1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ĐẢNG LÃNH đạo GIẢI QUYẾT mối QUAN hệ GIỮA độc lập dân tộc và CHỦ NGHĨA xã hội GIAI đoạn 1986 2001

98 783 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 395,5 KB

Nội dung

ĐLDT và CNXH là mục tiêu cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối của Đảng, là nguồn gốc, nguyên nhân đưa đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.luận văn tốt nghiệp sẽ làm rõ nét việc Đảng ta giải quyết hai mối quan hệ này trong giai đoàn 1986 2001

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

ĐLDT và CNXH là mục tiêu cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏxuyên suốt trong đường lối của Đảng, là nguồn gốc, nguyên nhân đưa đến mọi thắng lợicủa cách mạng Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng

Tổng kết quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm, Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã nêu rõ: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta Độc lập dân

tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảođảm vững chắc cho độc lập dân tộc” [15, tr.4]

Công cuộc đổi mới đất nước kể từ (12/1986) đến nay diễn ra trong bối cảnh tình hìnhthế giới và khu vực có nhiều biến đổi phức tạp Hệ thống XHCN lâm vào khủng hoảng,đặc biệt vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 các nước XHCN ở Liên Xô, Đông Âusụp đổ Đảng ta trong đường lối, quan điểm cũng như trong hành động đã dứt khoát xácđịnh dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tiến hành đổi mới vì ĐLDT gắn liền với CNXH

Đó là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta, là quy luật phát triển của cách mạngViệt Nam Sự khẳng định đó đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng vàphẩm chất cao quý của nhân dân trước những thử thách lớn

Thực hiện đường lối đổi mới vì ĐLDT và CNXH Đảng và nhân dân ta đã vượt quanhiều khó khăn thử thách, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết đúng đắn cácmối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH và đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc

Trang 2

củng cố vững chắc nền ĐLDT, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng CNXHcủa nước ta trong suốt quá trình đổi mới.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữaĐLDT và CNXH còn nhiều vấn đề bất cập; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành,các địa phương trong giải quyết các mối quan hệ trên các lĩnh vực của đời sống xã hộicòn nhiều hạn chế Trong nhận thức cũng như trong hành động của một bộ phận không ítcán bộ, đảng viên và nhân dân còn có biểu hiện mơ hồ, lệch lạc về ĐLDT và CNXH vềcon đường đi lên CNXH ở nước ta

Các thế lực thù địch lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước, chúng luôn ra sức tìmmọi cách chống phá quyết liệt cả mục tiêu ĐLDT và CNXH bằng chiến lược “diễn biếnhoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm mục đích xoá bỏ Đảng, Nhà nước ta, xoá bỏ chế độXHCN của nước ta

- Trước bối cảnh đó việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và đề xuất những giảipháp đúng đắn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự kết hợp chặt chẽ giữa ĐLDT và CNXH trongcông cuộc đổi mới là vấn đề có tính cấp thiết

- Với lý do trên tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới từ

1986 đến 2001” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

ĐLDT và CNXH là vấn đề chiến lược cơ bản xuyên suốt, là quan điểm nhất quán củaĐảng đã được Đảng tổng kết nhiều lần thành bài học kinh nghiệm qua các kỳ đại hội IV,

Trang 3

VII, VIII, IX, X Với tầm quan trọng của việc kết hợp giữa ĐLDT và CNXH các nhà lãnhđạo Đảng, Nhà nước, nhiều nhà khoa học và tập thể khoa học đã nghiên cứu vấn đề nàyvới các hình thức khác nhau như: chuyên đề, chuyên luận, tác phẩm, đề tài, bài viết khoahọc, thể hiện tập trung ở các khía cạnh:

Nhìn chung các tác phẩm, công trình, các bài viết khoa học nêu trên đã trình bàynhững nội dung cơ bản về ĐLDT về CNXH, mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH, sự kếthợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc… Song chưa cócông trình nào nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng về ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH từ 1986 đến

2001, nhưng các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý giúp tác giả kế thừa,phát triển trong quá trình thực hiện luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ

* Mục đích

Làm rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tính độc lập sáng tạo của Đảng trong lãnh đạogiải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH từ 1986 đến 2001 Từ đó chỉ ra nhữngthành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm, góp phần vào việc vậndụng giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong tình hình mới hiện nay

Trang 4

- Nêu lên những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm Đảnglãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong những năm đổi mới từ 1986đến 2001.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết mối

quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong công cuộc đổi mới

* Phạm vi: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong thời gian từ 1986 đến 2001, tuy nhiên

để đảm bảo tính kế thừa có hệ thống, luận văn có đề cập đến một số sự kiện liên quantrước 1986

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về ĐLDT và CNXH

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn chủ yếu vận dụngphương pháp chuyên ngành, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc, đồngthời sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, thống kê, so sánh, phân kỳ, lịchđại, đồng đại

6 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn khẳng định việc giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH là một vấn

đề chiến lược đúng đắn của Đảng trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2001; góp phần

Trang 5

tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT vàCNXH nhằm vận dụng có hiệu quả vào việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu phục vụ cho nhiệm vụnghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng ở các Học viện, các nhà trường trong và ngoài quânđội

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết) kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG

CUỘC ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN 2001

1.1 Yêu cầu khách quan về giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2001

1.1.1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàndiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đường lối đổi mới của Đảng đã đượcxác định trên những nội dung cơ bản, thể hiện sự gắn bó giữa ĐLDT và CNXH Trongkhi tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, Đảng ta vẫn kiên định

sự lựa chọn con đường ĐLDT gắn liền với CNXH Sự kiên định đó trước hết Đảng đã

Trang 6

dựa chắc vào những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vềmối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa ĐLDT và CNXH.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội có giai cấp thì vấn đề dân

tộc bao giờ cũng gắn với giai cấp, không thể tách dân tộc khỏi giai cấp, không bao giờ códân tộc chung chung Mỗi giai cấp đều có quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và giảiquyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp đó Ở mỗi thời đại khác nhau bao giờcũng có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, giai cấp đó có khả năng đứng ra giải quyếtvấn đề dân tộc và giương cao ngọn cờ dân tộc theo quan điểm giai cấp mình để đưa dântộc tiến lên Ở thế kỷ XVI - XVII khi giai cấp phong kiến lỗi thời lạc hậu thì vấn đề dântộc gắn với giai cấp tư sản, lúc này giai cấp tư sản đứng ở vị trí trung tâm, có khả nănggiải quyết vấn đề dân tộc theo xu hướng dân tộc tư sản và giai cấp tư sản là giai cấp cókhả năng giương cao ngọn cờ dân tộc, đưa dân tộc tiến lên

Khi CNTB chuyển sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản mất hết vai trò tíchcực, vai trò trung tâm của lịch sử, chúng tăng cường áp bức bóc lột, kìm hãm sự pháttriển của dân tộc, sẵn sàng hy sinh lợi ích dân tộc Mặt khác chúng ra sức xâm lược, ápbức các dân tộc khác, mở rộng thống trị ra ngoài biên giới quốc gia dân tộc, cấu kết vớicác thế lực phản động để buộc các dân tộc khác phải sống trong chế độ lạc hậu, cực khổtối tăm Quan điểm của Mác-Ăngghen lúc này chỉ rõ: “Hãy xoá bỏ nạn bóc lột người thìnạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ Khi mà sự đối kháng giữa cácgiai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồngthời mất theo” [40, tr.565]

Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, vấn đề dân tộc đã trở thành dân tộc thuộcđịa CNĐQ lúc này vừa là kẻ thù của giai cấp vô sản vừa là kẻ thù của các dân tộc bị áp

Trang 7

bức Lênin nhắc lại khẩu hiệu: “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kếtlại” [37, tr.97] Đặc biệt sau cuộc cách mạng Tháng Mười năm 1917, giai cấp vô sản đãthực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình là lật đổ CNTB đưa dân tộc phát triển đilên CNXH Vấn đề dân tộc lúc này được trao vào tay giai cấp công nhân, là giai cấp duynhất có khả năng giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, kết hợp lợi ích chân chính của giaicấp mình với lợi ích chung của dân tộc Đó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử đưa dân tộctiến lên CNXH và CNCS Với xu hướng đó quan điểm của Stalin nêu rõ: các Đảng Cộngsản và giai cấp công nhân hãy giương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ mà tiến lên Quanđiểm đó thể hiện ĐLDT gắn liền với CNXH.

Thực chất mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp,đây là mối quan hệ cơ bản, bản chất nhất, bởi từ mối quan hệ này làm nảy sinh các mốiquan hệ khác như: mối quan hệ giữa giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc; giữaĐLDT và CNXH; giữa dân tộc với quốc tế Nói về mối quan hệ giữa giải phóng giai cấpvới giải phóng dân tộc, quan điểm của Các Mác-Ph.Ăngghen chỉ rõ: “giai cấp vô sản mỗinước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc,phải tự mình trở thành dân tộc” [41, tr.74] Đồng thời các ông còn nêu rõ: giải phóng giaicấp vô sản phải gắn với giải phóng dân tộc và giải phóng dân tộc có tác động ngược trởlại với giải phóng giai cấp

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: ĐLDT và CNXH luôn mang yếu tố thời đại mới,

vì vậy theo tư tưởng của Người, ĐLDT và CNXH luôn luôn quan hệ biện chứng, xâmnhập chặt chẽ lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau Không có tư tưởng XHCN thì vấn đềdân tộc không bền vững nâng lên tầm thời đại được Ngược lại không có yếu tố dân tộcthì ý thức hệ vô sản không có cơ sở tồn tại

Trang 8

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là Người mácxít – lênin nít chân chính, triệt để vàsáng tạo, với thế giới quan kiểu mới cách mạng và khoa học, hấp thụ những tinh hoa tưtưởng của dân tộc và nhân loại Người nắm rất vững học thuyết duy vật về lịch sử, lý luậnđấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin Do đó, áp dụng lý luận đó vào việc phântích tính chất xã hội và các quan hệ xã hội ở Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phongkiến, Người đã phát hiện ra một điều cực kỳ quan trọng là ở Việt Nam không chỉ có ápbức bóc lột giai cấp, mà còn có cả áp bức bóc lột dân tộc; không chỉ có đấu tranh giai cấp

mà còn có đấu tranh dân tộc Ở Việt Nam, có sự bóc lột của tư bản với công nhân, của địachủ với nông dân, nhưng kẻ bóc lột lớn nhất, áp bức bóc lột nặng nề nhất đối với cả côngnhân và nông dân Việt Nam và cũng là đối với cả dân tộc Việt Nam là ách áp bức bóc lộtcủa chế độ thực dân, kẻ thù giai cấp đồng thời là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam Nhưvậy, ở Việt Nam cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp phải gắn bó khăng khít với cuộc đấutranh giải phóng dân tộc Quan điểm của Người khẳng định rõ: “Chỉ có giải phóng giaicấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sựnghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [43, tr.416]

Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp củachủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, Người đã từng khẳng định rằng, chỉ cóCNXH và CNCS mới có thể giải quyết triệt để vấn đề ĐLDT, mới có thể đem lại tự do vàhạnh phúc thực sự cho mọi người, cho tất cả các dân tộc và toàn thể loài người trên tráiđất; chỉ có CNXH và CNCS mới có thể xoá bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và thống trịcủa CNTB, mới thực hiện được sự giải phóng hoàn toàn và triệt để đối với giai cấp côngnhân và nhân dân lao động của tất cả các dân tộc trên thế giới, tiến tới tự do, dân chủ,

Trang 9

công bằng và bình đẳng cho mọi người Chính vì vậy, Người đã đưa ra kết luận quantrọng:

Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít củacách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải pháttriển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn Thắng lợicủa cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp đỡtích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủnghĩa” [48, tr.304 - 305]

Đồng thời, Người khẳng định xu thế khách quan đi lên CNXH của các dân tộc “sớmhay muộn, tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội” [46, tr.442]

Điểm khác biệt căn bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề ĐLDT so với các quanđiểm của các sĩ phu yêu nước tiền bối là ở chỗ: Người đặt cách mạng giải phóng dân tộcvào quỹ đạo của cách mạng vô sản do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, gắn mụctiêu giải phóng dân tộc (giành độc lập) với các mục tiêu của giải phóng giai cấp (mục tiêucủa CNXH); đặt ĐLDT vận động và phát triển theo xu hướng đi tới CNXH; CNXH làbước phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc Khẳng định mối quan hệ gắn

bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng XHCN Người viết:

Các dân tộc bị áp bức trên thế giới thấy rằng, chỉ có dựa vào phong trào cách mạng xãhội chủ nghĩa, đi theo đường lối của giai cấp công nhân thì mới đánh đổ được bọn đếquốc để giành lại độc lập dân tộc hoàn toàn và bình đẳng thật sự giữa các dân tộc Cáchmạng tháng Mười Nga đã gắn liền phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa với phong trào

Trang 10

cách mạng giải phóng dân tộc trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc [47,tr.580].

Tư tưởng độc lập cho dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân luôn là tư tưởng chủđạo, xuyên suốt trong toàn bộ nhận thức và hoạt động cách mạng của Người Lúc nào

Người cũng đặt NƯỚC đi liền với DÂN, Người đã nói quan điểm của mình về ĐLDT

như sau: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng cónghĩa lý gì”: [45, tr.56] Muốn dân được hưởng trọn vẹn độc lập, tự do thì phải làm cáchmạng vô sản, giải phóng giai cấp, xoá bỏ áp bức, bóc lột, thực hiện dân chủ, bình đẳng,tức xây dựng chế độ XHCN chứ không thể quay lại chế độ phong kiến hay đi theo chế độbóc lột tư bản được Nghĩa là, nếu đã giành được độc lập cho dân tộc thì phải tiếp tục làmcách mạng XHCN để giải phóng hoàn toàn giai cấp, quyết không thể dừng lại nửa chừng

Tư tưởng ĐLDT gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh chính là sự thể hiện sinh động

và cụ thể tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng vào thựctiễn cách mạng Việt Nam Tư tưởng ĐLDT và CNXH của Người là một quá trình pháttriển liên tục, mỗi thời điểm khác nhau, nội dung và cách lập luận khác nhau nhưng cốtlõi tư tưởng của Người là sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp,giải phóng xã hội, giải phóng con người, ĐLDT gắn liền với CNXH Trong đó ĐLDTgắn liền với CNXH là luận điểm cơ bản, trung tâm và xuyên suốt trong toàn bộ luận điểmquan trọng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Nó là cơ sở để hình thành

và phát triển đường lối cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử – đường lối giươngcao ngọn cờ ĐLDT và CNXH

Trên phương diện lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giai cấp,ĐLDT và CNXH chúng ta thấy rằng dân tộc và giai cấp, ĐLDT và CNXH có mối quan

Trang 11

hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau, đó là cơ sở để Đảng tanhận thức vận dụng, tiếp tục gương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH trong công cuộc đổimới.

1.1.2 Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới

* Đặc điểm tình hình.

Công cuộc đổi mới vì ĐLDT vì CNXH do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo diễn ratrong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp,biến động lớn

Trên thế giới, từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 cuộc cách mạng khoa học

công nghệ không ngừng phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế,

xã hội toàn thế giới

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ một mặt nó tạo điềukiện cho các dân tộc nâng cao trình độ mọi mặt, lôi cuốn tất cả các quốc gia dân tộc pháttriển hay chưa phát triển đều có khả năng tận dụng cơ hội này để ứng dụng những thànhtựu mới về khoa học vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội, khoa học quân sự, đặc biệt lànhững nước có nền công nghiệp phát triển

Mặt khác, khoa học công nghệ càng phát triển cũng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn

có, tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau đưa đến sự thoả hiệp giữa các nước lớn trong việc giảiquyết các vấn đề của thế giới Thúc đẩy quá trình quốc tế hoá sản xuất, quốc tế hoá nềnkinh tế thế giới, tạo ra quan hệ giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật, xu thế hoà bình hợp

Trang 12

tác trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển Song xu thế đó cũng gây nênnhững khó khăn mới trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh của đất nước, bảo vệ nền ĐLDT.

Yêu cầu khách quan đòi hỏi mỗi nước, mỗi quốc gia phải tự điều chỉnh chiến lược củamình cho phù hợp với tình hình mới, để vừa hoà nhập vào trào lưu chung của thế giớihiện đại, vừa giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước và bản sắc dân tộc Sức mạnh củamỗi quốc gia, dân tộc là sức mạnh tự thân, sức mạnh nội sinh Nhưng để tạo ra sức mạnhcủa mình các nước phải dựa vào nhau (đặc biệt là các nước đang phát triển) và vận dụngcác quan hệ quốc tế để có vốn và công nghệ mới rút ngắn được khoảng cách tụt hậu đểtiếp cận nền văn minh đương đại

CNTB hiện đại, để tồn tại và phát triển chúng đã và đang tìm cách điều chỉnh, thíchnghi với điều kiện mới CNTB đã tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoahọc, công nghệ, áp dụng các biện pháp cổ phần hoá, quốc tế hoá về kinh tế… đã làm chonền kinh tế trong các nước tư bản phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, Nhà nước tư bản đãsửa đổi một số chính sách xã hội như giải quyết việc làm, tiền lương, tiền trợ cấp thấtnghiệp… làm dịu đi làn sóng đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trongcác nước tư bản, giữ vững sự thống trị của giai cấp tư sản Đặc biệt CNTB luôn thay đổichính sách đối ngoại, thay đổi chiến lược chống phá cách mạng thế giới, chống phá cácnước XHCN: chúng nêu chiều bài “dân chủ”, “đa nguyên”, lợi dụng những khó khăn, sailầm của CNXH để chống CNXH Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay CNĐQ

đã nhiều lần thay đổi chiến lược chống phá cách mạng thế giới bằng mọi thủ đoạn, đặcbiệt chúng đã thực hiện được âm mưu làm sụp đổ một bộ phận lớn các nước XHCN trênthế giới

Trang 13

Mặc dù CNTB hiện đại có sự điều chỉnh thích nghi, nhưng sự điều chỉnh thích nghi đókhông phải là thích nghi được mãi mãi, không làm thay đổi bản chất của CNTB CNTBkhông thể tự điều chỉnh để đi lên CNXH như một số người lầm tưởng Trong xã hội tưbản, nhà nước tư bản vẫn là nền chuyên chính của giai cấp tư sản Tuy nhiên trước sựphát triển của kinh tế – văn hoá - xã hội ngày càng tạo ra những tiền đề của CNXH tronglòng các nước tư bản chủ nghĩa, hoàn toàn phù hợp với sự tiên đoán của Mác, Đảng Cộngsản và giai cấp công nhân ở đó cần triệt để lợi dụng tình hình trên để đẩy nhanh tiến trìnhcách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân… Sự điều chỉnh, thích nghicủa CNTB được xem là những gợi mở cho các Đảng Cộng sản về sự điều chỉnh chiếnlược kinh tế – xã hội của mình cho phù hợp để CNXH đứng vững, phát triển trong điềukiện mới.

CNXH đã trải qua thời kỳ phát triển rực rỡ, đạt nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy mạnh

mẽ tiến trình phát triển của cách mạng thế giới Tuy nhiên trong sự phát triển của mình,CNXH trên thế giới đã phạm những sai lầm, khuyết điểm, dẫn đến khủng hoảng Đặc biệt

là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng từ cuối những năm 70 và kéo dài trong nhiều năm sau

đó Cuộc khủng hoảng đó đã gây tổn thất nặng nề, làm suy yếu, tan rã một bộ phận lớncác nước XHCN và tác động tiêu cực đến phong trào cách mạng thế giới Nguyên nhânchính là do lạc hậu nhận thức lý luận về CNXH, duy trì quá lâu cơ chế, mô hình cũ vềCNXH (mô hình của Liên Xô trước đây); không tận dụng được những thành quả củacuộc cách mạng khoa học – công nghệ, do đó đã làm cho tình hình kinh tế – xã hội ở cácnước XHCN ngày càng xấu đi Tình hình trên đặt các nước XHCN trên thế giới đứngtrước sự lựa chọn mới: hoặc là vẫn tiếp tục con đường mòn như đã làm Hoặc là tự phê

Trang 14

phán, tự nhận thức lại mình, tìm ra con đường mới có hiệu quả nhằm xây dựng và hoànthiện CNXH.

Từ thực tế đó đòi hỏi phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và cải cách, cải tổ, đổi mới đãtrở thành trào lưu chung của các nước XHCN, bắt đầu từ những năm cuối 70, đầu nhữngnăm 80 của thế kỷ trước Quá trình này diễn ra ở các nước với những tên gọi khác nhau,cải cách ở Trung Quốc (12/1978), cải tổ ở Liên Xô (4/1985), sau đó các nước XHCN ởĐông Âu tiến hành cải tổ, Việt Nam tiến hành đổi mới (12/1986)

Cải cách, cải tổ, đổi mới là nhằm thoát khỏi trì trệ, là quá trình tự hoàn thiện để thểhiện sức sống, tính ưu việt của CNXH Quá trình đó đã đạt được nhiều thành tựu đángkhích lệ ở một số nước, nhưng phần lớn các nước XHCN đã vấp phải nhiều khuyết điểm,sai lầm nghiêm trọng về đường lối, quan điểm, hình thức, bước đi, đã làm cho cuộckhủng hoảng ở các nước này ngày càng trầm trọng hơn Đặc biệt cải tổ ở Liên Xô và cácnước XHCN Đông Âu ngày càng sa lầy, chệch khỏi quỹ đạo XHCN, dẫn tới tan rã sụp

đổ Đây là bi kịch chưa từng có trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nóichung, của cộng đồng các nước XHCN nói riêng Sự thất bại của cải tổ đã tác động tiêucực tới phong trào cách mạng thế giới, làm cho so sánh lực lượng trên thế giới về nhiềumặt, trong đó có thế cân bằng chiến lược về quân sự bất lợi cho cách mạng

Lối thoát duy nhất để ra khỏi sự khủng hoảng đó là cải cách, đổi mới hay cải tổ…nhưng phải tuân thủ nguyên tắc của CNXH khoa học, nếu không rất dễ đi chệch hướng

và mắc sai lầm như ở Liên Xô, Đông Âu vừa qua Một bài học cho tất cả các Đảng cầmquyền nếu muốn giữ vững sự lãnh đạo đối với toàn xã hội

Trang 15

Về phương diện an ninh chính trị thế giới đang diễn ra sự chuyển biến từ trật tự thếgiới cũ sang trật tự thế giới mới Mặc dù tình hình thế giới được coi là có cơ hội cho hoàbình và ổn định, nhưng thật sai lầm nếu coi hoà bình là vững chắc và ổn định lâu dài.

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến những biến đổi về an ninh chính trị là sự mất đicủa trật tự cũ hai cực Xô - Mỹ và sự đối đầu Đông – Tây với ý thức là giới tuyến Tácđộng của nó dẫn đến một loạt những thay đổi có tính chất xu thế Xu thế hoà hoãn, hoàdịu và hợp tác ngày càng chiếm ưu thế trong các quan hệ quốc tế Quá trình giải trừ quân

bị đang diễn ra, Mỹ và Nga đang đẩy mạnh thực hiện các hiệp định kiểm soát vũ khíchiến lược Hình thái chiến lược cũ không còn nữa NATO đang điều chỉnh lại nhiệm vụ,chức năng và cơ cấu tổ chức của nó Tác động sự đối đầu hai cực cũ không còn nữa cũnglàm cho một số xung đột khu vực và mâu thuẫn cục bộ, vốn chịu sự chi phối của cuộc đốiđầu Đông – Tây, đã và đang đi vào hoà hoãn, hoà dịu Thế giới đang chứng kiến nhiều sựbắt tay giữa các đối thủ cũ, chứng kiến sự hợp tác, liên kết mới với nhiều màu sắc và cấp

độ khác nhau

Hoà bình và an ninh chính trị đã trở thành yêu cầu của thời đại, cho nên mọi dân tộcphải đặt chúng ở vị trí hàng đầu, và các quốc gia một mặt cạnh tranh quyết liệt với nhau,thậm chí mâu thuẫn sâu sắc về quyền lợi, nhưng mặt khác lại cần có hoà bình và an ninhchính trị là điều kiện để phát triển Cho nên, họ phải cùng nhau bảo đảm hoà bình và anninh chung Nhận thức này càng được củng cố bởi sự tuỳ thuộc lẫn nhau tăng lên và sựgiao lưu quốc tế ngày càng mở rộng Tuy nhiên, bên cạnh chiều hướng giảm bớt việc bảo

hộ an ninh của các nước lớn đối với các nước nhỏ, cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng tựlực về việc bảo đảm an ninh thông qua quá trình hiện đại hoá quốc phòng của mỗi nước

Trang 16

và việc hợp tác khu vực Đây cũng là một điều phản ánh xu hướng khu vực hoá trongquan hệ quốc tế.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có giá trị về mặt địa lý, đa dạng về đấtđai, về biển, tài nguyên phong phú, có nền văn hoá từ lâu đời, là khu vực rộng gấp hai lầnChâu Âu và Hoa Kỳ Chiếm 1/2 dân số thế giới, có thị trường rộng lớn, là khu vực năngđộng phát triển kinh tế, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới, hiện nay làđộng lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu Là khu vực đa dạng về văn hoá, chủng tộc, sắc tộc,tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ Do đó các nước Châu Á - Thái Bình Dương duy trì hoàbình và ổn định có lợi cho sự phát triển kinh tế Tuy vậy vẫn tiềm ẩn những khả năngbiến động và xung đột, nguy cơ chiến tranh lãnh thổ và tài nguyên, chạy đua vũ trang ởbiển Đông vẫn xảy ra Sự cạnh tranh gay gắt về mục tiêu kinh tế và tranh giành ảnhhưởng chính trị ngày càng mạnh mẽ Chính vì vậy trong công cuộc xây dựng CNXHĐảng phải không ngừng củng cố và tăng cường quốc phòng bảo đảm an ninh quốc gia,toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ chế độ XHCN

Tình hình trong nước

Thực trạng tình hình kinh tế – xã hội của đất nước sau 10 năm xây dựng CNXH (1976– 1986), công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc đã đạt được những thành tựu vànhững tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội Nhưng nhìn chungnền kinh tế của đất nước vẫn là nền kinh tế sản xuất nhỏ, điểm xuất phát bước vào côngcuộc xây dựng CNXH thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đất nước lâm vàotình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, bắt đầu từ cuối những năm 70 và kéo dài trongnhiều năm sau Biểu hiện rõ nét nhất là sản xuất đình trệ, mất cân đối nghiêm trọng, năngsuất, chất lượng, hiệu quả ngày càng giảm sút, sản xuất hàng hoá ngày càng nghèo nàn,

Trang 17

lưu thông ách tắc rối ren “sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,6%, nôngnghiệp tăng 1,9% thu nhập quốc dân tăng 0,4% trong khi đó dân số tăng 4,5 triệu người”[74, tr.60] Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, tiêu cực xã hội có chiều hướng pháttriển, các giá trị truyền thống, tinh thần và đạo đức bị xói mòn, hoạt động kinh tế – xã hộilâm vào tình thế rối ren kéo dài, gây nên tâm trạng hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnhđạo của Đảng, vào CNXH, đồng thời những nhân tố gây mất ổn định về chính trị cũnggia tăng.

Đánh giá thực trạng đó, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình bàytrước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982) đã nêu rõ:

Năm năm qua, bên cạnh thắng lợi và thành tựu, có rất nhiều khó khăn; và hiện nay,trên mặt trận kinh tế, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề gay gắt Kết quả thựchiện các kế hoạch trong 5 năm (1976 – 1980) chưa thu hẹp được những mất cân đốinghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân Sản xuất phát triển chậm trong khi số dân tăngnhanh Thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng xã hội, một phần tiêu dùng xãhội phải dựa vào vay và viện trợ, nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ Lương thực, vải mặc

và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu… Thị trường và vật giá không ổn định Sốngười lao động chưa được sử dụng còn đông Đời sống nhân dân lao động còn nhiều khókhăn… [11, tr.35]

Phân tích nguyên nhân của tình hình khó khăn trên, sau khi nói rõ nguyên nhân kháchquan: nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nềcủa chiến tranh lâu dài, lại phải tiếp tục cuộc chiến tranh giữ nước, thiên tai lớn dồn dậpxẩy ra, Báo cáo Chính trị của Đại hội V còn chỉ rõ:

Trang 18

Song mặt khác, khó khăn còn do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhànước ta từ Trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội Trênnhững mặt nhất định khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý là nguyên nhân chủ yếugây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội trong nhữngnăm qua [11, tr.36].

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đặc biệt là tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo củanhân dân, Đảng đã đề ra một số chủ trương đổi mới trên các lĩnh vực, trước hết là trênlĩnh vực kinh tế, nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt Những chủ trương đổi mớicủa Đảng đã góp phần quan trọng làm tăng đáng kể tốc độ phát triển kinh tế 5 năm (1981– 1985) Tuy vậy, trong thời gian này những nhược điểm của cơ chế tập trung quan liêubao cấp chưa được khắc phục về cơ bản, đã tiếp tục cản trở sự phát triển của lực lượngsản xuất Những tiến bộ và mức độ tăng trưởng kinh tế chưa đủ để khắc phục khó khăn,đất nước còn bị bao vây, cấm vận và phải chi phí lớn về quốc phòng Thêm vào đó là một

số sai lầm về xử lý vấn đề giá - lương – tiền làm cho khủng hoảng kinh tế - xã hội tiếp tụcdiễn ra gay gắt, lạm phát lên đến 774,7% năm 1986 Dù sao kết quả của đổi mới từngphần cũng đã cung cấp cho ta nhiều kinh nghiệm quý Chính dựa trên tổng kết thực tiễn,xem xét những kinh nghiệm ấy và nghiên cứu tham khảo những kinh nghiệm của cácnước trên thế giới mà Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổimới toàn diện, đưa đất nước tiến lên

Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật,đánh giá đúng sự thật Đại hội đã nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm, sai lầm vànguyên nhân Ngoài những nguyên nhân khách quan Đại hội chỉ rõ về chủ quan là do

Trang 19

khuyết điểm sai lầm trong lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong việc đánh giá tình hình,xác định mục tiêu, hình thức, bước đi, sai lầm trong tổ chức thực hiện.

“Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương,

chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [12, tr.26].

Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt trong chính sách kinh

tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, khuynhhướng buông lỏng trong quản lý kinh tế – xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đườnglối và nguyên tắc của Đảng Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữukhuynh…

Những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế – xã hội bắt nguồn từ nhữngkhuyết điểm trong công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác cán bộ của Đảng Đây

là nguyên nhân của mọi nguyên nhân

* Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2001

Từ những đặc điểm tình hình trên, khi bước vào công cuộc đổi mới cũng như trongsuốt quá trình đổi mới vì ĐLDT gắn liền với CNXH Đảng luôn khẳng định:

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần

và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời tích

cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dântộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội [12, tr 37 - 38]

Trang 20

Chúng ta phải thấu suốt và thực hiện đúng quan điểm “Toàn dân xây dựng đất nước vàbảo vệ Tổ quốc”, “Toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước”, kiên trì chấp hành

và cụ thể hoá đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[12, tr.38]

Sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới, Cương lĩnh Đại hội lần thứ VII của Đảng(6/1991) lại khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệmchiến lược của cách mạng Việt Nam” [15, tr.10] Đại hội coi đây là một trong nhữngphương hướng cơ bản chỉ đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đại hội VIII lại

tiếp tục khẳng định: “Cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17, tr.80].

Trong khi xác định xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Đảng còn xác định xây dựngCNXH là nhiệm vụ hàng đầu, bảo vệ Tổ quốc nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, Đảng chỉ rõ: “Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta

tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội” [12, tr.40]

Đến Đại hội VIII, Đảng lại tiếp tục chỉ rõ: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xâydựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luônluôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”[17, tr.39]

Để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược Đảng còn chủ trương kết hợp kinh tế với quốcphòng, quốc phòng với kinh tế ngay trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,Đảng chỉ rõ: “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chuyên chính vô sản, sức mạnh củatoàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kết hợp chặt chẽ kinh tế, quốc phòng và an ninh, đẩy

Trang 21

mạnh công cuộc xây dựng nền quốc phòng và an ninh toàn dân, xây dựng hậu phương đấtnước một cách toàn diện” [12, tr.38].

Đến Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đảng tiếp tục khẳng định “kết hợp chặt chẽ kinh tếvới quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tếcủa cả nước và trên từng địa phương; xây dựng, củng cố vững chắc các khu căn cứ hậuphương chiến lược; chuẩn bị các phương án động viên khi cần thiết” [14, tr.85]

Về quan hệ đối ngoại, với tư cách là mũi nhọn tấn công để nhằm bảo vệ Tổ quốc từ

xa, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổquốc, Đảng chỉ rõ:

Trong những năm tới, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là

ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới… tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội [12, tr.99].

Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đại hội VI về quan hệ đối ngoại, căn cứ vào tìnhhình của thế giới và trong nước trong tình hình mới, Đại hội lần thứ VII của Đảng lại chỉrõ:

Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình, mở rộng quan

hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung củanhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [14, tr.88]

Trang 22

Những chủ trương và quan điểm trên của Đảng đã thể hiện rõ sự kết hợp gắn bó chặtchẽ giữa ĐLDT và CNXH; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN,

đó còn là sự thể hiện sự nhanh nhạy về bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng trước tìnhhình mới của thế giới và trong nước, đồng thời đó còn là cơ sở để Đảng nhận thức và chỉđạo thực hiện giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong quá trình đổi mới

1.2 Quá trình nhận thức và chỉ đạo của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2001

1.2.1 Quá trình nhận thức của Đảng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới

ĐLDT gắn liền với CNXH là nét chủ đạo xuyên suốt hệ tư tưởng Hồ Chí Minh làquan điểm nhất quán của Đảng trong suốt lịch sử hơn 76 năm qua của cách mạng ViệtNam

Trong những năm đổi mới vừa qua, trước sự đổ vỡ của chế độ XHCN ở Liên Xô vàĐông Âu, Đảng và nhân dân ta đã vượt qua những thử thách rất to lớn Thành tựu của đổimới và xu hướng phát triển tích cực của xã hội ta trong đổi mới, trước hết là do Đảng đãkiên định sự lựa chọn con đường ĐLDT gắn liền với CNXH Sự vững vàng và nhất quán

về quan điểm của Đảng đã được sự ủng hộ sâu rộng của các tầng lớp nhân dân đảm bảocho đổi mới vì ĐLDT và CNXH ở nước ta diễn ra đạt được những kết quả to lớn Đó làmột nhân tố cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước vì mục tiêu củaCNXH

Quan niệm của Đảng ta về ĐLDT trong quá trình đổi mới: ĐLDT trước hết phải

giữ vững chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của đất nước, làm

Trang 23

thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ở trong nước và ngoài nước cấukết với nhau, xâm nhập vũ trang, hoạt động lật đổ và thực hiện chiến lược “diễn biến hoàbình” chống lại dân tộc ta, Đảng và Nhà nước ta Giữ vững ĐLDT còn là giữ vững conđường phát triển đất nước theo định hướng XHCN, giữ vững truyền thống và bản sắc vănhoá dân tộc.

ĐLDT phải bảo đảm cho dân tộc quyền tự quyết dân tộc không phụ thuộc và lệ thuộcvào nước ngoài, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường phát triển đất nước

Do đó mỗi quốc gia dân tộc, độc lập thực sự phải được bảo đảm bởi độc lập về chính trị

và độc lập về kinh tế Đó là cơ sở bảo đảm cho dân tộc và quốc gia dân tộc có độc lập vềvăn hoá, và các giá trị đạo đức của dân tộc mình

ĐLDT đòi hỏi phải xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối vớidân tộc khác về kinh tế, về chính trị và tinh thần Do đó độc lập phải gắn liền với tự dobình đẳng, ĐLDT phải bảo đảm chủ quyền của dân tộc trong các quan hệ quốc tế đã đượckhẳng định trong thực tế Đó là chủ quyền của một quốc gia độc lập, có sự thống nhấttoàn vẹn về lãnh thổ, những công việc nội bộ của quốc gia – dân tộc phải do quốc gia đógiải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài

ĐLDT yêu cầu sự trao đổi, hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôntrọng chủ quyền các quốc gia, vì sự hữu nghị giữa các dân tộc và điều nổi bật lên là cuộcđấu tranh vì độc lập tự do của mỗi dân tộc thống nhất hữu cơ với mục tiêu đấu tranhchung của thời đại, của tất cả các dân tộc vì hoà bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trong công cuộc đổi mới, ĐLDT là tiền đề là điều kiện cơ bản để xây dựng đất nước

Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới Đảng ta chỉ rõ: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên

Trang 24

quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc chođộc lập dân tộc” [15, tr.4], bởi ĐLDT có hai điều kiện quyết định đó là hoà bình và chủquyền để xây dựng đất nước Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, trước

xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốcgia và các khu vực trên thế giới Quan niệm về ĐLDT của Đảng ta cũng còn có nội dungkhác trước, đó là ĐLDT không phải đứng biệt lập hoàn toàn và khép kín mà phải tiếnhành mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp thu thành tựu văn hoá của các dân tộc, tinhhoa văn hoá nhân loại có chọn lọc, để vươn lên kịp trình độ tri thức thế giới, nhưng phải

có chính sách khôn khéo và chiến lược thông minh trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ,với nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

ĐLDT trong thời đại mới phải gắn liền với giai cấp công nhân và chỉ có giai cấp côngnhân mới thực hiện được sự kết hợp lợi ích chân chính của giai cấp mình với lợi ích dântộc, lợi ích dân tộc này với lợi ích của dân tộc khác Xoá bỏ triệt để tình trạng bóc lột và

áp bức giai cấp là điều kiện cơ bản nhất để xoá bỏ ách áp bức dân tộc, để thực sự cóĐLDT, bảo vệ nền ĐLDT mình phải thống nhất với việc tôn trọng nền độc lập của dântộc khác

Quan niệm của Đảng ta về CNXH Trải qua hơn 20 năm xây dựng CNXH trên miền

Bắc (1954 – 1975) và hơn 20 năm xây dựng CNXH trên cả nước kể từ sau 1975 Quátrình đó, Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về CNXH, về con đường đilên CNXH ở nước ta

CNXH ở miền Bắc trước đây là mô hình CNXH thời chiến, chịu sự chi phối tác độngcủa hai loại qui luật, quy luật chiến tranh và qui luật kinh tế, trong đó, qui luật chiến tranhchi phối nhiều hơn qui luật kinh tế Mô hình đó được Đảng xác định là: xây dựng đời

Trang 25

sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, xây dựng miền Bắc trở thành căn

cứ địa vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; gópphần tăng cường phe XHCN, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới

Khi cả nước độc lập thống nhất đi lên CNXH Đảng ta xác định mô hình CNXH cho cả

nước là: “xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn

xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”

[10, tr.67], nhưng mô hình đó vẫn chịu tác động của những tư duy truyền thống về xâydựng CNXH ở miền Bắc trước đây

Công cuộc đổi mới, do Đảng khởi xướng, lãnh đạo, từng bước hình thành những quanniệm mới về CNXH Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH doĐại hội lần thứ VII của Đảng thông qua chỉ rõ:

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:

- Do nhân dân lao động làm chủ

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độcông hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởngtheo lao động, có cuộc sống ấm mo, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cánhân

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

Trang 26

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới [15, 9].

tr.8-CNXH ở nước ta đang từng bước hiện thực hoá trong cuộc sống và đang được tiếp tụctìm tòi, khảo nghiệm trong thực tiễn Tiếp tục bổ sung phát triển và hoàn chỉnh mô hìnhCNXH phù hợp với đặc điểm, điều kiện nước ta Do đó Cương lĩnh mới đưa ra những nộidung cơ bản có tính chất định hướng về mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng Songquan niệm về CNXH do Đảng xác định đã nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, là

cơ sở để phân biệt chế độ XHCN với chế độ tư bản chủ nghĩa mà mấu chốt trọng tâmnhất là giải phóng con người, giải phóng nhân dân lao động và thiết lập chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất chủ yếu CNXH mà nhân dân ta xây dựng đã đặt con người vào vị trítrung tâm của xã hội, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có điềukiện phát triển toàn diện Đó là một xã hội dân chủ, văn minh vì hạnh phúc chân chính vàphẩm giá con người

Để đạt được những mục tiêu trên là một quá trình lịch sử lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lựcphấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Song hiện nay những đặc trưng đó cần phảiđược hình thành, phát triển và hoàn thiện dần dần trong quá trình xây dựng CNXH

Trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên CNXH còn xác định bảy phương hướng cơ bản cần nắm vững:

Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân do nhân dân, vì

nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làmnền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ

Trang 27

nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc

và của nhân dân

Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại

gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từngbước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng caonăng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân

Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ

sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với đa dạng về hình thức sở hữu Phát triển nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngàycàng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện nhiều hình thức phân phối,lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu

Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm

cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trongđời sống tinh thần xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất

cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xãhội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức,đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, tráivới những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, tráivới phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân

tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh Thực

Trang 28

hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thànhvới chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa,với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hộitrên thế giới.

Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của

cách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân

ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang

tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xãhội chủ nghĩa ở nước ta [15, tr.9 -10 - 11]

Bảy phương hướng trên chính là con đường, biện pháp bảo đảm cho mục tiêu CNXHđược thực hiện, đồng thời đó cũng là những vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo công cuộcđổi mới giữ vững định hướng XHCN

Những đặc trưng xã hội XHCN và những phương hướng cơ bản cần nắm vững trongquá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc do Đại hội lần thứ VII tháng 6/1991 xácđịnh đã thể hiện tư duy mới của Đảng về CNXH ở Việt Nam

Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ tháng 1/1994, Đảng tiếp tục bổ sungphát triển mô hình CNXH ở nước ta và nêu lên mục tiêu là: “Dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng văn minh” [16, tr.27] Đây là sự thể hiện tư duy sáng tạo của Đảng về môhình của CNXH ở Việt Nam Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) Đảng khẳng

Trang 29

định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩymạnh CNH, HĐH Đại hội chỉ rõ:

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước côngnghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến

bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thầncao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minhxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp [17, tr.18-19]

Mục tiêu CNXH thể hiện:

CNXH ở Việt Nam là một xã hội giàu có về của cải vật chất, lấy năng suất, chấtlượng, hiệu quả kinh tế làm chỉ tiêu quan trọng, phải nhanh chóng vượt qua tình trạngnước nghèo và kém phát triển

CNXH là một quốc gia, dân tộc hùng mạnh, một nhà nước mạnh, bền vững, đó là Nhànước XHCN của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Nhà nước XHCN là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, đồng thời cótính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc Nhà nước mạnh đủ sức thực hiện hai chức năng cơbản, tổ chức xây dựng đất nước và bạo lực trấn áp, giữ vững an ninh quốc gia, trong đó tổchức xây dựng là chức năng chủ yếu nhất Nhà nước XHCN phải có tiềm lực kinh tế,chính trị, quốc phòng, an ninh mạnh, đủ sức đương đầu và chiến thắng mọi âm mưu thủđoạn phá hoại của kẻ thù; không ngừng vươn lên, có khả năng cạnh tranh với tất cả cácnước trên mọi phương diện, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế

Trang 30

CNXH luôn gắn liền sự tăng trưởng về kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, đó làmột trong những mục tiêu cơ bản của CNXH ở nước ta Mục tiêu này cần được quán triệt

và thực hiện ngay từ đầu và trong suốt thời kỳ quá độ, không thể chờ kinh tế phát triểncao mới thực hiện sự tiến bộ, công bằng xã hội, càng không thể hy sinh sự công bằng xãhội để phát triển kinh tế một cách đơn thuần Mỗi chính sách kinh tế đều phải nhằm mụctiêu phát triển xã hội, mỗi chính sách đều chứa đựng nội dung và ý nghĩa thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Tiến bộ, công bằng xã hội không chỉ là việc điều hoà lợi ích, điều tiếtphân phối mà còn phải bảo đảm cho mọi giai tầng xã hội đều được hưởng các quyền lợi

xã hội, như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nghề nghiệp, được giúp đỡ lúc khókhăn bất trắc để mọi người dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình

và toàn xã hội Chính sách xã hội coi nguồn lực phát triển cơ bản nhất, quan trọng nhất làtrí tuệ, nhân cách con người, tạo thành chất lượng của nhân tố con người Dưới CNXHcon người là trung tâm của sự phát triển xã hội

CNXH là một xã hội văn minh, có khả năng hội nhập vào nền văn minh nhân loại Đó

là một xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công Người có sức lao động được lao động

và hưởng xứng đáng thành quả lao động do mình làm ra Trong xã hội mọi người đều cónghĩa vụ và quyền lợi, có đời sống vật chất, tinh thần phong phú và cao đẹp Các dân tộctrong nước, bình đẳng đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Xây dựng xã hội văn minh, nhưng đó là nền văn hoá văn minh XHCN dựa trên sựthống nhất giữa giữ gìn phát huy tinh hoa, truyền thống văn hoá Việt Nam trên nền tảngchủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với sự tiếp thu có chọn lọc những tinhhoa văn hoá thế giới

Trang 31

Những mục tiêu trên thể hiện rõ bản chất của CNXH mà các nhà kinh điển đã đề cập

và bản sắc truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoátiến bộ của thế giới Những mục tiêu ấy thể hiện rõ nét CNXH mang bản sắc Việt Nam

Để đạt được những mục tiêu cơ bản đó chúng ta phải mất nhiều năm thực hiện, do đóthời kỳ quá độ lên CNXH của ta phải lâu dài, khó khăn, phức tạp Vì đó là loại quá độgián tiếp lên CNXH Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi thời kỳ quá độ của nước ta là phải xây dựng đồngthời cả ba bộ phận: lực lượng sản xuất hiện đại; quan hệ sản xuất tiên tiến và hệ thốngthượng tầng kiến trúc bảo đảm quyền lực xã hội thuộc về nhân dân

Để hoàn thành những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ phải trải qua thời gian tương đốidài, phải qua nhiều bước quá độ nhỏ nối tiếp nhau, trong mỗi bước quá độ nhỏ phải xácđịnh cho được nhiệm vụ mục tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn, từng bướchướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hoànthành nhiệm vụ đó là sự nghiệp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau, chứ không phải là sựnghiệp của một thế hệ đã có thể hoàn thành Với tinh thần ấy Đảng và Nhà nước ta đã đề

ra chiến lược con người, chiến lược ấy không có gì khác hơn là ý thức đào tạo, chuẩn bịnhững thế hệ cách mạng có bản lĩnh và khả năng kế thừa, phát triển sự nghiệp xây dựngđất nước tiến lên theo con đường ĐLDT gắn liền với CNXH mà Đảng – Bác Hồ và nhândân ta đã lựa chọn

Mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH:

Trang 32

ĐLDT gắn liền CNXH là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ khiĐảng Cộng sản Việt Nam ra đời tới nay, và là một trong những nguồn gốc tạo nên sứcmạnh phi thường của cách mạng Việt Nam.

Sức mạnh của ĐLDT gắn liền với CNXH là sức mạnh của quy luật phát triển kháchquan của lịch sử Sức mạnh của ĐLDT gắn liền với CNXH là sức mạnh của hàng triệucon người được giác ngộ, vùng lên có tổ chức chống mọi hình thức áp bức, bóc lột, giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng một xã hội ngày càngtốt đẹp hơn Sức mạnh của ĐLDT gắn liền với CNXH là sức mạnh của Đảng lãnh đạonhận thức đúng quy luật khách quan, giải quyết đúng mối quan hệ giữa hai yếu tố ĐLDT

và CNXH

ĐLDT và CNXH tuy có nội dung khác nhau, nhưng có sự gắn bó khăng khít khôngthể tách rời ĐLDT là cái đích trực tiếp của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách ápbức, bóc lột của kẻ thù xâm lược từ bên ngoài, để khẳng định quyền làm chủ đất nước,quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết trong mối quan hệ với các quốc gia,dân tộc khác và quyền phát triển

Thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi quốcgia dân tộc đều gắn liền với việc giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc ấy.Sống trong độc lập tự do là nguyện vọng thiết tha của mọi người trong cộng đồng dântộc Giành và giữ vững nền độc lập của Tổ quốc luôn là mối quan tâm thường trực củanhân dân Tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia trở thành nguyên tắc cơ bản và điều kiệntiên quyết cho việc thiết lập và duy trì quan hệ bang giao giữa các nước Trong bản tuyênngôn độc lập, khai sinh cho chế độ dân chủ Cộng hoà ở Việt Nam, thành quả vĩ đại củacách mạng Tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước

Trang 33

quốc dân đồng bào và trước thế giới về chủ quyền ĐLDT của đất nước: “Nước Việt Nam

có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thểdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữvững quyền tự do, độc lập ấy” [44, tr.557]

ĐLDT là tiền đề cơ bản để xây dựng CNXH Không ngừng củng cố, phát triển nềnĐLDT là một nhân tố làm cho CNXH có sức sống nội tại, phong phú, phù hợp với nhữngđiều kiện lịch sử của đất nước ta, mang bản sắc Việt Nam ĐLDT vững chắc tạo ra nội lựclớn để xây dựng CNXH thành công

CNXH là cơ sở vững chắc và bền vững nhất cho ĐLDT, khi đất nước đã giành đượcĐLDT, việc lựa chọn con đường đất nước phát triển tới CNXH là sự lựa chọn duy nhấtđúng đắn của các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay Con đường đó vừa phù hợpvới quy luật khách quan, vừa phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử xã hội loài người.Với điều kiện lịch sử của nước ta, chỉ có độc lập thật sự mới tạo điều kiện để xây dựngCNXH, và chỉ có xây dựng CNXH thì mới thật sự có độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnhphúc cho nhân dân Bản chất của CNXH là triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dântộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người CNXH sẽ xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xacủa tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh

ra Nhờ đó nó xoá bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nôdịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng

Dưới CNXH, thực hiện ĐLDT là để mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển phồn vinh

về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hoá, tinh thần, thực hiện đầy đủ nhấtquyền lực của nhân dân Lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ với CNXH, ĐLDT mới đạt tớichân giá trị của nó ở chỗ, nó hướng tới phục vụ lợi ích và quyền lợi của mọi người lao

Trang 34

động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự có cuộcsống vật chất ngày càng đầy đủ và cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú.

Xây dựng CNXH là xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc cho ĐLDT, một nềnĐLDT đích thực và triệt để, bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị

áp bức bóc lột và nô dịch: bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu vàtụt hậu so với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của

sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng, trong các mối quan hệ giữa conngười với con người cũng như giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác.Những khả năng và điều kiện đó có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường pháttriển CNXH

Trong thời đại ngày nay, trước việc phải lựa chọn hoặc CNTB hoặc CNXH, sự lựachọn CNXH như Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là đúng đắn nhất Tất nhiên trong điềukiện hiện nay, đó là một CNXH đổi mới để phát triển Đổi mới trên nền tảng chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở lập trường, quan điểm của giai cấp côngnhân, thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo Đổi mới nhưng phải giữ vữngđịnh hướng XHCN, thể hiện đúng tinh thần và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh

Đổi mới theo tinh thần và nguyên tắc đó sẽ bảo đảm cho chúng ta đi tới mục tiêu: giữvững ĐLDT và xây dựng thành công CNXH Với quan niệm đó, trong toàn bộ tiến trìnhđổi mới, cũng như trên từng lĩnh vực hoạt động, chúng ta phải kết hợp đúng đắn cácnhiệm vụ, các yêu cầu, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN gắn liền xây dựng CNXH với bảo vệ Tổ quốc, giữ gìnmọi thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu mới có

Trang 35

được Do vậy, cùng với phát triển kinh tế – văn hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh xãhội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta phải không ngừng đề cao cảnh giác, tăngcường tiềm lực quốc phòng - an ninh, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động pháhoại của các thế lực thù địch hòng làm sụp đổ chế độ ta và làm chệch hướng, mục tiêuXHCN của nước ta.

1.2.2 Đảng chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2001

ĐLDT và CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam là ngọn cờbách chiến, bách thắng kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Trong công cuộc đổi mới,ngay từ đầu và suốt trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn xác định: đổi mới không phảithay đổi mục tiêu XHCN mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả hơn bằngnhững quan niệm đúng đắn hơn về CNXH và những hình thức, bước đi, biện pháp phùhợp, xác định xây dựng CNXH là mục tiêu lý tưởng của Đảng và nhân dân ta, đây là địnhhướng quan trọng quyết định đúng đắn và đạt hiệu quả của suốt quá trình đổi mới Chứng

tỏ Đảng luôn kiên định về nguyên tắc chiến lược cho nên quá trình đổi mới ở nước takhông đi chệch phương hướng XHCN mà vẫn giữ vững được ĐLDT

Nhận thức đúng ĐLDT gắn liền với CNXH là quy luật khách quan của thời đại mới vàquy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam, Đảng đã giải quyết đúng đắnmối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Đây làquan điểm nhất quán, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình đổi mới đất nước Đảng chỉ

rõ nhiệm vụ xây dựng đất nước, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng nhanhnhịp độ phát triển kinh tế, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân tạo ra điềukiện vật chất, tinh thần cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là bảo

Trang 36

vệ độc lập chủ quyền, an ninh và toàn vẹn đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng, duy trì

và củng cố cục diện hoà bình và ổn định, tạo ra môi trường thuận lợi cho công cuộc xâydựng đất nước Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hộilần thứ VII tháng 6/1991 của Đảng thông qua đã chỉ rõ:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cáchmạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân taluôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng [15, tr.10]

Đảng ta đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước là phù hợp với quy luật xâydựng đi đôi với bảo vệ trong điều kiện mới của cách mạng nước ta, đúng với mục đíchcủa Đảng Bởi vì CNXH là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của toàn bộ sự nghiệp cách mạngnước ta, CNXH là lý tưởng, là con đường đưa nhân dân ta tới ấm no, tự do, hạnh phúc

Sự lớn mạnh của chế độ XHCN là cơ sở để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Tuynhiên đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước không có nghĩa là chúng ta lơ là mấtcảnh giác đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Đảng và nhân dân ta phải luôn quan tâmchăm lo đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Do đó, trong xây dựng chúng ta rất quan tâm đếnviệc bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được

Ngược lại, nhiệm vụ bảo vệ đất nước được chuẩn bị theo hướng sẵn sàng đánh thắngmọi kẻ thù xâm lược và mọi cuộc chiến tranh có thể xẩy ra, nên đây là nhiệm vụ thườngxuyên quan trọng không một chút lơi lỏng

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật phổ biến của mọi quốc gia dân tộc trong điềukiện còn nguy cơ xâm lược thôn tính và áp bức bóc lột Từ Đại hội lần thứ V của Đảng

Trang 37

(3/1982) cho tới nay, Đảng luôn xác định xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN làhai nhiệm vụ chiến lược trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Sự kết hợp giữaxây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ này đã có sự đổi mới mạnh mẽ cả vềnội dung và hình thức Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay có nội dung rộng lớn

và phức tạp Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninhquốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế

độ XHCN bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc Xây dựng đất nước cũngđược đặt ra một cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội hướng tới mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm

vụ chiến lược, trong xây dựng đã chứa đựng yếu tố bảo vệ và trong bảo vệ có yếu tố xâydựng, xây dựng và bảo vệ có xu hướng xâm nhập lẫn nhau khăng khít đến mức bảo vệ là

bộ phận hợp thành của xây dựng, cũng như xây dựng là bộ phận hợp thành của bảo vệ,trong đó phải coi xây dựng là chính, bảo vệ phải được quán triệt thường xuyên, tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH

Trong công cuộc đổi mới muốn bảo vệ cho đất nước không đi chệch khỏi định hướngXHCN thì phải xây dựng cho các yếu của CNXH vượt lên trên CNTB Phải làm cho kinh

tế XHCN làm ăn có hiệu quả hơn kinh tế TBCN Hệ thống chính trị XHCN phải thực sựdân chủ và có kỷ luật, trật tự hơn chế độ đại nghị tư sản, chế độ một Đảng cộng sản lãnhđạo ưu việt hơn cái gọi là chế độ “đa nguyên, đa đảng” tư sản; làm cho văn hoá XHCNViệt Nam có sức thu hút mạnh hơn, có tính nhân văn cao hơn trong việc hình thành nhâncách con người so với văn hoá tư sản Nhờ có sự chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc đổi mới đất nước hơn 15 năm qua đã giành được những

Trang 38

thành tựu quan trọng, tạo thế và lực mới trong xây dựng và bảo vệ, bảo đảm cho đấtnước phát triển vững chắc trên con đường XHCN.

Quá trình chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong công cuộc đổimới, Đảng cũng luôn kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tếtrong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội Đảng chỉ rõ kinh tế với quốcphòng, quốc phòng với kinh tế là hai lĩnh vực có quy luật hoạt động riêng, nhưng có sựthống nhất nhằm bổ sung, tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Kinh tế pháttriển cao có hiệu quả sẽ tạo điều kiện vật chất quan trọng để xây dựng tiềm lực quốcphòng – an ninh vững mạnh, xét cho cùng củng cố quốc phòng cũng nhằm lợi ích kinh tế

Vì vậy, Đảng luôn chỉ rõ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nhưng không xem nhẹnhiệm vụ củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốcphòng và kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội sao cho mỗi bước phát triểnkinh tế – xã hội là một bước tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh

Trong công cuộc đổi mới Đảng luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ý thức tựlực, tự cường của dân tộc với mở rộng quan hệ quốc tế Tạo nên thế và lực và tạo môitrường hoà bình thuận lợi cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.Cùng với việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc,Đảng và Nhà nước luôn tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đưa đất nước tiến lên Đại hội lần thứ

VI của Đảng khẳng định:

Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, chúng ta phải đặc biệt coi trọng kết hợpcác yếu tố dân tộc và quốc tế các yếu tố truyền thống và thời đại, sử dụng tốt mọi khảnăng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài

Trang 39

để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và luôn luôn làm tròn nghĩa vụ quốc tếcủa mình đối với các nước anh em và bầu bạn [12, tr.31]

Đảng luôn nêu cao tư tưởng kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại,tạo ra những điều kiện thuận lợi căn bản để tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế Trong suốtquá trình đổi mới, Đảng luôn nhận thức sâu sắc rằng, ngày nay trước cuộc đấu tranh củanhân dân thế giới vì hoà bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển như

vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế,cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu

tố thời đại để đưa đất nước tiến lên phù hợp với xu thế chung của thời đại và tạo điềukiện thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì ĐLDT và CNXH

Quá trình chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH, Đảng không dừng lại

ở những quan điểm tổng quát và tổng thể chiến lược chung, mà Đảng còn giải quyết cóhiệu quả mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể của đờisống xã hội

Trên lĩnh vực kinh tế: Khi bước vào công cuộc đổi mới Đảng ta xác định rằng, kinh tế

là cơ sở của đời sống xã hội, của đấu tranh chính trị, nhưng kinh tế và công nghệ của tacòn quá yếu Chúng ta phải khắc phục chỗ yếu đó để tồn tại và phát triển Xây dựng nềnkinh tế Việt Nam đạt trình độ cao trước hết phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiệnđại Không có cơ sở đó không thể có CNXH ở Việt Nam Nhiệm vụ khó khăn nhất, trọngtâm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước Đó cũng là conđường khắc phục sự lạc hậu kinh tế hiện nay và ngăn ngừa nguy cơ tụt hậu quá xa so vớicác nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới

Trang 40

Trong 15 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã bước đầu xây dựng một nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý củaNhà nước (Đại hội IX gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN) nền kinh tế đó đãtạo ra sự phát triển trong giai đoạn 1991 – 1995 với nhịp độ tăng trưởng hàng năm đạt8,2%, nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ đó là một bước chuyển biến quan trọng Tuy nhiênvới chủ trương này kẻ thù luôn tìm mọi cách lợi dụng mặt trái của cơ chế thị trường đểthúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa Chính vì vậy trong quátrình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước Đảng ta luôn khẳng định phải giữ vững địnhhướng XHCN của nền kinh tế và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Bởi nếuchúng ta không định hướng đúng hoặc xem nhẹ những vấn đề tiêu cực của cơ chế thịtrường thì có thể dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, vàchính sự chuyển hoá đó sẽ dẫn đến chệch hướng và mất CNXH, đồng thời ĐLDT cũngkhông thể được giữ vững Trên thực tế Đảng ta đã khắc phục được những sai lầm, yếukém, tiêu cực của cơ chế thị trường, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô trên tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội đi đúng định hướng XHCN Trong phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, kinh tế nhà nước vẫn giữ vững vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xãdần dần trở thành nền tảng trong nền kinh tế quốc dân Việc thực hiện xây dựng nền kinh

tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN không chỉ góp phần giải phóng được sức sảnxuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài vào sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước, mà còn vẫn giữ vững được ổn định chính trị – xã hội, giữ vững đượcđịnh hướng XHCN Chúng ta đã và từng phê phán mạnh mẽ những quan điểm sai trái,

mơ hồ, quan điểm sùng bái kinh tế tư nhân, nuôi tư hữu tràn lan, những quan điểm này

Ngày đăng: 05/08/2016, 09:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), "Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
13. Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương (1989), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương (1989), "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 1989
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991),Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991),"Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), "Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1994
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, , Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, , Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Những trang sử vẻ vang (2002), (1930 – 2002), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam," Những trang sử vẻ vang "(2002), " (1930 – 2002)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam, Những trang sử vẻ vang
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
22. Nguyễn Hữu Đẩu – Lê Minh Quân (1998), “Một số suy nghĩ về vai trò của chính trị đối với kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta”, Tạp chí Lịch sử Đảng (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về vai trò của chính trị đối với kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta”, "Tạp chí Lịch sử Đảng
Tác giả: Nguyễn Hữu Đẩu – Lê Minh Quân
Năm: 1998
24. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới (1998), Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới
Tác giả: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1998
25. Đoàn Ngọc Hải (1995), Công cuộc đổi mới với sự phát triển nhận thức về con đường xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 – 1994), Luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Ngọc Hải (1995), "Công cuộc đổi mới với sự phát triển nhận thức về con đường xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 – 1994)
Tác giả: Đoàn Ngọc Hải
Năm: 1995
27. Trần Hậu (1997), Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về con đường đi lên CNXH, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hậu (1997), "Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về con đường đi lên CNXH
Tác giả: Trần Hậu
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
28. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (đồng chủ biên 2004), Đổi mới ở Việt Nam, tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (đồng chủ biên 2004), "Đổi mới ở Việt Nam, tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm
Nhà XB: Nxb CTQG
31. Vũ Khoan (1996), “Kết hợp đối ngoại với quốc phòng – an ninh về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Khoan (1996), “Kết hợp đối ngoại với quốc phòng – an ninh về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, "Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Vũ Khoan
Năm: 1996
32. Vũ Như Khôi (2006 chủ biên), Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế
Nhà XB: Nxb QĐND
33. Đặng Xuân Kỳ (1996), “Vững bước đi con đường xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vững bước đi con đường xã hội chủ nghĩa”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ
Năm: 1996
34. V.I.Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb ST, Hà Nội, 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
Nhà XB: Nxb ST

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w