(LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN) NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ THỜI KỲ VĂN LANG ÂU LẠC(LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN) NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ THỜI KỲ VĂN LANG ÂU LẠC(LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN) NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ THỜI KỲ VĂN LANG ÂU LẠC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐẶNG THỊ LAN ANH
NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ THỜI KỲ
VĂN LANG - ÂU LẠC
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Trang 2Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị Tác giả Luận án
Đặng Thị Lan Anh
Trang 3TCN : Trước Công nguyên
VHTTTT: Văn hóa thông tin thể thao VHNT : Văn hóa nghệ thuật ĐTKH : Đề tài khoa học
ĐHQG : Đại học Quốc gia
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp mới của luận án 4
6 Cấu trúc của luận án 5
Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Tổng quan lịch sử vấn đề 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới về hình tượng nhân vật anh hùng
văn hóa trong folklore 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về nhân vật anh hùng văn hóa
và truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. 12
1.2 Tổng quan về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 19
1.2.1 Thư tịch và việc xác định niên đại, cương vực lãnh thổ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 19
1.2.2 Tên gọi Văn Lang - Âu Lạc 24
1.2.3 Đặc điểm văn hóa vật chất - xã hội - tinh thần thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 25
1.3 Tổng quan truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 32
1.3.1 Giới thuyết về truyện kể dân gian 32
1.3.2 Cơ sở lịch sử - văn hóa của sự hình thành và phát triển dòng truyện kể
dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 39
1.3.3 Diện mạo truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ
Văn Lang - Âu Lạc 41
1.4 Tổng quan về nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian 43
1.4.1 Quan niệm về nhân vật anh hùng văn hóa 44
1.4.2 Nguồn gốc và những kiến giải về mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa
trong folklore 46
1.4.3 Phân loại nhân vật anh hùng văn hóa 50
1.5 Tổng quan một số vấn đề lý luận 51
Tiểu kết chương 1 53
Trang 5VĂN LANG - ÂU LẠC 54
2.1 Cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian
về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 54
2.1.1 Cổ mẫu anh hùng văn hóa trong thần thoại: Nguồn cội của cấu trúc hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 54
2.1.2 Khảo sát cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa qua một số
truyện kể dân gian tiêu biểu về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 62
2.2 Kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa 75
2.2.1 Nhóm motif liên quan đến nguồn gốc thần bí; sự sinh nở kỳ lạ và thời thơ ấu trong chu trình vòng đời của người anh hùng văn hóa (từ điểm 1 đến điểm 9) 75
2.2.2 Nhóm motif liên quan đến hành trạng và chiến công trong chu trình vòng đời của người anh hùng văn hóa (từ điểm 10 đến điểm 17) 85
2.2.3 Nhóm motif liên quan đến cái chết và sự hóa thân trong chu trình vòng đời
của người anh hùng văn hóa (từ điểm 18 đến điểm 22) 97
Tiểu kết chương 2 99
Chương 3.HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA THỜI KỲ VĂN LANG - ÂU LẠC TRONG TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC 100
3.1 Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong
tín ngưỡng dân gian 100
3.1.1 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian với truyện kể về nhân vật anh hùng
văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc 100
3.1.2 Dấu tích anh hùng văn hóa trong một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu 103
3.2 Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong lễ hội 119
3.2.1 Khái quát về việc phụng thờ nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang
- Âu Lạc qua khảo sát lễ hội 119
3.2.2 Dấu tích anh hùng văn hóa trong một số lễ hội tiêu biểu 121
3.3 Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong
phong tục tập quán 134
3.3.1 Khái quát về phong tục tập quán Việt Nam 134
Trang 6KẾT LUẬN 148
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 PL1 PHỤ LỤC 2 PL12 PHỤ LỤC 3 PL64 PHỤ LỤC 4 PL81
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, việc nhận thức về vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở nên đặc biệt quan trọng Để bảo tồn văn hóa và làm sáng tỏ những giá trị văn học cổ truyền mà nhân dân lao động sáng tạo nên, việc nghiên cứu các truyện kể văn học dân gian là hết sức cần thiết Truyện kể dân gian phản ánh những phẩm chất tâm lý mang tính chất biểu tượng của tín ngưỡng dân gian, kinh nghiệm tập thể và đóng vai trò như một sự tái khẳng định những giá trị của nhóm cộng đồng với những truyền thống đặc trưng Truyện kể dân gian cho đến nay chưa bao giờ mất đi sức sống mãnh liệt và khả năng tái sinh không ngừng qua dòng chảy thời gian với những biến động phức tạp của lịch sử, đặc biệt là truyện kể dân gian về giai đoạn sơ sử của dân tộc
1.2 Việc nghiên cứu truyện kể dân gian từ góc độ chuyên ngành và liên ngành với mục đích cắt nghĩa các giá trị là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu say mê tâm huyết Trong kho tàng truyện kể dân gian của các nền văn hóa trên thế giới, có một kiểu loại nhân vật nằm ở khu vực trung tâm của các truyện kể dân gian lâu đời nhất, đó là nhân vật anh hùng văn hóa Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa cũng rất phổ biến trong truyện kể dân gian Việt Nam, đặc biệt là truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc Đó là một hình tượng trung tâm, thể hiện rõ nhận thức của dân gian về tự nhiên
và lịch sử, phản ánh khát vọng của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển xã hội Truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc phong phú, nhiều lớp lang tiếp tục được kể, được tin, được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng với sức hấp dẫn đặc biệt đang rất cần được nhìn nhận ở góc độ bản chất, các lớp trầm tích văn hóa của nó cần được soi sáng từ nhiều góc độ Nhiều lý thuyết nghiên cứu về nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian của các nền văn hóa trên thế giới đã mang tới cách nhìn nhận đa chiều về người anh hùng Trong các
lý thuyết đó, mô hình chu trình vòng đời người anh hùng văn hóa của Otto Rank và Lord Raglan đã gợi dẫn cho chúng tôi những phương cách để tìm hiểu cấu trúc vòng đời
và kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc Chúng tôi mong muốn tìm kiếm những điểm gặp gỡ giữa mô hình phổ quát về người anh hùng văn hóa trên thế
Trang 8giới với người anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian Việt Nam, cũng như nêu bật những đặc tính riêng của mẫu hình nhân vật này bởi những đặc tính riêng biệt về quốc
gia, dân tộc, lịch sử và nền tảng văn hóa Đây là một vấn đề rất cần được nghiên cứu
chuyên sâu
1.3 Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc chính là “thời đại anh hùng” của lịch sử Việt Nam với đầy đủ những đặc trưng của “thời đại anh hùng” theo định nghĩa của Friedrich Engels, là giai đoạn sản sinh và nuôi dưỡng những hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa điển hình trong các truyện kể dân gian Đây là thời kỳ vận động lịch sử của thiết chế
xã hội liên minh bộ lạc với sự ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ của một bộ lạc trung tâm, sau cố kết lại trở thành cộng đồng bộ tộc, cộng đồng quốc gia với cơ cấu Nhà nước sơ khai Hình tượng anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc có những nét riêng biệt điển hình Đặc trưng của nhân vật cùng với vấn đề sức sống, vai trò của nhân vật trong đời sống văn hóa dân tộc rất cần được tìm hiểu trên bình diện tổng thể và toàn diện hơn Tất cả những điều này khích lệ chúng tôi áp dụng các lý
thuyết mới vào việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Nhân vật anh hùng văn hóa trong
truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Thông qua việc khảo sát cấu trúc vòng đời, kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm gặp gỡ giữa mô hình phổ quát về người anh hùng văn hóa trên thế giới với người anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian Việt Nam Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra những đặc tính riêng biệt của mẫu hình nhân vật này được quy định bởi đặc tính riêng biệt của lịch sử và nền tảng văn hóa dân tộc Tiếp tục khẳng định đặc tính riêng biệt đó, chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu nhân vật anh hùng văn hóa trong tín ngưỡng, lễ hội, phong tục nhằm nhận diện và giải mã những dấu tích, hành trạng của nhân vật trong đời sống văn hóa dân gian
2.2 Nhiệm vụ
- Từ việc tìm hiểu cội nguồn, xác định tọa độ không gian, thời gian và bối cảnh lịch sử - văn hóa nảy sinh mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian, chúng tôi tiến hành xác định nội hàm khái niệm về nhân vật anh hùng văn hóa, từ
Trang 9đó tiến hành phân tích và khái quát các đặc trưng căn bản của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
- Trên cơ sở những lý thuyết nghiên cứu về người anh hùng văn hóa trong thần thoại và truyền thuyết của các nền văn hóa trên thế giới, luận án tiến hành phân tích và tìm hiểu cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa Trên cơ sở các phân tích đồng đại này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu lịch đại bằng những kiến giải motif trong cấu trúc hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
- Từ những phân tích theo khuynh hướng tiếp cận liên ngành và khuynh hướng nghiên cứu ngữ văn về hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sức sống của hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong nền văn hóa dân tộc Từ các lý thuyết nhân học văn hóa đương đại, chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ giữa mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc trong truyện kể dân gian với đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán và lễ hội
3 Phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung
Luận án nghiên cứu cấu trúc và motif vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc dựa trên mô hình cấu trúc phổ dụng về người anh hùng truyền thống trong các nghiên cứu của Otto Rank và Lord Ragland, đồng thời luận án cũng đặt nhân vật trong môi trường văn hóa tín ngưỡng, phong tục, lễ hội để nhận diện đầy đủ hơn đặc trưng và sức sống của nhân vật
Nghiên cứu nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, chúng tôi tập trung vào hai thể loại chủ yếu chứa đựng mẫu nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ này là thần thoại và truyền thuyết
3.2 Phạm vi tư liệu
Luận án chủ yếu căn cứ vào các văn bản truyện kể đã được ghi chép qua các thư tịch và đã được in ấn, xuất bản, tư liệu trong các sách tổng tập, tuyển tập văn học
dân gian (Viện KHXH Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4,
tập 5, Nxb KHXH, HN; Viện Văn học (2001), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập 1 - Nxb Giáo dục) Ngoài ra, luận án còn sử dụng thêm tư liệu tại các địa phương
do các học giả Hồng Diêu, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Nghĩa Nguyên, Ninh Viết Giao,
Hà Kỉnh, Đoàn Công Hoạt, Nguyễn Khắc Xương… sưu tầm, biên soạn
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình học: Nghiên cứu về nhân vật anh hùng văn hóa trong
truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, chúng tôi đã đặt nhân vật trong loại hình truyện về nhân vật anh hùng văn hóa nhằm tìm hiểu những giá trị đặc trưng
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Liên ngành không phải là sự cộng lại
của các phương pháp trong các ngành khoa học, mà là sự tổng tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành, nhưng nhất thiết phải có một ngành nghiên cứu chủ đạo còn các ngành nghiên cứu khác đóng vai trò phụ trợ Vì vậy
để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi tiếp cận quan điểm của nhiều chuyên ngành khác như:
xã hội học, nhân học, sử học, khảo cổ học, tâm lý học… Trong đó, hai khuynh hướng tiếp cận chủ đạo được sử dụng là khuynh hướng tiếp cận nhân học văn hóa kết hợp với khuynh hướng tiếp cận ngữ văn
- Phương pháp cấu trúc: Tìm các yếu tố cơ bản và sự tổ hợp của các yếu tố để
cấu thành cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc Phương pháp này dùng để mô hình hóa các dạng thức cơ bản của chu trình vòng đời nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc dựa trên các đặc điểm chung của chúng sau khi xử lý nguồn tư liệu
- Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian: Trên cơ sở tư liệu, chúng tôi phân
tích, kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
- Phương pháp nghiên cứu điền dã: Chúng tôi tìm hiểu nhân vật anh hùng văn
hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong mối liên hệ với tín ngưỡng, lễ hội, phong tục Cụ thể chúng tôi tiến hành điền dã tại các vùng lưu truyền các truyện kể ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ để nhận diện dấu tích anh hùng văn hóa trong đời sống văn hóa dân gian
5 Đóng góp mới của luận án
- Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về truyện kể dân gian với những cách tiếp cận, những khuynh hướng và lý thuyết mới của giới nghiên cứu folklore thế giới về nhân vật anh hùng văn hóa, luận án tập trung làm sáng rõ vấn
đề nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore nói chung, trong truyện kể dân gian thời
kỳ Văn Lang - Âu Lạc nói riêng
- Thứ hai, luận án tiến hành tìm hiểu cấu trúc vòng đời của mẫu hình nhân vật
Trang 11anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian Đồng thời kiến giải gốc rễ, khảo sát những biến thể và biểu hiện của những motif có liên quan trong cấu trúc hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
- Thứ ba, trên cơ sở những phân tích và tổng hợp để tìm kiếm những điểm gặp
gỡ giữa mô hình phổ quát về người anh hùng văn hóa trên thế giới với người anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian Việt Nam, luận án tiến hành minh giải những đặc tính riêng của mẫu hình nhân vật này ở Việt Nam bởi những điều kiện riêng biệt về
lịch sử và nền tảng văn hóa nơi hình tượng này tồn tại
- Cuối cùng, luận án tiến hành nhận diện và giải mã những dấu tích, hành trạng của anh hùng văn hóa trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa dân tộc, tìm hiểu sức sống của hình tượng anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong các hiện tượng văn hóa dân gian điển hình bao gồm lễ hội, tín ngưỡng, phong tục
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung luận án được triển khai thành 3 chương
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận
Chương 2 Cấu trúc và motif vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Chương 3 Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong tín ngưỡng, lễ hội, phong tục
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với mục đích xác lập nền tảng lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu, trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, chúng tôi tiến hành phác họa những nét cơ bản về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, dựng lại tinh thần thời đại, nơi hình thành và phát triển truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa Từ đó, chúng tôi tập trung tìm hiểu các khái niệm căn bản về hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa Những quan niệm căn bản về mẫu hình nhân vật này sẽ được rút ra trên cơ sở những nghiên cứu về chu trình vòng đời người anh hùng từ thần thoại và truyền thuyết trong các công trình nghiên cứu truyện kể dân gian của các học giả tiêu biểu trên thế giới Các phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử, thần thoại học, cổ mẫu, type và motif, với nền tảng được xây dựng từ các học giả như Joseph Campbell, Adam Leeming, V.IA.Propp và E.M.Meletinsky, Stith Thompson, Otto Rank vàLord Raglan được chúng tôi lựa chọn sử dụng, nhằm mục đích rút ra những nội hàm đặc trưng nhất của khái niệm “anh hùng văn hóa”, truyện kể dân gian về anh hùng văn hóa và khảo sát chúng trong hệ thống truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam
1.1 Tổng quan lịch sử vấn đề
Vấn đề nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc từ lâu đã được các học giả trong ngành văn hóa dân gian và phê bình văn học quan tâm đề cập Chúng tôi trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung: khuynh hướng nghiên cứu về mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore học thế giới và những quan điểm nghiên cứu có tính lịch sử về nhóm truyện kể dân gian thuộc về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc như sau:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới về hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore
Nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhân văn khác nhau Những nghiên cứu kinh điển từ góc nhìn
văn hóa học trong đó có đề cập đến vấn đề này là công trình Văn hóa nguyên thủy
(Primitive Culture) của E.B.Tylor, được in năm 1871 gồm 2 tập Công trình gây tiếng vang lớn và đưa E.B.Tylor lên vị trí những nhà sáng lập hàng đầu của ngành nhân học
văn hóa Trong chương XIII và XIV có tựa đề Huyền thoại, E.B.Tylor đề cập tới các
huyền thoại tự nhiên, nguồn gốc và các quy tắc lý giải chúng; những câu chuyện về
Trang 13người khổng lồ; các huyền thoại có quan hệ với những nhân vật truyền thuyết hay lịch
sử Với cơ sở dữ liệu phong phú, tác giả đã nhận định “Sự phát triển của truyền thuyết anh hùng từ huyền thoại tự nhiên có lẽ cũng diễn ra ở các bộ lạc hoang dã […], giống như đã diễn ra ở tổ tiên các cư dân thời cổ” [98; tr.441] Công trình này là một trong những gợi mở quan trọng giúp cho chúng tôi nhìn nhận được sự phát triển của truyện
kể dân gian về anh hùng văn hóa ở Việt Nam từ huyền thoại tự nhiên và mở rộng hơn, chúng tôi sẽ xem xét sự phát triển của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyền thuyết
có gốc gác từ nhiên thần trong thần thoại
Tiếp nối những nghiên cứu có tính chất mở đường của E.B.Taylor, J.Frazer với
công trình có tựa đề The Golden Bough (Cành vàng) đã kiến tạo nên diện mạo của
khoa nghiên cứu Nhân học văn hóa thế kỷ XIX Công trình chú trọng nghiên cứu văn hoá nhân loại thời kỳ chuyển đổi từ tín ngưỡng sang tôn giáo, từ tư duy ma thuật sang
tư duy tôn giáo dưới cái nhìn khoa học, từ đó cung cấp nguồn tư liệu đa dạng về đời
sống nguyên thủy, trong đó bao gồm những nghiên cứu quan trọng về một số hình tượng anh hùng văn hóa trên thế giới như Osiris, Isis, Adonis Đây được xem là những chỉ dẫn hữu ích giúp chúng tôi liên hệ, nhìn nhận sự tồn tại của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt cổ sơ
Bên cạnh những nghiên cứu theo khuynh hướng Nhân học văn hóa, chuyên
khảo Thi pháp của huyền thoại của E.M Meletinsky xuất bản vào năm 1976 được xem
là tiêu biểu cho khuynh hướng nghiên cứu của các nhà folklore học Xô viết muốn đi
sâu vào di sản sáng tác dân gian từ góc độ so sánh - loại hình và cấu trúc - ký hiệu
Trong chuyên khảo này, huyền thoại được nghiên cứu bắt đầu từ những hình thức cổ xưa nhất của nó, từ những câu chuyện về nguồn gốc của thế giới, về các hiện tượng của tự nhiên, về các thần và các anh hùng văn hóa Trong phần hai của cuốn sách,
E.M.Meletinsky đã dành một phần để viết về Bậc tiên tổ - Đấng sáng tạo - Anh hùng
văn hóa, Huyền thoại cổ về sự sáng tạo, Truyền thuyết về những anh hùng và những nghi lễ “chuyển tiếp” Ông nhìn nhận rằng nhân vật anh hùng sống và hành động
trong thời gian huyền thoại phù hợp với các sự kiện sáng tạo khởi thủy trong huyền thoại cổ xưa và có thể gọi họ là các bậc tiên tổ - đấng sáng tạo - những anh hùng văn hóa Ông viết: “Quan niệm về ba phạm trù này đan kết nhau, chính xác hơn là không phân chia một cách lộn xộn Trong tổ hợp này, nguồn gốc cơ sở là bậc tiên tổ của thị
Trang 14tộc, bộ lạc Bậc tiên tổ của bộ lạc đôi khi có thể được coi là của chung cả loài người vì biên giới các bộ lạc trong ý thức các thành viên công xã nguyên thủy trùng với biên giới toàn nhân loại” [59; tr.232]
Một trong những khuynh hướng nghiên cứu nổi bật của thế kỷ XX quan tâm đến
mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore là khuynh hướng phê bình Phân tâm
học Archetypes and the Collective Unconscious (Cổ mẫu và vô thức tập thể) là công
trình đồ sộ tập hợp nhiều chuyên luận nghiên cứu quan trọng nhất của C.G.Jung về cổ mẫu C.G.Jung (1876 - 1961) là học giả nổi tiếng với những nghiên cứu về vô thức tập thể Theo C.G.Jung, vô thức tập thể là kí ức của loài người, là kết quả của đời sống thị tộc Vô thức tập thể tồn tại trong tất cả mọi người, là cơ sở của tâm trạng từng cá nhân
và căn cước văn hóa tộc người Vô thức tập thể được ngưng kết thành những cổ mẫu (archétype), tức những mô hình nhận thức và những hình tượng nguyên thủy Trong
công trình Về quan hệ của tâm lý học phân tích đối với sáng tạo văn học nghệ thuật,
Jung viết: “Nguyên tượng (archetype), hay cổ mẫu, hay nguyên hình - dù đó là quỷ, người hay biến cố - được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kỳ đâu có trí tưởng tượng sáng tạo do hoạt động Lần lượt chúng ta có ở đây trước hết là nguyên hình huyền thoại Nghiên cứu tỉ mỉ các hình tượng này ta nhận thấy trong chừng mực nào đấy chúng là bản tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vô số cảm xúc cùng một kiểu” [90; tr.242] Vì vậy, theo quan điểm của Jung, ứng với mỗi trạng thái của con người sẽ có một cổ mẫu tương ứng, chẳng hạn như cổ mẫu người mẹ, cổ mẫu cha, cổ mẫu nước, lửa, hành trình đi về thế giới địa ngục… Và
đặc biệt là cổ mẫu anh hùng theo ông, là một trong những cổ mẫu lớn của nhân loại
Thêm vào đó, nhắc đến lịch sử nghiên cứu mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore không thể không kể đến những công trình nghiên cứu đặc biệt có giá trị
trong một trào lưu nghiên cứu sôi động bậc nhất của thế kỷ XX có tên gọi Phê bình
huyền thoại Trường phái nghiên cứu này được khởi xướng đầu tiên từ thế kỷ XIX với
các nghiên cứu của anh em nhà J Grimm Trong trào lưu trở về nguồn, đề cao chủ
nghĩa dân tộc thông qua nghiên cứu các di sản văn hóa dân gian, công trình Germanic
mythology (Huyền thoại Đức) của Jakov Grimm đã đánh dấu sự ra đời của phương
pháp huyền thoại học so sánh Với các thao tác khoa học hữu hiệu, anh em Grimm đã tiến hành phân định lớp văn hóa gốc, văn hóa bản địa đa thần giáo của Đức với lớp văn hóa Thiên Chúa giáo đến sau trong tiến trình lịch sử nhằm tìm lại những gốc tích
Trang 15của văn hóa bản địa Công trình này đã cung cấp những chỉ dẫn quan trọng có tính phương pháp luận trong nghiên cứu văn bản folklore, cũng như thật sự hữu ích khi ứng dụng để phân tích những dấu hiệu cổ xưa của một nền văn hóa hợp lưu từ nhiều nguồn văn hóa Vì vậy, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến phương pháp “tách bóc” của Jakov Grimm để tìm các mảnh vỡ của văn hóa đa thần giáo còn “găm” trong nhóm truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam
Khởi xướng từ thế kỷ XIX, thế nhưng, bước sang thế kỷ XX, khuynh hướng nghiên cứu này đã có những bước chuyển mình rõ rệt Thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề của văn học dân gian như trước đây, phê bình huyền thoại đã hướng vào việc giải thích toàn bộ nền văn học của loài người từ ngọn nguồn đó Và tất nhiên, vấn đề mẫu hình nhân vật anh hùng trong văn học và văn hóa dân gian đã được các nhà nghiên cứu tập trung lý giải như là cơ sở nền tảng để hình thành nhiều vấn đề trong
nền văn học hiện đại Anatomy of Critism (Giải phẫu phê bình) của Northrop Frye xuất
bản năm 1957, được xem là công trình tiêu biểu nhất và là tuyên ngôn của trường phái
này Giải phẫu phê bình gồm 4 phần Phê bình lịch sử hay Lý thuyết về mô thức, Phê
bình luân lý hay Lý thuyết về biểu tượng, Phê bình cổ mẫu hay Lý thuyết về huyền thoại, Phê bình từ chương học hay Lý thuyết về thể loại Trong công trình này, tác giả
hướng việc tìm hiểu căn rễ của văn học trong các mô hình huyền thoại, hơn nữa có thể phân tích văn học bằng thuật ngữ huyền thoại và mẫu gốc Tác giả khẳng định
“Truyện thần thoại về thần thánh được tái hiện trong các truyền thuyết về những người anh hùng truyền thuyết, về những người anh hùng được truyền lại vào cốt truyện của
bi và hài kịch…” [90; tr.280] Bên cạnh đó, trong tiểu luận Những cổ mẫu của văn
chương, Northrop Frye đã có những kiến giải rất có giá trị về huyền thoại và về nhân
vật anh hùng trong truyện kể dân gian
Cũng trong khuynh hướng phê bình thần thoại học, ở một khía cạnh nghiên cứu khác về mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa, không thể bỏ qua những chuyên luận nghiên cứu quan trọng trong thế kỷ XX của nhà nghiên cứu thần thoại học so sánh và
so sánh tôn giáo Joseph Campbell (1904 -1987) Các lý thuyết của ông được rút ra dựa trên quan sát rằng luôn có những mô hình phổ biến tồn tại dưới các yếu tố kể chuyện
từ những huyền thoại vĩ đại nhất Đặc biệt, mô hình có tính chất trung tâm và được ông nghiên cứu nhiều nhất là cuộc hành trình của anh hùng trong thần thoại Trong
chuyên khảo The Hero with a Thousand Faces (Người anh hùng có hàng nghìn gương
Trang 16mặt), ông tiến hành khảo sát hành trình của nhân vật anh hùng gồm các chặng Ra đi,
Hành trình, Trở về và chu trình mang tính vũ trụ của nhân vật anh hùng (sinh, tử), sự
biến hóa của người anh hùng để từ đó xác định những kiểu nhân vật anh hùng liên văn
hoá và các cổ mẫu (archetype) mang tính toàn cầu trong thần thoại các dân tộc
Trong chuyên luận có tựa đề Mythology - The voyage of the Hero (Thần thoại -
Hay là về chuyến phiêu lưu của người anh hùng), David Adams Leeming phân tích các hình thức của một huyền thoại đặc thù bằng việc chia tách truyện thành tám phần tương ứng với từng sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt diễn ra trong cuộc đời của người anh hùng Cuộc đời người anh hùng được hình dung như một chuyến phiêu lưu: sinh ra, lớn lên, đối mặt thử thách, vượt qua thử thách và tham gia vào thế giới thần linh, chết và tái sinh giống như một chu kỳ tuần hoàn Đây là những gợi mở rất có giá trị để chúng tôi tiến hành phân tích các sự kiện trong cuộc đời người anh hùng văn hóa David Adams Leeming khẳng định: “Những chuyến viễn du của người anh hùng thể hiện những khát vọng của con người, khát vọng mong muốn vượt lên trên cái chết
về mặt thể xác để hòa hợp với các chu kỳ tự nhiên, chu kỳ của vòng tuần hoàn ra đời, chết đi, và rồi tiếp tục tái sinh” [122; tr.12] Một phần của cuốn sách đã minh giải rõ hành trình sau khi người anh hùng vượt qua những hiểm nguy ở thế giới của cái chết, người anh hùng hòa nhập với thế giới nơi thiên đường và được đặt vào địa vị vĩnh viễn
ở trong mối quan hệ với các đấng bậc thần linh Hướng nghiên cứu của chuyên luận này là một gợi mở đặc biệt thú vị, khi nó đề cập đến hiện tượng hội nhập của dòng thời gian tuyến tính và dòng thời gian chu kỳ trong việc tái hiện cái chết của người anh hùng Nó hé mở cho chúng ta thấy quan niệm về bản chất thiêng của người anh hùng
Đặc biệt, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến lý thuyết về mô hình vòng đời của người anh hùng văn hóa trong folklore được đề xướng bởi Otto Rank, sau đó được phát
triển và hoàn thiện bởi Lord Ragland, được gọi là Rank-Raglan mythotype (hay còn có
tên gọi khác là cổ mẫu anh hùng) Otto Rank, là một nhà tâm lý học xuất sắc người Áo, một trong những môn đệ thân cận trong nhóm nghiên cứu của Sigmund Freud Chuyên khảo đầu tiên của Rank là một đột phá trong việc áp dụng các phương pháp phân tâm học thần thoại so sánh Bước vào thế kỷ XX, nhà tâm lý học này đã bắt đầu cố gắng để làm sáng tỏ những bí ẩn của tâm lý con người, đặc biệt là thông qua các phương tiện của thần thoại cổ điển Đường hướng được khởi xướng ban đầu bởi Otto Rank sau đó dẫn đến những hiểu biết của Jung, Joseph Campbell và nhiều học giả khác nữa Một trong
Trang 17những câu hỏi gây nhiều tranh cãi nhất của thần thoại học so sánh, là sự tương giao văn hóa trong thần thoại, văn học dân gian và truyền thuyết Ví dụ, các đại hồng thủy, cuộc tìm kiếm anh hùng và đặc biệt là câu chuyện về cấu trúc vòng đời của người anh hùng xuất hiện trên toàn thế giới Và Otto Rank thay vì cố gắng giải thích những motif phổ biến, ông đã quay về nghiên cứu những gì ông cho là phổ quát về tâm lý
Nhà nghiên cứu này đã áp dụng các phương pháp phân tâm học với hệ thống quan niệm phát triển bởi Sigmund Freud và dung hòa với Carl Jung để phân tích những truyện
kể về anh hùng văn hóa như một chỉ dẫn để hiểu được các vấn đề về vô thức trong tâm lý
của con người và của cả nhân loại Trong The myth of the birth of the hero - A
Psychological Interpretation of Mythology (Huyền thoại về sự ra đời của người anh hùng
- Một giải thích về tâm lý học huyền thoại) xuất bản ở Đức vào năm 1909, Otto Rank đã tiến hành giải thích, phân tích tâm lý của câu chuyện thần thoại như một phương tiện để hiểu biết về tâm lý con người Giống như người thầy của mình là Sigmund Freud, Rank so những huyền thoại của các nhân vật như Oedipus, Moses, Sargon… và tìm kiếm những
sự tương hợp trong tiểu sử của các nhân vật này Ông đã nhìn thấy ở loại hình nhân vật anh hùng như là biểu tượng của khát vọng bị dồn nén Trong công trình này Otto Rank đã liệt kê 12 đặc điểm giống nhau của loại hình nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian của nhiều nước trên thế giới Tiếp nối các nghiên cứu có tiếng vang đặc biệt của Otto Rank, Lord Raglan, vào năm 1936, đã phát triển thành 22 điểm tương đồng
trong cấu tạo vòng đời của người anh hùng trong chuyên luận The Hero: A Study in
Tradition, Myth and Drama (Nhân vật anh hùng: Một nghiên cứu từ trong truyền thống,
thần thoại và kịch) Lý thuyết về mô hình vòng đời người anh hùng văn hóa của hai học
giả nói trên là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi tiến hành đối chiếu những đặc tính giao thoa của người anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc với mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong truyền thống folklore trên toàn thế giới, cũng từ đó xem xét những đặc tính riêng biệt của mẫu hình nhân vật này trong trường hợp của Việt Nam
Ngoài ra, còn có thể kể đến những bài báo khoa học có giá trị liên quan đến vấn
đề này Tiêu biểu như nhà nghiên cứu Wilhelm Schmidt với các công trình Phương
pháp văn hóa lịch sử của dân tộc học, Nguồn cội của sự phát triển tôn giáo hay Cặp đôi anh hùng trong thần thoại Nam Mỹ của Alfred Métraux; Hiện tượng người anh hùng văn hóa trong hệ thống thần thoại của người Polynesian của Martina Bucková…
Trang 18Như vậy, qua một số công trình từ các trường phái phê bình và nghiên cứu tiêu biểu mà chúng tôi tiếp cận được trong quá trình tìm hiểu về nhân vật anh hùng, nhân vật anh hùng văn hóa trên thế giới, có thể nhận thấy vấn đề này đã được nhiều học giả của các khuynh hướng nghiên cứu folklore đề cập tới Trong đó các tác giả đã chú ý đến chu trình vòng đời người anh hùng, mô hình cấu trúc phổ dụng của cổ mẫu anh hùng văn hóa Những cấu trúc này sẽ có giá trị tham chiếu khi chúng tôi tiến hành ứng dụng để phân tích cho trường hợp anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về nhân vật anh hùng văn hóa và truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nhóm truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc cũng như sự đề cập đến mẫu nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian xuất hiện khá sớm, khoảng từ thập niên 60 của thế kỷ XX
Về các công trình liên quan đến mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện
kể dân gian tiêu biểu có chuyên luận Người anh hùng làng Dóng của tác giả Cao Huy Đỉnh
xuất bản năm 1969 Chuyên luận này cung cấp một khối lượng tài liệu thư tịch và truyện kể dân gian phong phú, đồng thời tác giả cũng mô tả quá trình tổng hợp, chuyển hóa của các yếu tố thần thoại, truyền thuyết, anh hùng ca trong truyện kể về người anh hùng làng Dóng Tác giả đã tiến hành phân tích quá trình thu hút, nhào nặn, chắt lọc thần thoại và truyền thuyết địa phương để tạo nên một biểu tượng cô đọng nhất của người anh hùng dân tộc Phương pháp nghiên cứu cùng những kết luận của Cao Huy Đỉnh đã mở đường cho nhiều nghiên cứu truyện kể dân gian về mẫu hình nhân vật anh hùng
Năm 1971, công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân
gian Việt Nam được công bố Đây là công trình đã tập hợp được một số bài viết có giá
trị về truyện kể dân gian của các nhà khoa học uy tín như Tầm Vu, Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh… trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài nghiên
cứu Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của tác giả Kiều Thu Hoạch Bài
viết này được đánh giá là một mốc đầu tiên trong việc nghiên cứu truyền thuyết như một thể loại của văn học dân gian Tác giả đặc biệt chú ý đến tiểu loại truyền thuyết nhân vật anh hùng chống xâm lược Đây là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa
Cũng trong công trình nói trên, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh có bài nghiên
cứu về Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước, giữ nước trong truyện cổ
Trang 19dân gian Việt Nam Những nhân vật Thần Trụ Trời, Ải Lậc Cậc được tác giả xác định
là những ông khổng lồ thần thoại với công cuộc “khai thiên lập địa, gieo nở giống người, lập địa bàn cư trú” [106; tr.75]; Vua Rồng xứ Lạc, Sơn Tinh, Ông Gióng được gọi là “bộ ba khổng lồ lịch sử” Tác giả chỉ rõ nhân vật khổng lồ thần thoại mới chỉ có cái to lớn, hào hùng của địa vực, của thiên nhiên, còn ông khổng lồ lịch sử thì bao dung cả những cuộc di cư, định cư, những cuộc chiến đấu bảo vệ bộ lạc và bộ tộc với những thành tích sáng tạo văn hóa ở mức cao hơn, những quan hệ dân tộc rộng hơn, những thế hệ tổ tiên phức tạp hơn
Năm 1974, tác giả Cao Huy Đỉnh công bố công trình Tìm hiểu tiến trình văn
học dân gian Việt Nam Trong chương một Buổi bình minh lịch sử dân tộc với những biểu tượng thần thoại anh hùng tập thể dựng nước và giữ nước, tác giả đã có những
phân tích bao quát về hình tượng Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thánh Gióng…và cho rằng: “Khuynh hướng anh hùng hóa, lịch sử hóa và dân tộc hóa là một đặc điểm
cơ bản của thần thoại Việt xuyên qua quá trình phát triển của nó.” [17; tr.34]
Bài viết của tác giả Võ Quang Nhơn Thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít
người, một bộ phận của nền văn học Việt Nam thống nhất và đa dạng (Tạp chí Văn
học số 6 năm 1977) đã đề cập tới hình tượng nhân vật sáng tạo nên những thành tựu văn hóa trong thần thoại và truyền thuyết các dân tộc ít người miền núi phía bắc Cùng
với chuyên luận Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, tác giả Võ Quang
Nhơn đã có những phác họa khá rõ nét về truyện người khổng lồ, truyện về nhân vật sáng tạo văn hóa của các dân tộc ít người
Trên Tạp chí Văn học số 2 năm 1980, tác giả Trần Gia Linh công bố bài nghiên
cứu Vai trò người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết dân gian
Bài viết bước đầu đề cập tới hình tượng bà khổng lồ - nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Năm 1981, tác giả Phan Đăng Nhật công bố công trình Văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tác giả có dành một chuyên mục nghiên cứu về Thần thoại và truyền thuyết về con người và những thành tựu văn hóa nguyên thủy Chuyên mục đề
cập đến những mẫu kể về người khổng lồ Tác giả chú ý lý giải các mẫu kể này ở góc
độ văn hóa và phân tích chúng trong tổng thể hệ thống thần thoại các dân tộc thiểu số Công trình này có nhiều gợi dẫn quan trọng cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi
Năm 1990, các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ viết giáo
Trang 20trình Văn học dân gian Việt Nam có dành chương hai viết về các thể loại tự sự dân gian
như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Đáng lưu ý là phần thần thoại các tác giả đề cập
tới các nội dung: Hình dung về vũ trụ, Hình dung về loài người, Cuộc đấu tranh chinh
phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa của con người, phần truyền thuyết với các nội dung:
Hệ truyền thuyết về thời kỳ dựng nước đã ẩn chìm dưới lớp thần thoại dày đặc, Những truyền thuyết về An Dương Vương - âm vang cuối cùng của bản hùng ca dựng nước và màn mở đầu của tấn bi kịch nước mất nhà tan Đây thực sự là những gợi mở rất có giá
trị giúp chúng tôi nhận diện được đặc trưng của truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Tiếp sau đó, chuyên luận có tên gọi Tứ bất tử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức
Thịnh xuất bản năm 1991 đã đưa ra danh mục về “tứ bất tử” gồm: Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh Nội dung cuốn sách đã góp phần
“trả cho Tứ bất tử nội dung khoa học, triết lý của nó.” [43; tr.6] Các tác giả đã cho thấy giữa vô vàn vị thần hữu danh và vô danh được biết tới thì có ba vị thượng đẳng tối linh thần là Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng đều là các “anh hùng văn hóa” đã tồn tại trong tâm thức người Việt qua các thời đại Song, nói tới “Tứ bất tử” cũng là nói tới quá trình vận động, tuyển chọn chứ không phải hiện tượng nhất thành bất biến
Năm 1998, Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam có viết:
“Thần thoại và truyền thuyết […] hai loại truyện này khác nhau về nhiều phương diện (hoàn cảnh phát sinh, phát triển, chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp chủ yếu…), nhưng trong quá trình truyền miệng lâu đời của nhân dân, chúng đã thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, tạo ra sự kết hợp, giao thoa mà không phải khi nào cũng dễ phân biệt.” [97; tr.35] Tác giả khẳng định, trong thần thoại và truyền thuyết có một bộ phận mang tính chất trung gian, quá độ, các đặc điểm của thần thoại và truyền thuyết xuyên thấm vào nhau, rất khó phân biệt Đó có thể coi là lớp thần thoại cuối cùng, vừa có thể coi là lớp truyền thuyết đầu tiên Đây là những gợi dẫn để chúng tôi nhận diện đặc điểm của truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Năm 1999, khi xu hướng nghiên cứu Thi pháp học bắt đầu thịnh hành ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã có chuyên luận toàn diện đề cập đến các bình
diện nghệ thuật của các thể loại văn học dân gian với tựa đề Những đặc điểm thi pháp
của các thể loại văn học dân gian Trong mục viết về thể loại truyền thuyết, phần
Trang 21truyền thuyết về các vua Hùng, tác giả khẳng định: “Trong những truyền thuyết thời
cổ - những truyền thuyết có vai trò thiêng liêng mở đầu lịch sử dân tộc - những kì tích, những chiến công của các anh hùng bao giờ cũng là sự tổng hợp những thành tựu lao động và chiến đấu mà toàn cộng đồng đã mất bao thế kỷ mới đạt được, quy về “thời đại dựng nước huy hoàng” của họ và trao cho một số thần thánh được suy tôn là thủy
tổ của cộng đồng… Do đó, truyền thuyết thời cổ thường có màu sắc sử thi anh hùng Cũng do những đặc điểm trên, những truyền thuyết về thời các vua Hùng được tách thành một nhóm riêng trong thể loại truyền thuyết, khởi đầu là những truyền thuyết lịch sử” [94; tr.57]
Tác giả Tạ Chí Đại Trường với cuốn sách Thần người và đất Việt đã thực hiện
một cuộc hành trình đi tìm lại diện mạo các thần linh trên đất Việt từ thời tối cổ cho đến thời cận đại Tác giả dành một chương sách để viết về các hệ thống thần linh bản địa Việt cổ gồm các nhiên thần: các thần cây, thần đá; thần sông nước; các nhân thần
sơ khai Theo đó, một số nhân vật anh hùng văn hóa hiện diện vào buổi đầu của lịch sử Việt đã được tác giả đề cập tới
Năm 2008, tác giả Nguyễn Bích Hà viết Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam
có những nhận định quan trọng về các thể loại thần thoại và truyền thuyết thời kỳ đầu Tác giả cho rằng: “Giữa thần thoại và truyền thuyết thời kỳ đầu có những nét gần gũi,
bởi chỗ dựa chủ yếu của truyền thuyết thời kỳ này chính là nguồn thần thoại.” [23; tr.49] Cũng trong thời gian này, trong bài nghiên cứu Thần thoại các dân tộc Việt Nam,
thể loại và bản chất (Tạp chí nghiên cứu Văn học số 2 năm 2008), tác giả Nguyễn Thị
Huế đã có những kiến giải rất đáng chú ý Tác giả đã nhận diện thần thoại Việt Nam phát triển từ những mẩu thần thoại riêng lẻ đến những hệ thống thần thoại lớn như hệ thống truyện Họ Hồng Bàng của người Việt Theo quá trình lịch sử, thần thoại Việt đã
bị phân hóa thành các hướng, nhiều thần thoại chuyển sang giai đoạn bị truyền thuyết hóa, cổ tích hóa Tác giả cũng tiến hành phân tích những đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật trong thần thoại như hình dạng khổng lồ, sức mạnh to lớn, tính cách đơn giản một chiều, mỗi thần chỉ thực hiện một chức năng, một hành động Chúng tôi coi đây là những nét phác họa cơ bản về nhân vật thần trong thần thoại để từ đó chúng tôi tiến hành soi chiếu sự tiếp nối, sự khác biệt khi phân tích hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Năm 2011, tác giả Nguyễn Huy Bỉnh với Luận án Tiến sĩ Truyện kể dân gian
Trang 22trong không gian văn hóa xứ Bắc có dành một phần công trình nghiên cứu về truyền
thuyết dân gian, đặc biệt là dành sự quan tâm đến nhân vật anh hùng văn hóa Tác giả khẳng định truyền thuyết xứ Bắc về các nhân vật anh hùng văn hóa đã phản ánh quá trình nhận thức của con người về thế giới tự nhiên và chính bản thân mình Hình tượng các vị thần khổng lồ với sức mạnh siêu nhiên là niềm tin, mơ ước và khát vọng vươn đến của con người
Năm 2012, cuốn Giáo trình Văn học dân gian do PGS.TS Vũ Anh Tuấn chủ biên có dành một phần viết về Quá trình phát triển hoàn thiện các thể loại văn học
dân gian Việt Nam thời kỳ dựng nước Tác giả khẳng định “Thần thoại Việt cổ đích
thực về cơ bản đã thất truyền, nhưng cái tinh thần của nó đã được thăng hoa thành truyền thuyết Chính bộ phận này được gọi là những truyện kể dân gian của thời kỳ dựng nước Phần còn lại trong số đó phải gọi là truyện về thời kỳ dựng nước.” [96; tr.30] Đây là những gợi mở rất quý báu cho chúng tôi trong việc nhận diện đặc điểm
truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Ngoài những công trình nghiên cứu có đề cập đến mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian nói chung và truyện kể về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc nói riêng, những tiền đề lý luận mà chúng tôi sử dụng trong luận án còn xuất phát từ những công trình nghiên cứu liên quan đến những đặc trưng của hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong mối quan hệ với diễn xướng, tín ngưỡng và phong tục:
Năm 1973, Nguyễn Khắc Xương công bố bài viết Tìm hiểu quan hệ giữa thần
thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng, phong tục Bài viết này nằm trong
hướng nghiên cứu coi thần thoại, truyền thuyết là một hiện tượng văn hóa tổng thể Theo tác giả “Thần thoại và truyền thuyết lưu truyền bằng miệng trong dân gian đã được tái hiện cụ thể và sinh động trước nhân dân qua nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp” [70; tr 209] Tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục là quan hệ giữa tích và trò, đồng thời khẳng định, diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là một phương thức bảo lưu thần thoại, truyền thuyết
Tiếp tục hướng nghiên cứu coi văn học dân gian là một hiện tượng văn hóa dân
gian tổng thể, năm 1989, GS Đinh Gia Khánh trong công trình Trên đường tìm hiểu văn
hóa dân gian nhấn mạnh đến tính nguyên hợp của văn học dân gian Soi chiếu vào
trường hợp cụ thể truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, tác giả cho rằng có dấu vết tục thờ núi,
thờ sông thời nguyên thủy, dấu vết cuộc đấu tranh chống thủy tai Tác giả cũng cho
Trang 23rằng trong truyện còn hiện hữu các môtíp liên quan đến phong tục hôn nhân thời cổ và các phong tục tập quán khác Từ những gợi mở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trên cơ
sở nghiên cứu tổng thể nhiều lớp văn hóa được xếp chồng qua các thời đại khác nhau
Năm 1995, Luận án Tiến sĩ với đề tài Mối quan hệ giữa truyền thuyết người
Việt và hội lễ về các anh hùng của Lê Văn Kỳ được công bố Tác giả hệ thống hoá
toàn bộ tài liệu đã sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và hội lễ ở Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết và hội lễ về người anh hùng Tuy nhiên, vì mục tiêu của công trình nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tiểu loại truyền thuyết ngợi ca các anh hùng chống ngoại xâm trong mối quan hệ với các lễ hội cầu mùa của cư dân nông nghiệp lúa nước, còn các loại hình anh hùng văn hóa khác chưa được đề cập tới
Bên cạnh những nghiên cứu lý luận mang tính chất khái quát, các công trình nghiên cứu trường hợp cụ thể đã cung cấp cho chúng tôi một nguồn tư liệu phong phú:
Hội nghị nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương được tổ chức 4 lần vào các năm
1968, 1969, 1970, 1971 mà các báo cáo khoa học đã được tập hợp khá đầy đủ trong bộ
kỉ yếu Hùng Vương dựng nước 169 tham luận tại Hội nghị, trong đó có 15 tham luận
trình bày trực tiếp về truyền thuyết thời Hùng Vương Các bài nghiên cứu đã có những chỉ dẫn quan trọng về lịch sử hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc, về thần thoại và truyền thuyết thời kỳ này từ nhiều góc độ và tập trung nhất vào giá trị lịch sử của truyện kể
Năm 1971, nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng và Nguyễn Từ Chi đã cho đăng tải
trên Tạp chí Khảo cổ học, số 11-12/1971 bài nghiên cứu về Vua Chủ Các tác giả đã tiến
hành khảo sát các dị bản đang được lưu truyền trên đất Cổ Loa và những bản kể đã được ghi chép lại thành văn bản để phác họa nên diện mạo nhân vật vua Chủ - An Dương Vương Trong khi quan tâm đến những áng thần thoại kể về nạn đại hồng thủy, nhà nghiên cứu cho rằng từ “sơ đồ cuộc loạn luân khởi nguyên”, con cái của những cặp anh
em sẽ là “những anh hùng văn hóa”, mà những công tích hiển hách là những bước liên tiếp đã xây dựng cho nhân loại một nền văn hóa vẹn toàn, với các thế ứng xử muôn đời mẫu mực Tác giả cũng cho rằng: “Phóng đại là thủ pháp thông dụng, mỗi khi thần thoại nguyên thủy đề cập đến người anh hùng văn hóa hay cặp tổ tiên khởi nguyên (vả chăng,
tổ tiên khởi nguyên và anh hùng văn hóa, nhiều lúc, chỉ là một)” [110; tr.659]
Năm 1978, tác giả Phan Kế Hoành có bài viết Góp phần tìm hiểu nguồn gốc
Trang 24truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân trên Tạp chí Văn học số 4 Từ việc tìm hiểu các
văn bản lưu truyền và các hình thức tín ngưỡng dân gian liên quan đến nhân vật Lạc Long Quân - Âu Cơ, tác giả nhận xét truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân nằm trong
hệ thống và bắt nguồn từ hệ thống truyền thuyết Người - Rắn phổ biến của cư dân ven các sông lớn của người Kinh, người Tày được lưu hành dài lâu vì gắn liền với ý thức, nghi lễ thờ cúng và các phong tục của cư dân nông nghiệp Đây là những gợi mở rất có
ý nghĩa để chúng tôi tìm hiểu cội nguồn các hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa
Năm 1987, tác giả Lê Trường Phát có chuyên đề Sơn Tinh - người anh hùng trị
thủy, anh hùng chiến trận Tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của nhân vật trong
công cuộc chinh phục tự nhiên, đặc biệt là công cuộc chống lũ lụt của người xưa đồng thời phân tích hình tượng Sơn Tinh - người anh hùng chiến trận Công trình có những kiến giải riêng, đặc biệt sâu sắc về hình tượng nhân vật Sơn Tinh - nhân vật anh hùng văn hóa tiêu biểu trong truyền thuyết thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Cũng viết về hình tượng Tản Viên, trong bài nghiên cứu được viết năm 1990 Hình
tượng Tản Viên trong đời sống văn hóa của người Mường, tác giả Lâm Bá Nam khẳng định
rằng, Tản Viên trong văn hóa Mường là hình ảnh khá độc đáo, ngoài việc được thờ cúng chung trong các nghi lễ của cộng đồng bản mường, vị thần này còn được thờ cúng trong từng gia đình Tác giả có nhắc đến đền thờ vua Bà, tương truyền là mẹ (có truyền thuyết
kể là vợ) Tản Viên, trong tâm thức dân gian, ngôi đền rất linh thiêng và đặc biệt ứng nghiệm trong việc cầu mưa Điều này đã gợi mở cho chúng tôi khẳng định quan điểm, các nhân vật anh hùng văn hóa luôn được hiện diện cùng với tín ngưỡng nông nghiệp
Năm 1997, tác giả Nguyễn Xuân Kính công bố bài viết Truyện Sơn Tinh Thủy
Tinh dưới mắt các nhà nghiên cứu Đây là một bài tổng thuật khoa học đầy đủ về một
hiện tượng văn hóa đa nghĩa Tác giả đặc biệt nhấn mạnh lớp ý nghĩa: Sơn Tinh - một
vị thần có công trấn thủy Các nghi thức phụng thờ Sơn Tinh đã thể hiện sâu sắc nhất khát vọng trấn thủy của nhân dân Cùng quan điểm xếp Sơn Tinh vào nhóm nhân vật
có công ngăn nước còn có các tác giả Đỗ Bình Trị, Nguyễn Xuân Diện (Các bài viết
được đăng tải trong cuốn Sơn Tinh và vùng văn hóa cổ Ba Vì, Kỉ yếu hội thảo, Sở Văn
hóa Thông tin Hà Tây (1997)) Đây thực sự là những gợi dẫn quan trọng cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi
Như vậy, cho đến nay các công trình nghiên cứu đã khẳng định trong truyện kể
về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc có hiện diện hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa với
Trang 25những dạng thức khác nhau Tuy nhiên hầu như vấn đề này chỉ được đề cập đến ở một
số khía cạnh mang tính chất chỉ dẫn Việc tìm hiểu nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc vẫn còn thiếu vắng công trình nghiên
cứu chuyên sâu mang tính tổng thể, hệ thống
1.2 Tổng quan về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
1.2.1 Thư tịch và việc xác định niên đại, cương vực lãnh thổ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Trong nhiều thập kỷ gần đây, với sự phát triển của nhiều ngành khoa học xã hội, các vấn đề nghiên cứu liên quan đến thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc được xới lên mạnh mẽ nhằm dựng lại khung lõi lịch sử của một thời kỳ Sự tồn tại của thời kỳ mang đậm dấu ấn huyền sử này được lưu truyền trong dân gian, được ghi chép trong những
bộ sử cổ nhất của nước ta là Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư Ngoài ra, chúng tôi có thể kể đến các nguồn thư tịch khác như Việt điện u linh (khoảng năm 1329) của
Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái (cuối đời nhà Trần) của Trần Thế Pháp, sau đó Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại, Ức Trai di tập, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Vân
Đài loại ngữ (1773) của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí (1809-1819) của
Phan Huy Chú, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, Đại Việt sử ký của Ngô Thì Sĩ
… Tất cả những tài liệu này đều là những bộ sách có giá trị trong việc khảo cứu về thời đại Hùng Vương, An Dương Vương
Cố nhiên, muốn tìm tài liệu về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong những thư tịch cổ xưa hơn, chúng ta không thể không kể đến những bộ sách cổ của Trung Quốc - những bộ
sách đã được các học giả nước ta lấy làm căn cứ để viết về thời kỳ này tiêu biểu như Thủy
kinh chú của Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Ngụy, Thái Bình quảng ký của Lý Phỏng, Cựu Đường thư, Địa lý chí của Lưu Hú đời Thạch Tấn soạn, Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc
Sử đời Tống, Thông điển của Đỗ Hựu đời Đường, An Nam chí nguyên của Cao Hùng
Trưng đời Minh Những tư liệu trên đều đề cập đến sự tồn tại của thời Hùng Vương
Bên cạnh đó, bộ Sử ký của nhà viết sử đời Hán là Tư Mã Thiên, Tiền Hán thư của nhà viết sử đời Đông Hán là Ban Cố, Hậu Hán thư do Phạm Việp đời Tống, Lưu Chiếu đời
Lương soạn đều có những ghi chép ngắn gọn về nhà nước sơ khai Âu Lạc
Theo những nguồn tài liệu như vậy, vẫn tồn tại nhiều cách xác định khác nhau
về niên đại thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư - phần ngoại kỷ, phần ghi chép về khởi thủy
của người Việt từ Kỷ Hồng Bàng do sử gia Ngô Sĩ Liên có viết: “Kinh Dương Vương
Trang 26tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông Nhâm Tuất, năm thứ 1 Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua (Kinh Dương Vương) Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân… Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của người Bách Việt” [103; tr.3]; Sau đó họ từ biệt nhau “chia 50 con theo mẹ về núi,
50 con theo cha về ở miền Nam, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi vua… Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang” [103; tr.4] Từ nguồn sử liệu này đã hình thành quan niệm coi nước Văn Lang thời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và là cơ sở để một số tài liệu xác định Việt Nam là một đất
nước có 4000 năm văn hiến Mốc niên đại lập nước Văn Lang được Đại Việt sử kí toàn
thư nhắc đến là vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An
Dương Vương Thục Phán “Từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879 - 258 TCN] [103; tr.6] Sách cũng viết: “An Dương Vương, khởi từ năm Giáp Thìn đến năm Quý Tỵ là hết, tất cả 50 năm [257 - 208 TCN] [103; tr.9] Những ghi
chép trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856-1884) do nhiều tác giả
biên soạn vào thời nhà Nguyễn cho biết sự kiện Việt Thường thị từng dâng con rùa
cho phương Bắc vào khoảng thời gian 2358-2357 TCN Bộ Việt sử tiêu án (Ngô Thì
Sĩ, 1746-1803), bộ Sử học bị khảo (Đặng Xuân Bảng, 1828-1910) cũng đều dẫn mốc
thời gian lập nước Văn Lang nằm trong niên đại thứ hai này Theo phân tích của các nhà sử học hiện đại, mốc niên đại được các cuốn sử trên nêu ra chính là thời kỳ của sự
“hình thành bộ lạc Văn Lang” [100; tr.78] hay còn gọi là giai đoạn tiền Văn Lang, tức
là giai đoạn nước Văn Lang đang trên quá trình hình thành, diễn ra từ cuối thời đại đá mới hậu kỳ đến khi chuyển sang thời đại đồng thau
Trong cuốn Đại Việt sử lược hay còn gọi là Việt sử lược - bộ biên niên sử
khuyết danh cổ nhất viết vào đời nhà Trần dẫn sự kiện “Đến thời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang” [48; tr.18] Cuốn sử này còn cho biết thêm sự kiện “Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương” [48;
Trang 27tr.18] Như vậy, theo Đại Việt sử lược thì nước Văn Lang ra đời vào khoảng nửa đầu
thế kỉ thứ VII TCN và kết thúc vào khoảng thế kỉ thứ III TCN, tồn tại trong khoảng gần 5 thế kỉ Thống nhất với quan điểm xác định niên đại thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc như trên, tác giả Trần Quốc Vượng đã đưa thêm nhiều minh chứng trong bài nghiên
cứu Vài ý kiến chung quanh vấn đề thời kỳ Hùng Vương in trong sách Hùng Vương
dựng nước, tập II Về mốc thời gian này, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là thời kỳ
hưng thịnh của thời đại đồng thau mà dấu tích được tìm thấy trong các di tích tiêu biểu như Từ Sơn, Gò Mun, Việt Khê Niên đại nêu trên hoàn toàn trùng khớp với niên đại văn hóa Đông Sơn, được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định hẳn là tương ứng thời điểm
từ khi nước Văn Lang chính thức thành lập
Như vậy, kết hợp với những kết quả khảo cổ học thu được ngày càng sâu rộng hơn về các thời kỳ từ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn, chúng tôi đồng thuận với quan điểm của nhiều nhà sử học và dân tộc học hiện nay cho rằng thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc được tính từ khoảng thời gian nước Văn Lang ra đời - khoảng nửa đầu thế kỉ thứ VII TCN và kết thúc vào thế kỉ thứ III TCN khi nước Âu Lạc sụp đổ
Về cương vực lãnh thổ, đề cập đến vấn đề này, sách Lĩnh Nam chích quái có
ghi: “Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang; đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn; chia nước làm 15 bộ là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận Chia các em ra cai trị…” [28; tr 86 - 87] Một số cuốn sách khác như
Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm Định Việt
sử thông giám cương mục của triều Tự Đức cũng ghi nước Văn Lang có cương vực
rộng lớn như vậy Giới hạn không gian này bao trùm gần như toàn bộ miền đất Giang Nam và Lĩnh Nam của Trung Quốc cho đến miền đèo Ngang của nước ta mà theo tác giả Trần Quốc Vượng, “đấy là vùng Bách Việt xưa” [101; tr.130]
Tuy nhiên, theo các sử gia Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Chú cương vực nước Văn
Lang nhỏ hẹp hơn Tác giả Bùi Thiết căn cứ vào cuốn Việt sử lược và một số bộ sử
Trung Hoa cho rằng thời kỳ Hùng Vương ở các thế kỉ VII - III TCN Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam là trung tâm, phía bắc kéo dài đến vùng nam Quảng Tây, tây nam Quảng Đông và đông Vân Nam, phía nam đến đèo Cả [83; tr.125-133] Cùng quan
Trang 28điểm này tác giả Trần Quốc Vượng khẳng định: “Đất nước ta thời Hùng Vương bao gồm chủ yếu miền Bắc Việt Nam cho đến khoảng đèo Ngang.” [101; tr.130] Ranh giới tương đối này theo các nhà sử học và khảo cổ học rõ ràng tương thích với địa vực tộc Lạc Việt trong mối tương quan với Âu Việt, Điền Việt và Nam Việt
Như vậy, hai quan điểm khác nhau về cương vực nước Văn Lang chủ yếu là ở ranh giới phía Bắc Một quan điểm xác định ranh giới phía bắc đến sông Dương Tử (hồ Động Đình), một quan điểm xác định ranh giới phía bắc đến Quảng Đông - Quảng Tây Sự khác biệt này theo chúng tôi có lẽ xuất phát từ hai quan niệm khác nhau Một
số học giả coi Văn Lang có cương vực rộng có lẽ đã đồng nhất lãnh thổ Văn Lang với địa bàn cư trú của các tộc người Việt nói chung mà trong thư tịch cổ Trung Quốc gọi chung là Bách Việt Còn các học giả coi Văn Lang có cương vực hẹp hơn vì họ đã giới hạn Văn Lang trong không gian tụ cư của cộng đồng cư dân Lạc Việt là chủ yếu
Nước Văn Lang theo thư tịch cổ gồm 15 “bộ”, hình thành trên cơ sở của các bộ lạc nói các ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer vv khác nhau hoặc hòa lẫn với nhau trong từng địa vực cư trú
Bảng thống kê tên gọi các “bộ” của nước Văn Lang theo thư tịch cổ
thƣ, Dƣ địa chí
(Nguồn: Trịnh Sinh (2010), Hà Nội thời Hùng Vương - An Dương Vương, Nxb HN, tr.332)
Trang 29Con số 15 bộ theo chúng tôi rất có thể là con số phiếm chỉ như tên gọi Bách Việt (100 tộc Việt) Đó là con số mang tính biểu trưng cho các tộc người, thị tộc, bộ lạc cố kết với nhau trong quá trình phát triển tạo thành một liên minh, một khối thống nhất mang tên Văn Lang chứ khó có thể xác định rõ ràng cương vực của sự tồn tại 15
bộ Đúng như tác giả G.E.Coedès đã viết: “Xưa kia, đường biên giới giữa các quốc gia
ở Đông Nam Á thường là một đường biên giới mềm, mờ và dễ dàng di động qua các biến cố lịch sử Theo đó, một quốc gia ban đầu được hình thành từ một tiêu điểm quyền lực, rồi từ trung tâm này bành trướng thế lực và ảnh hưởng rộng ra tới các vùng lãnh thổ hoặc tiểu quốc chung quanh, nhưng càng ở xa ảnh hưởng đó càng suy yếu, lỏng lẻo, mờ nhạt dần, và người ta khó biết được đâu là giới hạn tận cùng chính xác.” [10; tr.12] Cũng chính bởi lẽ đó, GS sử học O.Wolter đã đề nghị gắn kết loại hình thể
chế Nhà nước sơ khai với khái niệm hình tượng mandala Thuật ngữ mandala nghĩa
ban đầu là “một vòng tròn biểu đồ thần thánh được sử dụng trong sự thiền định và nghi
lễ [123; tr.312], sau được các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị
kinh tế đã được phát hiện tại hầu hết các quốc gia cổ ở Đông Nam Á Mandala rõ ràng khác biệt với thuật ngữ Nhà nước (State) mang ý nghĩa thông thường với một bộ máy
thống trị tập quyền chuyên chế, lãnh thổ rõ ràng, rành rẽ Chính thể này là “vòng luân chuyển nhà nước” [120; tr.195] được xác định từ một vị trí trung tâm với một nhân vật trung tâm, bao quanh có thể bao gồm nhiều chính thể chư hầu khác với những quyền
tự trị tương đối Thực tế cho thấy “Phạm vi ảnh hưởng có thể dịch chuyển từ một trung tâm này tới trung tâm khác, do đó nhà nước trong ý nghĩa nào đó lỏng lẻo và không chắc chắn” [117; tr.3.], “những thể chế chính trị yếu hơn bị hút về phía thể chế mạnh hơn” [126; tr.83-84]
Bởi vậy, việc xác định cương vực lãnh thổ của các quốc gia thời khởi thủy chỉ mang tính chất tương đối Tuy nhiên, những tư liệu cổ sử, những tư liệu thư tịch và truyền thuyết, các kết quả nghiên cứu của ngành Khảo cổ học, Dân tộc học và Văn hóa dân gian đã cho chúng ta xác định những di chỉ, chứng tích, phong tục, lễ hội liên quan đến thời đại Hùng Vương đều tập trung tại một vùng không gian nhất định Cụ thể, chúng tôi xác định cương vực của nướcVăn Lang cũng đồng thời là địa bàn của nước
Âu Lạc nối tiếp ngay sau đó là phạm vi lãnh thổ một phần các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (thuộc Trung Quốc ngày nay), Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ (của Việt Nam ngày nay) với cương vực phía Nam tiếp giáp với Hoành Sơn (Quảng Bình)
Trang 301.2.2 Tên gọi Văn Lang - Âu Lạc
Theo các tư liệu sử học, Văn Lang, Âu Lạc là tên của bộ tộc mạnh nhất trong liên minh các bộ tộc Bách Việt, sau trở thành tên nước cho từng thời kỳ Văn Lang: Văn theo nghĩa cổ là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người; Lang là sông, biến âm của các từ krong, klong, khoỏng [88; tr.35,36] Như vậy, tên gọi Văn Lang có thể xuất phát
từ hiện thực tụ cư của dân chúng bên những con sông Hoặc có giả thiết cho rằng Văn
Lang được hiểu là nước của những con người có tục xăm mình Nhiều nhà nghiên cứu
đã quan tâm đến vấn đề này và đưa ra các giả thuyết khác nhau Học giả Steine và tiếp
nối là tác giả Hoàng Thị Châu thực hiện thao tác “đặt Văn Lang vào trong một hệ thống tộc danh, địa danh có từ Lang như Bạch Lang ở Tứ Xuyên, Việt Lang ở Quảng Đông,
Dạ Lang ở Quý Châu… Các tên Lang, Văn Lang, Dạ Lang… bắt nguồn từ một danh từ
có nghĩa là “người”, “đàn ông”, với những hình thái biến đổi khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tùy theo từng giai đoạn lịch sử” [18; tr.191] Tác giả Tạ Đức đồng thuận với cách giải thích theo cơ sở ngôn ngữ học như trên và phát triển quan điểm:
“Tên nước Văn Lang và Dạ Lang có gốc từ tên tộc người Văn Lang và Dạ Lang Tên tộc người Văn Lang và Dạ Lang lại có gốc từ các từ chỉ Người tương ứng với lang/
orang/ yang […] Rất có thể, theo quy luật và truyền thống, vua Hùng vẫn đặt tên nước
theo tên tộc người Lạc Việt của mình Lạc Việt có gốc Ya Ya Ya Ya lại tương ứng với
Ya Yang và Ya Yang có thể phiên âm thành Văn Lang” [18; tr.192]
Qua tìm hiểu các khuynh hướng giải mã tên gọi khác nhau như vậy, chúng tôi
nhận thấy cách giải mã sau đây có nhân tố hợp lý hơn cả: Lang được hiểu do tên gọi này xuất phát từ danh từ vlang hay blang, tên gọi loài chim lớn trong tiếng Việt cổ [118, tr.108-109] Vậy Văn Lang là tên gọi của cộng đồng cư dân có chung vật tổ là
loài chim lớn Cùng quan điểm với thuyết trên của Higham còn có nhà nghiên cứu
Trần Quốc Vượng Tác giả Trần Quốc Vượng khẳng định: “Văn Lang, Mê Linh, Gia
Ninh… chỉ là phiên âm tiếng Việt cổ Ở dạng bling - bliang, mling - mlang, kling - klang… và có thể có nghĩa là một loài chim thần thoại, tô tem của bộ lạc gốc của các
vua Hùng” [110; tr.609]
Về tên gọi Âu Lạc, tác giả Tạ Đức cho rằng đó là một cách phiên âm khác của
Lava - La Bạc - Lạc Việt, một nước của người La ở Quế Lâm, Quảng Tây, là nước mà
cha ông Thục Phán đã thôn tính vào năm 257 TCN Thục Phán khi đó đã là vua của nước Lạc Việt hay Âu Lạc đó trước khi đem quân xuống thôn tính Văn Lang năm 207
Trang 31TCN Tác giả từ nhiều nguồn cứ liệu chép trong tư liệu cổ đã cho rằng tên Âu Lạc
được gọi theo tên tộc người chủ thể của nước: “chính mối liên hệ gần gũi giữa người
Lava - La Bạc - Lạc Việt - Âu Lạc ở đây là một nguyên nhân sâu xa cho việc người
Lạc Việt nước Văn Lang và người Việt sau này chấp nhận ông như một vị vua cũng như câu viết trong thần phả Đền Hùng “Thục Phán là cháu vua Hùng”, là người “thuộc tông phái hoàng đế trước” [18; tr.220-221] Cách giải mã này là một hướng nghiên cứu mới, cần thêm những cứ liệu để minh chứng
Do đó, phần đông các nhà nghiên cứu hiện nay đều đồng thuận với cách giải thích cho rằng Âu Lạc được hình thành từ hai chữ đầu của tên gọi các tổ tiên trong truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc: Âu Cơ và Lạc Long Quân; đây cũng là sự tượng trưng cho sự thống nhất, hòa hợp giữa các tộc người, trong đó tiêu biểu nhất là người (Tây) Âu và người Lạc (Việt) (các nhánh của Bách Việt) dưới thời An Dương Vương [60], [65], [107]
1.2.3 Đặc điểm văn hóa vật chất - xã hội - tinh thần thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Cư dân thời kỳ này đã có nền kinh tế phát triển: nông nghiệp dùng cày, cuốc (đặc biệt cày với lưỡi bằng đồng), các ngành dệt vải, chế tạo đồ trang sức, nghề gốm, nghề mộc đã đạt trình độ cao Cuộc sống vật chất có nhiều bước phát triển cho nên lối phục sức thời này cũng đa dạng Những tượng nghệ thuật hình người chít khăn, mặc váy, hình người hóa trang nhảy múa… đã là những minh chứng
Trang 32Di vật đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn là trống đồng Trồng đồng là một loại nhạc khí được sử dụng trong tế lễ, hội hè và là vật tượng trưng cho quyền uy của thủ lĩnh dùng để tập hợp quần chúng trong lao động sản xuất và trong chiến trận Trống đồng không chỉ là biểu tượng của sức mạnh thủ lĩnh, mà còn là biểu tượng của vật thiêng làm trung gian cho sự giao tế giữa con người với thần linh, không chỉ là sản phẩm phản ánh trình độ phát triển khoa học kĩ thuật luyện kim mà còn có giá trị như một pho sử ghi lại cảnh sinh hoạt xã hội thời kỳ văn hóa Đông Sơn thể hiện tập trung nhất những đặc sắc của đời sống xã hội, của tư duy và tâm hồn cư dân Văn Lang
Nền văn hóa Đông Sơn, sức sống văn hóa Đông Sơn đã lan tỏa rộng khắp lưu vực sông Hồng, sông Lam, sông Mã Quá trình gia tăng dân số diễn ra ngày một rõ nét Từ những vùng núi đồi trung du, những vùng bậc thềm, những gò cao, một số tộc người từng bước lấn dần xuống vùng đồng bằng Đến khi họ có công cụ đồng thau và nhất là công cụ sắt trong tay thì vùng đồng bằng đầm lầy không còn là mối hiểm nguy đối với họ nữa “Đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn, toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã được khai phá về căn bản” [60; tr 20]
Căn cứ vào các tư liệu cổ, có thể nói Âu Lạc đã thừa hưởng phần đất đai trù phú nhất, phát triển nhất của Văn Lang Nước Âu Lạc kế tục và là bước phát triển mới từ gốc của nước Văn Lang với nền văn hóa Đông Sơn vẫn là nền tảng, là cơ sở chung Thời kỳ này, con người đã sản xuất rất nhiều loại vũ khí Trên trống đồng những hình họa về bộ binh, thuyền chiến được khắc họa khá rõ nét, đó là hình người trên thuyền hóa trang, tay cầm rìu chiến hay lao phóng hay cung tên Khảo cổ học tìm được ngoài những vũ khí như giáo, lao, dao găm, rìu chiến, tấm che ngực, bặc biệt tại khu Cầu Vực, cách thành
Cổ Loa khoảng 200 mét còn tìm thấy một kho chứa hàng vạn mũi tên đồng và nhiều xỉ đồng Có lẽ đây là loại vũ khí đã xuất hiện trong thời kỳ nước Âu Lạc tồn tại, hoàn toàn trùng hợp với tư liệu truyền thuyết về nỏ thần của vua Chủ An Dương Vương
Người Âu Lạc tiếp tục khai phá vùng đồng bằng, xây đắp tòa thành đồ sộ - thành Cổ Loa Đây là một thành tựu lao động to lớn, đầy sáng tạo và phản ánh sự phát triển vượt bậc của nhà nước Âu Lạc Mặt khác, kích thước của thành Cổ Loa, sự hiện hữu của một kho chứa số lượng tên bắn khổng lồ cho thấy đây là một quốc gia mạnh hơn là một liên minh các bộ tộc Thêm vào đó, “trong khi kinh đô của Văn Lang được đặt trong vùng Trung du, bên diềm châu thổ, thì kinh đô của Âu Lạc lại được thiết lập ngay tại đồng bằng Sự di chuyển này là bằng chứng cho thấy dân Việt, từ vùng cao
Trang 33xuống, đã hoàn tất việc chinh phục châu thổ sông Hồng.” [47; tr.74-75]
1.2.3.2 Văn hóa xã hội
Có thể thấy thành tựu của nền văn hóa Đông Sơn là sản phẩm của sự dung hòa nhiều tộc người “Đó là quá trình tổng hợp hóa Lạc Việt nguyên thủy, Âu Việt, Nam Đảo và Australo - Melanesia để hình thành Lạc Việt mới có sự chi phối của cả hai yếu
tố tự nhiên và lịch sử - xã hội.” [65; tr.110] Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ phần nào cho thấy cuộc giao hòa của ít nhất hai dòng dân cư sinh sống ở vùng cao cạn (Âu) và vùng thấp ngập (Lạc) Nơi vua Hùng đóng đô cũng là nơi giao thoa của các dòng văn hóa: văn hóa đồng bằng và văn hóa miền núi Theo dòng lịch sử, vị thần Cao
Lỗ bị An Dương Vương không trọng dụng và bỏ đi “là phản ảnh một cuộc khủng hoảng trong xã hội Âu Lạc, ở đó có sự xâm nhập vào tín ngưỡng vùng cao của tín ngưỡng vùng thấp: Ông thần đá phải mang dấu vết của biển (rồng), phải chia xẻ địa vị với các thần đầm lầy, sông nước, nghĩa là thế yếu đi.” [95; tr.40] Bằng chứng rõ ràng nhất của sự dung hợp Âu và Lạc là sự kiện Thục Phán, thủ lĩnh Âu Việt, chiến thắng Hùng Vương - thủ lĩnh Lạc Việt để rồi sáp nhập thành nước Âu Lạc Như vậy, thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc là thời kỳ có sự dung hợp của các cộng đồng cư dân dù buổi đầu diễn ra không hề dễ dàng, nhưng sau được hoàn toàn quy tụ
Theo tác giả Tạ Đức: “Nước La thời Chu gốc là nước Việt thời Thương, do sự bành trướng của Chu và Sở, đã bị liên tục dồn ép đánh đuổi từ vùng sông Vị (Nam Hoàng Hà) xuống vùng sông Hán và sông Mịch - La (Nam Dương Tử) Các nhóm dân
La hay Lạc Việt đã di tản tới nhiều nơi, với truyền thống chính trị - văn hóa vượt trội so với cư dân bản địa, đã lập ra nhiều nước, trong đó có nước Văn Lang ở Bắc Việt Nam.” [18; tr.203] Những kiến giải này tuy vẫn còn khá mới mẻ trong giới nghiên cứu, nhưng
có một hạt nhân cốt lõi mà chúng ta thống nhất là nhóm dân La hay Lạc Việt (một chi tộc trong Bách Việt cư trú chủ yếu ở vùng văn hóa Lĩnh Nam và là cư dân gốc nông nghiệp lúa nước) thời kỳ đó đã có truyền thống chính trị - văn hóa vượt trội “Tộc Lạc Việt nguyên thủy tiến dần về đồng bằng sông Hồng, ban đầu khai thác vùng ngã ba Việt Trì, sáng tạo nên văn hóa Phùng Nguyên và lập nước Văn Lang, dựng thành Phong Châu, tạo lập nền tảng cho văn hóa các giai đoạn sau.” [65; tr.109] Tác giả Đặng Nghiêm Vạn gọi giai đoạn này là sự hòa hợp “giữa văn hóa cư dân Tiền Việt Mường (tức cư dân Lạc Việt nguyên thủy) và cư dân tiền Tày - Thái (tức Âu Việt)” [99; tr.264] Qua các tài liệu dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa học, ta có thể phỏng đoán rằng cư dân
Trang 34Việt Mường cổ đã áp dụng mô hình kinh tế lúa nước của cư dân tiền Tày - Thái và cũng
áp dụng mô hình tổ chức xã hội của nhóm cư dân này trên cơ sở giữ nguyên những tổ chức công xã của nhiều tộc người do thủ lĩnh các bộ lạc đứng đầu
Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, trong các “bộ”, các thành viên gắn kết với nhau bởi các mối quan hệ thuộc tàn dư nguyên thủy, nhưng đã bắt đầu chuyển sang quan hệ bóc lột Các tầng lớp gắn với nhau bởi chế độ công hữu về ruộng đất Tư liệu thư tịch
cổ còn cho biết thời Hùng Vương có các loại ruộng Lạc, dân Lạc là ruộng và dân của
công xã Ruộng đất cày cấy của công xã được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng theo những tục lệ mang tính chất bình đẳng và dân chủ của cộng đồng làng xã Đây là thời kỳ công xã thị tộc đang rạn nứt, nhường chỗ cho công xã nông thôn trên đường phát triển Xã hội thời kỳ văn hóa Đông Sơn dựa trên nền tảng công xã nông thôn được các nhà nghiên cứu cho là loại hình xã hội kiểu “Phương thức sản xuất châu Á” “Quan hệ giữa bộ tộc - bộ lạc và nhà nước là thuần phục, cống nạp về kinh tế.” [65; tr.114]
Tư liệu mộ táng thời kỳ văn hóa Đông Sơn là một bằng chứng xác thực cho biết trong xã hội đã có sự phân hóa tạo ra một cơ sở xã hội cần thiết cho quá trình hình thành Nhà nước đầu tiên Xã hội bao gồm những tầng lớp là vua quan quý tộc, nô tỳ và dân tự do của công xã nông thôn Nô tỳ là tầng lớp thấp kém nhất, mang thân phận lệ
thuộc trong xã hội mà Lĩnh Nam chích quái gọi là thần bộc, nữ lệ hay nô tỳ Còn lại,
các thành viên công xã, đại bộ phận vẫn là những nông dân Tầng lớp đứng ở vị trí cao
nhất trong xã hội theo thư tịch cổ là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng Đó là những yếu
tố cấu thành bộ máy nhà nước sơ khai Đứng đầu nhà nước sơ khai ấy là Hùng Vương
“Vua Hùng có quyền thế tập và tập trung trong tay một số quyền lực, tuy nhiên đấy chưa phải là quyền lực nhà nước đầy đủ.” [60; tr.25] Theo chúng tôi những thủ lĩnh này đã có công khai phá các vùng đất hoặc giành chiến thắng trong các cuộc chiến, được cộng đồng tôn vinh (Ngày nay ở các bộ tộc như người Ê đê vùng Tây Nguyên còn dấu vết và bóng dáng của người thủ lĩnh thời kỳ sơ khai ấy qua hình ảnh ông Pôlan (tiếng Êđê: Pô = bố, lan = đất - tức là người chủ đất, người khai phá đất đai)
Theo các cứ liệu lịch sử, vào khoảng thiên niên kỉ thứ hai TCN, cư dân di chuyển dần từ phương Bắc xuống, các tộc người đã tràn xuống vùng trũng khai phá đồng bằng, tiến hành đắp đê và lấn dần ra phía biển Do công việc thủy lợi, đắp đê bảo
vệ vùng đất màu mỡ chống sự chèn ép từ phương Bắc xuống, cư dân nơi đây đã phải
Trang 35liên kết lại với nhau trong một hệ thống chính trị do một thủ lĩnh Hùng Vương uy thế đứng đầu Bộ máy nhà nước sơ khai Văn Lang ngày càng được hoàn thiện Hùng
Vương phân chia các con em trong dòng tộc cai quản các vùng đất khác nhau, các bộ khác nhau Dưới bộ là các công xã Đứng đầu mỗi công xã là bồ chính (già làng) Từ
đó mối quan hệ giữa bản - mường, làng - nước dần được hình thành Như vậy có nghĩa
là trong các nấc thang Nhóm/Băng - Bộ lạc - Lãnh địa - Nhà nước theo thuyết tiến hóa
văn hóa của lịch sử nhân loại thì thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc đã trải qua quá trình phát
triển Lãnh địa và chuyển sang giai đoạn sơ khởi của thời kỳ hình thành Nhà nước
Mô hình nhà nước Văn Lang là mô hình một nhà nước cổ theo chế độ cha truyền con nối, đời đời thế tập, tức là chế độ phụ quyền đã nối tiếp chế độ mẫu quyền trong lịch sử tổ chức xã hội thị tộc của người Lạc Việt Mối quan hệ giữa nhà nước - các bộ - kẻ (làng) - gia đình tương đối hoàn thiện “Sự nảy sinh của một hình thái Nhà nước, dù còn sơ khai nhưng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của lịch sử Nó xác nhận quá trình dựng nước đời Hùng Vương và đặt cơ sở cho sự ra đời của một loại hình cộng đồng dân tộc mới: cộng đồng quốc gia, cộng đồng bộ tộc có ít nhiều tính dân tộc.” [60; tr.26] Nối tiếp Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc được tổ chức và phát triển
ở nấc cao hơn, được “kế thừa từ nhà nước Văn Lang, tổng hòa văn hóa tổ chức Âu và Lạc, và dưới áp lực tổ chức kiện toàn để chống lại mối nguy cơ xâm lăng từ phương Bắc.” [65; tr.114]
Cuộc sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc thời văn hóa Đông Sơn đã phát triển tiếp nối truyền thống cư dân tiền Đông Sơn Họ vẫn giữ những tập tục xăm mình, ăn cơm nếp, ở nhà sàn Họ đi lại chủ yếu bằng thuyền, bè, mảng trên sông, suối Tư liệu khảo cổ học cho biết những di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn thường rộng từ vài nghìn đến vài vạn mét vuông và tầng văn hóa khá dày Đó là dấu vết của những xóm làng định cư trên cơ sở công xã nông thôn Một đặc điểm quan trọng của công xã nông thôn nước ta là bên cạnh quan hệ láng giềng, địa lý, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã “Kết cấu vừa làng vừa họ hay kết cấu làng - họ chắc chắn khá phổ biến
ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn và còn lưu lại ở các thế kỉ sau, thậm chí đến ngày nay trong các địa danh mang tên một họ gắn với chữ “xá” Đặc điểm này làm cho sự gắn
bó bên trong công xã càng trở nên bền chặt.” [60; tr.20] Sự liên kết giữa các cộng đồng dân cư thời kỳ này vì thế khá chặt chẽ Việc lập nước Âu Lạc hẳn phải có quá trình hòa nhập lâu dài của các cộng đồng trên nền tảng của truyền thống văn hóa Văn
Trang 36Lang - Lạc Việt Các sử gia cũng khẳng định giữa Tây Âu và Lạc Việt, Nam Đảo… có những đặc trưng văn hóa tộc người khá gần gũi và mang nhiều nét tương đồng Cuộc chiến tranh đánh bại quân Tần trên thực tế đã làm cho Âu Lạc thêm vững mạnh Nhà nước Âu Lạc phát triển theo hướng tập trung quyền lực chuyên chế mạnh mẽ, đời sống
cư dân có những thay đổi rõ rệt, xã hội ngày một phân hóa sâu sắc
1.2.3.3 Văn hóa tinh thần
Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, con người đã có quan niệm rất rõ về vũ trụ ba tầng bốn thế giới Họ quan niệm vũ trụ ba tầng gồm: tầng trên - Trời, tầng giữa - Người và tầng dưới - Thế giới âm Tầng dưới lại được chia thành hai thế giới: thế giới dưới Đất (mộ đất Đông Sơn, thổ táng) và thế giới dưới Nước (mộ hình thuyền Đông Sơn, thủy táng) Theo tác giả G.Condominas “Không gian xã hội là cái không gian được xác định bởi tập hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng cho một nhóm người nào đó.” [11; tr.16] Như vậy, theo quan điểm của G.Condominas nơi sinh sống chỉ là một bộ phận của không gian xã hội và không thể giới hạn nó trong một phạm vi hai chiều một mặt phẳng Không gian xã hội bao gồm cả không gian thực - không gian sinh sống và không gian ảo Bởi vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, trong tâm thức và trong dấu
ấn tư duy, không gian xã hội đối với con người bao gồm thế giới người sống/ thế giới người chết, cõi trên cao/ cõi dưới thấp… Con người thời kỳ này được đặc trưng bởi hệ
tư duy mang biểu tượng lưỡng hợp: trên/ dưới, nam/ nữ, dương/ âm, đực/ cái…, và điều này được phản ánh rất rõ trong các huyền thoại
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã có quan niệm rất sâu sắc về thời gian chu kỳ - mùa vụ Đó là quan niệm điển hình của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước do ảnh hưởng
từ hoạt động mùa vụ Ở các hình họa trang trí trên mặt trống đồng, con người và muôn vật đều được hướng theo một chiều, đó là hướng chuyển động biểu kiến của mặt trời Tác giả Trần Quốc Vượng minh giải: “Cư dân nông nghiệp - Cư dân chài lưới Đông Sơn đã cần và đã có những tri thức thiên văn… tượng 4 cóc (hay 4 cặp cóc), 4 vịt hay 4 chim
mỏ dài bay quanh Mặt Trời, 4 cặp trai - gái giao phối trên thạp Đào Thịnh… là biểu tượng 4 tiết Xuân - Hè - Thu - Đông trong một năm của người Việt cổ.” [110; tr.138]
Thời kỳ này, cộng đồng cư dân bước vào cuộc sống định cư trồng trọt song vẫn bảo lưu một số tàn dư của tín ngưỡng thời kỳ thị tộc mẫu hệ: tín ngưỡng bái vật giáo như thờ thần mặt trời, thờ thần núi, thần nước, thần cây , tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ lúa Và với sự phát triển mạnh của ý thức hướng về cội nguồn của cộng
Trang 37đồng, thời kỳ này đã xuất hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các thủ lĩnh, các nhân vật có công lớn đối với cộng đồng
Trước hết phải kể đến tín ngưỡng sùng bái Tôtem của cộng đồng cư dân Việt
cổ Trên rìu đồng Đông Sơn có những hình rồng đối nhau Họ dùng thuyền rồng trong
tế bái thủy thần Tục vẽ mình, xăm mình cho giống các loài thủy tộc rất phổ biến thời
kỳ này đã được lưu lại trong truyền thuyết Những hình người hóa trang bằng lông chim trên các thạp trống đồng Đông Sơn, tượng chim bằng gốm ở Gò Mun, tượng chim đúc bằng đồng thau đặt trong trống đồng Đào Thịnh Đó chính là một sự thể hiện
rõ nét ý niệm vật tổ Ý niệm vật tổ này còn được thể hiện trong nhiều địa danh thời kỳ
này như Văn Lang, Mê Linh, Luy Lâu… - những bộ lạc thờ chim làm vật tổ đặt tên đất
là các loài chim; hay Giao Chỉ - được coi là tên đầu tiên mà các tư liệu, thư tịch Trung
Quốc dùng để gọi người Việt cổ cũng được giải thích: “Giao chỉ con cá sấu - rồng, giao
long, con vật tổ của các dân Việt; chỉ có nghĩa là “đất, lãnh thổ” Như vậy, khởi đầu
Giao Chỉ chỉ “đất của những dân tộc thờ giao long” [2; tr.22-23] Đến thời kỳ nước Âu Lạc tồn tại, tín ngưỡng thờ thần rùa, coi rùa là vật tổ, coi rùa là thần mưa, thần sông nước, thần bảo hộ nên rùa đã đi vào tư duy kiến trúc tiền sử của thời kỳ Âu Lạc “Hai dạng nhà trên trống đồng Đông Sơn là hai dạng nhà mô phỏng hai vật tổ rắn - chim Thành Cổ Loa, như thành Thành Đô là thành mô phỏng hình rùa.” [18; tr.216] Kể cả
việc đặt tên thành Cổ Loa (“từ gốc của Cổ Loa là một từ cổ có dạng Klu/Klo/Kro/Kru… trong tiếng Tạng - Miến, Nam Á, Nam Đảo từ Klu/Klo tương ứng với
Klung/Klong/Krong = sông = rồng = thần nước, với các hiện thân cụ thể là rắn,
rùa…”[18; tr.215] cũng mang dấu vết của tín ngưỡng vật tổ, một cách thức sử dụng ma thuật mô phỏng về ngôn ngữ, gửi gắm khát vọng thành quách sẽ vững chãi, trường tồn
Thời kỳ này xuất hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật do những người thợ thủ công cũng là nghệ nhân dân gian tạo dựng Nhiều đồ trang sức, công cụ, vũ khí lúc này đều
là những tác phẩm nghệ thuật Thêm vào đó, cư dân thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc rất chuộng nhạc, múa Họ có nhiều nhạc khí như trống đồng, cồng, chiêng, phách, khèn, sáo… Những hình ảnh tìm thấy trên các mặt trống đồng Đông Sơn cho ta thấy rất rõ những sinh hoạt này
Nói đến văn hóa tinh thần của thời kỳ này không thể không nhắc tới lễ hội, đặc biệt hội mùa là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng Hội thường được tổ chức vào mùa xuân, thu, với nghi lễ nông nghiệp cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng phong
Trang 38đăng Thời kỳ này còn sản sinh và nuôi dưỡng hệ thống truyện kể dân gian phong phú với các hình tượng nghệ thuật đã trở thành cứ liệu để xem xét và giải mã nhiều vấn đề
về lịch sử dân tộc, đặc biệt, là nhóm truyện kể về các anh hùng văn hóa
1.3 Tổng quan truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
1.3.1 Giới thuyết về truyện kể dân gian
Truyện kể dân gian là một bộ phận nằm trong nền văn học dân gian được sáng tác theo phương thức tự sự Đây là loại hình văn học dân gian có phương thức diễn xướng là kể chuyện, lấy hành động của nhân vật làm nòng cốt, sử dụng hình thức ngôn ngữ là lời nói văn xuôi để biểu đạt Truyện kể dân gian là những đơn vị truyện kể thuộc các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích… Tuy nhiên, truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc mà chúng tôi quan niệm ở đây tập trung vào hai thể loại chủ yếu chứa đựng mẫu nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ này là thần thoại và truyền thuyết Mặc dù, trong nhóm truyện kể này có một lớp truyện
kể có ranh giới mờ giữa truyền thuyết và cổ tích, hay nói cách khác là nhóm truyền thuyết bước đầu có xu thế cổ tích hóa Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy những thiên truyện này vẫn phản ánh những vấn đề mang đậm ý nghĩa rộng lớn quốc gia - dân tộc và hình tượng nhân vật trung tâm được quy định chủ yếu bởi dòng sự kiện lịch sử
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, truyện dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
chủ yếu kể về những nhân vật thần thoại “anh hùng văn hóa” thời cổ đại đã được lịch
sử hóa và nhất loạt quy về “thời đại dựng nước huy hoàng” [94; tr.57] Do nhiều nguyên nhân phức tạp, những truyện này đã rơi vào tình trạng bị tản lạc, “xé lẻ” và xô
bồ về mặt thể loại - một số truyện vẫn được xem là thần thoại, còn phần lớn trong số
đó đã chuyển hóa thành truyền thuyết, có một số truyện kể nằm ở vùng giáp ranh giữa hai thể loại này “trong quá trình truyền miệng lâu đời của nhân dân, chúng đã thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, tạo ra sự kết hợp, giao thoa mà không phải khi nào cũng dễ
phân biệt.” [97; tr.35] Tác giả Vũ Anh Tuấn trong Giáo trình Văn học dân gian khẳng
định: “đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khẳng định các truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương có một bộ phận cũng chính là các mẫu kể thần thoại Việt cổ được lưu truyền và biến đổi theo xu thế lịch sử hóa, anh hùng hóa, dân tộc hóa như một quy luật tất yếu vận hành.” [96; tr.45] Như vậy, sự bảo lưu một cách mạnh mẽ các yếu tố của thể loại thần thoại cũng như quá trình chuyển hóa thể loại sang một thời kỳ rực rỡ của truyền thuyết đã khiến nhóm truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc rất khó để
Trang 39phân chia thể loại một cách rạch ròi Sự phức tạp và đan xen thể loại mạnh mẽ trong nhóm truyện kể này đã được các nhà nghiên cứu nhất loạt đồng tình xem đây là “giai đoạn quá độ từ thần thoại sang truyền thuyết” [96; tr.73] và do đó trong phần giới thuyết về truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, chúng tôi tập trung giới thuyết hai thể loại là thần thoại và truyền thuyết
1.3.1.1 Thần thoại
Nhà nghiên cứu folklore nổi tiếng thế giới Franz Boas đã có nhận định nổi tiếng:
“Dường như thế giới thần thoại được xây dựng nên chỉ để vỡ tan ra và các thế giới mới lại được xây dựng từ các mảnh vỡ” [85; tr.281] Nhận định có tính chất hình tượng nhưng cho thấy rõ rằng thần thoại được xem là gốc rễ của mọi thể loại tự sự dân gian
Và không chỉ giới hạn bó hẹp như vậy, những giá trị to lớn của thần thoại khiến các nhà nghiên cứu đều cho rằng trước khi tồn tại với tư cách là một thể loại của văn học dân gian, thần thoại là một hệ thống quan niệm về thế giới của con người thời nguyên thủy
Đó là những câu chuyện kể về những khởi đầu “thiêng liêng”, những khởi đầu mang tính văn hóa và tôn giáo
Theo E.M.Meletinsky, từ “thần thoại” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen
là truyền thoại Thường được hiểu đó là truyện kể về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên các nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa Hệ thần thoại (mifalogia)
là tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật, đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới” [64; tr.77]
Những chuyên luận nghiên cứu đầu tiên với các học giả tiên phong như E B Tylor (Văn hóa nguyên thủy), James George Frazer (Cành vàng), và Adolf Bastian với
lý thuyết về "ý tưởng nền tảng" đã đặt nền móng quan trọng trong việc nghiên cứu thần thoại Từ đó đã hình thành hàng loạt lý thuyết và trường phái nghiên cứu thần thoại tiêu biểu như: Trường phái nghi lễ chức năng với những đại diện tiêu biểu như Malinowski, trường phái xã hội học Pháp với tên tuổi của Lévy Bruhl trong lý thuyết
về tư duy “tiền logic”, lý thuyết biểu trưng thần thoại với đại diện nổi bật là nhà triết học người Đức E.Cassirer, lý thuyết phân tâm học với gương mặt xuất chúng của C.G.Jung hay lý thuyết cấu trúc với đại diện tiêu biểu là Lesvi- Strauss…
Card Gustav Jung, nhà nghiên cứu nổi tiếng với các quan điểm về “vô thức tập
Trang 40thể” của nhân loại, dựa trên các cứ liệu từ hệ thần thoại đồ sộ, cho rằng thần thoại ra đời là kết quả của “vô thức tập thể”, là các vết tích tối cổ còn lưu lại cho đến tận ngày nay Vô thức tập thể này tựu trung trong các “cổ mẫu” và đây chính là lời giải thích cho sự tương đồng trong các câu chuyện và các sự kiện huyền thoại tồn tại trong nhiều nền văn hóa qua các giai đoạn khác nhau
Trong khi đó, nói về bản chất thể loại thần thoại, các nghiên cứu của Lévi- Strauss chỉ ra rằng thần thoai có cấu trúc nhị phân, giải quyết những mâu thuẫn trái
ngược đặt ra trong các nền văn hóa thông qua các cặp đôi đối lập
Bên cạnh đó, một số học giả theo khuynh hướng nghiên cứu ngữ văn đã cho rằng: “Huyền thoại là một hình thức của truyện kể văn xuôi được các thành viên của xã hội có nền văn hóa chứa đựng huyền thoại tin là thật Huyền thoại có một thành phần linh thiêng (nếu nó không được coi là hoàn toàn linh thiêng), và chúng có các nhân vật chính chủ yếu không phải là người… mặc dù có ít số lượng huyền thoại hơn là truyện cổ tích và truyền thuyết hiện diện trong nền văn hóa bất kỳ, huyền thoại được coi là có tầm quan trọng vượt lên con số của chúng ở chỗ chúng thiêng liêng và cung cấp lý do căn bản cho sự tồn tại và cách làm việc trong các nền văn hóa đó” [86; tr.216]
Từ việc tổng kết các khuynh hướng và các cách tiếp cận thần thoại, E.M
Meletinsky trong cuốn Thi pháp của huyền thoại đã quy tụ bản chất của thể loại này
thành các luận điểm quan trọng: “1 Trong các xã hội nguyên thủy, huyền thoại có mối quan hệ chặt chẽ với ma thuật, với nghi lễ và thực hiện chức năng duy trì các trật tự tự nhiên và xã hội và chức năng kiểm tra, giám sát xã hội 2 Tư duy huyền thoại có những đặc tính riêng về mặt logic và tâm lý 3 Sự sáng tạo huyền thoại là hình thức tư duy cổ xưa nhất của con người, là một thứ ngôn ngữ tượng trưng mà con người dùng
nó để mô hình hóa, phân loại, giải thích tự nhiên, xã hội và bản thân mình 4 Những đặc tính của tư duy huyền thoại có những sự giống nhau nhất định với những sản phẩm của trí tưởng tượng con người không chỉ trong thời kỳ cổ xưa nhất mà cả trong thời kỳ lịch sử khác nữa Do đó, với tư cách là phương thức tư duy thống trị toàn xã hội thì huyền thoại vốn là hiện tượng đặc trưng cho các nền văn hóa cổ sơ, song với tư cách là một “mảnh” hoặc một “trình độ” nhất định nào đó thì huyền thoại vẫn tồn tại trong các nền văn hóa khác nhau” [13; tr.557]
Ở đây, trên cơ sở nguồn dữ liệu khảo sát về hệ thống truyện kể dân gian về thời
kỳ Văn Lang - Âu Lạc, chúng tôi quan niệm: Thần thoại là câu chuyện về khai nguyên