phận kinh doanh phânphối phụ trách Còn công tác đảm bảo các chế độ lương, thưởng, chínhsách đãi ngộ, xử lý phạt được giao cho nhân viên kế toán kiêm nhiệm Docác nhân viên kiêm nhiệm chưa có đầy đủ chuyên môn và năng lực cũngnhư thời gian cần thiết nên có thể tuyển đủ nhân sự nhưng chất lượng đầuvào có thể chưa cao hoặc chưa đạt tiêu chuẩn Do vậy, tần suất thay đổinhân sự và biên độ tuyển dụng nhân sự của ADC khá lớn
2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp hay tổ chức đều phải có một chiến lược riêng của mìnhcho việc phát triển nguồn nhân lực của chính họ tuỳ theo sự thay đổi chóng mặtcủa thị trường lao động Tuỳ theo tình hình phát triển sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mình mà mỗi công ty phải có một kế hoạch phát triển nguồnnhân lực phù hợp với điều kiện kinh tế của mình
ADC từ khi mới thành lập, nguồn vốn chưa nhiều, thương hiệu chưamạnh, chỉ là một công ty nhỏ nên không thu hút được nhiều lao động có taynghề cao Do vậy, doanh nghiệp đành chấp nhận tuyển dụng các ứng viên mớitốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học và các trường nghề trong cả nước.Mức lương trả cho nhân viên cũng không được cao do phải mất nhiều thời gianđào tạo lại để người lao động trở nên thành thục hơn trong công tác Chính vìvậy mà chi phí cho đào tạo của ADC rất lớn Các chế độ đãi ngộ chưa có nhiềunên không giữ nổi chân người lao động Khi họ đã thạo việc và có tay nghềvững, họ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp để tìm kiếm những cơ hội việc làm mớitốt hơn
Hiện nay, công ty ADC đang trên đà xây dựng và phát triển, thương hiệucông ty đang dần có chỗ đứng trên thị trường Doanh nghiệp lúc này cần tuyểnthêm nhân sự để đáp ứng với nhu cầu phát triển của mình Công ty ADC sẵn
Trang 16sàng đầu tư cho tuyển dụng một lực lượng nhân sự có chất lượng ngay từ đầu
để đỡ mất chi phí đào tạo Tuy nhiên, việc tuyển được nhân sự có chất lượngtrên thị trường sản phẩm camera và thiết bị âm thanh hội thảo, hội nghị truyềnhình - vốn là một thị trường mới nổi và đang có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh– là vấn đề không đơn giản ADC đã tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy quátrình tuyển dụng nhưng không khả thi
3 Xu thế cạnh tranh ngày càng mang tính khu vực, quốc tế
Do Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO nên càngngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiến sâu vào thị trường nội địa,cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cả về sản phẩm, dịch vụ và nhânlực Các doanh nghiệp nước ngoài thường trả lương thưởng cao nên thu hútđược số đông nguồn nhân lực có chất lượng Các doanh nghiệp trong nước tỏ
ra yếu thế trước các đối thủ nước ngoài nên thường không giành được nguồnnhân lực có chất lượng
Một số doanh nghiệp tạm hài lòng với nguồn nhân lực hiện có của mình.Tuy nhiên, người lãnh đạo ADC không chấp nhận thua cuộc trong chiến trườngcạnh tranh nhân lực khốc liệt ấy Doanh nghiệp đề ra các biện pháp ứng phóvới tình hình biến động của thị trường nhân lực nhằm đạt lợi thế trong cạnhtranh để tuyển được nhân lực đầu vào có chất lượng, song các biện pháp nàydường như tỏ ra chưa hiệu quả
4 Sự tiến triển của khoa học công nghệ
Do Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu hoá nên cácdoanh nghiệp trong nước được tiếp thu với nền khoa học công nghệ tiên tiếncủa nước ngoài Việc tiếp thu các thành tựu khoa học tiến bộ của nước ngoàidẫn đến việc thay đổi công nghệ tại nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc, kéotheo đó là sự thay đổi về kiến thức, yêu cầu nghề nghiệp và kết cấu nghềnghiệp Chính điều này dẫn đến việc chuyên môn hoá lao động sản xuất chuyểnđổi thành đa năng, đa dạng hoá đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tạo đà cho sự phát triển của cácngành công nghệ, trong đó có hệ thống camera quan sát, hệ thống âm thanh hộithảo, hội nghị truyền hình là các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty ADC
Do vậy, công ty ADC phải không ngừng cập nhật và tiếp thu các ứng dụngcông nghệ mới để cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp bạn Nhân lực công
Trang 17ty ADC phải là những người năng động, năng lực tiếp thu tốt, có tinh thần cầuthị… Chính nhờ sự phát triển khoa học công nghệ như vũ bão đã làm nảy sinhnhững yêu cầu mới đối với lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp ngày càng thích ứng nhanh với đòi hỏi của xã hội, cạnh tranh tốtvới các đối thủ cùng ngành.
5 Các hình thức giáo dục và đào tạo nghề trong nước
Khi nhận thức về giáo dục của người dân đã thay đổi thì cơ cấu đào tạonghề trong nước cũng thay đổi theo Việt Nam từ một xã hội trọng trí thức đãphải thay đổi cơ cấu đào tạo, khuyến khích người dân cho con em mình họcnghề để tạo lập cuộc sống Nhờ có những thay đổi đó mà cơ cấu lao động trongnước đã lập được thế cân bằng trở lại
Do cơ cấu lực lượng lao động trong xã hội thay đổi nên doanh nghiệp cóthể tìm được nguồn nhân lực thiếu hụt của mình từ các trường đào tạo nghềtrong cả nước, thay vì phải tuyển một lớp cử nhân không có tay nghề và phảiđào tạo lại Điều này tiết kiệm cho doanh nghiệp cả về chi phí tuyển dụng, chiphí đào tạo và chi phí quản lý, trả lương
Công ty ADC trước đây tuyển nhân viên kỹ thuật đều phải tìm lao động từcác trường kỹ thuật lớn như Đại học Bách Khoa hay Đại học Công nghiệp.Nhưng hiện nay, do cơ cấu đào tạo nghề đã thay đổi nên ADC chỉ cần tuyểndụng nhân lực từ các trường trung cấp, cao đẳng nghề trong khu vực Vàthường thì các nhân viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng nghề sẽđược thực hành, tiếp xúc với thực tế nhiều hơn nên sẽ hoà nhập với công việcnhanh chóng hơn các nhân viên tốt nghiệp đại học Do vậy, chi phí đào tạo chođối tượng này cũng thấp hơn, có lợi cho doanh nghiệp hơn
6 Xu hướng phát triển văn hoá xã hội
- Xã hội Việt Nam đang thay đổi từng ngày Từ một nước nông nghiệp lạchậu, chúng ta đang cố gắng đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệptiên tiến, hiện đại Để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất thổ cư đểxây khu đô thị, hoặc biến thành đất dự án xây dựng khu công nghiệp Từ
đó làm thay đổi cơ cấu ngành nghề của cả nước, vì nhiều người nông dânsau khi mất đất trồng cây đã phải đi học nghề phụ và chuyển đổi nghề
Trang 18nghiệp Số lượng học nghề công nghệ đông đảo sẽ giúp cho doanh nghiệptuyển dụng nhân lực dễ dàng hơn.
- Xã hội ngày càng phát triển thì các đòi hỏi về vật chất và đời sống tinhthần của con người cũng ngày càng tăng lên tương ứng Doanh nghiệpngày càng đáp ứng tốt hơn đối với các đòi hỏi của người lao động thì càng
có lợi thế trong cạnh tranh với đối thủ về tuyển dụng và càng giữ chânngười lao động tốt hơn Công ty ADC đáp ứng được các yêu cầu về vậtchất của người lao động bằng cách trả mức lương cao, xứng đáng vớicông sức người lao động bỏ ra Hơn nữa, ADC còn làm phong phú đờisống tinh thần của người lao động bằng cách thường xuyên tổ chức giaolưu giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty, tạo sự gắn kết giữa cácthành viên công ty Công ty còn lập quỹ phúc lợi để thăm hỏi, động viênngười lao động những lúc ốm đau, hoặc khi có việc hiếu hỉ… Chính đờisống tình cảm như gia đình của ADC đã là chìa khoá thành công trongcông tác giữ chân người lao động của công ty
7 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
ADC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bịvăn phòng như máy chiếu, camera quan sát, thiết bị âm thanh hội thảo
Đây là lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm với biến động của nền khoa họccông nghệ trong nước và trên thế giới Lĩnh vực này đòi hỏi người kinh doanh
và hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị như ADC phải amhiểu về khoa học – công nghệ và công nghệ thông tin
Trong bối cảnh trên thị trường hiện nay có quá nhiều đối thủ cạnh tranhcùng ngành, lượng sinh viên ngành công nghệ thông tin - điện tử viễn thông ratrường hàng năm là không nhỏ, nhưng để thu hút được các ứng viên có kinhnghiệm và nắm vững chuyên môn đối với ADC lại là vấn đề lớn, vì thường thìcác ứng viên đã có kỹ năng và kinh nghiệm đáp ứng được ngay với công việctại ADC lại bị các đối thủ lớn như FPT, CMC, 3C hay Thánh Gióng thu húthết ADC chỉ có thể tuyển được các ứng viên bậc trung, hoặc sinh viên mới tốtnghiệp rồi ADC phải đào tạo lại Tuy nhiên, quá trình đào tạo lại vừa mất nhiềuthời gian, chi phí lớn, lại phải có nhân sự chuyên trách cho việc đào tạo ứngviên mới tuyển dụng Do vậy, việc tuyển dụng nhân sự chất lượng cao là tiêuchí luôn được Giám đốc ADC đặt lên hàng đầu và cố gắng đạt được nhằm giảmtần suất tuyển dụng nhân lực mới của công ty
Trang 198 Đặc điểm tài chính
Qua phân tích ở trên, ta cũng thấy đặc điểm tài chính của công ty ADC cónét đặc biệt là doanh nghiệp huy động vốn bằng nhiều cách như mua hàng trảchậm, lấy vốn ứng trước của khách hàng nhưng hạn chế các khoản vay ngânhàng Chính điều này làm cho ADC không tận dụng hết các cơ hội chiếm dụngvốn trên thị trường, làm cho doanh nghiệp chỉ đạt ở mức vừa và nhỏ vì chưa cónhiều vốn tập trung cho hoạt động kinh doanh Số vốn hiện có của ADC là gần
4 tỷ đồng (3.942.912.014 VND)
Mức phân bổ hàng năm cho tuyển dụng là không nhiều Trung bình cứ 2tháng (khi hết thời gian thử việc của các ứng viên mới) công ty ADC lại phảituyển dụng một lần Mỗi lần tuyển dụng từ 1-2 ứng viên Chi phí tuyển dụngphân bổ cho một lần tuyển dụng là 1.000.000 đồng Như vậy, mỗi năm ADC đãchi cho công tác tuyển dụng là 6.000.000 đồng Chi phí này đối với các công tylớn là không nhiều nhưng với ADC, nếu như doanh nghiệp có thể tuyển đượcnhân lực đầu vào chất lượng hơn thì số lần tuyển dụng trong năm giảm đi, nhưvậy cũng tức là giảm chi phí tuyển dụng, và chuyển khoản chi đó sang mụcđích khác như kinh doanh hay đào tạo kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên công ty
Trang 20Chương II: Thực trạng Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Phát triển ứng dụng Công nghệ Việt Nam ADC
I Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty ADC
1 Các nguồn tuyển dụng nhân sự tại ADC
- Tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng trong công tác quản trị nguồnnhân lực tại ADC Mục tiêu của tuyển dụng nhân lực là thu hút đủ sốlượng nhân lực cho công ty trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tuyểndụng nhằm giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho công ty
- Bộ phận phụ trách tuyển dụng: như đã nói trong phần trước, công ty
ADC là một công ty nhỏ, ít bậc quản trị nên không có bộ phận chuyêntrách về nhân sự Công tác tuyển dụng nhân lực đầu vào ADC được giaocho nhân viên kinh doanh phân phối Nhân viên này đã từng có kinhnghiệm kiêm nhiệm tuyển dụng nhân lực trong nhiều năm nên nắm khávững quy trình Kế hoạch tuyển dụng nhân lực được lập dựa trên nhu cầuthực tế của công ty Khi nhân lực không đáp ứng được nhu cầu cần phải
sa thải, hoặc khi công ty mở rộng hoạt động cần tuyển thêm nhân lực thìGiám đốc công ty ADC sẽ yêu cầu nhân viên kiêm nhiệm phần tuyểndụng lập kế hoạch tuyển dụng, bao gồm các yêu cầu sau: số lượng tuyển,chỉ tiêu tuyển, các tiêu chí tuyển dụng, người phụ trách tuyển có liênquan Dựa trên các yêu cầu Giám đốc giao, nhân viên kiêm nhiệm sẽ lậpthông báo tuyển dụng, đưa lên các website tuyển dụng hoặc các bản tinnội bộ (tuỳ theo yêu cầu tuyển nguồn bên trong hay bên ngoài doanhnghiệp) Sau đó, nhân viên kiêm nhiệm sẽ tổ chức nhận hồ sơ, sàng lọc hồ
sơ, phỏng vấn bằng test và phỏng vấn trực tiếp (qua phối hợp với bộ phậncần tuyển nhân lực) Khi đã tuyển được ứng viên thích hợp, nhân viênkiêm nhiệm sẽ thông báo cho ứng viên trúng tuyển đến nhận việc và thửviệc, có đánh giá ứng viên cụ thể và gửi báo cáo cho Giám đốc
- Thông thường, doanh nghiệp sử dụng 02 nguồn tuyển dụng cơ bản, baogồm: Nguồn bên trong và Nguồn bên ngoài ADC cũng không phải làngoại lệ, công ty ADC cũng tận dụng các nguồn lực sẵn có của mình đểtuyển dụng nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhcho doanh nghiệp
Bảng 3: Tổng chỉ tiêu tuyển dụng các năm theo 2 nguồn tại công ty ADC
(xem trang bên)
Trang 21Chỉ tiêu tuyển dụng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
(Nguồn: Chỉ tiêu giao hàng năm cho bộ phận tuyển dụng công ty ADC)
Qua bảng trên, ta thấy công ty ADC có những biến động về số lượng
tuyển dụng nhất định Đây chỉ là các con số chỉ ra tổng chỉ tiêu tuyển hàng
năm, chưa cho thấy tần suất tuyển dụng các năm của ADC nhưng cũng đã cho
thấy sự khác biệt giữa các năm cũng như sự thay đổi các tiêu chí tuyển dụng
ADC chuyển dần từ ưu tiên tuyển dụng nguồn bên trong sang tuyển dụng
nguồn bên ngoài vì doanh nghiệp đã nhận thấy được các ưu thế vượt trội hơn
của nguồn bên ngoài so với nguồn bên trong đang ngày càng hạn hẹp
1.1 Nguồn bên trong
Khi cần tuyển nhân sự cho một vị trí, đặc biệt là đối với các vị trí chủ chốt
trong công ty, thông thường Giám đốc ADC sẽ chọn lọc ứng viên từ các nhân
viên có các điều kiện phù hợp trong công ty rồi dựa trên sự đề bạt của người
quản lý trực tiếp của họ để bổ nhiệm các ứng viên vào vị trí đó
Nguồn bên trong có nhiều ưu điểm:
- Nhanh chóng: Sau khi có thông báo tuyển dụng cho một vị trí, ngay lập
tức nhân viên kiêm nhiệm tuyển dụng ADC có thể nhận được phản hồi
như giới thiệu, đề bạt hay ứng cử vào vị trí cần tuyển dụng
- Tiết kiệm chi phí: Công ty ADC sẽ không phải mất quá nhiều chi phí cho
tuyển dụng, vì chỉ làm thông báo nội bộ, không cần phải tổ chức nhận hồ
sơ, sàng lọc hồ sơ hay test phỏng vấn… Công ty cũng không phải mất quá
nhiều chi phí cho đào tạo vì ứng viên đã hiểu về công việc và có thể thực
hiện công việc thành thạo
- Duy trì sự hiểu nhau giữa người lao động và nhà quản lý trong nội bộ
công ty ADC: Do người lao động đã có thời gian làm việc với người quản
lý nên người quản lý hiểu được tính cách và tài năng của người lao động
Người lao động hiểu rõ về công ty, cách thức hoạt động và nội dung công
việc cần thực hiện nên rất dễ thích nghi với công việc mới
- Tạo động lực cho người lao động: Khi người lao động có cố gắng và được
đáp lại bằng việc bổ nhiệm vào một vị trí chủ chốt trong công ty, người
lao động sẽ cảm thấy tự hào và được đền bù xứng đáng, từ đó cố gắng hết
mình để đạt được các yêu cầu mà người quản lý đề ra Bên cạnh đó,
Trang 22những người còn lại sẽ coi ứng viên đó làm gương để phấn đấu đạt mộttầm cao mới Ở ADC, người lao động cạnh tranh nhau về năng lực đểđược thừa nhận và tôn trọng chứ không phải chỉ đơn thuần là đạt một mứclương cao hơn và có nhiều đãi ngộ hơn.
Bên cạnh các ưu điểm nổi trội trên, nguồn bên trong cũng còn tồn tại một
số nhược điểm cần khắc phục:
- Không tận dụng được tài năng và phương pháp làm việc mới từ bên ngoài:
Do chỉ tuyển trong nội bộ doanh nghiệp nên ADC đã bỏ qua một số nhântài bên ngoài, từ đó không tiếp thu được phương pháp làm việc mới của
họ Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu như ADC tuyển dụng đầu vào từbên ngoài có chất lượng, và là nhân lực có kinh nghiệm của các công tylớn hoặc của đối thủ cạnh tranh
- Nguồn lực bên trong không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng mới: Điềunày thường xuyên xảy ra tại ADC bởi nhân lực ADC không nhiều nên khituyển vị trí này trong nội bộ doanh nghiệp thì sẽ thiếu nhân lực ở vị tríkia Do vậy, Giám đốc thường lựa chọn phương án tuyển dụng nội bộ khituyển cho các vị trí quản lý, và tuyển mộ bên ngoài cho các vị trí tuyểnmới Tuy nhiên, đôi khi xảy ra trường hợp là yêu cầu cho vị trí cần tuyểnlại cao hơn năng lực hiện có của nguồn nhân lực trong công ty Khi đó,doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các nguồn bên ngoài để tuyển mộ
- Thuyên chuyển nội bộ làm đảo lộn cơ cấu và gây mâu thuẫn nội bộ: Điềunày ít gặp ở ADC nhưng không phải là không có Do thuyên chuyển cán
bộ từ vị trí này sang vị trí khác nên đôi khi gây ra một chút đảo lộn về cơcấu tổ chức công ty Mâu thuẫn nội bộ xảy ra khi có sự ganh ghét, đố kịlẫn nhau giữa các nhân viên trong công ty, đặc biệt là đối với những người
“trượt” vị trí được tuyển Mâu thuẫn nội bộ là khó tránh khỏi, bởi conngười ai cũng có tính xấu Do vậy, Giám đốc ADC chỉ có thể giúp hạnchế bớt phần nào mâu thuẫn ấy bằng các biện pháp như: tuyển chọn kín(không đăng thông báo tuyển dụng công khai) hoặc tổ chức sát hạch toàn
bộ nhân viên để chọn lựa người tài vào vị trí cần tuyển
1.2 Nguồn bên ngoài
Thông thường thì ADC sẽ huy động nguồn tuyển dụng từ bên ngoài đốivới các vị trí đơn giản, yêu cầu về kỹ năng không nhiều Trong một số trườnghợp, khi mà nhân sự nội bộ không đảm nhiệm được vị trí chủ chốt trong công
Trang 23ty hoặc ADC cần một nguồn nhân lực mới tốt hơn nhân lực hiện có của mình,Giám đốc sẽ giao nhân viên kiêm nhiệm đăng tuyển để tuyển mộ nguồn nhânlực bên ngoài vừa dồi dào, vừa đa dạng, phong phú.
Nguồn bên ngoài có ưu điểm cơ bản là:
- Tận dụng các ưu điểm của nhân lực bên ngoài: Nhân lực bên ngoài, đặcbiệt là những người đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vựcchuyên môn của họ, sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều sự đổi thay cólợi cho doanh nghiệp Khi tuyển chọn được nguồn nhân lực này, doanhnghiệp sẽ tận dụng được các phong cách làm việc mới, các sáng kiến vàkinh nghiệm mới của họ, từ đó mang lại cho doanh nghiệp luồng sinh khímới Cụ thể: ADC cũng có bề dày kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vựccông nghệ nhưng Ban Giám đốc không mấy quan tâm đến website quảng
bá sản phẩm công ty, vì họ tập trung vào làm dự án nên cho rằng websitekhông quan trọng Trong khi đó, nhân viên mới được tuyển dụng của công
ty vốn là nhân viên của một công ty chuyên bán hàng qua mạng onlinenên thấy rất rõ vai trò của một website mạnh Nhân viên này đề xuất vớiGiám đốc công ty việc đầu tư xây dựng lại website như một việc quảng báthương hiệu công ty, làm thay đổi bộ mặt công ty Đây chỉ là một nhận xétnhỏ nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không hề nhỏ khi mà website làphương tiện quảng bá sản phẩm có uy tín và được đánh giá cao Tuynhiên, đôi lúc các sáng kiến kinh nghiệm đó tỏ ra không phù hợp vớidoanh nghiệp, Giám đốc có thể yêu cầu nhân lực mới thực hiện theo cáckhuôn mẫu sẵn có của doanh nghiệp để tạo sự thống nhất trong doanhnghiệp
- Lựa chọn người thích hợp mà không cần đảo lộn cơ cấu: Do tuyển chọn từnguồn nhân lực bên ngoài cho các vị trí mới nên ADC có thể chọn đượcngười hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đề ra mà vẫn đảm bảo ổn định tổchức, không gây bất hoà trong nội bộ doanh nghiệp
Tuy nhiên, nguồn bên ngoài còn thể hiện nhiều thiếu sót:
- Chi phí tốn kém: Khi tuyển dụng nhân lực bằng nguồn bên ngoài thì ADCphải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính Chi phí cho tuyển dụng từnguồn bên ngoài rất tốn kém: từ khâu đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ, đến tổchức phỏng vấn Không những vậy, doanh nghiệp còn phải đầu tư ban đầu
Trang 24cho nguồn nhân lực này rất nhiều, bởi khi người lao động mới vào doanhnghiệp, họ sẽ phải hoà nhập vào một tập thể mới, ban đầu sẽ không tạo radoanh thu cho doanh nghiệp được mà còn tiêu hao của doanh nghiệp mộtlượng chi phí không nhỏ (cụ thể là lương thử việc, chi phí đào tạo) Doanhnghiệp bỏ ra một khoản chi phí đào tạo cho nhân viên mới, bên cạnh đócòn tốn thời gian, công sức và nhân lực để tập trung đào tạo cho họ tiếpcận với công việc mới đến khi thành thạo.
- Rủi ro cao: Bởi vì ADC tuyển nhân lực từ nguồn bên ngoài nên doanhnghiệp sẽ gặp rất nhiều rủi ro Do không hiểu rõ về người lao động mới,doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí cho đào tạo người lao động, mà khôngthể đảm bảo được rằng người lao động đó sẽ làm được việc hay sẽ gắn bólâu dài với doanh nghiệp Đôi khi, doanh nghiệp tuyển chọn được ngườilao động phù hợp cho vị trí cần tuyển, rồi đào tạo nhân viên mới thànhthạo công việc để rồi họ lại rời bỏ công ty Hoặc có lúc nhân viên mới dùđược đào tạo bài bản, kỹ lưỡng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầucông việc nên Giám đốc đành phải cho nghỉ việc Những thực tế trên đâyADC đều đã vấp phải, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn nhận thấy các ưu điểmcủa tuyển dụng nguồn bên ngoài lớn hơn các nhược điểm của nó nêndoanh nghiệp vẫn chọn phương thức này để áp dụng cho doanh nghiệpmình trong thời điểm hiện tại, khi mà cạnh tranh tuyển dụng giữa cácdoanh nghiệp trong ngành rất lớn
2 Các phương pháp tuyển dụng nhân lực đang áp dụng tại ADC
a) Đối với nguồn tuyển dụng bên trong tổ chức: Công ty ADC chủ yếu sử
dụng nguồn tuyển mộ từ bên trong doanh nghiệp để phục vụ cho việc
bổ sung các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp Nguồn tuyển dụng bêntrong bao gồm các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu hút thông qua bảng thông báo tuyển mộ: Nhân viênkiêm nhiệm tuyển dụng ADC sau khi trình lên Giám đốc sẽ cho dán bảngthông báo tuyển mộ lên bảng tin của công ty hoặc gửi đến tất cả cácphòng ban bộ phận trong công ty Trong bảng thông báo tuyển mộ nêuđầy đủ các mục như sau: vị trí cần tuyển dụng, số lượng tuyển, nội dungcông việc cho vị trí tuyển, yêu cầu kỹ năng nghiệp vụ, các quyền lợi đượchưởng… Mọi thành viên trong công ty đều có quyền tham gia tuyển dụng
Trang 25nếu thấy mình có đủ năng lực Do là nguồn tuyển nội bộ nên không cầnsàng lọc hồ sơ Sau khi nhận được bản đăng ký tham gia tuyển dụng củangười ứng tuyển, nhân viên kiêm nhiệm tuyển dụng của công ty sẽ tổchức một buổi thi tuyển cho toàn bộ các ứng viên nhằm tuyển chọn đượcngười có năng lực phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, nhân viên trongcông ty: Nhân viên kiêm nhiệm tuyển dụng soạn một thông báo tuyểndụng gửi đến các phòng ban, bộ phận trong công ty Các cá nhân và ngườiquản lý từng bộ phận có thể đề xuất giới thiệu người có đủ năng lực vào vịtrí đang tuyển dụng Phương pháp này tỏ ra khá hiệu quả và nhanh chóng,giúp ADC tiết kiệm được thời gian và chi phí tuyển dụng
b) Đối với nguồn tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp: Song song với
việc sử dụng các nguồn tuyển dụng bên trong tổ chức, ADC cũng tậndụng triệt để các nguồn tuyển dụng khác để đa dạng hoá các nguồntuyển dụng, nhờ đó có thể tìm được ứng viên phù hợp một cách nhanhchóng và dễ dàng hơn
- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, nhân viên trongcông ty: Cũng giống như với nguồn tuyển dụng nội bộ, phương pháp nàygiúp cho việc tuyển dụng nhân sự ADC nhanh gọn và dễ dàng đạt hiệuquả hơn Bộ phận phụ trách tuyển dụng sẽ đăng tuyển và gửi thông báotuyển dụng cho các phòng ban, bộ phận trong công ty Các thành viêntrong công ty, nếu có người quen hoặc bạn bè có các điều kiện về kỹnăng, kinh nghiệm tương đương trong bảng thông báo tuyển dụng thì cóthể giới thiệu người đó đến công ty nộp hồ sơ Bộ phận tuyển dụng sẽsàng lọc hồ sơ, chọn ra những người phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nhất
để phỏng vấn tuyển dụng
- Phương pháp thu hút nguồn tuyển mộ thông qua việc đăng tin tuyển dụngtrên các phương tiện truyền thông như báo, đài, tạp chí, truyền hình, cáctrang web rao vặt Hiện tại, ADC mới chỉ đang đăng tuyển trên các trangweb rao vặt toàn quốc như timviecnhanh.com, vieclam.24h.com.vn,kiemviec.com, ungvien.com, timviec24h.vn hay rongbay.com Đây là cáctrang web việc làm được người lao động chú ý nhiều nhất, có hàng ngànlượt truy cập một ngày nên tỉ lệ người xem chú ý đến tin đăng của doanh
Trang 26nghiệp là rất lớn, hơn nữa các website nêu trên đều cho phép đăng tuyểnmiễn phí, giúp ADC tiết kiệm khá nhiều chi phí cho tuyển dụng Tuynhiên, có một thực tế là ADC chỉ tập trung vào một loại hình truyền thông
để đăng tuyển thì sẽ tự giới hạn đối tượng tuyển dụng của mình Hơn nữa,việc đăng tin trên web rao vặt đòi hỏi người tổ chức tuyển dụng sẽ phảidụng công rất nhiều, đặc biệt là phần soạn thảo tin đăng sao cho: ngắngọn, súc tích mà đầy đủ nội dung, hình thức bắt mắt, làm sao để người đọcnắm bắt được thông tin đầy đủ, chính xác và thu hút nhất
- Phương pháp thu hút ứng viên thông qua việc cử cán bộ phụ trách tuyểndụng trực tiếp đến tuyển sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học, caođẳng và trung cấp nghề trong cả nước Việc tuyển dụng tại trường học và
cơ sở dạy nghề như sau: Nhân viên kiêm nhiệm tuyển dụng ADC thườngxuyên liên lạc với Hội sinh viên hoặc Đoàn thanh niên các trường Đạihọc, cao đẳng và trung cấp nghề trong nước nói chung và tại Hà Nội nóiriêng (chủ yếu là các trường khối kỹ thuật và kinh tế như Đại học KHTNĐại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghiệp, Đại học Điện lực, Họcviện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Trung cấp ESTIH) Trướcmỗi đợt tuyển dụng, công ty sẽ đến tận nơi, liên hệ thông qua các tổ chứcđoàn đội để gặp gỡ, giao lưu với sinh viên, phỏng vấn tại chỗ để tìm rangười thích hợp cho vị trí đang tuyển dụng Công ty cũng có thể chỉ cầngửi cho các tổ chức đoàn đội thông báo tuyển dụng, các tổ chức này sẽđăng thông báo trong trường để sinh viên xem Các sinh viên đủ tự tin chorằng mình phù hợp với vị trí đăng tuyển sẽ chủ động liên hệ với nhà tuyểndụng Đây là cách giúp ADC tìm được nguồn tuyển dụng có chất lượng từđầu vào, nhưng phải phụ thuộc vào kỳ học của học sinh nên thời giantuyển dụng không linh hoạt
3 Quy trình tuyển dụng nhân lực được thực hiện tại ADC
Một quy trình tuyển dụng nhân lực thông thường bao gồm các nội dungchính sau: Khi ADC có nhu cầu tuyển mới cho một vị trí của doanh nghiệpmình, ban đầu, nhân viên kiêm nhiệm tuyển dụng gửi yêu cầu tuyển mới choGiám đốc duyệt, rồi soạn thảo thông báo tuyển dụng, đăng thông báo, nhận hồ
sơ, sàng lọc hồ sơ, kiểm tra kiến thức kỹ năng nghề cần có, phỏng vấn, thẩm tra
hồ sơ, khám sức khoẻ và ra quyết định tuyển dụng
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân lực tại công ty ADC