1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI Cấp NHà Nước: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI VÀ NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

113 905 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 19,17 MB

Nội dung

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) gồm 7 tỉnh và một thành phố là TP Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên 40.655,7 km2 (chiếm 12,3% diện tích cả nước); Dân số 9,89 triệu người (năm 2011) chiếm 10,8% cả nước. Đây là vùng địa lý đặc biệt của cả nước với 264.981 ha cồn cát, bãi cát dọc theo ven biển, 65.000 ha đất bạc màu, 36.847 ha núi đá; 1.000.116 ha đất trống đồi trọc; Với địa hình dốc ngắn, bị chia cắt mạnh làm cho DHNTB trở thành vùng đất đặc thù với thiên tai khắc nghiệt nhất cả nước; Mùa mưa bị bão, lũ uy hiếp, mùa khô hạn hán đe dọa không chỉ mùa màng, gia súc mà con người cũng bị thiếu nước, gây khó khăn cho cuộc sống cũng như phát triển KTXH, đặc biệt là đời sống của người nông dân nông thôn nơi đây. Đặc biệt thực trạng đó đã tạo nên khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điều kiện sống giữa người dân nông thôn với người dân thành phố. Trước tình hình đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nông thôn, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Nghị quyết số 26NQT.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là “Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 582008 chỉ rõ mục tiêu của chính sách “Tam nông” là Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Đời sống dân chủ, an ninh. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491QĐTTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí. Hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn như NQ 26 đã nêu; Khẳng định Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Ngày 462010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800QĐTTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM” giai đoạn 2010 – 2020. Như các phân tích đã cho thấy, các nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm hiện nay chưa đủ phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới vùng DHNTB, trong khi đó tổn thất kinh tế do lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, ô nhiễm và sự hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên đang ngày càng có xu thế nặng nề hơn, trong bối cảnh đó việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học và Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp xã vùng duyên hải Nam Trung bộ” là phù hợp với chương trình do Thủ tướng phê duyệt, là cấp thiết vì nó có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn to lớn cho vùng DHNTB, nhằm tìm ra những giải pháp khoa học, công nghệ khả thi, hạn chế mặt trái của thiếu hạ tầng cơ sở thủy lợi, tăng cường hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng thành công NTM vùng DHNTB. Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt triển khai thực hiện đề tài là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết và có tính thuyết phục cao.

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

-CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI VÀ NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI VÀ NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ PHÙ HỢP VỚI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Cơ quan quản lý : BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Cơ quan thực hiện: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS LÊ SÂM

TP Hồ Chí Minh - 2015

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH

TT Họ và tên,

học hàm học vị

Tổ chức công tác

Nội dung, công việc chính tham gia

T gian làm việc

(tháng)

1 Chủ nhiệm đề tài:

Tất cả các nộidung 30

2 KS.Nguyễn Duy Quang Sở NN-PTNT KhánhHòa Đánh giá HTthủy lợi 8

3 ThS Lê Xuân Bảo Cơ sở 2-Đại học Thủy lợi Quy hoạch hệthống TL 4

4 TS Phạm Quang Khánh Phân Viện QH và TKnông nghiệp Các mô hìnhNông nghiệp 4

5 ThS Nguyễn ĐìnhVượng Viện KHTL miền Nam Các nội dungcủa đề tài 10

6 ThS Trần Minh Tuấn Viện KHTL miền Nam Nội dung cấp

nước sinh hoạt 20

7 KS Lê Chí Trọng Sở NN-PTNT Phú Yên Đánh giá HTthủy lợi 3

8 ThS Mai Chí Sở NN-PTNT BìnhThuận Đánh giá HTthủy lợi 3

9 ThS Huỳnh NgọcTuyên Viện KHTL miền Nam Công trìnhthủy lợi 6

10 ThS Nguyễn Bá Tiến Viện KHTL miền Nam Tài nguyênnước 15

11 ThS Nguyễn Lê Huấn Viện KHTL miền Nam Tài nguyên

nước 15

12 ThS Nguyễn Văn Lân(Thư ký Đề tài) Viện KHTL miền Nam Tất cả các nộidung 30

Trang 4

BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTCSTL Hạ tầng cơ sở thủy lợi

DHNTB Duyên Hải Nam Trung Bộ

TVN-TD Tiểu vùng núi-trung du

CĐCT Chuyển đổi cây trồng

MIKE 11 Tên một phần mềm tính toán thủy lựcMIKE 21 Tên một phần mềm tính toán thủy lực

QHNN Quy hoạch nông nghiệp

QHTS Quy hoạch thủy sản

NLNTA Mô hình Nông lâm nghiệp trú ẩn

TCCNN Tái cơ cấu nông nghiệp

TCCTL Tái cơ cấu thủy lợi

WTO Tổ chức thương mại thế giới

ADB Ngân hàng phát triển châu á

GDP Tổng sản phẩm quốc dân

(Acoustic Doppler Current Profiler)

Trang 5

MỤC LỤC

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2

1.2.1 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ở ngoài nước 2

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước: 2

1.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH 3

1.4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4

1.4.1 Mục tiêu chung: 4

1.4.2 Mục tiêu cụ thể: 4

1.5 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.5.1 Vật liệu nghiên cứu 4

1.5.2 Nội dung nghiên cứu: 4

1.5.3 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: 5

1.6 SẢN PHẨM CHÍNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5

1.6.1 Sản phẩm dạng II 5

1.6.2 Sản phẩm dạng III 5

1.6.3 Cung cấp dữ liệu và hướng dẫn, đào tạo một tiến sĩ 5

1.6.4 Hướng dẫn 2 sinh viên Thụy Điển hoàn thành luận văn về vùng khô hạn: 5

1.6.5 Kinh phí thực hiện đề tài: 5

1.7 BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 6

NỘI DUNG BÁO CÁO SẢN PHẨM 2 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI, NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC 7

2.1.1 Nhu cầu phát triển bền vững nông thôn vùng DHNTB 7

2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng NTM các quốc gia phát triển 8

2.1.3 Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và vật liệu mới 11

2.1.4 Các thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu 15

2.1.5 Vai trò và tác động của HTCSTL, NSH đối với nông thôn DHNTB 16

2.2 GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG HOÀN THIỆN QUY HOẠCH 20

2.2.1 Giải pháp cho tiểu vùng núi - trung du 20

2.2.2 Giải pháp cho tiểu vùng đồng bằng 23

Trang 6

2.2.3 Giải pháp cho tiểu vùng ven biển 24

2.3 GIẢI PHÁP BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC 26

2.3.1 Giải pháp cho tiểu vùng núi-trung du 26

2.3.2 Giải pháp cho tiểu vùng đồng bằng 29

2.3.3 Giải pháp cho tiểu vùng ven biển 30

2.4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ HIỆU QUẢ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 32

2.4.1 Giải pháp chung: Xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ đầu mối đến ô ruộng 32

2.4.2 Giải pháp cho tiểu vùng núi-trung du 33

2.4.3 Giải pháp cho tiểu vùng đồng bằng 40

2.4.4 Giải pháp cho tiểu vùng ven biển 41

2.5 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH, ĐÚC SẴN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (CTTL) NỘI ĐỒNG CẤP XÃ 42

2.5.1 Sự cần thiết phải thiết kế định hình và đúc sẵn các CTTL nội đồng 42

2.5.2 Các loại công trình HTCSTL có thể thiết kế định hình và đúc sẵn 43

2.5.3 Giải pháp thiết kế định hình, đúc sẵn các loại cống lấy nước nội đồng 44

2.5.4 Giải pháp thiết kế định hình, đúc sẵn các loại cầu qua kênh nội đồng 45

2.5.5 Giải pháp thiết kế định hình, đúc sẵn các loại dốc nước và đập dâng trên kênh tưới cho vùng sinh thái núi, trung du 47

2.5.6 Giải pháp thiết kế định hình, đúc sẵn các loại kênh tưới cho cả 3 vùng 48

2.6 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐỒNG CỎ CHĂN NUÔI TIỂU VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN 49

2.6.1 Giải pháp tạo nguồn nước phục vụ phát triển đồng cỏ trên vùng đất cát 49

2.6.2 Giải pháp vận chuyển nước phục vụ phát triển đồng cỏ trên vùng đất cát biển 52 2.6.3 Giải pháp kỹ thuật tưới phun mưa phục vụ phát triển đồng cỏ trên vùng đất cát ven biển 55

2.6.4 Kỹ thuật tưới ngầm trên đất cát ven biển 58

2.7 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI PHÁT TRIỂN CÂY NHO LẤY LÁ XUẤT KHẨU 58

2.7.1 Nghiên cứu động thái ẩm theo các kỹ thuật tưới cho cây nho lấy lá 59

2.7.2 Thí nghiệm nghiên cứu động thái ẩm theo kỹ thuật tưới cho cây nho lấy lá 62

2.7.3 Đề xuất cấu trúc mô hình tưới hợp lý, hiệu quả cho cây nho lấy lá xuất khẩu trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận 64

2.8 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HTCSTL PHỤC VỤ TRỮ NƯỚC CHO TƯỚI VÀ SINH HOẠT VỀ MÙA KHÔ VÙNG VEN BIỂN 65

2.8.1 Giải pháp công trình trữ nước dạng hồ lợi dụng nước ngầm 66

2.8.2 Giải pháp công trình trữ nước dạng hồ vùng không có nước ngầm: 71

2.8.3 Giải pháp công trình trữ nước từ các dòng chảy mặt (trên nền đất) 72

2.8.4 Giải pháp công trình trữ nước từ các dòng ngầm dưới đồi cát 73

2.8.5 Giải pháp công trình trữ nước bằng giếng 75

Trang 7

2.8.6 Giải pháp sử dụng túi chất dẻo trữ nước cho hộ gia đình trên

vùng đất cát ven biển 76

2.8.7 Giải pháp trữ bằng phương pháp bổ cập tiềm lực nước nhân tạo dưới đất 78

2.8.8 Giải pháp trồng rừng quanh đồi cát từ chân đồi lên theo thời gian: 80

2.9 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG CHO XÂY DỰNG HẠ TẦNG THỦY LỢI CẤP XÃ 81

2.9.1 Ứng dụng túi địa kỹ thuật vào làm đường cho vùng nền yếu 81

2.9.2 Ứng dụng túi địa kỹ thuật vào cống qua đường tạm thời 83

2.9.3 9.3 Ứng dụng vật liệu mới (Carboncor Asphalt) xây dựng giao thông 83

2.9.4 Ứng dụng túi địa kỹ thuật làm bờ, đập dâng loại nhỏ phục vụ nội đồng 85

2.9.5 Ứng dụng các loại ống PVC, HDPE thay thế các cống bê tông nội đồng 87

2.9.6 Ứng dụng công nghệ bê tông xanh xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội đồng 88

2.9.7 Ứng dụng các túi ĐKT chứa cát làm các tường chống xói lở cho bờ biển 89

2.9.8 Ứng dụng công nghệ NEOWEB trong xây dựng công trình thủy lợi nội đồng nói chung và cho công trình thủy lợi vùng ven biển nói riêng 90

2.10 GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT NƯỚC CHO HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI CẤP XÃ 91

2.10.1 Ứng dụng vật liệu chống thấm Bentonite 91

2.10.2 Ứng dụng màng địa kỹ thuật chống thấm cho kênh dẫn: 91

2.10.3 Ứng dụng Thảm bêtông mềm chống thấm (concret matts) 92

2.11 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI NHẰM TĂNG CƯỜNG TRỮ NƯỚC CHO VÙNG NÚI, TRUNG DU 93

2.11.1 Giải pháp công trình trữ nước dạng hồ, ao trên dòng suối 93

2.11.2 Giải pháp công trình trữ nước mưa dạng hồ, ao có lợi dụng sườn núi phục vụ sinh hoạt từng hộ hoặc liên hộ: 94

2.11.3 Giải pháp công trình trữ nước dạng hồ ven suối nhỏ 96

2.11.4 Giải pháp công trình chứa, trữ nước lợi dụng nguồn từ thượng lưu 97

2.12 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI, NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ CÔNG TÁC VỆ SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 99

2.12.1 Giải pháp phục vụ thu gom, xử lý chất thải lỏng nông thôn 100

2.12.2 Giải pháp nước sinh hoạt phục vụ vệ sinh và BVMT nông thôn 106

2.12.3 Giải pháp phi công trình phục vụ vệ sinh và bảo vệ môi trường nông thôn 109

2.13 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI PHỤC VỤ HOÀN THIỆN, NÂNG CẤP GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG 112

2.13.1 Giải pháp giải quyết vấn đề GTNĐ bị cắt quãng do thiếu cầu, cống 112

2.13.2 Giải pháp nhằm cứng hóa mặt đường do bị ngập hoặc lầy lội gây nên 113

2.13.3 Đối với hiện trạng đường bờ chưa đủ quy mô (độ lớn) 113

2.13.4 Đối với thực trạng xói lở trong mùa mưa lũ 113

2.14 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI PHỤC VỤ TÔN TẠO CẢNH QUAN, HÌNH THÀNH CÁC KHU GIẢI TRÍ SINH THÁI NÔNG THÔN 114

Trang 8

2.14.1 Giải pháp HTCSTL cấp xã hình thành các hồ trữ nước sinh thái, các đai rừng,

vườn cây trong nông thôn vùng DHNTB 114

2.14.2 Giải pháp HTCSTL cấp xã góp phần kết hợp các cụm công trình xử lý nước thải sinh thái kết nối khu giải trí và tưới nước cho vườn cây của người nông dân vùng DHNTB 116

2.14.3 Giải pháp HTCSTL cấp xã góp phần cải tạo tiểu khí hậu, làm sạch khu vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hóa nông thôn của người nông dân tiểu vùng núi, trung du 117 2.14.4 Giải pháp HTCSTL cấp xã góp phần xây dựng và hoàn thiện các khu vui chơi, sinh hoạt văn hóa và nghỉ dưỡng cho nông thôn tiểu vùng núi, trung du 119

2.14.5 Giải pháp thực hiện các khu vui chơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng cho người nông dân vùng DHNTB 120

2.15 GIẢI PHÁP HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG TIÊU VÙNG VEN BIỂN 121

2.15.1 Giải pháp công trình kênh, cống nội đồng trên toàn khu nuôi 121

2.15.2 Giải pháp về kết cấu công trình trên ô ruộng 123

2.15.3 Đề xuất giải pháp thu gom, chuyển chất thải sang ao xủ lý 125

2.15.4 Giải pháp phi công trình bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm ven biển 127

2.16 GIẢI PHÁP NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 128

2.16.1 Giải pháp chung cho toàn Duyên hải Nam Trung Bộ 128

2.16.2 Đối với khu vực vùng núi-trung du 132

2.16.3 Đối với khu vực vùng đồng bằng 134

2.16.4 Đối với khu vực vùng ven biển 135

2.17 GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH NHẰM KHAI THÁC, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG HTCSTL, NSH CẤP XÃ 136

2.17.1 Giải pháp phi công trình nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững hạ tầng cơ sở thủy lợi cấp xã DHNTB 137

2.17.2 Giải pháp phi công trình nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững hệ thống nước sinh hoạt nông thôn cấp xã DHNTB 141

3 KẾT LUẬN 147

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Ứng dụng vải địa kỹ thuật xây dựng ao tạo nguồn nước 12

Hình 2.2: Thanh cốt polyme sợi thủy tinh và thi công đường ứng dụng cốt polyme .13

Hình 2.3: Sơ đồ hố vẩy cá chôn trữ nước tại chỗ và mô hình canh tác đất dốc 28

Hình 2.4: Sơ đồ đề xuất hệ thống thu gom nước thải khu dân cư nông thôn 30

Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý xây dựng các hồ tạo nguồn nước vùng ven biển 31

Hình 2.6: Sơ đồ mô tả lợi ích của chuyển đổi mặt cắt kênh 38

Hình 2.7: Sơ đồ mô tả lợi ích của chuyển đổi mặt cắtvà ngầm hóa kênh 39

Hình 2.8: Mô tả các hình dạng của đầu cống đúc sẵn (cũng gọi là cửa cống) 44

Trang 9

Hình 2.9: Sơ đồ mô tả thành phần và cấu trúc của cống lấy nước ô ruộng 45

Hình 2.10: Mô tả các thành phần của cầu GTNĐ đúc sẵn, thi công lắp ghép 46

Hình 2.11: Sơ đồ mô tả hai phần được thiết kế định hình đúc sẵn của dốc nước 47

Hình 2.12: Sơ đố các mặt cắt mô tả một đoạn kênh dẫn đúc sẵn hoàn chỉnh 48

Hình 2.13: Kết cấu đập dâng nước bằng rọ đá Gabion và vải địa kỹ thuật 50

Hình 2.14: Hồ nhân tạo trữ nước 51

Hình 2.15: Mô hình một hồ hứng trữ nước mưa trên đồi cát 52

Hình 2.16: Kênh tưới trên đất cát vùng ven biển 53

Hình 2.17: Cứng hóa hệ thống tưới (phân phối nước) nội đồng i 53

Hình 2.18: Hệ thống tưới, vận chuyển, phân phối nước bằng đường ống 54

Hình 2.19: Ứng dụng màng chất dẻo chống thấm cho kênh dẫn trên cát 54

Hình 2.20: Sơ đồ cấu trúc chung mô hình tưới phun mưa 56

Hình 2.21: Các sơ đồ bố trí vòi phun mưa 57

Hình 2.22: Mặt cắt cấu trúc màng chất dẻo, bể trữ nước mưa để tưới ngầm trên cát 58

Hình 2.23: Tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt và phun mưa cho vườn nho 59

Hình 2.24: Thí nghiệm thấm hiện trường và trong phòng thí nghiệm 61

Hình 2.25: Đồ thị biểu diễn độ ẩm của đất theo chiều sâu 62

Hình 2.26: Đồ thị biểu diễn độ ẩm các lớp đất theo thời gian 62

Hình 2.27: Đường quan hệ lực giữa nước trong đất H và ẩm độ w 63

Hình 2.28: Thí nghiệm quan trắc độ ẩm đất bằng cách lắp đặt Tensionmeter 63

Hình 2.29: Thí nghiệm quan trắc diễn biến dòng thấm tại vị trí trồng cây 63

Hình 2.30: Xây dựng hồ chứa, thiết lập hệ thống TTK nước cho cây nho lấy lá 64

Hình 2.31: Đề nghị quy mô mặt bằng bố trí các ao trữ nước trên vùng đất cát 67

Hình 2.32: Cấu trúc của các ao, hồ chứa trữ nước ngầm trên vùng cát ven biển 68

Hình 2.33: Kích thước cụ thể các ao, hồ chứa trữ nước trên vùng cát ven biển 68

Hình 2.34: Các loại cây trồng trên đất cát ven biển phát triển tốt khi có tưới 69

Hình 2.35: Bể trữ nước mưa trên đồi cát ứng dụng tấm bê tông và Gabion 71

Hình 2.36: Bể chứa trữ nước mưa nửa nổi nửa chìm trên sườn đồi cát 72

Hình 2.37: Bố trí đập dâng bằng Gabion dọc theo dòng suối nhằm trữ nước 73

Hình 2.38: Sơ đồ thu nước hình ống 74

Hình 2.39: Sơ đồ hành lang lấy nước bê tông 74

Hình 2.40: Hồ thực nghiệm trữ nước ngầm ven biển 75

Hình 2.41: Kết hợp trữ nước làm công viên giải trí 75

Hình 2.42: Sơ đồ mô tả kết cấu hồ hoặc mương trữ nước ngầm dưới chân đồi cát 75

Hình 2.43: Mô tả bố trí cọc gỗ và khung bể chứa trữ nước bằng màng chất dẻo 77

Hình 2.44: Mặt cắt ngang công trình bổ sung nước dưới đất ở Bình Thuận 79

Hình 2.45: Mặt cắt giếng bổ sung nước trong đới thông khí 80

Hình 2.46: Mô hình canh tác lâm nông nghiệp trú ẩn trên đất cát tại Bình Thuận 80

Hình 2.47: Túi sử dụng 82

Hình 2.48: Cách buộc túi và sắp xếp túi 82

Trang 10

Hình 2.49: Hiện trạng mặt đường 82

Hình 2.50: Xếp túi ĐKT,đầm tạo phẳng nền 82

Hình 2.51: Cắt dọc ngang cống qua đường 83

Hình 2.52: Mặt đường nông thôn ứng dụng Carboncor Asphalt đang thi công 84

Hình 2.53: Úng dụng Carboncor Asphalt làm GTNT tại thôn 84

Hình 2.54: Các kiểu xếp túi ĐKT bảo vệ bờ đường giao thông vùng núi-trung du 86

Hình 2.55: Mặt cắt đập dâng đắp bằng túi địa kỹ thuật có bọc vải chống thấm 86

Hình 2.56: Sơ đồ bố trí cống nội đồng lắp ráp ứng dụng ống nhựa PVC 87

Hình 2.57: Cấu trúc bờ biển và giải pháp bảo vệ bờ biển bằng túi địa kỹ thuật 89

Hình 2.58: Cấu trúc mặt bằng và mặt cắt bảo vệ kênh bằng công nghệ NEOWEB 90

Hình 2.59: Thi công công nghệ NEOWEB bảo vệ kênh dẫn trên vùng đất cát 90

Hình 2.60: Thi công và khi hoàn thành công trình kênh ứng dụng Bentonite 91

Hình 2.61: Giải pháp chống thấm cho đập và hồ 92

Hình 2.62: Mặt bằng và mặt cắt bố trí bể trữ nước mưa hộ gia đình vùng núi, TD 95

Hình 2.63: Mặt bằng và mặt cắt mô tả bố trí và kết cấu hồ chứa nước phục vụ tưới 95

Hình 2.64: Hình ảnh thi công chống thấm cho hồ chứa nước phục vụ tưới vùng núi .96 Hình 2.65: Mặt bằng và cắt mô tả kết cấu, vị trí hồ trữ nước ven suối nhỏ 97

Hình 2.66: Mặt bằng bố trí hồ trữ nước tưới lợi dụng dòng chảy thượng lưu 98

Hình 2.67: Sơ đồ chống thấm cho hồ trữ nước tưới lợi dụng dòng chảy thượng lưu .99 Hình 2.68: Sơ đồ bố trí kênh thu nước mưa, nước thải khu dân cư nông thôn 102

Hình 2.69: Bố trí kênh thu nước thải khu dân cư NT vùng đồng bằng và ven biển 103

Hình 2.70: Sơ đồ đề xuất giải pháp thu gom, xử lý nước thải hộ gia đình nông dân 103

Hình 2.71: Sơ họa bố trí kênh cắt dòng chảy mặt bảo vệ môi trường khu dân cư 105

Hình 2.72: Sơ đồ bố trí các nguồn nước phục vụ vệ sinh BVMT trung tâm xã 107

Hình 2.73: Sử dụng túi địa kỹ thuật làm tường chắn mở rộng đường nội đồng 113

Hình 2.74: Sơ đồ bố trí một hồ sinh thái trong khu dân cư vùng ven biển 115

Hình 2.75: Các băng rừng và khu nghỉ ven hồ là điểm nhấn cho khu giải trí 116

Hình 2.76: Sơ đồ bố trí kênh cấp thoát hiện đại cho khu nuôi khép kín 122

Hình 2.77: Sơ đồ bố trí cấp thoát theo thời gian trên hệ thống kênh vùng nuôi 123

Hình 2.78: Sơ đồ bố trí ao trữ, ao nuôi và ao xử lý chất thải hợp lý 124

Hình 2.79: Sơ đồ bố trí đáy ao nuôi hợp lý (đáy ao hình nón ngược) 125

Hình 2.80: Sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị hút chất thải rắn ra ao xử lý 125

Hình 2.81: Sơ đồ cấu trúc của thiết bị ngầm hút chất thải rắn ra ao xử lý 126

Hình 2.82: Ứng dụng giải pháp xi phông, ống ngầm đưa chất thải ra ngoài 126

Hình 2.83: Sơ đồ minh họa các giải pháp chứa trữ nước mưa 129

Hình 2.84: Các hình thức sử dụng túi chứa nước mưa bằng chất dẻo 130

Hình 2.85: Hình ảnh các hồ chứa nước mưa ứng dụng màng chất dẻo 132

Hình 2.86: Sơ đồ hai dạng lọc nước mưa cho vào bể chứa trữ 132

Hình 2.87: Bơm nước sử dụng thủy năng 133

Hình 2.88: Ứng dụng vải lọc và vải chống thấm tạo hồ nước sinh hoạt ven đồi cát 135

Trang 11

Hình 2.89: Mô tả mặt bằng và mặt cắt kiểu giếng chứa, trữ nước ngầm 2 tầng 136

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các kích thước hiệu chỉnh sơ đồ bố trí vòi phun theo tốc độ gió 57Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật túi địa kỹ thuật 81Bảng 2.3: Đặc điểm màng địa kỹ thuật Geomembrane 92

Trang 12

1 MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) gồm 7 tỉnh và một thành phố là TP

Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, NinhThuận và Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên 40.655,7 km2 (chiếm 12,3% diện tích

cả nước); Dân số 9,89 triệu người (năm 2011) chiếm 10,8% cả nước Đây là vùng địa

lý đặc biệt của cả nước với 264.981 ha cồn cát, bãi cát dọc theo ven biển, 65.000 hađất bạc màu, 36.847 ha núi đá; 1.000.116 ha đất trống đồi trọc; Với địa hình dốc ngắn,

bị chia cắt mạnh làm cho DHNTB trở thành vùng đất đặc thù với thiên tai khắc nghiệtnhất cả nước; Mùa mưa bị bão, lũ uy hiếp, mùa khô hạn hán đe dọa không chỉ mùamàng, gia súc mà con người cũng bị thiếu nước, gây khó khăn cho cuộc sống cũng nhưphát triển KT-XH, đặc biệt là đời sống của người nông dân nông thôn nơi đây Đặcbiệt thực trạng đó đã tạo nên khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điều kiện sốnggiữa người dân nông thôn với người dân thành phố

Trước tình hình đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lược pháttriển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nông thôn,từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn

Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là

“Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 5/8/2008chỉ rõ mục tiêu của chính sách “Tam nông” là Không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của dân cư nông thôn; Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nôngthôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinhthái được bảo vệ; Đời sống dân chủ, an ninh

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộtiêu chí quốc gia về xây dựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí Hướng tớimục tiêu phát triển nông thôn như NQ 26 đã nêu; Khẳng định Bộ tiêu chí là căn cứ đểxây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM

Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg phêduyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM” giai đoạn 2010 – 2020.Như các phân tích đã cho thấy, các nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm hiện naychưa đủ phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế nông thôn và xây dựng nông thônmới vùng DHNTB, trong khi đó tổn thất kinh tế do lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, ônhiễm và sự hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên đang ngày càng có xu thế nặng nề hơn,

trong bối cảnh đó việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học

và Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp xã vùng duyên hải Nam Trung bộ” là

phù hợp với chương trình do Thủ tướng phê duyệt, là cấp thiết vì nó có ý nghĩa khoahọc và giá trị thực tiễn to lớn cho vùng DHNTB, nhằm tìm ra những giải pháp khoahọc, công nghệ khả thi, hạn chế mặt trái của thiếu hạ tầng cơ sở thủy lợi, tăng cườnghiệu quả đầu tư, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng thành công NTMvùng DHNTB Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt triển khai thực hiện đề tài là hoàntoàn đúng đắn, cần thiết và có tính thuyết phục cao

Trang 13

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ở ngoài nước

Do sự tập trung cao vào các đô thị và khu công nghiệp nên hậu quả dẫn đến sựgia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch mức sống giữa cư dân đô thị và nôngthôn là quá lớn, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn đối với các nước nghèo và cácquốc gia đang phát triển Trước tình hình đó, LHQ đã kêu gọi các quốc gia phải nhanhchóng có những giải pháp và hành động cụ thể để cải thiện và nâng cao dần mức sốngcủa người dân các vùng nông thôn vốn chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là các vùng sâu,vùng xa của các lục địa như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ;

Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực nông thôn đối với sự phát triển bềnvững của các đô thị, các nước phát triển đã thực thi hàng loạt giải pháp hữu hiệu nhằmphát triển các vùng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôntrong quá trình công nghiệp hóa, kéo giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.Nhờ tiềm lực kinh tế dồi dào, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến cùng với cơ chếchính sách đúng đắn, nhiều quốc gia đã đạt được những thành tựu to lớn trong côngcuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao toàn diện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là hạtầng về điện, thủy lợi, giao thông, nhà ở ) rất đáng để chúng ta học tập như Hoa KỳNhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc Từ những thành công của các nước trongphát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, chúng ta rút ra một số bài học

bổ ích như sau:

- Lấy Khoa học - Công nghệ làm mũi nhọn đột phá vào các khâu sản xuất nôngnghiệp, coi trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, khai thác, sửdụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước

- Xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn (điện, nước,giao thông, trường học, bệnh viện, chợ búa ) là nền tảng quan trọng trong việc pháttriển kinh tế, nâng cao mức sống khu vực nông thôn

- Xác định nông dân là đối tượng, là chủ thể chính của quá trình phát triển kinh

tế, xã hội ở nông thôn, người nông dân đóng vai trò chủ đạo trong quy hoạch, thiết kếđến thi công vận hành hệ thống hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quảtài nguyên thiên nhiên

- Nhà nước hỗ trợ nông dân những gì thiết yếu như khoa học, công nghệ, tư vấn,vật tư cho các công việc cụ thể

- Vận động tuyên truyền, khơi dậy cho nông dân tính tự giác, tự chủ, lòng thiếttha mong muốn quê hương văn minh, giàu đẹp, cuộc sống thanh bình, an ninh và dânchủ, chính họ tự đứng lên thực hiện các công việc có ích cho chính mình và quê hươngmình, có như vậy mới đảm bảo xây dựng, phát triển NTM thành công

Những kinh nghiệm quý báu này có thể giúp ích nhiều cho công cuộc phát triểnkinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới của Việt Nam Tuy nhiên, do đặc thù vềđịa lý, khí hậu, tập quán canh tác, con người và thực trạng kinh tế, xã hội nên việchọc tập, ứng dụng cần có chọn lựa, cải tiến thích hợp với từng vùng của đất nước

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước:

Cũng như các nước trên thế giới, trong một khoảng thời gian dài vùng nông thônrộng lớn của nước ta với hơn 70% dân số cả nước ít được đầu tư, phát triển Hậu quả là

Trang 14

đời sống của phần lớn nông dân các vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn, từ lươngthực đến thuốc men, từ nhà ở đến trường học, trạm y tế, từ nguồn nước cho tưới tiêu,sinh hoạt đến giao thông đi lại, đã tạo nên khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điềukiện sống giữa người dân nông thôn (đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa) vớingười dân thành phố.

Trước những tồn tại đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lượcphát triển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nôngthôn, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn

Từ nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là

“Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 5/8/2008.đến Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xâydựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí Và ngay sau đó Bộ NN-PTNT đã banhành thông tư Số: 07/2010/TT – BNNPTNT ngày 8/2/2010, trong đó hướng dẫn cụthể quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia vềNTM; Tiếp đó, ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” giai

đoạn 2010 – 2020 Trong đó chỉ rõ mục tiêu của chương trình là “Xây dựng NTM có

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Kết quả là đã có nhiều cơ quan, viện khoa học và các trường đại học đã tham giađóng góp các nghiên cứu phục vụ xây dựng NTM và bước đầu thu được những kết quảkhả quan có thể kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài này

1.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh

hoạt nông thôn cấp xã vùng DHNTB, hướng tiếp cận của đề tài sẽ là:

 Tiếp cận hệ thống từ tổng thể đến chi tiết :

 Cách tiếp cận toàn diện: Xem xét đầy đủ các vấn đề phát triển khi nghiên cứu đề tài,bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan sinh thái vùng nông thôn

 Cách tiếp cận tổng hợp: khi đánh giá các phương án phát triển kinh tế nông thôn sẽtheo tiêu chí lợi ích tổng hợp, hài hoà, yếu tố chủ đạo là hiệu quả cao, ổn định

 Cách tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững: Các kịch bản phát triển kinh tế nôngthôn, xây dựng NTM cấp xã theo vùng sinh thái phải mang tính bền vững

 Tiếp cận, kế thừa các công trình nghiên cứu và thành quả đã có liên quan đến đề tài(đất, nước, môi trường, kỹ thuật, công nghệ), nhất là các nghiên cứu gần đây về vùngDHNTB của các cơ quan như Viện KH Thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợimiền Nam, Phân viện QH và TK Nông nghiệp, Viện Địa lý, Viện QH Thủy sản, ViệnKhoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam vv

Sử dụng các phần mềm có bản quyền, thiết bị và công nghệ hiện đại trong nghiên cứu(các bộ mô hình tính toán có uy tín trên thế giới), các công cụ thông tin địa lý

Trang 15

1.4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Mục tiêu chung:

Đề xuất được các giải pháp khoa học và công nghệ về cơ sở hạ tầng thủy lợi vànước sinh hoạt phục vụ các mô hình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nôngthôn mới cấp xã phù hợp với vùng duyên hải Nam Trung bộ

1.5 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hạ tầng cơ sở thủy

lợi nội đồng cấp xã và Nước sinh hoạt nông thôn trên vùng đất Duyên hải Nam

trung bộ gồm 7 tỉnh và một thành phố: TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tập trung nghiên cứu về hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng cấp xã và hệ thống nướcsinh hoạt nông thôn, thực trạng, tồn tại của đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giảipháp Khoa học và Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi, nước sinh hoạt nhằm khắcphục các tồn tại, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thônmới cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Địa điểm và phạm vi nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu là vùng DHNTB gồm

7 tỉnh và 1 TP như trên đây, tuy nhiên đề tài tập trung điều tra khảo sát thực địa vànghiên cứu cho 3 tỉnh đại diện là Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận (chỉ đạo củahội đồng khoa học Bộ NN-PTNT); Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ khu vực nông thôncủa các tỉnh duyên hải nam trung bộ (DHNTB) trong đó ưu tiên tập trung cho 3 tỉnhđại diện như trên đây; Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hệ thống hạ tầng cơ sở thủylợi nội đồng cấp xã và hệ thống nước sinh hoạt nông thôn

- Thời gian nghiên cứu: Tổng thời gian hoạt động của đề tài là 30 tháng; Từ

tháng 7-2013 đến tháng 12-2015

1.5.2 Nội dung nghiên cứu:

Căn cứ đề cương được phê duyệt đề tài thực hiện các nội dung như sau:

Nội dung 1: Tổng quan về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển

kinh tế nông thôn mới cấp xã vùng DHNTB

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng hạ tầng cơ sở thủy lợi (HTCSTL), nước sinh hoạt

(NSH) cấp xã theo tiêu chí nông thôn mới vùng DHNTB

Trang 16

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp KH & CN về HTCSTL và NSH phục vụ phát triển

kinh tế nông thôn và xây dựng NTM cấp xã phù hợp với vùng DHNTB

Nội dung 4 : Thiết lập 3 hồ sơ kỹ thuật mô hình HTCSTL, NSH quy mô cấp xã cho 3

xã đại diện 3 tiểu vùng sinh thái của DHNTB gồm xã đại diện vùng núi,trung du; xã đại diện vùng đồng bằng; xã đại diện vùng ven biển

1.5.3 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài bao gồm:

 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tổng hợp tài liệu :

 Phương pháp xử lý số liệu

 Phương pháp mô hình mô phỏng (mô hình toán, thống kê, dự báo):

 Phương pháp chuyên gia và hội thảo :

 Phương pháp phân tích, tổng hợp : Để phân tích, đánh giá các phương án

 Phương pháp đánh giá tác động môi trường :

 Phương pháp tương tự :

1.6 SẢN PHẨM CHÍNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.6.1 Sản phẩm dạng II

[1] Báo cáo Tổng kết Khoa học và Kỹ thuật đề tài.

[2] Báo cáo Tổng kết đề tài (bản tóm tắt)

[3] Báo cáo: Đánh giá thực trạng sử dụng, quản lý và khai thác nguồn nước theotiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng DHNTB

[4] Báo cáo: Các giải pháp khoa học và công nghệ về cơ sở hạ tầng thuỷ lợi vànước sinh hoạt phục vụ xây dựng NTM cấp xã phù hợp với vùng DHNTB

Báo cáo Hồ sơ kỹ thuật: Sơ đồ quy hoạch, thiết kế các hệ thống HTCSTL, NSHcấp xã cho 3 mô hình vùng nghiên cứu và được địa phương chấp thuận

[5] + Hồ sơ kỹ thuật cho xã vùng núi gồm : Báo cáo đầu tư, Bản vẽ công trình

và dự toán tổng mức đầu tư hệ thống HTCSTL, NSH cấp xã

[6] + Hồ sơ kỹ thuật cho xã vùng đồng bằng gồm: Báo cáo đầu tư, Bản vẽ côngtrình và dự toán tổng mức đầu tư hệ thống HTCSTL, NSH cấp xã

[7] + Hồ sơ kỹ thuật cho xã vùng ven biển gồm: Báo cáo đầu tư, Bản vẽ côngtrình và dự toán tổng mức đầu tư hệ thống HTCSTL, NSH cấp xã

1.6.2 Sản phẩm dạng III

Đề tài đã hoàn thành công bố 4 bài báo khoa học về những vấn đề khoa học công nghệđược đúc kết từ kết quả nghiên cứu của đề tài

1.6.3 Cung cấp dữ liệu và hướng dẫn, đào tạo một tiến sĩ

1.6.4 Hướng dẫn 2 sinh viên Thụy Điển hoàn thành luận văn về vùng khô hạn: 1.6.5 Kinh phí thực hiện đề tài:

- Tổng kinh phí thực hiện đề tài được duyệt: 3500 triệu đồng

Trang 17

- Trong đó chi

+ Trả công lao động (khoa học, phổ thông): 2507 triệu đồng

+ Nguyên, vật liệu, năng lượng: 50 triệu đồng+ Chi khác: 943 triệu đồng

Đề tài đã thực hiện chi tiêu theo đúng nội dung phê duyệt và quyết toán

1.7 BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học và

Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp xã vùng duyên hải Nam Trung bộ” thuộc

chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2011-2015” mã số 09-NTM do Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt nam chủ trì và Viện

Khoa học Thủy lợi Miền Nam thực hiện, Chủ nhiệm đề tài : GSTS Lê Sâm

Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 7-2013 theo tinh thần “Hợp đồngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” số 09/2013/HĐ-VPCT ký ngày12/7/2013 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ nhiệm CT KHCN phục vụ xây dựngNTM giai đoạn 2011-2015 và Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam

Thời gian thực hiện đề tài : 2,5 năm (30 tháng; Từ tháng 7/2013 đến 12/2015).

Các bước triển khai chính:

- Đề tài đã thực hiện 12 chuyến khảo sát, thu thập dữ liệu thực địa, phỏng vấncộng đồng, chụp ảnh và ghi hình trên toàn vùng DHNTB nói chung, trong đó ưu tiêncho 3 tỉnh đại diện là Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận

- Lập các nhóm chuyên trách về từng loại công trình nhằm đi sâu phân tíchđánh giá những tồn tại về hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng và nước sinh hoạt theo cáctiêu chí phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới vùng DHNTB

- Lập các nhóm chuyên gia theo các nội dung chi tiết đã được phê duyệt nhằmtập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ về hạ tầng cơ sở thủylợi, nước sinh hoạt nông thôn phù hợp, phục vụ tốt nhất quá trình phát triển kinh tế vàxây dựng nông thôn mới của DHNTB

- Lập các nhóm chuyên trách nghiên cứu thiết lập hồ sơ nâng cấp, hoàn thiện hệthống HTCSTL, NSH nông thôn cho 3 xã đại diện các tiểu vùng nghiên cứu là tiểuvùng núi-trung du, tiểu vùng đồng bằng và tiểu vùng ven biển của DHNTB

- Tổ chức 3 cuộc hội thảo với địa phương đại diện cho 3 vùng nghiên cứu nhằmtrình bày kết quả của đề tài, xin ý kiến đóng góp và hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật theođúng yêu cầu xây dựng và phát triển của địa phương; Bảo đảm tính khoa học và khảthi cao cho hồ sơ thiết kế quy hoạch do đề tài thiết lập Sản phẩm đã được địa phươnghoan nghênh và tiếp nhận để triển khai thực hiện khi có kinh phí (Biên bản xác nhận)

Đề tài đã hoàn thành 7 sản phẩm khoa học như hợp đồng đã ký kết; Công bố 4bài báo khoa học trên các tạp chí KHCN Thủy lợi, tạp chí Nông nghiệp và PTNT (BộNN-PTNT), tạp chí Khoa học và Công nghệ của Bộ KH & CN; Cung cấp dữ liệu đểđào tạo 1 tiến sĩ, hướng dẫn hai sinh viên của trường Đại học Hoàng Gia Thụy Điểnhoàn thành luận văn, đã được công nhận tốt nghiệp (chi tiết cụ thể như mục 6 trênđây)

Trang 18

Đề tài đã hoàn thành chuyến tham quan thực tập tại Hàn Quốc và thu đượcnhiều kết quả tốt đẹp cho báo cáo tổng kết và ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam

Trang 19

2 NỘI DUNG BÁO CÁO SẢN PHẨM 2 GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG

CƠ SỞ THỦY LỢI, NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy coi trọng khoa học và côngnghệ trong quá trình phát triển sẽ mang lại hiệu quả lớn cho kinh tế, xã hội và môitrường; Sản phẩm 2 sẽ tập trung đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ liênquan đến hạ tầng cơ sở thủy lợi (HTCSTL) nội đồng và nước sinh hoạt (NSH) nôngthôn nhằm tạo sự phục vụ tốt nhất của hệ thống HTCSTL, NSH nông thôn cho mụctiêu phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM vùng DHNTB; Các giải pháp khoahọc và công nghệ được phân thành các nhóm như sau:

- Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện , nâng cấp hệ thống HTCSTL, NSH nôngthôn (Hoàn thiện quy hoạch, nâng cao chất lượng, tăng tốc độ xây dựng…)

- Nhóm giải pháp HTCSTL, NSH phục vụ các mô hình canh tác hiệu quả, sửdụng hợp lý tài nguyên nước, đất và bảo vệ môi trường nông thôn

- Nhóm giải pháp nhằm quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững hệ thốngHTCSTL, NSH cho vùng DHNTB (Phi công trình)

Sau đây trình bày chi tiết nội dung sản phẩm 2

2.2 CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT

Vùng nông thôn thuộc DHNTB được xác định là vùng có nhiều khó khăn trongsản xuất và phát triển kinh tế, do đó nhiệm vụ đề xuất các giải pháp khoa học và côngnghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi, nước sinh hoạt để phục vụ phát triển kinh tế nông thôn

và xây dựng nông thôn mới (NTM) thành công nơi đây cũng được coi là cần thiết, cấpbách và quan trọng hiện nay; Vậy chúng ta dựa trên những căn cứ, cơ sở nào để Đềxuất các giải pháp phù hợp, phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn vàxây dựng NTM vùng DHNTB? Các chuyên mục tiếp theo sau đây sẽ lần lượt làm rõcâu hỏi này cũng như các giải pháp khoa học công nghệ thuộc chương 3

2.2.1 Nhu cầu phát triển bền vững nông thôn vùng DHNTB

Do tập trung cho phát triển công nghiệp và đô thị, trong một khoảng thời gian dàivùng nông thôn rộng lớn với hơn 70% dân số cả nước ít được đầu tư, phát triển Hậuquả là đời sống của phần lớn nông dân các vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn, từlương thực đến thuốc men, từ nhà ở đến trường học, trạm y tế, từ nguồn nước cho tướitiêu, sinh hoạt đến giao thông đi lại, đã tạo khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điềukiện sống giữa nông thôn (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa) với thành thị

Trước những tồn tại đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lượcphát triển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nôngthôn, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn

Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là

Trang 20

“Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 5/8/2008.Nghị quyết 26 chỉ rõ mục tiêu của chính sách “Tam nông” là Không ngừng nâng caođời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nông dân được đào tạo có trình độsản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị,đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diệntheo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệuquả và khả năng cạnh tranh cao; Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nôngthôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinhthái được bảo vệ; Đời sống dân chủ, an ninh

Tiếp đó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộtiêu chí quốc gia về xây dựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí Hướng tớimục tiêu phát triển nông thôn như NQ 26 đã nêu; Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đãban hành nhiều văn bản làm rõ các nhiệm vụ cụ thể của chương trình và khảng địnhtầm quan trọng của việc tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn và xây dựngNTM cho cả nước nói chung và cho vùng DHNTB nói riêng

Bên cạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, không coinhẹ vấn đề cải thiện và bảo vệ môi trường nông thôn, thông qua xây dựng hệ thốngcông trình hạ tầng kỹ thuật nói chung và công trình HTCSTL nói riêng phải góp phầntôn tạo cảnh quan sinh thái, tiến tới hình thành các khu vui chơi nghỉ dưỡng ngay trêncác vùng nông thôn để nâng cao chất lượng sống cho người nông dân

Không chỉ về nguồn lực vật tư, tài chính mà còn yêu cầu cả những đóng gópquan trọng của khoa học và công nghệ, nhằm hướng tới tăng năng suất, giảm giáthành, giảm lao động trên đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón,thiết bị máy móc cho cơ giới hóa các quá trình canh tác, thu hoạch và chế biến, tất cảnhằm đến mục tiêu nâng cao thu nhập, tạo sản phẩm mang tính hàng hóa cao, có sứccạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu

Tất cả những yêu cầu trên đây chỉ có thể thực hiện hiệu quả trên nền tảng hệthống đồng ruộng được xây dựng hợp lý, một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện,trong đó có hệ thống hạ tầng cơ sở thủy lợi được xây dựng bài bản, kết hợp chặt chẽvới giao thông nội đồng, chủ động cấp thoát nước và vận chuyển thuận lợi trong suốtquá trình canh tác, gieo trồng cũng như thu hoạch sản phẩm Chính vì vậy nhiệm vụ đềxuất các giải pháp khoa học và công nghệ về HTCSTL và NSH phục vụ phát triểnkinh tế nông thôn và xây dựng NTM cho vùng DHNTB nói riêng và cả nước nóichung là một nhu cầu tất yếu của phát triển bền vững và hiệu quả vùng nông thôn

2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng NTM các quốc gia phát triển

Vấn đề chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị diễn ra ở hầu hết cácquốc gia trên thế giới tuy mức độ có khác nhau; Tại các nước phát triển nhờ tiềm lựckinh tế và khoa học công nghệ nên việc xóa bỏ sự khác biệt này diễn ra nhanh chóng

và hiệu quả hơn so với các nước đang phát triển; Có thể nhận thấy những kinh nghiệm

Trang 21

đó tại một số quốc gia gần gũi với chúng ta như sau:

- Tại Hàn Quốc Chính phủ đã chính thức phát động phong trào “Làng mới” vàđược nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạtầng nông thôn cơ bản được hoàn thành: cứng hóa hàng chục ngàn km đường làng,ngõ xóm; Kiên cố hóa hàng ngàn km kênh tưới tiêu, đê, kè, xây dựng hàng chục ngàn

hồ chứa nước, điện khí hoá 98% số hộ nông thôn đi kèm theo là hệ thống cung cấpnước sạch cho người nông dân vùng nông thôn dưới nhiều hình thức với tinh thần nhànước và nhân dân cùng làm nhưng do người dân tự quản lý, khai thác, thu tiền và duy

tu sửa chữa hàng năm Năm 1979, Hàn Quốc có 98% làng tự chủ về kinh tế Có thểthấy bài học quý báu là chính phủ Hàn Quốc đã xác định được hạ tầng cơ sở nông thôn

là nền tảng và KH-CN là then chốt trong phát triển kinh tế nông thôn

- Tại Nhật bản chính phủ đã thực thi nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tạo điềukiện để các vùng nông thôn hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, thiết lập hệ thống giaothông nội đồng kết hợp hài hòa với hệ thống tưới tiêu nước đảm bảo chủ động cấpnước; Đảm bảo cơ giới hoá gần 100% công việc đồng áng; Kết quả là người nông dânNhật đạt hiệu suất lao động rất cao, số lao động dư thừa trong nông nghiệp đượcphong trào “Mỗi làng một sản phẩm” tạo việc làm với mục tiêu phát triển nông thôntương xứng với sự phát triển chung của cả nước, hầu hết người dân vùng nông thônđều được sử dụng nước sạch dưới nhiều hình thức dịch vụ cung cấp nước qua hệ thống

sử lý và đồng hồ đo đếm Qua 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “Mỗi làngmột sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ

- Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Thái Lan đã áp dụng nhiều chính sách nhằm hỗ trợnông dân, nổi bật là chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý hệ thống hạ tầng cơ

sở nông thôn và xác định ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nôngnghiệp kết hợp cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân nông thôn Kết

quả là Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc,

góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo nguồn cho việc xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch nôn thôn

- Hoa Kỳ là nước có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.Cùng với việc cơ giới hóa cao, hạ tầng cơ sở trên đồng ruộng hoàn chỉnh đã góp phầnvào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ Lấy khoa học và công nghệ làm mũi nhọnngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp” Kếtquả là đời sống, thu nhập của nông dân Mỹ ngày một cao Số lao động nông nghiệpgiảm rất mạnh từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thậpniên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi

- Trung Quốc là quốc gia láng giềng mà nông thôn, nông dân có nhiều tươngđồng với nước ta cũng đã xây dựng nhiều chính sách thúc đẩy việc xây dựng nôngthôn mới, nâng cao thu nhập và mức sống của người nông dân bằng các văn kiện về

nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rõ : Xây dựng các hệ thống cung cấp nước cho nông

Trang 22

nghiệp, nước sạch cho đời sống, cung cấp năng lượng sạch và xây dựng đường nông thôn, xây dựng hệ thống hỗ trợ nông thôn như trợ cấp cho sản xuất lương thực, cải tiến sản xuất nông nghiệp, đào tạo nông dân về kiến thức và tay nghề, xây dựng trạm

y tế ở mỗi làng, bảo hiểm nông nghiệp

Từ những thành công của các nước trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựngnông thôn mới, chúng ta rút ra một số bài học sau:

- Thứ nhất, lấy khoa học - công nghệ làm mũi nhọn đột phá vào các khâu sảnxuất nông nghiệp, coi trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sảnxuất, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước

- Thứ hai, xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn (điện,nước, giao thông, trường học, bệnh viện, chợ búa ) là nền tảng quan trọngtrong việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống khu vực nông thôn

- Thứ ba, xác định nông dân là đối tượng, là chủ thể chính của quá trình pháttriển kinh tế, xã hội ở nông thôn, người nông dân đóng vai trò chủ đạo trongquy hoạch, thiết kế đến thi công vận hành hệ thống hạ tầng cơ sở, bảo vệ môitrường và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

- Thứ tư, nhà nước hỗ trợ nông dân những gì thiết yếu như khoa học, công nghệ,

tư vấn, vật tư cho các công việc cụ thể

- Thứ năm, vận động tuyên truyền, khơi dậy cho nông dân tính tự giác, tự chủ,lòng thiết tha mong muốn quê hương văn minh, giàu đẹp, cuộc sống thanhbình, an ninh và dân chủ, chính họ tự đứng lên thực hiện các công việc có íchcho chính mình và quê hương mình, có như vậy mới đảm bảo xây dựng, pháttriển NTM thành công

Những kinh nghiệm quý báu này có thể giúp ích cho công cuộc xây dựng NTMcủa Việt Nam Tuy nhiên, do đặc thù về địa lý, tập quán canh tác, con người nên việchọc tập, ứng dụng cần có chọn lựa, cải tiến thích hợp với từng vùng của đất nước

2.2.3 Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về thiết bị và vật liệu mới

Nhân loại đang thừa hưởng những thành tựu vĩ đại do khoa học và công nghệmang lại, một trong số đó chính là các tiến bộ về vật liệu mới sử dụng trong xây dựng

hạ tầng kỹ thuật nói chung và HTCSTL nói riêng, trong đề tài này giới hạn giới thiệu

về những tiến bộ kỹ thuật về vật liệu và kết cấu phục vụ cho việc xây dựng HTCSTLnội đồng có giá thành thấp, bền vững và thân thiện với môi trường

Không chỉ mang tính kinh tế, kỹ thuật cao mà vật liệu mới còn có tính thân thiệnvới môi trường, một ưu điểm vượt trội của vật liệu mới mà nhân loại đang hướng tới Trong khuôn khổ của đề tài, báo cáo hướng đến các loại vật liệu và vật liệu mớiđược sử dụng trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng cho vùng DHNTB.Như chúng ta đã biết, hệ thống HTCSTL nội đồng nói chung bao gồm những loạicông trình chính như sau:

- Hệ thống kênh dẫn phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước cho vùng canh tác

Trang 23

- Hệ thống cống làm nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát nguồn nước (cấp, thoát) chosản xuất và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ.

- Hệ thống trạm bơm cấp hoặc tiêu thoát nước cho vùng canh tác trong điều kiệnkhông thể lợi dụng tự chảy để cấp thoát nước

- Hệ thống bờ bao, đường giao thông và cầu nội đồng trong vùng sản xuất vànuôi trồng thủy sản mặn, ngọt

Đối với hệ thống kênh dẫn có thể ứng dụng các loại vật liệu bảo vệ bờ, chống sạt

lở, ứng dụng các loại kênh bê tông đúc sẵn và ứng dụng các loại kênh bằng chất dẻochế tạo sẵn theo từng loại quy mô; Sử dụng các loại vật liệu không nung cho bảo vệ bờkênh, hạ lưu cống lấy nước

Đối với hệ thống cống, cầu nội đồng và trạm bơm chúng ta có thể ứng dụng cácloại bê tông chống ăn mòn, bảo vệ bê tông, cốt thép, sử dụng vải địa kỹ thuật chốngxói lở, làm móng nhằm tăng ổn định, giảm chi phí, xây dựng các hồ, ao chứa trữ nước.Đối với hệ thống bờ bao, đường giao thông có thể ứng dụng vật liệu tại chỗ, vậtliệu không nung, bê tông xanh Một số vật liệu có thể ứng dụng như sau

2.2.3.1 Ứng dụng vật liệu trong xây dựng hồ, ao chứa, trữ nước

Để đảm bảo an toàn về môi trường nước, ao chứa trữ nước được cách ly với đấtbằng một lớp vải địa kỹ thuật có tính năng chống thấm nước và độ bền cao kể cả trongnước cũng như trên khô Việc ứng dụng vải địa kỹ thuật là một giải pháp kinh tế vàmang lại hiệu quả cao cho việc bảo vệ môi trường ao chứa trữ nước

Ứng dụng vải địa kỹ thuật cũng giúp cho việc thau rửa ao cũng trở nên dễ dàng

và đơn giản hơn; Thêm vào đó, khi bờ ao được che kín bởi lớp vải địa kỹ thuật thì khảnăng chống xói và sạt lở bờ cũng được tăng cao hơn nhiều;

Hình 3.1: Ứng dụng vải địa kỹ thuật xây dựng ao tạo nguồn nước

Ứng dụng cốt polyme kết hợp sợi thủy tinh thay thế cốt thép trong xây dựng cống

nội đồng cho vùng canh tác có thể bị phèn, mặn xâm lấn; Bảo vệ được cốt thép là điềucực ký quan trong trong viêc bảo vệ công trình nội đồng thuộc về bê tông;

Giải pháp thay thế cốt thép bằng cốt Polyme kết hợp sợi thủy tinh là hướng ứngdụng rất thực tế và đúng đắn cho công trình nội đồng; Cốt Polyme kết hợp sợi thủytinh theo kết quả thử nghiệm của nhà chế tạo thì độ bền có thể gấp 2-3 lần so với thép,

và quan trọng hơn loại cốt này không bị ăn mòn bởi mặn, phèn Cốt sợi thủy tinh

Trang 24

Polyme là loại vật liệu mới có nhiều ưu điểm về cường độ, trọng lượng nhẹ, khả năngchịu ăn mòn tốt, khi được sử dụng thay thế cốt thép có thể tiết kiệm đáng kể chi phíxây dựng.

Hình 3.2: Thanh cốt polyme sợi thủy tinh và thi công đường ứng dụng cốt polyme

Sơn phủ sắt thép chống ăn mòn thép cho việc xây dựng cống nội đồng trong

nước phèn hoặc mặn; Đây không phải là vật liệu đặc biệt và mới mà chỉ là kết cấukhác với sơn phủ thông thường là mức độ bám và độ giãn nở nhiệt phải đảm bảo tươngđương với thép làm cốt của bê tông làm cống lấy nước cho vùng canh tác phèn hoặcvùng nuôi tôm mặn lợ ven biển DHNTB; Hiện có nhiều hãng sản xuất với nhiều tínhnăng vượt trội tùy theo mỗi ứng dụng của công trình nhưng nhìn chung rất phù hợpcho công trình bê tông trong vùng nước phèn, mặn

Ứng dụng chất ức chế ăn mòn cốt thép: Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng

định, việc sử dụng chất ức chế ăn mòn cốt thép Canxi Nitơrit (CN) là một trong số các

biện pháp bảo vệ hỗ trợ hiệu quả cao có thể đảm bảo tuổi thọ thiết kế công trình BTCT

[1,4,6] Tuy nhiên, hiệu quả của chất ăn mòn cốt thép CN phụ thuộc vào độ ổn địnhtheo thời gian của nó trong bê tông

Ứng dụng phụ gia bê tông siêu dẻo thế hệ 2, 3: Vật liệu này có tính chất giúp cho

bê tông tự lèn làm tăng khả năng lấp kín trong khuôn đúc giúp công trình chắc hơncũng sẽ làm tăng tuổi thọ cống và các loại công trình bê tông cho hệ thống hạ tầng kỹthuật thủy lợi nội đồng khác

Công nghệ NEOWEB trong xây dựng công trình thủy lợi như: Gia cố hệ thống

kênh mương cấp thoát nước; Bảo vệ đê, kè sông, mái đập; Thiết kế hồ chứa nước; Bảo

vệ taluy, mái dốc chống sạt lở; Gia cố nền đường Cũng theo tạp chí trên (Tạp chíkhoa học vật liệu xây dựng mới tháng 8/2012) thì loại vật liệu này kết hợp chặt chẽ vớicác loại vải địa kỹ thuật thì sẽ mang lại nhiều lợi ích trong thi công và xây dựng hạtầng kỹ thuật thủy lợi và bảo vệ bờ nói chung

2.2.3.2 Bê tông xanh gia cố mặt bờ, đường nội đồng

Ứng dụng công nghệ bê tông xanh: Các nhà khoa học đã nghiên cứu tạo ra mộtloại bê tông mới thay thế cho bê tông thông thường sử dụng xi măng Portland: Bê tôngpolyme hay gọi là bê tông xanh

Loại bê tông polyme tổng hợp này sử dụng chất kết dính tận dụng từ “tro bay”

Trang 25

(phế thải mịn thu được từ việc đốt cháy than cám ở các nhà máy nhiệt điện, thành phầnchủ yếu là các oxit của silic, nhôm, sắt, can xi, magie và lưu huỳnh Ngoài ra còn cómột lượng than chưa cháy, không vượt quá 6% khối lượng tro bay) – một phụ phẩmcông nghiệp vô cùng dồi dào – làm một chất thay thế cho xi măng Portland Bê tôngpolyme có rất nhiều ưu điểm so với bê tông thông thường.

2.2.3.3 Túi địa kỹ thuật tôn tạo, nâng cấp và bảo trì mặt đường, bờ kênh nội đồng

Tại một số vị trí của tuyến bờ kết hợp đường có độ mềm yếu, sụt lún, khôngthoát nước tốt cần phải sử dụng các túi địa kỹ thuật để cải tạo mặt đường, bờ, phươngpháp và các bước thi công như đã mô tả trong cẩm nang giới thiệu sản phẩm Khi gia

cố bằng túi địa kỹ thuật thì túi sẽ hoạt động như hệ thống thoát nước ngầm dưới mặtđường, tăng độ ổn định cho mặt đường, đảm bảo không gây sụt lún, đọng nước bề mặtđường, bờ

Túi địa kỹ thuật được đặt trong các khuôn đào hạ nền mặt đường cũ nhằm tạonên lớp nền đường bằng túi địa kỹ thuật chứa vật liệu tại chỗ bền vững Để tăng độ ổnđịnh cho mặt đường, sử dụng vật liệu có sẵn như đá dăm, sỏi… để bao phủ bề mặt bờ

có kết hợp làm đường giao thông nội đồng

2.2.3.4 Vật liệu mới (Carboncor Asphalt) xây dựng, tôn tạo, nâng cấp các tuyến bờ kênh kết hợp giao thông nội đồng, đường nông thôn vùng DHNTB

Nhìn chung đây là loại vật liệu có thể dùng để làm mặt đường giao thông nôngthôn nói chung cho cả 3 vùng sinh thái của DHNTB, hoàn toàn có thể xã hội hóa caoquá trình xây dựng, nâng cấp các tuyến bờ kênh kết hợp thành tuyến giao thông nộiđồng cho vùng canh tác

Đây là loại vật liệu kết dính khi có nước (dung môi), trong điều kiện ẩm ướtvẫn thi công được, có thể thi công mặt đường kể cả khi trời mưa nhỏ và có thể thông

xe ngay, vì vậy rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta Ngoài ra các công nghệmới như bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, thiết kế định hình và đúc sẵn các loại cống nộiđồng và thi công theo phương pháp lắp ghép, cho phép chúng ta tăng đáng kể năngsuất và rút ngắn thời gian xây dựng đồng ruộng một cách đáng kể; Như vậy Tiến bộkhoa học công nghệ sẽ là một cơ sở quan trọng để thúc đẩy các giải pháp nâng cấp,hoàn thiện hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng cho DHNTB

2.2.4 Các thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu

Trong thời gian qua, chúng ta đã và đang dần dần cảm nhận rõ hơn sự biến đổiđiều kiện tự nhiên thông qua các diễn biến khôn lường, các trận động đất, hạn hán,mưa bão, sóng thần, mực nước biển dâng cao…đang ngày ngày uy hiếp cuộc sống củacon người Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nôngnghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan

vỡ và bệnh tật gia tăng Đó là chưa kể đến việc diện tích rừng ngập mặn cũng bị tácđộng mạnh, phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển Nguy cơ tuyệtchủng các loài động thực vật gia tăng Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngàycàng dễ xảy ra Nguồn thủy, hải sản bị suy thoái, tiêu hao và phân tán

Trang 26

Về xã hội, trong khi điều kiện vật chất được cải thiện đáng kể, thì bên cạnh đó lạinảy sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm…vàngười nghèo là lực lượng phải gánh chịu hậu quả của sự bùng nổ các bất lợi này Nhìnchung, cuộc sống mới chỉ thực sự được cải thiện ở một bộ phận nhỏ dân cư, và diễn ra

ở một vài nơi nào đó trên thế giới Việt Nam nói chung và duyên hải nam trung bộ nóiriêng cũng không nằm ngoại lệ đó

Việt Nam ta có trên 3000 km bờ biển, được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổnthương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu Điển hình như các huyện ven biển tỉnhNghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động Nhiều xãnằm cách bờ biển từ 5 đến 10 km, nhưng đã và đang bị nước mặn tấn công

Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độtrên trái đất tăng thêm 20C, thì 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tíchđất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽngập chìm trong nước, các vùng ven biển của DHNTB cũng bị tác động không nhỏ.Với địa hình thấp, nằm kề với biển vì thế vùng ven biển, vùng DHNTB đượcđánh giá là một trong những khu vực chịu tác động hết sức nhậy cảm với những biếnđổi khí hậu và nước biển dâng:

+ Mực nước biển dâng đe dọa trực tiếp đến sự xâm nhập ngày càng sâu của nướcmặn, làm cho tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt ( nước mặt, nước ngầm) của cảnước nói chung và duyên hải nam trung bộ nói riêng trở nên trầm trọng hơn

+ Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi hệ sinh thái, phá vỡ cơ sở hạ tầng và đe dọatrực tiếp đến tính mạng con người

Đối phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu để bảo vệ thành quả phát triểnkinh tế xã hội và môi trường là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng không những

ở các cơ quan Trung ương mà còn cả ở các địa phương

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự báo đưa ra 2 mức nước biển dâng 30 cm đếnnăm 2050 và 75 cm đến năm 2100 và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua Đây là

số liệu làm cơ sở cho tính toán trường hợp nước biển dâng vùng ven biển DHNTB

Như vậy có thể nói ngay từ bây giờ, chúng ta đã phải có những giải pháp cụ thể

để sẵn sàng thích ứng với những gì do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra Đây chính là

lý do để chúng ta coi biến đổi khí hậu, nước biển dâng là cơ sở quan trọng và cần thiết

để tiến hành hoàn thiện hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng hướng tới một nền sản xuấtchủ động và hiệu quả cho hiện tại cũng như tương lai

2.2.5 Vai trò và tác động của HTCSTL, NSH đối với nông thôn DHNTB

2.2.5.1 Vai trò của HTCSTL đối với phát triển sản xuất ổn định, hiệu quả

Có thể nói HTCSTL quyết định yếu tố năng suất, sản lượng và chất lượng củasản phẩm nông nghiệp; HTCSTL đảm bảo cho nền sản xuất ổn định vì rằng nó bảođảm nguồn nước cho cây trồng vật nuôi có năng suất cao, không mất mùa, và khả năngcạnh tranh cao (do giá thành hạ khi năng suất cao); Trên các cánh đồng của Israel mùamàng luôn được thu hoạch với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tuyệt hảo vì rằng

Trang 27

trên đó có HTCSTL quá hoàn hảo, tất cả các khâu tưới, làm cỏ, bón phân và thu hoạchđều được cơ giới hóa ở mức cao và hoàn toàn chủ động; Đó là minh chứng sinh độngcho vai trò của HTCSTL đối với nền sản xuất hiệu quả và ổn định.

2.2.5.2 Vai trò của HTCSTL đối với phát triển giao thông nông thôn

Đối với nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn vùng DHNTB nói riêng,con kênh là một công trình gắn kết với đời sống người nông dân từ bao đời nay; Conkênh dẫn nước tưới là vấn đề sống còn của cuộc sống của họ; Khi có điều kiện, hai bên

bờ con kênh được xây dựng, phát triển thành những con đường và do đó ngày naynhững con đường trong nội đồng luôn gắn với các con kênh, trong đó kênh có trước,đường theo sau Có thể nói không ngoa rằng HTCSTL và GTNĐ là hai chân để nôngthôn tiến lên xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp, văn minh và hạnh phúc

2.2.5.3 Vai trò của HTCSTL đối với môi trường và tôn tạo cảnh quan sinh thái:

Nước không chỉ quan trọng đối với đời sống của con người thông qua ăn uốngtrực tiếp và tưới cho cây trồng, mà quan trọng hơn nước còn giúp chúng ta có thể làmcho cuộc sống xanh đẹp hơn, sạch hơn; Nói khác đi nước có thể làm cho môi trườngsống của chúng ta tốt đẹp hơn, đảm bảo các nhu cầu của chúng ta tốt hơn Ngày naycon người đã hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của nước đối với cuộc sống của nhân loạitrong đó có vấn đề nước cho bảo vệ môi trường;

Con người không chỉ cần ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giải trí mà cao hơn,con người cần phải được sống trong một môi trường sống xanh sạch và đẹp hơn; Nóikhác đi con người cũng cần một cảnh quan sinh thái, một môi trường sống hoàn hảohơn, tốt đẹp hơn; Cảnh quan sinh thái là hệ sinh thái rừng cây, hồ nước, chim thú hoạtđộng với khung cảnh tự nhiên, hài hòa; Muốn có không gian đó, yếu tố đầu tiên chính

là các hồ nước sinh thái, hệ thống rừng cây hài hòa, nối liền nhau bằng những conđường, cây cầu, con kênh xanh bên những hàng cây bóng mát, xen lẫn trong đó là cáckhu dân cư được sắp xếp hợp lý hòa lẫn trong không gian yên bình với đầy đủ kết cấu

hạ tầng kỹ thuật bình dị, thuần phong mỹ tục phục vụ cuộc sống của người nông dân;nền tảng của không gian đó chính là hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, trong đó HTCSTLđóng vai trò chủ đạo, trung tâm, vừa tạo không khí trong lành tưới mát vừa làm nhiệm

vụ cấp nước cho cây cối, làm sạch môi trường, cho chăn nuôi thủy sản, cho vui chơi,giải trí và điều hòa không khí cho tiểu vùng;

2.2.5.4 Vai trò của NSH đối với đời sống tinh thần, văn hóa trí thức:

Nước là cuộc sống của chúng ta, nước sinh hoạt mang đến cho chúng ta vật chất,sức khỏe và nhờ đó tinh thần của chúng ta sảng khoái, Hệ thống NSH nông thôn cùngvới HTCSTL chính là những công trình cung cấp nước trong mọi hoạt động cá nhâncũng như cộng đồng, trước hết là để ăn uống, sinh hoạt, sau nữa là phục vụ canh táccây trồng, tôn tạo cảnh quan môi trường, thay đổi tiểu khí hậu, nhằm làm cho cuộcsống của chúng ta tốt đẹp hơn, vui tươi hơn, chất lượng hơn; Vậy nước đã làm tôn vẻđẹp của cuộc sống, tăng thêm vật chất, làm đa dạng đời sống tinh thần, nhận thức chongười nông dân

Trang 28

Nhờ có hệ thống NSH nông thôn, người nông dân giảm bớt những lo toan trongcuộc sống, có điều kiện thời gian tiếp xúc với nhiều thông tin, làm phong phú đời sốngnội tâm cũng như tham gia sinh hoạt cộng đồng; Hệ thồng NSH nông thôn đã mang cảnền tảng của văn hóa và dân trí đến cho chúng ta; Một trong những tổng kết của chaông chúng ta vốn được gói gọn trong ngạn ngữ “Phú quý sinh lễ nghĩa” chỉ khi conngười có cuộc sống no ấm thì họ mới có điều kiện nghĩ đến lễ nghĩa, mới có điều kiện

mở mang trí thức, học hỏi và nâng cao trình độ hiểu biết của chính mình

Nói cách khác nếu HTCSTL là nền tảng tăng năng suất cây trồng, tăng thêm thunhập, bảo đảm một mùa vụ tốt thì hệ thống NSH nông thôn cũng góp phần nâng caođời sống cả vật chất cũng như tinh thần cho người dân nông thôn; Đó chính là vai tròcủa hệ thống NSH nông thôn đối với việc gián tiếp góp phần nâng cao dân trí và vănhóa của người nông dân

Tóm lại HTCSTL, NSH luôn luôn có một vị trí và vai trò mang tính quyết địnhtrong quá trình phát triển kinh tế bền vững và xây dựng NTM thành công cho nôngthôn DHNTB nói riêng và cả nước nói chung; vậy cần thiết phải có những giải phápnhằm góp phần hoàn thiện HTCSTL, NSH và đưa chúng vào phục vụ nhiều hơn nữa,hiệu quả hơn nữa quá trình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng thành công NTMcho cả nước nói chung và DHNTB nói riêng

2.3 GIẢI PHÁP NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HTCSTL, NSH.

Hạ tầng cơ sở thủy lợi (HTCSTL), nước sinh hoạt (NSH) là hệ thống các côngtrình thực hiện việc chủ động vận chuyển, kiểm soát và phân phối tài nguyên nướcphục vụ cho đời sống và các hoạt động kinh tế, xã hội của con người

Tuy nhiên giới hạn nghiên cứu của đề tài là HTCSTL cấp xã, nước sinh hoạtnông thôn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM vùng DHNTB

Hạ tầng cơ sở thủy lợi được đề cập ở đây gói gọn ở cấp xã thuộc vùng nông thôncủa DHNTB Tương tự như vậy đối với nước sinh hoạt nông thôn

Để nâng cấp, hoàn thiện và đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống HTCXSTL nộiđồng, NSH nông thôn, cần phải thực hiện các giải pháp như:

- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống HTCSTL cấp xã, NSH trên toàn vùng DHNTB

- Ứng dụng các loại vật liệu mới trong xây dựng duy tu sửa chữa HTCSTL, NSH,chống thất thoát nguồn nước trên kênh dẫn

- Ứng dụng công nghệ thiết kế định hình, đúc sẵn nâng cao chất lượng công trình

và đẩy nhanh tốc độ xây dựng HTCSTL nội đồng vùng DHNTB

Sau đây trình bày các giải pháp cụ thể của nhóm giải pháp này

2.3.1 Giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng DHNTB

2.3.1.1 Giải pháp cho tiểu vùng núi - trung du

3 Những tồn tại trên HTCSTL vùng núi, trung du

Thiếu đồng bộ trong một HTCSTL trên vùng núi là hình ảnh bình thường; Khuvực từ kênh cấp 2 và vào ô ruộng chủ yếu là chảy tự do Đường giao thông trong nội

Trang 29

đồng bị cắt đứt bởi kênh tưới hoặc kênh tiêu do thiếu cầu hoặc cống.

Hạ tầng cơ sở thủy lợi vùng núi DHNTB rất yếu về công tác quản lý duy tu sửachữa hàng năm tổn thất nước trên các hệ thống tưới là quá lớn do nhiều nguyên nhânnhưng chủ yếu là do thiếu đồng bộ và công tác quản lý yếu Chính việc miễn giảmthủy lợi phí và không coi nước là loại hàng hóa đặc biệt cần phải được mua bán sòngphẳng dẫn đến hậu quả là các HTCSTL đang ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng vàtổn thất nước ngày càng lớn hơn

4 Giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng núi DHNTB

b.1 Bổ sung hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng núi, trung du dựa trên mục tiêu chủ động tạo nguồn, cấp thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống:

Nghiên cứu các báo cáo quy hoạch xây dựng NTM của các xã vùng DHNTB nóichung và các xã vùng núi, trung du nói riêng cho thấy trong các báo cáo này chưa đặtđúng vai trò của HTCSTL trong việc phát triển kinh tế và nâng cao mức sống củangười dân nông thôn, trên cơ sở đó đề tài đề xuất giải pháp bổ sung và hoàn thiện quyhoạch HTCSTL cấp xã hướng tới chủ động cấp thoát nước cho các xã vùng núi, trung

du như sau:

- Xác định rõ bài toán cân bằng nước cho xã trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội, nguồn nước của xã, các nhu cầu nước hiện tại và tương lai trên quan điểmhiệu quả và bền vững

- Xác định các loại công trình cần nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ; Các công trìnhcần xây dựng mới để bổ sung nguồn nước hoặc mở rộng vùng tưới

- Xác định các loại công trình phục vụ xử lý môi trường khu dân cư, làng nghề,chăn nuôi; Các công trình HTCSTL tôn tạo cảnh quan sinh thái, phục vụ khu vui chơigiải trí và nghỉ dưỡng

Nghiên cứu chu đáo hiện trạng HTCSTL cấp xã để tận dụng tối đa nền tảng côngtrình đã có khi quy hoạch mở rộng hoặc xây dựng mới

Nghiên cứu chu đáo các kế hoạch và quy hoạch phát triển tại khu nghiên cứu

Trang 30

nhằm tạo sự phối hợp quy hoạch, xây dựng hợp lý và không mâu thuẫn với các ngànhnghề khác.

b.4 Bổ sung hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng núi, trung du bằng có sự kết hợp chặt chẽ với giao thông nội đồng phục vụ cơ giới hóa canh tác và các hoạt động khác

Nghiên cứu tập quán canh tác và các hoạt động của người dân vùng quy hoạchnhằm hình thành quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi cho người dân trên

cơ sở kết hợp chặt chẽ với HTCSTL vùng

Nghiên cứu các máy móc thiết bị người nông dân thường sử dụng hoặc sẽ sửdụng để quy hoạch, thiết kế quy mô công trình, đường giao thông để phục vụ tối đamục tiêu cơ giới hóa các quá trình canh tác, thu hoạch

Tóm lại giải pháp bổ sung hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng núi, trung

du được mô tả đầy đủ như trên đây tuy nhiên do tính chất của địa hình thủy thế và thựctrạng sản xuất của người nông dân vùng núi, trung du, đề tài nhấn mạnh giải pháp bổsung hoàn chỉnh HTCSTL chủ yếu của vùng núi là nhằm hướng tới chôn trữ nước tạichỗ, chống xói mòn và bạc màu, bảo vệ đất dốc; Khai thác nguồn nước sông suốithông qua công trình đập dâng nhỏ để hướng tới phát triển bền vững, hiệu quả, phảiluôn có hệ thống công trình thu gom xử lý chất thải lỏng cho khu dân cư tập trung

4.1.1.1 Giải pháp cho tiểu vùng đồng bằng

5 Những tồn tại của HTCSTL vùng đồng bằng

Những tồn tại của HTCSTL nội đồng thuộc vùng đồng bằng cũng tương tự nhưđối với vùng núi, trung du như thiếu đồng bộ trên hệ thống (mặc dầu không nặng nhưvới vùng núi, trung du), thất thoát nước nhiều trên hệ thống tưới; Giao thông nội đồngtuy tốt hơn so với vùng núi, trung du song cũng còn nhiều khó khăn cho người dântrong canh tác, thu hoạch và các hoạt động khác; Đặc biệt vùng đồng bằng tồn tại hiệntượng sữ dụng lãng phí nguồn nước trên mặt ruộng

6 Giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng đồng bằng

Các giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng đồng bằngnhìn chung cũng tương tự vùng núi, trung du như đã nêu trên đây, tuy nhiên do đặcđiểm nguồn nước, địa hình và thực trạng sản xuất, đề tài nhấn mạnh thêm một số giảipháp mang đặc trưng riêng của vùng đồng bằng như sau:

- Quy hoạch bổ sung hoàn thiện HTCSTL vùng đồng bằng phục vụ sử dụng tiếtkiệm nước tưới đặc biệt là tưới cho cây lúa, tiến tới giảm mức tiêu thụ nước cho sảnxuất lúa từ 9000-10000 m3/ha/vụ như hiện nay xuống mức 4000-5000 m3/ha/vụ;

- Quy hoạch bổ sung các hình thức tưới tiết kiệm nước cho hoa màu và câytrồng lâu năm nhằm tăng năng suất cây trồng và giảm giá thành sản phẩm

- Bổ sung Quy hoạch HTCSTL nội đồng hướng tới phục vụ nhu cầu chuyển đổi

cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại lợi nhuận cao và ổn định;

- Bổ sung hoàn thiện HTCSTL nội đồng hướng tới phục vụ nhu cầu chuyển đổi

Trang 31

vùng trồng lúa ven các đô thị, khu công nghiệp sang trồng rau hoa quả phục vụ nhucầu người dân.

- Bổ sung hoàn thiện HTCSTL nội đồng hướng tới phục vụ nhu cầu tôn tạocảnh quan sinh thái, hình thành các khu vui chơi giải trí và học tập cho người nôngdân

- Bổ sung hoàn thiện quy hoạch HTCSTL nội đồng hướng tới phục vụ nhu cầuthu gom xử lý nước thải từ khu dân cư, làng nghề, khu chăn nuôi, đảm bảo xử lý môitrường nước thải an toàn hiệu quả cho khu dân cư, làng nghề vùng đồng bằng

6.1.1.1 Giải pháp cho tiểu vùng ven biển

7 Những tồn tại của HTCSTL vùng ven biển

Do HTCSTL là nhỏ cả về quy mô cũng như số lượng so với vùng đồng bằngnên những tồn tại của HTCSTL vùng ven biển cũng đơn giản là ít, khả năng phục vụthấp, nguồn nước không dồi dào và chủ yếu là nước ngầm nông trong các đồi cát,nguồn nước mặt rất hạn chế; Khai thác bằng bơm nên tiêu hao nhiều năng lượng; Tướitrên đất cát bằng rãnh thấm nên mức tiêu hao nước cao làm tăng giá thành sản phẩm,gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh trên thị trường

8 Giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng ven biển

Do đặc thù nguồn nước, cây trồng và chế độ canh tác, đề tài nhấn mạnh thêmmột số giải pháp riêng về bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã cho vùngven biển như sau:

- Bổ sung công trình tạo nguồn, khai thác nguồn nước ngầm từ các đồi cát venbiển để tưới và phục vụ các nhu cầu khác do đây là nguồn nước tương đối sạch, chấtlượng tốt và đặc biệt có khối lượng không nhỏ so với nhu cầu của vùng

- Bổ sung công trình ngăn chặn nguồn nước ngầm từ các đồi cát thoát ra biểnnhư đê ngầm, các hồ chứa trữ nước rỉ từ đồi cát ra biển

- Quy hoạch xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho rau màu và cây ăntrái trên vùng cát ven biển; Đặc biệt quy hoạch vùng phát triển đồng cỏ bằng hệ thốngtưới tiết kiệm nước di động phục vụ phát triển đàn gia súc trên vùng cát ven biển

- Bổ sung quy hoạch HTCSTL phục vụ tưới phát triển rừng chống sa mạc hóa

và cát bay kết hợp hình thành các khu du lịch xanh cho vùng ven biển

- Bổ sung quy hoạch HTCSTL vùng ven biển theo hướng tạo nguồn trữ nướcmưa trên các đồi cát bằng phương pháp tạo hồ, ao chứa có ứng dụng các loại vải chốngthấm nước

- Bổ sung quy hoạch HTCSTL vùng ven biển bằng giải pháp công trình kênhhứng nước rỉ dưới chân đồi cát để tưới cho hoa màu và phục vụ sinh hoạt

Tóm lại trên cả 3 vùng canh tác của DHNTB, đề tài đề xuất bổ sung và hoànthiện quy hoạch HTCSTL, NSH đều hướng tới các mục tiêu tăng cường tạo nguồnnước, chôn trữ nước tại chỗ; Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước; Sẵn sàngphục vụ các kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách linh hoạt;

Trang 32

Góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan sinh thái và ứng phó hiệu quả thiên taiphục vụ nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, linh hoạt, bền vững để góp phần nâng caothu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân vùng DHNTB

8.1.1 Giải pháp thiết kế, đúc sẵn các công trình thuộc HTCSTL nội đồng

8.1.1.1 Sự cần thiết phải thiết kế định hình và đúc sẵn các CTTL nội đồng

Như chúng ta đã biết khối lượng công trình HTCSTL nội đồng là rất lớn, trong

đó các loại công trình quen thuộc như cống lấy nước, cầu máng, đập dâng có số lượng

có khi lên tới hàng vạn đơn vị cho một cánh đồng tưới; Nếu cứ để cho mỗi người dân

tự làm lấy những công trình này thì thời gian xây dựng đồng ruộng phải kéo dài có khitới hàng chục năm, chưa kể đến chất lượng và kỹ thuật công trình thường là khôngđảm bảo yêu cầu; Chỉ có giải pháp thiết kế định hình theo quy chuẩn, chế tạo hàng loạttrong nhà máy để phục vụ người dân là phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễnsản xuất

Vì sao chúng ta cần đúc sẵn, phải đúc sẵn và có thể đúc sẵn các công trình thuộc

hạ tầng cơ sở thủy lợi:

- Các công trình thủy lợi nội đồng có quy mô, kiểu dạng giống nhau là rất lớn(cống lấy nước là một ví dụ);

- Các công trình này có thể đúc thành nhiều bộ phận rời nhau; Khi xây dựng chỉviệc lắp ghép các bộ phận với nhau là hoàn thành (ví dụ như thân cống, đầu cống);

- Nhiều chi tiết công trình HTCSTL nếu xây đơn lẻ sẽ rất khó khăn, tốn thờigian, tuy nhiên khi đúc sẵn sẽ đơn giản hơn nhiều (ví dụ như khe phai của cống tướitiêu nước);

- Khi đúc sẵn hàng loạt trong nhà máy, chất lượng công trình sẽ đảm bảo hơnhẳn khi xây đúc tại chỗ, đồng thời tốc độ xây dựng sẽ được nâng cao hơn nhờ cơ giớihóa và điện khí hóa;

- Nhu cầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng đồng ruộng phục vụ xây dựng cánh đồngmẫu lớn, xây dựng NTM là rất cao

- Khả năng chế tạo khuôn mẫu chính xác của ngành cơ khí là rất cao, có thể chếtạo tất cả các loại khuôn mẫu theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất

Việc thiết kế định hình và đúc sẵn không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ xâydựng đồng ruộng mà còn khắc phục được những nhược điểm về vận chuyển vật liệu,thiết bị trong điều kiện đi lại khó khăn của miền trung

Quá trình xây dựng NTM yêu cầu chúng ta phải xây dựng đồng ruộng có quy môhiện đại, đảm bảo cho các hoạt động của cơ giới thông suốt, chủ động tưới tiêu nướcphục vụ nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân; Công tác thiết kế định hình

và đúc sẵn hàng loạt các loại CTTL nội đồng là một giải pháp tối ưu nhằm đẩy nhanhtốc độ cũng như nâng cao chất lượng xây dựng đồng ruộng, phục vụ người nông dânphát triển kinh tế, xây dựng NTM thành công

Trang 33

8.1.1.2 Các loại cơng trình HTCSTL cĩ thể thiết kế định hình và đúc sẵn

Cĩ thể nĩi tất cả các cơng trình thủy lợi thuộc hạ tầng cơ sở nội đồng đều cĩ thểthiết kế định hình và đúc sẵn; tuy nhiên vấn đề là khối lượng cần của từng loại mới làyếu tố quyết định thiết kế định hình và đúc sẵn; Từ kết quả khảo sát thực tiễn kết hợpyêu cầu sản xuất, đề tài xin đưa ra một số loại cơng trình thủy lợi nội đồng cĩ thể thiết

kế định hình và đúc sẵn như sau:

9 Đúc sẵn các loại cống cấp thốt nước nội đồng

- Đúc sẵn tất cả các loại cống cấp và thốt nước nội đồng cĩ quy mơ thân cống từđường kính 20cm đến 100cm và cống qua đường thay cầu trên kênh tưới tiêu nước nộiđồng mặt cắt vuơng quy mơ 1m x 1m, chiều dài các đoạn thân cống tùy thực tế lựa chonhưng đề tài đề nghị chiều dài các đoạn cống nên trong khoảng 1,0m cho các mặt cắt

từ 60cm trở lên và dài 4,0m cho các thân cống từ 40cm trở xuống

0.5-1.0m

0.2m 0.5-0.7m

Ống PVC Cửa van Clape

m = 0 7-1.0

Sơ đồ mô tả cống tưới tiêu cho ô ruộng nâng cấp

Đầu cống đúc sẵn Bờ khoảnh, ô 0.5-1.0m

0.2m 0.5-0.7m

Ống PVC Cửa van Clape

m = 0 7-1.0

Sơ đồ mô tả cống tưới tiêu cho ô ruộng nâng cấp

Đầu cống đúc sẵn Bờ khoảnh, ô

Hình 3.3: Sơ đồ thành phần và cấu trúc của cống cấp thốt nước nội đồng.Đối với các cống cấp 2, 3, diện tích phụ trách thường từ 30-50 ha, cống khoảnhthường cĩ cấu trúc là cống ngầm bằng ống bê tơng trịn cĩ đường kính từ 60 – 80 cm,chiều dài trung bình cho loại bờ khoảnh là 5-6m

Đối với các ống nhỏ hơn (từ 0,2-0,3m) chuyên đề kiến nghị thay thế cửa vanphẳng bằng cửa van clape, vừa tiện lợi và rẻ tiền, vừa vận hành đơn giản Trong thựctiễn sản xuất cho thấy bà con nơng dân vẫn thường tạo ra các ơ ruộng trong khoảngdiện tích từ 3000 m2 đến 1 ha, cấu trúc như vậy việc chăm sĩc, đi lại trong ơ ruộng tỏ

ra thuận lợi và phù hợp khi chăm sĩc, nếu số diện tích lớn hơn thì cũng chia ra các ơruộng trong khoảng đĩ;

Chính trên cơ sở đĩ đề tài kiến nghị tất cả các cửa lấy nước vào ơ ruộng nên đượcnâng cấp thành cống lấy nước với cửa cống đơn giản là các van clape tự động theomùa, thân cống là ống trịn bằng PVC hoặc HDPE cĩ đường kính bằng 20cm cĩ sẵntrên thị trường;

10 Đúc sẵn các loại kênh dẫn nước

Hiện nay rất nhiều hệ thống tưới đả được bê tơng hĩa và trong số đĩ rất nhiều kênhtưới được thiết kế bằng bê tơng cốt thép với hai loại mặt cắt phổ biến là chữ nhật vàhình thang (đáy nhỏ nằm dưới); Các quy mơ thường được ứng dụng nhiều trong thực

tế là với mặt cắt hình chữ nhật thường cĩ chiều rộng và chiều cao là 0,4m x 0,5m;

Trang 34

0,5m x 0,7m; 0,6m x 0,8m và 0,8m x 1,2m, chiều dày kênh dẫn phổ biến là từ 0,07mđến 0,12m; Đối với các kênh dẫn bằng bê tông như trên đây, việc thiết kế định hình vàđúc sẵn trong nhà máy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân do chất lượngđảm bảo và tốc độ xây dựng các hệ thống tưới sẽ được nâng cao đáng kể.

- Các loại cầu máng chuyển nước: Đây là loại công trình dùng nhiều cho vùngnúi và trung du DHNTB, về cấu trúc chúng giống với kênh bê tông, tuy nhiên kết cấuthường phải nhẹ hơn và có thêm phần chịu lục uốn như một dầm cầu để kênh vừachuyển nước vừa chịu lực, kích thước mặt cắt thường nhỏ chỉ từ khoảng 0,3-0,5mchiều rộng, chiều cao dao động trong khoảng 0,4-0,6m, mỗi đoạn thường dài từ 3-4m

để chuyển nước qua các khe suối hoặc các kênh tiêu nước

1

25 o 8 a=20cm

2

a=18cm

a=20cm

25 o 8 1

a=18cm

6 o 8 2

6 o 8 a=18cm

a=20cm

25 o 8 1

12 60 12

94

6 o 8

Hình 3.4: Sơ đố các mặt cắt mô tả một đoạn kênh dẫn đúc sẵn hoàn chỉnh

11 Đúc sẵn các loại cầu qua kênh tưới tiêu nước

Đây cũng là loại công trình có nhiều trên các vùng canh tác nông nghiệp có hệthống tưới tiêu nước hoàn chỉnh, hầu hết các loại cầu này thường có chiều dài từ 3-5m,chiều rộng yêu cầu từ 2,0m đến 3,0m; cũng có những khu vực có yêu cầu về chiều dàilớn hơn từ 3-8m; Nhìn chung tải trọng yêu cầu là các loại xe tải nhẹ trở xuống và hầuhết là khoảng dưới 1,5 tấn; Việc thiết kế định hình và đúc sẵn các chi tiết để lắp rápcác cây cầu này là một yêu cầu lớn và có ý nghĩa quan trọng trong chương trình xâydựng nông thôn mới của DHNTB nói riêng và cả nước nói chung

Đây là những cầu giao thông bắc qua các kênh cấp 3 hoặc cấp 2 và thường cókhẩu độ từ 3-8m; Để đảm bảo việc chế tạo đúc sẵn thuận lợi, đề tài kiến nghị xây dựngmột khẩu độ chung cho nội đồng là 5m; Các thành phần của cầu đều được đúc sẵn vàthi công lắp ghép tại hiện trường bao gồm :

- Cọc cừ làm mố cầu theo quy chuẩn cùng các tấm bê tông chắn đất

- Dầm cầu hình chữ T theo quy chẩn dài 6,0m

- Vật liệu cho việc đổ bê tông dầm mũ cầu và hoàn thiện mặt cầu, các thànhphần chính của cầu như mô tả trong hình dưới đây:

Toàn bộ các thành phần của cầu đều được sản xuất trong nhà máy, vận chuyểnđến vị trí xây dựng và thi công lắp ghép; Vấn đề chuẩn hóa một mẫu cầu bê tông cho

Trang 35

các kênh cĩ bề mặt rộng từ 3,0m- 8,0m thành các cầu cĩ chung chiều rộng là 5,0m sẽlàm đơn giản việc xây dựng các cầu giao thơng nội đồng, nếu kênh chỉ rộng 3,0m thì

mố cầu nằm trên khơ hồn tồn, nếu kênh rộng 4,0 – 6,0m thì mố cầu sẽ nằm trên máikênh, nếu kênh rộng 7-8m thì mỗi bên kênh sẽ cĩ phần nối tiếp cầu dài khoảng 1 –1,5m, là phần co hẹp mặt cắt kênh nhưng khơng ảnh hưởng nhiều đến dịng chảy

Bmk = 3-8m

Dầm cầu chữ T = 5,0m

Mũ mố cầu

Cọc bê tông Mặt cắt kênh

A A

Tấm bê tông

Mũ mố cầu

Cọc bê tông Mặt cắt kênh

A A

Tấm bê tông

Hình 3.5: Mơ tả các thành phần của cầu GTNĐ đúc sẵn, thi cơng lắp ghép

12 Thiết kế định hình, đúc sẵn các loại dốc nước và đập dâng trên kênh

Dốc nước và đập dâng là những cơng trình khá phổ biến trên hệ thống tưới củatiểu vùng núi, trung du vùng DHNTB, do địa hình biến đổi phức tạp nên hầu hết các

hệ thống tưới phải đi qua nhiều thang bậc địa hình vì vậy luơn xuất hiện các dốc nước

để chuyển cao độ cho kênh tưới;

Tuy kết cấu đơn giản nhưng hình dạng phức tạp nên trong thi cơng loại cơngtrình này thường khơng đảm bảo kỹ thuật cho dịng chảy thuận lợi và là nguyên nhâncủa việc xĩi lở, gây đứt gẫy các kênh tưới; Việc thiết kế định hình và đúc sẵn loại cơngtrình này vừa cĩ ý nghĩa thực tiễn vừa mang tính kinh tế, kỹ thuật cao, cần thiết đượcnghiên cứu và ứng dụng Các thành phần chính của đập dâng kết hợp dốc nước nhưtrên hình vẽ sau đây; Chiều cao của dốc nước bao nhiêu thì chỉ việc điều chỉnh đoạnkênh phẳng nối giữa hai bộ phận tên và dưới với nhau:

Trong trường hợp này nhằm tạo điều kiện thi cơng dễ dàng, chỉ đúc sẵn phần đáykênh theo hình dạng như trên, phần chiều cao của kênh phụ thuộc vào địa hình tùy ýchọn các loại tấm đan cĩ chiều cao phù hợp để lắp ghép thành bờ kênh sẽ đơn giảnhơn Kết quả khảo sát thực tế cho thấy nếu xây dựng tại chỗ thì dốc nước này cần thờigian 5-6 ngày, nếu thực hiện theo giải pháp lắp ghép như chuyên đề đề xuất thời gianhồn thành chỉ cần một ngày là hồn thiện tồn bộ dốc nước và một ngày sau đĩ cĩ thể

sử dụng cho chuyển nước, hiệu quả này khơng chỉ mang lại tính kinh tế kỹ thuật màcịn cĩ ý nghĩa lớn trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM cho tồn khu vực

Trang 36

Đối với các dốc nước cĩ chiều cao lớn thì giá trị thi cơng theo phương pháp lắpghép càng tăng cao rất nhiều so với cơng nghệ xây đúc tại chỗ do phải ổn định phần bêtơng trên dốc nước rất tốn cơng sức và thời gian

Phần trên dốc kết hợp dâng nước

Phần dưới dốc kết hợp tiêu năng

Phần nối phẳng tùy thuộc chiều cao dốc nước Phần trên dốc kết hợp dâng nước

Phần dưới dốc kết hợp tiêu năng

Phần nối phẳng tùy thuộc chiều cao dốc nước

Hình 3.6: Sơ đồ mơ tả hai phần được thiết kế định hình đúc sẵn của dốc nướcTĩm lại thiết kế định hình và đúc sẵn các cơng trình xây dựng cĩ số lượng lớn là

xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam ta cũng cần phải hịa nhập vào xu thế này; Nĩđặc biệt phù hợp cho các cơng trình thuộc hệ thống HTCSTL nội đồng vì cơng trìnhnhỏ, cĩ số lượng rất lớn (do nhu cầu hồn thiện hạ tầng kỹ thuật nội đồng phục vụcánh đồng mẫu lớn) và yêu cầu chất lượng cao, Hơn thế nữa sản phẩm đúc sẵn hàngloạt sẽ cĩ chất lượng tốt hơn các sản phẩm xây đúc riêng lẻ ; Đề tài cho rằng cần thiếtphải hình thành ngay một số xí nghiệp bê tơng cho nhiệm vụ này nhằm phục vụ đắclực nhiệm vụ kiến thiết đồng ruộng, gĩp phần phát triển bền vững kinh tế nơng thơn vàxây dựng NTM thành cơng vùng DHNTB;

12.1.1 Ứng dụng vật liệu mới nâng cấp, hồn thiện HTCSTL cấp xã

Nhìn chung vật liệu mới (VLM), vật liệu khơng nung (VLKN) cĩ nhiều ứngdụng trong xây dựng, đặc biệt là xây dựng dân dụng như nhà cửa và các loại cơngtrình hạ tầng kỹ thuật thuộc về kiến trúc, giao thơng… Trong báo cáo này trình bày cácứng dụng của VLM, VLKN vào xây dựng HTCSTL và giao thơng nội đồng cho nơngthơn vùng DHNTB Hầu hết các loại vật liệu mới, VLKN giới thiệu dưới đây đều cĩthể ứng dụng cho cả 3 vùng sinh thái DHNTB, tuy nhiên mỗi vùng sinh thái do đặc thùriêng nên mục tiêu nhiệm vụ ứng dụng sẽ cĩ những khác nhau phù hợp với mỗi vùngmiền Các giải pháp ứng dụng sau đây là sự tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiêncứu của các đề tài khoa học đã được nghiệm thu và cơng bố

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết cĩ thể ứng dụng nhiều dạng vậtliệu mới, VLKN vào xây dựng HTCSTL nội đồng như sau:

12.1.1.1 Ứng dụng túi địa kỹ thuật vào làm đường cho vùng nền yếu

Hiện nay, các tuyến đường giao thơng từ thơn xã ra các khu sản xuất và cácđường nội đồng đều đang được bê tơng hĩa Nhưng với nền đường mềm yếu, thườngxuyên ngập nước sẽ dẫn đến chất lượng và độ bền bê tơng mặt đường giảm nhanh Đặcbiệt vào mùa mưa, trên tuyến đường ở nhiều địa phương, các phương tiện đi lại nhiềugây gãy nứt hư hỏng nặng Viện KHTLVN đã giới thiệu cơng nghệ túi địa kỹ thuật

Trang 37

nhằm khắc phục những hạn chế của nền mềm yếu phục vụ giải pháp bê tông hóađường nông thôn.

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật túi địa kỹ thuật

Nhằm khuyến khích nhân dân có thể xây dựng và duy trì các cơ sở hạ tầng giaothông nông thôn, một phương pháp đơn giản sẽ được giới thiệu là sử dụng túi địa kỹthuật để sửa chữa nâng cấp đường giao thông nông thôn

Vật liệu túi địa kỹ thuật được sử dụng từ các nguồn vật liệu sẵn có trong các hoạtđộng sản xuất của nông dân (có thể sử dụng các túi đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi

có trọng lượng 50kg) Trước đó, cần kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật như trong bảng 3.2dưới đây

Ngoài ra có thể tận dụng tất cả các loại bao, túi chất dẻo đã qua sử dụng nhưngđảm bảo các chỉ tiêu như trong bảng trên đây

Hình 3.7: Túi sử dụng Hình 3.8: Cách buộc túi và sắp xếp túikhi thi công

Tiến hành đào khuôn nền đường với chiều sâu trung bình từ 20cm đến 30cm.Vật liệu cho vào túi thì tốt nhất là đá, cát, sỏi nhưng cũng có thể sử dụng các loạivật liệu địa phương nhằm giảm chi phí vận chuyển và tiện lợi trong thi công

Như vậy, những lợi thế của việc sử dụng túi địa kỹ thuật như sau:

- Tận dụng được tối đa các loại túi trong sản xuất nông nghiệp

- Không yêu cầu các thiết bị thi công đặc biệt

- Sử dụng được bất kỳ vật liệu đất hoặc đá để gia cố

Các hệ thống đường từ xã xuống thôn và đường ra các khu sản xuất hiện nay có

bề mặt là đường đất có thể ứng dụng túi địa kỹ thuật làm mặt đường

Trang 38

Hình 3.9: Hiện trạng mặt đường Hình 3.10: Xếp túi ĐKT,đầm tạo phẳng nền

Đổ các vật liệu vào túi địa kỹ thuật có kích thước (60x45)cm, mỗi túi trung bìnhkhoảng 0,016m3 Xếp các túi địa kỹ thuật vào khuôn đường đã đào Sử dụng hai lớp túitrải xếp lớp chồng lên nhau, chiều dày trung bình của túi là 0,1m (sau khi dàn và đầmphẳng), có thể xếp 3 lớp túi tại các vị trí vệt bánh xe nhằm tăng ổn định

Rải đất và đá dăm trên mặt nền đã xếp túi địa kỹ thuật sau đó đầm tạo phẳng vớichiều dày hoàn thiện 10cm Mặt đường có độ dốc để thoát nước sang hai bên khoảng

từ 3 - 5% Tuy nhiên khả năng đọng nước là ít do kết cấu có tính thoát nước cao;

12.1.1.2 Ứng dụng túi địa kỹ thuật vào cống qua đường tạm thời

Có thể sử dụng túi địa kỹ thuật để ứng dụng làm các hệ thống cống qua đườngtrên dọc tuyến đường trong các khu sản xuất nông nghiệp có các hệ thống kênh dẫnnước tưới, tiêu cắt ngang

Hình 3.11: Cắt dọc ngang cống qua đường

Năm lớp túi địa kỹ thuật trong chứa đá xếp hai bên tạo thành trụ và tường bêncủa cống (hình 15) Sử dụng gỗ (Bạch đàn, tre ) có đường kính 10 cm xếp hai lớp tạotrần cống và trên xếp 1 lớp túi địa kỹ thuật và rải sỏi trên mặt tạo mặt đường Với dạngthiết kế như vậy cống chịu một tải trọng phân phối của xe tải 2,5 tấn Trong quá trình

sử dụng tre hoặc gỗ có thể mục nát vẫn có thể tiến hành bảo trì thay thế hệ thống nàyđơn giản

12.1.1.3 Ứng dụng vật liệu mới (Carboncor Asphalt) xây dựng giao thông nông thôn

Là loại vật liệu mới không nung được Công ty TNHH Nam Đức Việt tổ chức

Trang 39

giới thiệu thi công thử nghiệm tuyến đường giao thông nông thôn sử dụng vật liệu mớiCarboncor Asphalt tại Quảng Trị.

Vật liệu Carboncor Asphalt đã được sử dụng để rải thảm một số tuyến đường nộithị trên địa bàn tỉnh miền núi Sau 14 ngày kể từ ngày khởi công, công trình đã hoànthành đưa vào sử dụng, đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân trên địa bàn

Công ty TNHH Nam Đức Việt – Nhà phân phối chính Carboncor Asphalt tạiQuảng Trị giới thiệu về công nghệ mới này Vật liệu Carboncor Asphalt được Bộ Giaothông Vận tải kiểm định và cho phép áp dụng trong thi công các tuyến đường giaothông trên phạm vi toàn quốc Ưu điểm của vật liệu công nghệ mới này là: Vật liệuCarboncor Asphalt có thể rải trực tiếp trên nền đường có độ nén đạt chuẩn

Hình 3.12: Mặt đường nông thôn ứng dụng Carboncor Asphalt đang thi côngĐây là loại vật liệu kết dính khi có nước (dung môi), trong điều kiện ẩm ướtvẫn thi công được, có thể thi công mặt đường kể cả khi trời mưa nhỏ và có thể thông

xe ngay, vì vậy rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta Về tác động môi trường:

là loại vật liệu ít độc hại, thi công không cần gia nhiệt, không khói, bụi, thân thiện vớimôi trường Về khả năng xã hội hoá của công nghệ cao do chỉ sử dụng các loại máymóc, nhân công địa phương như máy phay nông nghiệp, máy trộn bê tông, các loạidụng cụ lao động phổ thông như cuốc, xẻng, cào, thước gỗ để cán mặt đường trước khiđầm chặt, vì vậy, nếu được hướng dẫn người dân có thể tự tổ chức thi công

So với thực hiện bằng vật liệu bêtông ximăng thì làm bằng vật liệu mới này cógiá thành giảm khoảng 15 - 20%, thi công đơn giản có thể giao cho người dân tự thựchiện, đảm bảo cảnh quan môi trường và đạt cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới Sau

5 ngày thi công, công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng được nhu cầu đilại của người dân trên địa bàn

Như vậy có thể nói vật liệu không nung, vật liệu tại chỗ kết hợp khéo léo với vậtliệu mới sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều giải pháp hiệu quả cả về kinh tế cũng như thờigian và tính đại chúng trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụxây dựng NTM nói chung và HTCSTL nội đồng nói riêng; Việc ừng dụng này là tiệnlợi, rộng rãi và mang tính xã hội hóa xây dựng nông thôn cao nên cần được ứng dụngnhanh vào công cuộc phát triển nông thôn hiện nay

Trang 40

12.1.1.4 Ứng dụng túi địa kỹ thuật làm bờ, đập dâng loại nhỏ phục vụ nội đồng

13 Xây dựng các bờ ruộng, ao, hồ bằng túi vải ĐKT

Về nguyên lý và cách đóng vật liệu vào túi như đã giới thiệu trên đây, chỉ khác

về phương pháp sắp xếp, tùy theo yêu cầu của bờ ruộng, bờ hồ, ao mà xếp 1, 2 hay 3hàng bao với nhau Số lớp bao thì tùy thuộc vào chiều cao của bờ, thường có các kích

cỡ từ 2-5 lớp cho các loại bờ; Để đảm bảo cho các bờ này có độ kín và chắc thì kinhnghiệm nên sử dụng đất sét hoặc đất thịt cho vào túi và thể tích cho vật liệu chỉ nênchiếm 2/3 thể tích túi nhằm làm cho túi vật liệu đễ biến dạng khít vào nhau trong quátrình đắp; Với các loại túi chất lượng những công trình này có thể hoạt động tốt trongvòng 2-4 năm trong điều kiện bình thường, trên mặt bờ, tốt nhất là rải một lớp sỏi hạtnhỏ để chống nắng và va chạm do đi lại, vận chuyển trong quá trình canh tác

14 Bảo vệ các bờ đường giao thông nông thôn trong mùa mưa

Đặc điểm nổi bật của vùng núi-trung du là hầu hết các con đường nông thônđều có một bên là núi và một bên là triền dốc, vì vậy các con đường liên thôn nàythường xuyên bị sạt lở phía dốc sau mỗi trận mưa; Ứng dụng các túi ĐKT để bảo vệmái các con đường này là một ứng dụng thiết thực và hiệu quả; Bằng việc xếp các túiĐKT có chứa đất lên thành các bức tường bên mái nghiêng của đường sẽ hạn chế tốtviệc xói lở các con đường này

Gia cố bảo vệ Đường giao thông nông thôn vùng núi-trung du

Mái dốc đường

Rãnh thoát nước Mặt đường

Mặt đường

Hình 3.13: Các kiểu xếp túi ĐKT bảo vệ bờ đường giao thông vùng núi-trung du

Có nhiều phương pháp xếp túi ĐKT như xếp chồng lên nhau tạo thành bức tường

có vách thẳng đứng hoặc xếp các túi dựa vào mái dốc của đường tạo thành lớp chechắn dòng nước tác động vào bờ đất, hoặc hình thang cân như bức tường chắn đất

Để bảo vệ các túi ĐKT được lâu bền, kinh nghiệm của một số công trình chothấy có thể tạo một lớp vữa xi măng mỏng bảo vệ túi ĐKT khỏi ánh nắng và va chạm,lớp vữa này không chịu lực mà chỉ bám vào lớp vải của túi để che chắn nắng và các vachạm nhỏ trong quá trình sử dụng

15 Tạo các đập dâng cấp nước tưới trên các sông suối nhỏ vùng núi, trung du

Với hệ thống khe suối sẵn có Sử dụng các túi ĐKT để tạo các đập dâng nhỏdâng và trữ nước tưới cho vùng núi-trung du là một ứng dụng mang lại hiệu quả caotrong xây dựng HTCSTL cho vùng núi, do chỉ là các đập dâng tạm nên việc kín nướccủa đập không phải là vấn đề quan trọng, và do đó ứng dụng các túi ĐKT để hìnhthành các đập dâng là vô cùng đơn giản dễ làm đối với bất cứ gia đình hay một nhóm

Ngày đăng: 28/07/2016, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sơ khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và miền trung”. Viện KHTLMN 2006 - 2008. CN: GS.TS Lê Sâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu cơ sơ khoa học xây dựng hệ thống hồsinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và miềntrung”
[2]. Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho vùng hạn hán, sa mạc hoá các tỉnh nam trung bộ”, 2008-2009; Viện KHTLMN; CN:GSTS. Lê Sâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho vùng hạnhán, sa mạc hoá các tỉnh nam trung bộ”
[3]. Đề tài cấp Nhà nước KC08.23 : “Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên cứu điển hình cho vùng đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ”; Viện Địa lý; CN: TS. Nguyễn Lập Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán vàsa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược vàtổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên cứu điển hình cho vùng đồng bằng sôngHồng và Nam Trung Bộ”
[4]. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái Duyên hải MT”; Viện KHTLMN. CN: ThS. Nguyễn Văn Lân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phụcvụ phát triển sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinhthái Duyên hải MT
[5]. Đề tài cấp nhà nước ”Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai, hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”; 1999-2001; Trường ĐHTL; CN: GS.TS Đào Xuân Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai, hạn hán ởcác tỉnh duyên hải miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”
[6]. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tổn thất nước trên hệ thống kênh tưới thuộc các hệ thống hồ chứa và bơm tưới vùng Duyên hải miền Trung ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tổn thất nước trên hệ thốngkênh tưới thuộc các hệ thống hồ chứa và bơm tưới vùng Duyên hải miền Trung
[7]. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”; 2003-2005; Trường ĐHTL;CN: PGS.TS Nguyễn Quang Kim Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung bộ và Tâynguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”
[8]. Đề tài cấp nhà nước “Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa ở Quảng Ngãi-Bình Định”; Viện Khí tượng Thủy văn; CN:GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn quátrình hoang mạc hóa ở Quảng Ngãi-Bình Định”
[9]. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng chống hạn hán, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung” ; 2007-2009 Viện Khoa học Thủy lợi; CN: TS Lê Trung Tuân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng chốnghạn hán, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung”
[11]. Lê Văn Khoa, đề tài cấp nhà nước: “Những vấn đề về môi trường nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng và dự báo xu thế diễn biến” Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về môi trường nông thôn ViệtNam theo các vùng sinh thái đặc trưng và dự báo xu thế diễn biến
[10]. Hà Lương Thuần-2005, Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH; KC.07-28 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w