Thời gian vừa qua có rất nhiều các bạn kế toán viên hỏi công thức tính tiền lương trong bảng chấm công. Đa số các bạn không biết thiết lập bảng chấm công theo 1 tiêu chuẩn nào, gây khó khăn cho tính toán, Mỗi đơn vị đều có cách chấm công và tính lương khác nhau nhưng bảng chấm công có thể quy về 1 tiêu chuẩn để tính.
Trang 1MẪU BẢNG CHẤM CÔNG VÀ BẢNG TÍNH LƯƠNG BẰNG EXCEL ĐƯỢC NHIỀU CÔNG TY ÁP DỤNG
NHẤT ( NHỮNG CÔNG TY VỪA VÀ NHỎ CÓ SỐ
LƯỢNG NHÂN VIÊN DƯỚI 200 NGƯỜI).
Thời gian vừa qua có rất nhiều các bạn kế toán viên hỏi công thức tính tiền lương trong bảng chấm công Đa số các bạn không biết thiết lập bảng chấm công theo 1 tiêu chuẩn nào, gây khó khăn cho tính toán, Mỗi đơn vị đều có cách chấm công và tính lương khác nhau nhưng bảng chấm công có thể quy về 1 tiêu chuẩn để tính
Mẫu bảng chấm công và bảng tính lương bằng Excel cho công ty nhỏ Sau đây xin chia với các bạn Mẫu bảng chấm công và bảng tính lương trên Excel Với đầy đủ những quy ước, làm tăng ca thêm giờ, tăng ca chủ nhật , nghỉ phép , nghỉ bù…
Các bạn có thể tải về tại đây: DOWNLOAD
BẢNG CHẤM CÔNG VÀ BẢNG LƯƠNG MẪU này áp dụng cho doanh nghiệp làm việc 8 giờ 1 ngày, 6 ngày 1 tuần ( 48 giờ 1 tuần) cụ thể như sau:
– Số giờ làm việc quy định cho 1 ngày ghi tại ô G4
1 MỘT SỐ QUY ƯỚC CHẤM CÔNG:
X: Công trong giờ ngày thường 8 tiếng, nếu ít hơn 8 giờ, ghi số giờ
P: Phép hưởng lương
L: lễ nghỉ hưởng lương
TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
TCL: tăng ca lễ, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
NB: Nghỉ bù hưởng lương
Trang 2Chủ nhật, lễ, tăng ca nếu nghỉ bù đánh TB (không tính lương, do đó NB tính lương) Số ngày nghỉ bù tương ứng nên có sheet theo dõi riêng
Số giờ làm việc ghi số
2 MỘT SỐ QUY ƯỚC TÍNH LƯƠNG TỪ SỐ NGÀY CÔNG, GIỜ CÔNG (CÓ THỂ KHÁC NHAU TUỲ DN):
Ngày thường: tăng ca sau 5 giờ nhân 1.5, sau 9 giờ nhân 2
Chủ nhật: nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 2, sau 9 giờ nhân 3
Lễ: Nhân 3, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 4.5
Các hệ số nhân này ghi vào dòng 9 tại các cột tương ứng
3 QUY ƯỚC KHÁC: TUỲ DOANH NGHIỆP
Phụ cấp đi lại cho 1 ngày có đi làm
Phụ cấp tiền ăn trưa
Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp công trình bằng tỷ lệ % so với lương chính
Tăng ca trên 3 giờ 1 ngày hưởng thêm phụ cấp tiền ăn tối số giờ quy định này ghi vào ô K43 bảng chấm công
Bạn nào chưa biết cách hạch toán tiền lương thì có thể xem thêm: Cách định khoản hạch toán tiền lương
CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM EXCEL TÍNH LƯƠNG
1 BẢNG CHẤM CÔNG:
– Trong file có sử dụng công thức tính ngày trong tháng, do đó, khi đổi sang tháng mới, chỉ sửa ngày đầu tiên (ngày 1) của tháng đó
– Tiêu đề Bảng chấm công tháng mấy, Bảng lương tháng mấy cũng là công thức
– Ngày công quy định & ngày lễ nếu có, tính bằng công thức
– Một ngày chấm công 3 cột, nếu DN nào sử dụng 2 cột thì có thể dấu bớt: Cột ký hiệu “C”, chấm công giờ hành chánh, cột T5: số giờ tăng ca từ sau 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, cột ký hiệu T9: số giờ tăng ca sau 9 giờ
– Nếu trong tháng có ngày lễ, đánh “L” vào dòng 9, 3 cột của ngày đó
– Trong file có sử dụng conditional formating, tô màu ngày chủ nhật Nếu DN nghỉ thứ bảy, thì bổ sung
– Công thức đang tính cho DN áp dụng tuần làm 6 ngày x 8 giờ Nếu 1 ngày 7 giờ hoặc 6 giờ, ghi vào ô G4
2 BẢNG LƯƠNG:
– Tên, chức vụ, bộ phận, … có thể copy từ bảng chấm công sang
– Mức lương chính & trợ cấp trách nhiệm, có thể lookup từ 1 sheet khác
– Mức tiền phụ cấp xa nhà, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền ăn trưa, gõ vào các ô riêng để có thể sửa chữa, thay đổi sau này
– Nếu mức lương đóng BHXH khác mức lương chính, chèn thêm 1 cột và sửa công thức
Trang 3– Khi chèn dòng, phải đứng tại dòng trên của dòng cộng để chèn, không được đứng ngay dòng cộng