1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn Một số biện pháp nâng cao thành tích môn tháo lắp súng tiểu liên AK

14 605 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 340,5 KB

Nội dung

Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục quốc phòng phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên tìm tòi những tài liệu liên quan và những hình ảnh về môn quốc phòng như các

Trang 1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

I./ THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Nguyễn Quang Thiện

3 Ngày tháng năm sinh: 12/12/1982

4 Địa chỉ: 45ª, Núi Tung, Suối Tre, Long Khánh, Đồng Nai

5 Điện thoại: 01232137879

7 Chức vụ: Giáo Viên

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú

II./ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

2 Năm nhận bằng: 2006

3 Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất và quốc phòng - An Ninh

III./ KINH NGHIỆM

1 Lĩnh vụ chuyên môn: Quốc Phòng – An Ninh

2 Số năm kinh nghiệm: 8 năm

Trang 2

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong những năm gần đây môn giáo dục quốc phòng có những thay đổi mạnh mẽ

trong công tác giảng dạy Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm 2006 ngành GD - ĐT đưa môn giáo dục quốc phòng vào trong chương trình học chính khóa Đưa vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học thực hành mà còn gây hưng phấn say mê học sinh không nhàm chán tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt

Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật

sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục quốc phòng phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên tìm tòi những tài liệu liên quan và những hình ảnh về môn quốc phòng như cách tháo lắp súng tiểu liên AK hoặc cách thức ngắm bắn trong chương trình học của học sinh lớp 11

Nhìn chung về sự phát triển của môn quốc phòng trong những năm qua cho thấy được

sự đầu tư mạnh mẽ của Bộ giáo dục nói chung và Tỉnh Đồng nai nói riêng thông qua các hội thao quốc phòng hàng năm của tỉnh có sự thay đổi rõ rệt nhất là về tích cực của học sinh đối với môn quốc phòng

Quan sát ở một số hội thi quốc phòng toàn tĩnh trong những năm gần đây và tiếp xúc với một số giáo viên dạy môn quốc phòng thì tất cả phải thừa nhận một điều là học sinh còn có những suy nghĩ môn quốc phòng là một trong nhưng môn học mang tính chất môn phụ nên còn có một số em học sinh còn lười tập

Mặt khác khi áp dụng những chương trình thay Sách Giáo Khoa sau những năm triển khai một số bất cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học

Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh Do vậy tìm được phương án tối ưu

để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân vấn đề để mọi người cùng nghiên cứu Đó cũng là lý do tôi chọn viết

đề tài: “Một số biện pháp nâng cao thành tích môn tháo lắp súng tiểu liên AK ”

Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn quốc phòng ở lớp 10, 11, 12 THPT (chương trình thay sách giáo khoa)

Trang 3

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

- Trong chương trình giảng dạy môn Quốc phòng ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các

em chỉ được học các kỹ thuật mà không được sử dụng nhiều nên dẫn đến các em không có thời gian tập luyện nhiều về thực hành Nếu người giáo viên không đưa các bài tập mang tính bắt buộc để các em tập luyện thì thành tích sẽ không cao

- Trường THPT Trần Phú – Long Khánh – Đồng Nai là một trường có học sinh đầu vào thấp chiếm đa số nên trong học tập cũng dẫn đến một số khó khăn nhất định Thời lượng học trên lớp ít số lần HS được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật rất ít Tư thế tập luyện của các em học sinh còn sai Dụng cụ học tập quá ít so với số lượng học sinh Không có chổ tập luyện cho học sinh làm ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều.Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật Vì vậy việc nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao thành tích môn tháo lắp súngtiểu liên AK” là nâng cao thành tích trong quá trình dạy và học, làm giờ học môn quốc phòng nhẹ nhàng, bớt căng thẳng, đạt hiệu quả hơn và làm cho học sinh hướng tới ưa thích môn học quốc phòng và định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai là vấn đề cần thiết, quan trọng

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1 Giải pháp 1: Biện pháp thực hiện các bài tập vào giờ học môn quốc phòng để nâng cao thanh tích

Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học môn tháo lắp súng tiểu liên AK chúng

ta cần phải thực hiện như sau:

1 Trang bị cho học sinh đầy đủ dụng cụ học tập.

Yêu cầu nhà trường phải trang bị tốt dụng cụ học tập như là: Súng tiểu liên AK, tranh, bàn, đồng hồ bấm giây và một số dụng cụ cần thiết khác

2 Tăng số ngày tập luyện.

Do nhà trường bố trí học 3 tiết liền ( một tiết quốc phòng và 2 tiết thể dục ) Giáo viên tranh thủ những lúc giải lao giữa giờ và các buổi nếu có thời tiết xấu

Trang 4

3 Tích cực tập luyện.

Đối với học sinh phải có ý thức trong tập luyện, trao đổi với các bạn những phần mình chưa hiểu hay còn sai, chậm hơn so với bạn cùng lớp Do vậy là giáo viên bộ môn GDQP tôi phải quan sát những em yếu kém mà có phương pháp bồi dưỡng thêm

4 Thi giữa các học sinh với nhau

Đối với học sinh trong quá trình tập luyện tích cực thì thời gian thi tốt hơn so với học sinh lười tập hay nhác tập trong ôn luyện

5 Quy định thời gian tháo lắp

Là giáo viên tôi luôn đưa ra thời gian quy định tháo ra bao nhiêu và lắp vào bao nhiêu để các em còn biết mà phấn đấu Qua nhiều năm đi hội thao GDQP toàn tỉnh và tôi

đã thấy các trường có phần tiến bộ giữa giáo viên và học sinh trong bộ môn tháo lắp súng tiểu liên AK ,thời gian của học sinh của trường bạn tháo rất nhanh cho nên tôi và học trò tôi cần tìm tòi và học hỏi

2 Giải pháp 2: Kiểm tra đánh giá.

Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các

em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra

1 Nội dung kiểm tra:

1 Tháo súng tiểu liên Ak

2 Lắp súng tiểu liên Ak

3 Kết hợp tháo lắp

.2 Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.

a./ Tháo súng tiêu liên AK

- Dụng cụ: + Súng tiểu liên AK

+ Đồng hồ bấm giây

+ Bàn tập

- Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra chuẩn bị thực hiện động tác Giáo viên đánh giá kỹ thuật theo 3 mức A, B, C

Trang 5

- Loại A: Thực hiện nhanh, khéo léo

- Loại B: Thực hiện khá, khéo léo

- Loại C: Thực hiện trung bình

Cho i m c n c v o b ng sau: điểm căn cứ vào bảng sau: ểm căn cứ vào bảng sau: ăn cứ vào bảng sau: ứ vào bảng sau: ào bảng sau: ảng sau:

Thời gian

Mức

Kỹ thuật

4s – 5s Điểm

6s -7s Điểm

8s – 9s Điểm

10s Điểm

11s Điểm

12s Điểm

13s Điểm

14s Điểm

b./ Lắp súng tiểu liên AK.

Hai học sinh cùng kiểm tra Mỗi người đứng một bàn sử dụng kỹ thuật lắp súng tiểu liên AK

Kết quả:

Trang 6

Loại A: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật lắp súng tiểu liên AK và động tác nhanh

nhẹn

Loại B: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật lắp súng tiểu liên AK và động tác chưa

được nhanh

Loại C: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật lắp súng tiểu liên AK và động tác còn

chậm

- Cho i m c n c v o b ng sau: điểm căn cứ vào bảng sau: ểm căn cứ vào bảng sau: ăn cứ vào bảng sau: ứ vào bảng sau: ào bảng sau: ảng sau:

Thời gian

Chất

lượng

kỹ thuật

12s

Điểm

13s

Điểm

14s

Điểm

15s

Điểm

16s

Điểm

17s

Điểm

18s

Điểm

19s

Điểm

c./ Kết hợp tháo lắp.

Người kiểm tra thực hiện trên bàn và lấy kết quả thực hiện

Trang 7

Kết quả: tính thời gian tháo lắp và kỹ thuật

Loại A: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và động tác nhanh

nhẹn

Loại B: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và tư thế động tác

chưa nhanh nhẹn

Loại C: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và cịn một số

động động tác chậm

Cho i m c n c v o b ng sau: điểm căn cứ vào bảng sau: ểm căn cứ vào bảng sau: ăn cứ vào bảng sau: ứ vào bảng sau: ào bảng sau: ảng sau:

Thời gian

Chất

lượng

kỹ thuật (điểm)

14s

Điểm

15s

Điểm

16s

Điểm

17s

Điểm

18s

Điểm

19s

Điểm

20s

Điểm

21s

Điểm

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng tơi chọn cĩ 6 lớp 11 với khoảng 261 em/1 năm tỷ lệ nữ giữa các lớp cao hơn so với nam

Nhĩm thứ nhất: tập luyện bình thường theo phương pháp cũ.

11A1 cĩ 39 học sinh

11 A2 cĩ 34 học sinh

11 A3 cĩ 39 học sinh

Tổng số học sinh của nhĩm thứ nhất là 112 học sinh

Nhĩm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp mới.

11 A4 cĩ 37 học sinh

11 A5 cĩ 34 học sinh

Trang 8

11 A6 có 41 học sinh

Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 112 em

*Kết quả thu được.

Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 6 lớp ở cả 2 nhóm tính bình quân điểm kiểm tra của

cả 3 nội dung có kết quả như sau:

- Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần:

T

T

Lớp Số

hs

Loại giỏi (Điểm 9-10)

Loại khá (Điểm7-8)

Loại đạt (Điểm5-6)

Không đạt (Điểm dưới5)

1 11A1 39 11 em = 28,2% 13em= 33,3% 15em= 38,5% 0em = 0%

2 11A2 34 9 em =26,5% 11em= 32,3% 14em=41,2 % 0em = 0%

3 11A3 39 11 em =28,2% 12em= 30,8% 16em= 41,0% 0em = 0%

4 Tổng 112 31em = 27,7% 36em= 32,1% 45em= 40,2% 0 em = 0%

- Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo phương pháp thực nghiệm

T

T

Lớp Số

hs

Loại giỏi (Điểm 9-10)

Loại khá (Điểm7-8)

Loại đạt (Điểm5-6)

Không đạt (Điểm dưới5)

1 11A4 37 20 em = 54,1% 13 em= 35,1% 4 em = 10,8 % 0 em = 0%

2 11A5 34 18 em = 53% 14 em= 41,2% 2 em = 5,8 % 0 em = 0%

3 11A6 41 20 em = 48,8% 19 em= 46,3% 2 em = 4.9% 0 em = 0%

4 Tổng 112 58em =51,8% 46 em= 41,1% 8 em = 7,1% 0 em = 0%

* Nhận xét, đánh giá.

Loại giỏi: Quân bình tăng (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)

Trang 9

Loại khá: Quân bình tăng (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)

Loại đạt: Quân bình giảm (Do loại khá giỏi tăng lên)

Chưa đạt: Quân bình giảm ( Do loại khá giỏi tăng lên)

Do thời gian áp dụng tính thực tiễn của đề tài chưa nhiều, vì thế kết quả thu được vẫn chưa khả quan so với mục tiêu đặt ra ban đầu của đề tài

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Thực tế giảng dạy cho thấy vấn đế chương trình còn là vấn đề phải bàn, phải chỉnh sửa Những bất cập trên sẽ được hoá giải bằng sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy các cô Giải quyết được những bất cập khó khăn này đòi hỏi sự quan tâm của BCH, Ban chuyên môn vào quan điểm Đường lối chính sách, tuỳ thuộc vào quản lý nhà nước và hệ thống giáo dục về quan điểm của cá nhân tôi những bất cập khó khăn chỉ mang tính chất liệt kê Nếu thay đổi được thì chắc chắn chúng ta là những người làm chuyên môn cần phải thay đổi và suy ngẫm Đội ngũ Giáo viên có tâm huyết sẽ mong chờ vào cơ chế, mong chờ vào

sự đột biến trong quản lý nhà nước để những bất cập khó khăn giảm bớt tạo thuận lợi cho Giáo viên và Học sinh

Sau khi nghiên cứu đề tài cho thấy chúng ta còn có những thay đổi quan điểm nhìn nhận về môn GDQP – AN trong trường đối với giáo viên và học sinh

Cần tăng cường thêm thời gian huấn luyện và đầy đủ dụng cụ tập luyện

Cần có sự thay đổi về SGK

Cần hướng cho học trò lòng yêu nước

VI GIÁO ÁN MINH HỌA

BÀI: 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

(Tiết 2)

Trang 10

I MỤC TIÊU:

1 Về Kiến thức:

- Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về một số loại súng bộ binh làm cơ sở cho việc giữ gìn bảo quản và sử dụng súng trong chiến đấu.

2 Về kỹ năng:

- Nắm được tính năng chiến đấu, tác dụng, cấu tạo các bộ phận chính của súng, đạn Biết tháo, lắp súng thông thường súng CKC, AK

3 Về thái độ:

- Học sinh chú ý tập trung nghe giảng giải Tích cực ôn luyện, kiểm tra tháo, lắp súng đạt yêu cầu trở lên Bảo đảm an toàn trong tập luyện

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Chuẩn bị của học sinh : Trang phục đúng qui định (đi giầy)

2 Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, sổ điểm danh, GDQP 11, que chỉ sơ đồ Thục luyện kỹ giáo án, sắp xếp thứ tự các tài liệu, sơ đồ.

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Tổ chức trước khi giảng dạy :

- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục.

- Kiểm tra bài cũ

2 Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp:

Hoạt động 1 : Động tác tháo lắp súng tiểu liên AK

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 Qui tắc :

* Gv giới thiệu cho hs về quy tắc trong tháo lắp

súng

- Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo súng.

- Chọn nơi khô ráo, chuẩn bị bàn, bạt, chiếu, ny lon

và các phụ tùng để tháo lắp.

- Khi tháo phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ

tự động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận

trọng, không dùng sức mạnh đập bẩy làm hư hỏng

súng.

- Khi tháo để thứ tự các bộ phận từ phải qua trái.

2 Thứ tự, động tác tháo và lắp súng: gồm bảy

bước:

* Tháo :

1 Tháo hộp tiếp đạn kiểm tra súng 5.Tháo

- HS chú ý quan sát, lắng nghe

- Theo dõi GV thực hành động tác theo 3 bước :

+ Bước 1 : làm nhanh , khái quát động tác

+ Bước 2 : làm chậm và phân tích động tác

+ Bước 3 : làm tổng hợp

Trang 11

bộphận đẩy về.

2 Tháo ống đựng phụ tùng 6 Tháo bệ

KN và KN.

3 Tháo thông nòng 7 Tháo ống

dẫn thoi và ốp lót tay trên.

4 Tháo nắp hộp khóa nòng.

* Lắp súng: Thứ tự ngược lại nhưng khác ở bước

kiểm tra súng: tháo bước1, lắp bước 4.

* GV thực hành động tác theo 3 bước :

+ Bước 1 : làm nhanh , khái quát động tác

+ Bước 2 : làm chậm và phân tích động tác

+ Bước 3 : làm tổng hợp

- Quan sát giáo viên làm mẫu động tác

2 học sinh lên thực hành động tác

Hoạt động 2 : Luyện tập động tác tháo lắp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV chia lớp thành 4 tổ để luyện tập theo thứ tự các

bứơc sau :

+ Bước 1 : Từng người tự nghiên cứu động tác

+ Bước 2 : Tập phân đoạn theo từng cử động

+ Bước 3 : Tập tổng hợp

GV quan sát , sửa sai

+ 30 phút tập hợp : Từng tổ cử các đại diện lên thi

với nhau.

Lớp chia làm 4 tổ

- Từng tổ tập luyện dưới sự chỉ huy của tổ trưởng

Hoạt động 3 : Dặn dò và xuống lớp :

- Củng cố : GV gọi đại diện từng tổ lên làm động tác tháo lắp

- GV nhận xét buổi học

- Dặn dò cho tiết học sau : Tập luyện thêm trong các giờ ra chơi và những buổi có thời tiết xấu, đồng thời nói cho hs thành tích trong kiểm tra đánh giá

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách giáo khoa GDQP – AN 11 ( Bộ GD & ĐT)

2. Sách giáo viên GDQP – AN 11 ( Bộ GD & ĐT)

Trang 12

3 Sách dạy bắn súng Tiểu Liên AK ( NXB Quân Đội- 2003).

4 Sách dạy sử dụng súng Tiểu Liên AK ( NXB Quân Đội- 2003)

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long Khánh: ngày tháng …năm 201

Trang 13

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2014-2015

Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN THÁO LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK

Họ và tên tác giả: Nguyễn Quang Thiện Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Trần Phú

Lĩnh vực: ( Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 

Sáng kiến đã được triển khai áp dụng : Tại đơn vị 

Trong ngành 

1 Tính mới ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đảm bảo tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

2 Hiệu quả ( Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)

- Giải pháp thay thế mới hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

3 Khả năng áp dụng( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

Ngày đăng: 13/08/2016, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w