ề cương ôn tập môn quy hoạch tuyến tính×quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển×đề cương ôn tập môn quy hoạch đô thị×đề cương ôn tập môn kế hoạch kinh doanh×đề cương ôn tập môn giáo dục công dân 6 học kì 2×đề cương ôn tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học× Từ khóa đề cương ôn tập môn di truyền thực vật đại cươngtư vấn giúp các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hộichỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tếquy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường theo tiêu chuẩn mới
Trang 1CHƯƠNG 1:
1 Khái niệm, mục đích và người hưởng lợi từ quy hoạch phát triển.
-Khái niệm quy hoạch phát triển: Quy hoạch phát triển là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lý hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế-xã hội bền vững
-Mục đích của quy hoạch phát triển là tìm ra phương án, giải pháp (hay nghệ thuật) khai thác các lợi thế, các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả chúng theo lãnh thổ, nhằm phát triển bền vững
-Người hưởng lợi từ quy hoạch phát triển là: các cơ quan nhà nước và các nhà đầu
tư cung toàn thể cộng đồng
2 Quy hoạch phát triển bao gồm 9 quy hoạch thành phần chủ yếu.
-Quy hoạch phát triển xã hội
-Quy hoạch sử dụng đất
-Quy hoạch phát triển đô thị
-Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng
-Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước
-Quy hoạch phát triển công nghiệp
-Quy hoạch phát triển nông nghiệp
-Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
-Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
Trang 23 Sơ đồ cách thức tiếp cận xây dựng quy hoạch phát triển.
(1) Phân tích và dự báo các yếu tố bên trong: phân tích có tính chất so sánh với nơi khác và xác định khả năng phát huy từng yếu tố, trong đó nổi bật là: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và nguồn nhân lực với các giá trị văn hóa cho quy hoạch phát triển trong tương lai vd
(2) Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội: xác định chính xác
về trình độ điểm xuất phát; hiện trạng phát triển ngành, lĩnh vực, lãnh thổ; hiện trạng đầu tư, tác động của các chủ trương phát triển, cơ chế, chính sách và hệ thống điều hành.vd
(3) Phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài: xác định rõ xu hướng phát triển của các quốc gia có liên quan, xu hướng hợp tác khu vực, quốc tế và liên vùng; khả năng về thị trường xuất khẩu; khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản trị kinh doanh… tác động tới sự phát triển của đối tượng nghiên cứu.vd
(4) Xây dựng các phương án phát triển và tổ chức kinh tế-xã hội theo lãnh thổ cho thời kì dài hạn và các bước đi thích hợp.vd
4.Quy trình xây dựng quy hoạch phát triển.
Bước 1: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một
số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và bối cảnh quốc tế; cung cấp các tông tin đó cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch phát triển ngành và tỉnh, thành phố
Bước 2: Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo và các chỉ tiêu vĩ mô chung của cả nước, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch phát triển có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang 3Bước 3: Sau khi các cấp các ngành đã xây dựng được quy hoạch phát triển theo khung hướng dẫn của cả nước, trên cơ sở quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương, Bộ Kế hoạch và đầu tư xử lý tổng hợp và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển của cả nước
Bước 4: Sau khi được Thủ tướng chính phủ thông qua, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ thông báo quy hoạch phát triển chung của cả nước cho các Bộ, ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Các ngành, các địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh một lần nữa quy hoạch phát triển ngành và tỉnh, thành phố để đảm bảo tính thống nhất chung
Bước 5: Bộ Kế hoạch và đầu tư căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước giúp Thủ tướng chính phủ thẩm định các dự án quy hoạch cũng như các dự án, công trình đầu tư phát triển của các ngành, các địa phương
5.Phân tích yêu cầu chủ yếu của quy hoạch phát triển.
-Quy hoạch phát triển trong trạng thái động, là một quá trình động có trọng điểm cho từng thời kỳ.
Hệ thống kinh tế xã hội là hệ thống vận động không ngừng: có những yếu tố không thể biết trước và dự báo được một cách chính xác nên dễ gây ra những rủi ro lớn Hệ thống này vận động không ngừng vì nhu cầu con người không ngừng tăng lên
và không có giới hạn, song khả năng đáp ứng nhu cầu đó thì có giới hạn dẫn đến những cạnh tranh và mâu thuẫn, là tiền đề nảy dinh sự không bền vững trong hệ thống
Do đó, quy hoạch phát triển phải đề cập được nhiều phương án, thường xuyên cập nhật, bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời với tình hình thực tế, đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống tự nhiên-kinh tế-xã hội
-Quy hoạch phát triển phải đạt mục tiêu phát triển trong thế vận động tiến bộ và bền vững.
Quy hoạch phát triển luôn tính tới sự phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao của hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội và các phần tử cấu thành của nó nhằm đạt tới hiệu quả tối đa cho cực đại số đông dân cư Trong quy hoạch phát triển đây là vấn đề có tính nguyên tắc, vì con người là mục tiêu tối thượng
Do đó vấn đề đặt ra cho quy hoạch phát triển phải xác định được mục tiêu phát triển và xác định được các giải pháp kiến thiết lãnh thổ tạo được sự phát triển hài hòa
Trang 4cho toàn bộ hệ thống lãnh thổ Xây dựng và phát triển không ngừng cấu trúc vùng lãnh thổ, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
-Quy hoạch phát triển phải lựa chọn được các phương án kiến thiết hợp lý, dài hạn
Quy hoạch phát triển phải được nghiên cứu theo nhiều phương án Mỗi phương án mang đậm nét một điểm nổi trội của nghệ thuật kiến thiết lãnh thổ
Quy hoạch phát triển phải là kết quả của quá trình nghiên cứu đề xuất và lựa chọn các giải pháp khác nhau, cho các nhiệm vụ khác nhau; phải có nhiệm vụ chủ và nhiệm
vụ dự phòng
-Quy hoạch phát triển phải thể hiện sinh động phân công lao động theo lãnh thổ một cách đa dạng và linh hoạt.
Hoạt động kinh tế của con người trong các lãnh thổ khác nhau vô cùng đa dạng Khi thực hiện phân công lao động theo lãnh thổ phải cụ thể hóa được định hướng và
cả những diễn biến trong tương lai của phân công lao động theo ngành
Mọi sự gò ép chủ quan đối với sự lựa chọn địa điểm bố trí xí nghiệp của các nhà đầu tư đều khó đem lại hiệu quả
-Quy hoạch phát triển đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Các tính toán của quy hoạch phát triển phải dựa trên yêu cầu bền vững của sự đan kết các yếu tố phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của mọi thành viên trong xã hội Muốn thế, mọi hoạt động phải được tổ chức một cách khoa học Tránh phát triển nóng, tôn trọng phát triển hài hòa và nhịp nhàng của toàn bộ hệ thống cũng như từng phân tử cấu thành lãnh thổ kinh tế
6 Phân tích nguyên tắc cơ bản của quy hoạch phát triển.
-Quy hoạch phát triển phải thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đtạ hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Khi xây dựng quy hoạch phát triển phải xem xét tới các nguyên tắc phân bố lực lượng sản xuất, đặc điểm điều kiện của phân bố từng ngành và lĩnh vực Mặt khác, quy hoạch phát triển phải tính tới nhu cầu thị trường, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động có hiệu quả, tạo ra cơ cấu kinh tế đúng đắn, giải phóng và phát triển sức sản xuất, đảm bảo mối quan hệ đúng đắn về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trang 5Thước đo của quy hoạch phát triển chính là lợi ích và hiệu quả kinh tế xã hội cao
mà do quy hoạch đem lại
-Hài hòa, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cho tổng thể.
Sự hài hòa là phát triển ngành này phải tính tới những điều kiện để phát triển các ngành khác Tương tác là sự kết hợp, quan hệ trao đổi lẫn nhau giữa ngành và lĩnh vực này với ngành và lĩnh vực khác trong một tổng thể Hỗ trợ là sự bổ sung và điều tiết giữa nơi thừa và thiếu về một lĩnh vực nào đó trong tổng thể
Khi quy hoạch phát triển, 3 yếu tố trên luôn phải được các nhà tổ chức thấm nhuần và coi như một nguyên tắc cần nắm vững trong nghiên cứu các nội dung của quy hoạch phát triển
-Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ.
Áp dụng các quy trình công nghệ tiến bộ, các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế
kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của xã hội Một số quốc gia phải thuê chuyên gia nước ngoài về thực hiện các phương án quy hoạch phát triển
-Đảm bảo yêu cầu hiện đại và hội nhập khu vực quốc tế.
Phải kiến thiết cho được những khu nhân (trung tâm đô thị) để tạo nền văn minh ở trình độ cao hơn trong tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội Tiếp thu tinh hoa của thế giới
và lan tỏa nền văn minh từ các đô thị tới các vùng xung quanh
CHƯƠNG 3:
1 Quy hoạch phát triển ngành.
Quy hoạch phát triển ngành là việc luận chứng lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành hợp lý trên phạm vi cả nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế
2.Đặc điểm quy hoạch phát triển ngành.
-Chỉ quy hoạch riêng cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội hoặc các yếu tố
về môi trường
-Phải có các mục tiêu cụ thể, tác động cụ thể trên những phạm vi phân bố chi tiết
có các dự án phát triển theo ngành và các giải pháp thực hiện cụ thể, được xem là luận chứng phát triển và tổ chức không gian hệ thống các cơ sở kết cấu hạ tầng thiết yếu với cung cấp các dịch vụ xã hội
Trang 63 Vai trò.
-Xác định phương hướng xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động dịch
vụ xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước
-Thực hiện chức năng nhiệm vụ đảm bảo phát triển xã hội
-Có tính thời đại, vì vậy nếu để phát triển ngành theo hướng tự phát thì cung sẽ lớn hơn cầu, kéo theo việc giá thấp, hiệu quả sản xuất thấp
-Không đảm bảo tính cạnh tranh, từ đó tạo ra sự phát triển không bền vững và nguồn vốn sử dụng là không hiệu quả
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển ngành.
-Nhân tố đầu vào (nhân tố cung): điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, cung cấp điện năng, nước, lao động, các chỉ tiêu đánh giá về điều kiện khí hậu, đất xây dựng; xá định trữ lượng các loại nguyên liệu, nhiên vật liệu cần thiết cho ngành, các nguồn cung cấp vốn, lực lượng lao động ngày càng nhiều
-Nhân tố đầu ra :
Ý kiến đánh giá các chuyên gia đầu ngành
Quan điểm các chuyên gia kt về đánh giá chung về ngành
Thông tin đầu ra cho sp ngành
Kiểm soát các số liệu theo các chỉ tiêu về h/đ của ngành trên thế giới và khu vực
5 Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành.
1/ Tổng hợp kết quả nghiên cứu có liên quan đến quy hoạch, từ đó phân tích đánh giá các yếu tố điều kiện phát triển, dự báo tác động các yếu tố đó đến quy hoạch phát triển ngành như thế nào
Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường bằng 2 cách: điều tra trực tiếp, xin số liệu của các sở ban ngành
2/ Nghiên cứu tác động của các yếu tố đến quá trình phát triển của ngành khoa học công nghệ, thị trường… từ đó đánh giá dự báo về yếu tố nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ, biến động của giá cả, yếu tố đầu vào của thế giới
3/ Xác định vị trí vai trò của ngành đối với cả nước, đối với các vùng (théo, xi măng, dầu khí…) nhằm cung cấp và làm rõ những quan điểm chỉ đạo xây dựng một số chỉ tiêu tầm vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, quy mô tăng trưởng) để cung cấp cho các bộ ngành có liên quan
Trang 74/ Xác định lựa chọn phương án quy hoạch ngành dựa vào mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dựa vào dấu hiệu thị trường trong và ngoài nước, dựa vào khả năng về nguồn lực, từ đó luận chứng về các mục tiêu phát triển ngành, luận chứng cho việc tổ chức không gian phân bố ngành, luận chứng cho các giải pháp điều kiện để thực hiện quy hoạch (vốn, nhân lực đào tạo như thế nào, nguồn nguyên liệu ra sao…) và cuối cùng là thông báo quy hoạch ngành sau khi có kết quả phê duyệt
6 Nội dung chính của quy hoạch phát triển ngành.
1, Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến ngành
2, Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của thời kỳ trước
3, Điều tra dự báo nhu cầu xã hội đối với sản phẩm của ngành
4, Dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới tác động đến sự phát triển của ngành trong thời kỳ quy hoạch
5, Dự váo khả năng huy động nguồn lực cho phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch
6, Xác định quan điểm mục tiêu tính chất, quy mô của phát triển ngành
7, Xác định các ngành trọng điểm được ưu tiên
8, Xác định vị trí các công trình trọng điểm trong không gian và các công trình khác
9, Danh mục các dự án ưu tiên và xác định nguồn lực huy động cho dự án ưu tiên đó
10, Xác định nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch, phân bố nhu cầu sử dụng đất cho các tỉnh thành phân bố có liên quan
11, Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của Luật môi trường
12, Đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch
13, Thể hiện phương án quy hoạch trên bản đồ
Trang 87 Các căn cứ lập quy hoạch phát triển ngành.
1, Quan hệ tổng thể của các lĩnh vực, các ngành trong phạm vi cả nước những năm về trước
2, Quan hệ tổng thể vùng các kỳ trước
3, Kết quả điều tra khảo sát đất đai, địa chất, dự báo thông tin KH công nghệ
4, Quan hệ giữa đô thị với quy hoạch xây dựng
5, Những nhiệm vụ và quan hệ trước đó đã được phê duyệt
6, Chiến lược, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
7, Dựa vào mối quan hệ quốc tế
8 Ưu nhược điểm của quy hoạch phát triển vùng.
1.phân vùng theo tiêu chí
tự nhiên:
-vùng tự nhiên được chia
theo điều kiện tự nhiên :
+khí hậu đất đai , vị trí địa
lý , đặc điểm dân tộc
-Cách phân vùng này đã đi vào tiềm thức mỗi người dân
-Phân vùng hợp lý thì sẽ dể dàng khai thác điều kiện tự nhiên
-Không có bộ mấy quản lý
>> không có công việc cấp ngân sách
-Không thể quản lý và chỉ đạo hướng quy hoạch -Khó theo dõi quản lý
Bắc trung bộ
Đồng bằng sông hồng
Đồng bằng sông cửu long
Trung du miền núi bắc bộ
Duyên hải nam trung bộ
Tây nguyên
Đông nam bộ
Tài nguyên thiên nhiên
2 phân vùng theo đơn vị
hành chính ( vd tỉnh thành
phố…
Có bộ máy quản lý > có cấp ngân sách > có điều kiện thực hiện quy hoạch
và dề dàng trong công tác quản lý điều hành
Tỉnh nào chỉ quan tâm đến lợi ích của tỉnh đó ,không quan tâm đến lợi ích của tỉnh khác > phá vở quy hoạch phát triển ngành lớn hơn là phá vở quy hoạch phát triển tổng thể của 1 quốc gia
Kết cấu hạ tầnglớn sd ko hiệu quả nhưng vẫn đc đầu
tư gây ra tốn kém
3 phân vùng liên tỉnh Có thể kết hợp khai thác Lúc này chính phủ lập ban
Trang 9Nhiều tỉnh có chung 1 ranh
giới tạo thành 1 vùng gọi
là vùng liên tỉnh vd : tây
nguyên 2 đồng bằng
nguồn lực có hiệu quả nhất Kết hợp trong công việc đào tao nguồn nhân lực
Sử dụng chung công trình kết cấu hạ tầng lớn như sân bay , cao tốc…
Cho công suất sử dụng cao
và tạo ra hiệu quả cao hơn
so với phân vùng trong đơn vị hành chính
Xây dựng 1 kế hoạch thống nhất chung , hạn chế cắt cục bộ địa phương
chỉ đạo phát triển vùng Vd: ban chỉ đạo phát triển tây bắc
4.phân vùng trọng điểm
Phân các vùng có tốc độ
tăng trưởng cao hơn vùng
khác
Vùng trọng điểm có chung
thi trường lớn , mật độ dân
số cao
Nâng cao hiệu quả sd nguồn lực do vùng trọng điểm có tốc độ phát triển cao hơn kết cấu hạ tầng phát triển hơn
Đầu tư vào vùng này mang hiệu quả cao hơn so với vùng khác
Có nhiều tỉnh trong 1 vùng >> đầu tư bị giàn trải
Có 1 số chính sách nhà nước chưa kích thích đầu
tư trọng điểm mà vận theo khuynh hướng đầu tư giàn trải nên hiệu quả sd vốn chưa tối ưu
Trang 10Chương 4:
4.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng
- Q1: Kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành, các lĩnh vực kinh tế của một quốc gia,
nó không chỉ có các điều kiện vật chất kĩ thuật mà cả yếu tố về nhân lực, tài chính, quản lý và bảo đảm cho các ngành, các lĩnh vực đó phát triển
- Q2: Kết cấu hạ tầng gồm: kết cấu hạ tầng cứng và kết cấu hạ tầng mềm
Kết cấu hạ tầng mềm: Là những sản phẩm phi vật chất như kinh nghiệm quản
lý, chính sách, cơ chế kinh tế, trình độ quản lý, trình độ học vấn dân cư
Kết cấu hạ tầng cứng: Là tổ hợp của các công trình vật chất kỹ thuật mà kết
quả hoạt động của nó là dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
và đời sống dân cư được bố trí trên lãnh thổ nhất định
4.1.2 Phân loại kết cấu hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật phục vụ cho
sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:
+ Hệ thống các công trình giao thông vận tải
+ Hệ thống các công trình cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu
+ Mạng lưới chuyển tải và phân phối năng lượng điện, bưu chính viễn thông… + Hệ thống thuỷ lợi, thủy nông
- Kết cấu hạ tầng xã hội: là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật phục
vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội
+ Các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ
+ Các cơ sở y tế bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội, nghỉ ngơi tham quan, du lịch và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao…