1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đề cương ôn tập môn Quản trị tài chính 2

8 457 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 182,96 KB

Nội dung

· Đối với ngành Tài chính ngân hàng: Trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp cũng như thị trường tài chính thông qua các kỹ thuật định giá chứng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa: Tài Chính - Ngân hàng Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1 THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

1.1 Tên môn học: Quản trị tài chính 2 (Financial Management 2 )

1.2 Mã môn học:

1.3 Trình độ: Đại học

1.4 Ngành: Kế toán - Tài chính ngân hàng

1.5 Khoa phụ trách: Tài chính Ngân hàng

1.6 Số tín chỉ: 04 (70 tiết)

1.7 Yêu cầu đối với môn học: Để có thể tiếp thu và hiểu tốt về môn học này đòi hỏi sinh viên phải học trước các môn học: Quản trị tài chính 1

1.8 Yêu cầu đối với sinh viên:

- Dự lớp: đọc trước giáo trình, phát hiện vấn đề, nghe giảng, nêu các câu hỏi và tham gia thảo luận về các vấn đề do giảng viên và sinh viên khác đặt ra

- Bài tập: thực hiện bài tập về nhà

- Nghiên cứu: đọc thêm các tài liệu tham khảo

2 MỤC TIÊU VÀ MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

2.1 Mục tiêu và vai trò của môn học:

Môn học quản trị tài chính là môn học chuyên ngành và cũng là một trong hai môn thi tốt nghiệp của hai ngành đào tạo: Kế toán và Tài chính ngân hàng Vì vậy nó có tầm quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực quản trị tài chính trong doanh nghiệp, nhất là đối với công ty cổ phần Đồng thời cũng trang bị kiến thức cả trong các lĩnh vực đầu tư trên thị trường tài chính - tiền tệ và thương mại

· Đối với ngành kế toán: Trang bị những kiến thức tài chính trong các hoạt động tài

chính của doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán trong việc xử lý những vấn

đề về tài chính trước khi tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đồng thời nâng cao tầm nhận thức của các nghiệp vụ kế toán Đặc biệt rất hữu ích cho các công việc kiểm toán nội bộ và sự phát triển của sinh viên khi muốn trở thành một kiểm toán viên độc lập Chính vì vậy môn học này sẽ củng cố thêm kiến thức cho ngành đào tạo và phát triển chuyên sâu trong quá trình làm việc thực tế

· Đối với ngành Tài chính ngân hàng: Trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu

về quản trị tài chính doanh nghiệp cũng như thị trường tài chính thông qua các kỹ thuật định giá chứng khoán, phân tích doanh nghiệp và thẩm định tín dụng, sử dụng thị trường tài chính trong việc huy động vốn, hoạch định ngân sách vốn, hoạch định lợi nhuận, xây dựng cơ cấu tài chính và cơ cấu vốn tối ưu, Tạo nhiều cơ hội nghể nghiệp cho sinh viên khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở các NH thương mại hay các tổ chức ngân hàng như: các qũy đầu tư, các công ty tài chính, các công ty đầu

tư chứng khoán,

Trang 2

2.2 Đối tượng nghiên cứu của môn học

Môn học Quản trị tài chính nghiên cứu tất cả các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên những lý thuyết cơ bản của tài chính Trên cơ sở đó để xây dựng và đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi ích cho các chủ sở hữu

· Cơ sở lý thuyết của môn học: Lý thuyết giá trị theo thời gian của đồng tiền và lý thuyết tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận

· Quyết định tài chính bao gồm ba loại quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định quản lý tài sản

Chính vì vậy, tất cả các nội dung của các chương trong môn học này sẽ xoay quanh hai lý thuyết tài chính cơ bản và ba loại quyết định tài chính trên Điều này sẽ thể hiện rõ qua hai chức năng cơ bản của tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: Tổ chức, huy động vốn và sử dụng vốn

3 NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Yếu tố lãi suất trong các quyết định tài chính

Mục tiêu chương

· Hiểu và phân biệt được các vấn đề cơ bản về lãi suất và những quy ước về phát biểu lãi suất trên thị trường tài chính và thương mại

· Phân biệt khoản tiền đơn, chuỗi tiền đều và chuỗi tiền không đều; Đặc điểm của chuỗi tiền đều đầu kỳ và cuối kỳ

· Hiểu và phân biệt được 4 công thức cơ bản về thời giá tiền tệ, Ứng dụng tốt 4 công thức này vào các bài toán tài chính trong thực tế

· Sử dụng 4 công thức trên để xác định lãi suất thích hợp cho từng loại bài toán trong tài chính

· Phân biệt được rủi ro và lợi nhuận cơ bản trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp

· Biết cách sử dụng máy tính cá nhân trong việc tính toán các bài toán về lãi suất

1 Vấn đề lãi suất

Phân biệt được lãi đơn - lãi kép và phương pháp tính, những trường áp dụng cụ thể trên thị trường tài chính và thương mại

Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực, những quy ước trong cách phát biểu lãi suất Tính toán và chuyển đỗi giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa trong những trường hợp cụ thể của thực tế

2 Giá trị tương lai

Phân biệt các khái niệm khoản tiền đơn, chuỗi tiền đều, chuỗi tiền cuối kỳ và đầu kỳ, liên hệ với các chuỗi hoặc dòng tiền trong thực tế

Hiểu và tính toán được Giá trị tương lai của một khoản tiền đơn và chuỗi tiền đều Vận dụng giải quyết các bài toán thực tế: Tiền gởi tiết kiện, các loại bảo hiểm tự nguyện, các tài khoản tích lũy,

3 Giá trị hiện tại

Hiểu và tính toán được Giá trị hiện tại của một khoản tiền đơn, chuỗi tiền đều và không đếu Vận dụng để giải quyết các bài toán thực tế, Đặc biệt là các bài toán tài chính: Mua bán trả chậm – trả góp, vay vốn từ ngân hàng, đầu tư, định giá tài sản, chi phí vốn, thuê tài chính,

Trang 3

4 Xác định lãi suất

Ứng dụng 4 công thức giá trị hiện tại và tương lai để xác định các mức lãi suất phù hợp cho từng trường hợp ứng dụng thực tế trong tài chính Hiểu và sử dụng tốt phương pháp nội suy trong việc xác định lãi suất

Thuần thục trong việc sử dụng máy tính cá nhân để áp dụng phương pháp nội suy khi tính toán về lãi suất

Chương 2: Rủi ro và tỷ suất lợi nhuận

Mục tiêu chương

· Hiểu mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong đầu tư

· Phân biệt và tính toán được lợi nhuận và rủi ro đối với một loại tài sản và một danh mục các tài sản đầu tư

· Sử dụng tốt mô hình CAPM trong việc xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro cho từng loại tài sản riêng biệt hay của một danh mục đầu tư

1 Rủi ro và lợi nhuận của tài sản cá biệt

Hiểu vá tính toán các chỉ tiêu đo lường về lợi nhuận và rủi ro của từng tài sản riêng lẻ Bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng theo những phân phối xác xuất, chỉ tiêu độ lệch chuẩn và hệ

số biến thiên

2 Rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư

Hiểu và tính toán tỷ suất lợi nhuận của một danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, rủi ro cũa một danh mục gồm 2 và 3 loại tài sản

Phân biệt rủi ro hệ thống và phi hệ thống, tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro

3 Mô hình CAPM

Hiểu rõ Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) thông qua: Đường thị trường vốn (CML), Đường thị trường chứng khoán (SML), Đường đặc trưng (CL)

Ứng dụng CAPM để tính toán và phản ánh mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận của từng loại tài sản cụ riêng lẻ hoặc từng danh mục đầu tư

Những hạn chế của mô hình CAPM khi ứng dụng vào thực tế

Chương 3: Định giá chứng khoán

Mục tiêu chương

· Hiểu và phân biệt được những đặc điểm của các loại chứng khoán cơ bản trên thị trường hiện nay: Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường

· Phân biệt được các khái niệm về giá chứng khoán: Mệnh giá, thư giá, thị giá và nội giá

· Hiểu và ứng dụng được các kỹ thuật đơn giản trong định giá chứng khoán thông qua

kỹ thuật chiết khấu dòng tiền

1 Các khái niệm về giá trị

Hiểu và phân biệt các loại giá trị cơ bản trong các loại chứng khoán: mệnh giá, thư giá, thị giá

và nội giá

2 Định giá trái phiếu

Hiểu được những đặc điểm cơ bản của trái phiếu, phân biệt những loại trái phiếu đặc biệt: trái phiếu phổ thông, trái phiếu chuyển đổi,

Trang 4

Hiểu và ứng dụng được kỹ thuật định giá trái phiếu phổ thông, mở rộng cho những trường hợp đặc thù: trái phiếu chiết khấu, trái phiếu vô hạn

3 Định giá cổ phần ưu đãi

Hiểu được những đặc điểm cơ bản của cổ phiếu ưu đãi, phân biệt những loại cổ phiếu ưu đãi khác: cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi thu nhập,

Hiểu và ứng dụng được kỹ thuật định giá cổ phiếu ưu đãi

4 Định giá cổ phần thường

Hiểu được những đặc điểm cơ bản của cổ phiếu thường, phân biệt những loại cổ phiếu thường khác: cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu thu nhập,

Hiểu và ứng dụng được kỹ thuật định giá cổ phiếu thường với ba mô hình khác nhau

5 Yếu tố gây khác biệt lợi nhuận giữa các loại chứng khoán

Chương 4: Chi phí sử dụng vốn

Mục tiêu chương

· Hiểu được khái niệm về cơ cấu vốn và như thế nào là một cơ cấu vốn tối ưu

· Hiểu và tính toán được các loại chi phí vốn của từng bộ phận vốn trong cơ cấu vốn dài hạn, chi phí vốn trung bình và chi phí vốn biên tế

· Phân biệt và ứng dụng tốt 2 loại: chi phí vốn trung bình và chi phí vốn biên tế trong việc tổ chức huy động vốn và xác định cơ cấu vốn tối ưu

1 Cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn bộ phận

Hiểu được khái niệm về cơ cấu vốn và các các bộ phận vốn cấu thành, từ đó nắm bắt được cơ cấu vốn tối ưu Tính toán được các loại chi phí vốn của từng bộ phận

2 Chi phí vốn trung bình (WACC)

Hiểu và tính toán được các cách tính chi phí vốn trung bình qua đó ứng dụng được loại chi phí vốn này vào việc tổ chức và huy động vốn Phân biệt chi phí vốn gia biên so với chi phí vốn lịch sử

3 Chi phí vốn biên tế (MCC)

Hiểu và tính toán được các cách tính chi phí vốn biên tế của một công ty, ứng dụng chi phí vốn này vào việc huy động vốn và xác định mức vốn huy động hợp lý cho các dự án đầu tư Phân biệt và biết cách sử dụng trong những trường hợp nhất định đối với chi phí vốn biên tế

và chi phí vốn trung bình

4 Sử dụng chi phí vốn biên tế và trung bình

Sự khác biệt và những trường hợp sử dụng chi phí vốn biên tế và chi phí vốn trung bình Áp dụng phù hợp cho các loại hình daonh nghiệp nhỏ

Chương 5: Kỹ thuật hoạch định ngân sách đầu tư vốn

Mục tiêu chương

· Hiểu khái niệm và ý nghĩa về ngân sách đầu tư vốn, Nắm bắt được ý nghĩa của công việc hoạch định ngân sách đầu tư vốn

· Hiểu được các loại dự án đầu tư đối với một doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh

· Hiểu và tính toán được các phương pháp đánh giá tài chính các dự án đầu tư như: Thời gian hoàn vốn (PP), Giá trị hiện tại thuần (NPV), Tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR)

Trang 5

và chỉ số sinh lời (PI) Đồng thời cũng thấy được những ưu và nhược điểm của từng phương pháp

1 Khái quát về dự án đầu tư và hoạch định ngân sách đầu tư

1.1 Dự án đầu tư và phân loại dự án đầu tư

· Khái niệm dự án đầu tư

· Phân loại dự án đầu tư ;

· Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì các dự án đầu tư có thể phân

thành 2 loại chính: Dự án thay thế và dự án phát triển

· Phân biệt đặc điểm, vốn đầu tư, thu nhập và dòng tiền của 2 loại dự án đầu

tư thay thế và phát triển

1.2 Ý nghĩa của hoạch định ngân sách đầu tư

Hiểu khái niệm và ý nghĩa về ngân sách đầu tư vốn, Nắm bắt được ý nghĩa của công việc hoạch định ngân sách đầu tư vốn: mức độ ảnh hưởng dài, thời điểm đầu tư, chất lượng của tài sản đầu tư, tìm các nguồn tài trợ, khả năng cạnh tranh

1.3 Các khía cạnh về hoạch định ngân sách đầu tư

Hoạch định ngân sách đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của các cơ hội đầu tư mới và chi phí vốn của doanh nghiệp Bên cạnh đó là quá trình ra quyết định để chọn lựa các dự án đầu tư phù hợp để đưa ra một ngân sách đầu tư hợp lý

2 Các phương pháp đánh giá tài chính dự án đầu tư

Trình bày nội dung, công thức tính toán, và ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá tài chính dự án đầu tư: thời gian hoàn vốn (PP), giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR), chỉ số sinh lời (PI) Từ đó ứng dụng vào các bài toán thực tế

3 Xếp hạng dự án đầu tư trong các trường hợp đặc biệt

4 Hạn chế đầu tư

Các trường hợp hạn chế đầu tư ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DN, và tác động đến việc chọn lựa dự án để đầu tư Nên cần phân biệt các trường hợp hạn chế đầu tư tại DN

và từ đó hiểu lý do tại sao

Chương 6: Hoạch định dòng tiền và phân tích rủi ro

Mục tiêu chương

· Hiểu được nội dung và đặc điểm của thu nhập và dòng tiền trong các loại dự án đầu

· Nắm vững phương pháp xác định thu nhập và dòng tiền trong các dự án đầu tư Qua

đó để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và dòng tiền dự án

· Ứng dụng các phương pháp xác định thu nhập và dòng tiền cho từng loại dự án đầu tư: dự án thay thế, dự án phát triển

· Hạn chế đầu tư là một yếu tố quan trọng trong hoạch định ngân sách đầu tư vốn, đồng thời đưa ra những trường hợp xảy ra hạn chế đầu tư đối với một doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư dự án

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và dòng tiền của dự án

Hiểu khái niệm về thu nhập và dòng tiền của dự án, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chúng: Khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập doanh nghiệp, các yếu tố khác

Phương pháp xác định các dòng tiền khác nhau

Trang 6

2 Dự toán thu nhập và dòng tiền trong dự án đầu tư

Mỗi loại dự án trong DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh đều khác nhau về đặc điểm, vốn đầu tư, thu nhập và dòng tiền Từ đó nắm bắt các phương pháp để xác định thu nhập và dòng tiền của các loại dự án đầu tư phù hợp: Các loại dự án thay thế, các loại dự án phát triển, các loại dự án khác

3 Rủi ro và phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư

Trình bày các phương pháp cơ bản để đo lường rủi ro: Phân phối xác suất, đo lường rủi ro, rủi ro theo thời gian, Rủi ro danh mục Sử dụng mô hình CAPM đê đo lường rủi ro của các

dự án đầu tư

Ngoài ra, sử dụng các phương pháp khác trong phân tích rủi ro của các dự án đầu tư, bao gồm: phương pháp chi chính thức và phương pháp chiết khấu theo rủi ro

4 Ban giám đốc và cổ đông trong việc đa dạng hóa đầu tư

Việc đa dạng hóa đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tài chính ảnh hưởng đến quyền kiểm soát doanh nghiệp và lợi ích của các cổ đông

Chương 7: Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính

Mục tiêu chương

· Hiểu được cơ cấu vốn mục tiêu và cơ cấu vốn tối ưu, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chúng

· Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính: khái niệm, phân biệt và kết hợp, các yếu tố ảnh hưởng

· Những kỹ thuật xác định cơ cấu vốn tối ưu Mối quan hệ: cơ cấu vốn, chi phí vốn và giá cổ phiếu

· Tìm hiểu lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu theo mô hình MM

1 Cơ cấu vốn mục tiêu

Phân biệt cơ cấu vốn tối ưu và cơ cấu vốn mục tiêu Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn

2 Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính

Phân biệt giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Các chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính

3 Xác định cơ cấu vốn tối ưu

Mối quan hệ giữa Chi phí vốn trung bình (WACC) và cơ cấu vốn Các phương pháp xác định WACCC và sự chọn lựa cơ cấu vốn tối ưu

4 Lý thuyết cơ cấu vốn

Trình bày lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại của Franco Modigliani và Merton Miller (MM) Những giả định và những hạn chế của mô hình MM: Tác động của thuế, khả năng phá sản và mối quan hệ của 2 yếu tố này

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn

Các quyết định về cơ cấu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Sự ổn định của doanh thu, Cơ cấu tài sản, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, thuế, sự linh hoạt tài chính,

Chương 8: Chính sách cổ tức và nguồn tài trợ nội sinh

Mục tiêu chương

· Hiểu được các hình thái trả cổ tức tại một công ty cổ phần và ý nghĩa của việc trả cổ

Trang 7

· Nắm được các yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của một công ty, từ đó cho thấy được việc xây dựng chính sách cổ tức

· Cần phải hiểu tại sao các công ty lại theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định và lâu dài

· Sự ảnh hưởng cũa chính sách cổ tức đến tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và giá cổ phiếu của công ty

· Một số trường hợp đặc biệt: cổ phiếu thưởng, tách gộp và mua lại cổ phiếu

1 Tầm quan trọng của chính sách cổ tức

Chính sách Cổ tức ảnh hưởng đến nguồn tài trợ nội sinh, mà nguồn tài trợ này lại có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp Bên cạnh đó chính sách cổ tức cũng gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Các hình thái trả cổ tức: cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng

cổ phiếu hay tài sản , Qua đó hiểu rõ ý nghĩa của chính sách cổ tức

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố pháp lý, khả năng thanh toán, nhu cầu trả nợ, các hạn chế trong khế ước vay nợ, suất tăng trường, tỷ suất lợi nhuận, sự quen thuộc trên thị trường vốn, …

3 Sự ổn định của chính sách cổ tức

Phân biệt các chính sách cổ tức khác nhau, tại sao các công ty chọn lựa sự ổn định của chính

sách cổ tức trong quá trình phát triển và những áp dụng thực tế trên thị trường vốn hiện nay

4 Chính sách cổ tức theo lợi nhuận còn lại

Trình bày mối quan hệ giữa chính sách cổ tức, chi phí vốn và các cơ hội đầu tư mới để từ đó chọn lựa chính sách cổ tức phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của công ty

5 Những khía cách khác về chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức của một công ty được xét theo nhiều khía cạnh khác nhau khi được đề cập

và từ đó cần có những lựa chọn phù hợp: Theo quan điểm dài hạn, công ty có cổ tức cao và thấp khác nhau, các lý thuyết tương phản về cổ tức, vấn đề chia cổ tức và phương thức trả cổ tức Bên cạnh đó đề cập các trường hợp đặc biệt: tách gộp cổ phiếu, cổ phiếu thưởng và mua lại cổ phiếu

4 HỌC LIỆU

4.1 Sách, giáo trình chính:

· Quản trị tài chính – TS Nguyễn Văn Thuận - NXB Thống Kê, năm 2008

· Câu hỏi và bài tập Quản trị tài chính – TS Nguyễn Văn Thuận - NXB Thống Kê

4.2 Tài liệu tham khảo:

2006 - Khoa Kinh tế - ĐHQG TPHCM dịchsang tiếng Việt, NXB Cengage

· Quản trị tài chính - Nguyễn Hải Sản - NXB Thống Kê -1996

· Fundamentals of Financial Management - 10th Edition - 2001 James C Van Horne

and John M Wachowicz,

· Financial Management: Theory and Practice, 10 th Edition -2002 Eugene F

Brigham and Michael C Ehrhardt

5 TỔ CHỨC GIẢNG DẠY - HỌC TẬP

Trang 8

Học ở trường Tự nghiên cứu

(bao gồm lý thuyết và bài tập) Tổng

Lý thuyết

6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

STT Hình thức đánh giá Trọng số

1 Kiểm tra giữa kỳ 30%

7 DANH SÁCH GIẢNG VIÊN - TRỢ GIẢNG

học hàm, học vị Địa chỉ liên hệ Điện thoại,

email

1 Nguyễn Văn Thuận Tiến sĩ

2 Nguyễn Thị Uyên Uyên Tiến sĩ

3 Tô Thị Thanh Trúc Thạc sĩ

4 Nguyễn Thị Hồng Liên Thạc sĩ

5 Trần Thị Huế Chi Thạc sĩ

Ban giám hiệu Trưởng phòng QLĐT Trưởng khoa

TS Lê Thị Thanh Thu Th.S Nguyễn Thành Nhân TS Nguyễn Văn Thuận

Ngày đăng: 28/07/2016, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w