1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Huy Cận, Xuân Diệu và những sáng tác nổi tiếng

4 707 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất Việt Nam của phong trào Thơ Mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam. Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ông là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu. Có nhiều người tin rằng Huy Cận cùng với Xuân Diệu là hai nhà thơ đồng tính luyến ái. Huy Cận Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm, cho những bài thơ Tình trai, Em đi của Xuân Diệu Ngủ chung của Huy Cận là viết về đề tài này. Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Con trai ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) trở thành một tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa mạch sống âm thầm trong tạo vật cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc. Sau Cách Mạng Tháng Tám - nhất là từ 1958 - hồn thơ Huy Cận được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu lao động xây dựng của nhân dân, trở nên dồi dào, tràn đầy lạc quan. Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời 1 (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984) … Một vài bài thơ tiêu biểu Áo Trắng Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng. Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng. Em đẹp bàn tay ngón ngón thon, Em duyên đôi má nắng hoe tròn. Em lùa gió biếc vào trong tóc Thổi lại phòng anh cả núi non. Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời, Hồn em anh thở ở trong hơi. Nắng thơ dệt sáng trên tà áo, Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài. Đôi lứa thần tiên suốt cả ngày, Em ban hạnh phúc chứa đầy taỵ Dịu dàng áo trắng trong như suối Tỏa phất đôi hồn cánh mộng baỵ Tràng giang Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc giữa dòng Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Tình Tự Sáng hôm nay hồn em như tủ áo Ý trong veo là lượt xếp từng đôi. Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé. Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía, Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương. Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường, Anh hãy bận hồn em màu sáng chói. Anh có biết hôm nay là ngày hội. của lòng ta. Em trần thiết, trang hoàng. Anh đã về; em nghe dưới chân vang Hoa lá nở với chuông rền giọng thắm Thủa chờ đợi, ôi, thời gian rét lắm. Đời tàn rơi cùng sao rụng cảnh canh thâu; trăng lu xế nửa mái tình sầu, Gió than thở biết mấy lời van vỉ? Lòng em nhớ lòng anh từ vạn kỉ. Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ Tình rộng quá, đời không biên giới nữa. Đây cửa mộng lòng em, anh hãy mở Màu thanh thiên rời rợi, gió long lanh: Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh Xuân Diệu (2 tháng 2, 1916 – 18 tháng 12, 1985) là một nhà thơ Việt Nam. 2 Tiểu sử, sự nghiệp Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại của Xuân Diệu). Cha là ông Ngô Xuân Thọ (giáo viên), người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội. Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam [1] . Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939). Hai tập "Thơ thơ" "Gửi hương cho gió" được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui đam mê sống. ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm cái nôi của tình yêu. Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000) Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia Ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983). Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. 3 Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội. Đời sống riêng Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị họ không có con chung [2] . Sau khi ly dị bà Bạch Diệp ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985. Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái [3][4] . Huy Cận Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Những bài thơ Tình trai, Em đi của Xuân Diệu Ngủ chung của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này [5][6] . Câu nói nổi tiếng Trong tập "Chân dung đối thoại", Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu: "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết." Một vài bài thơ tiêu biểu • Cả m xúc Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió, Mơ theo trăng vơ vẩn cùng mây, Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây, Hay chia xẻ bởi trăm tình yêu mến. Đây là quán tha hồ muôn khách đến; Đây là bình thu hợp trí muôn hương; Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc . Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc, Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm; Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm . Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ . Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ, Nghìn trái tim mang trong một trái tim Để hiểu vào giọng suối với lời chim, Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng. Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng; Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời; Trút thời gian trong một phút chơi vơi; Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ . Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ, Mà vạn vật là muôn đá nam châm; Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm, Sao lại trách người thơ tình lơi lả ? • Lờ i K ỹ N ữ • Chiề u • Vội vàng (tặng Vũ Đ ình Liên ) 4 . của Huy Cận, bà Ngô Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái [3][4] . Huy Cận và Xuân. tính luyến ái. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm, và cho những bài thơ Tình trai, Em đi của Xuân Diệu và Ngủ chung của Huy Cận là viết

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w