1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty CP chứng khoán sài gòn chi nhánh hà nội

79 489 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 471,42 KB

Nội dung

Một xu hướng mới hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là đang làm quen vớinguồn vốn mới, các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang nhanh chóng chuyển đổithành hình thức công ty cổ phần.Từ thực t

Trang 1

MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 6

1.1.1.Khái quát về thị trường chứng khoán 6

1.1.2 Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán 7

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán 8

1.1.4 Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 10

1.2.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 16

1.2.3 Nội dung của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 18

1.2.4 Điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 32

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32

2.1.2 Cơ cấu nhân sự 34

2.1.3 Cơ cấu sở hữu và số lượng cổ đông (tính đến thời điểm ngày 17/10/2006) 34

2.1.5 Hoạt động kinh doanh 35

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI 43

Trang 2

2.2.1 Cơ sở triển khai hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ

phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội 43

2.2.2 Nội dung hoạt động tư vấn tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội 46

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI 57

2.3.1.Những kết quả đạt được 57

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI 63

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 63

3.1.1 Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam 63

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn trong thời gian tới 65

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 67

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tư vấn 67

3.2.2 Xây dựng quy trình hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 69

3.2.3 Nâng cao năng lực tài chính 70

3.2.4 Hoàn thiện chiến lược khách hàng 70

3.2.5 Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sau tư vấn 71

3.2.6 Triển khai hoạt động Marketing về hình ảnh và hiệu quả hoạt động của công ty 71

3.2.7 Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động khác của công ty 72

Trang 3

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 72

3.3.1 Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước 72

3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 75

KẾT LUẬN 79

Danh mục tài liệu tham khảo: 80

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay Cùng với sự phát triển của thị trường, các Công ty chứng khoán cũngkhông ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng chuyên môn nhằmtăng khả năng cạnh tranh của mình

Một xu hướng mới hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là đang làm quen vớinguồn vốn mới, các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang nhanh chóng chuyển đổithành hình thức công ty cổ phần.Từ thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam, cácdịch vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu cấp thiết tácđộng tới các công ty chứng khoán nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Sài Gònnói riêng Trong đó phải kể đến hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu cho cácdoanh nghiệp khác trong lĩnh vực tài chính mà còn là chỉ tiêu quan trọng trong việckhẳng định uy tín cũng như vấn đề tăng lợi nhuận cho các công ty chứng khoán

Hoạt động này đã được triển khai ở rất nhiều các công ty chứng khoán trong đó

có công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không

tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội ” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Với mục đích tìm hiểu về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, chuyên đề

sẽ khái quát và đi sâu vào những lý thuyết về tài chính doanh nghiệp cũng như các

Trang 5

hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường chứng khoán trên khía cạnh tài chính

- Đánh giá thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gònchi nhánh Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tưvấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh HàNội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề chỉ tập trung vào phân tích hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệpcủa công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội trên thị trường chứngkhoán Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích như: tổng hợp, thống kê, logic,diễn giải…

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: “Tổng quan về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty

chứng khoán”

Chương 2: “Thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần

chứng khoán Sài gòn”

Chương 3: “Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty

cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.”

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán

Khái niệm:

Thị trường chứng khoán (TTCK): là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính,

là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước (Trang15, giáo trình Thị trường chứng khoán,

Đại học Kinh tế Quốc Dân) Trong đó Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền

và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức pháthành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữliệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợpđồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán (Theo luật Chứng khoán

số 70/2006/QH11)

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc khai trương hoạt độngTrung tâm giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) ngày20/07/2000 Bắt đầu giao dịch phiên đầu tiên ngày 28/07/2000 Từ ngày 14/07/2005,TTCK Việt nam có thêm 01 Trung tâm giao dịch thứ cấp là trung tâm giao dịchchứng khoán Hà Nội (HASTC) và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 08/03/2005

Trang 7

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của TTCK tồn tại tất yếu sự ra đời của các công tychứng khoán Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

1.1.2 Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán

Khái niệm:

“Công ty chứng khoán (CTCK) là một định chế tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán” (Trang 120, Giáo trình Thị trường Chứng

Khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân)

Ở Việt Nam, theo Điều 59 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH thông qua ngày29/06/2006, CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp Uỷ ban Chứng khoán Nhànước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán Giấy phép nàyđồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Cũng theo Điều 60 luật này:

(1) Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Môi giới chứng khoán;

b) Tự doanh chứng khoán;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

(2) Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

(3) Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

Trang 8

Chức năng:

CTCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàcủa TTCK nói riêng Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hànhtới người đầu tư và có tính thanh khoản, qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi đểphân bổ vào những nơi sử dụng có hiệu quả Chức năng cơ bản của CTCK là:

+ Tạo ra một cơ chế huy động vốn linh hoạt, là cầu nối giữa những người có tiềnnhàn rỗi với những chủ thể cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư (thông qua hệthống khớp giá hoặc khớp lệnh)

+ Tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ratiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng)

+ Can thiệp vào thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán và bình ổn thịtrường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường)

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán

Đối với mỗi chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, các CTCK cũng có những vaitrò khác nhau:

- Đối với các tổ chức phát hành

Thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai tròtạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành Theo nguyên tắc hoạt độngtrung gian, những nhà đầu tư và nhà phát hành không phải mua bán trực tiếp chứngkhoán mà sẽ thực hiện thông qua một trung gian tài chính đó là CTCK Do đó CTCK sẽtạo ra cơ chế huy động vốn huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK

- Đối với các nhà đầu tư

Trang 9

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư,các CTCK giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức trong từnggiao dịch Nhờ trình độ chuyên môn cao, uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tưthực hiện các khoản đầu tư một cách có hiệu quả

- Đối với thị trường chứng khoán

+ Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Trên thị trường thứ cấp, CTCKgiúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình Các lệnh mua bánchứng khoán được tập hợp tại các thị trường giao dịch tập trung thông qua các CTCK,nhờ đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu về chứng khoán trênthị trường

+ Làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính Trên thị trường sơ cấp,

do có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, CTCK đã thực hiện xác định và tưvấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trongđợt phát hành Các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi pháthành, vì vậy giúp người đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt vàngược lại, vì thế làm tăng tính thanh khoản cho các loại chứng khoán

- Đối với các cơ quan quản lý thị trường.

CTCK có vai trò cung cấp các thông tin cho các cấp có thẩm quyền khi có yêucầu, qua đó, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượngthao túng, lũng đoạn thị trường

Tóm lại CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò cần thiết vàquan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hnàh, các cơ quan quản lý thị trường vàđối với TTCK nói chung Những vai trò này được thực hiện thông qua các nghiệp vụhoạt động của các CTCK

Trang 10

1.1.4 Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán

1.1.4.1 Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán

Ở Việt Nam:Theo điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ- CP ngày 19/01/2007 củaChính phủ thì mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh của CTCK như sau:+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

+ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam

Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốnpháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép

Hoạt động Môi giới chứng khoán

“Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình” (Trang 129, Giáo trình Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân)

Hoạt động này trực tiếp tạo nên hình ảnh của mỗi CTCK, nên hoạt động này luônđược các CTCK chú trọng Nhân viên Môi giới sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng

để giúp họ đưa ra quyết định mua bán chứng khoán, mà không quyết định hộ kháchhàng

Trong 3 tháng đầu năm 2007, Dẫn đầu thị trường về môi giới cổ phiếu là CTCKSài Gòn với thị phần 16,98% (2.869,2 tỷ đồng) Tiếp theo là CTCK Bảo Việt (10,82%),CTCK Thăng Long (7,78%) Chỉ với hơn 0,04% chênh lệch về giá trị giao dịch môi

Trang 11

giới, CTCK NH Ngoại thương đã vượt qua CTCK ACBS để vươn lên vị trí thứ tư tronghoạt động môi giới cổ phiếu với thị phần (6,79%), (CTCK ACBS 6,75%).

Hoạt động tự doanh chứng khoán

“Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình Hoạt động tụ doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC” (Trang 130, Giáo trình TTCK,

Đại học Kinh tế Quốc Dân)

Trong hoạt động này, CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty,nhằm thu lợi nhuận cho chính mình Trong trường hợp hoạt động tự doanh được thựchiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường, thì CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thịtrường, sẽ nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại chứng khoán, và thực hiệnmua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá

Để thực hiện nghiệp vụ này, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn (theo quy địnhthì mức vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng) và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khảnăng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý đặc biệt trong trương hợp đóngvai trò là nhà tạo lập thị trường

Tính đến hết tháng 3/2007, Bảo Việt đứng đầu với thị phần 36,95% giá trị tựdoanh toàn thị trường Tiếp đến là CTCK Sài Gòn với 11,96%

 .Hoạt động bảo lãnh phát hành

“Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua

số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ

Trang 12

tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng” (Điều 6, Luật

chứng khoán số 70/2006/QH11)

Ở Việt Nam, để có thể trở thành một tổ chức bão lãnh phát hành, CTCK với cómức vốn tối thiểu cho hoạt động này là 165 tỷ đồng, được cơ quan quản lý Nhà nước

về chứng khoán và TTCK đồng ý và cho phép Mặt khác, CTCK và tổ chức phát hànhkhông được chi phối nhau, không nắm giữ quá 5% vốn của nhau; không cùng chiphối một tổ chức khác và không cùng bị một tổ chức khác chi phối

Hoạt động này chiếm tỷ trọng doanh thu khá cao của các CTCK Trong năm

2005, công ty có doanh thu cao nhất trong nghiệp vụ này và công ty chứng khoánNgân hàng Nông nghiệp (đạt 12,010 tỷ đồng), tiếp theo là CTCK ngân hàng Ngoạithương (đạt 4,434 tỷ đồng)

Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứngkhoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lời cho khách hàng trên cơ sở tăng lợinhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp

vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng uỷ thac tiền củamình cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay nhữngnguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu Hoạt động này được các nhàđầu tư nhỏ, thiếu thời gian và những điều kiện chuyên môn để đầu tư một cách hiệuquả đặc biệt quan tâm CTCK có nghĩa vụ phải thường xuyên báo cáo cho khách hàngbiết về giao dịch, về trạng thái danh mục đầu tư theo yêu cầu của khách hàng hay định

kỳ hàng tháng…

Trong năm 2006, Công ty có doanh thu cao nhất trong nghiệp vụ này là CTCKngân hàng Nông Nghiệp (đạt 3,7 tỷ đồng), tiếp đến là công ty cổ phần chứng khoán

Trang 13

Sài Gòn (đạt 141,5 triệu đồng) Thấp nhất là công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng(đạt 3 triệu đồng).

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán

Cũng như các hoạt động tư vấn khác, tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tưchứng khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên,phân tích tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đếnphát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng

Theo Điều 3 Nghị định 144/NĐ-CP: Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán.

Ngoài ra, các CTCK còn thực hiện các dịch vụ khác như: tư vấn cổ phần hóa, xácđịnh giá trị doanh nghiệp, tư vấn bán đấu giá cổ phần và cung cấp các dịch vụ tàichính khác cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật

Tư vấn đầu tư: Là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán,

nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán và các diễn biến của thị trường Người tưvấn sử dụng kiến thức của mình, đó chính là chất xám mà họ đã bỏ ra để “kinhdoanh” nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng Nhà tư vấn đòi hỏi hết sức thận trọngtrong việc đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, vì với lời khuyên đó khách hàng

có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn vẫnmang lại cho công ty một khoản phí dịch vụ Do đó khách hàng vẫn là người quyếtđịnh cuối cùng

Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Là mảng hoạt động hiện nay được các CTCK

đặc biệt chú trọng Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu là tư vấn tái cấutrúc vốn, huy động vốn, xác định giá trị công ty, mua bán, sáp nhập nhằm giúpdoanh nghiệp lập phương án kinh doanh, quản trị sản xuất - kinh doanh, quản trị nhân

Trang 14

sự, quản trị chất lượng, quản trị tài chính Lĩnh vực này không những mang lại thunhập cho công ty, mà còn thu hút rất nhiều khách hàng tham gia, tạo nên một mạnglưới khách hàng tiềm năng Hoạt động tư vấn tài chính sẽ xây dựng thương hiệu vàtạo hình ảnh cho công ty; xây dựng nền tảng với khách hàng và tạo cơ sở tiền đề pháttriển các hoạt động khác.

Năm 2006 là năm các CTCK triển khai hoạt động này một cách hiệu quả Trong

đó, CTCK Bảo Việt, CTCP chứng khoán Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Đầu tư, CTCK

Mê Kông là những công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực này

ký gửi các chứng khoán (nếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất)

Quản lý thu nhập của khách hàng

Xuất phát từ việc lưu kí chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tìnhhình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tứccho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

Nghiệp vụ tín dụng

Trang 15

Đối với các TTCK phát triển, ngoài việc môi giới chứng khoán cho khách hàng

để hưởng hoa hồng, các CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để kháchhàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền đểkhách hàng thực hiện nghiệp vụ kí quỹ (margin purchase)

Nghiệp vụ quản lý quỹ

Trong nghiệp vụ này, các CTCK cử đại diện của mình để quản lí quỹ, sử dụng vốn

và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán

Trong tất cả những hoạt động trên, hoạt động nào cũng cần thiết và quan trọngnhư nhau đối với một CTCK Tuy nhiên để khẳng định vị thế, hình ảnh của công ty vàthu hút khách hàng thì hoạt động tư vấn tài hính doanh nghiệp của CTCK là vô cùngquan trọng Trong nội dung ở các chương tiếp theo chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu vềmảng dịch vụ này

1.2.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN§

1.2.1 Khái niệm

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thực chất là một dịch vụ tư vấn của CTCK, theo đó các CTCK sẽ cung cấp cho khách hàng các loại hình tư vấn sau: xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn bán đấu giá cổ phần, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn niêm yết đăng ký giao dịch, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn mua bán sát nhập hợp nhất doanh nghiệp

Mỗi CTCK có thể cung cấp cho khách hàng một trong số các dịch vụ trên hoặctất cả, tuỳ thuộc vào năng lực của công ty cũng như nhu cầu của khách hàng CTCK sẽ

Trang 16

nhận phí từ khách hàng hoạt động của mình, mức phí này tuỳ thuộc vào từng loại hìnhdịch vụ

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ chính củacác CTCK, được Uỷ Ban Chứng khoán Nhà Nước cấp phép và được pháp luật thừanhận Hoạt động này ra đời là tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu thị trường đó lànền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi và phát triển (quá trình cổ phần hoá), nhucầu hàng hoá trên thị trường (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) tăng cao, các doanhnghiệp có nhu cầu được tư vấn về tài chính ngày càng nhiều và nền kinh tế cần nhiềunguồn vốn mới; tiếp đến là xuất phát từ chính sách phát triển nền kinh tế đất nước: hoạtđộng của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính có sự phát triển mạnh mẽ, Chính Phủcần có sự quản lý nhất định đối với quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp …

1.2.2 Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp§

Bất kỳ một nghiệp vụ cụ thể nào cũng đều có một vai trò nhất định đối với từngchủ thể mà nó tác động Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đượcnhìn nhận đối với từng chủ thể khác nhau:

Đối với doanh nghiệp

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời giancũng như công sức của mình để tiến hành các quy trình đã dự định như tiến hành cổphần hoá, đấu giá cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng Trong khi đó doanhnghiệp vẫn có thể tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách bìnhthường, không phải lo tìm hiểu tài liệu, các điều luật và quy trình thực hiện Bộ phận tưvấn tài hính doanh nghiệp của CTCK sẽ tư vấn hướng dẫn cụ thể từng bước thực hiện,giúp doanh nghiệp tránh khỏi những vướng mắc và khó khăn

- Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và quảng bá tên tuổi: Bằng các nghiệp

vụ của mình, CTCK sẽ giới thiệu doanh nghiệp cho công chúng để thu hút các nhà đầu

Trang 17

tư mua cổ phần của doanh nghiệp Trên cơ sở uy tín của CTCK, các nhà đầu tư sẽ tintưởng hơn vào doanh nghiệp đang được tư vấn Như vậy tạo ra lợi thế kinh doanh vàlợi thế về vốn cho doanh nghiệp được tư vấn.

Đối với Công ty chứng khoán

- Tạo mạng lưới khách hàng cho các CTCK Các doanh nghiệp khi tìm đến mộtCTCK, họ sẽ không chỉ thực hiện một loại hình dịch vụ, hơn nữa, nếu làm tốt cácdoanh nghiệp sẽ là khách hàng tiềm năng của công ty Doanh nghiệp tin tưởng vào dịch

vụ của công ty sẽ có thể giới thiệu các doanh nghiệp khác cho CTCK đó Nhờ vậy cóthể làm tăng thị phần của CTCK trên thị trường

- Hoạt động này sẽ xây dựng hình ảnh của công ty trên thị trường, cũng nhưtrong lòng công chúng đầu tư Việc thực hiện các quy trình nhanh, gọn, thích hợp sẽkhiến khách hàng của CTCK yêu thích tác phong làm việc của CTCK và từ đó muốn làkhách hàng của CTCK trong các hoạt động khác

- Tạo thêm cho CTCK một phần thu nhập lớn vì hoạt động này không cần nhiềuvốn, chỉ đòi hỏi nhiều chất xám, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao.Hơn nữa, hoạt động này còn giúp CTCK nâng cao khả năng nghiệp vụ, đa dạng hóacác lĩnh vực hoạt động của công ty

Đối với Nhà nước:

- Việc thực hiện nghiệp vụ này của CTCK sẽ giúp Nhà nước thực hiện các quytrình được nhanh chóng, dễ dàng hơn, mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của quátrình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong quá trình cổ phần hoá

- Tạo ra một chu trình hoàn thiện trong việc tư vấn, định giá và gắn với khả năngniêm yết trên TTCK, làm cho quá trình cổ phần hoá và niêm yết có tính liên tục, tiếtkiệm được thời gian, chi phí cổ phần hoá Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh

Trang 18

nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng caohiệu quả nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, góp phần tạo đàcho sự phát triển của TTCK

- Thực hiện công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tìnhtrạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trườngvốn, TTCK

Như vậy, có thể nói, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đang có vai tròngày càng quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK nói riêng vàcủa toàn bộ nền kinh tế nói chung Khi TTCK càng phát triển thì vai trò của hoạt động

tư vấn tài chính doanh nghiệp càng lớn Vì thế hoạt động này trở thành một hoạt độngtồn tại tất yếu cùng sự tồn tại của TTCK

1.2.3 Nội dung của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tư vấn và thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp

+ Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp

+ Tư vấn bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp

+ Tư vấn phát hành chứng khoán

+ Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán

+ Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Sau đây là nội dung chi tiết của từng mảng hoạt động trong nghiệp vụ này:

1.2.3.1 Tư vấn và thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp

Trang 19

- Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp:

Xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề đầu tiên và tương đối phức tạp trongtiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.

Xác định giá trị doanh nghiệp (hay định giá doanh nghiệp): là sự ước tính với

độ tin cậy cao nhất (đối với các chủ thể tham gia mua bán) các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường

- Mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp: là nhằm xác định hiện trạngtài chính của doanh nghiệp từ đó xác định giá trị tài sản thực của doanh nghiệp; xácđịnh phần vốn góp của các chủ thể nhà đầu tư trong doanh nghiệp; xác định nghĩa vụtrả nợ của doanh nghiệp; xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thựchiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ; xác định khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp haytiềm năng của doanh nghiệp…Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanhnghiệp

Theo Điều 16, Nghị định 187/NĐ-CP thông qua ngày 16/11/2004, các công tyNhà nước khi thực hiện cổ phần hoá được áp dụng một trong các phương pháp xácđịnh giá trị doanh nghiệp như sau:

+ Phương pháp tài sản;

+ Phương pháp dòng tiền chiết khấu;

+ Các phương pháp khác ( hệ số P/E; các hệ số tài chính khác)

Trong đó 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất là phương pháp tài sản vàphương pháp dòng tiền chiết khấu

Trang 20

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản:

Khái niệm: Theo thông tư 126/2004/TT-BTC thông qua ngày 24/12/2004 thì:

“Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có củadoanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Công thức: Vo = Vt – Vn

Vo: giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Vt: tổng giá trị DN theo sổ kế toánVn: giá trị các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng và số

dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có)

Các thao tác cụ thể:

Bước 1: Gặp gỡ giữa Doanh nghiệp và CTCK

Bước 2: Trao đổi, thống nhất phương pháp làm việc; Gửi các tài liệu liên quan,biên bản cần thiết và hướng dẫn doanh nghiệp kê khai;

Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu sau đó gửi cho CTCK;

Bước 4: Thực hiện xác định gía trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản(Kiểm kê, phân loại,…, đánh giá lại theo tài sản hịên vật);

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ và thống nhất với doanh nghiệp; trình lên giám đốc

ký duyệt hồ sơ;

Bước 6: Trình lên cơ quan có thẩm quyền

Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản có ưu điểm là dễ dàngcho các CTCK trong quá trình định giá; tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là độ chínhxác không cao do sự thiếu chính xác trong các thông tin đưa ra trên số liệu sổ sáchtrong khi đây chính là một căn cứ quan trọng để sử dụng được phương pháp này

Trang 21

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)

Khái niệm: “Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.”

+

Nợ thực

tế phải trả

+

Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi

+

Nguồn kinh phí sự nghiệp

tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, và được xác định lại theo giá do Uỷ ban nhândân tỉnh quy định

: là Giá trị hiện tại của cổ tức

của năm thứ i

: là Giá trị hiện tại của phần

vốn Nhà nước năm thứ n

i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xá định giá trị doanh nghiệp (i:1 n)

Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i

n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm)

Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:

Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng

để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1

D

1 ( 1 )

P K

n n

( 1  )

i

i K

D

) 1 ( 

n

n K

P

) 1 ( 

g K

D

 1

Trang 22

K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần

và được xác định theo công thức:

K = Rf + Rp

Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãisuất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gầnnhất so với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam đượcxác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giáhoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá

tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf)

g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức:

g = b x R

b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn

R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai

- Quy trình thực hiện:

Bước 1: Thu thập tài liệu;

Bước 2: Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được;

Bước 3: Tính toán giá trị doanh nghiệp theo phương pháp DCF;

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp;

Bước 5: Trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

1.2.3.2 Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Như vậy sau quá trình cổ phần hoá, các doanh nghiệp này sẽ

Trang 23

thay đổi chủ sở hữu, từ doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước trở thành doanhnghệp có nhiều chủ sở hữu Vì vậy sau khi định giá, các doanh nghiệp cần được tưvấn về phương án cổ phần hoá.

Quá trình lập phương án cổ phần hoá bao gồm các nội dung chính sau:

+ Giới thiệu công ty, bao gồm quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chứccủa công ty, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vòng 3 nămtrước khi tiến hành cổ phần hoá

+ Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp(tài sản, tình hình tài chính, công nợ của công ty, thực trạng lao động )

+ Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động đối với tất cả các đối tượng laođộng trong công ty (phân chia lao động, bổ sung lao động hay đào tạo lại lao động,phương án trả tiền lương cho người lao động…) cho phù hợp với thực trạng của công

ty và kế hoạch phát triển mở rộng sản xuất cho công ty

+ Tư vấn xây dựng phương án điều lệ dự thảo cho công ty cổ phần mới Trong

đó bao gồm cả việc tư vấn xây dựng vốn điều lệ theo hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty cổ phần…

+ Tư vấn xây dựng phương thức phát hành cổ phần, lựa chọn bán đấu giá trựctiếp tại công ty hay tại các CTCK

Vai trò: Đây là khâu vô cùng quan trọng trong tiến trình cổ phần hoá doanh

nghiệp Nếu thiếu khâu này thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc

cổ phần hoá của mình Vì vậy để hoàn thiện nhanh chóng và đáp ứng các yêu cầu củapháp luật, các doanh nghiệp cần được tư vấn về phương án cổ phần hoá

1.2.3.1 Tư vấn bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp

CTCK sau khi thực hiện tư vấn cổ phần hoá thành công, bước tiếp theo sẽ thuxếp nhà đầu tư, sắp xếp đối tượng mua cũng như cơ cấu cổ phần để tổ chức cuộc bán

Trang 24

đấu giá Mục đích của việc bán đấu giá đó là để các nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ cổphần của doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu vốn sở hữu và người quản lý doanh nghiệptạo cơ hội mới cho doanh nghiệp phát triển

Quy trình thực hiện theo sơ đồ sau:

Để được tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc = 10% x giá khởi điểm x số lượng đăng ký mua Kết quả đấu giá xác định theo giá đặt mua từ cao xuống

thấp, nhà đầu tư đặt mua theo giá nào thì được mua cổ phần theo giá đó Nhà đầu tưtrả giá cao nhất được quyền mua đủ số cổ phần đã đăng ký theo giá đã trả Số cổ phầncòn lại lần lượt được bán cho các nhà đầu tư trả giá cao liền kề cho đến hết số cổ phầnchào bán Nếu các nhà đầu tư trả giá bằng nhau nhưng số cổ phần chào bán ít hơn

Tiếp cận khách hàng,

ký hợp đồng

Xây dựng hồ sơ bán đấu giá cổ phần

Nhận đăng ký tham gia đấu giá, thu tiền

đặt cọc

Thu tiền mua cổ phần

Công bố thông tin

Hoàn trả tiền đặt cọc

Báo cáo kết quả đấu

giá

Tổ chức đấu giá

Trang 25

Số cổ phần

nhà đầu tư

được mua

= Số cổ phần còn lại chào bán

tự thực hiện mà cần được sự tư vấn, chỉ dẫn của các chuyên gia có trình độ nhất định

về vấn đề này Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các CTCK đã triển khai nghiệp vụ tư vấnphát hành chứng khoán

Khái niệm:“Tư vấn phát hành chứng khoán là việc các CTCK thực hiện các công việc hỗ trợ cho việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành”

Việc tư vấn phát hành diễn ra khi công ty muốn huy động vốn, hoặc khi công tymuốn tặng thêm cổ phiếu cho cổ đông Thông thường các công ty tư vấn cũng đóngluôn vai trò là nhà bảo lãnh phát hành cho công ty phát hành

Tuỳ vào tình hình thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp được tư vấn và cơ cấu vốntối ưu mà tổ chức tư vấn sẽ đưa ra lời khuyên nên tăng vốn nợ hay tăng vốn chủ, tức

là nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu

Quy trình thực hiện:

Trang 26

- Bước 1: Ký hợp đồng tư vấn với công ty phát hành trong đó quy định rõ cácđiều khoản như phương thức bảo lãnh, thanh toán, khối lượng, giá

- Bước 2: CTCK trình lên cơ quan quản lý đơn xin đăng ký phát hành cùng vớimột bản cáo bạch có đầy đủ chữ ký của đơn vị phát hành, công ty tư vấn

- Bước 3: Khi được phép dăng ký phát hành, CTCK sẽ thực hiện phân phốichứng khoán bằng cách bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, bán ra công chúnghoặc giữ lại tự đầu tư

- Bước 4: Cuối cùng là thanh toán tiền bán chứng khoán Đúng theo hợp đồngcông ty tư vấn phải giao tiền bán chứng khoán cho công ty phát hành Số tiền giaocho doanh ghiệp là giá trị chứng khoán trừ đi phí tư vấn và phí bảo lãnh

1.2.3.5 Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán

Hoạt động tư vấn niêm yết là một hoạt động quen thuộc và cần thiết đối với cácCTCK vì bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn niêm yết, đăng ký giao dịch trên thịtrường tập trung đều cần đến sự trợ giúp của một CTCK Bao gồm:

- Tư vấn về lợi ích khi niêm yết: Như các ưu dẫi của Chính phủ, huy động vốnvới chi phí thấp, nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán, làm cho công chúngbiết đến tên tuổi của doanh nghiệp

- Tư vấn về thủ tục khi niêm yết: Đây là vai trò cơ bản trong hoạt động tư vấnniêm yết của các CTCK

Các CTCK căn cứ vào điều kiện pháp luật, các yêu cầu về niêm yết do các sở,trung tâm giao dịch chứng khoán đặt ra để giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tụctrước và sau khi niêm yết theo đúng qui định đồng thời cũng đưa ra các biện pháp saocho sau khi niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp sẽ được giao dịch với mứcgiá có lợi và ổn định nhất

Quy trình thực hiện:

- Bước 1: ký kết hợp đồng tư vấn niêm yết với công ty cổ phần

Trang 27

- Bước 2: CTCK tư vấn cho khách hàng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết

để tham gia niêm yết

- Bước 3: Tư vấn lập hồ sơ xin niêm yết

- Bước 4: Tư vấn về công bố niêm yết

- Bước 5: Giúp doanh nghiệp trong việc công bố niêm yết

+ Lập hồ sơ đăng ký niêm yết nộp cho trung tâm giao dịch chứng khoán+ Sau khi được trung tâm giao dịch chứng khoán chấp thuận, CTCK phốihợp với phòng lưu ký, phòng giao dịch để tiến hành các thủ tục cần thiết chuẩn

bị cho việc giao dịch chứng khoán

1.2.3.6 Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ( mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)

Trong quá trình phát triển, cấu trúc doanh nghiệp có thể thay đổi cho phù hợpvới môi trường kinh doanh, với năng lực quản lý của doanh nghiệp của các nhà quản

lý, với khả năng tài chính của doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Đây là một hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi lẽ nó liên quanđến vấn đề tồn tại của một doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiêp không thể thực hiện

mà không cân nhắc kỹ lưỡng được Cho nên đòi hỏi có một tổ chức có hiểu biết thực

sự và một khối lượng kiến thức lớn về mảng hoạt động này tư vấn cho doanh nghiệpsao cho có lợi nhất

“Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp là hoạt động mà CTCK giúp doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc tài chính tối ưu nhằm tạo nên chi phí vốn thấp nhất và đem lại giá trị thặng dư lớn nhất cho doanh nghiệp Theo đó, nhân viên tư vấn sẽ xây dựng nên phương án vụ việc xảy ra tài chính cho doanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai”.

 Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp:

Trang 28

Mua lại doanh nghiệp: “Là khi một doanh nghiệp nhận được toàn bộ tài sản và các khoản nợ của một hay một số doanh nghiệp khác với một giá nào đó.Doanh nghiệp bị bán sẽ chấm dứt sự tồn tại của nó, doanh nghiệp mua lại có nghĩa vụ trả cho doanh nghiệp bị bán tiền hoặc chứng khoán theo giá mua doanh nghiệp (Trang

212, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học kinh tế Quốc dân.)

Sáp nhập là loại giao dịch hợp nhất các doanh nghiệp, sau khi sáp nhập toàn

bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại thành một doanh nghiệp mới

CTCK sẽ tư vấn và giúp các doanh nghiệp từ cơ sở pháp lý đến quá trình thựchiện hoạt động này

 Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là việc CTCK giúp các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau chuyển về hình thức công ty cổ phần.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hầu như mớichỉ thực hiện ở khối các doanh nghiệp Nhà nước Vì vậy mảng tư vấn chuyển đổi loạihình doanh nghiệp tại các CTCK thực chất là tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp Nhànước

1.2.4 Điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp§

1.2.4.1 Điều kiện khách quan

 Khung pháp lý và chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước có tác động to lớn đối với tất cả các ngành, các lĩnhvực trong nền kinh tế nói chung và đến TTCK nói riêng Chính sách của Nhà nướcthường được cụ thể hoá trong khung pháp lý mà Chính phủ ban hành

Ở Việt Nam, mọi hoạt động, hành vi của chủ thể trong nền kinh tế đều đượcđiều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật cụ thể là các chính sách, nghị định, nghị quyết,thông tư Hiện nay, luật về TTCK đang dần hoàn thiện do đó còn tồn tại nhiều bấtcập và cần được khắc phục

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng như các hoạt động khác củaCTCK đều chịu sự chi phối, quản lý, giám sát, điều chỉnh của các quy phạm phápluật Môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ tạo nên một khung pháp lý chặt chẽ, thúc đẩy

Trang 29

hơn tốc độ phát triển cũng như tính hiệu quả của hoạt động tư vấn tài chính doanhnghiệp tại các CTCK Chính vì vậy có thể nói khung pháp lý và các chính sách củaNhà nước tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động tư vấn tài chính doanhnghiệp.

Lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp chịu sự chi phối của các văn bản phápquy như: Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán 2007, Nghị định 187/2004/NĐ-CP vềviệc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định 52/2006/NĐ-CP

về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thựchiện nghị định187/2004/NĐ-CP, Thông tư 95/2006/TT-BTC sửa đổi bổ xung thông

 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Trong mối tương quan giữa CTCK và các khách hàng thì sự phát triển của TTCK

có tác động vô cùng lớn TTCK phát triển sẽ tạo cơ sở cho các CTCK phát triển và thựchiện tốt các nghiệp vụ của mình, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng khôngnằm ngoài quy luật đó Nhu cầu về mảng dịch vụ này càng lớn khi mà TTCK càng pháttriển Điều này có nghĩa là, cùng với sự phát triển của TTCK thì nhu cầu của các doanhnghiệp về tư vấn định giá, tư vấn xây dựng phương án cổ phàn hoá, tư vấn niêm yết,phát hành cổ phiếu,… càng nhiều Đó là điều kiện cần để các CTCK thực hiện hoạtđộng này

 Các doanh nghiệp và công chúng đầu tư

Các doanh nghiệp nói đến ở đây đó chính là các tổ chức có nhu cầu sử dụngloại hình dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK Các doanh nghiệp sẽ chỉmong muốn sử dụng dịch vụ này của CTCK khi mà nó thực sự mang lại lợi ích cho

họ Việc một doanh nghiệp quyết định tham gia vào TTCK mà những kiến thức của

Trang 30

họ về TTCK còn thiếu thì đó là một quyết định mạo hiểm đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Vì vậy họ cần có sự tham gia cố vấn của các chuyên gia đặcbiệt trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Công chúng đầu tư là một thành phần quan trọng không thể thiếu được trongcác hoạt động của TTCK cũng như của các CTCK Nhờ có họ mà TTCK vận hànhmột cách trôi chảy Khi mà công chúng có quan tâm đến TTCK thì CTCK mới có thểtriển khai được các hoạt động, và từ đó ngày càng phát triển

1.2.4.2 Điều kiện chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệpcủa CTCK là các yếu tố thuộc về bản thân công ty đó bao gồm các yếu tố như tàichính, con người, định hướng phát triển…Các nhân tố này không chỉ ảnh hưởng đếnriêng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty mà nó còn có những ảnhhưởng đến hầu hết các hoạt động của công ty Mỗi nhân tố đều có khả năng gây ảnhhưởng tới hoạt động này hay hoạt động khác của CTCK Trên cơ sở nghiên cứu vềhoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK có thể nhận thấy hoạt động nàythường chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố cơ bản sau:

 Yếu tố tài chính

Như đã trình bày ở phần trên, công ty có vững mạnh thì mới thu hút được kháchhàng tham gia vào các hoạt động của mình Mà muốn là một CTCK vững mạnh trướchết phải có một nền tảng về tài chính vững mạnh Tuy yêu cầu về vốn đối với mỗi hoạtđộng của CTCK không phải là quá cao, xong để chiếm được lòng tin của khách hàngthì đây là yếu tố rất quan trọng Ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu để thực hiện hoạt động

tư vấn tài chính doanh nghiệp đối với một CTCK đó là có vốn về nghiệp vụ này tốithiểu là 10 tỷ đồng, đây là hoạt động khá mới ở Việt Nam, vì vậy để triển khai hoạtđộng này thì đây là một số vốn khá lớn đối với một số CTCK Như vậy vốn là điều kiệnhàng đầu được đưa ra xem xét việc tồ tại một hoạt động của CTCK Vốn là điều kiệncần thiết để CTCK đầu tư vào các công cụ phục vụ cho hoạt động, xử lý số liệu

 Yếu tố con người

Trang 31

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động đòi hỏi

sự chuyên nghiệp, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có chất xám, có kiến thức, kinhnghiệm và trình độ thực sự CTCK muốn thực hiện hoạt động này cần thiết phải cómột đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có kiến thức, có lòngnhiệt tình với công việc… bởi khi tư vấn cái mà CTCK cần bỏ ra không phải là tiềnvốn mà là vốn chất xám của con người

Trong chương 1, chúng ta đã tìm hiểu một cách sơ lược về các hoạt động của CTCK đồng thời đi sâu nghiên cứu hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại các CTCK Chương này cũng chỉ ra vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK Trong chương 2, căn cứ trên thực trạng của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, chúng ta sẽ xem xét những mặt mạnh, mặt hạn chế trong việc thực hiện nghiêp vụ này để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.

CHƯƠNG 2§: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG

Trang 32

Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Hà Nội của Công ty được thành lập ngày09/07/2002 theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0113000160 do Sở kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Tên đầy đủ là công ty cổ phần chứng khoánSài Gòn, tên giao dịch quốc tế là Saigon Securities Inc (viết tắt là SSI).

SSI là một tổ chức tài chính hàng đầu của Việt Nam cung cấp các dịch vụ ngânhàng đầu tư và dịch vụ môi giới chứng khoán cho hơn 24.000 khách hàng bao gồmcông ty, tổ chức và nhà đầu tư cá nhân trên cả nước Với tư cách là Công ty Chứngkhoán đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, SSI đồng thời là thành viên của Trungtâm Giao dịch Chứng khoán, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phéphoạt động kinh doanh chứng khoán số 03/GPHĐKD

Trụ sở của công ty đặt tại:

180-182 Nguyễn Công Trứ, P Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 821 8567 Fax: (84-8) 821 3867

Email: www.ssi.com.vn

Chi nhánh tại Hà Nội:

1C Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Điện Thoại: (84-04) 936 6316 Fax (84-04) 936 6316

Phòng giao dịch tại Hà Nội:

25 Trần Bình Trọng, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Điện thoại: (84-4) 942 6718 Fax: (84-4) 942 6719

Năng lực tài chính

Công ty Chứng khoán Sài Gòn là một trong các CTCK có tiềm lực tài chínhmạnh Với tổng vốn điều lệ của SSI đạt mức 500 tỷ đồng, tăng gấp hơn 80 lần số vốnđiều lệ ban đầu năm 1999 là 6 tỷ đồng.Tổng tài sản tính đến hết năm 2006 đạt trên3.685 tỷ đồng, tăng gấp hơn 55 lần so với năm 2003 Các chỉ số tài chính lành mạnh

và liên tục đứng trong nhóm các công ty chứng khoán có kết quả hoạt động kinhdoanh hàng đầu (Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong các năm qua đạt mức

Trang 33

45% - 50% với mức cổ tức từ 30%-50%) Do đó SSI có thế mạnh tiêu biểu là có tiềmlực tài chính tốt để có thể trở thành đối tác đầu tư dài hạn, có vị thế tốt trên thị trườngtài chính, từ đó có ưu thế trong việc thu xếp vốn và tìm kiếm các đối tác chiến lượccho các tổ chức kinh tế trong nước

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của SSI

Nguồn: Hồ sơ năng lực SSI

2.1.2 Cơ cấu nhân sự

Công ty Chứng khoán Sài Gòn hiện nay có 250 cán bộ thuộc biên chế thườngxuyên, dài hạn, trong đó có 50 thạc sỹ và 190 cử nhân Các cán bộ đều là nhữngchuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, được đào tạo chính quy tại các trườngđại học chuyên ngành ở nước ngoài và trong nước như Nga, Úc, Mỹ, Đại học Kinh tếQuốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương Những cán bộ quản lý chủchốt đều có kinh nghiệm làm việc trung bình 7-10 năm tại các tổ chức tài chính lớn.Các cán bộ chuyên viên cao cấp đã từng làm 3-5 năm ở trong nước và nước ngoài

Ban lãnh đạo công ty bao gồm: 01 Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giámđốc là 01 Phó Tổng giám đốc, 01 Giám đốc chi nhánh, 01 Giám đốc tài chính, 01Giám đốc phát triển kinh doanh và Giám đốc nghiệp vụ

Trang 34

2.1.3 Cơ cấu sở hữu và số lượng cổ đông (tính đến thời điểm ngày 17/10/2006)

Bảng 2: Cơ cấu sở hữu và số lượng cổ đông

121

3 Cổ đông bên ngoài (không

bao gồm Hong Long Ltd)

Trong đó:

Cổ đông nước ngoài

(không bao gồm Hông

Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

34

ĐHĐCĐ

SOÁTBAN KIỂM

SOÁT NỘI

BỘ

HỘI SỞ

HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ

Trang 35

2.1.5 Hoạt động kinh doanh

2.1.5.1 Sản phẩm, dịch vụ chính của SSI

SSI có đầy đủ 5 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đó là

 Dịch vụ chứng khoán

 Dịch vụ tư vấn và quản lý danh mục đầu tư

 Dịch vụ tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành

 Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

 Tư vấn cổ phần hoá,

 Tư vấn niêm yết,

 Khảo sát và đánh giá hoạt động doanh nghiệp,

 Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu,

 Tư vấn mua và sáp nhập công ty,

 Tư vấn bán và giải thể công ty

 Tư vấn thẩm định đánh giá chiến lược phát triển và định giá doanh nghiệp

 Dịch vụ thị trường vốn

 Tư vấn huy động vốn qua IPO

 Tư vấn huy động vốn qua kênh riêng

Ngoài ra mới triển khai dịch vụ mới là

 Khối ngân hàng thương mại

 Lập kế hoạch chiến lược

 Quản lý thu hồi nợ quá hạn và nợ khó đòi

 Quản trị nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ (Treasury Management)

 Quản trị tài sản nợ/có (Asset/Liability Management)

Trang 36

 Đánh giá hoạt động tín dụng

 Tư vấn xây dựng phát triển hệ thống

2.1.5.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần nhất

Cùng với xu hướng phát triển chung của TTCK Việt Nam, tình hình hoạt độngkinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn cũng không ngừng phát triển.Với xuất phát điểm là một CTCK lớn nhất ở Việt Nam với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng,sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, SSI đã thu được nhiều thành tựu khá to lớn, quy môngày càng mở rộng, lợi nhuận hàng năm cao, mạng lưới khách hàng ngày càng rộngkhắp… Đặc biệt cổ phiếu của SSI là một trong những cổ phiếu mạnh trên thị trường,

có xu hướng được niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế Các chỉ tiêu vềdoanh thu của SSI luôn dẫn đầu thị trường, các hoạt động của SSI luôn được cácdoanh nghiệp khác và công cúng đầu tư quan tâm và đón nhận Có thể lượng hoá cácthành tựu của SSI qua một số những số liệu thống kê sau:

Bảng 3: Hoạt động kinh doanh 2005 và 9 tháng đầu năm 2006 Đơn vị: Triệu đồng

9 tháng đầu năm

2006 (luỹ kế)

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 20.566,5 39.938,4 171.612,5

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 20.466,3 39.938,4 171.612

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu lãi

đầu tư

27.771,7 50.905,5 181.336

Trang 37

Chi phí từ hoạt động kinh doanh 13.871,1 23.362,5 36.513,5

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.653,5 26.972,1 144.391,5

Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

Dự kiến trong thời gian tới, SSI sẽ tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 800 tỷ đồng,

và có khả năng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singarpo

Riêng đối với từng loại hình dịch vụ, SSI cũng luôn thu được những kết quảkhả quan

Bảng 4: Tỷ trọng doanh thu theo dịch vụ của toàn công ty (từ hoạt động kinh

doanh chứng khoán) Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 % 2005 %

9 tháng đầu năm 2006 (luỹ kế)

Trang 38

Doanh thu quản

Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

Riêng trong từng hoạt động, kết quả đạt được tương đối khả quan:

Môi giới - Giao dịch.

SSI là CTCK tiên phong trong việc phục vụ khách hàng theo ngôn ngữ và vănhoá riêng của họ SSI có hai nhóm môi giới chính gồm: nhóm môi giới khách hàngtrong nước; nhóm môi giới khách hàng nước ngoài được chia thành ba mảng: nhómkhách hàng nói tiếng Anh, nhóm khách hàng nói tiếng Nhật và nhóm khách hàng làngười Hoa Đến thời điểm 30/09/2006, bộ phận môi giới giao dịch đang quản lý hơn12.000 tài khoản trong đó hơn 1.100 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài (chiếmkhoảng 64% thị phần) đến từ các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Úc,Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Đài Loan… Kể từ khi chính thức

đi vào hoạt động vào năm 2000 đến nay, thị phần môi giới của SSI luôn đạt hơn 20 %thị trường cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK TP.HCM và 40% thị trường cổ phiếu đăng

ký giao dịch tại TTGDCK Hà nội SSI cũng là nơi cung cấp dịch vụ môi giới đáng tincậy cho các tổ chức đầu tư lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến TTCKVN nhưDragon Capital, Prudential Viet Nam, Viet Nam Equity Fund, Planetary (Mauritius)

Trang 39

Viet nam, Kamm Investment Holding, KITMC, HSBC, Morgan Stanley, Paribas, Credit Suise, SWIST Current offshore Ltd, Swist Current Partners LLB…

BNP-Hoạt động nghiên cứu thị trường

Hoạt động nghiên cứu thị trường của SSI được thực hiện bởi những chuyênviên phân tích chứng khoán chuyên nghiệp, cung cấp những thông tin giá trị và tincậy nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng SSI có đầy đủ dữ liệu phântích của tất cà các công ty niêm yết và hầu hết các công ty “blue chip” trên thị trườngOTC Tại SSI, mỗi chuyên gia phân tích sẽ tập trung phân tích một nhóm các chứngkhoán cụ thể, nhờ vây họ trở thành những chuyên gia phân tích về các công ty mà họchuyên trách Sự chuyên môn hoá này nhằm tăng cường độ sâu của các báo cáonghiên cứu dùng để cung cấp cho nhà đầu tư Do đó, khách hàng của SSI sẽ được tiếpcận với nguồn thông tin chất lượng phục vụ cho quyết định đầu tư của mình

Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Thế mạnh của SSI trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn là sự kết hợp kinhnghiệm và tri thức nghiệp vụ của thị trường quốc tế với văn hoá và thực tiễn kinhdoanh Việt Nam Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo tại các trường đại học danhtiếng trong và ngoài nước, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong các tổ chức tàichính nước ngoài, với mạng lưới quan hệ cộng tác chặt chẽ với các tổ chức tài chínhquốc tế và các chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau, SSI có khả năng

tổ chức được đội ngũ thực hiện với tính chuyên nghiệp thiết kế những sản phẩm dịch

vụ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng

+ Tư vấn cổ phần hoá:

Cùng với chiến lược phát triển TTCK, hoạt động tư vấn cổ phần hoá là mộttrong những dịch vụ chủ chốt của bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp (TVTCDN).Nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn, bộ phận được định hướng tập trung cung cấp dịch

Ngày đăng: 29/07/2016, 23:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Thị trường chứng khoán, 2002, PGS.TS Nguyễn văn Nam,PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa, Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,2006, PGS.TS Lưu Thị Hương, Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Khác
4. Báo cáo kết tài chính các năm của công ty cổ phần chúng khoán Sài Gòn Khác
5. Hồ sơ năng lực SSI 6. Tạp chí:- Tạp chí Đầu tư chứng khoán - Tạp chí Chứng khoán Việt Nam - Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ 7. Các trang web Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w