Thực trạng mối xuất hiện và phá hoại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên 26 5 Bảng 4.5 Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trìn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MÙA A TỒNG
ĐINH VĂN LỘC
“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
THÁI NGUYÊN – 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MÙA A TỒNG
ĐINH VĂN LỘC
“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Việt Hưng
THÁI NGUYÊN – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản than tôi, Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Đòng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ tên)
trước hội đồng khoa học
(Ký, ghi rõ họ tên)
ThS Nguyễn Việt Hưng Đinh Văn Lộc
XÁC NHẬN CHỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trôi qua giờ đây sinh viên chúng tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học,việc này giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã và đang học ở nhà trường và biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Từ đó mỗi sinh viên ra trường sẽ có nhiều kinh nghiệm phục
vụ cho việc hoàn thiện kiến thức lý luận và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp làm việc và thái độ năng lực công tác khi ra trường
Xuất phát từ phương châm đó, được sự nhất trí của trường đại học Nông Lâm Thái nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và nguyện vọng của bản thân
Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ tại Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên”
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi nhận được sự gíup đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn
bè, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Ban chủ nhiệm khoa lâm Nghiệp
- Ban giám hiệu trường đạo học Sư Phạm Thái Nguyên
- Đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn của thầy giáo ThS Nguyễn Việt Hƣng đã
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này trong thời gian nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập nghiên cứu nhưng do trình độ và thời gian con hạn chế nên khóa luận không thể trành khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhậm được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trang 5Đinh Văn Lộc DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 4.1 Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại
trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
22
2 Bảng 4.2 Một số gỗ được sử dụng trong các công trình xây dựng
tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
23
3 Bảng 4.3 Lịch sử phòng trừ mối cho cấu kiện bằng gỗ trong các
công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
24
4 Bảng 4.4 Thực trạng mối xuất hiện và phá hoại gỗ trong các
công trình xây dựng tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
26
5 Bảng 4.5 Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các
công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
28
6 Bảng 4.6 Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối cho các
công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
37
7 Bảng 4.7 kế hoạch phòng trừ mối cho các công trình tại Trường
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
41
Trang 66 Hình 4.1 Mối hại gỗ tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên 30
Trang 7
MỤC LỤC
Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Đặc điểm của mối hại gỗ 4
2.1.1 Tổ mối 5
2.1.2 Thức ăn của mối 5
2.1.3 Hình thái và chức năng của mối 6
2.1.4 Sự chia đàn và hình thành tổ mối 8
2.1.5 Cách thức xâm nhập của mối vào công trình 9
2.1.6 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mối 9
2.2 Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam 12
2.3 Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam 14
2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 16
2.4.1 Điều kiện tự nhiên 16
2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
2.4.3 Nhận xét và đánh giá chung 17
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18
3.3 Nội dung nghiên cứu 18
3.4 Phương pháp nghiên cứu 18
Trang 83.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.3 Phương pháp phân tích, xử lí và tổng hợp số liệu 18
3.4.4 Phương pháp đánh giá mức độ mối hại công trình 21
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Lịch sử phòng trừ mối tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên 22
4.1.1 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
22 4.1.2 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
23 4.1.2.1 Gỗ sử dụng trong các công trình 23
4.1.2.2 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng
24 4.2 Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
25 4.2.1 Thực trạng mối xuất hiện và phá hoại trong các công trình xây dựng 25
4.2.2 Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
28 4.3 Kinh nghiện trong phòng trừ mối tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
36 4.4 Thử nghiệm diệt mối tại Đại học Sư phạm Thái Nguyê n 38 4.5 Giải pháp và kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
40 4.5.1 Giải pháp phòng trừ mối hại 40
4.5.2 Kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ 40
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 48
5.1 Kết Luận 48
5.2 Khuyến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 9Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Bộ mối (isopteran) hay còn gọi là bộ cánh đều thuộc lớp côn trùng (mối) là nhóm côn trùng đa hình thái, trong các cá thể của một đàn mối (tổ) đẳng cấp khác nhau bao gồm mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối cánh Chúng sống thành dạng tập đoàn có tổ chức cao (Vũ Quang Mạnh và cs, 1993) [6]
Mối là nhóm côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa xenlulo Chúng có đặc điểm chung: hàm của mối đi kiếm ăn là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, chúng cũng có thể cán phá được cả vật liệu bằng plastic Khi đi kiếm thức ăn thường đắp đất thạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn Một số loài có khả năng khoét đất tạo thành khoang rỗng trong lòng đất
Côn trùng bộ cánh đều có đặc điểm như có hai cánh mỏng, cấu tạo hai cánh giống nhau và kính thước gần bằng nhau Cánh mối chỉ có ở các cá thể sinh sản trước khi giao hoan, sau khi giao hoan đôi cánh rụng đi, các cá thể ở đẳng cấp khác như mối lính, mối thợ đều không có cánh Cơ quan miệng của mối kiểu gặm nhai, chân dạng chân chạy Mối là loại biến thái không hoàn toàn, không có nhộng, thân thể mềm, có màu trắng xám (Vũ Qang Mạnh và cs, 1993) [6]
Trong tự nhiên mối tham gia vào các quá trình phân hủy các chất hữu cơ có nguồn gốc xenlulo như gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ (bàn ghế, tài liệu), để tạo thành các đường và các chất đơn giản trong chu trình chuyển hóa vật chất, chúng được ví như đội quân làm vệ sinh khổng lồ trong các khu rừng nhiệt đới, ngoài ra chúng còn được xếp vào một những loại côn trùng gây hại gỗ trong các công trình xây dựng trên toàn thế giới (Lê Văn Nông, 1999) [7]
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nên có điều kiện khí hậu rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài mối Khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho các loại thực vật phát triển mạnh mà thực vật là nguồn thức ăn chính của mối là nguyên nhân chính khiến cho loài mối phát triển mạnh và gây mất nhiều tổn thất cho người dân ở Việt Nam Mối phá họai các loài cây trồng, phá hoại gỗ trong các công trình
Trang 10xây dựng như trụ sở, kho tàng bến bãi, nhà cửa kho tàng Ngoài ra mối còn có thể phá hoại hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ như bàn ghế, tủ giường, sách vở, gây rất nhiều thiệt hại cho người dân
Qua điều tra sơ bộ tại Đại học Thái Nguyên cho thấy tình hình mối phát triển và gây hại diễn ra rất mạnh là vấn đề đang được các trường quan tâm Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên là một trong những thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.Tại những khu giảng đường, các khoa, phòng ban, kí túc xá, trạm y tế, thư viện với nhiều tài liệu, sách vở, giấy tờ và nhiều các cấu kiện được làm bằng gỗ đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài mối sinh trưởng và phát triển Một số các địa điểm
dễ bị mối tấn công như: Chân tường, lân cận, ống dẫn nước, cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ, tủ tài liệu, các bồn hoa, gốc cây… Mối xâm nhập trực tiếp từ khu vực nền móng theo chân tường, các cột bê tông, các đường dẫn nước, điện, ga ngầm từ các khu lân cận vào công trình Xuất phát từ thực tế đó, để có những dẫn liệu cụ thể cho
việc đề xuất các giải pháp phòng trừ mối chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đáng giá được thực trạng mối gây hại trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
- Đề xuất được các giải pháp phòng trừ và lập kế hoạch phòng trừ phù hợp
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu giúp chúng tôi hiểu rõ thêm về mối một cách đầy
đủ hơn về thức ăn, tập quán ăn mồi cũng như mức độ gây hại của chúng đối các sản phẩm làm từ gỗ trong các công trình xây dựng và hiểu biết thêm và hiểu thêm về các biện pháp phòng trừ
Trang 11Giúp sinh viên học tập rèn luyện được phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể là phương pháp quan sát thực hành, khả năng phân tích và tổng hợp tài liệu phát huy tinh thần học độc lập sáng tạo trong học tập nghiên cứu khoa học Biết phân bổ thời gian hợp lý để đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là cơ sở
để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn quan trọng việc khoanh vùng gây hại, đánh giá mức độ gây hại của chúng đối với từng vùng để từ đó đề xuất các phương pháp phòng trừ mối cho các sản phẩm làm từ gỗ trong các công trình xây dựng và khắc phục các hậu quả do mối gây ra để giảm thiểu thiệt hại cho công trình tại trường Đại Học Sư phạm Thái Nguyên
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm của mối hại gỗ
Mối là một nhóm côn trùng có tính xã hội cao chúng lập thành vương quốc sớm nhất Đôi khi người ta gọi mối là (kiến trắng) nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với họ kiến (thậm chí chúng còn không giống nhau) chúng chỉ có mỗi qua hệ: đều là họ côn trùng, mối được phân loại như bộ cánh đều (danh pháp khoa học: isoptera) tuy nhiên dựa trên chứng cứ And người ta thấy có sự ủng hộ của một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ
họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Crytoocercus) Gần đây, điều này
đã dấn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại như là một họ duy nhất, goi là termidae, trong phạm vi bộ Balttodea, một bộ chứa các loài gián, tuy nhiên phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối
là một nhóm có tên gọi khoa học isopteran, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong
gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối
Trang 132.1.1 Tổ mối
Các loài mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau, về phương diện chống mối, chúng ta quan tâm đến vị trí tổ, có tể chia làm hai dạng
* Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (crypotermes domestics) tổ chỉ
là các hanh rỗng, chúng thường đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu, căn cứ vào đặc điểm này có thê phát hiện ra chúng, tuy chúng ở trong gỗ nhưng cũng đục vào sách vở quần áo nơi cận kề tổ Loài mối tổ khoảng ba bốn trăm con chỉ cần phát hiện tổ và dung thuốc đặc trị phun trực tiếp vào tổ là diệt được
* Tổ mối có liên quan đến đất và nguồn nước
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ Phần lớncác loài mối có cấu trúc một hệ thống một tổ chính vầ nhiều tổ phụ để dung nạp số lượng các thể lớn Tổ chính có mối vua và mối chúa Có nhiều lại sâu trong long đất từ 1-2m Hệ thống tổ của loài mối nhà vừa ở dưới đất nền và trong cấu kiện phía trên, đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song song có đường nối với nguồn nước
Đối với đê đập độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiế phải phát hiện tổ để xử lý
2.1.2 Thức ăn của mối
Nguồn thức ăn chủ yếu là sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng chủ yếu là chất xơ (clucozo) vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng
- Thực vật sống
Nhiều lòai mối lấy thức ăn từ cây sống đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, Keo chè, sắn và các loại cây trồng khác
- Thực vật khô
Trang 14Ruột của loài mối là nhà tiêu hóa được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm chế biến được giấy, vải đều bị chúng phá hoại Trên đường dấn đến nguồn thức ăn mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiề máy móc bị hư hỏng theo
2.1.3 Hình thái và chức năng của mối
Mối là loại côn trùng có kích thước nhỏ, mềm râu đầu hình chuỗi hạt, miệng gặm nhai, bàn chân có 4 đốt, lông đuôi ngắn Mối có cánh hoặc không có cánh
- Mối vua, mối chúa
Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ Mỗi thành phần lại có các đặc điểm hình thái và đảm nhận các chức năng khác nhau
Hình 2.2 Hình ảnh mối vua, mối chúa
Mỗi đàn có 1 hoặc 1 vài mối vua, 1 mối chúa Chúng có đặc điểm là đầu nhỏ, bụng to, bộ phận sinh dục phát triển Mối chúa có thể sống 10 năm, lúc đầu đẻ
ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra
8000-10000 trứng (Phạm Bình Quyền, 2006) [8]
Mối chúa có lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ Nếu diệt mối mà không diệt được “cố máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc” Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, cho chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không hay ở ngay vị trí đang gây hại (Phạm Bình Quyền, 2006) [8]
Trang 15cố đồng thời báo động cho quần thể một con báo động những con khác chuyền tiếp tạo ra những tiếng rào rào tai ta có thể nghe thấy được
Hình 2.4 Hình ảnh mối lính
Trang 16- Mối thợ
Mối hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác
mà thành, mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng, cơ thể nhỏ các chi phát triển, chúng là thành phần quan trọng trong tổ, Chiếm tới trên 80% tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính, bằng thức ăn đã kiếm được chế biến qua đường ruột, mối thợ cũng tham gia chiến đấu
Hình 2.5 Hình ảnh mối thợ
2.1.4 Sự chia đàn và hình thành tổ mối
Sự chia đàn và hình thành tổ mới của mối có thể xảy ra 2 tình huống
- Tình huống thứ nhất mối bay ra khỏi tổ để tìm một lãnh địa mới hàng năm cứ vào mùa mưa mối cánh ở đâu đó bay ra hàng đàn với số lượng rất lớn, chúng tìm những chỗ có ánh đèn sang bay lượn cho đến khi rụng cánh Sau 10 - 15 phút bay thì rụng cánh, sau khi rụng cánh các con đực và con cái tìm đến với nhau và đi với nhau thành từng cặp nếu chúng sống sót được thì chúng tìm những chỗ thuận lợi để chui xuống đất Cặp nào chui được xuống dưới đất mà không bị các thiên địch khác tấn công thì chúng bắt đầu cuộc sống mới Mối cái bắt đầu đẻ trứng sau đó trứng trở thành mối con (mối thợ, mối lính, mối cánh) và từ đó trật tự trong tổ mối được hình thành Mối cánh sau này trở thành mối chúa và mối đực trở thành mối vua Ở giai đoạn bắt đầu này chúng phải chăm sóc và cho
lũ mỗi con ăn nhưng sau đó một thời gian công việc này sẽ do mối thợ hay mối non lớn
Trang 17đảm nhiệm Một đôi mối rụng cánh lập tổ, mới đầu chỉ đẻ khoảng từ 10 - 20 trứng/ngày, nhưng sau vài năm có thể đẻ 1000 trứng/ngày hoặc hơn (Đặng Kim Tuyến, 2008) [13]
Tình huống thứ hai
Trong quá trình sinh sống mối thường có thể xây sẵn một tổ phụ khi mà mối
đủ lớn số thành viên quá đông thì trong số các thành viên đó có mối hậu đi cùng một số mối lính mối thợ phát triển thành một trong các tổ phụ thành tổ chính, mối hậu bị lúc này trở thành mối vua và mố chúa (tổ có mối vua và mối chúa nằm trong đó) Hoặc tại các tổ phụ nơi mối thợ đưa trứng tới để chăm sóc, một vài trứng mối chúa ấn định làm mối vua và mối chúa mới.Tình huống này loài mối gỗ ẩm thực hiện nhiều nhất, vì thế tốc độ phát tán của loài mối gỗ ẩm rất lớn
2.1.5 Cách thức xâm nhập của mối vào công trình
Mối xâm nhập vào công trình, nhà cửa bằng 3 đường chính
- Từ các công trình, nhà cửa kế cận có mối gọi là đường tiếp xúc
- Từ đất nền dưới đất nền đã có tổ mối, khi xây dựng không sử lý
- Mối bay giao hoan phân đàn, hàng năm từ các tổ mối, mối cánh bay ra và xâm nhập vào công trình Nhiều công trình kéo dài hai, ba năm Khi san lấp thu dọn
để sót ván cốt pha trong tường trong đất Mối bay đàn chui xuống có sẵn nguồn thức ăn và gây tổ Khi lát nền trong nền công trình đã có cả tổ mối nên chỉ 2-3 năm
đã thấy mối xuất hiện nhiều
Mối thường lời dụng các đường ống cấp thoát nước đặt ở trong tường, đường dây điện ngầm, mạch phòng lún, để lên các tầng cao Chỉ khi gặp các chướng ngại vật chúng mới đục tường ngoài ra chúng còn có khả năng bắc cầu đắp các đường ống, từ mặt đất nền đáp các trụ cao 10-15cm, từ vách ra 4-6cm, từ trần đắp nhũ xuống 60-80cm cách kê xếp hàng hóa nên chú ý đặc điểm này
2.1.6 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mối
Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới mối bao gồm các yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng và gió, thổ nhưỡng, đất
Trang 18- Nhiệt độ
Sự trao đổi nhiệt độ được coi là quá trình năng lượng chủ yếu và trước tiên trong quan hệ giữa cơ thể và môi trường Vì mối là động vật có thân nhiệt không ổn định nên mọi thay đổi nhiệt độ môi trường sống dù cao hay thấp cũng làm cho nhiệt độ
cơ thể mối bị biến đổi Nhiệt độ thích hợp nhất cho loài mối cho mối hoặt động là từ 20-30oc Khi nhiệt độ môi trường quá cao (>35oc) hoặc quá thấp (10oc) thì hoặt động sống của mối dảm dần và rời vào trạng thái choáng váng rồi hôn mê vì nóng hoặc lạnh nếu nhiệt độ tiếp tục giảm hoặc tăng thì mối sẽ chết (Đặng Kim Tuyến, 2008) [9], (Phạm Bình Quyền, 2006) [13]
- Độ ẩm và lƣợng mƣa
Trong cơ thể mối có chứa một chất lượng nước rất lớn Thiếu nước mối không thể sống được vì tất cả quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng hô hấp, bài tiết của mối đều cần có sự tham gia của nước Mỗi thường ưa sống ở nhưng nơi ẩm ướt, độ ẩm thích hợp cho mối hoặt động lạ 80-90%, nếu độ ẩm quá cao hay quá thấp thì mối sẽ chết (Đặng Kim Tuyến, 2008) [9], (Phạm Bình Quyền, 2006) [13]
Ngoài ra độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn mối vì độ
ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật nguồn thức ăn chính của mối Đối với mối cánh thì trời mưa chính là cơ hội để chúng bay ra ngoài để kết đôi xây dựng tổ mới vì khi đó các loài thiên địch ít hoặt động nếu trời mưa to thì sẽ gây ngập lụt tổ và phá hoại tổ
- Gió
Gió ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của không khí và đất
Trang 19Ngoài ra đối với các loài mối làm tổ trong thân cây gỗ khô thì gió to rấy có thể làm đổ và phá hoại tổ
- Đất
Đất là hoàn cảnh song trực tiếp của mối và hầu như suốt đời không ra khỏi đất, chỉ có mối cánh mối bay ra khỏi tổ để kết đôi Đất ảnh hưởng đến mối thông qua các yếu tố sau: Độ ẩm của đất (ảnh hưởng khả năng hoạt động của mối, đến kết cấu tổ mối, độ sâu của tổ ) nhiệt độ của đất (ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của mối, ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua biến đổi thành phần cơ giới đất, độ ẩm đất, thực vật tre phủ ) lớp thảm mục rừng (nguồn thức ăn chính và nơi cư trú của mối và ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của đất) tính lý hóa của đất (mối thường sống ở nơi có đất thịt trung bình và độ PH trung bình) (Đặng Kim Tuyến, 2008) [9] (Phạm Bình Quyền, 2006) [13]
- Thức ăn
Thức ăn đước coi là nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố sinh học, thức ăn cho mối phát triển, bù đắp lại năng lượng mất đi trong hoặt động sống hang ngày và hình thành các sản phẩm sinh dục sau này
Mối chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc xenlulo mà xenlulo chủ yếu tồn tại trong thực vật và các sản phẩm làm từ thực vật vì vậy sự phân bố cửa thực vật ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phát triển của các loài mối
- Thiên địch
Các loại thiên đich chủ yếu của mối như chim, thú ăn mối, kiến, chuồm chuồn, bọ ngựa, nấm, vi khuẩn Chúng gây hại trực tiếp đến mối nên làm ảnh hưởng dến sự sinh tồn và phát triển và phân bố của mối
Ví dụ: Mối cánh khi bay ra khỏi tổ gặp các loại thiên địch khi ăn thịt như: chim, chuồn chuồn, bọ ngựa, nếu sống sót được thì chúng sẽ xây dựng và phát triển tổ mới
Mối thường tìm nơi an toàn ít thiên địch nhất để làm tổ
Ví dụ: Mối thường làm tổ cách xa tổ kiến và thường đào rất sâu vào long đất
Trang 202.2 Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam
Mối là nhóm côn trùng có “Tính xã hội cao” cao Xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 50 triệu năm Một số hóa thạch có từ kỷ Oligocen, Eocen, Miocen, có những hóa thạch phát hiện từ kỷ phấn trắng.Trên thế giới hiện đã phát hiện khoảng
2700 loài mối, ở Việt Nam đã phát hiện 106 loài mối khác nhau Hàng năm mối gây thiệt hại rất lớn cho các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt đối với các tài liệu lưu trữ quý hiếm, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tàng có giá trị khi bị mối phá hoại thì không thể tính được giá trị tổn thất Ở Trung Quốc nhất là vùng Hoa Nam có đến 80% số nhà cửa kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hại (Thái Băng Hoa 1964)
Hơn 2 triệu gia đình yêu cầu phương pháp điều trị mối mỗi năm gây thiệt hại khoảng 2.5 tỷ USD/năm Đó là thiệt hại lớn hơn cả các vụ cháy, bão và động đất kết hợp
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (cryptotermes domestices),
một số loài mối còn có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất Mối phá hoại các công trình xây dựng, kho tàng, đê điều, cây trồng,… hiện nay là rất nghiêm trọng Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:
- Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình
- Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử
- Gây sụt lún cho nền móng công trình, vỡ đê đập thủy điện
- Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng
Dù chưa có số liệu nào thống kê chính thức nhưng thiệt hại hàng năm do mối gây ra không phải là nhỏ Để khắc phục hậu quả mỗi công trình cần phải có hàng chục triệu đồng để sửa chữa Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa
mà còn xâm nhập vào những công trình kiên cố, bê tông cốt thép… Nhiều công trình, tòa nhà mối đã xuất hiện ở cả tầng cao nhất như Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em,
8 tầng; mối xuất hiện ở tầng 11 khách sạn Hà Nội; nhiều gia đình ở tầng 4, tầng 5
đã bị mối gây hại sách vở, quần áo, chăn bông (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [10]
Những năm gần đây, ở các tỉnh đã phải chi một khoảng tiền khá lớn cho việc phòng trừ mối mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình cơ sở
Trang 21như trường học, bệnh viện, khu làm việc,… đến các công trình kiên cố to đẹp như Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền, Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng lưu trữ hồ sơ UBND tỉnh, phòng lưu trữ hồ sơ Sở Công an, các trạm viba thông tin liên lạc,… đã bị mối mọt tấn công Đó là chưa kể các tổn thất do mối mọt ở nhà ở và các công trình khác của nhân dân (Tạp chí nông nghiệp nông thôn, 2007) [16]
Trên thế giới việc nghiên cứu bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu Smaethman, 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối Linnacus vào năm
1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống Termes Holmgreen người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền móng cho phân loại học về mối Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Light (1921); Grasse (1949),… đã hiệu đính và xác lập bộ cánh đều tương đối ổn định (trích theo (Thái Trần Bái) [1], (Phạm Bình Quyền, 2006) [9] Snyder, 1949 đã xuất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới, ông đã lập được một danh sách các loài thuộc 5 họ, trong đó có họ Termitinae Ông có đưa ra những mô tả sơ bộ về hình thái loài M.pakistanicus là cơ sở để nhận biết loài này trong tự nhiên
(Lê Văn Nông, 1999) [7], (Nguyễn Đức Khảm, 1976) [8] Trong các công trình nghiên cứu về khu hệ mối các tác giả đã thành lập nhiều khoá định loại các taxon trong bộ cánh đều, như khoá định loại của Ahmad (1955) khi nghiên cứu mối ở Thái Lan, của Roonwal (1962) khi nghiên cứu mối ở Ấn Độ… Các khoá định loại của các tác giả đã đặt tên, vẽ và mô tả chi tiết đặc điểm cấu tạo hình thái đầu, hàm,
môi, râu và các tấm lưng ngực của mối lính lớn của loài Microtermes
pakistanicus…nhưng các đặc điểm về cấu trúc tổ, đặc điểm phân bố và phân hoá
các đẳng cấp của loài lúc đó chưa có tác giả nào đề cập (Kumar Krishna and fancer M.Weesner, 1970) [22] Đến năm 1965, Ahmad bổ sung thêm vào khoá định loại
năm 1955 của mình các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài M pakistanicus, góp
phần rất lớn trong việc phát hiện và phòng trừ loại mối gây hại này
Những tu chỉnh bổ sung về thành phần loài mối và những đề xuất cải tiến về thành lập họ, giống mới vẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trước đòi hỏi phải thống nhất cách đo đạc để phân loại, Roonwal đã đưa ra bản
Trang 22thống nhất cách đo đạc mối vào năm 1969 (Kumar Krishna and fancer M.Weesner, 1970) [20] Hầu như tất cả các khoá định loại hiện nay nói chung, đối với loài
mối M pakistanicus nói riêng đều dựa trên cơ sở so sánh về hình thái ngoài của
mối Tuy nhiên sự khác biệt về hình thái giữa các loài nhiều khi không rõ rang dẫn đến sự nhầm lẫn khi phân loại Oshima (1914), Light (1921), Kemner (1930, 1933,
1934) nhầm lẫn loài M Pakistanicus ở các vùng khác nhau nên đã cho nhiều tên
khác nhau Về sau chính các tác giả này đã kiểm tra và đính chính lại chuyển thành
synonym Microtermes pakistanicus Để khắc phục tình trạng đó, đã có một số công
trình nghiên cứu cấu trúc lớp biểu bì, cấu trúc ADN của loài mối này Nhưng những kết quả này chỉ cho phép tách ra được các nhóm loài chứ chưa tách ra được từng loài (Kaib, Richard, 1994) Trích theo (Nguyễn Tần Vương, 1997) [15]
2.3 Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có sự khác biệt lớn về khí hậu và địa hình với các vùng lân cận nên thành phần loài mối cũng khá phong phú Công trình nghiên cứu đầu tiên về mối ở Việt Nam là của tác giả J>Batheller, 1927 Khi nghiên cứu khu hệ mối Đông Dương, ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 9 loài
trong đó Việt Nam có 17 loài Tuy nhiên loài Microtermes pakistannicus cũng chỉ
được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố trong tự nhiên (S Dronnet, M.ohresser, E L Vargo, C Lohou, J L.Clement and A G.Bagneres, 2006) [22] Công trình có giá trị nhất về phòng trừ mối mà đến nay chúng ta vẫn áp dụng
là của tác giả Allurad vào năm 1947
Từ những năm 60 của thế kỉ XX trở về đây, nhóm côn trùng này đã gây chú ý nhiều hơn và thu hút nhiều cán bộ của Việt Nam tham gia nghiên cứu như Bùi Huy Dưỡng, Nguyễn Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển…tuy nhiên, mặt mạnh vẫn chỉ là những kinh nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm sinh thái sinh học của một số loài
gây hại chính Những dẫn liệu về cấu trúc tổ mối loài M pakistanicus trong các
nghiên cứu của Vũ Văn Tuyển cho rằng loài có cấu trúc tổ nổi giống với cấu trúc tổ
của một số loài thuộc giống Macrotermes (Đặng Kim Tuyến, 2008) [13]
Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất là của Nguyễn Đức Khảm, 1975 về
Trang 23mối miền bắc Việt Nam, tác giả mô tả về tập tính, cấu trúc tổ, vùng phân bố của 61
loài mối ở miền bắc, trong đó loài mối M pakistanicusđược bổ sung thêm các dẫn
liệu về thời kì giao hoan của mối cánh, đặc điểm xây dựng tổ và vai trò của các đẳng cấp trong tổ mối
1 Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái diệt mối cũng bắt đầu được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, viện nghiên cứu của nhà nước, trong đó Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối- Viện Khoa Học Thuỷ Lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ Công trình được nghiên cứu gần đây như: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài mối hại cây (Tạp chí nông nghiệp nông thôn, 2007) [16] đã đưa ra những dẫn liệu mới về cấu trúc
tổng quan và chi tiết của tổ mối, tập tính kiếm ăn và xây dựng tổ của loài mối M
Pakistanicus làm cơ sở cho việc phòng trừ giảm thiểu tác hại do chúng gây ra cho
sản xuất nông, lâm nghiệp đối với các tỉnh Tây Nguyên Công trình này cho rằng cấu trúc tổ của loài có những khác biệt về hình thái so với những nhận định của Vũ Văn Tuyển trước đó Song song với những nghiên cứu ở Miền Nam, cũng có những nghiên cứu sơ bộ về loài mối này trải dài khắp các địa phương của Miền Bắc, Miền Trung
Các nghiên cứu của các tác giả về phòng trừ mối cũng đã bổ sung thêm nhiều
tư liệu về tỉ lệ các loại đẳng cấp trong tổ mối các loài hại cây công nghiệp, cây rừng,
và nhiều cây trồng khác (Leek.E and Wood T.G, 1971) [21]
1 Hiện nay Viện Khoa Học Thuỷ Lợi đang có những dự án kéo dài nghiên cứu về loài mối này với số lượng lớn các thí nghiệm được bố trí, thực địa ở rất nhiều địa bàn trên toàn quốc và đã ghi nhận được những kết quả bước đầu và có ý nghĩa về đặc điểm sinh học, cấu trúc tổ và đặc biệt là loại thức ăn ưa thích của loài làm cơ sở ban đầu để nghiên cứu ra các chế phẩm phòng chống loài đạt hiệu quả cao (Tạp chí nông nghiệp nông thôn, 2007) [16]
Công việc điều tra phân bố phân loại mối và các nghiên cứu sinh thái sinh học và các kĩ thuật phòng trừ của các tác giả từ trước đến nay đã thu được những kết quả nhất định làm cơ sở ban đầu cho việc phòng trừ và giảm thiểu các tác hại do
Trang 24mối gây ra, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các loài mối gây hại ngày càng phát triển mạnh mẽ, phổ rộng khắp mọi nơi, gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế quốc dân của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy các nghiên cứu về mối mới nhất trong lúc này không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà có
ý nghĩa trên toàn thế giới, cần phải phát triển mở rộng nhiều nghiên cứu mới về mối mới nhất
2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái nguyên nằm ở phía Bắc của nước ta Phía nam giáp với thủ đô Hà
Nội, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang Toàn tỉnh có diện tích 3.541km2 với địa hình đặc trưng là đồi núi đá vôi và đồi dạng bát úp xen
kẽ là ruộng và bãi đất bằng Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23,6oC (2004), trong đó nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt khoảng 17,0oC và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt khoảng 28,8o
C (thời gian tháng 6) Đây cũng là khu vực có độ ẩm khá cao, trung bình năm đạt tới 82% với lượng mưa khá lớn trung bình năm từ 1800 – 2500mm, tuy nhiên phân bố không đều theo không gian và thời gian
2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số của tỉnh tính năm 2004 là 1.096.091 người, mật độ trung bình gần
312 người/km2, với 8 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa Tuy nhiên dân số tập trung cao ở Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công Tại đây vừa là khu sản xuất công nghiệp, vừa là trung tâm hành chính văn hóa xã hội và cũng là đầu mối giao thông với các tỉnh thành phố xung quanh
Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, có rất công trình đã
và đang xây dựng trong khi xây dựng sử dụng một lượng lớn về các loại gỗ (Trong
Trang 25gỗ chứa xenlulo) là nguồn thức ăn chính của lài mối Mặc dù một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần, và
có các khu du công nghiệp, khu du lịch
Qua điều tra cho thấy điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của loài mối, xuất hiện và phá hoại trên phạm vi rộng trong toàn trường gây rất nhiều thiệt hại rất lớn cho Nhà trường, tuy nhiên do thiếu kiến thức về các loài mối gây hại và các biện pháp phòng trừ mối cho các công trình xây dựng còn là một vấn đề khá mới và chưa được quan tâm đúng mức
2.4.3 Nhận xét và đánh giá chung
Qua điều tra cho thấy điiều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho sự phát triển của mối, mối xuất hiện và phá hoại trên phạm vi rộng gây nhiều thiệt hại lớn đến kinh tế
Trang 26Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu về loài mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
3.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Lịch sử phòng trừ mối tại trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
- Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Kinh nghiện trong phòng trừ mối
- Thử nghiệm diệt mối tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Giải pháp và kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được nội dung nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong
và ngoài nước, webside
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp quan sát trực tiếp
Trang 27Tôi đã tiến hành điều tra quan sát thực tế trên địa bàn trong Trường Đại học
Sư Phạm Thái Nguyên để thu thập lấy số liệu về sự xuất hiện và mức độ gây hại của mối trong các công trình xây dựng
Tôi đã tiến hành điều tra quan sát các phòng ban, nhà ăn, 5 giảng đường, 2 nhà khu hiệu bộ, trạm y tế, thư viện, phòng thí nghiệm, 8 nhà Ký túc xã
b) Phương pháp điều tra phỏng vấn
Cùng với phương pháp quan sát, chúng tôi tiến hành điều tra/phỏng vấn cán
bộ tại các phòng ban, bảo vệ, người quản lý các khu nhà, khu Ký túc xã bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn Ngoài ra còn tìm gặp những người làm việc lâu năm tại trường
để phỏng vấn về lịch sử phòng trừ mối và kinh nghiệm phòng trừ mối Để điều tra quan sát và phỏng vấn được thuận lợi chúng tôi đã lập ra bộ phiếu phỏng vấn cho cán bộ và sinh viên (phụ biểu 08)
3.4.3 Phương pháp phân tích, xử lí và tổng hợp số liệu
Các tài kiệu, số liệu sau khi thu thập được tiến hành, chọn lọc các số liệu cần thiết và loại bỏ những số liệu không hợp lý
Xử lý số liệu trên phần mềm Excel
Tổng hợp phân tích số liệu, tài kiệu theo một trật tự nhất định Để tổng hợp
và sử lý số liệu chúng tôi đã sử dụng bảng biểu theo mẫu như sau
Trang 28Mẫu bảng 4.1 Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng
tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Mẫu bảng 4.2 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ
trong các công trình xây dựng tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Mẫu bảng 4.3 Thực trạng mối xuất hiện và phá hoại gỗ
trong các công trình xây dựng tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Tời gian xuất hiện
Mẫu bảng 4.4 Một số gỗ được sử dụng trong các công trình xây dựng
tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Trang 29Mẫu bảng 4.5 Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ
trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Mẫu bảng 4.6 Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối
cho các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Tổng
Tỷ lệ (%)
3.4.4 Phương pháp đánh giá mức độ mối hại công trình
Hiện nay chưa có tiêu đề chuẩn nào hướng dẫn cách đánh giá mức độ mối hại công trình Vì vậy, để thuận lợi trong quá trình nghiên cứuvà đánh giá thực trạng mối tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên, chúng tôi căn cứ vào mức độ phá hoại các cấu kiện bằng gỗ, các vật dụng có nguồn gốc từ xenlulo để quy ước theo 3 mứ độ mối gây hại như sau:
- Mức độ hại nặng là những địa điểm bị mối aăn hại và làm hỏng phần lớn các cấu kiện
- Mức độ trung bình là địa điểm mối bị ăn hại và làm hỏng các cấu kiện nhưng ở mức độ nhẹ hơn
- Mức độ hại nhẹ là địa điểm có mối xâm nhập gây hại hoặc mối có xuất hiện nhưng
đã đi
Trang 30Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Lịch sử phòng trừ mối tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Kết quả điều tra/phỏng vấn về lịch sử phòng trừ mối tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2
4.1.1 Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Bảng 4.1 Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng
tại trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Từ bảng 4.1 Ta thấy công tác phòng trừ mối cho công trình xây dựng tại trường đại học Sư Phạm còn một số công trình ở đây không được tiến hành phòng trừ mối trước khi xây dựng gây ra tình trạng phòng trừ đơn lẻ không đồng bộ dẫn đến khi diệt phòng khu vực này thì khu bên cạnh mối vẫn tồn tại và phá hoại các
Trang 31công trình, cũng như sau khi xây đựng Qua bảng trên ta thấy Nhà trường đã tiến hành phòng và diệt mối hàng loạt trong khu vực trường năm Có 12 công trình (chiếm 52.17%) đã tiến hành phòng mối trước khi xây dựng và 9 công trình (chiếm 39.2%) đã diệt mối từ nhiều năm về trước Tuy vậy vẫn còn 5 công trình (chiếm 21.74%) khi xây vẫn chưa phòng chống mối trước dựng và đưa vào khai thác sử dụng
4.1.2 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
4.1.2.1 Gỗ sử dụng trong các công trình
Thực trạng các loại gỗ được sử dụng trong các công trình tại Trường Đại
họcSư Phạm Thái Nguyên
Bảng 4.2 Một số gỗ được sử dụng trong các công trình xây dựng tại
Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Qua bảng 4.2 Ta thấy các công trình xây dựng sử dụng nhiều loại gỗ mềm
có 4/5 loại gỗ (chiếm 80%) là mục tiêu tấn công của mối như: Keo thuộc nhóm VI
có 23 công trình sử dụng (chiếm khoảng 62.5 %), Sao thuộc nhóm III (100% các công trình sử dụng), gỗ Xoan thuộc nhóm VI có 15 công trình sử dụng (chiếm khoảng 62.5 %), gỗ Lim thuộc nhóm III có 2 công trình sử dụng (chiếm khoảng 12%),… Đây là các loại gỗ có khối lượng thể tích nhỏ nên rất mềm, có thành phần
gỗ giác cao (nguồn thức chính của mối) lại không được bảo vệ nên vô tình lại tạo điều kiện để mối dễ dàng xâm nhập vào các công trình xây dựng các cấu kiện bị
STT
dụng
Tỷ lệ (%)
Trang 32mối xâm nhập đền nằm ở những nơi ẩm thấp, gần với mặt đất như khung cửa Các cấu kiện gỗ trước khi sử dụng đa số đều không đượng phòng mối đây là điều kiện thuật lợi để tổ mối hình thành vào thời kỳ mối bay giao hoan phân đàn
4.1.2.2 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng
Qua điều tra khảo sát khu vực trường đã phát hiện thấy rất nhiều điểm bị mối
tấn công Có những điểm gây thiệt hại nặng, cũng có những điểm mối mới chỉ bắt
đầu tấn công, có những điểm tìm thấy vết mối Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 4.3 Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong
các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
(C: có, K: không)
Năm xây dựng
Lượng gỗ (m 3 )
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Qua bảng 4.3 ta thấy các công trình xây ở những năm khác nhau và diện tích, lượng gỗ sử dụng trong công trình cũng khác nhau từ 12 m3
gỗ tới 79 m3 gỗ:
Trang 33Nhưng đa phần các loại gỗ được sử dụng trong cỗng trình là gỗ mềm có thành phần gỗ giác cao, là nguồn thức ăn ưa thích của mối, tạo điều kiện thuận lợi cho mối tấn công và gây thiệt hại nghiêm trọng cho công trình
Như nhà Ký túc xã H3, H4, khoảng 30% khung cửa và cánh cửa đã phải thay vì bị mối hại tấn công có thể rụng rời bất cứ khi nào gây mất an toàn cho nhưng người hàng ngày sử dụng công trình Đa số các khung cửa được thay nằm ở
vị trí từ tầng 1 tới tầng 3, nếu không phòng trừ kịp thời thì mối sẽ tấn công toàn bộ công trình
Trên bảng ta thấy 100% công trình không được phòng mối trước khi đưa vào
sử dụng một số công trình được diệt mối khi đã bị mối hại như Khu hiệu bộ nhà A2 (diệt năm 2009), Giảng đường B3 (diệt năm 2009), Giảng đường B5 (diệt năm 2007), Trạm y tế (diệt năm 2007), Nhà thí nghiệm (diệt năm 2007), Ký túc xã nhà H1,H2 (diệt năm 1999), Ký túc xã nhà H3, H4 (diệt năm 2007), Ký túc xã nhà H5, H6, H7, H8 (diệt năm 2010) Do không được diệt định kỳ nên các công trình đã bị mối phá hoại nặng nề
Từ thực tế cho thấy công tác phòng mối cho các cấu kiện trong công trình xây dựng đều không được quan tâm hoặc ít quan tâm dấn đến hậu quả là bị mối phá hoại nặng nề gây hại cho công trình, làm hư hại các cấu kiện, làm mất thẩm mĩ cũng như gây tổn thất thiệt hại về kinh tế
4.2 Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
4.2.1 Thực trạng mối xuất hiện và phá hoại trong các công trình xây dựng
Kết quả về thực trạng mối hại gỗ trong các công trình tahi trường Sư Phạm được thể hiện trong bảng 4.3
Trang 34Bảng 4.4 Thực trạng mối xuất hiện trong các công trình xây dựng tại trường
đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Có đường mui trên cánh cửa, tài liệu trong tủ
Quanh năm
Trung bình
Quanh
Trang 35Có đường mui trên chân tường, cánh cửa phòng.
Quanh năm
Nặng
3, tb 3, chưa xuất hiện 2
Tỷ lệ
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Qua bảng 4.4 Ta thấy được thực trạng mối xuất hiện và gây hại gỗ trong công trình Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên diễn ra khá phổ biến và phá hoại khá nặng Mối có ở mọi nơi với số lượng rất lớn, hoạt động rất mạnh tại rất nhiều điểm trong công trình Các khu vực xây dựng ở vị trí và khoảng cánh cũng như trên nên đất khác nhau nên có mức độ hại và xuất hiện mối cũng khác nhau, kết quả điều tra cho thấy có 15 công trình xuất hiện mối trên tổng số 23 công trình có mối xuất hiện (chiếm 65.22%)
+ Có 5 công trình Giảng đường B3, B5 Ký túc xã nhà H3, H4, H6 trên tổng
số 13 công trình có mức độ mối gay hại nặng (chiếm 38.5%) qua điều tra/phỏng vấn thì riêng nhà H6 mặc dù xây dựng sau nhưng do xây dựng trên nền đất có nhiều ụ mối vậy nên công trình bị phá hoại rất nặng
+ Có 4 công trình Khu hiệu bộ nhà A2, Ký túc xã H5, H7, H8 nhà trên tổng
số 13 công trìnhcó mức độ mối gây hại trung bình (chiếm 30.8%)
+ Có 4 công trình Giảng đường B2, B4, B1 Nhà thí nghiệm, nhà trên tổng số
13 công trình có mức độ mối gây hại nhẹ (chiếm 30.8%)
Mối xâm hại lên khuôn cửa (cửa sổ, cửa chính, cửa phòng wc), tủ tài liệu và rất nhiều vị trí khác Vì vậy nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ gây tổn thất rất nhiều về tiền bạc, của cải, thông tin lưu trữ và gây tâm lý hoang mang cho cán bộ và sinh viên làm việc trong các công trình
Dấu hiệu nhận biết khi xuất hiện mối hại công trình Có đường mui, đắp đất lên hoặc nhìn thấy các tổ mối trên mặt đất hay nằm trong công trình mà mắt nhìn thấy được ngoài ra chúng còn ăn gỗ theo đường dích dắc trong gỗ để ngụy trang để
Trang 36tránh bị phát hiện nên khi kiểm tra các công trình xây dựng thì phải gõ và dùng vật cứng cậy thử xem bên trong có bị thủng hay xuất hiện các đường mối ăn không, biết các địa điểm để còn diệt trừ mối một cách có hiệu quả và chính xác nơi có xuất hiện mối để tránh mất thời gian và lãng phí lượng thuốc phun không đúng nơi, bổ xung nhiều thuốc vào khu vực hay vùng có mối
Mối xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất từ thánh 3 tới tháng 6, thời điểm này có khí hậu thời tiết phù hợp với các diều kiện đặc điểm sinh lý của mối bay giao hoan phân đàn sinh sản và tách đàn tăng thêm số lượng mối gây nguy hiểm cho các công trình xây dựng
4.2.2 Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Bảng 4.5 Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
5 Giảng đường b1 Tại cánh cửa các phòng, tủ tài liệu Sao, Keo, gỗ ép công nghiệp Nặng
6 Giảng đường b2 Tại cánh cửa các phòng, tủ tài liệu Sao, Keo, gỗ ép công nghiệp Nhẹ
7 Giảng đường B3 Tại cánh cửa các phòng, tủ tài liệu Sao, Keo, gỗ ép công nghiệp Nặng
Trang 378 Giảng đường b4 Tại cánh cửa các
phòng, tủ tài liệu
Sao, Keo, gỗ ép
9 Giảng đường B5 Tại cánh cửa các phòng, tủ tài liệu Sao, Keo, gỗ ép công nghiệp Nặng
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Từ bảng 4.5 ta thấy các cấu kiện gây hại chủ yếu như khung cửa, cánh cửa (cửa sổ, cửa chính) tủ tài liệu, nằm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần mặt đất nên rất thuận lợi cho mối xâm nhập và gây hại ngoài ra các cấu kiện chủ yếu được làm bằng gỗ mềm có thành phần gỗ giác cao đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho mối phát triển mạnh ở đây Ta thấy trong tổng 23 công trình thì có tới 13 công trình xuất hiện mối phá hoại các cấu kiện trong công trình, chỉ còn 10 công trình khi đi điều tra khảo sát thì chưa phát hiện có mối nhưng đây là những không
có nghĩa là mối không tấn công tới
Khảo sát một số công trình cho thấy mặc dù chưa xuất hiện mối nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ đó là nấm mục ở rất nhiều điểm, khi gỗ bị mục mối ở các công
Trang 38trình lân cận dễ dàng xâm nhập và phá hoại gỗ, đặc biệt khi mối bay giao hoan phân đàn, ghép đôi tìm nơi ẩn náu thì những vị trí tiếp xúc với nền đất bị mục là nơi lý tưởng để mối hình thành tổ mối và phát triển
Hình 4.1 Mối hại gỗ tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
(a – mối hại khuôn cửa; b – mối hại cánh cửa; c – mối hại tài liệu; d – mối đắp đường mui theo tường)
Trong các cấu kiện bằng gỗ thì thường là phần gỗ giác sẽ bị ăn trước sau đó đến phần gỗ lõi và phần gỗ sớm sẽ bị ăn trước phần gỗ muộn, đối với các loại gỗ mềm như Sao, Xoan, Keo, thì cả phần gỗ giác và phần gỗ lõi, gỗ sớm và gỗ muộn đều có thể bị mối ăn hại, các loại gỗ cứng như, thì hầu như là chỉ ăn phần gỗ giác và phần gỗ sớm mới bị ăn hại
Trang 39Hình 4.2 Mối ăn hại phần gỗ sớm
Hình 4.3 Mối ăn hại phần gỗ giác
Trên địa bàn sau khi tiến hành điều tra/phỏng vấn các cán bộ và sinh viên trong trường cùng với quan sát thực tế thì chúng tôi phát hiện và ước lượng trên toàn trường có khoảng trên 80% các công trình xây dựng và khu Ký túc xã của nhà trường bị mối tấn công mức đọ nặng nhẹ khác nhau.ví dụ như nhà giảng đường B1, B3, B4, B5, nhà Ký túc xã H3, H4, H6,… bị mối gây hại ở mức độ nặng Nhà A2, nhà Ký túc xã H5, H7, H8 bị gây hại ở mức độ trung bình Nhà gd B2, nhà Ký túc
xã H1, H2 bị mối gây hại ở mức độ nhẹ
Trong công trình mối gây hại ở nhiều vị trí khác nhau và những cấu kiện bằng gỗ rất đa dạng như ở nhà H4 bị mối ăn ở mức độ nặng, mối làm tổ dưới nền và đùn đất lên phòng quản lý Ký túc xã và một số phòng ở tầng 1 đặc biệt hơn là chúng tấn công tủ tài liệu của các cán bộ và sách vở sinh viên, chưa hết mối còn xuất hiện phá hoại nhiều ở vị trí khác nhau như cầu thang được làm bằng gỗ, ống dẫn nước, đắp đất lên đường dây điện, đùng đất lên chân tường bao tại nhiều vị trí