Vài nét về " Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN ." Hẳn đang là vấn đề quan tâm và gây không ít tò mò không chỉ với các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý trường học mà còn của quý
Trang 1BÁO CÁO THAM LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN
I Vài nét về " Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN "
Hẳn đang là vấn đề quan tâm và gây không ít tò mò không chỉ với các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý trường học mà còn của quý bậc phụ huynh và những người có tâm huyết với giáo dục
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới
và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục mà dự án
đã mang lại Trong 1447 trường tiểu học cả nước tham gia dự án và trên địa bàn toàn Thành phố BMT thì có 7 trường được tham gia dự án và trường tiểu học Nguyễn
Trãi của chúng ta vinh dự được nằm trong dự án của chương trình " Dạy học theo
mô hình trường học mới VNEN." Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường chúng ta
cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ Bản thân tôi được trực tiếp dạy học theo mô hình trường học mới hơn 1 năm qua, tôi thấy một số vấn đề cần chia sẻ cùng quý vị và các bạn đồng nghiệp như sau:
1 Thuận lợi : Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương và chỉ
đạo trực tiếp của sở GD & ĐT , Phòng GD&ĐT TP BMT Ban giám hiệu nhà
trường và sự nhiệt tình yêu nghề mến trẻ , đoàn kết, tích cực, năng động và sáng tạo của đội ngũ giáo viên trường
2 Khó khăn : Gia đình các em đa số làm nông, kinh tế một số gia đình khó khăn
nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em , phải lo cuộc sống mưu sinh còn phó mặc công việc học tập của con em mình cho nhà trường
*Mô hình dạy học:
-Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là SGK, SGV và VBT cùng trong một quyển, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học
-Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang
hoạt động học của học sinh Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp học tích cực của học sinh
Trang 2*Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của VNEN:
-Giữ nguyên nội dung sách giáo khoa, mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng -Đổi mới: Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học
Ở phương pháp truyền thống thì học sinh được tiếp thu kiến thức một cách thụ động ( dưới sự hướng dẫn của GV) Còn ở chương trình VNEN, HS tự học, tự tìm ra kiến thức mới thông qua tài liệu học, Gv chỉ tổ chức các phương pháp và hình thức dạy học
- Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính
tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học
- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: HĐ
cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng
- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập
- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân
Kết quả chất lượng học sinh tham gia học tập theo mô hình VNEN năm học 2012 – 2013 là : Tổng số : 395 em
- Khối 2 : 192em đạt HS trung bình trở lên 100 %
- Khối 3 : 203 em đạt HS trung bình trở lên 100 %
Trang 3Trên đây là một số ý kiến tham luận của riêng cá nhân tôi khi trực tiếp dạy chương trình dạy học mới VNEN, cái mới ra đời thì tất nhiên gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, rất mong các bạn đồng nghiệp cùng với ban giám hiệu nhà trường quyết tâm thực hiện thành công dự án, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới Và để làm được điều này, không chỉ là những GV như chúng tôi, mà chúng tôi mong được sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh để chương
trình dạy học " Theo mô hình trường học mới VNEN " đem lại kết quả tốt đẹp.
Cuối cùng, xin kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp
Xin chân thành cảm ơn./
Người viết tham luận
Trang 4*Thuận lợi ( ưu điểm
Trang 5Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học
- Đa số kênh hình và kênh chữ rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng
- Sau mỗi bài tập đọc có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu nội dung của bài học
- Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học
- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng
- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập
Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm mà chương trình mang lại, cũng còn rất nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, đó là:
-Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn một số chỗ chưa hợp lý
-Yêu cầu của chương trình là học sinh khi học lên lớp 2 phải biết đọc và viết thành thạo, thì mới tự học được, nhưng thực tế tỉ lệ học sinh yếu Tiếng Việt lại khá phổ biến, chưa kể là học sinh học hòa nhập
-Học sinh vùng nông thôn giao tiếp còn nhiều hạn chế
-Không có phân phối chương trình cụ thể nên GV còn lúng túng khi dạy
-Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cục một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang mang sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình,
Trang 6- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân
Trang 7BÁO CÁO THAM LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN
Thời gian gần đây cụm từ " Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam."
hẳn đang là vấn đề quan tâm và gây không ít tò mò không chỉ với các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý trường học mà còn của quý bậc phụ huynh và những người có tâm huyết với giáo dục
Vâng kính thưa quý vị, thưa hội nghị!
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới
và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục mà dự án
đã mang lại Trong 1447 trường tiểu học cả nước tham gia dự án và trong 25 trường trên địa bàn toàn huyện thì có 3 trường được tham gia dự án và trường tiểu học
Nguyễn Thái Bình của chúng ta vinh dự được nằm trong dự án của chương trình " Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam." Điều đó cho thấy, cơ hội cho
trường chúng ta cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ Bản thân tôi được nhà trường cử đi tập huấn và trực tiếp dạy học theo mô hình trường học mới hơn
1 tháng qua, tôi thấy một số vấn đề cần chia sẻ cùng quý vị và các bạn đồng nghiệp
Trang 8như sau:
*Mô hình dạy học:
-Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt độnghọc của học sinh Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang
phương pháp học tích cực của học sinh
*Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của VNEN:
-Giữ nguyên nội dung sách giáo khoa, mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng -Đổi mới: Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học
Ở phương pháp truyền thống thì học sinh được tiếp thu kiến thức một cách thụ động ( dưới sự hướng dẫn của GV) Còn ở chương trình VNEN, HS tự học, tự tìm ra kiến thức mới thông qua tài liệu học, Gv chỉ tổ chức các phương pháp và hình thức dạy học
*Bài học thiết kế theo mô hình VNEN: Gồm 3 bước
+Bước 1: Hoạt động cơ bản
+Bước 2: Hoạt động thực hành
+Bước 3: Hoạt động ứng dụng
-HĐCB:Giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức mới thông qua hoạt động (HS hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân.)
-HĐTH:Giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng
-HĐƯ D:Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn
Kính thưa quý vị, thưa hội nghị!
Khi được tập huấn và trực tiếp giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN, bản thân tôi nhận thấy một số thuận lợi cũng như ưu điểm và một số khó khăn khi dạy học, xin được chie sẻ cùng quý vị
*Thuận lợi ( ưu điểm):
-Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là SGK, SGV và VBT cùng
Trang 9trong một quyển, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học.
-Kênh hình và kênh chữ rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng
-Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học
Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm mà chương trình mang lại, cũng còn rất nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, đó là:
-Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn một số chỗ chưa hợp lý
-Yêu cầu của chương trình là học sinh khi học lên lớp 2 phải biết đọc và viết thành thạo, thì mới tự học được, nhưng thực tế tỉ lệ học sinh yếu Tiếng Việt lại khá phổ biến, chưa kể là học sinh học hòa nhập
-Học sinh vùng nông thôn giao tiếp còn nhiều hạn chế
-Không có phân phối chương trình cụ thể nên GV còn lúng túng khi dạy
-Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cục một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang mang sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu
-Sách dự án không đủ cho mỗi em 1 bộ, lại chỉ được học trên lớp không được mang
về nhà nên học sinh không có thời gian xem bài trước, không phát huy được tính cộng đồng như ý đồ của dự án
-Kinh phí để thực hiện chương trình chưa kịp thời, đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình mới chưa có
-Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác
-GV ít có thời gian kèm cho đối tượng học sinh yếu
Trên đây là một số băn khoăn, suy nghĩ của riêng cá nhân tôi khi tiếp cận
Trang 10chương trình dạy học mới, cái mới ra đời thì tất nhiên gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, rất mong các bạn đồng nghiệp cùng với ban giám hiệu nhà trường quyết tâm thực hiện thành công dự án, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới Và để làm được điều này, không chỉ là những GV như chúng tôi, mà chúng tôi mong được sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh để chương trình
dạy học " Theo mô hình trường học mới Việt Nam " đem lại kết quả tốt đẹp.
Cuối cùng, xin kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp
Xin chân thành cảm ơn./