1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Lịch sử hội nông dân bắc kạn

240 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆU Nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề lớn trong các chặng đường lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nông dân, nông nghiệp, nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là chủ thể của qúa trình phát triển. Đối với Bắc Kạn một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, những vấn đề tác động tới nông dân, nông nghiệp, nông thôn ngày nay cần được giải quyết trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Ngay từ khi thành lập, Đảng ta rất coi trọng việc giáo dục, tổ chức, động viên nông dân và xây dựng đội quân chính trị quần chúng cách mạng. Ngày 14101930, tại kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (khóa I), quyết định thành lập tổ chức Nông hội đỏ. Sự kiện đó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng về chất của nông dân Việt Nam. Lần đầu tiên nông dân có đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, tổ chức Hội Nông dân Việt Nam nói chung và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn nói riêng liên tục phát triển dưới nhiều hình thức và tên gọi như: Nông hội đỏ, Hội tương tế ái hữu, Hội Nông dân phản đế, Hội Nông dân cứu quốc, Nông hội, Hội Nông dân giải phóng, Hội Nông dân tập thể… Để giúp hiểu rõ về quá trình hình thành tổ chức, phương thức hoạt động, sự đóng góp của phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ quê hương; thực hiện chủ trương của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh uỷ Bắc Kạn, Hội Nông dân tỉnh quyết định tổ chức nghiên cứu, biên soạn Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (19302010) nhằm khẳng định những giá trị lịch sử, văn hoá của nông dân qua các thời kỳ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Qua đó phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (19302010) là một công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, khẳng định vị thế, tiềm năng kinh tế, xã hội, tinh thần yêu nước kiên cường của nông dân qua các giai đoạn dựng nước, giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những giá trị khoa học về lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân của tỉnh cũng là nguồn nội lực để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập. Tổ chức nghiên cứu, biên soạn Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (19302010) đáp ứng nguyện vọng và lòng mong mỏi của nhân dân trong tỉnh và độc giả, đặt cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ, khách quan, chân thực về hoạt động của một đoàn thể chính trị xã hội; góp phần tôn vinh và ghi nhận phong trào cách mạng của nông dân, các thế hệ cán bộ của Hội đã không quản gian khổ góp sức cho quê hương. Qua đó, xác nhận được thành tích tiêu biểu của nông dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn trong những chặng đường lịch sử, đồng thời thấy rõ vai trò của nông dân, sự đoàn kết, gắn bó giữa nông dân và Hội Nông dân của tỉnh. Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (19302010) giúp người đọc rút ra những điều bổ ích trong lĩnh vực xây dựng phong trào nông dân, tổ chức Hội, quản lý quần chúng, xã hội ở địa phương. Những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa gợi mở phương hướng nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân. Mặc dù công trình đã được chú trọng nghiên cứu, biên soạn công phu, nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; chúng tôi mong được bạn đọc cảm thông và góp ý chân thành để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Nhân dịp xuất bản cuốn sách, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhân chứng lịch sử và Ban Địa phương, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ để cuốn sách được xuất bản. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. TM BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN CHỦ TỊCH Lưu Văn Quảng Mở đầu BẮC KẠN ĐỊA LÝ, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi, vùng cao, có tổng diện tích tự nhiên là 4.857,21 km2. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Tỉnh lỵ Bắc Kạn cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường quốc lộ số 3 và là tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Bắc Tây Bắc xuống Nam Tây Nam. Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình Bắc Kạn là cấu tạo dạng cánh cung. Về cơ bản có thể chia làm 3 khu vực chính: Khu vực phía Đông là các dãy núi kéo dài của cánh cung Ngân Sơn, trải dài gần 100 km từ nam Cao Bằng đến đông Phú Lương (Thái Nguyên) với nhiều khối núi lớn. Đây là dãy núi có cấu tạo tương đối thuần nhất với kết cấu địa chất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Khu vực phía Tây là khối núi cao chót vót với dải hữu ngạn cánh cung sông Gâm trải dài từ núi Phja Dạ (tên cổ là Phja Già) thuộc huyện Pác Nặm. Khu vực phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi với những dải đồi cao trên 200 m và những dãy núi thấp 400500 m. Trong vùng có nhiều thung lũng rộng, với hệ thống sông, suối dày đặc tạo nên các bãi bồi phù sa thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Bắc Kạn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng có hai mùa rõ rệt: Mùa hạ và mùa đông. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.6002.100mm. Mưa nhiều vào tháng 6 đến tháng 9. Tổng số giờ nắng trung bình là 1.3001.400 giờ. Độ ẩm không khí trung bình 8485%, cao nhất vào tháng 7 (8889%), thấp nhất vào tháng 12 (8082%). Do nằm sâu trong đất liền, lại có các dãy núi cao che chắn, nên Bắc Kạn ít chịu ảnh hưởng của bão . Bắc Kạn có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, bao gồm lưu vực của hệ thống sông Thái Bình (gồm sông Cầu và các nhánh của sông Cầu), hệ thống sông Kỳ Cùng (gồm các nhánh sông Bắc Giang và sông Na Rì) và các nhánh sông Năng, sông Gâm, sông Phó Đáy. Trong đó, sông Cầu là hệ thống sông lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do hai nhánh chính là sông Nặm Ún và Nặm Cắt bắt nguồn từ dãy Phja Bjoóc hợp lại ở Pác Cáp. Sông Cầu đoạn trong nội địa Bắc Kạn dài khoảng 103 km. Sông Năng là sông có độ dài thứ hai sau sông Cầu (87 km) và chảy qua địa giới các huyện Pác Nặm, Ba Bể. Ngoài sông Cầu và sông Năng, Bắc Kạn còn có sông Bắc Giang (Tả Lương), sông Hiến (Tả Thán), sông tiểu Phó Đáy, sông Yên Thịnh và nhiều suối nhỏ khác. Với mạng lưới sông, suối dày đặc đã cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Phần lớn hệ thống sông của Bắc Kạn là đầu nguồn, lòng sông, suối hẹp, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nên thuận lợi cho phát triển thủy điện và thu hút khách du lịch bằng những cảnh quan hùng vĩ. Bắc Kạn còn được thiên nhiên ban tặng Hồ Ba Bể . Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta; là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng khoảng 500 ha, nằm trong khu vực vườn Quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống. Đến nay, nhiều loài động vật quý hiếm vẫn còn như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch, cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên... Với khung cảnh nên thơ, hùng vĩ, vườn Quốc gia Ba Bể trở thành danh lam thắng cảnh thu hút du khách trong nước và quốc tế. Là một trong những tỉnh miền núi với những quần sơn đá vôi, nên trong tổng diện tích 4.795,54 km2, Bắc Kạn chỉ có 6% đất nông nghiệp, trong đó đất feralit chiếm tỷ lệ đáng kể. Đất feralit màu vàng nhạt trên núi cao thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp; feralit màu đỏ nâu trên vùng núi đá vôi có khả năng trồng hoa màu, cây công nghiệp; feralit màu vàng có khả năng trồng các loại cây lương thực. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có đất phù sa ven sông thích hợp cho việc trồng lúa. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có diện tích rừng tự nhiên vào loại lớn nhất vùng Đông Bắc nước ta, với 301.722,78 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm 89,60%, rừng trồng chiếm 10,40% tổng diện tích rừng. Rừng Bắc Kạn được phân bố ở tất cả các huyện và thị xã nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn và thị xã Bắc Kạn. Rừng Bắc Kạn hiện còn nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Trong đó, hệ thực vật có 148 họ, 573 chi, 826 loài (300 loài cây họ gỗ, 300 loài cây thuốc). Hiện nay, 52 loài đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, chò đãi, trầm hương, cầu điệp; hệ động vật có 366 loài, 110 họ thuộc 28 bộ, trong đó có 63 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam . Có thể nói, rừng Bắc Kạn là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật của vùng Đông Bắc với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Cùng với nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng, Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú. Trong đó, chì và kẽm là hai khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của tỉnh và cả nước. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có nhiều loại khoáng sản khác như vàng sa khoáng, vàng gốc, bạc, kẽm, chì, mănggan, đá vôi, đá quý, vật liệu xây dựng… Đây là một trong những thế mạnh, là tiền đề quan trọng để Bắc Kạn phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng. Bắc Kạn có những điều kiện thuận lợi, song cũng có không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình chế ngự thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, nông dân Bắc Kạn dưới sự lãnh đạo của Đảng không ngừng phấn đấu vươn lên phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn và giành được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. II. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH BẮC KẠN QUA CÁC THỜI KỲ Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nước Xích Quỷ, sau được tách ra thành vương quốc Thuy Đến. Khi nhà nước Văn Lang ra đời, các Vua Hùng chia nước ta làm 15 bộ, vùng đất Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định, do một Lạc tướng đứng đầu. Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, nhưng riêng tên Vũ Định vẫn được giữ như cũ. Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, đất Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Dưới thời thuộc Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong. Năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân và dân ta đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc của dân tộc. Trong điều kiện đất nước độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bước hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Đại Việt. Thời nhà Lý, nước ta được chia làm 24 lộ, đất Bắc Kạn thuộc các lộ Cảm Hóa, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đến đời Trần, nước ta gồm 12 lộ, 4 trấn và 14 châu, huyện. Bắc Kạn thuộc châu Thái Nguyên. Năm 1397, nhà Trần đổi châu Vũ Lặc thành trấn Thái Nguyên, nên Bắc Kạn thuộc trấn Thái Nguyên. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, chúng chia Đại Việt thành 15 phủ, 31 châu, 31 huyện. Trấn Thái Nguyên đổi thành phủ Thái Nguyên với 11 huyện, đất Bắc Kạn nằm trong địa phận 3 huyện Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Long Thạch. Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ lập lại chủ quyền, các đơn vị hành chính của đất nước vẫn như cũ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông chia nước ta thành 12 đạo. Lúc này, Bắc Kạn thuộc đạo Thái Nguyên. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469), trên cơ sở định lại bản đồ hành chính, nhà Lê chia nước ta làm 12 thừa tuyên. Đạo Thái Nguyên được đổi thành Thừa tuyên Ninh Sóc, do đó đất Bắc Kạn thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), lấy lại tên cũ và gọi là xứ Thái Nguyên, gồm các phủ Thông Hoá, Phú Bình và Cao Bằng. Phủ Thông Hoá gồm huyện Cảm Hóa và châu Bạch Thông , như vậy Bắc Kạn vẫn thuộc xứ Thái Nguyên. Cuối thế kỷ XVI, cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Mạc, Trịnh, Nguyễn dẫn đến tình trạng cát cứ và xung đột liên miên. Từ năm 1592 đến những năm 70 của thế kỷ XVII, xứ Thái Nguyên bị chia cắt, phần phía Bắc thuộc nhà Mạc, phần phía Nam thuộc họ Trịnh. Sau chiến tranh Lê Mạc, Cao Bằng trước thuộc xứ Thái Nguyên được tách ra để lập một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình phong kiến trung ương, gọi là trấn Cao Bằng. Do đó, lúc này trấn Thái Nguyên chỉ còn lại phần đất hai phủ Phú Bình và Thông Hóa, thủ phủ đặt tại Bình Kỳ (nay là Đa Phúc). Vùng đất Bắc Kạn thuộc phủ Thông Hóa, trấn Thái Nguyên. Năm 1807, vua Gia Long cắt phần đất phía Nam về Bắc Ninh, thủ phủ Thái Nguyên chuyển về Đồng Mỗ, nay thuộc thành phố Thái Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), vua Nguyễn Thánh Tổ đổi trấn thành tỉnh. Đất Bắc Kạn về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá, tỉnh Thái Nguyên . Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Theo Nghị định ngày 2081891 và Nghị định ngày 991891 của Toàn quyền Đông Dương, địa bàn Bắc Kạn thuộc hai đạo quan binh: Đạo quan binh 1 (Tiểu quân khu Thái Nguyên) Đạo quan binh 2 (Tiểu quân khu Lạng Sơn). Ngày 1141900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lấy phần đất thuộc phủ Thông Hoá lập ra tỉnh Bắc Kạn, gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn), Cảm Hoá (sau đổi thành Na Rì). Tiếp đó, ngày 2561901, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nhập vào châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Tháng 71901, thị xã Bắc Kạn và châu Bạch Thông được thành lập. Năm 1916, theo Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ, một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biên Thượng thuộc châu Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên tách ra để thành lập châu Chợ Đồn. Lúc này, Bắc Kạn gồm 5 châu (Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Rã, Chợ Đồn), 20 tổng và 103 xã. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hệ thống địa lý hành chính tỉnh Bắc Kạn căn bản vẫn được giữ như cũ, chỉ có một số thay đổi nhỏ. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, để đáp ứng yêu cầu là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, ngày 2141965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103QĐTVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 1441967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn, trực thuộc huyện Bạch Thông. Ngày 29121978, theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng nhân dân hai tỉnh Cao Lạng và Bắc Thái, kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Bắc Thái còn 11 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. Ngày 1671990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 262HĐBT giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông để thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngày 6111996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính một số tỉnh. Tỉnh Bắc Thái được chia thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 111997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập trên cơ sở tách bốn huyện, thị xã thuộc tỉnh Bắc Thái cũ và hai huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn. Tháng 81998, thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 2852003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 562003NĐCP về việc thành lập huyện Pác Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Đến nay, Bắc Kạn gồm 8 đơn vị hành chính, đó là thị xã Bắc Kạn và các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm, với tổng số 122 xã, phường, thị trấn. III. CƯ DÂN, VĂN HÓA Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ học cho thấy, trên khu vực các dãy núi đá vôi Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm, ngay từ rất sớm đã có con người cư trú. Trong các thung lũng hẹp vùng chân núi, người Tày cổ đã sớm xuất hiện và chinh phục thiên nhiên, khai phá đất đai, trồng lúa nước và cùng cư dân Việt cổ tạo dựng nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, cư dân sinh sống trên đất Bắc Kạn ngày càng đông đúc. Đến nay, Bắc Kạn có khoảng 299.904 người. Trong đó, người Tày chiếm số lượng lớn nhất và được phân bố ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng thấp, thị trấn, thị xã. Người Nùng có mối quan hệ lịch sử với người Tày. Trải qua quá trình phát triển đã hòa nhập vào cộng đồng người Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển đến khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có Bắc Kạn vào khoảng hơn 200 năm, tương tự như lịch sử cư trú của người Mông và một bộ phận người Dao. Người Nùng cư trú ở vùng thấp xen kẽ với người Tày và người Kinh, trong đó nơi tập trung đông nhất là huyện Na Rì. Người Kinh có mặt ở Bắc Kạn từ thời Nam Bắc triều. Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đặc biệt là từ sau ngày hòa bình lập lại (1954), trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Kạn, số lượng người Kinh tăng lên nhanh chóng. Họ chủ yếu tập trung ở vùng thấp, đô thị và có đóng góp nhất định cho sự phát triển ở Bắc Kạn. Người Dao cũng như người Mông sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao quanh chân núi. Với tập quán du canh du cư, kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào nương rẫy, nên địa vực cư trú thiếu ổn định. Theo các tài liệu thư tịch, một số nhóm Dao đã có mặt khá sớm tại Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, nhưng do thiếu cơ sở kinh tế ổn định nên trong khi các nhóm mới tiếp tục chuyển đến thì các nhóm cư trú trước đó lại chuyển sang các tỉnh lân cận . Người Mông, Sán Chay (nhóm Sán Chỉ) có mặt ở Bắc Kạn muộn hơn với số lượng ít. Theo sử cũ, người Hoa có mặt ở Bắc Kạn khá sớm. Đại Nam nhất thống chí ghi: Chợ Hà Hiệu, chợ Quảng Khê, chợ Bắc Phấn, chợ Dương Quang (có phố), chợ Yên Đĩnh (phố xá trù mật), người Thanh, người Thổ (tức Tày), người Kinh, người Nùng: đều ở châu Bạch Thông. Một bộ phận người Hoa tiếp tục chuyển cư đến Bắc Kạn vào đầu thế kỷ XX. Tuy các dân tộc ở Bắc Kạn xuất hiện sớm, muộn với số lượng nhiều ít khác nhau nhưng đều đoàn kết một lòng, cùng nhau chinh phục thiên nhiên để lao động sản xuất, xây dựng nền văn hóa độc đáo, đa màu sắc, bảo vệ quê hương, đất nước. Các cư dân vùng thấp có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác vùng thung lũng và hệ thống thủy lợi đa dạng với phai, mương, cọn, lốc, lìn… Cư dân cư trú ở vùng cao với kỹ thuật khai thác ruộng bậc thang và nương rẫy dốc. Ngoài trồng lúa, đồng bào còn trồng các loại hoa màu, lương thực, các loại rau, đậu và nhiều loại cây ăn quả khác như cam, quýt, mận, hồng. Người Tày và người Nùng chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển như trâu, bò, ngựa, gà, vịt, ngan, đồng thời một số nơi có tập quán đánh bắt cá trên sông hồ, nuôi cá ruộng… Các nghề thủ công gia đình khá đa dạng, đáng chú ý là nghề dệt vải và thổ cẩm. Dệt thổ cẩm của người Tày và Nùng là một trong những nghề truyền thống với trình độ kỹ thuật khá cao, hoa văn trang trí phong phú, mô phỏng các loại hình hoa lá thiên nhiên gần gũi với cuộc sống hàng ngày của đồng bào như hoa nhồi, hoa lá mía… Nam giới thì thành thạo trong đan lát, các nghề mộc dân gian. Ở một số vùng, đồng bào còn có nghề rèn, nghề làm gạch ngói như làng Thạch Ngõa ở chân núi Phja Bjoóc… Hiện nay, nhiều nghề thủ công đã bị mai một trước sự phát triển của khoa học công nghệ và sự giao lưu kinh tế, nhưng nhiều ngành nghề như trồng bông dệt vải, làm gạch ngói vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển góp phần phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế văn hóa. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân Bắc Kạn vẫn luôn tự hào vì đã đoàn kết xây dựng nên đời sống văn hóa phong phú mang đậm nét đặc trưng của nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc như lễ hội Lồng tồng, Lễ hội cầu mùa, Tết Thanh minh… Ngoài ra, Bắc Kạn còn nổi tiếng với những làn điệu dân ca như hát páo dung của người Dao; múa khèn của người Mông; hát then của người Tày, hát sli, hát lượn của người Tày Nùng… Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau, song nhân dân các dân tộc Bắc Kạn luôn đoàn kết, hòa đồng, tương thân tương ái, tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của nhau, cùng nhau xây dựng nên bức tranh văn hóa đặc sắc, độc đáo của Bắc Kạn, làm phong phú thêm nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. IV. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG Theo sử cũ, cuối thế kỷ II trước công nguyên, khi quân nhà Hán (Trung Quốc) tiến đánh đất Nam Việt, nhân dân Bắc Kạn đã tranh thủ thời cơ theo con cháu của Thục Phán là Tây Vu Vương đấu tranh nhằm khôi phục nền độc lập của Tổ quốc. Trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới thời Bắc thuộc đã có mặt đông đảo các tầng lớp nhân dân Âu Việt vùng miền núi phía Bắc . Mùa xuân năm 40 sau công nguyên, dưới ngọn cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, tổ tiên của người Tày, Nùng ở Bắc Kạn đã nhất tề đứng lên cùng nhân dân cả nước đấu tranh. Trong suốt 1.000 năm dưới sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân các dân tộc Tày Nùng tham gia đấu tranh lật đổ ách thống trị của nhà Lương thế kỷ thứ VI, lập nước Vạn Xuân. Vào đời Nguyên Hòa (806820), các cuộc nổi dậy của nhân dân Tày, Nùng, Tráng (Choang) chống phong kiến nhà Đường đã được cả quan lại, bách binh tích cực hưởng ứng . Thế kỷ thứ XI, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, các đạo quân miền núi dưới sự chỉ huy của Dương Tự Minh tham gia đánh bại quân xâm lược nhà Tống ngay trên đường tiến quân của chúng từ Thái Nguyên tới Phú Lương, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh đó, người dân Bắc Kạn tự hào vì đã đóng góp đáng kể sức người, sức của và trực tiếp tham gia đánh địch từ trận đầu khi chúng còn hung hăng, càn dỡ, đến trận cuối khi chúng phải nhục nhã cút khỏi đất nước ta. Đầu thế kỷ XV, dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Minh, cùng với nhân dân cả nước, nông dân Bắc Kạn hưởng ứng tích cực cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Trần Nguyên Khang, Nguyễn Đa Bí. Sau đó, phong trào lan rộng dưới sự chỉ huy của Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chấn, Nguyễn Trà, Dương Thế Chân, Ông Lão. Đặc biệt trong thời kỳ này, ở Bắc Kạn, các dân tộc thiểu số còn tổ chức “nghĩa binh áo đỏ”, chiến đấu rất linh hoạt, dũng cảm. “Nghĩa binh áo đỏ” hoạt động trong một thời gian dài, dựa vào địa hình hiểm trở của núi rừng Việt Bắc và sau đó mở rộng ra cả vùng Tây Bắc và miền Tây Thanh Hóa Nghệ An, gây cho địch nhiều tổn thất . Trong những năm 14191420, nông dân các dân tộc Bắc Kạn tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Ngã, một cựu nô tỳ của nhà Trần. Trong vòng vài tháng, đội quân đã lên tới hàng vạn người, làm chủ cả vùng rừng núi rộng lớn từ Việt Bắc đến Đông Bắc. Trong khi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lê Ngã, nông dân Bắc Kạn còn bí mật hướng về cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, trong đó tiêu biểu là Lưu Nhân Chú và Phạm Cuống. Đến thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực. Trong gần 100 năm, xứ Thái Nguyên (bao gồm cả Bắc Kạn ngày nay) trở thành bãi chiến trường của hai tập đoàn phong kiến Trịnh Mạc. Năm 1596, sau trận giao tranh đẫm máu ở vùng hồ Ba Bể (Chợ Rã), về cơ bản chiến sự tạm thời chấm dứt, quân Mạc rút lên cố thủ Cao Bằng. Tuy nhiên, cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho đời sống nông dân Bắc Kạn vô cùng khổ cực. Trong lúc này, vì chưa có điều kiện can thiệp bằng vũ lực, phong kiến Trung Quốc dùng thủ đoạn chính trị xảo quyệt sắc phong cho vua Lê, đồng thời ép nhà Lê để nhà Mạc quản trị đất Cao Bằng và một bộ phận tỉnh Bắc Kạn, để duy trì mầm mống nội chiến và tạo cơ sở cho các cuộc chiến tranh xâm lược sau này. Trong các thế kỷ XVIXVIII, chế độ phong kiến nước ta bước vào suy vong, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với giai cấp thống trị ngày càng thêm sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ. Trong hoàn cảnh đó, nông dân Bắc Kạn đã nhanh chóng hướng về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771), giúp đỡ nghĩa quân trong việc đánh đổ tập đoàn phong kiến Lê Trịnh, cũng như có nhiều đóng góp về sức người, sức của trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh (1789). Năm 1802, Nguyễn Ánh dựa vào sức mạnh của bọn tư bản phương Tây, đánh bại nhà Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn. Dưới ách thống trị của nhà Nguyễn, nông dân phải chịu bao cảnh cơ cực, bần hàn bởi thuế khóa nặng nề, vô lý và chính sách cai trị bạo tàn của bọn phong kiến phản động. Song với ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bạo tàn, nhân dân cả nước nói chung, nông dân Bắc Kạn nói riêng nhiều lần nổi dậy chống lại cường hào, ác bá. Nông dân Bắc Kạn nhanh chóng tham gia trong cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân, một tù trưởng vùng Bảo Lạc (Cao Bằng). Nghĩa quân làm chủ cả vùng Việt Bắc, chiếm Thái Nguyên, bắt quan lại nhà Nguyễn, thích vào mặt dòng chữ “quan tỉnh hay ăn hối lộ” rồi đuổi đi. Tại các căn cứ quân sự chủ yếu ở châu Bạch Thông và huyện Cảm Hóa, nghĩa quân được sự ủng hộ, bảo vệ, che chở của nông dân đã đánh nhiều trận oanh liệt, bẻ gãy những cánh quân lớn của phong kiến nhà Nguyễn. Triều đình nhà Nguyễn phải chật vật trong nhiều năm mới đàn áp được cuộc khởi nghĩa. Để trả thù nghĩa quân, triều đình nhà Nguyễn đã tàn sát, cướp phá dã man nhiều vùng ở Bắc Kạn, hy vọng đè bẹp tinh thần phản kháng của nông dân. Nhưng nông dân Bắc Kạn không bị khuất phục, đã nhiều lần nổi dậy và tham gia các cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Hoàng, Nông Văn Sĩ, Bế Văn Hoành, Bế Văn Cận… . Tuy các cuộc khởi nghĩa trên lần lượt thất bại, song đã thể hiện tinh thần đấu tranh quật khởi, kiên cường trước cường quyền áp bức của nông dân Bắc Kạn. Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn suy tàn, các nước tư bản phương tây đang bành chướng thế lực xuống các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, nông dân Bắc Kạn cùng nhân dân cả nước một lần nữa vùng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. Trải qua quá trình phát triển lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nông dân và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã chinh phục thiên nhiên, đoàn kết cùng nhau lao động sản xuất, đấu tranh bảo vệ quê hương, Tổ quốc và xây dựng nên những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc. Đây là tiền đề, là nền tảng quan trọng để nông dân và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiên cường, dũng cảm tham gia vào các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Chương I PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN BẮC KẠN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (19301945) I. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 1930 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng bắn vào bán đảo Sơn Trà và đổ bộ vào Đà Nẵng chính thức xâm lược nước ta. Tiếp đó, chúng tiến đánh Sài Gòn Gia Định và hai lần tấn công Bắc Kỳ. Trước sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp, vua quan triều đình nhà Nguyễn chống trả yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng dâng nước ta cho thực dân Pháp. Sau khi đánh chiếm về cơ bản các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, ngày 1931884, thực dân Pháp đánh chiếm thành Thái Nguyên, nhưng vấp phải sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân, trong đó có đông đảo lực lượng nông dân. Vì thế, ngày 1051884, chúng mới dám cho đóng quân trong thành Thái Nguyên và từng bước mở rộng đánh chiếm các khu vực thuộc Bắc Kạn. Ngày 1321888, đạo quân do đại tá Xécvie (Servière) chỉ huy từ Bảo Lạc (Cao Bằng), kéo xuống đánh chiếm châu lỵ Chợ Rã. Tiếp đó, ngày 1721888, thực dân Pháp chiếm Ngân Sơn. Ngày 1711889, dưới quyền chỉ huy của tướng Boócnhi Đêbo (Borgni Đébor), thực dân Pháp đưa một đạo quân lớn gồm 924 tên (không kể 1.200 người bị bắt đi vận tải lương thực, vũ khí) đánh chiếm Chợ Mới. Trong các năm 18911895, thực dân Pháp lần lượt mở rộng chiếm đóng Na Rì (1891), Bạch Thông (1892), Chợ Đồn (1895). Như vậy, trước sự kháng cự mạnh mẽ của nông dân và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn, nên phải sau hơn 10 năm, thực dân Pháp mới cơ bản hoàn thành việc đánh chiếm Bắc Kạn. Để nhanh chóng bình định và vơ vét sức người, sức của ở Bắc Kạn, ngay trong các cuộc hành quân xâm lược, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều đồn bốt, điếm canh, nhà tù, như đồn binh ở Hà Hiệu, Chợ Rã (11889); Bạch Thông, Ngân Sơn (111894)… Hệ thống cứ điểm, màng lưới đồn, bốt, điếm canh ngày càng mọc lên như nấm trong toàn tỉnh. Năm 1930, riêng vùng nông thôn bảy châu, huyện phía nam đã có tới 372 điếm canh với đội quân khủng bố đông đảo. Năm 1926, kể cả Thái Nguyên và Bắc Kạn, dân cư chỉ hơn 10 vạn, nhưng lực lượng trong bộ máy đàn áp của thực dân Pháp đã lên tới hàng nghìn tay súng. Thực dân Pháp còn tăng cường xây dựng bộ máy quân sự để dễ bề đàn áp. Ở thị xã có giám binh nắm quyền cao nhất về quân sự, ở châu có châu đoàn, ở tổng có tổng đoàn, cấp xã có xã đoàn và lính dõng. Tính đến năm 1926, ở Bắc Kạn và Thái Nguyên, bộ máy quân sự của thực dân Pháp có khoảng 200 lính Âu Phi, hơn 2.000 lính khố xanh, khố đỏ, 2.000 lính dõng và gần 200 lính cơ canh gác ở các phủ, châu, huyện và các lực lượng vũ trang trá hình khác1. Sau khi chiếm đóng Bắc Kạn, thực dân Pháp chia Bắc Kạn thành 5 châu, (huyện): Bạch Thông, Chợ Rã, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn. Dưới châu là tổng và xã. Đứng đầu tỉnh là một viên Công sứ người Pháp, nắm quyền về chính trị, quân sự, trực tiếp làm Chánh án toà án đệ nhất (tư pháp đối với người Âu) và kiêm chức Chánh án tòa án đệ nhị cấp (tư pháp đối với người bản xứ). Đứng đầu mỗi châu là viên tri châu. Ở các tổng có chánh, phó tổng; các xã có lý trưởng và phó lý trưởng. Từ năm 1931, ở cấp xã còn có Hội đồng kỳ mục. Năm 1940, ở cấp tổng chúng đặt thêm chức tăng thiết để giúp việc thu thuế. Để phục vụ cho chính sách chia để trị, thực dân Pháp còn thành lập chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số. Theo đó, người Dao được phép có động trưởng ở cơ sở, hoặc Chánh Mán ở cấp tổng; quản chiểu, phó quản chiểu ở cấp châu. Chúng đặt ra chế độ thống tra đối với người Mông, bang trưởng đối với người Hoa… Thực dân Pháp ra sức tuyên truyền cho bộ máy này, coi đó như là quyền tự trị dân tộc. Nhưng thực chất đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao sống du canh, du cư, xen kẽ với các dân tộc khác, nên bản thân bộ máy mà chúng áp đặt cho họ không có lãnh thổ riêng. Do đó, các dân tộc thiểu số vùng cao vừa phải chịu ách áp bức bóc lột của bộ máy cai trị chung, vừa phải chịu sự áp bức của bộ máy chính quyền dân tộc tự trị mà thực dân Pháp đặt ra. Lợi dụng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, các vùng, thực dân Pháp ra sức tuyên truyền xuyên tạc để phá hoại truyền thống đoàn kết dân tộc. Chúng tung ra luận điệu nguyên nhân khổ cực của đồng bào du canh du cư là do người vùng thấp đã chiếm hết ruộng bãi; người vùng thấp lại bị kích động oán thù dân buôn bán ở thành thị. Thực dân Pháp còn quy định người Dao phải thực hiện tô lao dịch cho lý trưởng người Tày mỗi khi phát nương. Ngay trong hàng ngũ quan lại địa phương, lý trưởng ở vùng thấp được trao quyền lực và bổng lộc nhiều hơn quản chiểu ở vùng cao. Để xây dựng, củng cố chính quyền tay sai bản xứ trở thành công cụ đắc lực trong việc vơ vét, bóc lột tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của nhân dân, thực dân Pháp đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ tay sai. Năm 1888, ngay trên đường hành quân xâm lược các châu, huyện phía Bắc tỉnh, chúng đã tuyển mộ tay sai trong đám lưu manh, buôn lậu để dẫn đường và giúp bọn này lập bộ máy chính quyền phản động. Sau khi bình định Bắc Kạn, thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh đào tạo tay sai, trong đó chủ yếu là lựa chọn con em của tầng lớp trên và đặc cách cho ăn học, để đào tạo họ trở thành lớp tay sai mới, trung thành khôn khéo và nhiều mánh lới. Tính chung trong 50 năm, từ năm 1888 đến năm 1938, thực dân Pháp đã đào tạo được gần 60 quan lại từ các bang tá đến tuần phủ, phục vụ trong bộ máy nguỵ quyền của chúng ở Bắc Kạn. Nhiều tên tay sai đắc lực được bọn thực dân trọng dụng, cho làm tri châu, tuần phủ và mặc sức cho vơ vét, cướp bóc tài sản của nhân dân. Như vậy, bằng nhiều hình thức, với những thủ đoạn chính trị thâm độc, thực dân Pháp đã thiết lập được ở Bắc Kạn bộ máy cai trị với chính sách vô cùng hà khắc. Thông qua bộ máy này, chúng ra sức vơ vét, bóc lột tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của nhân dân Bắc Kạn. Người nông dân phải chịu hàng trăm thứ thuế nặng nề và vô lý, đặc biệt là thuế đinh (thuế thân) và thuế điền do thực dân Pháp và tay sai đặt ra. Đàn ông từ 18 đến 60 tuổi phải nộp thuế đinh. Thuế đinh được chia làm hai loại: Loại nội tịch (những người có tài sản), mỗi đầu người phải nộp 3 đồngnăm. Loại ngoại tịch (những người không có tài sản hoặc từ nơi khác đến) mỗi đầu người phải nộp 1,5 đồngnăm. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thực dân Pháp đã năm lần điều chỉnh mức thuế, đưa thuế thân tăng lên gấp hơn hai lần so với ban đầu1. Thực dân Pháp chia thuế điền làm 3 loại: nhất đẳng điền 7 đồngmẫu; nhị đẳng điền 5 đồngmẫu; tam đẳng điền 4 đồngmẫu. Bọn quan lại kỳ hào luôn tìm cách tăng thuế. Chúng thường dùng thủ đoạn “gia đẳng”: đổi nhị đẳng điền thành nhất đẳng điền, tam đẳng điền thành nhị đẳng điền. Trong nhiều trường hợp việc tăng thuế chưa đáp ứng được những thiếu hụt về ngân sách, thực dân Pháp còn đặt thêm các khoản phụ thu khác. Năm 1931, do ngân sách Liên bang Đông Dương thiếu hụt, chúng đặt ra một khoản phụ thu 15% đối với thuế thân và thuế điền (trừ ruộng đất người Âu) để thu thêm gần 30.000 đồng. Ngoài thuế đinh và thuế điền, nông dân Bắc Kạn còn phải chịu hàng loạt thứ thuế vô lý khác, bị ép buộc phải bán nông sản cho chính quyền thực dân với giá rẻ mạt, nhiều khi còn bị cướp trắng. Ai trốn thuế, lậu thuế mà bị chúng phát hiện phải ngồi tù, bị đánh đập dã man và phải chạy tiền đút lót để được yên thân. Nông dân Bắc Kạn còn điêu đứng bởi chế độ phu phen tạp dịch. Hàng năm, nông dân bị bắt đi phu từ hai đến ba đợt, mỗi đợt kéo dài từ 10 đến 12 ngày để xây đồn bốt, làm cầu đường, xây dựng sân bay, vận chuyển, khiêng cáng bọn quan lại đi công cán… Ngay cả trong những ngày mùa, nông dân vẫn bị bắt đi phu, nên việc đồng áng, cày cấy không kịp thời vụ, nguy cơ mùa vụ thất thu, đói kém luôn đe dọa. Nông dân muốn được ở nhà cày cấy, gieo trồng kịp thời vụ buộc phải bán thóc, trâu, bò, ruộng, vườn để lấy tiền nộp cho chúng. Thực dân Pháp và tay sai còn trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, nhất là ở khu vực các huyện phía nam của tỉnh. Những khu vực trù phú hàng trăm, hàng nghìn hecta lần lượt bị chính quyền thực dân khoanh lại để cấp cho đồng bọn. Một số tên nhiều thế lực chiếm những vùng đất màu mỡ rộng hàng vạn hecta. Chỉ tính riêng hai đồn điền của tên Raaynô và Ghiôm đã chiếm tới 25.181 ha. Tên Tuần phủ Hoàng Đức Hinh (Chợ Rã) lợi dụng quyền thế chiếm hết ruộng đất tốt ở xã Thượng Giáo và lợi dụng họ hàng quan lại chiếm đoạt dần số ruộng lân cận của nông dân... Vì thế, nông dân dần bị mất hết ruộng đất, phải bán sức lao động trong các hầm mỏ, đồn điền, trang trại của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Cùng với việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân, thực dân Pháp còn đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên. Ngay sau khi đặt được ách thống trị ở Bắc Kạn, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác với quy mô lớn các mỏ vàng ở Chợ Rã, Na Rì; mỏ bạc ở Ngân Sơn, Chợ Đồn; mỏ kẽm ở Chợ Đồn... Nhiều mỏ khoáng sản quý được chúng đầu tư với số vốn hàng chục triệu đồng. Trong những năm 19201925, Bắc Kạn được coi là tỉnh đứng đầu về khai thác hầm mỏ ở Bắc Kỳ. Tính chung, từ năm 1914 đến năm 1941, thực dân Pháp đã cướp đi 353.716 tấn quặng kẽm. Riêng năm 1941, chúng đã khai thác 5,5 tấn quặng chì, 180 tấn măng gan. Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách ngu dân, hạn chế mở mang văn hóa dân tộc, duy trì, khuyến khích những phong tục tập quán lạc hậu, các tệ nạn xã hội hòng đẩy nhân dân Bắc Kạn chìm đắm trong vòng ngu tối. Vì thế, trong một thời gian dài, chúng không mở trường học. Về sau do nhu cầu đào tạo lực lượng tay sai người bản xứ, chúng buộc phải mở một số lớp học (cấp I) ở thị xã, nhưng chỉ con em của bọn địa chủ, cường hào, quan lại theo học. Năm 1922, cả Bắc Kạn và Thái Nguyên có 6 trường cấp I không toàn cấp, nhưng đến năm 1932 rút xuống còn 5 trường. Năm 1939, nền giáo dục của chúng phát triển nhất, nhưng Bắc Kạn cũng chỉ có 900 học sinh từ vỡ lòng đến cấp I và 60 giáo viên; 98% nhân dân mù chữ, nhất là các dân tộc vùng cao . Như vậy, thực chất nền giáo dục của thực dân Pháp là đào tạo một số người có chút ít văn hóa để làm tay sai cho chúng. Cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp còn đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu cồn và các tệ nạn xã hội khác như mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm… Năm 1941, chúng đã bán ra 208,465 kg thuốc phiện và 276.082 lít rượu cồn , buộc người nhân phải tiêu thụ. Dưới thời thuộc Pháp, Đình Quan Đế (thị xã Bắc Kạn) bị biến thành một trung tâm cờ bạc; các thôn, xóm, làng bản đều có các ổ đánh bạc. Hàng năm, chúng còn khuyến khích các nhà buôn ở thị xã tổ chức các cuộc ăn chơi, đánh bạc kéo dài và các trò chơi có tính miệt thị dân tộc, mua vui cho bọn thống trị. Về y tế, năm 1932 toàn tỉnh có một nhà thương với khoảng 30 giường bệnh. Về sau, chúng lập thêm bệnh xá ở Chợ Rã, Na Rì. Mỗi huyện chỉ có một y tá và một nữ hộ sinh, nhưng chủ yếu phục vụ thực dân, phong kiến. Mỗi khi ốm đau, nông dân ngoài việc sử dụng các loại thuốc nam chỉ biết nhờ cậy vào thầy mo, thầy cúng, tốn kém mà không khỏi bệnh. Các bệnh phổ biến thường xảy ra như sốt rét, ho lao, lỵ và suy nhược vì thuốc phiện. Phụ nữ không bao giờ được khám phụ khoa, khi sinh đẻ không có nhà hộ sinh… Tình trạng hữu sinh vô dưỡng là hiện tượng phổ biến. Nguy cơ diệt tộc xuất hiện trong một số dân tộc. Chính sách áp bức, bóc lột hà khắc, tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai làm cho đời sống nông dân ngày càng điêu đứng. Mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Kạn với bọn thực dân, phong kiến tay sai ngày càng sâu sắc. Nhiều phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra liên tiếp, mạnh mẽ, quyết liệt. Ngay khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Phùng Bá Chỉ (tức Bá Kỳ), nông dân và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh vùng lên đấu tranh, đã giáng cho địch những đòn chí mạng. Trong trận Chợ Mới ngày 1711889, nghĩa quân tiêu diệt gần 100 tên địch, hàng chục sỹ quan, làm cho kẻ thù khiếp sợ. Nhưng vì thiếu vũ khí, nên nghĩa quân phải thiêu hủy căn cứ rồi rút lui để bảo toàn lực lượng. Tiếp đó, dưới sự chỉ huy của Mã Sinh Long (Mã Mang), đồng bào Dao đã đánh địch nhiều trận, nhất là trận phục kích đoàn vận tải ngược sông Cầu lên Chợ Mới. Năm 1904, người Dao hai xã Tân Sơn, Cao Sơn (Bạch Thông) đấu tranh chống chính sách sưu cao, thuế nặng của đế quốc, phong kiến. Tháng 81917, nông dân Bắc Kạn hưởng ứng tích cực cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn chỉ huy… Những cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai trong những năm đầu thế kỷ thứ XX tuy không giành được thắng lợi, nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nông dân và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn. Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để nông dân tiếp tục đấu tranh và giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN THỜI KỲ 19301939 Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động phong trào đấu tranh cách mạng rộng lớn trên cả nước, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh (19301931). Là địa bàn nằm giữa khu vực sớm có phong trào cách mạng, nhưng Bắc Kạn là vùng sâu, vùng xa với núi rừng hiểm trở, dân cư thưa thớt, lại bị thực dân Pháp kiểm soát chặt chẽ, nên việc tuyên truyền và phát triển phong trào cách mạng trong buổi đầu mới thành lập Đảng còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, nông dân Bắc Kạn đã tích cực hưởng ứng các phong trào đấu tranh, trở thành lực lượng đông đảo, nòng cốt của cách mạng và được tập hợp trong các tổ chức như Hội tương tế, Hội ái hữu… Mở đầu cuộc đấu tranh của nông dân Bắc Kạn là các đợt rải truyền đơn, mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy phản đối khủng bố trắng, ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh ở thị xã, thị trấn. Sau đó, phong trào đấu tranh lan ra các châu trong tỉnh chống bắt phu, bắt lính, chống thu thuế nặng nề và vô lý… Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nông dân và quần chúng cách mạng, thực dân Pháp điều động lực lượng tới trấn áp và bắt đi một số nông dân mà chúng nghi là người cầm đầu. Song những hành động đó không thể uy hiếp và dập tắt phong trào đấu tranh của nông dân. Nông dân Bắc Kạn vẫn sát cánh cùng công nhân và các tầng lớp nhân dân đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: ủng hộ công nông Nghệ Tĩnh, đưa yêu sách đòi giảm sưu, hoãn thuế, đòi thực dân Pháp trả tự do cho những người mà chúng đã bắt. Qua đấu tranh, nông dân ngày càng trưởng thành, ý thức giác ngộ cách mạng ngày càng cao. Đặc biệt là những thanh niên tiêu biểu xuất thân từ nông dân đã từng tham gia tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, được huấn luyện tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, hăng hái trong mọi hoạt động cách mạng và có nhiều đóng góp trong việc giáo dục, giác ngộ quần chúng tin vào Đảng, tin vào sự tất thắng của cách mạng. Nhiều nông dân đã nhận thức sâu sắc: muốn thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp và tay sai trước hết phải đánh đổ thực dân Pháp, chỗ dựa của bọn tay sai, kẻ thù dân tộc, đồng thời cũng là kẻ thù giai cấp. Ở một nước thuộc địa với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thực chất là cuộc cách mạng giải phóng nông dân. Vì thế, khi Đảng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nông dân đã tích cực hưởng ứng và nhanh chóng trở thành động lực thúc đẩy cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Có thể nói, trong cao trào cách mạng 19301931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, nông dân Bắc Kạn đã hưởng ứng và thể hiện vai trò to lớn của mình trong đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và giành thắng lợi từng bước. Trước tình hình đó, thực dân Pháp thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo. Chúng thẳng tay đàn áp những người tham gia đấu tranh, những gia đình nông dân mà chúng nghi là nuôi giấu cán bộ, là nơi đặt cơ sở cách mạng. Mặt khác, thực dân Pháp còn tăng thêm các loại thuế một cách vô lý, đồng thời tiến hành chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Những hành động của thực dân Pháp và tay sai đẩy nông dân Bắc Kạn vào tình cảnh hết sức điêu đứng, song họ vẫn một lòng tin theo Đảng, tin vào sự thắng lợi của cách mạng nên vẫn tiếp tục đấu tranh. Sau thời kỳ khó khăn 19311933, trên cơ sở phong trào cách mạng trong toàn quốc đang dần hồi phục và phát triển, Ban chỉ huy ở ngoài nước của Đảng (làm nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương lâm thời) được thành lập, chủ trương đào tạo cán bộ đưa về nước, trước hết là gây cơ sở trong đồng bào các dân tộc dọc biên giới Việt Trung. Thực hiện chủ trương trên, các đồng chí Lê Hồng Phong, Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ về Cao Bằng, Lạng Sơn để tổ chức và phát triển phong trào. Do ảnh hưởng của phong trào chung, đặc biệt trong vùng Cao Bắc Lạng, nông dân hai tổng Hà Vị, Nông Thượng và thị xã Bắc Kạn dưới sự chỉ huy của ông Nguyễn Bông ở Xuất Hoá và ông Chỉ ở Cao Kỳ, đã làm đơn tập thể kiện lên Phủ Toàn quyền Đông Dương về việc bọn thực dân và quan lại ức hiếp dân chúng1. Giữa lúc phong trào cách mạng đang từng bước khôi phục và phát triển, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng họp từ ngày 27 đến 3131935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội đánh giá kết quả đã đạt được trong thời gian qua và đề ra nhiệm vụ cách mạng giai đoạn trước mắt là tiếp tục củng cố phát triển Đảng, tổ chức các hội quần chúng rộng rãi nhằm tập hợp lực lượng cách mạng chống chiến tranh đế quốc. Đại hội thông qua Nghị quyết về vận động nông dân, trong đó vạch rõ những chính sách cực kỳ phản động của thực dân Pháp và tình cảnh khốn cùng của nông dân, đồng thời đề ra nhiệm vụ cần kíp của Đảng trong công tác vận động nông dân làm cách mạng giải phóng dân tộc. Bước sang năm 1936, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những chuyển biến sâu sắc. Tháng 51936, Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít được thành lập, đã thi hành một loạt các chính sách tiến bộ như đòi thả hết tù chính trị, giải tán và tước vũ khí của phát xít, thực hiện tuần làm việc 40 giờ, tăng trợ cấp cho người thất nghiệp... Điều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển. Để kịp thời định ra đường lối, phương pháp tổ chức đấu tranh trong thời kỳ mới, tháng 71936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải, do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam lúc này là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp đông đảo nông dân, công nhân, trí thức… tham gia cách mạng; chuyển hình thức đấu tranh từ bí mật, không hợp pháp sang hình thức công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp. Hội nghị đánh giá cao vai trò của nông dân và mối liên hệ chặt chẽ giữa nông dân và công nhân. Dưới ánh sáng Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, phong trào nông dân Bắc Kạn có những chuyển biến mới, sâu rộng trong các vùng nông thôn, thu hút đông đảo các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao… tham gia đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở nông thôn, các hình thức tổ chức của nông dân rất đa dạng như hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn, nhóm học chữ Quốc ngữ… Những hình thức tổ chức này đã tập hợp được đông đảo nông dân trong một tổ chức, cùng đấu tranh giành quyền lợi cho giai cấp mình. Trong những năm 19361939, mặc dù các cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn chưa được xây dựng, song do ảnh hưởng của phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi trong cả nước, đã cổ vũ, động viên nông dân và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột với mục tiêu, nội dung và hình thức phong phú, đa dạng. Nhiều tờ báo công khai của Đảng, Mặt trận dân chủ Đông Dương như Tin tức, Bạn dân, Dân chúng… được truyền bá trong nhân dân các huyện Bạch Thông, Chợ Rã và thị xã Bắc Kạn. Cùng với phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, dân sinh, nông dân Bắc Kạn còn đấu tranh chống thực dân Pháp bắt dân phu đi làm sân bay, làm đường Bắc Kạn Chợ Đồn, Bắc Kạn Chợ Rã. Để xây dựng sân bay Bắc Kạn, thực dân Pháp bắt 800 người dân đi làm phu thường xuyên, đồng thời huy động hàng trăm dân phu với chế độ lao dịch nặng nề trên các tuyến đường giao thông và giao cho tên Phú Giàng nổi tiếng gian ác, phụ trách việc bắt phu và đốc công. Anh em phu làm đường (chủ yếu là nông dân các xã thuộc tổng Phương Linh, Hà Vị) nổi dậy đấu tranh và nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân các xã Quân Bình, Lục Bình, Cẩm Giàng, Tú Trĩ, Tân Tiến, Phương Linh, Vũ Muộn… Tại Hà Nội, đoàn đại biểu đã gửi đơn kiến nghị Bộ Thanh tra lao động, nhưng không được giải quyết. Quần chúng cách mạng tiếp tục đấu tranh, buộc địch phải chuyển đơn sang Toà Thống sứ và hứa sẽ hỏi tội bọn quan lại địa phương, trả tiền công cho dân phu theo ba loại: loại khoẻ 0,4 đồng, loại trung bình 0,18 đồng và phụ nữ 0,15 đồng. Khi trở về địa phương, sau một thời gian không thấy bọn thống trị giải quyết những điều như đã hứa, dân phu lại kéo lên châu lỵ đấu tranh. Kẻ địch ngoan cố bắt hai người hòng uy hiếp phong trào, nhưng cuộc đấu tranh vẫn diễn ra kiên quyết, buộc chúng phải thả những người bị bắt, trả tiền công cho dân phu 0,18 đồngngày. Tên tri châu Bạch Thông buộc phải chuyển đi nơi khác. Có thể nói, phong trào đấu tranh của nông dân Bắc Kạn thời kỳ vận động cách mạng 19361939 dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra sôi nổi với quy mô lớn và trên diện rộng. Bằng các hình thức đấu tranh đưa yêu sách, viết đơn kiện với hàng trăm chữ ký, phong trào đấu tranh đòi tự do lập hội, tự do hội họp, tự do báo chí, cho đến các cuộc biểu tình, đấu tranh trực diện với kẻ thù đòi giảm thuế, chống bắt phu vào ngày mùa, đi phu phải được cấp tiền gạo, chống phù phu lạm bổ… đã lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia và thu được nhiều kết quả. Qua đấu tranh, nông dân được tôi luyện, ý thức giác ngộ cách mạng ngày càng cao, không hoang mang dao động trước những đòn tra tấn dã man hoặc những lời dụ dỗ đường mật của kẻ thù, một lòng vững tin vào Đảng, vào sự tất thắng của cách mạng. Đây là nền tảng, tiền đề quan trọng để phong trào nông dân Bắc Kạn tiếp tục có được những bước chuyển biến to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 19391945. III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN THỜI KỲ 19391945 Ngày 0191939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Sau khi tham chiến, chính phủ phản động Pháp tiến hành giải tán Đảng Cộng sản Pháp và các tổ chức dân chủ, tiến bộ ở Pháp; thẳng tay đàn áp, khủng bố các cơ sở Đảng và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, ngày 2991939, Trung ương Đảng gửi Thông báo cho các cấp bộ Đảng, vạch ra một số phương hướng, nhiệm vụ cần kíp trước mắt, nhằm chuyển hướng các mặt hoạt động

LỜI GIỚI THIỆU Nông dân, nông nghiệp nông thôn vấn đề lớn chặng đường lịch sử hàng nghìn năm dựng nước giữ nước dân tộc Trong lịch sử xây dựng bảo vệ Tổ quốc trình công nghiệp hoá, đại hoá đất nước, nông dân, nông nghiệp, nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng, sở lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy sắc văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái Trong mối quan hệ mật thiết nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân chủ thể qúa trình phát triển Đối với Bắc Kạn - tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc, vấn đề tác động tới nông dân, nông nghiệp, nông thôn ngày cần giải sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn Ngay từ thành lập, Đảng ta coi trọng việc giáo dục, tổ chức, động viên nông dân xây dựng đội quân trị quần chúng cách mạng Ngày 1410-1930, kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ (khóa I), định thành lập tổ chức Nông hội đỏ Sự kiện đánh dấu bước trưởng thành quan trọng chất nông dân Việt Nam Lần nông dân có đoàn thể cách mạng mình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, tổ chức Hội Nông dân Việt Nam nói chung Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn nói riêng liên tục phát triển nhiều hình thức tên gọi như: Nông hội đỏ, Hội tương tế hữu, Hội Nông dân phản đế, Hội Nông dân cứu quốc, Nông hội, Hội Nông dân giải phóng, Hội Nông dân tập thể… Để giúp hiểu rõ trình hình thành tổ chức, phương thức hoạt động, đóng góp phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn qúa trình thực nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ quê hương; thực chủ trương Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh uỷ Bắc Kạn, Hội Nông dân tỉnh định tổ chức nghiên cứu, biên soạn Lịch sử phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (1930-2010) nhằm khẳng định giá trị lịch sử, văn hoá nông dân qua thời kỳ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, tinh thần yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc cho hệ hôm mai sau Qua phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, để xây dựng quê hương, đất nước ngày giàu đẹp Lịch sử phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (1930-2010) công trình khoa học có ý nghĩa lý luận thực tiễn, khẳng định vị thế, tiềm kinh tế, xã hội, tinh thần yêu nước kiên cường nông dân qua giai đoạn dựng nước, giữ nước xây dựng chủ nghĩa xã hội Những giá trị khoa học lịch sử phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh nguồn nội lực để thực nghiệp công nghiệp hoá, đại hoá nông nghiệp nông thôn, đáp ứng yêu cầu đổi hội nhập Tổ chức nghiên cứu, biên soạn Lịch sử phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (1930-2010) đáp ứng nguyện vọng lòng mong mỏi nhân dân tỉnh độc giả, đặt sở cho việc nhận thức đầy đủ, khách quan, chân thực hoạt động đoàn thể trị - xã hội; góp phần tôn vinh ghi nhận phong trào cách mạng nông dân, hệ cán Hội không quản gian khổ góp sức cho quê hương Qua đó, xác nhận thành tích tiêu biểu nông dân dân tộc tỉnh Bắc Kạn chặng đường lịch sử, đồng thời thấy rõ vai trò nông dân, đoàn kết, gắn bó nông dân Hội Nông dân tỉnh Lịch sử phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (1930-2010) giúp người đọc rút điều bổ ích lĩnh vực xây dựng phong trào nông dân, tổ chức Hội, quản lý quần chúng, xã hội địa phương Những học kinh nghiệm có ý nghĩa gợi mở phương hướng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Hội Nông dân Mặc dù công trình trọng nghiên cứu, biên soạn công phu, nhóm biên soạn có nhiều cố gắng, song sách không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót; mong bạn đọc cảm thông góp ý chân thành để lần tái sau hoàn thiện Nhân dịp xuất sách, xin chân thành cảm ơn nhân chứng lịch sử Ban Địa phương, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành quốc gia Hồ Chí Minh tạo điều kiện, giúp đỡ để sách xuất Chúng xin trân trọng giới thiệu sách bạn đọc T/M BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN CHỦ TỊCH Lưu Văn Quảng Mở đầu BẮC KẠN - ĐỊA LÝ, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Bắc Kạn tỉnh miền núi, vùng cao, có tổng diện tích tự nhiên 4.857,21 km2 Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng Tỉnh lỵ Bắc Kạn cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường quốc lộ số tỉnh có vị trí quan trọng an ninh, quốc phòng Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Tây Nam Đặc điểm bật địa hình Bắc Kạn cấu tạo dạng cánh cung Về chia làm khu vực chính: - Khu vực phía Đông dãy núi kéo dài cánh cung Ngân Sơn, trải dài gần 100 km từ nam Cao Bằng đến đông Phú Lương (Thái Nguyên) với nhiều khối núi lớn Đây dãy núi có cấu tạo tương đối với kết cấu địa chất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp - Khu vực phía Tây khối núi cao chót vót với dải hữu ngạn cánh cung sông Gâm trải dài từ núi Phja Dạ (tên cổ Phja Già)1 thuộc huyện Pác Nặm - Khu vực phía Nam vùng chuyển tiếp trung du miền núi với dải đồi cao 200 m dãy núi thấp 400-500 m Trong vùng có nhiều thung lũng rộng, với hệ thống sông, suối dày đặc tạo nên bãi bồi phù sa thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp Bắc Kạn nằm khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa hạ mùa đông Lượng mưa trung bình hàng năm dao động khoảng 1.600-2.100mm Mưa nhiều vào tháng đến tháng Tổng số nắng trung bình 1.300-1.400 Độ ẩm không khí trung bình 84-85%, cao Dãy núi Phja Dạ thuộc xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, cấu tạo đá vôi, điểm cao 1.640m, đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ Lưng chừng chân núi có nguồn nước tuôn trào trắng xóa Cùng với hoa rừng, trái thiên nhiên, Phja Dạ tạo nên cảnh quan tuyệt diệu vào tháng (88-89%), thấp vào tháng 12 (80-82%) Do nằm sâu đất liền, lại có dãy núi cao che chắn, nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bão1 Bắc Kạn có mạng lưới sông, suối dày đặc, bao gồm lưu vực hệ thống sông Thái Bình (gồm sông Cầu nhánh sông Cầu), hệ thống sông Kỳ Cùng (gồm nhánh sông Bắc Giang sông Na Rì) nhánh sông Năng, sông Gâm, sông Phó Đáy Trong đó, sông Cầu hệ thống sông lớn địa bàn tỉnh Bắc Kạn hai nhánh sông Nặm Ún Nặm Cắt bắt nguồn từ dãy Phja Bjoóc hợp lại Pác Cáp Sông Cầu đoạn nội địa Bắc Kạn dài khoảng 103 km Sông Năng sông có độ dài thứ hai sau sông Cầu (87 km) chảy qua địa giới huyện Pác Nặm, Ba Bể Ngoài sông Cầu sông Năng, Bắc Kạn có sông Bắc Giang (Tả Lương), sông Hiến (Tả Thán), sông tiểu Phó Đáy, sông Yên Thịnh nhiều suối nhỏ khác Với mạng lưới sông, suối dày đặc cung cấp nguồn nước dồi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp Phần lớn hệ thống sông Bắc Kạn đầu nguồn, lòng sông, suối hẹp, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nên thuận lợi cho phát triển thủy điện thu hút khách du lịch cảnh quan hùng vĩ Bắc Kạn thiên nhiên ban tặng Hồ Ba Bể Đây hồ kiến tạo đẹp lớn nước ta; 20 hồ nước tự nhiên lớn giới Hồ có diện tích rộng khoảng 500 ha, nằm khu vực vườn Quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống Đến nay, nhiều loài động vật quý phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch, cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên Với khung cảnh nên thơ, hùng vĩ, vườn Quốc gia Ba Bể trở thành danh lam thắng cảnh thu hút du khách nước quốc tế Là tỉnh miền núi với quần sơn đá vôi, nên tổng diện tích 4.795,54 km2, Bắc Kạn có 6% đất nông nghiệp, đất feralit chiếm tỷ lệ đáng kể Đất feralit màu vàng nhạt núi cao thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp; feralit màu đỏ nâu vùng núi đá vôi có khả Dẫn theo Công ty cổ phần thông tin đối ngoại: Bắc Kạn lực kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003, tr 24 Hồ Ba Bể nơi hợp lưu ba sông Ta Han, Nam Cường Chợ Lèng trồng hoa màu, công nghiệp; feralit màu vàng có khả trồng loại lương thực Ngoài ra, Bắc Kạn có đất phù sa ven sông thích hợp cho việc trồng lúa Đây sở quan trọng để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trồng công nghiệp Bắc Kạn tỉnh có diện tích rừng tự nhiên vào loại lớn vùng Đông Bắc nước ta, với 301.722,78 rừng, rừng tự nhiên chiếm 89,60%, rừng trồng chiếm 10,40% tổng diện tích rừng Rừng Bắc Kạn phân bố tất huyện thị xã tập trung chủ yếu huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn thị xã Bắc Kạn Rừng Bắc Kạn nhiều loại động, thực vật quý Trong đó, hệ thực vật có 148 họ, 573 chi, 826 loài (300 loài họ gỗ, 300 loài thuốc) Hiện nay, 52 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, chò đãi, trầm hương, cầu điệp; hệ động vật có 366 loài, 110 họ thuộc 28 bộ, có 63 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam Có thể nói, rừng Bắc Kạn trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật vùng Đông Bắc với nhiều loại đặc hữu quý Cùng với nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng, Bắc Kạn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú Trong đó, chì kẽm hai khoáng sản có trữ lượng lớn tỉnh nước Ngoài ra, Bắc Kạn có nhiều loại khoáng sản khác vàng sa khoáng, vàng gốc, bạc, kẽm, chì, mănggan, đá vôi, đá quý, vật liệu xây dựng… Đây mạnh, tiền đề quan trọng để Bắc Kạn phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng Bắc Kạn có điều kiện thuận lợi, song có khó khăn, thách thức trình chế ngự thiên nhiên, tạo dựng sống Trong suốt chiều dài lịch sử, từ tái lập tỉnh (1997) đến nay, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, nông dân Bắc Kạn lãnh đạo Đảng không ngừng phấn đấu vươn lên phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn giành nhiều thành tựu lĩnh vực kinh tế, trị, văn hoá - xã hội Dẫn theo Công ty cổ phần thông tin đối ngoại: Bắc Kạn lực kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003, tr 24 II ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH BẮC KẠN QUA CÁC THỜI KỲ Theo nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ phần đất nước Xích Quỷ, sau tách thành vương quốc Thuy Đến Khi nhà nước Văn Lang đời, Vua Hùng chia nước ta làm 15 bộ, vùng đất Bắc Kạn thuộc Vũ Định, Lạc tướng đứng đầu Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, chuyển thành huyện, riêng tên Vũ Định giữ cũ Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, đất Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên Dưới thời thuộc Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong Năm 938, lãnh đạo Ngô Quyền, quân dân ta đánh tan quân Nam Hán sông Bạch Đằng, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc dân tộc Trong điều kiện đất nước độc lập tự chủ, triều đại phong kiến Việt Nam bước hoàn chỉnh máy quản lý nhà nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia Đại Việt Thời nhà Lý, nước ta chia làm 24 lộ, đất Bắc Kạn thuộc lộ Cảm Hóa, Vĩnh Thông, Hạ Nông Đến đời Trần, nước ta gồm 12 lộ, trấn 14 châu, huyện Bắc Kạn thuộc châu Thái Nguyên Năm 1397, nhà Trần đổi châu Vũ Lặc thành trấn Thái Nguyên, nên Bắc Kạn thuộc trấn Thái Nguyên Khi nhà Minh xâm lược nước ta, chúng chia Đại Việt thành 15 phủ, 31 châu, 31 huyện Trấn Thái Nguyên đổi thành phủ Thái Nguyên với 11 huyện, đất Bắc Kạn nằm địa phận huyện Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Long Thạch Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ lập lại chủ quyền, đơn vị hành đất nước cũ Năm Quang Thuận thứ (1466), vua Lê Thánh Tông chia nước ta thành 12 đạo Lúc này, Bắc Kạn thuộc đạo Thái Nguyên Đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469), sở định lại đồ hành chính, nhà Lê chia nước ta làm 12 thừa tuyên Đạo Thái Nguyên đổi thành Thừa tuyên Ninh Sóc, đất Bắc Kạn thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), lấy lại tên cũ gọi xứ Thái Nguyên, gồm phủ Thông Hoá, Phú Bình Cao Bằng Phủ Thông Hoá gồm huyện Cảm Hóa châu Bạch Thông1, Bắc Kạn thuộc xứ Thái Nguyên Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, phần Dư địa chí, huyện Cảm Hóa có 44 xã, châu Bạch Thông có 63 xã Cuối kỷ XVI, tranh giành quyền lực tập đoàn phong kiến Mạc, Trịnh, Nguyễn dẫn đến tình trạng cát xung đột liên miên Từ năm 1592 đến năm 70 kỷ XVII, xứ Thái Nguyên bị chia cắt, phần phía Bắc thuộc nhà Mạc, phần phía Nam thuộc họ Trịnh Sau chiến tranh Lê - Mạc, Cao Bằng trước thuộc xứ Thái Nguyên tách để lập đơn vị hành trực thuộc triều đình phong kiến trung ương, gọi trấn Cao Bằng Do đó, lúc trấn Thái Nguyên lại phần đất hai phủ Phú Bình Thông Hóa, thủ phủ đặt Bình Kỳ (nay Đa Phúc) Vùng đất Bắc Kạn thuộc phủ Thông Hóa, trấn Thái Nguyên Năm 1807, vua Gia Long cắt phần đất phía Nam Bắc Ninh, thủ phủ Thái Nguyên chuyển Đồng Mỗ, thuộc thành phố Thái Nguyên Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), vua Nguyễn Thánh Tổ đổi trấn thành tỉnh Đất Bắc Kạn thuộc phủ Thông Hoá, tỉnh Thái Nguyên1 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nhiều lần thay đổi đơn vị hành Theo Nghị định ngày 20-8-1891 Nghị định ngày 9-91891 Toàn quyền Đông Dương, địa bàn Bắc Kạn thuộc hai đạo quan binh: Đạo quan binh (Tiểu quân khu Thái Nguyên) Đạo quan binh (Tiểu quân khu Lạng Sơn) Ngày 11-4-1900, Toàn quyền Đông Dương Nghị định lấy phần đất thuộc phủ Thông Hoá lập tỉnh Bắc Kạn, gồm châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn), Cảm Hoá (sau đổi thành Na Rì) Tiếp đó, ngày 25-6-1901, Toàn quyền Đông Dương nghị định tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nhập vào châu Bạch Thông (Bắc Kạn) Tháng 7-1901, thị xã Bắc Kạn châu Bạch Thông thành lập Năm 1916, theo Nghị định Thống sứ Bắc Kỳ, số tổng châu Bạch Thông, Chợ Rã tổng An Biên Thượng thuộc châu Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên tách để thành lập châu Chợ Đồn Lúc này, Bắc Kạn gồm châu (Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Rã, Chợ Đồn), 20 tổng 103 xã Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đời, hệ thống địa lý hành tỉnh Bắc Kạn giữ Châu Bạch Thông đất huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã, tức huyện Ba Bể Huyện Cảm Hóa, thuộc huyện Na Rì, Ngân Sơn, vùng Phủ Thông huyện Bạch Thông cũ, có số thay đổi nhỏ Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, để đáp ứng yêu cầu hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Quyết định số 103/QĐ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái sở hợp hai tỉnh Thái Nguyên Bắc Kạn Ngày 14-4-1967, Hội đồng Chính phủ Quyết định số 50/CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn, trực thuộc huyện Bạch Thông Ngày 29-121978, theo đề nghị Hội đồng Chính phủ, sau nghiên cứu ý kiến Hội đồng nhân dân hai tỉnh Cao Lạng Bắc Thái, kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam định sáp nhập hai huyện Ngân Sơn Chợ Rã tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng Tỉnh Bắc Thái 11 đơn vị hành trực thuộc, huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên thành phố Thái Nguyên Ngày 16-7-1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay Chính phủ) ban hành Quyết định số 262/HĐBT giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông để thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái Đáp ứng nguyện vọng nhân dân dân tộc yêu cầu nghiệp công nghiệp hoá, đại hoá, ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười phê chuẩn việc chia lại địa giới hành số tỉnh Tỉnh Bắc Thái chia thành hai tỉnh Thái Nguyên Bắc Kạn Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Kạn thức tái lập sở tách bốn huyện, thị xã thuộc tỉnh Bắc Thái cũ hai huyện thuộc tỉnh Cao Bằng Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn Tháng 8-1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông Ngày 28-5-2003, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2003/NĐCP việc thành lập huyện Pác Nặm sở tách huyện Ba Bể Đến nay, Bắc Kạn gồm đơn vị hành chính, thị xã Bắc Kạn huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm, với tổng số 122 xã, phường, thị trấn III CƯ DÂN, VĂN HÓA Căn vào di khảo cổ học cho thấy, khu vực dãy núi đá vôi Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm, từ sớm có người cư trú Trong thung lũng hẹp vùng chân núi, người Tày cổ sớm xuất chinh phục thiên nhiên, khai phá đất đai, trồng lúa nước cư dân Việt cổ tạo dựng văn minh dân tộc Việt Nam Trải qua nghìn năm lịch sử, cư dân sinh sống đất Bắc Kạn ngày đông đúc Đến nay, Bắc Kạn có khoảng 299.904 người Trong đó, người Tày chiếm số lượng lớn phân bố hầu khắp địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu vùng thấp, thị trấn, thị xã Người Nùng có mối quan hệ lịch sử với người Tày Trải qua trình phát triển hòa nhập vào cộng đồng người Tày, người Nùng di chuyển đến khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có Bắc Kạn vào khoảng 200 năm, tương tự lịch sử cư trú người Mông phận người Dao Người Nùng cư trú vùng thấp xen kẽ với người Tày người Kinh, nơi tập trung đông huyện Na Rì Người Kinh có mặt Bắc Kạn từ thời Nam - Bắc triều Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đặc biệt từ sau ngày hòa bình lập lại (1954), trước yêu cầu nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc phát triển kinh tế xã hội Bắc Kạn, số lượng người Kinh tăng lên nhanh chóng Họ chủ yếu tập trung vùng thấp, đô thị có đóng góp định cho phát triển Bắc Kạn Người Dao người Mông sinh sống chủ yếu vùng núi cao quanh chân núi Với tập quán du canh du cư, kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào nương rẫy, nên địa vực cư trú thiếu ổn định Theo tài liệu thư tịch, số nhóm Dao có mặt sớm Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, thiếu sở kinh tế ổn định nên nhóm tiếp tục chuyển đến nhóm cư trú trước lại chuyển sang tỉnh lân cận Người Mông, Sán Chay (nhóm Sán Chỉ) có mặt Bắc Kạn muộn với số lượng Theo sử cũ, người Hoa có mặt Bắc Kạn sớm Đại Nam thống chí ghi: Chợ Hà Hiệu, chợ Quảng Khê, chợ Bắc Phấn, chợ Dương Quang (có Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái: Lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái (1930-1945), 1980, tập I, tr 17 10 nông dân Bắc Kạn thể sinh động cụ thể Từ năm 1930 đến nay, lãnh đạo Đảng, nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Bắc Kạn nói riêng có tổ chức đoàn thể trị - xã hội nghề nghiệp, thể ý chí, nguyện vọng Trong cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945), Bắc Kạn tỉnh chiến khu Việt Bắc (Cao - Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên) sớm đấu tranh giành quyền, thiết lập Khu giải phóng Đó địa bàn đứng chân Ủy ban Trung ương Mặt trận Việt Minh, Ủy Ban dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trước Thủ đô Hà Nội Tỉnh Bắc Kạn nơi sớm tổ chức Hội Nông dân cứu quốc - thành viên Mặt trận Việt Minh, cụ thể hóa thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh Mặt Trận Việt Minh đảm đương vai trò quyền cách mạng thời kỳ khởi nghĩa giành quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nông dân Bắc Kạn nước phải đương đầu với muôn vàn khó khăn Giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm lúc hoành hành Dưới lãnh đạo Đảng, đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân Bắc Kạn tiếp tục bước vào chiến đấu để bảo vệ thành cách mạng xây dựng chế độ dân chủ, nhân dân Đến nhân nhượng giặc Pháp nữa, nông dân Bắc Kạn theo lời kêu gọi Bác Hồ, nước bước vào kháng chiến, kiến quốc, toàn dân, toàn diện, lâu dài tự lực cánh sinh Ngày19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tỉnh Bắc Kạn - trung tâm vùng giải phóng Việt Bắc trước Cách mạng tháng Tám, lần trở thành địa lớn cách mạng nước ta Ở vị trí thiên thời, địa lợi, nhân hoà, “tiến công, lui thủ”, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) với huyện Định Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) nơi tiếp giáp vùng rừng núi phía Bắc với đồng Bắc Bộ, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn An toàn khu Trung ương, trung tâm liên hoàn “thủ đô” kháng chiến Giữa năm 1947, Bắc Kạn thực trở thành trung tâm thủ đô kháng chiến, núi rừng Việt Bắc Bản Ca, Bằng Lũng, Đồi Nà Pậu, Bản 226 Thít, Nà Tu, Cẩm Giàng, Bản Bằng, Phủ Thông, Đèo Giàng, Khuổi Linh, Đồi Pù Cọ, Đồi Khau Mạ, Bản Vèn, Nà Quân, Nà Pay, Nà Kiến, Chợ Đồn, Hang Cao Kỳ, Chợ Mới, Chợ Rã, tên làng, tên núi mộc mạc thân thương người nông dân Bắc Kạn gắn bó với Bác Hồ nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội ta Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Quang Đạo… Cũng Bắc Kạn, nhiều sách quan trọng Trung ương Đảng Bác Hồ đời để lãnh đạo kháng chiến thần thánh dân tộc, đến chiến trường nước Đầu tháng 10-1947, thực dân Pháp bắt đầu công quy mô lớn lên Việt Bắc Âm mưu chúng nhằm tiêu diệt trung tâm đầu não kháng chiến đội chủ lực ta, khoá chặt biên giới Việt - Trung, cắt đứt liên lạc ta với quốc tế Bắc Kạn tỉnh có nhiều quan nhà máy, kho tàng Trung ương, nên trở thành mục tiêu quan trọng công địch Nhân dân dân tộc Bắc Kạn mà nòng cốt 90% nông dân trực tiếp bao vây đánh giặc suốt hai tháng chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 Cuộc tiến công Việt Bắc giặc Pháp mà hướng vào Bắc Kạn bị bẻ gãy, góp phần bảo vệ an toàn cho quan đầu não cách mạng, làm thay đổi cục diện chiến tranh chiến trường nước Sau năm chiếm đóng Bắc Kạn (10/1947 - 8/1949), liên tục bị chiến tranh du kích nông dân tiêu hao sinh lực, quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kạn Bắc Kạn trở thành tỉnh giải phóng kháng chiến, địa Việt Bắc mở rộng Đó kỳ tích lớn lao, anh hùng ca chiến tranh nhân dân, thể ý chí, nguyện vọng, khát vọng độc lập, tự đồng bào dân tộc nông dân Bắc Kạn Điều chứng minh nhận định Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-91947): “Cách mạng Việt Bắc mà thành công kháng chiến Việt Bắc mà thắng lợi” Việt Bắc, nơi mà “lòng yêu nước đồng bào hoà nhập với hình hiểm trở núi sông thành lực lượng vô địch” Bắc Kạn vô tự hào hậu quan trọng, có ý nghĩa định đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Tháng 11-1949, Thư gửi Hội nghị Cán nông dân cứu quốc toàn quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước ta nước nông nghiệp Hơn 9/10 227 dân ta nông dân Trong Vệ quốc quân đội địa phương, dân quân du kích số đông nông dân Tăng gia sản xuất để nuôi đội, nuôi công nhân công chức nông dân Công việc phá hoại để chống giặc, công việc sửa chữa đường sá, giao thông, vận tải phần lớn nông dân làm Nói tóm lại, nông dân lực lượng to lớn dân tộc, đồng minh trung thành giai cấp công nhân Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống thật phải dựa vào lực lượng nông dân Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên đấu tranh hy sinh” Thấm nhuần lời dặn Bác Hồ, nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn sức phấn đấu, nỗ lực không ngừng sản xuất chiến đấu để hoàn thành tốt vai trò mình, góp phần vào nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước Khu giải phóng, chiến khu cách mạng, địa Việt Bắc, “Thủ đô gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” mãi nguồn động viên cổ vũ nông dân đồng bào nước Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nông hội, Ban Nông nghiệp, Hội Nông dân tập thể cấp trung tâm đoàn kết, tập hợp nông dân xây dựng hợp tác xã, hăng hái lao động sản xuất, bảo đảm đời sống có nguồn lương thực cung cấp cho kháng chiến Với khí hào hùng ‘Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước”, “Tất miền Nam ruột thịt” thúc hàng nghìn người nông dân mặc áo lính quê hương Bắc Kạn hăng hái lên đường giải phóng miền Nam Người lại, chủ yếu phụ nữ người già, tay cày, tay súng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh giặc mâm pháo, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại máy bay đế quốc Mỹ Nông dân Bắc Kạn phát huy truyền thống anh dũng chiến đấu, nỗ lực cao độ xây dựng quê hương, tích cực khắc phục hậu chiến tranh, bước đầu khôi phục phát triển kinh tế nông nghiệp Nét bật 30 năm có hợp tác xã kiểu cũ làm tốt vai trò hậu phương, tổ chức xây dựng kinh tế thời chiến Người trận yên tâm chiến đấu việc quê nhà có hợp tác xã - tổ chức nông dân tập thể lo Trong năm nước gồng nghiệp giải phóng dân tộc, lương thực thiếu, cơm chưa no, áo chưa lành nông dân Bắc Kạn đóng góp xứng đáng sức 228 người, sức cho tiền tuyến: “Thóc không thiếu cân, quân không thiếu người” Từ yên bình làng xóm, chăm lo cấp quyền đoàn thể, người tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp Gần 31 năm tỉnh Bắc Thái (1965-1996) 15 năm tỉnh Cao Bằng (1979-1996), phong trào nông dân huyện thuộc Bắc Kạn có bước chuyển biến Nhưng năm 1978-1980, chế quản lý quan liêu, bao cấp thời chiến chậm đổi lại phải tiếp tục đương đầu với chiến tranh hai đầu biên giới (phía Nam phía Bắc) nên kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng Là nước nông nghiệp nông dân nước nông dân Bắc Kạn thiếu lương thực trầm trọng Chỉ từ thực Chỉ thị 100 Ban Bí thư Trung ương Đảng (13-1-1981) khoán sản phẩm Nghị 10 Bộ Chính trị (5-4-1988) khoán gọn nông nghiệp, nông dân Bắc Kạn giải nạn đói vấn đề lương thực Với đường lối đổi chế quản lý mới, nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, suất ngày tăng Đời sống nông dân cải thiện, mặt nông thôn có nhiều đổi Trong 13 năm (1997-2010), sau tái lập tỉnh Bắc Kạn, bước đường đổi hội nhập, phong trào nông dân Hội Nông dân tỉnh có chuyển biến mạnh, khởi sắc nhiều lĩnh vực Dưới lãnh đạo trực tiếp Tỉnh uỷ Bắc Kạn, phối hợp, tạo điều kiện quyền, ban, ngành, đoàn thể, công tác Hội phong trào nông dân tỉnh Bắc Kạn phát triển toàn diện, tạo chuyển biến quan trọng nhiều mặt Nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại hình thành phát triển Các chương trình, dự án tổ chức nước mô hình ứng dụng chuyển giao khoa học, kỹ thuật triển khai thực có hiệu góp phần tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo địa phương; đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn Đối với tỉnh miền núi nhiều khó khăn Bắc Kạn, thành tựu đạt thời gian qua đáng khích lệ Tuy nhiên, trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh bộc lộ nhiều hạn chế lớn, tốc độ chuyển dịch cấu nông, lâm nghiệp chậm, suất trồng, vật nuôi thấp, tương đương 55-60% so với vùng nông nghiệp phát triển nước 229 Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thời đường lối đổi toàn diện từ năm 1986 đến nay, Trung ương Đảng xác định nông nghiệp mặt trận hàng đầu đặt nhiệm vụ mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề nông dân nông thôn để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hóa, đại hóa đất nước Trên bước đường xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Bắc Kạn giữ vai trò quan trọng hoạt động hệ thống trị, thực tế Hội làm tốt chức năng, nhiệm vụ Trong vận động thi đua yêu nước, phong trào nông dân Hội Nông dân Bắc Kạn chủ thể vận động sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn Đây vận động không nông dân Hội Nông dân tham gia mà có hệ thống trị vào cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn mới: “Ruộng rẫy chiến trường - Cày quốc vũ khí - Nông dân chiến sĩ - Hậu phương thi đua với tiền phương”; “Làm cho người nghèo đủ ăn - Người đủ ăn thêm giàu - Người giàu giàu thêm - Người biết chữ - Người biết đoàn kết yêu nước” Ngày nay, đời sống nông dân dân tộc Bắc Kạn đổi khác xưa Nước Việt Nam trở thành nước xuất gạo thứ hai giới Nhiều em người nông dân Bắc Kạn trở thành giáo sư, tiến sĩ, tướng lĩnh, cán lãnh đạo giỏi giữ trọng trách chủ chốt máy Đảng, Nhà nước Trong niềm vui lớn ấy, lòng nhớ đến Bác kính yêu - Người xây dựng nên nước Việt Nam mới, lãnh tụ vĩ đại Đảng dân tộc, người suốt đời quan tâm gần gũi với nông dân nông thôn Việt Nam nói chung tỉnh Bắc Kạn nói riêng Thật cảm động nhìn thấy người niên Nguyễn Ái Quốc com lê sang trọng Đại Hội Quốc tế Nông dân (1924) Bác Hồ vai Ông Ké, Già Thu, áo nâu, túi vải ka ki bạc màu vui vẻ ngồi người nông dân Bắc Kạn cụ già trồng hiền từ ngồi cháu Và cảm động nữa, biết Di chúc mình, Bác Hồ viết: “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, đồng bào nông dân luôn trung thành với Đảng Chính phủ ta 230 sức góp góp người, vui lòng chịu đựng khó khăn gian khổ Nay ta hoàn toàn thắng lợi, có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp năm cho Hợp tác xã nông nghiệp đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” Hơn 80 năm qua (1930-2010), từ thực tiễn phong trào nông dân công tác Hội Nông dân Bắc Kạn, đúc rút số học kinh nghiệm sau: Trong thời kỳ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng bảo vệ đất nước, vấn đề nông dân quan hệ trực tiếp tới thành công hay thất bại cách mạng Bác Hồ rõ: “Vận động nông dân phải vận cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi dân tộc giới mình; làm cho nông dân vào Hội Nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích tích cực tham gia công kháng chiến kiến quốc” Từ đó, Đảng tỉnh Hội Nông dân Bắc Kạn tăng cường giáo dục cho nông dân thừa nhận lãnh đạo Đảng, có tư tưởng tiến tập thể, đánh tan tàn tích phong kiến đô hộ, xâm lược thực dân, đế quốc để giải phóng dân tộc, thực cải tiến kỹ thuật việc tăng gia sản xuất kiến thiết dân chủ Cần nắm vững chủ trương, đường lối, quan điểm Đảng, sách pháp luật Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh địa phương; chương trình công tác Hội cấp để cụ thể hoá thành chương trình hành động cấp Hội đạo thực Mặc khác, nhiệm vụ Hội nông dân cấp đề xuất ý kiến tham mưu công tác xây dựng Hội, công tác cán công tác xây dựng phong trào quần chúng, đồng thời phản ánh kịp thời tình hình, nguyện vọng quần chúng kiến nghị với Đảng, Nhà nước việc thực chủ trương, sách hành Vì vậy, thấu hiểu nguyện vọng lực quần chúng thành công công tác Hội Muốn xây dựng tổ chức Hội vững mạnh phải dựa vào hội viên, đến với nông dân, gắn bó với nông dân, nắm tâm tư, nguyện vọng xuất phát từ lợi ích nông dân, đồng thời tăng cường chương trình phối hợp với quan chức tỉnh tạo sức mạnh tổng hợp để thực nhiệm 231 vụ Quan hệ hợp tác nước nhằm học tập kinh nghiệm, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ lợi ích nông dân chế thị trường Bằng nhiều hình thức, nội dung khác nhau, Hội phát huy cho nội lực giai cấp nông dân kết hợp với hướng dẫn, giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu Qua xây dựng đoàn kết tương trợ, tình làng nghĩa xóm để tập hợp lực lượng giúp cho nông dân thực chủ trương, sách Đảng Nhà nước Chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân Coi động lực đồng thời phải gắn liền lợi ích toàn xã hội Cán gốc công việc, muốn phong trào thành công phải xây dựng đội ngũ cán Cần thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán Hội có trình độ, lực công tác, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn Coi trọng việc lựa chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cán lãnh đạo, người đứng đầu cấp hội, cán sở, cán người dân tộc người Ban Chấp hành Hội Nông dân quan lãnh đạo cao kỳ đại hội Ban Thường vụ có nhiệm vụ thay mặt Ban Chấp hành giải vấn đề phát sinh kỳ họp, kịp thời ban hành văn đạo điều hành hoạt động cấp Hội Vì vậy, ủy viên Ban Chấp hành Ban Thường vụ phải người có lĩnh trị vững vàng, nhiệt tình, am hiểu công tác Hội, nông dân, nông nghiệp, nông thôn, nêu cao tính tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, có uy tín, có lực vận động, tổ chức phong trào nông dân, có trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật định để đảm đương nhiệm vụ giao Để đáp ứng yêu cầu hoạt động, Hội Nông dân thiết phải có quỹ tài cấp biện pháp thích hợp Qũy Hội cần quản lý chặt chẽ Nơi quỹ Hội khó phát động phong trào Chính quỹ Hội góp phần quan trọng vào tồn phát triển Hội Hội cấp phải thường xuyên kiểm tra hoạt động thực nghiêm túc, có hiệu quy chế dân chủ sở, tránh tình trạng buông lỏng sở hội viên, nông dân, đồng thời bảo đảm quyền làm chủ nông dân theo phương châm “dân 232 biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng” Ban Thường vụ Ban Chấp hành cấp hội cần tích cực đạo kiểm tra, giám sát việc thực chế độ sách chương trình dự án triển khai thực Trong giai đoạn cách mạng năm đầu kỷ 21, công tác Hội phong trào nông dân Bắc Kạn đứng trước thuận lợi, thời cơ, khó khăn thách thức lớn Với học kinh nghiệm tích lũy, lãnh đạo Đảng, điều hành quyền, đạo giúp đỡ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phối hợp hỗ trợ cấp, ngành, với phấn đấu nỗ lực cán bộ, hội viên nông dân, thành tích phát huy, khó khăn sớm khắc phục Tổ chức Hội phong trào nông dân tỉnh Bắc Kạn vươn lên tầm cao Nông dân Hội nông dân tỉnh mãi động lực toàn dân đẩy mạnh nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc quê hương Bắc Kạn, mà nhiệm vụ trọng tâm thực công nghiệp hóa, đại hóa nông nghiệp nông thôn Hệ thống tổ chức Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn cần tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, động, sáng tạo, đổi nội dung phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, góp phần thực nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Ôn lại trang sử vàng phong trào nông dân Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn, biết ơn truyền thống cha ông nguồn nội lực nghiệp công nghiệp hóa, đại hóa quê hương, đất nước Tự hào với khứ, nông dân Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn tin tưởng vào lãnh đạo Đảng, tiếp tục tiến công vào nghèo nàn, lạc hậu để nông thôn ngày khởi sắc, xứng đáng với địa danh miền quê giàu truyền thống yêu nước, vùng rừng núi chiến khu cách mạng PHỤ LỤC DANH SÁCH MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Doanh Thị Ân (1899-1975) Mông Thị Chu (sinh năm 1916) Nông Thị Èn (1911-1995) Nguyễn Thị Long (1902-1974) Phương Thị Pính (sinh năm 1910) Đinh Thị Nhảng (1906-1983) 233 Hoàng Thị Hiền (1903-1990) Lường Thị Tần (1908-1983) Triệu Thị Thin (sinh năm 1921) 10 Ma Thị Va (1912-1983) DANH SÁCH ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 11 Liệt sỹ Nguyễn Văn Thoát (1945-1971) 12 Đồng chí Nguyễn Văn Tấn (sinh năm 1942) 13 Đồng chí Hà Văn Vấn (sinh năm 1944) THÀNH TÍCH CỦA TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN QUA THỜI KỲ Tập thể - Huân chương lao động hạng ba (2003-2007) - Cờ thi đua xuất sắc Chính phủ năm 2008 - Cờ thi đua xuất sắc Trung ương Hội năm 2005, 2006 - Cờ thi đua xuất sắc UBND tỉnh năm 1998, 2006, 2007 Cá nhân - Huân chương lao động hạng ba (2003-2007) + Đồng chí Ma Thế Chương, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn + Đồng chí Dương Thị Xuân - Bằng khen Thủ tướng Chính phủ + Đồng chí Bàn Hữu Phong, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn + Đồng chí Ma Thế Chương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh + Đồng chí Vũ Văn Quỳnh, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn + Đồng chí Triệu Ngọc Xiên, xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ, CHỦ TỊCH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN QUA THỜI KỲ * Các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thời kỳ đầu - Đồng chí Trần Mai - Bí thư Đảng đoàn Nông dân Cứu quốc từ ngày 14-9-1949 - Đồng chí Nông Văn Lạc - Bí thư Đảng đoàn Nông hội từ tháng 5-1950 - Đồng chí Chu Thị Hoa - Bí thư Nông hội từ năm 1957 * Các đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Thái 234 - Đồng chí Dương Văn Thơ (5/1980 - 4/1984) - Đồng chí Huỳnh Hữu Ích (5/1984 - 9/1987) - Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy (10/1987 - 5/1990) - Đồng chí Nông Văn Thụ (2/1991 - 12/1996) * Các đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn Đồng chí Phùng Văn Huyên (1997 - 2005) Đồng chí Ma Thế Chương (2005 - 2012) * Các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Thái Đồng chí Ma Thị Tô (1980 - 8/1992) Đồng chí Hoàng Mộc (1980 - 9/1987) Đồng chí Nguyễn Xuân Sang (10/1987 - 1997) * Các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn Đồng chí Hoàng Văn Lợi (1998 - 2005) Đồng chí Nông Thị Lộc (1998 - 2006) Đồng chí Hoàng Thị Dịnh (2005 - 2008) Đồng chí Lưu Văn Quảng (2008) Đồng chí Hà Thị Phần (2008 - 2012) Đồng chí Nông Quang Nhất (2008 - 2012) BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TẬP THỂ TỈNH BẮC THÁI KHÓA II, NHIỆM KỲ 1987-1992 Gồm có 31 đồng chí; Ban Thường vụ Hội có thành viên (đề nghị bổ sung tên cụ thể) BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TẬP THỂ TỈNH BẮC THÁI KHÓA III, NHIỆM KỲ 1992-1997 Gồm có 30 đồng chí Ban Thường vụ Hội gồm có ủy viên (đề nghị bổ sung tên cụ thể) BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN 1997 - 1998 Phùng Văn Huyên - Chủ tịch Lương Đức Xuân - Ủy viên Thường vụ Dương Thị Xuân - Ủy viên Thường vụ Hoàng Văn Lợi Hoàng Văn Thao Hoàng Văn Hạ Ngô Phúc Giáp 235 Đinh Quang Nghiêu Nông Văn Vụ 10 Nguyễn Văn Hưng 11 Dương Văn Tương 12 Trần Văn Ngọc 13 Tô Chí Hùng BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN KHÓA IV, NHIỆM KỲ 1998 - 2003 Phùng Văn Huyên - Chủ tịch Hoàng Văn Lợi - Phó chủ tịch Nông Thị Lộc - Phó chủ tịch Dương Thị Xuân - Ủy viên Thường vụ Lường Đức Xuân - Ủy viên Thường vụ Hoàng Thao - Ủy viên Đinh Quang Nghiêu - Ủy viên Ngô Phúc Giáp - Ủy viên Nông Văn Vụ - Ủy viên 10 Nguyễn Văn Hưởng - Ủy viên 11 Dương Văn Tương - Ủy viên 12 Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Ủy viên 13 Nông Văn Kiếm - Ủy viên 14 Triệu Văn Ngọc - Ủy viên 15 Lý Thanh - Ủy viên 16 Hoàng Văn Cách - Ủy viên 17 Nguyễn Đình Quy - Ủy viên 18 Hoàng Đình Tiền - Ủy viên 19 Triệu Tương - Ủy viên BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN KHÓA V, NHIỆM KỲ 2003 - 2008 Phùng Văn Huyên - Chủ tịch Hoàng Văn Lợi - Phó Chủ tịch Nông Thị Lộc - Phó Chủ tịch Lưu Văn Quảng - Ủy viên Thường vụ Dương Thị Xuân - Ủy viên Thường vụ Nông Quang Nhất - Ủy viên Thường vụ Lưu Thị Cảnh - Ủy viên Thường vụ 236 * Đề nghị bổ sung thêm tên đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN KHÓA VI, NHIỆM KỲ 2008 - 2013 Ma Thế Chương - Chủ tịch Hà Thị Phần - Phó Chủ tịch Nông Quang Nhất - Phó Chủ tịch Nông Quang Bính - Ủy viên Thường vụ Lưu Thị Cảnh - Ủy viên Thường vụ Ngô Thị Hoanh - Ủy viên Thường vụ Đặng Văn Sơn - Ủy viên Thường vụ Nguyễn Ngọc Chinh - Ủy viên Đào Duy Đức - Ủy viên 10 Ma Văn Duy - Ủy viên 11 Trần Thị Thu Hương - Ủy viên 12 Ma Thế Hậu - Ủy viên 13 Bế Đức Hoàng - Ủy viên 14 Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Ủy viên 15 Đàm Văn Phủ - Ủy viên 16 Nguyễn Văn Ru - Ủy viên 17 Hà Sỹ Thẩm - Ủy viên 18 Hà Thị Thoa - Ủy viên 19 Hà Thị Thùy - Ủy viên 20 Vũ Văn Toàn - Ủy viên 21 Ma Văn Tuấn - Ủy viên 22 Hoàng Hữu Kinh - Ủy viên 23 Nông Văn Lên - Ủy viên 24 Trần Xuân Lễ - Ủy viên 25 Ma Thị Nga - Ủy viên MỤC LỤC 237 LỜI GIỚI THIỆU Mở đầu BẮC KẠN - ĐỊA LÝ, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG I Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên II Địa giới hành Bắc Kạn qua thời kỳ III Cư dân, văn hóa 12 IV Truyền thống đấu tranh cách mạng 14 Chương I PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN BẮC KẠN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (1930-1945) 18 I Chính sách cai trị thực dân Pháp phong trào đấu tranh nông dân Bắc Kạn trước năm 1930 18 II Phong trào đấu tranh nông dân thời kỳ 1930-1939 24 III Phong trào đấu tranh nông dân thời kỳ 1939-1945 28 IV Tham gia khởi nghĩa giành quyền, giải phóng tỉnh Bắc Kạn (8-1945) 50 Chương II NÔNG DÂN BẮC KẠN THAM GIA XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) 53 I Nông dân Bắc Kạn xây dựng bảo vệ quyền cách mạng 53 II Nông dân Bắc Kạn tham gia chiến đấu xây dựng hậu phương địa kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 61 Chương III NÔNG DÂN BẮC KẠN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975) 78 I Nông dân Bắc Kạn đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-4/1965) 78 II Nông dân Bắc Kạn sức chi viện cho miền Nam, nước 96 238 đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống Tổ quốc (4/1965-4/1975) Chương IV HỘI LIÊN HIỆP NÔNG DÂN TẬP THỂ THÀNH LẬP, VẬN ĐỘNG HỘI VIÊN NÔNG DÂN ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ VÀ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG (1975-1986) 110 I Xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế (1975-1980) 110 II Hội Liên hiệp Nông dân tập thể thành lập, vận động hội viên nông dân thực chế khoán nông nghiệp (1981-1986) 133 Chương V HỘI NÔNG DÂN THÀNH LẬP, XÂY DỰNG TỔ CHỨC VỮNG MẠNH VÀ VẬN ĐỘNG HỘI VIÊN NÔNG DÂN THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1987-1997) 157 I Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh 157 II Hội Nông dân vận động hội viên nông dân thực đường lối đổi (1987-1997) 167 Chương VI NÔNG DÂN VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP (1997-2010) 193 I Kiện toàn tổ chức, ổn định tình hình sau tái lập tỉnh, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV (1997-2003) 193 II Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn lần thứ V lần thứ VI, thực vận động xây dựng nông thôn (2003-2010) 209 KẾT LUẬN 231 PHỤ LỤC 239 MỤC LỤC 243 239 240

Ngày đăng: 03/08/2016, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w