TÀI LIỆU: GIAI ĐOẠN 19301945: THƠ LÃNG MẠNGiáo viên: Nguyễn Thanh MaiVỘI VÀNG – TIẾT 1, 2, 3: Bản chất của tình yêu cuộc sống chính bắt nguồn từ chính việc ý thức được giá trị củacuộc đời. Hiểu được điều đó, càng phải có cách ứng xử sao cho phù hợp: quý trọng từng giây phútcuộc sống, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. Bài thơ đúng là gương mặt tự họa thơ Xuân Diệu.
Trang 1I Tìm hiểu chung
1 Tác giả (1916-1985)
1.1 Vị trí của nhà thơ
Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, cây bút tiêu biểu của VHVN hiện đại, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền
bỉ, có đóng góp trên nhiều thể loại, nhiều lĩnh vực
- Trước cách mạng, được coi là “nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới” với tiếng nói của
cái Tôi cá nhân được bộc lộ đầy đủ, mãnh liệt và trọn vẹn nhất
1.2 Phong cách nghệ thuật
+ Cảm xúc giọng điệu mới sôi nổi, say đắm trẻ trung
+ Thế giới nghệ thuật mới giàu hình ảnh, tràn đầy ấn tượng và cảm giác
+ Những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo, ảnh hưởng sâu sắc trường phái thơ Lãng mạn Pháp
nhưng vẫn mang hương vị truyền thống phương Đông
=> Qua đó, thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ và triết lí nhân sinh tích cực, tiến bộ của nhà thơ
qua cái nhìn về thời gian, cuộc sống, về tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu
2 Tác phẩm
2.1 Xuất xứ: Trích trong tập Thơ thơ- 25.12.1938
2.2 Đề tài: Mùa xuân- Tuổi trẻ- tình yêu, là ẩn dụ của gương mặt cuộc đời
2.3 Tư tưởng chủ đề: Vội vàng là lời giục giã phải sống hết mình, trân trọng từng phút giây của
cuộc đời, nhất là tuổi trẻ, vì thời gian đi không trở lại
Tư tưởng ấy được triển khai như thế nào trong các đoạn? Ta cùng tìm hiểu bố cục
2.4 Bố cục bài thơ:
Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu: Khát vọng níu giữ vẻ đẹp của cuộc sống trần gian
Đoạn 2: 11 dòng thơ tiếp: Bức tranh mùa xuân- thiên đường trên mặt đất
Đoạn 3: 15 dòng giữa: Quan niệm về thời gian
Đoạn 4: 9 dòng thơ cuối cùng- Cách thức hành động: cao trào của khát vọng sống
II Tìm hiểu bài thơ qua các đoạn cụ thể
1 Đoạn 1: (Bốn dòng thơ đầu): Khát vọng níu giữ vẻ đẹp của cuộc sống trần gian
Tôi muốn tắt nắng đi/ cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại/ cho hương đừng bay đi
- - - -
+ Sự hiện diện trực tiếp Chân dung cái tôi của nhân vật trữ tình với:
+ Khát vọng: lạ lùng
+ Hành động: ngông cuồng
+ Cảm xúc: vừa say đắm vừa lo âu
+ Thái độ, dáng vẻ: vừa quả quyết, mạnh mẽ; vừa tha thiết, khẩn cầu…
- Nghệ thuật:
VỘI VÀNG – TIẾT 1, 2, 3
Trang 2+ Cổ điển trong vẻ đẹp cân đối, nhịp nhàng Những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng vốn là thi liệu
cổ…
+ Chất hiện đại trong lối vắt dòng, cách diễn đạt mới mẻ, ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp…
- Tư tưởng:
+ Quan niệm về thời gian
+ Quan niệm về cuộc đời
+ Quan niệm về cái Đẹp
Tiết 2
2 Đoạn 2: (Mười một dòng thơ tiếp theo): Hình ảnh mùa Xuân - Bức tranh của một “thiên đường
trên mặt đất”
- Vẻ đẹp đơn sơ, gần gũi thân quen
- Vẻ thắm tươi, lộng lẫy, tràn đầy sức sống,
- Vẻ duyên dáng, tình tứ, yêu kiều
+ Từ chỉ định “Này đây!”- khẳng định sự hiện hữu của vẻ đẹp ở quanh ta, ngay trong giờ khắc
Hiện tại- quan niệm mĩ học mới mẻ của XD
+ Phép liệt kê: thể hiện vẻ đẹp phong phú, bất tận trong như kể mãi không hết, nói mãi không cùng
+ Từ “của” nhấn mạnh sự sở hữu Cách xếp hình ảnh sóng đôi quanh chữ “của” cùng cấu trúc nhịp
nhàng Này đây khiến thiên nhiên, tạo vật như cùng hòa mình vào vũ điệu của mùa xuân mà quyến
luyến, giao hòa, sóng sánh Cả thế giới hiện lên trong Vẻ đẹp tình tứ, hấp dẫn, mời mọc mang hương
sắc của tình yêu:
+ Những câu thơ được viết theo thể tự do với tiết tấu nhanh, nhịp điệu gấp gáp như hơi thở nồng
nàn làm thức dậy cả vườn yêu dạt dào xuân sắc
=> Cảm quan tình yêu mỗi lúc một đậm nét: tháng giêng- ngon (vị giác) như một cặp môi (thị
giác) gần (xúc giác)! Đây là câu thơ được xem vào loại tuyệt vời nhất vì:
+1 Thể hiện đặc điểm thơ XD: sáng tạo một thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ
+2 Thể hiện chất hiện đại, sự cách tân độc đáo trong thơ qua việc dùng từ, cách so sánh rất sáng
tạo, giàu chất lãng mạn phương Tây
+3 Thể hiện sự đổi mới về nguyên tắc mĩ học: thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người…Câu thơ cho thấy quan niệm cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế và con người
là chuẩn mực cho thiên nhiên
3 Đoạn 3: (Mười bảy câu tiếp theo): quan niệm mới mẻ về thời gian
Xuân đang tới = đang qua/ Xuân còn non = sẽ già
- Kiểu câu đẳng thức: đặt một dấu bằng giữa hai động từ và tính từ đối lập là tạo nên một nghịch lí Nghịch lí thể hiện tính triết lí về thời gian tuyến tính
- Từ nghĩa là làm nên giọng điệu phân bua, tranh luận, nhấn mạnh vào điều tất yếu mang tính quy
luật Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và luận lí
- Những từ ngữ đối lập: tạo nên sự tương phản giữa khao khát thì vô cùng mà đời người hữu hạn
- Hình tượng mùa Xuân trong thơ XD không chỉ hiện lên bằng lời mà có sự vận động, có thân xác,
có sự sống và biến hóa Nó đẹp đẽ sáng tươi khi còn non và được nhìn trong cặp mắt xanh non Nó
héo úa tàn phai khi đã về già trong cái nhìn lo lắng: cả không gian như mang một màu tang tóc, tràn
ngập sự chia lìa, rơi rụng, tàn phai Những từ ngữ: cứ, không cho, nói làm chi…như mang giọng
điệu dỗi hờn, trách móc
- Giữa lúc tưởng như sự sống đã cạn dần, hơi thơ đã rơi vào tuyệt vọng, chán nản: chẳng bao giờ, ôi!
Chẳng bao giờ nữa…thì sức sống mới lại trào dâng, nhà thơ bừng tỉnh nhận ra: phải mau đi thôi,
trước khi mùa đã ngả chiều! Người nghệ sĩ suốt đời chạy đua với thời gian để giữ trọn hương sắc
cuộc đời lại lên đường vội vã!
Trang 3Tiết 3
4 Đoạn 4: (Chín dòng thơ cuối): Cao trào của khát vọng sống Trả lời cho câu hỏi: vội vàng là như
thế đấy!
- Sự thay đổi về nhịp điệu và thể thơ
- Ta muốn ôm/ Cái Tôi nhỏ bé đã vươn mình lên thành cái Ta hùng vĩ vụt lớn giữa trời đất
- Sự sống như vừa mới được sinh ra lần đầu: mới bắt đầu mơn mởn
- Tâm trạng của Tôi càng lúc càng dào dạt hơn, cảm xúc như được đun nóng đến tận cùng trong
những động từ, tính từ chỉ cảm giác và hành động tăng tiến: ôm- riết- say- thâu- cắn- chỉ sự chiếm
lĩnh tuyệt đối!
- Sự chuyển tiếp của hình ảnh cặp môi tháng giêng ở rất gần đến hành động cắn là đã có sự tăng tiến
của khát khao chiếm lĩnh, ôm trọn
- Thể thơ tự do phóng khoáng dường như được sinh ra để đợi chờ hồn thơ Xuân Diệu Những câu
ngắn, câu dài xen kẽ, những nốt lặng, những thanh âm vút cao, những dòng thác ngôn từ làm lung lay thành trì chữ nghĩa đạo mạo của thơ cổ điển…tất cả như được sinh ra để chở hồn thơ như sóng trào
bão cuốn của thi sĩ mang mùa Xuân kì Diệu!
III Kết luận: Bản chất của tình yêu cuộc sống chính bắt nguồn từ chính việc ý thức được giá trị của cuộc đời Hiểu được điều đó, càng phải có cách ứng xử sao cho phù hợp: quý trọng từng giây phút
cuộc sống, nhất là những tháng năm tuổi trẻ Bài thơ đúng là gương mặt tự họa thơ Xuân Diệu
IV HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ ĐỀ THI
ĐỀ 1: Cảm nhận, phân tích từng một số đoạn đặc sắc: tham khảo tư liệu Hướng dẫn cách làm
chung
ĐỀ 2: Qua Vội vàng, hãy bày tỏ ý kiến của anh chị về những cái mới nhất trong các nhà thơ mới
mà bài thơ đã thể hiện- Hướng dẫn cách làm chung.
ĐỀ 3 Thơ Xuân Diệu thể hiện cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ, xanh non, vừa thể hiện cái tôi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời Ý kiến của anh chị về vấn đề trên qua việc tìm hiểu bài thơ Vội vàng
Hướng dẫn giải đề:
1 Cái tôi nhìn đời bằng cặp mắt tươi trẻ, xanh non:
+ Phát hiện ra bức tranh trần thế là mâm cỗ thịnh soạn với vô số thực đơn:
+ Thay đổi cách nhìn: vẻ đẹp con người là chuẩn mực, nhìn đời qua lăng kính tình yêu
+ Bộc lộ những ham muốn khác thường: đoạt quyền tạo hóa
+ Cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan…
2 Cái tôi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời:
- Dù đối với XD, cái tôi chủ đạo là cái tôi trẻ trung, thiết tha giao cảm, khát khao hưởng thụ nhưng
người đọc vẫn nhận ra cái buồn cố hữu mang đặc trưng thơ mới:
+ Buồn vì sự hữu hạn của đời người (bâng khuâng, tiếc, ôi…)
+ Buồn vì quy luật cuộc đời, có sinh có tàn phai…một loạt động từ thể hiện sự tiêu tan, mất mát…
3 Ý kiến bản thân
ĐỀ 5: Hãy nêu c¶m nhËn vÒ thêi gian cña nhà thơ…- Hướng dẫn cách làm chung
ĐỀ 6: Qua bà i thơ, thử h×nh dung vÒ c¸i t«i Xu©n DiÖu Hướng dẫn cách làm chung
Trang 4ĐỀ 8 “Xuân Diệu cung cấp nhiều vật liệu mới để xây cao nền văn học Việt Nam” (SGK Văn 11)
Gợi ý giải
ĐỀ 9 Người Trung Quốc xưa nhận xét: “Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ” (SGV ngữ văn 11, tập I, NXB GD, 2007, tr 150)- Hướng dẫn cách làm chung
ĐỀ 10: Văn hào Đức W Gớt từng nói: “Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại”
Qua Vội vàng (Xuân Diệu), hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề trên- Hướng dẫn cách làm chung